Lưu trữ cho từ khóa: cơn chuyển dạ

Đề phòng sinh non, sảy thai do u xơ tử cung

Mặc dù đa số u xơ tử cung (UXTC) là u lành tính nhưng người bệnh cần hết sức đề phòng vì có thể bị sinh non, sảy thai, suy thai… nếu không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Nhiều chuyên gia cho rằng UXTC có thể gây hiếm muộn do làm thay đổi lớp nội mạc tử cung, không thuận lợi cho sự làm tổ của trứng đã được thụ tinh, gây chèn ép, làm gập vòi tử cung hoặc làm bít lỗ cổ tử cung. Với những người đã mang thai, UXTC có thể làm sảy thai liên tiếp do kích thích nội mạc tử cung, ngoài ra còn có thể gây sinh non, dễ làm cho ngôi thai và nhau thai bất thường (nhau tiền đạo), gây kéo dài cơn chuyển dạ hoặc làm cho sản phụ phải mổ lấy thai. Khi sổ nhau, sản phụ có UXTC dễ băng huyết do sót nhau hoặc tử cung co hồi kém. 

(Ảnh do Nga Phụ Khang cung cấp)

Đặc biệt, UXTC còn có khả năng gây tử vong cho thai nhi (thai chết lưu). Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và kết luận: tỷ lệ thai nhi tử vong ở những phụ nữ mắc UXTC cao hơn nhiều lần so với những phụ nữ bình thường. Vì vậy, những thai phụ có UXTC cần được theo dõi chặt chẽ trong thai kỳ, phòng ngừa sảy thai, sinh non, tử vong thai nhi bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc chống co bóp tử cung (nếu cần) theo chỉ định của bác sĩ. Trước những nguy cơ của UXTC, đặc biệt trong thai kỳ, bệnh nhân nên có biện pháp điều trị hợp lý, triệt để UXTC trước khi mang thai hoặc có dự định mang thai.

Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân có xu hướng lựa chọn sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, an toàn và đã được khẳng định qua nhiều hội thảo khoa học uy tín, trong đó nổi bật là thực phẩm chức năng Nga Phụ Khang. Nga Phụ Khang với thành phần chính là cây trinh nữ hoàng cung giúp giảm kích thước và ức chế sự phát triển của khối u, kết hợp với một số dược liệu quý khác như: hoàng kỳ, hoàng cầm, khương hoàng… có tác dụng thu nhỏ kích thước khối u, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng, ngăn chặn biến chứng của UXTC, tạo cơ hội cho chị em thực hiện thiên chức làm mẹ của mình.

Do những ảnh hưởng của khối u đến thai nhi nên bệnh nhân cần có biện pháp điều trị hợp lý, triệt để UXTC trước khi dự định mang thai bằng việc sử dụng Nga Phụ Khang hàng ngày, kết hợp với các phương pháp khác theo chỉ định của bác sĩ; nếu phát hiện UXTC khi đã mang thai thì cần được bác sĩ theo dõi thai kỳ chặt chẽ.

Nga Phụ Khang dẫn đầu dòng sản phẩm thiên nhiên

Nga Phụ Khang có thành phần chính là Trinh nữ hoàng cung phối hợp với các dược liệu quý khác, dẫn đầu dòng sản phẩm thiên nhiên trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị UXTC, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, rối loạn kinh nguyệt… mà không gây tác dụng phụ. Tại Mỹ, Nga Phụ Khang được sử dụng hơn 10 năm qua với tên gọi Healthy Prostate & Ovary (HPO) cho các trường hợp bị những bệnh về buồng trứng, tử cung. Để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên uống Nga Phụ Khang 3 lần/ngày, mỗi lần 2-3 viên, sử dụng theo từng đợt liên tục từ 2-3 tháng.

Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707

Cần phát hiện và xử lý kịp thời khi bị vỡ ối

Són tiểu hoặc tiết dịch âm đạo bình thường là hai triệu chứng rất dễ gặp trong thời gian mang bầu. Vì lý do đó, nhiều thai phụ không biết mình bị vỡ ối do nhầm tưởng đó là những triệu chứng ở trên.


Nếu không kịp thời xử lý khi bị vỡ ối, bé có thể gặp nguy hiểm

Hiện tượng vỡ ối

Ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi được bảo vệ bởi túi nước gọi là túi ối. Bề mặt chất lỏng này giống như cái đệm, giúp bé an toàn và bảo vệ bé khỏi nhiễm khuẩn. Nhiều người mẹ băn khoăn và lo lắng rằng, điều gì sẽ xảy đến với bé khi túi ối bị vỡ, đặc biệt là vào thời gian cuối của thai kỳ vì khả năng bị rò (chảy) ối ở nơi công cộng là rất lớn.

Theo thống kê, có khoảng 10% thai phụ bị vỡ ối trước khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ. Có những trường hợp bị rò ối sớm ở mức độ nhẹ, trong khi  ngày sinh dự kiến còn cách quá xa; hoặc phải sinh mổ sớm do cạn ối. Ngay cả khi bạn đã mang thai lần đầu mà không có dấu hiệu vỡ ối sớm thì cũng không thể chắc chắn rằng lần sinh thứ hai sẽ lại như vậy.

Khi túi ối bị vỡ, bạn có thể cảm nhận được tiếng “bục” của túi ối và dòng nước ối tràn ra từ vùng kín, có khi chảy xuống cả chân. Nhiều thai phụ còn không biết chắc chắn điều gì đang xảy ra (do nước tiểu hay nước ối?).

Một số thai phụ khác thì đột nhiên thấy ướt quần lót. Tình trạng này vẫn tiếp diễn dù họ đã thay quần lót vài lần. Trường hợp này, bạn có thể nằm trên tập giấy thấm và nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút. Nếu bạn vẫn cảm nhận được dòng nước thoát ra từ vùng kín thì nhiều khả năng là túi ối đã hoàn toàn bị vỡ và bạn cần nhập viện sớm. Một khi túi ối đã bị vỡ, nước ối sẽ tiếp tục rò chậm cho đến khi bạn sinh con thì thôi. Bởi vì, nước ối là “nguyên liệu” chủ yếu để bé hít vào và bài tiết ra, do vậy bé không thể phát triển được nếu thiếu nước ối.

Nước ối có thể mang màu trắng trong, hồng, nâu hoặc xanh. Nếu chất lỏng có màu vàng và có mùi của nước tiểu thì có thể bạn đang bị són tiểu. Rò ối (vỡ ối) thường xảy đến vào giai đoạn cuối của thai kỳ.

Nếu chất lỏng từ vùng kín có màu xanh hoặc nâu, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ. Nhiều trường hợp thì đây là hiện tượng đi tiêu lần đầu tiên của bé dù vẫn nằm trong bụng mẹ, gọi là “meconium lẫn trong dịch âm đạo”.

Không chắc chắn bị vỡ (rò) ối

Nếu bạn không thể quyết định được mình có bị rò (vỡ) ối hay không thì bạn cần đến bệnh viện khám và cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng của bạn cho bác sĩ, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định điều này. Bác sĩ sẽ lấy mẫu chất lỏng từ vùng kín của thai phụ và thử phản ứng trên giấy quỳ để kiểm tra độ pH của chất lỏng. Nếu là nước ối, giấy quỳ sẽ nhanh chóng chuyển màu, vì nước ối nhiều kiềm hơn các chất dịch âm đạo khác.

Thỉnh thoảng, kết quả xét nhiệm có độ sai lệch vì nước ối ra từng cơn, không liên tục. Khi đó, siêu âm sẽ giúp bác sĩ kiểm tra được mực nước ối.

Nếu sát ngày sinh mà bị vỡ ối, cơn chuyển dạ có thể xuất hiện trong vòng 24h sau đó. Nếu bị vỡ ối sớm hơn tuần thứ 36 thì khả năng xuất hiện cơn chuyển dạ là ít. Nếu bị vỡ ối mà không có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ kích thích đẻ sớm để ngăn ngừa nhiễm khuẩn bào thai.

Meo.vn (Theo Meyeucon)

17 ích lợi của “yêu”

“Yêu” giúp bạn hạn chế tiểu không kiểm soát. Hoạt động các cơ chậu khi “yêu” hỗ trợ tử cung, bàng quang và ruột.

16 lợi ích khác của “chuyện đó”:

2. Giảm cân

“Yêu” giúp bạn đốt cháy kalo thừa mà không cần đến máy chạy bộ. Một cuộc “giao ban” 30 phút làm tiêu hao khoảng 200kalo.

3. Ngủ

“Chuyện ấy” giúp ngủ tốt hơn. Những tiếp xúc thể chất khi “yêu” giải phóng endorphin, gây ngủ.

4. Miễn dịch

“Yêu” có tác dụng hạn chế cảm lạnh. Các nghiên cứu ở Đại học Pennsylvania cho thấy, quan hệ tình dục 1-2 lần/tuần giúp tăng cường 30% hệ miễn dịch.

5. Khỏe mạnh răng

“Yêu” miệng có thể bảo vệ những “viên ngọc trai” trong miệng của bạn. Tinh dịch chứa kẽm, canxi và các chất khoáng khác được chứng minh là ngừa sâu răng.

6. "Chuyện ấy" có lợi cho trái tim đàn ông

Theo một nghiên cứu ở Đại học Queen, nam giới có quan hệ tình dục 3 lần một tuần có thể cắt giảm ½ nguy cơ đau tim. Đồng thời, cùng nghiên cứu, với tần suất “yêu” này, nam giới sẽ giảm được ½ nguy cơ đột quỵ.


7. Giảm đau

Giải phóng endorphin khi “yêu” giúp giảm cơn đau do viêm khớp.

8. Kinh nguyệt đều hơn

Nghiên cứu tại trường Đại học Columbia và Standford phát hiện ra rằng, phụ nữ có quan hệ tình dục ít nhất 1 tuần một lần có kinh nguyệt đều hơn so với những người có quan hệ tình dục 1 lần mỗi tháng.

9. Thư giãn

“Yêu” hạn chế khó chịu. Những kích thích xúc giác khi “giao ban” có tác dụng làm dịu thần kinh.

10. Bạn muốn “yêu” nhiều hơn

Sử dụng ham muốn hay để mất nó? Bạn càng có quan hệ tình dục, nhiều khả năng bạn càng tiếp tục sản xuất testosterone – một trong các kích thích tố chịu trách nhiệm về ham muốn tình dục.

11. Cứu trợ căng thẳng

“Yêu” là cách tuyệt vời để giải phóng căng thẳng.

12. Ra “Yêu sách”

Hãy tận dụng cảm xúc thoải mái trên giường để “nịnh” người bạn đời hoặc đòi anh ấy đáp ứng những “yêu sách” của bạn.

13. Thúc đẩy tự tin

Khi mọi thứ tốt ở trên giường và bạn làm hài lòng người bạn đời của bạn, bạn sẽ thấy tự tin và mạnh mẽ hơn trong các phần khác của cuộc sống.

14. Phòng chống ung thư

Theo Tạp chí của hiệp hội Y khoa Mỹ, nam giới xuất tinh nhiều hơn thì ít có khả năng phát triển ung thư tuyến tiền liệt.

15. Hạnh phúc

“Yêu” làm chúng ta hạnh phúc hơn mà không mất tiền.

16. Chậm lão hóa

Một đời sống tình dục tích cực làm chậm các quá trình lão hóa.

17. Thúc đẩy cơn chuyển dạ cho phụ nữ mang thai

“Yêu” có thể kích hoạt sự khởi đầu của cơn chuyển dạ khi bạn quá ngày. Tinh dịch chứa prostaglandins, giúp giãn cổ tử cung, gây chuyển dạ tự nhiên.

Meo.vn (Theo Mẹ và bé)

9 lời khuyên chuyển dạ dễ dàng

Lời khuyên đầu tiên hữu ích cho cơn chuyển dạ là hãy giữ thể lực tốt.

“Những phụ nữ mang thai khỏe mạnh sẽ có cơn chuyển dạ ngắn hơn” – Tekoa King (giáo sư sản phụ khoa tại Đại học California) cho biết. Thể lực cải thiện sức chịu đựng và khiến bạn có thể “vượt cạn” mà ít cần can thiệp y tế.

Có thể đi bộ, bơi hoặc tham gia một lớp thể dục dành cho người mẹ mang thai để giữ sức khỏe.

8 lời khuyên còn lại dành cho bạn:

2. Hãy tham gia lớp học tiền sản

Làm quen với các giai đoạn sinh nở giúp bạn bớt lo lắng hơn. Nhờ thế, cơn chuyển dạ cũng nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể đăng ký một lớp học tiền sản quy mô nhỏ (ít hơn 10 cặp vợ chồng) với một bác sĩ hướng dẫn chuyên nghiệp.

3. Tranh thủ hỗ trợ từ chồng

Người bạn đời của bạn có thể ở bên cạnh vợ trong suốt quá trình sinh con. Hoặc bạn có thể cần đến trợ giúp của người thân hoặc những chuyên viên có trình độ, tư vấn trong suốt quá trình chuyển dạ.

4. Làm xao lãng bản thân

Đối với những người mẹ mang thai lần đầu, cơn chuyển dạ có thể kéo dài 12-14 tiếng đồng hồ. Khi những cơn co thắt bắt đầu, bạn sẽ cảm thấy cơn đau ở lưng hay bụng dưới nhưng bạn nên cô gắng giữ bình tĩnh. Nếu bạn lo lắng ngay từ khi bắt đầu, đếm từng cơn co thắt thì có khả năng bạn càng hoảng sợ hơn. Thay vào đó hãy khiến mình bận rộn cho những hoạt động khác như đi bộ, tắm vòi hoa sen... Bất kỳ điều gì thư giãn cũng có ích cho bạn lúc này.

5. Bữa ăn nhẹ

Một bữa ăn nhẹ giai đoạn đầu chuyển dạ giúp duy trì năng lượng cho bạn. Tuy nhiên, tránh thức ăn béo, khó tiêu và thức ăn cứng bởi vì chúng sẽ khiến bạn buồn nôn, gây nôn trong giai đoạn sau của chuyển dạ.

Các cơn co và thở trong quá trình chuyển dạ cũng có thể làm bạn nhanh chóng bị mất nước. Hãy uống nước lọc khi còn ở nhà và ở viện; đồng thời, thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu mất nước.

6. Tắm vòi sen

Cơn đau làm căng các cơ trên toàn cơ thể, khiến bạn khó chịu nhiều hơn. Tắm vòi hoa sen với nước ấm giúp bạn giảm đau lúc này. Hãy đưa đầu vòi hoa sen tới những chỗ bị đau như lưng chẳng hạn. Tắm vòi sen thích hợp với bất kỳ giai đoạn nào của chuyển dạ.

7. Trong bồn tắm

Một người mẹ kể: “Ở lần sinh con thứ hai, tôi cảm thấy rất khó khăn. Bác sĩ nói rằng còn quá sớm để gây tê ngoài màng cứng. Sau đó, bác sĩ cho tôi ngâm mình trong bồn tắm của bệnh viện. Điều này thật kỳ diệu: tôi có thể thay đổi vị trí một cách dễ dàng trong làn nước ấm. Ngoài ra, kiểu bồn tắm jacuzzi này còn giúp tôi nới lỏng các cơn đau ở lưng. Khi tôi ra ngoài thì cũng là thời điểm được tiến hành gây tê ngoài màng cứng. 10 phút sau, con gái của tôi chào đời”.


8. Massage

Nghiên cứu tại trường đại học Y khoa Miami cho thấy, những người mẹ trong cơn chuyển dạ được chồng massage sẽ bớt đau và ít lo lắng khi sinh hơn. Khi bạn kích thích vào chỗ đau bằng massage hay dùng túi chườm ấm thi các cơn đau sẽ dịu đi nhanh chóng. Vì thế, hãy để người bạn đời của bạn massage cho bạn. Bạn có thể muốn massage vai, cổ trong giờ đầu tiên của chuyển dạ; tiếp đến là tới lưng dưới trong giai đoạn co thắt dữ dội.


9. Không nằm

Đi lại nhẹ nhàng trong lúc chuyển dạ giúp ích cho người mẹ: đầu em bé nhấn vào cổ tử cung mẹ, kích thích cổ tử cung mở. Hãy thay đổi các vị trí như đứng, quỳ, ngồi xổm, làm giảm sự khó chịu cho bạn. Ngoài ra, sự vận động của mẹ còn kích thích cổ tử cung giãn to hơn, cho đầu bé chui lọt.

Meo.vn (Theo mevabe)

Phụ nữ mang thai: Ba tháng cuối(Tam cá nguyệt thứ 3)

Trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách cho con bú, học cách phát hiện những dấu hiệu báo sinh và tìm hiểu những thông tin về sinh mổ.

Những thay đổi ở cơ thể mẹ

Một số khó chịu mà bạn gặp phải trong tam cá nguyệt thứ hai sẽ tiếp tục xuất hiện ở giai đoạn này. Ngoài ra, nhiều thai phụ còn cảm thấy thở khó khăn hơn và cần phải vào phòng vệ sinh nhiều hơn trước. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thai nhi phát triển lớn hơn và đè ép nhiều hơn vào các cơ quan trong cơ thể mẹ. Đừng lo lắng gì cả, đứa trẻ trong bụng bạn vẫn ổn và những vấn đề trên sẽ giảm bớt đi khi bạn sinh con.

Một số cơn đau và khó chịu sau thường sẽ xảy ra lần đầu tiên vào ba tháng cuối thai kỳ:

Ợ nóng
Phù nề ở mắt cá chân, ngón tay, và mặt. Nếu bạn phát hiện ra mình bị phù nề đột ngột hoặc quá nặng hay bị tăng cân nhiều và nhanh, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc nhiễm độc thai nghén.
Trĩ
Căng vú
Khó ngủ
Khi gần ngày sinh, cổ tử cung của bạn sẽ trở nên mỏng hơn và mềm hơn (xóa cổ tử cung). Đây là một diễn tiến bình thường và tự nhiên giúp âm đạo mở ra trong khi sinh. Bác sĩ sẽ kiểm tra diễn tiến này của bạn bằng cách khám âm đạo.

Tăng cân

Mọi sản phụ đều tăng cân ở những mức độ khác nhau. Trung bình, một sản phụ bình thường sẽ tăng khoảng nửa kg mỗi tuần, hoặc 1,5 đến 2 kg mỗi tháng trong tam cá nguyệt thứ 3. Vào cuối thai kỳ, bạn có thể tăng trung bình khoảng từ 11 đến 13,5 kg. Trẻ sẽ nặng khoảng 3,4kg.

Những thay đổi ở trẻ

Trẻ sẽ tiếp tục lớn và cử động, nhưng bây giờ bé có ít khoảng không hơn bên trong tử cung của mẹ. Do đó, bạn sẽ không còn cảm thấy trẻ đá hoặc chuyển động nhiều bằng tam cá nguyệt thứ hai. Trong giai đoạn cuối cùng này của thai kỳ, thai nhi tiếp tục phát triển. Ngay trước khi sinh, bé đã có thể mở và nhắm mắt và thậm chí có thể mút ngón tay.

Khi cơ thể bạn đang chuẩn bị cho cuộc sinh, bé cũng sẽ bắt đầu di chuyển đến đúng tư thế để đi ra ngoài. Bạn có thể cảm thấy trẻ di chuyển xuống phía dưới thấp hơn của bụng mình. Hiện tượng này có thể làm giảm áp lực lên phổi và khung xương sườn làm bạn dễ thở hơn.

Vào thời điểm ra đời, một đứa trẻ trung bình có chiều dài khoảng 51 đến 56 cm, và nặng khoảng 3,4 kg. Nhưng nếu trẻ có cân nặng từ 2,6 kg đến 3,8 kg vẫn được xem là bình thường.

Giấc ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Nguồn năng lượng của bạn sẽ có thể giảm xuống khi bạn ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Do đó, bạn có thể bắt đầu hoạt động chậm lại. Đây là một hiện tượng bình thường. Điều quan trọng là bạn cần phải nghỉ ngơi đủ ngay cả khi có thể việc chìm vào giấc ngủ đối với bạn sẽ trở nên khó khăn hơn khi cơ thể bạn lớn hơn. Những cử động của thai nhi, việc phải chạy vào toilet thường xuyên và sự tăng chuyển hóa của cơ thể có thể làm giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.

Hãy thử những cách sau để có thể ngủ được trong 3 tháng cuối thai kỳ:

Tránh ăn nhiều trong vòng 3 giờ trước khi ngủ.
Tập những bài vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ.
Tránh ngủ quá lâu vào ban ngày
Hãy nói chuyện với chồng, bạn, bác sĩ, hoặc nữ hộ sinh để làm giảm stress.

Đi khám thai

Tiếp tục đi khám thai đều đặn. Trong ba tháng cuối thai kỳ, các thai phụ thường đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn. Từ tuần thứ 30 đến 38 của thai kỳ, hầu hết các bác sĩ sẽ đề nghị các thai phụ đến khám vào mỗi 2 tuần một lần. Sau 38 tuần, các thai phụ sẽ đến khám thai mỗi tuần 1 lần cho đến lúc sinh.

Khi sắp đến ngày sinh, hãy nêu những thắc mắc và những mối lo lắng của mình về quá trình sinh nở. Bạn và bác sĩ sẽ thảo luận với nhau về cách sinh của bạn. Một số thai phụ cần phải được mổ lấy thai. Đây là một phẫu thuật rạch một đường trên bụng và tử cung của bạn để lấy em bé ra.

Nếu bạn quyết định không sinh mổ mà sinh qua đường âm đạo, bạn nên trao đổi với bác sĩ về những mặt phải và trái của việc giảm đau. Một số thai phụ chọn cách giảm đau và một số khác lại muốn sinh con một cách tự nhiên, không cần giảm đau.

Giục sinh

Bạn có biết chỉ khoảng 5% trẻ được sinh ra đúng ngày dự sinh? Do đó, ngày sinh thật sự xảy ra sau ngày dự sinh là bình thường và hay gặp và không phải là một biểu hiện bất thường nào cả. Nhưng đôi khi, bác sĩ sẽ cảm thấy lo lắng về em bé và/hoặc sức khỏe của bạn. Trong những trường hợp này, các bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện những biện pháp giục sinh. Giục sinh là kỹ thuật làm cơn chuyển dạ xảy ra bằng những biện pháp nhân tạo. Hầu hết các bác sĩ sẽ chờ đợi 1 đến 2 tuần sau ngày dự sinh trước khi quyết định sử dụng biện pháp giục sinh.

Một số lý do khiến các bác sĩ phải giục sinh bao gồm:

Mẹ bị những bệnh mạn tính như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi.
Trẻ không phát triển bình thường
Mẹ bị vỡ ối, có nghĩa là màng bao quanh thai nhi bị vỡ nhưng hiện tượng co bóp để tống thai nhi ra ngoài không xuất hiện sau một khoảng thời gian được xem là an toàn.
Hầu hết các bác sĩ thực hiện các biện pháp giục sinh trong bệnh viện để bảo đảm sức khỏe của mẹ và bé. Có nhiều cách để làm tăng co bóp. Các bác sĩ có thể làm vỡ màng bao quanh thai nhi (màng ối). Họ cũng có có thể đặt thuốc có chứa hormon vào âm đạo của thai phụ. Cách thường dùng nhất là dùng một loại thuốc có tên là Pitocin để giục sinh. Pitocin là một loại hormon gây co bóp. Các thai phụ sẽ được tiêm Pitocin vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay.

Quyết định nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa bình

Nếu bạn vẫn chưa nghĩ đến việc mình sẽ nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa bình thì đây là thời điểm bắt đầu nghĩ đến nó. Bạn nên tìm hiểu nhiều hơn về cả 2 lựa chọn trên để tự quyết định. Nuôi con bằng sữa mẹ tốt hơn nhiều so với sữa bột đối với sức khỏe của trẻ và của bạn.

Tìm hiểu những thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ hoặc trao đổi với bác sĩ sản hoặc bác sĩ nhi khoa về đề tài này. Sau đó lựa chọn quyết định đúng cho bản thân mình.

Khi nào cần gọi bác sĩ

Trước ngày sinh, hãy bảo đảm rằng bạn đã nói chuyện với bác sĩ về cách thức liên lạc với ông ta/bà ta khi bạn chuyển dạ. Cũng rất cần thiết nếu như bạn làm quen trước với bệnh viện hoặc nơi bạn sẽ sinh con, cách đăng ký vào đó trước thời hạn. Bạn cũng nên biết rằng đôi khi bạn tưởng rằng mình đang chuyển dạ nhưng thật sự không phải như vậy (đây được gọi là hiện tượng chuyển dạ giả). Điều này xảy ra với nhiều sản phụ, do đó không nên cảm thấy xấu hổ khi đi đến bệnh viện và bảo đảm rằng mình đang chuyển dạ nhưng rốt cuộc lại được cho về. Luôn luôn là tốt hơn nếu bạn được khám bởi bác sĩ sớm hết mức có thể khi chuyển dạ bắt đầu xảy ra. Dưới đây là một số dấu hiệu của cơn chuyển dạ thật sự:

Cơn co bóp diễn ra thường xuyên hơn và mạnh hơn, những khoảng nghỉ giữa các cơn cũng ngắn dần đi.
Đau vùng thắt lưng không giảm. Bạn cũng có thể cảm thấy những triệu chứng tương tự như trong giai đoạn trước khi có kinh kèm với co thắt.
Vỡ ối (có thể làm nước ối chảy ào ạt hoặc nhỏ giọt liên tục) và bạn sẽ cảm thấy các cơn co bóp.
Xuất tiết dịch có lẫn máu (màu nâu hoặc đốm máu). Đây là nút dịch chẹn ở cổ tử cung. Cơn chuyển dạ có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào hoặc vài ngày sau.
Cổ tử cung sẽ dãn ra (mở cổ tử cung) và trở nên mỏng hơn và mềm hơn (còn được gọi là xóa cổ tử cung). Khi khám khung chậu, bác sĩ có thể phát hiện được khi hiện tượng này xảy ra.

Theo Yhoc-net

Kinh nghiệm nhận biết cơn chuyển dạ

Kinh nghiệm nhận biết cơn chuyển dạ

Một người mẹ chia sẻ: ‘Dấu hiệu chuyển dạ thường khác nhau ở từng phụ nữ. Cơn chuyển dạ của tôi không đáng sợ lắm, cơn đau chỉ kéo dài vài phút. Các cơn co dồn dập, tiếp nối nhau, áp lực bị đẩy xuống phía dưới và tôi muốn ‘rặn’ ra’.

Những chia sẻ khác về cơn chuyển dạ, tổng hợp từ Babycenter:

Anh minh hoaAnh minh hoa

'Cơn chuyển dạ của tôi bắt đầu khi nước ối rỉ ra ở vùng kín, không có chút đau đớn nào cả. Tuy nhiên, khi nhập viện, tôi vẫn chưa sinh được ngay. Sau đó, tôi được bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Tôi không có cảm giác gì cho đến khi được bác sĩ thông báo phải sinh mổ do cạn ối'.

'Tôi mất đến 6h cho cơn chuyển dạ, với dấu hiệu duy nhất là chuột rút. Những cơn chuột rút ngày một nặng hơn, liên tiếp hơn, đỉnh điểm của cơn đau là tôi không thể đứng thẳng, cơn đau đến rơi nước mắt. Nói thật, cảm giác trải qua cơn chuyển dạ không dễ dàng gì'.

'Chuyển dạ là khoảng thời gian tôi hoảng sợ nhất. Tôi không thể di chuyển, mắt thì hoa lên. Các cơn co cơ khiến tôi bị đau toàn thân. Cảm giác khó chịu ấy có lẽ xảy đến với tất cả những người mẹ, nhất là những cơn chuyển dạ kéo dài hàng giờ đồng hồ'.

'Bạn đừng lo lắng quá, mọi cơn đau có thể được dịu bớt nếu bạn học được kỹ thuật kiểm soát nó trước đó. Cơn chuyển dạ của tôi rất nhẹ nhàng, tôi đến bệnh viện và y tá phải hỏi: 'Có thật là bạn không muốn áp dụng biện pháp giảm đau nào?'. Tôi đã phải đối mặt với cơn chuyển dạ giả trong tuần trước đó. Tôi có thể tự phân biệt được cơn chuyển dạ giả và cơn chuyển dạ thật để không quá căng thẳng. Do đó, dù cơn chuyển dạ của tôi kéo dài đến 14 tiếng nhưng tôi vẫn không hoảng sợ. Cuối cùng, mọi chuyện cũng tốt đẹp'.

'Cơn chuyển dạ giống như bạn bị ai đó đá từ bên trong, lặp lại nhiều giờ đồng hồ. Bạn bị đau nhiều tới mức chưa bao giờ có cảm giác đau đến như thế'.

'Tôi chỉ phải cảm nhận vài cơn co trước khi sinh mổ. Tôi bị đau chút ít nhưng đau lưng thì rõ rệt hơn cả. Tôi cảm thấy vô cùng khó chịu'.

'Tôi có cảm giác cơ bắp bị co thắt liên tục khiến tôi luôn căng thẳng. Sau đó là dấu hiệu nước ối bị vỡ khi tôi đi tiểu. Các cơn co kéo dài sau đó hàng chục phút trong khi tôi chờ chồng tôi đi làm về. Hơn một ngày sau đó tôi mới sinh'.

'Cơn chuyển dạ… thực sự rất khó để miêu tả. Thỉnh thoảng, nó giống như bị đau bụng, có lúc lại bị co cơ như chuột rút. Đỉnh điểm là cơn co thắt cơ, đột ngột và rất đau. Tôi có cảm giác buồn tiểu liên tục.

'So với những câu chuyện về cơn chuyển dạ tôi được biết thì chuyện vượt cạn của tôi quả đơn giản. 11h đêm hôm đó, tôi bị vỡ ối nên phải nhập viện, nhưng tôi hoàn toàn không bị đau. Sau đó, cơn đau xuất hiện nhưng rất nhanh, kèm theo vài kỹ thuật rặn đẻ, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ. Vết rạch tầng sinh môn cũng rất ít và chuyện tiếp theo cũng đau chút ít nhưng tôi thấy ổn'.

'Cơn chuyển dạ của tôi là bị đau bụng khủng khiếp, tưởng tượng bạn bị ngộ độc thức ăn thế nào thì tôi cũng bị đau như thế. Bụng tôi có cảm giác tức, đầy và chỉ muốn ngồi trong toilet để dễ chịu hơn. Tuy nhiên, cơn đau sẽ trở lại sau đó vài phút, mỗi ngày mỗi gần hơn. Cơn đau không giống như khi bạn bị đứt tay, nó tương tự cơn cơ cơ của chuột rút'.

Theo Babycenter/M&B