Lưu trữ cho từ khóa: cơm

Đậu cô ve xào lòng gà ngon cơm

Nguyên liệu:

- 300 g đậu cô ve, 1 túi lòng gà có bán tại các siêu thị.

- 1 củ hành tây, tỏi bằm, nước tương, tiêu bột, đường, hạt nêm.

Cách chế biến:

hinh-1-3506-1379004011.jpg

- Lòng gà rửa sạch, ướp với nước tương, đường, hạt nêm, tỏi bằm. Đậu cô ve rửa sạch, cắt thành khúc ngắn, chần sơ qua nước sôi rồi để ráo. Hành tây thái múi cau.

hinh-2-4245-1379004011.jpg

- Phi thơm tỏi bằm, cho hành tây vào đảo sơ, tiếp đến cho lòng gà vào xào chín với lửa lớn.

hinh-3-9828-1379004011.jpg

- Cho đậu cô ve vào xào chín, nêm lại gia vị vừa ăn.

hinh-4-3148-1379004012.jpg

- Xào xong cho ra đĩa, thêm ít ngò rí, tiêu bột và ớt trái là bạn đã có món ăn ngon miệng cho bữa cơm gia đình.

Khánh Hòa

Tôm rim nồi đất ngon cơm

Nguyên liệu:

- 200g tôm sú.

- Hành lá, ớt trái, đường, nước mắm, tiê say, mầu hạt điều.

Cách chế biến:

tom-1-1375923371_500x0.gif

- Tôm sú cắt bỏ đầu, lột vỏ, rửa sạch. Hành lá rửa sạch, thái đầu hành thành khúc nhỏ rồi đập dập.

tom-2-1375923371_500x0.gif

- Phi thơm đầu hành, cho tôm vào, thêm gia vị đường, nước mắm, màu hạt điều, hạt nêm rồi trộn đều cho tôm ngấm gia vị. Tiếp đến cho ít nước lọc vào và đun sôi.

tom-3-1375923372_500x0.gif

- Trong quá trình đun, nhớ trở tôm để tôm được thấm gia vị. Sau khi tôm sôi, để lửa nhỏ cho nước rút hết.

tom-4-1375923372_500x0.gif

- Cuối cùng, rắc vào ít tiêu bột, ớt trái cùng hành lá thái khúc. Dọn tôm rim ra đĩa và ăn kèm với cơm nóng.

Khánh Hòa

Cơm tấm ngon cho ngày đầu tuần

Nguyên liệu: (4 người ăn)

- 4 chén cơm tấm nóng; 4 quả trứng gà; 100g thịt nạc; 100g bì; 50g thính.

- 4 lát sườn cốt lết; 2 tai nấm mèo; 1 lọn bún tàu, 100g thịt xay; 1 thìa cà phê tỏi bằm; 1 thìa hành trắng thái nhỏ.

- Đường, tiêu, hạt nêm, nước mắm, dưa leo, cà chua, ớt trái.

Cách chế biến:

com-4-1375631585_500x0.gif

- Bún tàu, nấm mèo ngâm nở, thái nhỏ. Hành tây thái hạt lựu, tỏi bằm nhỏ.

com-7-1375631585_500x0.gif

Trộn đều hỗn hợp thịt nạc xay, bún tàu, nấm mèo, hành tây, hành khô thái nhỏ. Đập 3 quả trứng cho vào, thêm hai thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường rồi trộn đều. Cho hỗn hợp đó vào chén rồi đem hấp chín

- Khi chả vừa chín đến, bạn lấy 1 lòng đỏ trứng, đánh tan rồi chế đều lên bề mặt chả, hấp chín để chả có màu vàng đẹp mắt.

com-3-1375631585_500x0.gif

- Lấy chày chần sơ qua miếng sườn. Ướp sườn với đầu hành đâm nhuyễn, 3 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê tiêu xay, 1 thìa cà phê sữa đặc có đường (bạn có thể thay bằng mật ong nếu thích).

com-8-1375632804_500x0.gif

- Trộn đều rồi ướp trong khoảng 1 đến 2 giờ cho thấm gia vị. Cho sườn vào lò nướng rồi nướng chín vàng.

com-5-1375631585_500x0.gif

- Bì, thịt nạc rửa sạch, luộc chín rồi thái sợi vừa ăn. Trộn đều thính vào rồi để riêng.

com-6-1375631586_500x0.gif

- Mỡ rửa sạch, thái hạt lựu phi lấy tóp mỡ. Hành lá thái nhỏ, cho vào ít muối, bột ngọt, tiêu. Chế mỡ đang nóng vào để làm mỡ hành.

com-2-1375631586_500x0.gif

- Các nguyên liệu sau khi chế biến xong được để riêng từng phần.

com-1-1375631586_500x0.gif

- Cơm tấm cho vào chén đầy rồi úp ra đĩa. Xếp sườn nướng, chả, bì lên xung quanh. Trang trí với ít mỡ hành, dưa leo, cà chua. Ăn kèm là chén nước mắm chua ngọt.

Khánh Hòa

Khoai lang giúp giảm béo hiệu quả

Có nhiều người cho rằng không nên dùng khoai lang để giảm cân do có chứa nhiều tinh bột. Tuy nhiên, lượng tinh bột trong khoai lang chỉ bằng 1/3 so với cơm, và bằng 1/2 so với khoai tây.

Trong thành phần của khoai lang hoàn toàn không chứa chất béo và cholesterol nên có tác dụng ngăn ngừa quá trình chuyển hoá thành chất béo tích tụ trong cơ thể.

Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa các chất khó phân huỷ trong dung môi hữu cơ nên nhanh tạo cảm giác no bụng, đẩy lùi cơn đói nhanh chóng.  Chính vì những lý do trên mà khoai lang được coi là thực phẩm vàng để giảm cân.

Bạn có thể tham khảo thực đơn giảm béo bằng khoai lang như sau:

- Ăn khoai lang vào bữa sáng thay cho khẩu phần ăn thông thường hàng ngày. Ngoài ra, trước bữa trưa hoặc tối, bạn có thể ăn một chút khoai để giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể.

- Nên chế biến khoai lang theo phương pháp hấp, luộc hoặc nướng, không nên rán, xào với dầu mỡ sẽ dễ tạo thành chất khó tiêu hoá, phản tác dụng giảm cân.

khoai-1369550786_500x0.jpg
Ảnh minh họa:  Webphunu.

- Thay vì hàng ngày ăn từ 1 đến 2 chén cơm, bạn hãy thay bằng 1-2 chén củ khoai lang có thể giảm đi khoảng 20-25% lượng calories. Với người thừa cân, béo phì thì việc thay thế một phần cơm gạo bằng khoai củ sẽ giúp giảm dần một lượng năng lượng thích hợp hấp thụ vào cơ thể và không gây xáo trộn thói quen ăn uống.

Tuy nhiên, cần lưu ý khi ăn giảm béo cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng. Do vậy bữa ăn nên giảm cơm và thay thế bằng khoai lang nhưng vẫn phải ăn kèm thực phẩm giàu protein, rau quả tươi để có được khẩu phần cân đối dinh dưỡng.

Theo Webphunu

Mẹo chữa cơm sống, nhão, khê

Chẳng may một hôm nào đó nồi cơm bị khô, cứng, hoặc nhão, có nhiều cách để “cứu chữa”, như sau:

Cơm cứng

Để chữa nồi cơm bị cứng vì thiếu nước, hãy lấy đũa chọc nhiều lỗ vào cơm, sau đó cho ít nước ấm vào nồi nấu tiếp. Lưu ý với những nồi cơm bị cứng tránh mở vung ra nhiều, vì sẽ làm bay hơi và cơm khó mềm được.

chuacom-jpeg-1364177544-1364177567_500x0

Ảnh minh họa: Eva.

Cơm nhão

Đa phần chị em đều cho rằng cơm cứng còn chữa được chứ cơm nhão thì rất khó. Tuy nhiên, vẫn có cách giúp cho nồi cơm ấy ngon trở lại. Cắt những mẩu ruột bánh mì để lên trên mặt cơm và mở nắp liên tục để nước không đọng lại trên vung. Lúc cơm chín tới, xúc ra một cái đĩa cho cơm bốc hơi, làm như thế cơm của bạn sẽ bớt nhão phần nào.

Cơm khê

Mùi cơm khê thật khó chịu, ăn cơm phần trên cũng chẳng ngon nữa nên thường chị em sẽ bỏ đi để nấu nồi khác rất lãng phí. Hãy thực hiện một trong những "mẹo" chữa cơm khê sau:

Cách 1: Dùng một cái khăn sạch trải che kín mặt cơm, sau đó cho than hoa lên trên. Đậy kín nồi, khoảng 15 phút mở ra, mùi khê của cơm sẽ được than hút sạch.

Cách 2: Cho nước lạnh vào một cái chén, đặt vào giữa nồi cơm bị khê, ấn cho miệng bát bằng xuống với cơm. Tiếp đó đậy nồi cơm lại, dùng lửa nhỏ để ủ cơm 1-2 phút rồi mở nồi ra, cơm sẽ không còn mùi khê.

Cách 3: Khi cơm khê, lập tức tắt bếp, đặt vào trong nồi cơm một miếng vỏ bánh mì rồi đậy vung lại. 5 phút sau, vỏ bánh mì sẽ hút hết mùi khê cháy trong cơm.

Cách 4: Một cách nữa là lấy phần đầu hành lá, cắt khoảng vài khúc, cắm vào cơm, sau đó đậy nắp để một lúc rồi mở ra, cơm sẽ hết mùi khê.

Cách 5: Trong trường hợp cơm khê quá nặng, hãy xới hết phần cơm không bị khê phía trên ra, cho vào một nồi khác. Đem ngâm nồi này vào một chậu nước để nơi thoáng mát khoảng 10 phút, mùi khê sẽ vơi đi nhiều. Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến cơm bị nguội đôi chút.

Cách 6: Dùng một cục than củi cháy đỏ cho vào bát, đặt vào nồi cơm, rồi đậy kín vung lại. 10 phút sau mở vung, lấy bát than ra, mùi khê sẽ được cục than củi hút hết nên cơm sẽ không có mùi. Cách này hay sử dụng cho những chuyến đi picnic hay cắm trại sẽ rất tiện lợi.

Cơm sống

Cơm sống có thể do thiếu nhiệt hoặc ít nước quá. Trước tiên hãy đảo cơm cho tơi hết ra rồi chuyển sang một nồi khác. Dùng rượu rưới vào cơm theo tỷ lệ 1 rượu 10 cơm, bắc lên bếp đun lửa thật nhỏ cho đến khi bốc hơi hết. Cơm sẽ chín mà chẳng lo còn mùi rượu lưu lại trong cơm.

Theo Giadinh.net

Cách thể hiện tình yêu với trẻ nên làm hàng ngày

Trẻ chỉ cảm thấy an toàn khi biết mình được yêu thương. Dưới đây là 10 cách thể hiện tình yêu với trẻ cha mẹ nên làm hàng ngày.

Cha mẹ nào cũng muốn con mình trong cuộc sống có những người bạn tốt, học được cách chia sẻ, cảm thông, biết tha thứ cho những sai lầm của người khác, nhận được tình yêu, sự tốt đẹp nhất mà cuộc đời mang lại. Vì thế giúp bé cảm nhận được tình yêu thương để từ đó biết yêu thương mọi người là rất quan trọng. Dưới đây là những cách thể hiện tình yêu với trẻ.

1. Hãy cho bé thể hiện mình

Cho con có một khoảng không gian để bé thể hiện bản thân một cách tự do nhất là cách thể hiện tình yêu với trẻ.

Việc ủng hộ bé thể hiện bản thân qua những hành vi tích cực là rất tốt nhưng cũng đừng vội đánh giá bé và có những điều chỉnh ngay lập tức khi thấy những hành vi tiêu cực. Hành vi tiêu cực là một phản ứng khi bé có những điều không tin tưởng, không vừa lòng. Thay vào đó hãy nói chuyện với bé, hỗ trợ, tạo sự tin tưởng giữa cha mẹ và con. Rồi bạn sẽ thấy tự nhiên em bé sẽ đến với mình khi bé cần một bờ vai để chia sẻ.

2. Đánh thức bé dậy với một nụ cười

Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng hãy suy nghĩ làm sao bạn có thể làm việc này một cách thường xuyên được. Thường chỉ là: “Dậy, dậy đi thôi”.

Bắt đầu một ngày mới với một nụ cười có thể tạo nên một giai điệu hạnh phúc và yêu thương cho thời gian còn lại trong ngày của con bạn. Vì vậy đừng ngại thể hiện tình yêu với trẻ bằng những nụ cười.

3. Nói “có” với những đề nghị ôm hôn của bé

Đôi khi bạn sẽ cảm thấy phiền nhưng những cái ôm sẽ đem lại sự tin tưởng và an toàn cho bé. Thông qua những cái ôm bạn sẽ có những cái nhìn sâu sắc về cảm xúc và suy nghĩ của con, giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của mình.

cach-the-hien-tinh-yeu-voi-tre-nen-lam-hang-ngay

4. Lắng nghe

Bạn hãy thực sự lắng nghe, không bị phân tâm với bất kỳ câu chuyện nào mà bé chia sẻ với cha mẹ cũng là cách thể hiện tình yêu với trẻ. Bởi đôi khi vì mải công việc rồi những chuyện lặt vặt như nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa mà bạn thường bỏ qua hoặc nghe nửa vời những câu chuyện mà bé kể.

Khi nghe bé kể chuyện, hãy nhìn vào mắt con để bé thấy rằng bạn thật sự lắng nghe. Nếu như không thể lắng nghe, hãy hứa với bé bạn sẽ nói chuyện với con vào lúc khác ngay khi có thể.

5. Cho bé những gợi mở

Trẻ em sẽ học hỏi được rất nhiều điều sau những gì được làm, được nghe, được ăn, được cảm nhận. Khi bạn hỏi ý kiến bé về một vấn đề nào đó, bé sẽ cảm thấy được tôn trọng và trao quyền. Bạn có thể đề nghị bé tham gia vào các vấn đề của gia đình như ăn gì cho bữa tối, đi chơi đâu… Điều này không có nghĩa là bé được quyết định hoàn toàn nhưng rất ý nghĩa với những cảm xúc của bé.

6. Làm những điều nhỏ bé

Dọn dẹp giường cho con, một mẩu giấy nhắn tin bé nhớ ăn cơm trưa, một thanh socola ngẫu hứng cho bé trên đường đi học về… những điều nhỏ bé này cũng sẽ làm cho bé của bạn cảm thấy được yêu thương hơn rất nhiều.

Các mẹ thấy đấy, cách thể hiện tình yêu với trẻ đôi khi nằm trong những việc cực kì nhỏ bé.

7. Giữ lời hứa

Một khi lời hứa không được thực hiện có thể tạo cho trẻ cảm giác không tin tưởng và bản thân bé cảm thấy mình không phải là người quan trọng. Vì vậy, đừng bao giờ hứa suông gì với trẻ. Trước khi bạn thực hiện một lời hứa, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có thể làm được. Và khi không thể, hãy giải thích lý do cho con để bé hiểu.

8. Tìm hiểu ngôn ngữ tình yêu của bé

Bạn có thể cảm thấy rất được yêu thương và trân trọng nếu chồng bạn từ chỗ làm về nhà với một bó hoa hoặc đơn giản chỉ là giúp bạn những việc lặt vặt trong nhà, và trẻ em cũng vậy. Đôi khi trẻ chỉ cần những hành động đơn giản thôi nhưng bé đã cảm thấy mình rất được yêu thương.

Vì vậy hãy tìm hiểu những gì có thể làm cho con bạn cảm thấy mình trở nên đặc biệt và hãy cảm nhận tình yêu của bé.

9. Dành một thời gian đặc biệt cho bé

Bạn có thể dành ra một ngày trong tuần, một ngày trong tháng thật đặc biệt dành riêng cho bé. Điều này sẽ tăng cường sự liên kết và mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Nó cung cấp cơ hội cho cha mẹ chia sẻ cuộc sống của mình với con và tìm hiểu những gì đang xảy ra trong thế giới của trẻ.

Bạn có thể để bé lên kế hoạch cho những ngày đặc biệt tiếp theo và đảm bảo rằng những ngày như này sẽ được diễn ra thường xuyên theo kế hoạch. Khi đó dù cuộc sống bận rộn tới đâu, bé luôn biết rằng cha mẹ sẽ dành thời gian đặc biệt cho bé.

10. Hãy nói “Mẹ/cha yêu con”

Một đứa trẻ sẽ không bao giờ cảm thấy thừa khi bạn nói “Mẹ/cha yêu con”. Bạn có thể nói khi bạn chào tạm biệt khi con đến trường, trước khi con đi ngủ… Ngay cả khi bé có những hành động không đúng, nhưng nếu bạn nói “Mẹ yêu con dù con không phải là đứa trẻ ngoan nhất”, bé sẽ cảm nhận được tình thương vô bờ bạn dành cho bé.

Những cách thể hiện tình yêu với trẻ trên đây sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu thương từ cha mẹ, gia đình. Hãy đảm bảo những hành động này sẽ được thực hiện càng nhiều càng tốt vì nó chính là gốc rễ của tình yêu vô điều kiện bạn dành cho đứa con của mình.

(Theo Afamily)

Thơm phức tôm rang bơ tỏi

 Tôm chắc, ngọt thịt thơm lừng hương bơ ngon lắm!

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- 300g tôm đất
- 50g bơ lạt
- Hành tím, tỏi
- Thì là
- Gia vị: nước mắm, hạt tiêu

Phần nguyên liệu này đủ cho 2 người ăn

com-tom

Đến phần hành động này >:D<:

Bước 1:

- Rửa sạch tôm rồi bóc vỏ.

Bước 2:

- Ngâm rửa sạch thì là rồi xắt nhỏ.

Bước 3:

- Với tỏi và hành tím thì chúng mình cần băm nhỏ nhé!

Bước 4:

- Để chảo nóng rồi cho bơ vào.

Bước 5:

- Thêm hành, tỏi và thì là, phi thơm.

Bước 6:

- Sau đó, các bạn đổ tôm vào đảo đều.

Bước 7:

- Khi tôm chín, các bạn nêm nước mắm, hạt tiêu cho vừa ăn rồi đảo thêm khoảng 1′ thì tắt bếp.

(Theo Kenh14)

Cùng bệnh viện FV “giúp con ăn ngon ăn vui”

Nhà tâm lý lâm sàng Trần Thị Hồng Nhi, bệnh viện FV, chia sẻ bí quyết hiểu tâm lý trẻ theo từng giai đoạn để giúp trẻ ăn ngon

Làm thế nào để trẻ ăn ngon – ăn vui?

“Khá nhiều bé có biểu đồ phát triển cân nặng và chiều cao hoàn toàn bình thường nhưng vẫn được cha mẹ đưa đi khám dinh dưỡng và khám tâm lý thường xuyên vì cho rằng bé mắc chứng lười ăn hay bị suy dinh dưỡng. Vậy là phụ huynh có ‘bệnh’ chứ không phải trẻ!” – Nhà tâm lý lâm sàng Trần Thị Hồng Nhi chia sẻ một cái nhìn mới về việc kết hợp liệu pháp tâm lý trong điều trị chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ tại Bệnh viên FV.

Chuyện ăn của cha mẹ ảnh hưởng tới con thế nào?

Có một thực tế là nhiều cha mẹ chỉ tầm thước nhưng cứ mong con cao bằng hoặc cao hơn các bạn cùng lứa nên dẫn trẻ đi khám dinh dưỡng liên tục (dù rằng chỉ số chiều cao của trẻ hoàn toàn bình thường). Đó là “bệnh” của cha mẹ. Có cha mẹ thì lại tổ chức bữa ăn cho trẻ dựa trên những trải nghiệm ăn uống của chính mình, cứ ép con ăn món ăn mình thích. Chuyên gia Hồng Nhi, bệnh viện FV, nhấn mạnh: “Thức ăn cung cấp dưỡng chất để trẻ lớn lên, và thức ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển tâm lý và vai trò xã hội của trẻ. Cha mẹ rất nên can thiệp và giúp trẻ xây dựng thái độ tích cực với ăn uống. Tuy nhiên, trước hết, cần xác định những vấn đề trẻ gặp phải trong ăn uống là vấn đề của trẻ hay của chính phụ huynh.”

Bác sĩ Hồng Nhi khoa tâm lý lâm sàn bệnh viện FV (Pháp Việt) (Ảnh do bệnh viện FV cung cấp)

Rất ít trẻ ăn đúng như những gì cha mẹ muốn. Về cơ bản, trẻ từ 1 – 3 tuổi không hiểu khái niệm thức ăn tốt như người lớn. Trẻ có thể “phiên dịch” đồ ăn tốt là đồ ăn mẹ của bạn hàng xóm nấu và đang đút cho bạn ấy ăn. Trẻ cũng không phân biệt được cảm giác no đói mà thường ăn theo “tình cảm” nhiều hơn, như ăn nhiều hơn khi đua với bạn, hoặc không ăn vì không thích màu sắc… Phản ứng của trẻ với các bữa ăn và các loại thực phẩm cũng thay đổi theo từng giai đoạn, nhưng đều có điểm chung là chúng đều muốn ăn uống tự do, chán ăn cơm nhưng lại thích ăn gà rán, khoai tây chiên và kẹo…

Khi nào nên cho trẻ gặp khó khăn trong ăn uống gặp chuyên gia tâm lý

• Khi trẻ không đạt chuẩn về chiều cao, cân nặng, trẻ ăn quá lâu, quấy khóc nhiều, quậy phá nhiều khi đến giờ ăn.

• Khi không khí bữa ăn quá nặng nề và cha mẹ cảm thấy hoàn toàn bất lực với chứng biếng ăn ở trẻ.

Có nên cho trẻ ăn theo ý mình?

Ăn uống không chỉ là đơn thuần cho thức ăn vào miệng. Có thể thấy ở trẻ nhỏ, ăn uống và tình cảm không tách rời, và nguyên nhân của việc ăn uống khó khăn của trẻ đôi khi là do những vấn đề về mặt tình cảm, tâm lý.

Vậy trong “cuộc chiến” tại bàn ăn, đâu là quyền bính của cha mẹ để giúp trẻ “ăn ngon”, đâu là giới hạn sự tự do của trẻ để trẻ “ăn vui”? Nhà tâm lý lâm sàng Hồng Nhi giới thiệu một vài tư vấn riêng đang áp dụng tại Bệnh viện FV:

- Cha mẹ quyết định trẻ ăn gì (chọn những món có giá trị dinh dưỡng cho trẻ), còn trẻ sẽ tự quyết ăn bao nhiêu.

- Cha mẹ chuẩn bị một thực đơn duy nhất cho cả nhà trong mỗi bữa ăn (khi trẻ đã đủ tuổi ngồi ăn chung với người lớn). Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng gia đình, và sau này là xã hội có những quy tắc, quy định và trẻ cần tôn trọng những giá trị này. Tuy nhiên, đối với những món trẻ cương quyết không ăn, cha mẹ có thể đề nghị trẻ nếm thử 1 miếng, nếu vẫn không thích thì có quyền không ăn món đó.

Bác sĩ Hồng Nhi đang tư vấn cho một thai phụ về tâm lý trẻ theo từng giai đoạn để giúp trẻ ăn ngon (Ảnh do bệnh viện FV cung cấp)

Ngoài ra, để xây dựng thái độ tích cực với việc ăn uống và giúp trẻ “ăn vui”, chuyên gia Hồng Nhi bệnh viện FV khuyên cha mẹ nên:

- Cho trẻ đi chợ, cùng tìm hiểu các loại thực phẩm và cùng nấu nướng: trẻ sẽ thích thú khi khám phá một con cá đang bơi khác với đĩa cá đã chế biến thế nào…

- Giúp con đánh thức khẩu vị: khuyến khích trẻ nếm và mô tả đồ ăn bằng giác quan (nhìn thấy đẹp, sờ thấy mềm, ngửi thấy thơm, nếm thấy ngọt…); không nên để con dùng từ “Thích” hay “Không thích” khi mô tả về một món ăn mới.

- Duy trì bữa cơm gia đình đầm ấm và nhẹ nhàng bằng các “trò chơi”: ví dụ đố bé đoán xem nhai món này sẽ xảy ra điều gì trong miệng, hoặc đố bé tìm được hạt của quả nho trong miệng…

Cha mẹ đặc biệt cần tránh dùng món ăn này làm phần thưởng cho món ăn khác, chẳng hạn hứa với bé ăn hết chén cơm sẽ thưởng đùi gà rán, điều này sẽ càng làm trẻ hiểu sai khái niệm “đồ ăn tốt”. Tránh “ăn cho mẹ vui”, “ăn rồi mẹ thương” vì trẻ sẽ nhầm lẫn cảm giác muốn ăn và muốn được cưng nựng.

“Không có em bé hoàn hảo như trong quảng cáo, và trẻ ăn ngon ăn vui không có nghĩa là phải ăn nhiều, ăn cho cả bố mẹ,” chuyên gia Hồng Nhi bệnh viện FVtổng kết về phương pháp của mình.

Nhà Tâm lý lâm sàng Trần Thị Hồng Nhi tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý lâm sàng và bệnh lý tại trường Đại Học Bretagne Occidentale, Pháp vào năm 2008. Hiện cô là nhà chuyên môn phụ trách toàn bộ các ca tâm lý lâm sàng tại Bệnh viện FV, đồng thời là giảng viên tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học Quốc tế, thuộc khối Đại học Quốc Gia.

Bí quyết nào để vượt qua bệnh tật ?

Không được may mắn như nhiều gia đình khác, tôi và anh kết hôn được 2 năm thì có đến hơn nửa thời gian phải chống chọi cùng bệnh tật. Nhớ lại khi nhập viện, bác sĩ thông báo anh bị ung thư gan, có thể chỉ sống thêm được vài tháng. Nhưng hơn một năm nay, việc chữa trị của anh ngày càng có dấu hiệu khả quan. Người thân, bạn bè không khỏi vui mừng và thường hay hỏi tôi bí quyết gì đã giúp anh có thể làm được điều đó?

Sống lạc quan, trọn vẹn mỗi ngày

Như bao người khác, anh từng rất suy sụp khi nhận hung tin, nhưng rồi đã nhanh chóng lấy lại sự mạnh mẽ vốn có của mình. Anh tâm sự với tôi: “Em cứ yên tâm, anh sẽ quyết tâm chiến đấu với bệnh tật để luôn được ở bên em và con”. Anh sống rất lạc quan, bởi anh biết tinh thần ấy sẽ giúp đáng kể cho việc điều trị. Đôi khi, anh còn hóm hỉnh so sánh mình với Lance Amstrong – tay đua xe đạp nổi tiếng: “Anh ấy đã mất hơn 12 năm để chiến thắng căn bệnh ung thư. Tinh thần ấy thật đáng khâm phục!”

Anh truyền tinh thần lạc quan ấy cho cả gia đình, bởi anh không muốn căn bệnh quật ngã những người thương yêu trước cả mình. Sát cánh bên anh, tôi thu xếp dậy sớm từ 5 giờ sáng để vào bệnh viện chăm sóc anh trước khi đi làm, chiều lại tranh thủ về sớm để đưa con đến chơi cùng anh… Ngày qua ngày, chúng tôi luôn cố gắng sống trọn vẹn bên nhau để cùng nhau vượt qua những giai đoạn khó khăn như thế này.

(Ảnh được cung cấp bởi Manulife)

Sức mạnh từ tình thân gia đình

Suốt thời gian qua, tôi cũng đã trở thành một y tá thực thụ, bởi chẳng ai có thể chăm sóc anh tốt hơn người thân trong gia đình. Tôi ghi lại từng món ăn anh dị ứng, tác dụng phụ của từng dược phẩm và học cả cách tiêm thuốc cho anh.

Những niềm vui nhỏ luôn được nhen lên mỗi ngày, như buổi đi dạo cùng nhau sau bữa cơm tối, dẫn con đi xem phim hay tiệc BBQ tại nhà với bạn bè thân… Nhìn nụ cười của anh khi đón nhận những niềm vui ấy, tôi hiểu rằng mình đang tiếp thêm sức mạnh để anh lạc quan chiến đấu với bệnh tật.

Chủ động tài chính để luôn vững tâm

Vấn đề tài chính, đặc biệt là chi phí chữa bệnh luôn là một nỗi lo lớn đối với mỗi gia đình khi phải lâm vào những hoàn cảnh như chúng tôi. Tuy nhiên, vợ chồng tôi đã chủ động giải bài toán khó này theo bí quyết của T. Harv Eker (tác giả quyển sách nổi tiếng Tư duy triệu phú): hãy chia thu nhập theo tỷ lệ 60% cho chi tiêu – 5% cho sở thích – 20% cho đầu tư và 15% cho quỹ dự phòng, bảo vệ tài chính gia đình.

Điều quan trọng tôi muốn chia sẻ chính là quỹ dự phòng bảo vệ tài chính, bởi nhiều người thường không coi trọng vấn đề này, chỉ đến khi “hữu sự” thì mới thấy hết được tầm quan trọng của nó. Số tiền tiết kiệm được chẳng thấm vào đâu so với chi phí điều trị, và giờ đây chính bảo hiểm nhân thọ mà chúng tôi tham gia đã trở thành “cứu cánh” tài chính cho gia đình. Trước đó, chúng tôi đã quyết định gửi gắm niềm tin vào sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Manulife – Phúc Thọ Phu Thê, mỗi hợp đồng trị giá 500 triệu đồng với quyền lợi bảo hiểm 31 bệnh hiểm nghèo cho đến tuổi 85. Khi gia đình còn đang bối rối với kết quả mà bệnh viện thông báo, anh đã được chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm trên để có chi phí điều trị. Đồng thời, anh còn được hỗ trợ thêm 100 triệu đồng do mắc phải 1 trong 7 bệnh nghiêm trọng hay xảy ra ở nam và nữ được Manulife bảo hiểm bổ sung. Khoản tiền ấy như cánh tay nâng đỡ cho tài chính của mái ấm nhỏ, giúp anh an tâm điều trị và tôi cũng tôi yên lòng chăm sóc con cái, gia đình.

Chồng tôi rất tâm đắc với một câu nói của Lance Amstrong: “Tôi muốn mọi người nhớ về mình như một bệnh nhân ung thư đã đấu tranh đến cùng hơn là một nhà vô địch giải Tour de France. Bởi chính căn bệnh đã giúp tôi hiểu hơn những giá trị tốt đẹp của gia đình.” Cũng như anh, tôi hiểu rằng tình yêu luôn tồn tại nếu mỗi thành viên trong gia đình biết cách giữ lửa, và chính gia đình là động lực để giúp mỗi người vượt qua những thử thách của cuộc đời.

Những bí quyết khi trẻ biếng ăn

Biếng ăn ở trẻ luôn là một vấn đề khiến các ông bố, bà mẹ lo lắng, mặc dù hầu như bất kỳ đứa trẻ nào cũng trải qua tình trạng này. Trẻ biếng ăn thường có dấu hiệu nhận biết như: chỉ thích ăn một số thức ăn nhất định, chỉ thích ăn vặt, thời gian ăn thường kéo dài. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển về thể trạng cũng như trí tuệ của bé. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý có những phương pháp chăm sóc con một cách đúng đắn và khoa học để bé ăn ngon miệng hơn và giúp bé phát triển một cách toàn diện.

1. Đừng nên ép con ăn

Vì sợ con đói nên các bà mẹ thường “kè kè” chén cơm hay bột bên mình để cho bé ăn mà không biết rằng hành động này chỉ làm bé sợ ăn hơn, và vô hình trung dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. Nhiều bé chưa kịp đói đã thấy mẹ cho ăn, lâu dần sẽ mất “phản xạ thèm ăn” như những đứa trẻ bình thường khác. Thật ra, chúng ta không nên quá lo lắng việc để con bị đói, vì khi bé đói thì tức khắc cơ thể sẽ “báo động” và bé sẽ tìm cách đòi mẹ cho ăn ngay lập tức.

2. Không để con mất tập trung trong bữa ăn

Trong thực tế, một số phụ huynh thường “dụ” con ăn bằng cách cho bé vừa chơi vừa ăn, vừa xem TV vừa ăn để bé có thể ăn nhiều hơn, nhưng thực sự đây là một việc không tốt cho sức khỏe. Bữa ăn của bé chỉ lên kéo dài 15 – 30 phút. Nếu cho bé ăn khi đang xem TV, hoặc chơi đồ chơi dễ khiến bé phân tâm, và việc không tập trung ăn uống cũng không có lợi cho hệ tiêu hóa của bé.

Bé chỉ thích ăn một số thức ăn nhất định, chỉ thích ăn vặt, thời gian ăn thường kéo dài (Ảnh được cung cấp bởi nhãn hàng Kiddy)

3. Đa dạng thực đơn dinh dưỡng cho con

Việc thay đổi khẩu vị thường xuyên sẽ giúp bé tò mò, hào hứng hơn khi đến bữa cơm. Thêm vào đó, đa dạng món ăn cũng giúp cho bé không bị thiếu chất. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2000, trẻ em Việt Nam rất dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất, ví dụ như vitamin A, các axit béo cần thiết, DHA, Omega 3, 6, 9 cần thiết cho sự phát triển trí não… vì khẩu phần ăn uống không đa dạng, chế độ dinh dưỡng cho bé vẫn chưa được bảo đảm và đầu tư đúng mức.

Cá hồi là một thực phẩm rất giàu Omega -3 (Ảnh được cung cấp bởi nhãn hàng Kiddy)

4. Bổ sung thêm chất béo cho con

Chất béo là một trong những thành phần rất quan trọng và đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của một đứa trẻ. Ngoài việc giúp bé cảm thấy hợp khẩu vị, ăn ngon miệng hơn, chất béo còn chiếm đến 70-85% cấu tạo của não và dây thần kinh. Trẻ càng nhỏ, tổng lượng chất béo sử dụng càng cao, ví dụ trẻ sơ sinh cần đến 50% năng lượng từ chất béo, trẻ dưới 1 tuổi cần 40-50% và trẻ 1-2 tuổi cần 30-35%. Vì vậy để bổ sung chất béo đầy đủ cho con, mỗi ngày bạn nên thêm một thìa dầu ăn (5ml) vào chén bột, cơm, cháo để bé được cung cấp năng lượng và chất béo đầy đủ cho sự phát triển về thể chất và trí não. Dầu ăn dinh dưỡng dành cho trẻ em Kiddy là một lựa chọn hợp lý cho các ông bố bà mẹ vì dầu ăn dinh dưỡng Kiddy đươc đặc chế theo công thức khuyến nghị của Viện Y Khoa Hoa Kỳ, phù hợp cho trẻ em từ 6 tháng – 8 tuổi, cung cấp DHA tự nhiên từ dầu cá hồi nhập khẩu giúp trẻ thông minh và phát triển toàn diện. Trong 10ml dầu ăn dinh dưỡng Kiddy có chứa tối thiểu 100mg DHA.

Nhằm góp phần tạo thêm những sân chơi lành mạnh cho các bé và tạo điều kiện cho các bậc phụ huynh có cơ hội chia sẻ và bổ sung kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, nhãn hàng dầu ăn dinh dưỡng cho trẻ em Kiddy đã phối hợp với các trường mầm non trên cả nước để tổ chức sự kiện “Bé cùng Kiddy vui khỏe đến trường”. Chương trình đã và đang triển khai tại các tỉnh và thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Nha Trang, Hà nội, Quảng Ninh, Hải Phòng.