Lưu trữ cho từ khóa: còn

Bài thuốc chữa bệnh từ đậu ván trắng

Cây đậu ván trắng còn gọi là quả đậu ván đến khi già thì hái, tách lấy hạt phơi khô để làm thuốc, còn gọi bạch biển đậu. Theo Đông y, bạch biển đậu vị ngọt, tính ấm, vào 4 kinh tỳ, vị, đại trường và tiểu trường, là vị thuốc ôn trung hạ khí, bổ tỳ chống nôn, giải thử trừ phiền khát… Sau đây là một số bài thuốc có đậu ván trắng.

bai-thuoc-chua-benh-tu-dau-van-trang

Ngộ độc thực phẩm đau bụng dữ dội, đi ngoài nhiều lần, bụng đầy hơi…: bạch biển đậu 20g (sao vàng), tía tô 20g, quế tâm 8g, sinh khương 8g, lá đinh lăng 20g, cây cỏ sữa 20g. Các vị cho vào ấm, đổ 4 bát nước, sắc còn 2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.

Trẻ em ra mồ hôi trộm: bạch biển đậu 10g (sao vàng), đương quy 10g, bạch thược 10g, bạch linh 8g, tâm sen 4g, chích thảo 6g. Cho các vị vào ấm đổ 1.000ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ, phân sống, rối loạn tiêu hóa, ăn uống kém…: bạch biển đậu (sao vàng) 20g, bạch truật (sao hoàng thổ) 20g, hoài sơn (sao) 20g, sơn thù 12g, cao lương khương 12g, trần bì 10g, cam thảo 10g, lá khổ sâm 16g. Các vị trên cho vào ấm, đổ nước 1.400ml, sắc còn 350ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Bị nôn khi có thai, ăn uống kém, người mỏi mệt: bạch biển đậu (sao) 20g, tía tô 16g, ngải diệp (sao qua) 16g, bạch truật 16g, liên nhục 16g, sa sâm 16g, sinh khương 8g, cam thảo Bắc 10g, đỗ trọng (sao muối) 12g. Lần 1: đổ 1.400ml nước, sắc lấy 200ml. Lần 2: đổ 1.000ml nước, sắc lấy 150ml. Chung 2 nước lại, hãm sôi, chia 2 lần uống trong ngày.

Trẻ bị suy dinh dưỡng: bạch biển đậu 12g, hoài sơn 12g, trần bì 6g, cam thảo 6g, bạch truật 10g, táo tàu 4 quả, rễ đinh lăng 10g. Sắc đặc cho trẻ uống ngày 3 lần.

Tỳ vị hư hàn, ăn uống kém: bạch biển đậu 16g (sao qua), bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, hoài sơn 20g, liên nhục 20g, đinh lăng (sao gừng) 20g, ngũ gia bì 12g, cam thảo 10g, đỗ trọng 10g, trần bì 10g. Cho 1.400ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 350ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Về mùa xuân bị cảm thời khí, hoa mắt chóng mặt, chao đảo, buồn nôn, ớn rét…: bạch biển đậu 20g (sao vàng), tía tô 16g, kinh giới 16g, hoàng kỳ (sao mật) 16g, bạch chỉ 10g, mạch môn 16g, cát căn 16g, phòng sâm 16g, trần bì 10g, sinh khương 8g. Lần 1: đổ 1.400ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Lần 2: đổ 1.000ml nước, sắc lấy 150ml, chung 2 nước lại hâm sôi, chia 2 lần uống trong ngày.

Mùa hè nắng nóng nhiều, mồ hôi ra quá mức: bạch biển đậu 12g, khoai lang khô 30g (sao vàng), cát căn 20g, sâm đại hành 16g, cam thảo 10g. Sắc uống.

Phụ nữ ra khí hư: bạch biển đậu 16g, hạ liên châu 20g, hương phụ 12g, bạch linh 10g, rễ bạch đồng nữ thái mỏng sao vàng 20g, uất kim 10g, trạch lan 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Theo Suckhoedoisong.vn

Dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ qua 3 giai đoạn

Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, bệnh đặc biệt dễ lây lan và khả năng tạo thành dịch cao vào mùa hè và mùa thu. Bệnh đau mắt đỏ thường có nguyên nhân là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc có thể do phản ứng của dị ứng. Dưới đây là các dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ qua 3 giai đoạn:

dau-hieu-cua-benh-dau-mat-do-qua-3-giai-doan

Các dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ qua 3 giai đoạn

1- Giai  đoạn báo trước:

Người bệnh có một số dấu hiệu như: toàn thân sốt nhẹ, sợ ánh sáng, đau họng và nổi hạch trước tai dẫn đến người bệnh bị đau mỗi khi nuốt nước bọt.

2- Giai đoạn phát bệnh:

Giai đoạn này diễn ra trong khoảng từ 5- 7 ngày. Người bệnh có biểu hiện đầu tiên đó là đỏ một hoặc hai mắt, tuy nhiên thường thì cho dù lúc đầu đỏ một mắt thì cũng sẽ dễ dàng lây sang mắt lành. Bệnh có thể không cân xứng, có 1 mắt bị nặng hơn. Ngoài ra, người bệnh còn có các dấu hiệu như: mắt ra gỉ nhiều, chảy nước mắt, cảm giác cộm rát, vướng mắt  như có sạn trong mắt, mi mắt sưng nhẹ hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Vì thế, nếu trẻ em bị đau mắt đỏ, các mẹ nên tránh để trẻ dụi mắt khiến cho bệnh trở nên nặng hơn và dễ có biến chứng. Mặc dù có các dấu hiệu trên nhưng bệnh đau mắt đỏ lại không gây giảm thị lực.

dau-hieu-cua-benh-dau-mat-do-qua-3-giai-doan

3- Giai đoạn lui giảm và phục hồi:

Giai đoạn này thường là 3- 5 ngày. Các dấu hiệu đỏ mắt, sưng đau mắt, ra nhiều gỉ mắt, chảy nước mắt đều từ từ giảm dần và khôi phục lại trạng thái ban đầu.

Theo Suckhoe9.com

5 cách tẩy rửa vết cáu xà phòng trong nhà tắm

 
Vết bẩn có thể trôi dễ dàng nếu bạn lau thường xuyên, nhưng nó cũng sẽ đóng cặn lại theo thời gian nếu bạn không cọ rửa. Sau đây là 5 cách đơn giản giúp bạn giải quyết chúng:
 
- Đổ 1/2 chén nước sôi và 1,5 chén giấm trắng vào bình, xịt khắp bề mặt vết bẩn để khoảng 10 phút. Lấy bàn chải cọ sạch và rửa lại với nước, lặp lại quá trình nếu cần thiết. Tránh sử dụng trên gạch có màu sắc để tránh phai màu.
 
- Phun nước nóng lên bề mặt vết bẩn, sau đó rắc ít bột nở vào miếng bọt biển (mút) ẩm. Chà bề mặt theo chuyển động tròn để dễ dàng loại bỏ các vết bẩn. 
 
1-3738-1379735929.jpg
Ảnh minh họa: Prevention.
 
- Pha hỗn hợp 1/2 chén bột nở, 1/2 chén chất tẩy rửa lỏng, 1/8-1/4 chén giấm trắng đổ trực tiếp lên vết bẩn rồi cọ sạch, rửa lại với nước là sẽ sáng bóng.
 
- Trộn 1/2 chén nước tẩy rửa hoặc nước rửa bát, với 1/4 chén nước ấm và phun lên tường. Cọ sạch nhiều lần bằng miếng bọt biển, rồi rửa lại với nước.
 
- Rắc một ít bột hàn the (bột borax) lên miếng bọt biển ẩm sau đó chà vào chỗ bẩn. Nếu đó là các vết bẩn cứng đầu, hãy để bột hàn the ngâm thêm một vài phút trước khi cọ.
 
Ngọc Lan (theo Tip)

4 món xôi dễ chế biến

1. Xôi gánh ngũ sắc

xoi-ganh-9944-1379379790.jpg

Nguyên liệu:

- 1 kg nếp, 200 g đậu phụng, 200 g đậu đen, 200 g đậu xanh cà còn vỏ, 200 g đậu xanh cà không vỏ.

- 1 kg dừa nạo vắt lấy nước, 1 lít nước dừa, hành phi, đậu phụng rang, vừng rang, lá chuối, dừa bào sợi.

Cách chế biến:

- Hạt sen, đậu đen, đậu xanh cà, đậu phụng rửa sạch rồi luộc chín. Đậu xanh cà không vỏ luộc chín, 1/2 trộn với nếp, 1/2 còn lại tán nhuyễn với ít muối, đường. Đậu phộng, vừng rang giã nhỏ để làm muối vừng.

- Nếp ngâm mềm qua đêm, đãi sạch rồi ngâm với nước dừa trong khoảng 30 phút. Vớt nếp ra để ráo rồi xóc với ít muối. Dừa bào sợi để riêng.

- Chia nếp làm năm phần rồi trộn đều với các loại đậu, hạt sen. Cho vào xửng hấp chín, trong quá trình hấp nhớ rưới đều nước cốt dừa để xôi chín mềm, thơm ngon. Xôi hấp chín cho vào lá chuối, rắc muối vừng, hành phi dừa nạo lên rồi dùng khi nóng.

2. Xôi mặn

xoi-man-5749-1379379790.jpg

Nguyên liệu:

- 500 g nếp, 2 cây lạp xưởng, nước tương.

- 100 g chà bông, 100 g chả lụa, 100 g pate gan, hành lá.

Cách chế biến:

- Nếp ngâm mềm, vo sạch rồi đem hấp chín.

- Lạp xưởng nướng chín, thái lát mỏng. Chả lụa thái sợi. Hành lá thái nhỏ, phi làm mỡ hành.

- Xôi hấp chín cho ra đĩa, xịt ít nước tương rồi trét một lớp pate. Tiếp đến cho lạp xưởng, chà bông, chả lụa. Cuối cùng là mỡ hành, nếu thích bạn có thể cho ít tương ớt để món ăn đậm đà hơn.

3. Xôi mít lá cẩm

xoi-mit-9371-1379379791.jpg

Nguyên liệu:

- 8-10 múi mít to, 1 bát con nếp.

- Muối, đường, 200 ml nước cốt dừa, 1 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ đường cát trắng, 1 thìa nhỏ bột ngô.

- 1 mớ lá cẩm để tạo màu tím, dừa bào sợi, vừng rang chín.

Cách chế biến:

- Lá cẩm rửa sạch, để ráo. Cho lá cẩm vào nồi đun sôi để lấy màu, vớt bỏ lá, nước để nguội.

- Nếp đãi sạch, ngâm vào âu nước lá cẩm, cho một ít muối rồi ngâm nếp qua đêm. Cho nếp vào xửng rồi hấp chín, thỉnh thoảng dùng đũa xới đều, thêm muối, đường cho vừa ăn.

- Mít ăn kèm với xôi thì bạn nên lựa mít chín, múi to, đầy đặn, dùng dao xẻ một đường ở thân múi mít, lấy bỏ hạt mít. Cho nước cốt dừa, muối, đường, bột ngô, bắc lên bếp, vừa đun vừa khuấy đến khi phần nước cốt dừa đặc lại thì tắt bếp, để nguội.

- Múi mít sau khi xẻ thì dùng thìa múc một ít xôi cho vào giữa, tiếp theo bên trên rắc một ít dừa bào sợi, thêm muối vừng và rưới một ít nước cốt dừa.

4. Xôi khúc nhân trứng muối

xoi-khuc-6429-1379379791.jpg

Nguyên liệu:

- 1/2 kg nếp, 8 trứng vịt muối, 1 bó lá dứa.

- 200 g thịt bằm, 200 g bột nếp, 100 g hành tím bằm nhỏ, 50 g đậu phụng rang, 10 g hành phi, 1 thìa cà phê muối.

- Làm nhân bánh: Trứng vịt muối luộc chín lấy lòng đỏ. Ướp thịt heo bằm với hành tím bằm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa đường, 2 thìa tiêu bột rồi trộn đều.

Cách chế biến:

- Nếp ngâm qua đêm vo sạch rồi để ráo nước. Trộn đều nếp với 1 thìa cà phê muối. Lá dứa rửa sạch, cho vào máy sinh tố với 400 ml nước lọc rồi xay lấy nước. Lược qua rây để loại bỏ cặn.

- Trộn 1/2 nước lá dứa với nếp rồi để trong khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra để ráo. Bột nếp trộn với nước lá dứa rồi nhồi đến khi mềm và dẻo là được.

- Vo bột nếp thành từng viên nhỏ, nặn dẹp cho phần nhân vào giữa rồi vo tròn lại. Tiếp tục lăn phần nhân qua nếp tạo thành một lớp bám dày bên ngoài làm vỏ xôi. Xếp xôi vào xửng đem hấp chín trong khoảng 40 phút. Xôi hấp xong cho ít hành phi, đậu phộng giã nhỏ lên trên và dùng nóng với muối vừng.

Khánh Hòa

Cách dễ dàng giúp nhà thơm tho

Phun giấm táo vào quạt

Bạn sử dụng giấm táo kết hợp với nước theo tỷ lệ 50:50, sau đó phun trực tiếp vào quạt hoặc điều hòa không khí trước khi sử dụng. Nó sẽ giúp tạo ra một mùi hương mát dịu.

giamtao3-1606-1379128493.jpg
Ảnh: Boldsky.

Để chanh trong nhà

Chanh không chỉ giúp làm đẹp, tốt cho sức khỏe mà mùi thơm của nó còn giúp bạn giảm căng thẳng đáng kể. Hãy để những lát chanh tươi ở một góc gần cửa ra vào. Mùi thơm của chanh sẽ lấp đầy các giác quan của bạn và làm cho nhà thơm tho hơn.

Sử dụng dứa và tinh dầu trà

Nếu bạn thích mùi thơm của quả dứa thì hãy sử dụng nó với nhà mình. Trộn một tách dứa với tinh dầu trà xanh, sau đó chà xát nó trên các cạnh của cửa sổ. Khi những làn gió mạnh thổi vào, ngôi nhà của bạn sẽ tràn ngập mùi thơm.

Đặt hành tây đỏ trong bếp

Hành tây đỏ không chỉ là thực phẩm hữu ích, mà chúng giúp loại bỏ tất cả mùi hôi trong nhà của bạn. Vì thế, hãy đặt những lát hành tây đỏ trong nhà bếp.

Đặt quế gần cửa sổ

Một thanh quế cũng được coi như nén hương giúp ngôi nhà bạn thơm mát tự nhiên. Bạn nên đặt các thanh quế gần cửa sổ hoặc gần cánh cửa để cảm nhận được mùi thơm tinh túy của nó.

Sử dụng các loại thảo mộc

Có nhiều loại thảo mộc mà bạn có thể sử dụng trong nhà để tạo mùi thơm như húng quế, nhân sâm, rau mùi, quả hồi… Hãy đặt một chút các loại thảo mộc này trong nhà để tạo hương thơm tự nhiên.

Cắm hoa tươi

Cách tốt nhất và tự nhiên giúp ngôi nhà tỏa ngát hương thơm là đặt bình hoa trong mỗi phòng. Những loại hoa có hương thơm quyến rũ mà bạn nên chọn là hoa hồng, hoa nhài…

Sử dụng baking soda

Không có nhiều người thích mùi hương của baking soda. Tuy nhiên, nó có thể giúp đẩy lùi những mùi hôi trong nhà. Hãy dùng baking soda và rải chúng trên đường viền của cửa để gió mang mùi hương vào.

Tận dụng hương thơm của sả

Hãy đặt những củ sả tươi vào nồi đất và để nó ở lối vào hoặc bệ cửa sổ. Hương thơm tự nhiên và nồng nàn của sả sẽ đem đến cho ngôi nhà của bạn mùi hương mới lạ.

Để cam quýt trong nhà

Bất kỳ loại quả thuộc họ cam quýt nào cũng giúp cho ngôi nhà của bạn có hương thơm một cách tự nhiên. Lấy một vài quả cam hoặc quýt, sau đó dùng kim hoặc những vật nhọn đâm xung quanh và đặt nó trong nhà bếp. Chúng sẽ hấp thụ tất cả mùi hôi và phát ra hương thơm quyến rũ.

Lan Lan (theo Boldsky)

9 cách khử mùi hiệu quả

1. Khử mùi quần áo

Các loại quần áo bằng len rất dễ bị ám mùi nấm mốc, mùi hôi trong thời gian dài không mặc đến.

- Cách xử lý: Tủ quần áo lâu ngày tích tụ hơi ẩm sẽ có mùi mốc nên bạn để một cục xà phòng ở góc trống nào đó của tủ, mùi mốc sẽ bị đánh bay hiệu quả.

2. Khử mùi chậu rửa bát

Trong quá trình rửa bát, rất nhiều thức ăn thừa còn bám lại trong lưới lọc rác và đường ống nước thải, lâu ngày tạo thành mảng bám có mùi hôi rất khó chịu.

khu-mui2.jpg

Các loại quả như chanh, cam, bưởi giúp khử mùi hiệu quả.

Cách xử lý: Các loại quả chanh tươi, cam tươi và vỏ bưởi đều có tác dụng khử mùi hôi nhanh chóng và hiệu quả. Trước tiên, xả sạch chậu rửa bát với nước nóng một lượt để làm mềm các mảng bám, sau đó đổ chanh, cam hoặc vỏ bưởi xay nhuyễn xuống lưới lọc và xả nước vài phút. Các mảng bám thức ăn thừa và mùi hôi sẽ trôi đi. Nên thực hiện thường xuyên từ một đến hai lần mỗi tuần.

3. Khử mùi ngăn đá tủ lạnh

Tủ lạnh có mùi rất khó chịu khiến thực phẩm cất trữ chẳng còn thơm ngon nữa.

Xử lý: Sau khi ăn đem vỏ cam, quýt rửa sạch lau khô, đặt vào nhiều nơi trong tủ lạnh. Sau 3 ngày, mở tủ lạnh ra mùi hôi sẽ không còn nữa, khi nào vỏ khô thì lại cho vỏ tươi mới vào. Cắt chanh thành những lát mỏng đặt vào các tầng ở tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ bị hút hết.

Dùng quất (tắc): Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, quất khử mùi hôi tủ lạnh cũng rất tốt. Dùng khoảng 7-10 quả quất, cắt đôi, cho vào bát hoặc đĩa để vào ngăn tủ, có thể để cả trong ngăn đá. Khoảng vài tháng thay một lần.

Sử dụng khăn bông sạch: Khăn bông gấp gọn gàng đặt vào ngăn trên cùng của tủ lạnh. Những lỗ vải nhỏ có thể hấp mùi tủ lạnh. Sau một thời gian, bỏ khăn ra giặt sạch bằng nước ấm, phơi khô và có thể tiếp tục sử dụng.

Khử mùi bằng chè: Lấy 50 g chè ướp hoa đựng vào túi vải xô, cho vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ được khử hết. Sau một tháng, lấy chè đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời, tiếp tục sử dụng, hiệu quả rất tốt.

Lưu ý, việc khử mùi tủ lạnh rất quan trọng, tuy nhiên khi tủ lạnh có nhiều mùi, bạn vẫn nên dọn và vệ sinh tủ, loại bỏ những thực phẩm đã để lâu ngày, sắp xếp gọn gàng lại tủ, phân loại khu vực để thức ăn tươi sống và thức ăn chín riêng… Làm như thế để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và cho cả gia đình.

4. Khử mùi ôtô

Hàng ngày, có rất nhiều hoạt động khiến ôtô bị ám mùi như bụi bẩn từ giày dép bạn đang đi, thức ăn, đồ uống, thú cưng… Tuy nhiên, thường thì bạn sẽ không nhận ra những mùi đó khi ngồi sau tay lái vì đã rất quen thuộc với chiếc xe.

Cách xử lý: Giải pháp hiệu quả nhất để xe bạn có mùi hương dễ chịu là sử dụng tinh dầu thơm. Các loại tinh dầu như chanh, bưởi, oải hương và sả sẽ giúp xe bạn thơm mát hơn. Ngoài ra, nó còn giúp khử mùi hôi của ôtô, giúp bạn cảm thấy thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi, chống buồn ngủ và say xe.

5. Khử sạch hộp đựng thức ăn

Các loại hộp đựng thức ăn rất cần thiết giúp bạn lưu trữ đồ ăn thừa còn sót lại sau bữa ăn. Nhưng chúng cũng rất dễ bị bám mùi, đặc biệt là hộp nhựa.

Cách xử lý: Đặt những lát chanh cắt mỏng vào hộp nhựa đang cần làm sạch mùi trong vài ngày cũng là một bí quyết giúp loại bỏ mùi tanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bột nở pha với giấm tạo thành một hỗn hợp bột đặc sệt và dùng chúng để chùi rửa những chiếc hộp nhựa đã có mùi. Đây được xem là một trong những cách khử mùi khá hiệu quả.

6. Khử mùi thảm trải sàn

Những tấm thảm trải sàn có thể bị ám rất nhiều loại mùi, đặc biệt là những khu vực hoạt động nhiều hoặc vật nuôi nằm ngủ.

Cách xử lý: Loại bỏ đồ vật ra khỏi tấm thảm, rắc đều baking soda vừa phải lên bề mặt, rồi dùng máy hút bụi làm sạch sau 1-2 tiếng. Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể treo tấm thảm đã rắc bột ở nơi khô thoáng và dùng chiếc gậy đập sạch bụi bẩn. Bột baking soda sẽ hút sạch mùi hôi và ẩm mốc trên thảm.

7. Khử mùi cho máy giặt

Sau thời gian dài sử dụng máy giặt, bạn thấy máy có mùi khó chịu.

Xử lý: Rót khoảng 2 cốc giấm hoặc nước chanh vào trong thùng giặt và cho chạy hết một chu trình giặt ở chế độ nước nóng nhất để khử mùi, vết bẩn, chất tẩy rửa đóng cặn.

8. Khử mùi khó chịu trong phòng

Mùi khó chịu trong nhà sẽ khiến bạn không thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày và không khí ẩm mốc có thể gây bệnh cho gia đình bạn. Ông xã của bạn hay hút thuốc lá hoặc nhà bạn thường xuyên tiếp khách nên gian phòng toàn mùi thuốc.

Hãy khử chúng bằng cách thắp nến thơm hoặc dùng khăn thấm ướt giấm rồi để trong phòng một thời gian. Ngoài ra, bạn có thể dùng vài bông hoa có hương thơm dễ chịu, trái cây hay dược thảo để trong phòng khách, vừa đẹp mắt lại vừa có chức năng khử mùi. Bạn có thể nhỏ một giọt hương liệu yêu thích vào que bông gòn, quấn lại cẩn thận trong chiếc khăn giấy và nhét vào phía sau các gối đệm nhỏ trên ghế sofa. Bạn sẽ thấy phòng khách có mùi hương dễ chịu hơn.

Với phòng ăn và nhà bếp: Đây là gian phòng có rất nhiều mùi lạ, để "tiêu diệt" chúng, bạn nên sử dụng thiết bị hút mùi như nón chụp được gắn lên bếp, có quạt thông gió và chạy điện nhằm hút hết mùi phát sinh.

Để lấn át mùi thức ăn, bạn cũng có thể rang ít cà phê hạt (không cháy quá), tán nhỏ và đặt ở góc bếp, hay đốt vỏ cam, chanh, quýt, bưởi. Trồng dương xỉ trong bếp cũng là một cách khử mùi khói, khí CO2 độc hại.

Nhà tắm cần thoáng khí và khô ráo. Bạn nên chọn bột giặt, nước xả có mùi dễ chịu để ngoài việc sử dụng, chúng còn khử được những mùi phát sinh. Các loại sữa tắm thơm sẽ lan toả trong phòng làm bạn thư thái hơn.

Phòng vệ sinh thường có những mùi khó chịu, vì thế bạn cần treo các hộp long não, sáp thơm hoặc đốt nến để khử mùi. Để tránh hôi, nền nhà cần có độ dốc thích hợp để không bị đọng nước và có độ thông thoáng cần thiết.

Nếu nhà bạn mới sơn, có mùi gây khó chịu, bạn chỉ cần lấy một chút bột mì hòa vào nước rồi trộn với tỏi giã nhỏ, đặt ở giữa nhà, vài giờ sau mùi sẽ giảm thấy rõ. Cứ làm thế vài lần, ngôi nhà của bạn sẽ không còn mùi của nước sơn nữa.

9. Khử mùi lò vi sóng

Lò vi sóng rất dễ dính mỡ và bám mùi thức ăn.

Xử lý: Dùng vỏ quả chanh hoặc nước chanh cho vào cốc, đậy nắp và đun nóng khoảng 5 phút, sau đó lấy vải sạch thấm nước vừa đun để lau chùi. Nếu vật dụng này bám mùi tanh của cá, bạn có thể dùng nửa ly nước pha giấm đun sôi để ấm, rồi thấm vào vải sạch lau chùi.

Theo Webphunu

Cách làm nước ép bí đao uống giảm cân

Bí đao (còn gọi là bí xanh) chứa nhiều dinh dưỡng như protit, đường, chất xơ, caroteen, vitamin PP, B1, B2, C, các chất canxi, sắt..; nhưng không có lipid. Lượng natri thấp đồng thời có thêm axit không những có thể tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể mà còn ức chế sự chuyển hóa đường thành mỡ, chống lại sự tích mỡ trong cơ thể. Uống nước bí rất ít năng lượng, nên vẫn có thể ăn thêm các thức ăn khác để cung cấp đủ dinh dưỡng. Chính vì thế, uống nước ép bí đao hằng ngày sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Cách làm nước ép bí đao cho cô nàng muốn giảm cân1
Bí đao có nhiều công dụng, trong đó có giảm cân.

Nguyên liệu:

- 300g bí đao

- 1 thìa cà phê muối

- 4 thìa đường

Cách làm:

Cách làm nước ép bí đao cho cô nàng muốn giảm cân2
Nước ép bí đao giúp bạn giảm cân.

- Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch rồi thái miếng, cho vào máy ép lấy nước.

- Hòa thêm chút muối và đường rồi khuấy đều cho hai thứ nguyên liệu này tan hết.

- Có thể chia ra uống vài lần trong ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe. Có thể thay đường trắng bằng đường phèn để có vị thanh mát hơn.

Công thức nước ép bí đao và dứa như sau:

Nguyên liệu:

- 1 quả bí xanh.

- 1-3 quả dứa.

- Vài viên đá đập vụn.

Cách làm:

- Bí xanh bỏ vỏ, cắt ruột thành từng miếng tùy ý. 

- Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, bổ thành từng miếng tùy ý. 

- Cho bí xanh, dứa vào máy ép (hoặc có thể dùng máy xay sinh tố). Đổ nước ép ra cốc, cho thêm đá vào để được một ly nước ép hoa quả thơm ngon. 

Dứa cũng có tác dụng giảm cân vì dứa cũng như các loại quả khác là đu đủ, kiwi, trong thành phần có chứa Bromelin. Loại enzim này giúp thủy phân protein thành các axit amin, có tác dụng tốt trong việc tiêu hóa, và phân giải lượng calories thừa trong cơ thể.

Theo Webphunu

Dưỡng da trắng hồng tự nhiên vừa rẻ vừa hiệu quả

Với chi phí thấp nhưng lại mang đến hiệu quả bất ngờ, đặc biệt là rất an toàn, những cách dưỡng trắng da toàn thân bằng nguyên liệu tự nhiên đang ngày càng được chị em yêu thích.

Dưỡng da trắng tự nhiên bằng củ cải

Từ xa xưa, các thầy thuốc ở Trung Quốc đã kê thuốc là những loại canh dưỡng da trắng đẹp tự nhiên với thành phần chính là củ cải trắng. Loại củ này giàu vitamin C, nhưng không giống các loại trái cây dùng đắp mặt nạ, củ cải trắng phát huy tác dụng làm đẹp cao nhất khi ăn. Chỉ cần ăn mỗi ngày một chén củ cải trắng hầm trong suốt một tháng, làn da của bạn sẽ trắng hồng rạng rỡ.

duong-da-trang-hong-tu-nhien1-Webphunu.net
Củ cải được bán nhiều vào mùa thu đông.

Làm trắng da tự nhiên bằng quả cà chua

Quả cà chua chứa nhiều vitamin như C, E, kali, sắt… rất tốt cho làn da của bạn. Không chỉ thế, cà chua còn có chất chống ôxy hóa cao, giúp duy trì tuổi thanh xuân cho chị em. Để sở hữu làn da tươi sáng, bạn có thể kết hợp uống nước ép cà chua và dùng xác cà chua đắp lên da.

Cách làm: Lấy một quả cà chua tươi rửa sạch, ép lấy nước để uống, còn phần xác đem trộn với 100 ml sữa tươi. Sử dụng hỗn hợp này đắp lên mặt, bàn tay, bàn chân, để trong khoảng 10-15 phút rồi rửa sạch. Thực hiện đều đặn 2-3 lần mỗi tuần, sau 2 tháng bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ với làn da khỏe mạnh, tươi sáng.

Tắm trắng bằng sữa đậu nành

Sữa đậu nành chứa nhiều axit amin, canxi, protein cùng các loại vitamin A, E, PP, B12... và hàm lượng isoflavone cao - đây là loại hormone thực vật tương tự hormone estrogen của nữ giới. Vì vậy, sữa đậu nành có tác dụng làm trắng sáng, mịn màng đồng thời làm mới và chống lão hóa cho làn da bạn.

Làm trắng da mặt: Dùng sữa đậu nành rửa mặt có thể giúp xóa đi các vết thâm, làm giảm mụn đầu đen, giữ ẩm cho da, xóa mờ nếp nhăn, giúp làn da trắng hồng tự nhiên… Đây cũng được xem là một trong những bí quyết làm đẹp của phụ nữ Trung Quốc trong những ngày đông khô hanh.

Cách làm: Dùng nước ấm pha loãng sữa đậu nành để rửa mặt, kết hợp massage nhẹ nhiều lần trong vài phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch giúp bạn tẩy những chất bã nhờn - hai tác nhân chính gây mụn đầu đen. Hoặc nếu tỉ mỉ hơn, bạn có thể thoa sữa đậu nành lên da mặt trước khi tắm, đặc biệt là vùng da ở mũi, mắt sau đó khi tắm cũng rửa lại mặt bằng nước lạnh.

Thực hiện kiên trì và đều đặn trong 2 tuần, bạn sẽ thấy làn da có chuyển biến đáng kể, đặc biệt là các vùng da thâm sẽ mờ đi, da trở nên trắng hơn, không bị khô trong những ngày thời tiết khô hanh.

Tắm trắng toàn thân: Dùng sữa đậu nành để tắm sẽ giúp da bạn trở nên mềm mại, mịn màng, giảm vết thâm nám và đặc biệt là sẽ trắng sáng hơn.

Cách làm: Trộn đều 200 ml sữa đậu nành và một thìa cafe dầu ôliu. Sau đó, thoa hỗn hợp này lên da và massage nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút rồi tắm sạch bằng nước ấm. Ngay lập tức, bạn sẽ cảm thấy làn da trở nên hồng hào và căng mịn. Thực hiện thường xuyên khoảng 2-3 tuần, bạn sẽ thấy da trắng sáng rõ rệt.

Theo Webphunu

Trị ho cho bà bầu bằng trái cây ‘họ nhà chanh’

Khi bầu bí, sức đề kháng suy giảm vì vậy mẹ bầu rất dễ nhiễm khuẩn hoặc virus từ môi trường sống, hoặc do thời tiết nắng nóng, thay đổi đột ngột khiến dẫn đến bị ho. Nếu  bị ho nặng, bà bầu nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ còn nếu mới bị nhẹ, chị em có thể tham khảo những cách chữa ho đơn giản từ các loại quả chanh, cam, quất, quýt bằng những công thức dưới đây.

"Họ" nhà chanh trị ho hiệu quả cho bà bầu1

Chanh, cam, quất, quýt đều là những loại trái cây nhiều vitamin C giúp các mẹ bầu tăng sức đề kháng, sức khỏe. Vỏ của các loại quả này lại chứa tinh dầu giúp mẹ bầu có thể "đập tan" các cơn ho khó chịu. 

1. Quả cam

- Sau khi đã rửa sạch, dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Ăn cam ngay khi còn nóng, vừa lấy ra khỏi lò.
 

"Họ" nhà chanh trị ho hiệu quả cho bà bầu 2
 

- Ngoài ra có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống hằng ngày.

2. Quất

- Thái lát mỏng 3 – 4 quả quất đã rửa sạch vỏ, bỏ hạt, cho vào chén, đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều và đem hấp hoặc chưng cách thủy 10 - 15 phút. Sau đó để nguội và dùng dần, mỗi ngày uống khoảng 2 - 3 lần với 1- 2 thìa cà phê. Khi uống có thể thêm vài hạt muối, không nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để quất trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng

- Ngoài ra, quả quất còn có thể làm bài thuốc như sau: lấy 3 quả quất tươi, 6g cam thảo, 20 cánh hoa hồng bạch, 5 lá húng chanh, 8g đường phèn, hấp chín nguyên liệu, để nguội rồi uống hằng ngày theo liều lượng mỗi ngày uống khoảng 2 - 3 lần với 1- 2 thìa cà phê.

3. Quýt

- Sau khi ăn quả quýt xong, phần vỏ chị em nên giữ lại để trị ho.

Cách làm: cho vỏ quýt vào một chén nhỏ cùng với cam thảo, rễ cỏ tranh, mỗi thứ lượng bằng nhau và vừa đủ để dùng trong ngày. Sau đó rưới thêm khoảng 3 thìa mật ong lên trên. Đem hấp cách thủy và uống trong ngày, khi uống có thể pha loãng với nước đun sôi để ấm cho dễ nuốt.

4. Chanh

Với quả chanh, có thể chế thành nhiều bài thuốc để chữa ho hiệu quả:

- Cho một muỗng canh mật ong trộn đều với hai muỗng nước cốt chanh.

- Hoặc, pha một ly trà ấm hòa chút mật ong và thêm vài lát canh để uống lúc ho rát nhất, bạn sẽ cảm thấy cổ họng dịu lại ngay.

- Hay bạn cũng có thể trộn mật ong với ít nước chanh thêm chút gừng băm nhỏ, một chút quế để làm ấm cổ họng, cũng sẽ giảm ho hiệu quả.

- Ngoài ra, có thể hấp chín quả chanh khô với 6g cam thảo và 3 thìa mật ong cũng có tác dụng chữa ho.

Theo Webphunu

Những điều lưu ý khi trẻ bị đau đầu

Đau đầu ở trẻ hiện đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên. Những cơn đau đầu có thể thoáng qua hoặc lặp đi lặp lại, có thể là đơn thuần nhưng có nhiều trường biểu hiện của một căn bệnh nguy hiểm?

Đó có thể là là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm như u não, tăng áp lực sọ não, dị dạng mạch máu, thần kinh….

Nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ

- Đau đầu khi bị sốt, do các bệnh viêm dây thần kinh, viêm màng não, viêm não, viêm xoang, viêm ở mắt, răng.
- Đau đầu do căn nguyên mạch máu (đau nửa đầu), do cao huyết áp, dị dạng động tĩnh mạch.
- Đau đầu do khối choán chỗ nội sọ, u não, chảy máu nội sọ, não úng thủy, tăng áp lực sọ não lành tính.
- Đau đầu do yếu tố tinh thần: lo âu, stress, học quá sức, căng thẳng thần kinh kéo dài. Hiện nay sức ép học tập, thi cử có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng nặng nề lên sức khỏe tinh thần của trẻ, vì ngoài học văn hóa, các em còn phải học thêm ngoại ngữ, vi tính… Có trẻ đau đầu vì trong gia đình có người thân bị mất; Do trẻ thấy bố đối xử bất công với mẹ nên buồn rồi mắc bệnh đau đầu.

nhung-dieu-luu-y-khi-tre-bi-dau-dau

Ảnh minh họa

Những điều cha mẹ cần lưu ý

Cha mẹ cần đặc biệt chú ý những cơn đau đầu có biểu hiện bất thường như: Đau đầu dữ dội, dai dẳng, đau đầu kèm buồn nôn, sốt cao, đau đầu kèm đau khối cơ vùng gáy, đau đầu kèm giảm hoặc mất thị lực, thính lực.

Khi trẻ kêu đau đầu, các bậc phụ huynh cần hết sức quan tâm và xem xét các biểu hiện kèm theo. Cần cặp nhiệt độ cho trẻ xem trẻ có bị sốt không, hỏi trẻ xem có đau ở đâu không: đau họng, đau răng, đau tai… Bên cạnh đó xem trẻ có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc màu da của trẻ có thay đổi không (xuất huyết, sung huyết, nổi mẩn…).

Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần hỏi xem trẻ có buồn nôn và có bị nôn lần nào không. Cha mẹ cũng hỏi trẻ khi ngồi học trên lớp có thấy mỏi mắt, nhức đầu khi nhìn vào các chữ, số trên bảng và nhìn có rõ nét không. Khi đã biết được các thông tin nghi có liên quan đến chứng đau đầu của trẻ, nên cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt.

Khi có biểu hiện đau đầu khác thường, nên đến bệnh viện để khám cụ thể, chứ không nên vội quy cho đau đầu do “thời tiết” hay do “hội chứng tiền đình”.

Các loại đau đầu ở trẻ: có 2 loại

- Đau đầu cấp tính: Đau đầu cấp tính thường xuất phát từ các bệnh mang tính chất cấp tính như viêm nhiễm do vi sinh vật gọi là bệnh nhiễm trùng, như viêm họng cấp, viêm amidan cấp, viêm tai cấp, viêm xoang cấp hoặc một số bệnh như sốt xuất huyết, viêm não, màng não.

Triệu chứng hay gặp nhất là sốt và đau đầu. Tùy theo tính chất và bản chất của từng bệnh nhiễm trùng mà còn nhiều triệu chứng kèm theo như bệnh u não, viêm màng não thì ngoài triệu chứng đau đầu có thể có buồn nôn, nôn vọt, sợ ánh sáng, sợ tiếng động hoặc bị mờ mắt hoặc liệt…

- Đau đầu tái diễn (tái phát): có thể gặp lặp đi lặp lại nhiều lần, điển hình nhất là hội chứng Migraine. Hội chứng Migraine ở trẻ là thường bị đau nửa đầu khá nhiều lần (cơn) trong 1-2 ngày (thường có từ 5 cơn trở lên). Ngoài ra người ta còn thấy đau đầu có khi chỉ âm ỉ và kéo dài suốt ngày đêm (đau đầu do bệnh tăng huyết áp, đau đầu do rối loạn tiền đình) hoặc đau từng cơn và cũng có loại đau đầu hay xảy ra vào lúc nửa đêm gần sáng.

Theo VnMedia.vn