Lưu trữ cho từ khóa: cỏ xước

Cốt khí củ – Khu phong trừ thấp

Cốt khí củ còn gọi là hổ trượng, điền thất, hoạt huyết đan, nam hoàng cầm. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, củ. Thu hái củ quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu (tháng 8, 9)… Theo Đông y, cốt khí củ vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết thông kinh, giảm đau, giải độc, lợi tiểu. Chữa phong thấp tê bại, đau nhức gân xương; ứ huyết do ngã, chấn thương, kinh nguyệt bế tắc gây đau đớn, sau khi đẻ huyết hôi bị tích lại gây bụng trướng, đái dắt, đái buốt, đái ra máu. Dùng ngoài trị mụn nhọt, lở ngứa, làm thuốc cầm máu. Liều dùng: 8 - 12g, dạng thuốc sắc, thuốc bột, rượu.

Một số cách dùng cốt khí củ làm thuốc:

Chữa phong thấp, đau nhức xương

- Cốt khí củ 12g, đơn gối hạc 12g, cỏ xước 8g, hy thiêm 8g, uy linh tiên 6g, binh lang 6g. Các vị sao vàng hạ thổ. Sắc uống 2 lần trong ngày. Ngày 1 thang.

- Cốt khí củ 12g, dây đau xương 12g, rễ lá lốt 12g, rễ cỏ xước 12g, bồ bồ 8g, cam thảo nam 8g, mã đề 8g, quế chi 6g. Sắc uống ngày 1 thang; kết hợp xoa bóp bằng rượu ngâm quế chi, huyết giác.

Chữa thương tích, ứ máu, đau bụng: Cốt khí củ 20g, cây lá móng 16g. Sắc lấy 300ml nước, cô lại còn 150ml, thêm 20ml rượu, chia uống 2 lần trong ngày.

Chữa sưng vú: Cốt khí củ 12g, hạt muồng 12g, rễ lá lốt 10g, rễ bồ công anh 10g, bạch truật 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

TS.Nguyễn  Đức Quang

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Cây trâu cổ chữa di tinh liệt dương

Cành và lá, quả non trâu cổ phơi khô 100g, đậu đen 50g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250ml rượu trắng...

Trâu cổ là loại cây được trồng làm cảnh, che mát và làm thuốc chữa bệnh. Tên khác: xộp, vẩy ốc, bị lệ, mác pốp. Tên khoa học: Ficus pumila L.

Trâu cổ có tác dụng bổ khí huyết nên nhiều người dùng thay vị hoàng kỳ trong 1 số đơn thuốc.

Một số cách dùng sau:

- Quả trâu cổ 40g, bồ công anh 15g, lá mua 15g. Sắc uống; Chữa tắc tia sữa, sưng vú, ít sữa. Kết hợp dùng: lấy lá bồ công anh giã nhỏ cho ít dấm, chưng nóng chườm hay đắp ngoài.

Cây trâu cổ

- Cao quả trâu cổ: quả chín thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao. Ngày uống 5 - 10g. Dùng chữa đau xương, đau người ở người già, làm thuốc bổ, điều kinh, giúp tiêu hoá.

- Rượu bổ chữa di tinh liệt dương: cành và lá, quả non phơi khô 100g, đậu đen 50g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250ml rượu trắng, ngâm 10 ngày, ngày uống 10 - 30 ml.

- Chữa thấp khớp mạn tính: Cành lá trâu cổ 20g, rễ cỏ xước 20g, phục linh 20g, rễ tầm xuân 20g, dây rung rúc 12g, thiên niên kiện 10g, rễ gấc 10g, lá lốt 10g, dây đau xương 10g, tang chi 10g. Sắc 2 lần, lấy khoảng 400ml, sau cô lại cho thật đặc. Hòa với rượu chia uống 3 lần trong ngày.

- Thanh nhiệt giải khát: Lấy quả chín, rửa sạch, giã nát hay xay nghiền bằng máy cho vào túi vải, ép lấy nước. Nước để yên sẽ đông lại như thạch; thái dạng sợi, cho thêm đường, nước đá và hương liệu.

Theo TS Nguyễn Đức Quang

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Chữa bệnh thống phong bằng lá sakê

Theo lương y Vũ Quốc Trung, bệnh thống phong (còn gọi là gút) là bệnh tăng a-xít uric huyết thanh với những biểu hiện đau khớp cấp. Lượng a-xít uric tăng do cơ thể tăng sản xuất lượng a-xít uric, do thận đào thải kém hoặc do cả hai.


Ảnh minh họa.

Theo y học cổ truyền, thống phong là do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại các khớp, gây đau, co duỗi khó khăn. Nếu bệnh tiến triển lâu ngày sẽ gây tổn thương đến can thận, làm biến dạng các khớp và tái phát nhiều lần... Bệnh có 2 thể lâm sàng (cấp và mãn tính).

Với cấp tính, cơn đau và khớp sưng tấy dữ dội đột ngột ở khớp bàn chân, ngón cái, thường vào ban đêm (cũng có thể ở các khớp khác), khớp đỏ sẫm, ấn đau nhiều, hoạt động hạn chế. Bệnh kéo dài 2, 3 ngày hoặc 5, 6 ngày rồi khỏi không để lại di chứng, nhưng rất dễ tái phát. Với mãn tính, thường do bệnh cấp tính chuyển thành, biểu hiện viêm nhiều khớp mãn tính (ở các khớp nhỏ, vừa và đối xứng) tái phát nhiều, khớp đau nhiều kéo dài, tại khớp có thể sưng, nóng, đỏ không rõ nhưng thường có sốt, khớp dị dạng, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, dưới da, vành tai (hạt tôphi) mềm, không đau, bên trong chứa một chất trắng như phấn. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận kẽ, sạn tiết niệu, suy thận cấp, mạn).

Sử dụng lá sakê lâu có gây mờ mắt?

Theo lương y Quốc Trung, lâu nay, trong chuyên môn chưa nghe nói đến việc sử dụng lá sakê lâu ngày có thể gây mờ mắt. Ngoài ra, nói như thế là không có cơ sở, vì trong thành phần của lá sakê không có chất gì làm mờ mắt, gây hại mắt cả. Các kết quả nghiên cứu cho thấy lá sakê có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi tiểu, bởi vậy có tác dụng chữa thống phong. Trong bài thuốc của anh Lữ Sang có phối hợp giữa lá sakê với cỏ xước và dưa leo thì càng tốt. Vì cỏ xước có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp và dưa leo có tác dụng thanh nhiệt, giải khát. Theo kinh nghiệm dân gian, chữa bệnh gút bằng lá sakê rất có hiệu quả. Cách thường dùng là: lấy 4 - 5 lá sakê, nấu ra khoảng 2 lít để uống cả ngày. Thời gian uống kéo dài khoảng 1 tháng bắt đầu có hiệu quả và chưa thấy có tác dụng phụ nào.

Ngoài ra, còn có thể sử dụng một số bài thuốc khác để chữa bệnh. Với thể cấp tính thì dùng: thạch cao 40 - 60g (sắc trước), tri mẫu 12g, quế chi 4 - 6g, bạch thược, xích thược (đều 12g), dây kim ngân 20 - 30g, phòng kỳ 10g, mộc thông, hải đồng bì (đều 10g), cam thảo 5 - 10g. Sắc (nấu) uống ngày 1 lượng như thế, uống trong thời gian bị sưng đỏ, nóng sốt. Với thể mãn tính, thì dùng bài gồm: chế ô đầu, tế tân (đều 4 - 5g, sắc trước), toàn đương quy 12g, xích thược 12g, uy linh tiên 10g, thổ phục linh 16g, tỳ giải 12g, ý dĩ nhân 20g, mộc thông 10g, quế chi 4 - 6g sắc uống.

Meo.vn (Theo Khoemoingay)

Bị tiểu đường nên biết đến trái sa kê

Lá sa kê có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị sỏi thận, gút, tiểu đường, tăng huyết áp...

Sa kê tên khoa học là Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae) là loại cây được trồng nhiều ở miền Tây Nam bộ nước ta. Các bộ phận như trái, rễ, lá, vỏ và nhựa của cây sa kê có nhiều dược tính nên được sử dụng làm thuốc trị bệnh.

Theo Đông y, cây sa kê có tác dụng tốt đối với một số bệnh về chuyển hóa. Cụ thể: Thịt của trái sa kê có tác dụng bổ tỳ, ích khí; hạt sa kê thì bổ trung ích khí, lợi trung tiện; vỏ cây có tác dụng sát trùng tiêu viêm, tiêu độc, dùng để trị ghẻ; nhựa cây sa kê pha loãng trị tiêu chảy, lỵ; rễ sa kê có tính làm dịu, sát khuẩn, dùng để trị ho, hen suyễn, các chứng rối loạn dạ dày, đau răng hay bệnh về da rất hiệu quả; lá sa kê phối hợp với lá đu đủ non tươi, giã với vôi để đắp trị mụn nhọt.Lá sa kê có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị sỏi thận, gút, tiểu đường, tăng huyết áp...

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/20111027-150103-1-IMG-3801.jpeg

Trong dân gian còn sử dụng lá sa kê để trị phù thũng hay viêm gan vàng da bằng cách lấy lá già (còn tươi) nấu uống. Lá sa kê còn có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị sỏi thận, gút, tiểu đường, tăng huyết áp...

Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ cây sa kê.

- Chữa viêm gan vàng da: Lá sa kê tươi 100g, diệp hạ châu tươi 50g, củ móp gai tươi 50g, cỏ mực khô 20 – 50g. Nấu chung, lấy nước uống trong ngày.

- Trị đau răng: Lấy rễ cây sa kê, nấu nước ngậm và súc miệng.

- Trị bệnh gút, sỏi thận: Dùng lá sa kê già (còn tươi) 100g, dưa leo 100g, cỏ xước khô 50g, cho 3 thứ vào nồi nấu lấy nước uống trong ngày.

- Trị chứng tăng huyết áp dao động: Dùng lá sa kê vàng (vừa rụng) 2 lá, rau ngót tươi 50g, lá chè xanh tươi 20g, nấu chung lấy nước uống trong ngày.

- Trị tiểu đường týp 2: Lấy lá sa kê già 100g (khoảng 2 lá), quả đậu bắp tươi 100g, lá ổi non 50g, cho vào nồi nấu lấy nước uống hằng ngày.

Lưu ý, chỉ nên dùng lá sa kê sắc uống trong trường hợp phù thũng, bí tiểu hoặc viêm nhiễm, còn bình thường không nên uống thường xuyên, nhất là uống quá nhiều sẽ không có lợi, bởi vì ngoài tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, lá sa kê còn chứa độc tính nhất định.


Meo.vn (Theo NNVN)

Đông y chữa viêm lợi

Viêm lợi là bệnh rất thường gặp trong các bệnh răng miệng, người bệnh thường có triệu chứng lợi bị sưng nề, lợi màu đỏ, dễ chảy máu, lợi và chân răng bị viêm tấy do nhiều loại vi khuẩn, ngứa lợi, răng đau lung lay. Triệu chứng toàn thân: ăn uống kém, cảm giác nóng trong bụng, phân thường bị táo, đau đầu ít ngủ… Theo Đông y, viêm lợi là do nhiệt.

-Nguyên tắc điều trị: Chống viêm, thanh nhiệt đồng thời tăng cường vệ sinh răng miệng.

Thuốc trị:

Bài 1: Hoài sơn 12g, sơn thù 12g, đan bì 10g, trạch tả 10g, sinh địa 12g, chi tử 12g, đại táo 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Bài 2:-Rau rệu phơi khô 50g, chè xanh 30g, rau má 30g, lá đinh lăng 30g. Nấu nước uống trong ngày

Bài 3: -Rễ cỏ xước 16g, rễ xấu hổ 16g, nam hoàng bá 16g, nam tục đoạn 16g, bạch truật 12g, liên nhục 12g, cam thảo 12g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Bài 4: Lá hương nhu 16g, rau má 24g, hoàng liên 10g, hoàng cầm 10g, chi tử 12g, đương quy 12g, đan sâm 16g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt ở trung tiêu đồng thời dùng lá hương nhu và lá đinh lăng nấu nước để súc miệng hàng ngày.

Hoàng liên ngâm rượu chấm vào răng lợi bị viêm rất tốt.

Bài 5: -Hoàng liên 100g, cho thuốc vào chai thủy tinh đổ ngập rượu để ngâm. Sau 1 tuần là dùng được. Lấy bông chấm thuốc rồi sát vào răng lợi.

Bài 6:-Vỏ cây gạo 50g, thạch xương bồ 50g. Hai thứ sắc lấy nước đặc, ngậm trong miệng ít phút rồi nhổ đi.

Bài 7: -Trần bì 10g, chỉ xác 10g, hoàng bá 12g, sơn trà 10g, đương quy 12g, mạch môn 12g, thiên môn 12g, bạch thược 12g, sâm đại hành 12g, tam thất 10g, đinh lăng 16g, bán hạ 10g hậu phác 10g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, trừ nhiệt ở trường vị, lợi tiêu hóa.

Phòng bệnh:

-Thường xuyên vệ sinh răng lợi. Phương pháp dân gian rất có hiệu quả: ngậm và súc miệng nước muối hàng ngày. Bệnh nhân viêm lợi cần kiêng ăn những thứ như: mắm tôm, cá tanh, thịt chó, ớt, riềng… Nên uống thêm vitamin C, nước cam, nước chanh, nước ép quả dứa…

BACS.com I(Theo 123suckhoe)

Chữa đau khớp bằng cây nhà lá vườn

Trong y học cổ truyền, đau khớp được gọi là chứng tý, tùy theo nguyên nhân và triệu chứng gây ra do các thể phong tý, hàn tý, nhiệt tý hoặc thấp tý mà dùng thuốc thích hợp.

Các cây cỏ dân gian hay dùng để chữa đau khớp dễ tìm, rẻ tiền, dễ sử dụng và có nhiều tác dụng tốt cho người đau khớp.

Cà gai leo: Dùng rễ, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô mỗi ngày 10 - 20g sắc uống chữa  được phong thấp, đau nhức các đầu gân xương.

Cỏ xước: Dùng cả cây và rễ (có chứa nhiều saponin có tác dụng chống viêm rất tốt), mỗi ngày dùng 10 - 16g ở dạng nước sắc, uống chữa sưng khớp gối, đau nhức gân cốt, đau lưng.

Lá lốt: Dùng lá làm rau ăn và làm thuốc chữa tê thấp, đau lưng, tay chân tê dại, ngày 8 - 12g, sắc riêng hoặc sắc chung với dây đau xương, cốt khí củ, rễ cỏ xước đồng lượng. Có thể nấu nước ngâm tay chân cho người hay bị đổ mồ hôi tay chân.

Thổ phục linh: Dùng thân rễ phơi khô, có tác dụng lợi gân cốt, kiện tỳ, giải độc, tiêu phù. Mỗi ngày dùng 10 - 12g sắc uống hoặc phối hợp thành bài thuốc gồm thổ phục linh 20g, thiên niên kiện, đương quy đều 8g, bạch chỉ 6g, cốt toái bổ 10g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống chữa phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt tay chân.

Ké đầu ngựa: Dùng quả chín vàng khô. Quả có vị đắng, tính mát, tác dụng tán phong trừ thấp, ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc chữa phong thấp, tay chân co rút, các khớp sưng đau.

Ngũ gia bì: Dùng vỏ thân hay vỏ rễ, dạng sắc hoặc ngâm rượu, chữa phong thấp, làm mạnh gân cốt, tăng lực.

Meo.vn (Theo Bee)

Rau ngót món ăn, bài thuốc cho người lớn tuổi

Rau ngót có nhiều acid amin, vitamin và chất khoáng vì vậy nó có tính bổ dưỡng cao. Người ta thường nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, giò sống trứng, tôm, cá đồng… bữa ăn gia đình, nhất là các cụ lớn tuổi, nên có thêm bát canh rau ngót.

Canh rau ngót có tác dụng thanh nhiệt
Rau ngót hay bù ngót, bồ ngót, tên khoa học là Sauropus androgynus, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Loại cây này được trồng rất phổ biến quanh nhà. Người dân vừa dùng làm món ăn vừa làm thuốc chữa trị một số bệnh. Hái lá tươi dùng ngay. Thường hay chọn những cây 2 tuổi trở lên để làm thuốc.

Rau ngót có nhiều acid amin cần thiết: trong 100g rau ngót có lysin, 0,13g metionin, 0,05g tryp-tophan, 0,25g phenylalalin, 0,34g treonin, valin, leuxin và 0,17g izoleucin...

Rau ngót rất giàu đạm nên thường được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận.

Đặc biệt với hàm lượng vitamin K dồi dào - chất giúp giảm nguy cơ gãy xương và papaverin - chất giúp giảm cơn đau phủ tạng, hạ huyết áp nên rau ngót rất tốt cho người lớn tuổi.

Thanh nhiệt: rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.

Canh giải nhiệt mùa hè: rau ngót nấu canh với hến, vừa có vị ngọt đậm đà, vừa thanh nhiệt. Sự phối hợp này lạnh, nên cho thêm lát gừng hoặc nên kiêng với người hư hàn.

Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin, rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.

Giảm thân trọng: rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 calori), ít glucid và lipid nhưng nhiều protein; do đó, rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nên nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, đậu hũ. . .

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz-huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường chậm (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.

Trị táo bón: rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh, nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.

Tăng lượng sữa cho phụ nữ sau sinh: hiện nay, lá rau ngót chiết xuất đã được sử dụng như là một thành phần củng cố trong các thực phẩm chức năng dành cho bà mẹ cho con bú. Thưởng thức rau ngót có thể giúp bà mẹ tăng lượng sữa, điều này là do bắt nguồn từ những tác động nội tiết của các hợp chất hóa học sterols có tính chất estrogen.

Tăng lượng vitamin A: rau ngót là một nguồn vitamin A tương đối cao, giúp cơ thể để ngăn ngừa các bệnh về mắt, tăng trưởng tế bào, hệ miễn dịch, sinh sản, và duy trì làn da khỏe mạnh.

Cung cấp can xi: lá rau ngót có một mức canxi rất tốt. Đây là một trong những khoáng chất quan trọng nhất cần thiết cho cơ thể.

Đánh thức khả năng tình dục: lá rau ngót rất giàu các hợp chất có thể tăng chất lượng và số lượng tinh trùng, bao gồm cả khơi dậy tiềm năng và khả năng tình dục.

Trị sót nhau thai: rau ngót 20 - 30g, rửa sạch, giã nhuyễn, cho vào một ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy khoảng 100ml; chia làm 2 phần để uống (mỗi lần cách nhau 10 phút). Sau chừng 30 phút, nhau sẽ ra và sản phụ hết đau bụng.

Cũng có thể dùng rau ngót giã nhuyễn rồi đắp vào giữa lòng bàn chân, nhưng cần lưu ý là khi nhau đã hết thì cần bỏ miếng băng thuốc ra ngay.

Rễ rau ngót có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp, dùng 20 - 40g rễ tươi rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống trong ngày.

Trị chảy máu cam: giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã còn lại gói vào vải đặt lên mũi.

Trị tưa lưỡi ở trẻ nhỏ: lá rau ngót 20g, rửa sạch, giã nhỏ, cho vào một ít nước lọc đã được đun sôi, để nguội dần (cho đến khi còn hơi ấm thì dùng), vắt lấy nước, dùng bông gòn hoặc vải mỏng để thoa nước này lên lưỡi, lợi, miệng của trẻ bệnh.

Trị tưa lưỡi ở người lớn: rau ngót 20g, xay với 300ml nước, lọc bỏ bã, mỗi ngày uống 3 lần vào sáng, trưa và tối. Kinh nghiệm cho thấy uống trong 3 ngày có chuyển biến tốt.

Trị đau mắt đỏ (viêm kết mạc): lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Trị hóc xương: lấy rau ngót tươi rửa sạch, để ráo nước, giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt ngậm khoảng 15 phút rồi nuốt dần dần sẽ có kết quả.

Trị đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em: rau ngót 30g, bầu đất 30g, nấu với 1 cật heo thành canh cho trẻ ăn.

Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng, có tác dụng chữa bệnh, mà còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn.

Giải rượu: giã lá rau ngót lấy nước uống.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, lá rau ngót cũng có một số nhược điểm. Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid -kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót, có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, cả canxi và phốt pho có trong lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.

Tại Đài Loan, có báo cáo cho thấy nhiều người ăn nước ép lá rau ngót (150g) trong 2 tuần đến 7 tháng đã xảy ra tác dụng phụ như có triệu chứng khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Tuy nhiên, những triệu chứng này biến mất sau một ngày ngừng tiêu thụ nước ép lá rau ngót.

Theo tờ Sriana, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác động tiêu cực của lá rau ngót.

Lương y HOÀNG DUY TÂN

(suckhoe-doisong)

Cốt toái bổ – Bổ thận chắc răng

Cốt toái bổ còn có tên khác là bổ cốt toái, tổ phượng, tổ rồng, tắc kè đá. Tên khoa học: Polypodium fortunei Kze. (=Drynaria fortunei (Kze.) J.Sm.).

Cây sống trên các hốc đá, trên đám rêu hay trên các cây lớn (cây đa, cây si…). Cây sống lâu năm, có thân rễ dạng mầm, phủ nhiều vẩy màu vàng bóng. Có 2 loại lá: loại lá bất thụ là lá không cuống, màu nâu, hình trứng, dài 5 – 8 cm, rộng 3 – 6 cm, phía cuống hình tim có gân nổi rõ; loại lá hữu thụ màu xanh nhẵn, đơn, xẻ thùy lông chim, dài 25 – 40 cm, cuống lá có dìa, có thùy thuôn, tù ở đầu, có mang ổ bào tử xếp thành hàng ở mỗi bên gân chính. Cây mọc hoang ở khắp núi đá, trên cây hay dọc suối ở rừng núi nước ta.

Một số loài thuộc chi Drynaria như tắc kè đá (Drynaria bonii Christ.), ráng bay (Drynaria quercifolia (L.) J. Sm.) cũng được thu hái làm thuốc có cùng công dụng và cùng tên “Cốt toái bổ”, cần chú ý.

Thu hái, chế biến: Rửa sạch đất cát, bóc bỏ lá, phơi khô ngay. Sau khi khô, đốt nhẹ cho cháy hết lông nhỏ phủ xung quanh là được. Khi dùng, thái thành lát nhỏ.

Tính vị, tác dụng
: Vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hành huyết, phá ứ, cầm máu, khu phong, trừ thấp và giảm đau.

Công dụng: Chữa thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), ỉa chảy kéo dài, đòn ngã chấn thương, bong gân tụ máu, sai khớp gãy xương, đau nhức xương khớp, ù tai.

Liều dùng
: 6g – 12g rễ khô, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Dùng ngoài không kể liều lượng: dạng tươi giã nát đắp vào vết thương, dạng khô tán bột để rắc

Đơn thuốc có cốt toái bổ:

Bổ thận chắc răng: Dùng trong trường hợp thận hư, dương phù sinh đau răng, chảy máu chân răng, răng lung lay.

+ Cốt toái bổ, liều lượng tùy ý, giã nhỏ, sao đen, tán thành bột mịn, xát vào lợi.

+ Thang gia vị địa hoàng:

Thục địa 16g, đơn bì 12g, sơn dược 12g, trạch tả 12g, sơn thù 12g, tế tân 2,4g, bạch linh 12g, cốt toái bổ 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

+ Cốt toái bổ 15g,  sinh địa 10g, lá sen tươi 10g,  trắc bá tươi 10g. Sắc uống. Dùng khi bị thương, gân cốt tổn thương, chảy máu; răng bị viêm, lung lay chảy máu.

+ Cốt toái bổ tán bột 4 – 6g, bầu dục lợn 1 cái. Đổ bột cốt toái bổ vào trong bầu dục lợn, nướng chín. Ăn ngày 1 quả. Chữa ù tai, đau lưng, thận hư đau răng.

+ Cốt toái bổ 16g, rễ cỏ xước 12g, cẩu tích 20g, dây đau xương 12g, rễ gối hạc 12g, thỏ ty tử 12g, hoài sơn 20g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g. Sắc uống. Chữa đau lưng mỏi gối do thận hư yếu

Tiếp cốt liệu thương (nối xương, chữa vết thương): Dùng trong trường hợp té ngã bị thương, xương gãy lâu liền.

Thuốc bột tẩu mã: Cốt toái bổ, lá sen, lá trắc bách, bồ kết, liều lượng bằng nhau. Tán thành bột mịn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước hoặc trộn với nước nóng thành hồ, đắp ngoài.

Chú ý: Người âm hư, huyết hư đều không dùng được.

Suckhoedoisong

Đông y trị đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa, đông y gọi là Tọa thống phong. Chứng bệnh này thường phát đột ngột, ít khi có những triệu chứng báo trước. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh: do cảm phong hàn, phong thấp, tà khí lưu trệ, do té ngã, lao động mệt nhọc, làm việc nơi ẩm ướt thời gian kéo dài, do ngồi lâu và sai tư thế làm cho huyết mạch bị ngưng trệ, kinh lạc bế tắc, cân cơ co kéo..

Các trạng thái sinh lý âm dương không giữ được ở bình thường. Từ đó gây đau, mệt mỏi toàn thân, dáng đi lom khom hoặc nghiêng lệch, nếu bệnh nặng có thể rất khó vận động. Bệnh làm ảnh hưởng đến các phủ tạng liên đới, dẫn đến tỳ thận hư suy, tâm hỏa nhiễu động, can mộc uất kết, xương khớp đau mỏi. Phương pháp điều trị cần phải khu phong hóa thấp, bồi bổ can thận, thông kinh hoạt lạc, thư giãn cơ bắp, nâng đỡ nguyên khí, ôn trung tán hàn…

Trên lâm sàng thường gặp các thể bệnh như sau:

Thể hàn thấp: Triệu chứng: đau ngang thắt lưng, đau chạy xuống mông và một bên đùi, đau nhiều về đêm, có cảm giác tê bì, chân tay lạnh, rất khó cử động, gặp thời tiết mưa lạnh thì đau tăng lên…

Bài 1: Thổ phục linh 20g, cốt toái 12g, tục đoạn 12g, ngưu tất 12g, cố chỉ 10g, ngải diệp 16g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, tần giao 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: khu phong tán hàn, giảm đau trừ thấp, thông hoạt kinh lạc.

Bài 2: Tang kí sinh 16g, nam tục đoạn 20g, trinh nữ 20g, ngải diệp (khô) 16g, cẩu tích 12g, thạch xương bồ 16g, kinh giới 16g, rễ cúc tần 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, đậu đen (sao thơm) 24g, chính thảo 10g, đỗ trọng 10g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Trừ phong hàn, bổ thần kinh, lưu thông huyết mạch.

Cây và vị thuốc thổ phục linh.
Thể huyết ứ: Triệu chứng: Lưng đau lan xuống mông, mỗi khi ho hoặc cử động đau tăng lên dữ dội, đi đứng hoặc cử động rất khó khăn, đau buốt sâu ở trong xương  do huyết ứ làm bế tắc kinh lạc.

Bài 1: Đan sâm 20g, ích mẫu 20g, kê huyết đằng 20g, hương phụ (chế) 12g, trần bì 10g, xuyên khung 12g, đỗ trọng 10g, thổ phục linh 20g, khởi tử 10g, tần giao 10g, tang chi 12g, bưởi bung 16g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Bệnh nhân dùng phương thuốc này thấy giảm đau nhẹ mình, gân cơ được thư giãn, vận động được cải thiện.

Bài 2: Phòng phong 10g, kinh giới 12g, thạch xương bồ 16g, đan sâm 16g, củ đinh lăng (sao thơm) 16g, nam tục đoạn 20g, cẩu tích 12g, ngũ gia bì 16g, trinh nữ 20g, bạch linh 10g, hắc táo nhân 16g, ngải diệp 20g, trần bì 10g, quế chi 10g, chính thảo 12g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Trừ phong hoạt huyết, thông khí an thần, bồi bổ can thận, chỉ thống, hóa ứ.

Thể phong thấp: Đau từ thắt lưng chạy xuống mông và đùi, đau dọc theo đường đi của thần kinh hông, đau có di chuyển. Nếu đau kéo dài dẫn đến teo cơ, có thể suy nhược, ăn ngủ kém, bệnh dễ tái phát. Khí huyết đều hư.

Bài 1: Độc hoạt 12g, tang kí sinh 16g, rễ cúc tần 12g, rễ cỏ xước 12g, tế tân 12g, hà thủ ô (chế) 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, tần giao 10g, kinh giới 16g, xuyên khung 10g, hoàng kì 12g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Trừ phong dưỡng huyết, thông kinh hoạt lạc.

Bài 2: Ngải diệp 20g, cẩu tích 12g, nam tục đoạn 20g, rễ bưởi bung 16g, thiên niên kiện 10g, trinh nữ 20g, phòng phong 10g, kinh giới 16g, rễ lá lốt 10g, rễ cúc tần 16g, xuyên khung 10g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, quế chi 10g, chích thảo 12g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

suckhoe&doisong

Thuốc từ cây cỏ

Có nhiều loại cây cỏ quanh ta tưởng chừng như vô dụng, nhưng trên thực tế, bạn sẽ bất ngờ khi biết được những thông tin sau:

Cỏ mần trầu hay còn gọi là thanh tâm thảo, có họ Lúa, dễ nhầm với cỏ chân vịt. Cỏ mần trầu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt, mát gan, lợi tiểu, ra mồ hôi, kích thích tiêu hoá, đun nước gội đầu ngăn rụng tóc và sạch gàu.

Chữa bệnh tăng huyết áp: Cỏ mần trầu cả cây 500g, rửa sạch, băm nhỏ, giã nát. Thêm vào 1 bát nước đun sôi để nguội, bóp, lọc lấy nước cốt.

Thêm ít đường cho dễ uống. Uống trong ngày, chia làm 2 lần sáng – tối (trước khi đi ngủ).

Chữa sốt cao, co giật, hôn mê: Cỏ mần trầu tươi 120g, sắc với 600ml nước sạch, còn lại 400ml. Uống làm nhiều lần trong 12 giờ.

Chữa phong nhiệt, ghẻ lở, mẩn ngứa: Cỏ mần trầu tươi giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

Cỏ mực chữa được nhiều bệnh

Cỏ mực còn gọi là cây nhọ nồi, thuốc họ Cúc, có vị ngọt, chua, mặn, tính mát, có tác dụng bổ thận, mạnh gân xương, đen tóc, mát huyết, cầm máu, giải độc.

Có rất nhiều bài thuốc từ cỏ mực, có thể dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác để cầm máu, chữa rong kinh, rong huyết, chảy máu kéo dài, sốt xuất huyết, đái ra máu do viêm mạn tính đường tiết niệu, động thai, băng huyết, rối loạn kinh nguyệt, lỵ amip và trực trùng, di mộng tinh, ho do viêm đường hô hấp trên, lao phổi, tưa lưỡi ở trẻ em, chữa thiếu máu do thiểu năng tạo máu ở tuỷ xương, chữa viêm gan siêu vi, bại liệt trẻ em trong giai đoạn khởi phát, chữa đau nhức khớp do phong tê thấp, thấp khớp, chữa các chứng đau sưng ở người lớn và trẻ em cùng nhiều bệnh khác như bệnh nấm ngoài da, đau răng, rụng tóc, tóc bạc sớm, nhức đầu…

Bài thuốc chữa động thai, băng huyết: Nhọ nồi 1 nắm, ngải cứu 1 nắm, trắc bách điệp 1 nắm sao cháy đen, cành tía tô 12g, củ gai 12g. Sắc đặc, uống làm 1 lần.

Bài thuốc chữa thiếu máu do thiểu năng tạo máu ở tuỷ xương: Nhọ nồi, thục địa, mỗi vị 16g, hoài sơn, mai ba ba, ngẫu tiết, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g, phục linh, sơn thù, đơn bi, trạch tả, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa di mộng tinh: Nhọ nồi 12g, tỳ giải, bồ công anh, hoài sơn, mỗi vị 16g, ý di, hoàng bá nam, mẫu lệ, cam thảo nam, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa thấp khớp (đang sưng khớp): Nhọ nồi 16g, rễ cỏ xước, hy thiêm, mỗi vị 16g, phục linh 20g, ngải cứu 12g, thương nhĩ tử 12g. Sao vàng, sắc đặc. Uống ngày 1 thang. Sắc uống trong 7 – 10 ngày liên tục.

Cỏ ngọt hạ đường huyết

Cỏ ngọt hay còn gọi là cúc ngọt, thuộc họ Cúc có tác dụng hạ đường huyết, giãn mạch, hạ huyết áp, kháng khuẩn, tránh thai.

Cỏ ngọt có độc với thận nếu dùng liều cao. Cỏ có vị ngọt rất đậm, thường dùng cho người bệnh đái tháo đường, béo phì và cao huyết áp.

Cỏ nến phương thuốc quý chữa bệnh về huyết

Cỏ nến còn gọi là bồ hoàng, thuộc họ Hương bồ. Phấn hoa cỏ nến có vị ngọt nhạt, tính bình, quy 3 kinh can, tỳ, tâm bào. Cỏ nến dễ sống, có tác dụng lợi tiểu, giảm đau, chống viêm, tiêu huyết ứ, bế kinh. Cỏ nến sao đen có tác dụng cầm máu, bổ huyết. Lưu ý, cỏ nến có thể ảnh hưởng đến sự co bóp dạ con. Tác dụng cầm máu của cỏ nến thể hiện rõ ràng trong các trường hợp có xuất huyết thông thường. Ho ra máu 2 – 6 ngày, xuất huyết tử cung 2 – 4 ngày, đại tiện, tiểu tiện ra máu… chỉ 2 ngày sử dụng là hiệu quả trông thấy, giảm bớt và có thể cầm máu hoàn toàn.

Chữa thổ huyết: Cỏ nến sao 80g. Uống 4 – 8g một lần cho đến khi ngừng thổ huyết.

Chữa chảy máu cam: Cỏ nến 4g, thanh đại 4g. Uống trong ngày.

Chữa đi cầu ra máu: Cỏ nến sao, lá sen tươi phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, 2 vị lượng bằng nhau, trộn đều. Uống với nước sắc vỏ rễ cây dâu, mỗi lần 8 – 12g.

Chữa trĩ mãn tính: Lá cỏ nến phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với đường mật mía. Ngày uống 80-100g, chia làm 4 lần trong ngày.

Cỏ tháp bút chữa các bệnh về mắt

Cỏ tháp bút còn có tên mộc tặc, họ Mộc tặc. Cỏ tháp bút có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, vào 4 kinh can, đởm, phế, thận, có tác dụng tán phong, giải độc, cầm máu, lợi tiểu, ra mồ hôi. Cỏ tháp bút được dùng chữa đau mắt đỏ do viêm giác mạc, màng mộng, viêm gan, vàng da, bí tiểu, sỏi tiết niệu, trĩ, huyết lỵ, rong kinh, ho hen, cảm mạo, đôi khi trị cả bệnh lậu.

Chữa viêm gan, viêm thận, viêm bàng quang, đái vàng thẫm, đái đỏ, đái ra sỏi: Cỏ tháp bút, mộc thông, mã đề (hạt hay lá bông), sinh địa, cỏ xước (hay ngưu tất), rễ cỏ tranh, mỗi vị 15g. Sắc uống với bột hoạt thạch 15g, chia làm 3 lần.

Chữa đau mắt, mộng mắt và các bệnh mắt khác: Cỏ tháp bút, cỏ dùi trống, thảo quyết mình, gai chống, xác rắn, dinh địa, hoa cúc, mật mộng hoa, mỗi vị 10g, sắc uống.

Chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, sưng đỏ sưng đau, chói sợ sáng, mờ mắt, chảy nước mắt: Cỏ tháp bút, hoa cúc, lá dâu, hạt mào gà trắng, mỗi vị 12g, cỏ thanh ngâm 6g.

Chữa tiêu chảy ra máu mạn tính, rong kinh, băng huyết: Cỏ tháp bút 20-30g sắc uống hàng ngày.

Cỏ roi ngựa chữa đái rắt, đái buốt

Cỏ roi ngựa còn gọi là mã tiền thảo, họ Cỏ roi ngựa. Cỏ roi ngựa có vị đắng, tính hơi mát, vào 2 kinh can và tỳ, có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, thông kinh, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, sát trùng.

Công dụng chữa bệnh của cỏ roi ngựa rất nhiều: chữa bế kinh, trướng bụng, sưng vú, rối loạn kinh nguyệt, bệnh về gan mật, cảm lạnh, rối loạn tâm thần. Dùng ngoài trị vết thương, áp xe, u cục, eczema, thấp khớp…

Chữa rối loạn kinh nguyệt: Cỏ roi ngựa 12g, hương phục chế 16g, quy vĩ 12g, tô mộc 19g, tam lăng 8g, huyền hồ 8g, hồng hoa 8g, cam thảo 4g. Sắc với 400ml nước còn 100ml. Uống trong ngày, chia làm 3 lần.

Chữa viêm gan, viêm thận, viêm bàng quang, đái vàng thẫm, đái đỏ, đái ra sỏi: Cỏ tháp bút, mộc thông, mã đề (hạt hay lá bông), sinh địa, cỏ xước (hay ngưu tất), rễ cỏ tranh, mỗi vị 15g. Sắc uống với bột hoạt thạch 15g, chia làm 3 lần.

Chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, mắt đỏ sưng đau, chói sợ sáng, mờ mắt, chảy nước mắt: Cỏ tháp bút, hoa cúc, lá dâu, hạt mào gà trắng, mỗi vị 12g, cỏ thanh ngâm 6g. Sắc uống.

24H.COM.VN