Lưu trữ cho từ khóa: còi xương

Bí quyết khi bé không chịu bú bình

Theo bác sĩ Hải, với các mẹ lười bú sữa, các mẹ có thể trộn sữa vào các bữa cháo cho bé. Các trộn cụ thể như sau.

Chào bác sĩ, xin chị tư vấn giúp em. Con em được 8 tháng tuổi, bé nặng 7.5kg và cao 70cm. Bé rất lười ăn sữa và ăn cháo. Hiện em có nấu cháo cho bé ăn bao gồm các thành phần như cá, tôm, cua, bò với rau xanh (mồng tơi, muống, cải thìa, cải ngọt, khoai lang và cà rốt).

Một ngày em cho ăn 5 bữa nhỏ, bé chỉ uống sữa ngoài khoảng 100ml đến 150ml mà thôi, tối bé ăn sữa mẹ.

Bé nhà em ra mồ hôi đêm rất nhiều, ngủ không ngon giấc, bé chưa mọc răng nào cả, thóp đầu bé trỏm xuống và trán hơi nhô một tí. Mong bác sĩ tư vấn giúp em các vấn đề như sau:

- Bé như vậy có bị suy dinh dưỡng không ạ?

- Bé có bị bệnh còi xương không?

- Bác giúp em chế độ ăn của bé như thế nào là hợp lý?

- Cách để cho bé ăn nhiều và chịu bú bình?

- Làm cách nào để chăm bé tốt hơn (hiện bé ở nhà với bà).

Cảm ơn bác sĩ.

(Lê Thị Thuận – thuanle@ino….vn)

tre-em

Trả lời:

Không biết bé là trai hay gái, nếu là bé gái thì cân nặng chiều cao như vậy là bình thường, còn là bé trai hơi nhẹ cân một chút nhưng cũng cũng chưa bị suy dinh dưỡng.

Muốn biết cháu có bị còi xương hay không em phải cho cháu đi khám bác sĩ, cần thiết thì phải làm xét nghiệm máu. Nhưng theo các dấu hiệu em mô tả có khả năng cháu bị còi xương, vì bây giờ là mùa đông không có nắng các cháu bé thường hay mắc bệnh còi xương lắm. Còi xương cũng là nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ.

Chế độ ăn của cháu ở lứa tuổi này nên như sau:

- Ngày 3 bữa bột/ cháo

- Sữa: 500ml (cả sữa mẹ và sữa chua)

- Quả chín sau các bữa ăn.

Thành phần 1 bát cháo hoặc bột bao gồm: – Gạo tẻ: 20g, thịt (cá, tôm): 20 – 25g, dầu (mỡ): 5g, rau xanh: 20g.

Nếu cháu không chịu bú sữa bạn có thể trộn thêm sữa bột vào các bữa cháo mặn, khi cháo đã nguội ấm, mỗi bữa trộn 3 thìa trong hộp sữa, cho ăn thêm sữa chua 1 – 2 cốc /ngày.

Để cháu ăn ngon miệng hơn bạn nên cho con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh còi xương, bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng men tiêu hoá nếu cần thiết.

(Theo Afamily)

Trẻ chậm mọc răng có phải bị còi xương?

Con tôi 15 tháng mà vẫn đi chưa vững, chỉ mới bám vào thành giường lần đi. Gần 1 tuổi cháu mới bắt đầu mọc răng, hiện giờ mọc được 6 răng.

Xin hỏi bác sĩ như vậy có phải con tôi còi xương nên mới chậm biết đi và chậm mọc răng không? Hay do nguyên nhân nào khác. - Lưu Hương Thủy (Vĩnh Phúc)

tre-cham-moc-rang-co-phai-bi-coi-xuong

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Nói trẻ chậm mọc răng là bị còi xương thì chưa hoàn toàn đúng. Chậm mọc răng chỉ là một trong các biểu hiện của bệnh còi xương. Bình thường trẻ bắt đầu mọc răng sữa vào lúc 6 tháng tuổi, nhưng cũng có trẻ 8 tháng hoặc 1 tuổi mới bắt đầu mọc răng. Ở những trẻ bị còi xương, do cơ thể thiếu vitamin D, thiếu can xi là một loại khoáng chất cần thiết cho sự phát triển mầm răng nói riêng và cho sự cốt hóa sụn ở đầu các xương dài nói chung nên những trẻ bị còi xương thường chậm mọc răng.

Chậm biết đi là một trong những dấu hiệu ở trẻ bị còi xương. Nhưng ngược lại, một trẻ chậm biết đi chưa chắc đã bị còi xương. Bình thường, trẻ em từ 1 - 12 tháng tuổi đã bắt đầu tập đi. Nếu bạn băn khoăn về việc chậm biết đi của con thì nên theo dõi xem trẻ có bị bệnh gì không? Đôi khi có những trẻ chậm biết đi hơn những đứa trẻ khác nhưng cũng không mắc bệnh gì.

Tuy nhiên ở một trẻ chậm mọc răng hoặc chậm biết đi có liên quan tới các yếu tố như khi sinh thiếu tháng (dưới 37 tuần thai), trẻ có cân nặng thấp khi sinh (dưới 2500 gram), trẻ không được bú mẹ trong 6 tháng đầu, trẻ nuôi nhân tạo bằng nước cháo, ăn bổ sung quá sớm và những trẻ hay bị viêm đường hô hấp, tiêu chảy kéo dài.

BS. Nguyễn Hoàng Nga

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Bé chậm biết đi có phải bị còi xương?

Cháu nhà tôi hiện đã 16 tháng tuổi nhưng vẫn chưa biết đi. Mong chuyên mục cho biết chậm biết đi có phải là cháu bị còi xương không. - Thu Minh (Hải Dương).

be-cham-biet-di-co-phai-bi-coi-xuong

Thông thường, trẻ 9 tháng tuổi đã lò dò lần giường tập đi và tới khoảng 12- 14 tháng là có thể đi vững. Ở những trẻ còi xương, việc mọc răng hay biết đi thường chậm hơn những trẻ bình thường khác.

Tuy nhiên, có những trường hợp chậm biết đi mà chưa chắc đã bị còi xương nếu trẻ đẻ thiếu tháng (dưới 36 tuần thai); trẻ có cân nặng thấp khi sinh (dưới 2,5kg); trẻ không được bú mẹ trong 6 tháng đầu; trẻ nuôi bằng nước cháo; ăn bổ sung quá sớm hoặc những trẻ bị viêm đường hô hấp, tiêu chảy kéo dài…

Nếu cháu nhà bạn không nằm trong những lý do trên thì bạn có thể theo dõi xem trẻ có bệnh gì khác không hoặc đưa trẻ tới cơ sở y tế để có thể có kết quả chính xác nhất.

(Theo Gia đình & Xã hội)

Biểu hiện của bệnh còi xương ở bé

Nếu bé nhà bạn có những biểu hiện dưới đây, cha mẹ hãy nghĩ đến bệnh còi xương nhé!

Kính gửi bác sĩ. Em 27 tuổi, sinh bé gái đầu lòng 3kg. Bốn ngày nữa là bé tròn 5 tháng rồi mà chỉ nặng 5.8kg. Hàng ngày bé ăn sữa Meiji (bón thìa) 60ml/ giờ, đến lúc mẹ đi làm về thì bú mẹ. Nếu có người bế thì bé ngủ ngon, nếu ngủ 1 mình thì chỉ 10-15 phút là tự dậy. Ban đêm bé ngủ không ngon, cứ lật người bên này bên kia và dậy rất sớm từ 5 rưỡi sáng. Từ 2 tháng bé uống 10 giọt Sterogy/ ngày, từ 4 tháng uống 5 giọt và giờ thì uống 3 giọt/ngày mà vẫn tóc vẫn dựng, mọc chậm và hơi ít tóc. Vậy bác sĩ tư vấn giúp em làm sao để bé tăng cân ạ. Em cảm ơn bác sĩ nhiều.

(Nguyễn Phương Hoa – [email protected])

Trả lời:

Bạn Phương Hoa thân mến!

Con gái bạn hiện có tình trạng đe dọa suy dinh dưỡng gầy mòn – nhẹ cân so với chuẩn (trung bình bé gái 5 tháng tuổi nặng 6,9kg, cao 64cm) và một số biểu hiện của bệnh còi xương (ngủ không sâu, tóc khô và có hình vành khăn…). Như vậy lời khuyên tối ưu dành cho bạn bây giờ là sớm đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời cho bé.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho bé, bạn nên tăng cường cho bé bú mẹ, bạn nên ăn đầy đủ, uống nhiều nước, ăn thêm bữa hoặc 200ml sữa công thức trước khi ngủ (sữa mẹ được tiết nhiều vào đêm).

Bạn lưu ý việc sử dụng thuốc và thay đổi liều dùng cần do bác sĩ chuyên khoa chỉ điịnh sau khi đã trực tiếp thăm khám và hỏi bệnh, bạn không nên tự ý dùng hoặc thay đổi liều vì sẽ gây nhiều bất lợi cho bé.

Chúc bé hay ăn chóng lớn!

b(Theo AF)

Chứng bệnh còi xương ở trẻ em

Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phospho.

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi - phospho; những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ.


Bệnh còi xương sẽ làm cho bộ xương bị biến dạng. Ảnh minh họa

Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị còi xương

- Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ.

- Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.

- Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.

- Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.

- Răng mọc chậm, trương lực cơ nhẽo, táo bón.

- Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…

- Trong trường hợp còi xương cấp tính: trẻ có thể bị co giật do hạ can xi máu.

Những trẻ dễ có nguy cơ bị còi xương

- Trẻ sinh non, đẻ sinh đôi.

- Trẻ nuôi bằng sữa bò.

- Trẻ quá bụ bẫm.

- Trẻ sinh vào mùa đông.

Phân biệt còi xương và bệnh còi cọc

Trẻ còi cọc: trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm còi xương hoặc không.

Bệnh còi xương: có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về canxi, phospho cao hơn trẻ bình thường.

Làm gì khi trẻ bị còi xương?

- Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.

- Cho trẻ uống vitamin D 4000 UI/ngày trong 4 - 8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000 - 10.000 UI/ngày trong 1 tháng, hoặc cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 UI/uống, 3 tháng tiêm nhắc lại một lần trong năm đầu tiên.

- Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: canxi B1 - B2 - B6: 1 – 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1 - 2 thìa cà phê/ngày.

- Cho trẻ bú mẹ; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày (cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương); cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.

Phòng bệnh còi xương cho trẻ

- Khi có thai các bà mẹ phải làm việc nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị đẻ non, có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 600.000UI/3 tuần, mỗi tuần 200.000UI.

- Sau khi sinh cả mẹ và con không nên ở trong phòng tối và kín, phòng ở thoáng mát và đầy đủ ánh sáng.

- Sau khi sinh 2 tuần cho trẻ ra tắm nắng 15 - 20 phút/ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ).

- Cho trẻ uống vitamin D 400UI/ ngày trong suốt năm đầu tiên nhất là về mùa đông.

- Khi trẻ ăn bổ sung: cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh và dầu mỡ

ThS.BS. LÊ THỊ HẢI

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Rau càng cua tốt cho tim mạch

Rau càng cua có tên khoa học là Peperomia peliucida, có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, làm món ăn ngon.

Ảnh: minh họa - Internet

Rau càng cua có tác dụng chữa trị chứng nhiệt miệng (nổi mụn hoặc lỡ miệng do nóng), huyết nhiệt sinh mụn nhọt, vị nhiệt sinh táo bón, tiểu buốt gắt hoặc đau mỏi cơ khớp do thời tiết, rau có tính hàn (tính mát) nên người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.

Trong 100g rau càng cua chứa 92% nước, 5,2mg vitamin C, 34mg photpho, 277mg kali, 224mg canxi, 62mg magiê, sắt 3,2mg, carotenoid 4.166 UI, cung cấp cho cơ thể 24 calori. Chất vitamin C, carotenoid tăng khả năng miễn dịch, ngừa bệnh xơ vữa động mạch, tăng cường sức mạnh cơ bắp, mau lành vết thương, giải nhiệt độc cơ thể. Chất photpho, canxi giúp trẻ em phát triển xương, ngăn ngừa còi xương và chữa chứng loãng xương người lớn.

Trong rau chứa nhiều chất sắt giúp bổ sung chất sắt cho người thiếu máu do thiếu sắt. Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp...

Tuy cung cấp nhiều chất nhưng rau càng cua là loại rau ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo.

Một số bệnh thông thường có thể dùng rau càng cua để chữa trị như viêm họng khô cổ khản tiếng dùng 100g rau để nhai, khi nhai nên kèm theo chút muối hoặc giã, xay vắt nước uống. Người bị nóng nhiệt, tiểu gắt, táo bón có thể dùng 100 - 200g rau càng cua nấu nước uống mỗi ngày. Những người bị mụn, ung nhọt dùng lá xay nhuyễn đắp vào rất mau lành. Ngoài ra, các nhà hàng hay dùng rau càng cua bóp giấm trộn với thịt bò hoặc trứng gà có tác dụng thanh nhiệt, chữa chứng thiếu máu.

Lương y Nguyễn Phước Thành

Meo.vn (Theo Bee)

Bé hơn 9 tháng tuổi mà mỏ ác vẫn còn mềm thì có sao không ạ?

Em chào BS,

Bé nhà em được 9 tháng rưỡi, cân nặng 10kg. Em thấy phần mỏ ác của bé vẫn còn mềm mềm, phần mềm đường kính khoảng 2 phân, như vậy bé có bị gì không ạ?

Đôi lúc nhìn kỹ, em thấy phần đó hơi lõm so với bình thường, em nghe người lớn nói khi bé khát nước là bị vậy, có đúng không ạ? Em xin cám ơn! (Quốc Anh - Cần Thơ)

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo:

Chào Quốc Anh,

BS rất vui được gặp lại em. Em cùng BS tìm hiểu sơ bộ về thóp của bé nhé.

Sau sanh bé có hai thóp, đó là “thóp trước” và “thóp sau”:

- Thóp trước là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, khi trẻ mới sinh ra thóp trước có kích thước là 2,5 x 2,5 cm, sau 12 - 18 tháng thóp sẽ khép lại.

- Thóp sau là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm, thóp sau sẽ đóng sớm hơn thóp trước, chậm nhất là 4 tháng sau sinh.

Tuy thóp chiếm một diện tích rất nhỏ nhưng nó đóng một vai trò quan trọng, đó là phản ánh tình trạng bên trong cơ thể. Thóp bình thường thì bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim, do đó, khi thóp bé phồng lên, lõm xuống hay thóp đóng sớm - muộn đều là những dấu hiệu bất thường.

- Nếu thóp trước phồng lên chứng tỏ áp suất nội sọ tăng, thường gặp trong các bệnh lý (xuất huyết não, não úng thủy, viêm màng não…).

- Thóp trước lõm xuống thường gặp trong những trường hợp mất nước do tiêu chảy, nôn ói, suy dinh dưỡng nặng…

- Thóp đóng sớm có thể do não nhỏ, xương đầu cốt hóa sớm làm hạn chế sự phát triển của não

- Thóp đóng muộn do xương chậm cốt hóa, bé bị còi xương suy dinh dưỡng, chức năng của tuyến giáp trạng kém…

Bé nhà em được 9,5 tháng thì thóp trước chưa thể đóng được, nên em sờ vào sẽ có cảm giác mềm mềm và cảm nhận được sự phập phồng theo nhịp đập của mạch tim.

Bé càng lớn thì đường kính sẽ hẹp dần và đóng kín. Nếu thỉnh thoảng em thấy thóp bé lõm xuống em nên xem lại bé bú đã đủ chưa và cần loại trừ các bệnh lý như BS đã nêu trên.

Meo.vn (Theo alobacsi)

Còi xương sớm ở trẻ sơ sinh

Hiện nay, sau khi sinh, vẫn nhiều phụ nữ áp dụng chế độ kiêng cữ quá kỹ như kiêng ra ngoài nắng, kiêng tắm, phòng ngủ phải kín gió, không có ánh sáng... Chế độ ăn của mẹ phải kiêng tôm, cua, ăn khô... Việc kiêng nhiều loại thực phẩm khiến sữa mẹ thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D. Đây là những nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị mắc bệnh còi xương sớm.

Biểu hiện của còi xương

Bệnh có thể xuất hiện ở tuần thứ 2 sau khi sinh. Biểu hiện của bệnh thông thường là hạ canxi máu, thể hiện bằng các triệu chứng: Trẻ giật mình và quấy khóc khi đang ngủ. Các cơn co thắt kéo dài làm bé khan tiếng, ngạt thở và có thể ngừng thở ngắn. Khi thở, có tiếng rít nhẹ. Dễ bị ọc sữa khi bú. Đi tiểu và tiêu són nhiều lần trong ngày.


Nên cho trẻ tắm nắng thường xuyên để tránh bị còi xương. Ảnh: B.L

Nặng hơn, có thể xuất hiện những biến dạng xương như bẹp hộp sọ do tư thế nằm. Nếu nằm ngửa, bé sẽ bẹp vùng dưới đỉnh đầu. Nếu nằm nghiêng, bé sẽ bị bẹp một bên thái dương. Do hộp sọ của bé còn mềm, não lại phát triển nhanh nên những nơi chưa được vôi hóa tốt, hộp sọ sẽ bị đẩy ra ngoài tạo thành bướu.
Phòng bệnh đơn giản

Để phòng bệnh còi xương sớm sau sinh, cách tốt nhất là sau sinh, các bà mẹ hãy thực hiện một chế độ sống khoa học, chứ không nên kiêng cữ theo những điều không còn phù hợp với điều kiện sống hiện tại.

Mẹ có thể uống thêm sữa, ăn các thực phẩm giàu canxi để bổ sung canxi cho bé thông qua nguồn sữa mẹ. Tắm nắng cho con vào lúc sáng sớm, nếu là mùa đông, từ 7h - 9h trong vòng 10 - 30 phút. Nếu là mùa hè, nên cho trẻ tắm sớm hơn, từ 7h - 8h và trong vòng 10 - 15 phút. Khi tắm nắng cho trẻ, cần chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ, có nhiều ánh sáng mặt trời (không được ngồi sau cửa kính để tắm nắng vì ánh sáng mặt trời khi chiếu qua kính sẽ mất tác dụng của tia cực tím).

Sau 6 tháng, nếu sữa mẹ ít dần những chất dinh dưỡng, mẹ cũng tập cho con ăn thêm những thức ăn giàu canxi (các loại gan động vật, trứng, bơ, sữa) để bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho sự phát triển của bé. Bổ sung vitamin D 400 đơn vị/ngày cho trẻ đẻ non, đẻ thấp cân nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.

Bác sĩ  Bùi Phương
Theo SK&DS

Meo.vn (Theo Chamsocbe)

Bệnh cong vẹo cột sống

Mang vác quá tải, tư thế ngồi không đúng trong thời gian dài có thể khiến cột sống bị cong vẹo.

Ảnh hưởng chiều cao

Bác sĩ Đinh Ngọc Sơn, Phó trưởng khoa Phẫu thuật cột sống - Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội cho biết: “Nếu tính ở thể nhẹ (độ vẹo giữa các đốt sống là 10%) thì ước tính có khoảng 2-3% dân số bị vẹo cột sống”. Bệnh cong vẹo cột sống thường trải qua quá trình từ khi còn nhỏ, đến độ tuổi học đường, nhất là 14-17 tuổi thì nhận biết rõ nét hơn. Ở lứa tuổi này, hệ xương khớp phát triển mạnh. Như một cái cây cong, nếu không được nắn kịp thời thì tốc độ cong vẹo tăng dần cùng với quá trình trưởng thành.

 

Ngồi không đúng tư thế hoặc mang vác quá sức có thể gây đau và cong cột sống - Ảnh: Shutterstock

Một kết quả điều tra y tế ở nước ta cho thấy, tỷ lệ học sinh bị vẹo cột sống ở nội thành tăng dần theo cấp học, số trẻ bị vẹo cột sống ở ngoại thành và hải đảo thường cao hơn khu vực nội thành trên tất cả các tiêu chí so sánh. Nguyên nhân được lý giải: vì bệnh vẹo cột sống phát sinh thường do trẻ phải mang vác nặng lệch về một phía, trẻ phải lao động sớm quá sức; trẻ ngồi học hay sinh hoạt không đúng tư thế; bàn, ghế và ánh sáng không đảm bảo đúng chuẩn...

Theo bác sĩ Sơn, bình thường khi cột sống bị vẹo ở thể nhẹ thì rất khó nhận biết. Đến khi bệnh tiến triển sẽ thấy hai vai lệch nhau, lúc cúi thấp người thì hai bả vai lệch nhau rất rõ, nhìn dọc sống lưng thấy cong. Theo bác sĩ, khi góc vẹo còn nhỏ, có thể dùng áo chỉnh hình, nhưng khi góc vẹo từ 50 độ trở lên, áo nẹp không có tác dụng mà cần phẫu thuật chỉnh vẹo cột sống.

Chủ động phòng bệnh

Bác sĩ Sơn cho biết, khi trẻ bị vẹo cột sống, lúc đầu cơ thể thường tự bù trừ (giúp giữ thăng bằng, không có dấu hiệu, khác biệt). Vì thế mọi người thường ít để ý, không phát hiện ra. Độ vẹo sẽ ngày càng rõ rệt và khi trưởng thành người bệnh sẽ bị thấp đi trung bình khoảng 5-6 cm. Nếu vẹo cột sống nặng hơn hoặc để lâu dài, lồng ngực sẽ bị biến dạng, gây xẹp phổi khiến bệnh nhân khó thở, ảnh hưởng đến hệ tim mạch và có thể gây đau đớn do chèn ép dây thần kinh. Mặt khác, vẹo cột sống ảnh hưởng rõ nhất đến thẩm mỹ, bề ngoài của người bệnh, khiến họ mất tự tin và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tùy theo mức độ cong vẹo nặng hay nhẹ mà có các biện pháp điều trị khác nhau. Nếu góc vẹo nhỏ, dưới 40 độ, bệnh nhân có thể chỉ cần theo dõi định kỳ, tập vật lý trị liệu hoặc được điều trị bằng áo chỉnh hình cột sống. Nhưng khi góc vẹo lớn hơn 40 độ thì bệnh nhân cần được phẫu thuật. Thông thường độ tuổi phẫu thuật đạt hiệu quả cao nhất là 14-17 tuổi. Các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cần quan tâm và phát hiện ngay những dấu hiệu sớm để đưa con đi khám, điều trị kịp thời. Và tốt nhất là tạo cho trẻ các thói quen đúng về tư thế trong sinh hoạt học tập.

Mặt khác, để phòng ngừa cong vẹo cột sống cũng cần phòng chống suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ nhỏ. Chế độ ăn cần có đủ protein, chất khoáng và vitamin. Bàn ghế ngồi học phải phù hợp với lứa tuổi và tư thế ngồi học phải đúng. Thường xuyên luyện thể dục thể thao phù hợp lứa tuổi giúp tăng sự dẻo dai và phát triển cân đối.

Meo.vn (Theo TNO)

Trẻ dưới 3 tuổi nên uống dầu gan cá vào mùa thu

Rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc rằng vì sao con mình đã ăn dầu cá rồi mà vẫn bị thiếu canxi? Thực tế, dầu cá và dầu gan cá là hai loại chất dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau.

Thường xuyên uống dầu gan cá tuyết không những giúp tăng khả năng hấp thụ vitamin D mà còn giúp hạn chế bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ.

Theo Bệnh viện chăm sóc sức khỏe trẻ em Thẩm Dương cho biết thì vào mùa lạnh, tỷ lệ trẻ mắc bệnh do thiếu hụt canxi tăng cao đột biến. Sự thiếu hụt canxi ở mỗi trẻ em là khác nhau. Rất nhiều bậc phụ huynh tỏ ra băn khoăn và thắc mắc rằng vì sao mình đã cho con ăn dầu cá rồi mà vẫn bị thiếu canxi?

Lý giải cho điều này, các bác sĩ tại bệnh viện Thẩm Dương cho hay rằng “dầu cá và dầu gan cá là hai loại chất dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau”.

Trẻ bị thiếu canxi không phải cứ ăn dầu cá là đáp ứng đủ

Rất nhiều trẻ em ở độ tuổi từ 6 tháng trở đi có những triệu chứng bị cảm mạo, sốt và chậm phát triển hơn so với những bạn bè cùng lứa. Đưa con mình đi khám, họ nhận được kết luận rằng trẻ bị bệnh còi xương do thiếu canxi. Vì nghĩ con mình chỉ đơn thuần là thiếu dinh dưỡng nên đa số các bậc phụ huynh đều vội vàng đi tìm những loại thuốc đắt nhất, dầu cá đắt nhất để cho con dùng. Tuy nhiên, sự thật thì việc sử dụng những sản phẩm đắt tiền đó chưa hẳn đã tốt và giúp trẻ giảm bớt nguy cơ bị còi xương.


Các bác sĩ cũng cho biết rằng, quan niệm sử dụng dầu cá đắt tiền để bổ sung canxi cho con là sai lầm. Trên thực tế, dầu cá và dầu gan cá tuyết có tác dụng hoàn toàn khác nhau. Dầu cá giàu lượng EPA và DHA, tuy nhiên tác dụng chính của nó lại là thúc đẩy tuần hoàn não chứ không mấy có tác dụng trong việc thúc đẩy sự hấp thụ canxi.


http://a9.vietbao.vn/images/vn902/2009/7/20859406-images1835072_Embe.jpg

Dầu gan cá hiện nay trên thị trường cũng có nhiều loại khác nhau, lượng vitamin A và D trong các loại dầu gan cá này cũng không giống nhau. Nếu trẻ có triệu chứng bị thiếu canxi trầm trọng thì việc dựa vào dầu gan cá để bổ sung canxi là chưa đủ mà cần phải đưa trẻ tới bệnh viện để chẩn đoán.

Nên cho trẻ dưới 3 tuổi uống dầu gan cá tuyết vào mùa thu và đông

Trẻ ở giai đoạn sơ sinh rất dễ bị thiếu hụt canxi. Chính vì vậy, người lớn cần chú ý chế độ dinh dưỡng để đảm bảo trẻ không bị thiếu canxi dẫn đến còi xương. Như chúng ta đã biết, nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương là do sự thiếu hụt vitamin D. Cách đơn giản và tiết kiệm nhất để giúp trẻ hấp thụ vitamin D là cho trẻ tắm nắng vào buổi sớm.

Tuy nhiên, vào mùa thu và mùa đông, thời tiết lạnh. Trẻ phải mặc nhiều quần áo để tránh bị cảm nên khả năng hấp thụ vitamin D là không cao. Một số gia đình chọn cách cho con ngồi trong nhà bên cạnh cửa kính để tắm nắng song cách này cũng không hiệu quả bởi khả năng ánh nắng xuyên qua kính cũng bị hạn chế, lượng vitamin D cũng không nhiều.

Vậy làm cách nào để người lớn có thể bổ sung vitamin D cho trẻ? Các bác sĩ khuyên rằng, việc sử dụng dầu gan cá tuyết sẽ giúp cung cấp vitamin D hiệu quả cho trẻ để hạn chế bệnh còi xương.

Bên cạnh những lợi ích trên, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng, trẻ được uống dầu gan cá trong những năm đầu đời còn giúp giảm 26% nguy cơ mắc tiểu đường.


Meo.vn (Theo Afamily)