Lưu trữ cho từ khóa: co giật

Cách xử trí khi bé bị sốt cao, co giật thế nào?

Con tôi gần 3 tuổi. Vừa rồi, bé bị sốt cao, co giật. Sau khi đi khám bác sĩ, giờ bé đã ổn định. Tuy nhiên, lúc bé bị co giật, tôi rất bối rối không biết xử trí như thế nào? Mong chuyên mục tư vấn giúp tôi cách xử trí để đề phòng sau này bé có thể bị trở lại.

T.Toán (TP Vũng Tàu)

cach-xu-tri-khi-be-bi-sot-cao-co-giat-the-nao

Co giật do sốt cao là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi từ 6 tháng đến dưới 6 tuổi với các đặc tính: Trẻ bị sốt cao trên 39oC. Trẻ co giật toàn thân, mắt trợn nhìn lên. Thời gian co giật ngắn thường chỉ vài giây đến vài phút. Sau cơn giật trẻ ngủ lịm vì mệt nhưng khi thức dậy thì hoàn toàn tỉnh táo. Co giật khi sốt cao thì lành tính, không ảnh hưởng đến não bộ và sự phát triển bình thường của trẻ sau này.

Tuy nhiên nếu cơn co giật xảy ra lần đầu tiên hay tái phát nhiều lần và kèm theo những dấu hiệu thần kinh khác như nôn vọt, cổ gượng, thóp phồng, rối loạn tri giác thì cần lưu ý đến các bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra như viêm màng não, động kinh…

Cách xử trí khi trẻ bị co giật

Khi trẻ đang co giật, bạn cần bình tĩnh giữ trẻ nằm ở nơi an toàn tránh ngã hay va đầu vào những vật sắc nhọn. Kê đầu trẻ bằng một gối mềm và cho trẻ nằm nghiêng sang bên để đờm nhớt chảy ra ngoài.

Trong cơn co giật tuyệt đối không đưa bất kỳ vật lạ nào vào miệng trẻ như que, muỗng… vì trẻ rất hiếm khi cắn lưỡi trong cơn giật, ngược lại những vật cứng có thể làm rách nướu, lưỡi của trẻ. Bên cạnh đó, bạn không được đưa chất lỏng vào miệng trẻ vì lúc này trẻ không có phản xạ nuốt và chất lỏng có thể rơi vào đường hô hấp của trẻ gây viêm phổi.

Phòng ngừa co giật do sốt cao

Để phòng ngừa co giật cần phải hạ sốt cho trẻ thật tốt. Để hạ sốt cho trẻ, bạn có thể dùng các loại thuốc hạ sốt đường uống như Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần khi sốt trên 38oC. , cách nhau 4-6 giờ. Đối với những trẻ đang sốt cao trên 39oC.  thì nên nhét thuốc hạ sốt qua đường hậu môn để tác dụng nhanh hơn. Đối với những trẻ sốt cao trên 39,5oC.  hay đã có tiền căn co giật do sốt thì ngoài việc nhét hậu môn hạ sốt cần thực hiện lau mát bằng nước ấm cho trẻ trong vòng 30 phút. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được phát hiện bệnh và điều trị sớm.

Chuyên gia tư vấn Kim Mai

Theo Giadinh.net.vn

Sốt vi rút – bệnh không thể chủ quan

Sốt siêu vi trùng hay còn gọi là sốt vi-rút (virus), là bệnh lây qua đường hô hấp. Do tính chất lây lan rất nhanh, đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất là trẻ em và phụ nữ có thai. Nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh có thể biến chứng gây mất dịch, tụt huyết áp – trụy tim mạch, nhiễm khuẩn (bội nhiễm), một số loại vi-rút còn gây viêm não, viêm phổi…

 Sốt vi rút – bệnh không thể chủ quan - Tin tức - Sốt ở trẻ em - Sốt virus ở trẻ em

Hằng năm cứ vào khoảng tháng 5 đến tháng 8 tại Hà Nội và một số tỉnh trong cả nước xuất hiện bệnh sốt kèm với các triệu chứng khác như: Đau đầu, đau mỏi cơ khớp, viêm đường hô hấp trên… với số người mắc bệnh khá cao và ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng bị nhiễm bệnh nhiều nhất vì cơ thể của các em chưa có sức đề kháng cao. Đáng lo ngại, thời gian gần đây số bệnh nhân bị sốt vi-rút trên địa bàn Hà Nội phải nhập viện khá đông và không chỉ có các bệnh nhân nhỏ tuổi mà cả người lớn cũng bị bệnh, cá biệt có gia đình cả nhà đều bị sốt vi-rút.

Theo các bác sĩ chuyên khoa: Ở điều kiện bình thường cũng có những vi-rút ký sinh trên đường hô hấp, tiêu hóa… , nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển, xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Các loại vi-rút thường gây sốt gồm: Myxo, coxackie, entero, sởi, thủy đậu, viêm não Nhật Bản… Vi-rút có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa, có thể gây thành dịch.

Sốt vi-rút có các triệu chứng nổi bật sau: Thứ nhất, người bệnh bị sốt cao từ 38 đến 39ºC, thậm chí 40 đến 41ºC. Trong cơn sốt, bệnh nhân nhi thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol… Khi hạ sốt, trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường. Thứ hai, đau mình mẩy: Ở trẻ lớn thì đau cơ bắp nên trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc. Thứ ba, đau đầu: Một số trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã. Thứ tư, viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện của viêm long đường hô hấp như: Ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ… Thứ năm, rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do vi-rút đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhầy. Thứ sáu, viêm hạch: Các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Thứ bảy, phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt. Thứ tám, viêm kết mạc: Kết mạc có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt. Thứ chín, người bệnh nôn mửa: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn. Không có các biểu hiện nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ và sau 3 đến 5 ngày sẽ giảm dần rồi mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh. Sốt vi-rút không thực sự nguy hiểm nếu được chữa trị kịp thời. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đến thời điểm hiện nay sốt vi-rút vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy, cách xử lý tốt nhất là hạ sốt, chườm mát, bù nước và điện giải. Nếu không có bội nhiễm vi khuẩn thì đừng dùng kháng sinh. Các biện pháp thường áp dụng là: Hạ sốt, dùng paracetamol liều 10mg/kg, 6 giờ/lần. Chườm mát: Lau mình trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5ºC thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao. Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng. Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng. Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Sau đó phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Trẻ sốt cao trên 38,5ºC, đặc biệt là trên 39ºC mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng; lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài hơn 5 ngày.

Để cơ thể có sức đề kháng tốt, chống chọi với các tác nhân vi-rút, vi khuẩn đang phát triển mạnh các chuyên gia y tế khuyến cáo, cần tăng cường sức đề kháng bằng ăn uống, ăn đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, bổ sung vi-ta-min từ hoa quả, nghỉ ngơi hợp lý… . Nếu có triệu chứng sốt do vi-rút, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây cho người thân trong gia đình và lan rộng ra cộng đồng.

Sốt vi-rút dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi trẻ bị ốm, không nên cho trẻ đến trường. Đối với các đơn vị quân đội, khi có người sốt vi-rút thì nên tổ chức cách ly và điều trị kịp thời, kiên quyết không để lây lan ra diện rộng. Ngoài ra, cần tập trung tiêu diệt muỗi, duy trì tốt việc bộ đội ngủ phải mắc màn và tuyên truyền, vận động người dân nơi đơn vị đóng quân ngủ phải mắc màn, phát quang bờ bụi quanh nhà… đây là biện pháp tốt nhất để tránh muỗi đốt./.

Bác sĩ Hòa Bình

Hành trình 4 năm để điều trị cho bệnh rối loạn cơ mặt

Vui vẻ, buồn bã, sợ hãi, giận dữ, ngạc nhiên… những cảm xúc này thể hiện ra trên mặt nhờ vào cơ mặt.

Có khoảng 43 nhóm cơ trên mặt, kết hợp với các dây thần kinh trên mặt, biểu hiện cảm xúc, để giúp nhắm – mở mắt, nhăn mũi, há miệng… Cơ trên mặt rất khác với cơ ở các nơi khác, vì chúng không thành bó cơ, tách bạch rõ ràng, và gắn vào xương, mà chúng phẳng, có thể cuộn vào nhau và có khi gắn sát dưới da. Một khi các cơ mặt này bị rối loạn, có thể gây ra thật nhiều bất tiện và khổ sở cho người bệnh. Có nhiều rối loạn cơ mặt như co giật mi mắt, co giật nửa mặt, co giật toàn mặt, nghiến răng…

Chữa trị rối loạn cơ mặt có nhiều biện pháp như uống thuốc, châm cứu, thậm chí phẫu thuật. Song cũng giống như nguyên nhân gây bệnh, nhiều trường hợp không thể chẩn đoán rõ ràng, chữa lành bệnh rối loạn cơ mặt với nhiều người bệnh là cả một hành trình gian khổ. Chị Phạm Kiều Kiều Nga, ở phường Trung Mỹ Tây, TP. HCM, đã phải trải qua một quãng thời gian như thế để đi tìm lại vẻ đẹp gương mặt mình.

Bốn năm bôn ba, và khỏi trong 5 ngày

Cách đây 4 năm, một hôm chị cảm giác bị giật giật từ vùng mắt xuống gần miệng. Cảm giác khó chịu, khổ sở hơn nữa là người ngoài nhìn vào cũng thấy. “Tôi phải làm ăn buôn bán suốt ở ngoài. Bị ở tay chân còn che được, bị ở trên mặt, thật khổ sở. Mỏi thì cũng không mỏi lắm, cũng không phải bị giật liên tục. Nhưng đang làm việc, đang gặp người ta, mà nó bắt đầu giật thì tôi cảm giác khổ sở vô cùng.”

Đi khắp nơi kiếm thầy kiếm thuốc. Có bệnh viện chị uống thuốc suốt mấy tháng không khỏi. Có nơi, chị châm cứu hơn năm không đỡ. Có bác sĩ, sau khi chích thuốc xong vài ngày, một mắt chị bị sụp xuống, không mở ra được, chỉ nhìn được qua một con mắt. Không thể đi làm với tình trạng mắt nhắm mắt mở, rồi lo lắng khiến chị mất ngủ cả tháng trời. May mà sau hơn một tháng, mắt chị mở ra được. Quá lo sợ, chị phải đi tìm thầy thuốc khác.

Chị kể: “Không phải mình tôi đâu, đi các nơi tôi gặp nhiều người như mình. Cũng nhờ có người mách mà tôi biết đến bác sĩ Coulon. Không phải bác sĩ nước ngoài nào cũng giỏi, có ông bác sĩ Mỹ, chích cho tôi chỉ được một tháng tôi đã bị lại. Còn bác sĩ Coulon, ông chích một mũi ra thành 7, 8 lần. Không hề đau, tôi chỉ thấy tê tê như kiến cắn và có tác dụng liền, khoảng 5 ngày là tác dụng rõ rệt. Dù bác sĩ nói thuốc sẽ tác dụng khoảng 3 đến 6 tháng, nhưng nay đã 9 tháng rồi, tôi vẫn chưa bị lại. Tôi chỉ mong bác sĩ Coulon sẽ qua để khám và chữa trị thường xuyên. Tìm được thầy thuốc chữa trị và có hy vọng khỏi bệnh, cảm giác không gì vui sướng bằng!”

Phương pháp tiêm botox chữa co thắt cơ

Botox được biết đến nhiều trong ngành thẩm mỹ, với tác dụng làm giảm nếp nhăn. Tuy nhiên, chất này còn có tác dụng cho việc làm thư giãn các cơ hoạt động quá mức. Nhờ đó, giúp chữa các chứng co giật mặt, nháy mắt, đổ mồ hôi quá nhiều, đau kinh niên, đau đầu nhẹ… Sau khi tiêm, cần 2 – 4 ngày để cảm thấy tác dụng của botox, và hiệu quả kéo dài từ 4 đến 6 tháng.

Tác dụng của tiêm botox còn tùy thuộc vào độ đậm đặc của botox và sức mạnh – yếu của vùng cơ tác động, vào kinh nghiệm và kỹ năng của bác sĩ. Bệnh nhân cần phản hồi lại tác dụng của thuốc, phản ứng của cơ thể lại với bác sỹ để lần chữa trị sau có hiệu quả tốt. Càng về sau, hiệu quả của botox càng kéo dài hơn, do vùng cơ đã được tạo thói quen thư giãn.

Khi tiêm botox bạn cần lưu ý rằng, không phải “muốn chỉnh chỗ nào tiêm chỗ đó”, botox cần được tiêm vào cơ đích – nhóm cơ hoạt động quá mức – để đảm bảo an toàn và hiệu quả thẩm mỹ. Do cấu trúc khuôn mặt có rất nhiều nhóm cơ nên bác sỹ thực hiện cần có kiến thức chuyên môn sâu về cấu trúc giải phẫu vùng mặt và được đào tạo về kỹ thuật tiêm Botox. Đồng thời để tránh sự giả tạo, khô cứng, bạn cần tham khảo ý kiến người thân và bác sĩ thật cẩn thận, có những nét cơ bản, “nếp nhăn” duyên trên gương mặt cần được giữ để tạo vẻ tự nhiên, không phải “cứ nhăn là ủi”.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm, bác sĩ Coulon là chuyên gia thực hiện các ca phẫu thuật lấy mỡ mắt bằng phương pháp mới không để lại sẹo, không cần đường may, thời gian hồi phục nhanh; tạo hình lại tình trạng mắt không đều nhau do bẩm sinh hoặc di chứng tai nạn.

Không chỉ trong lĩnh vực thẩm mỹ, ông còn áp dụng phương pháp tiêm botox trong trị rối loạn cơ mặt như co giật mi mắt, co giật nửa mặt, co giật toàn mặt, mặt do liệt dây thần kinh số 7, hội chứng Meige (giật mắt và vùng má)… rất hiệu quả. Phương pháp này không đau, thời gian tiêm nhanh và hiệu quả kéo dài đến sáu tháng.

Vào ngày 1/4/2013 đến 18/4/2013, bác sĩ Pierre Coulon một lần nữa quay lại bệnh viện FV, TP.HCM, thăm khám và làm việc định kỳ.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đặt hẹn với bác sĩ Pierre Coulon, vui lòng liên hệ: Khoa Thẩm mỹ và Chống lão hóa bệnh viện FV theo số: (08) 54 11 33 66 hoặc (08) 54 11 33 33, máy nhánh 7000. Với đẳng cấp năm sao, khoa thẩm mỹ và Chống lão hóa Bệnh viện FV luôn làm hài lòng bạn với dịch vụ hoàn hảo, bác sĩ chuyên môn cao, công nghệ tiên tiến và hệ thống quản lý hồ sơ bảo mật.

Trước khi vào gặp bác sĩ, bạn sẽ được chuyên viên tư vấn thẩm mỹ – cô Phạm Thị Thùy Trang tư vấn riêng cho bạn về các dịch vụ thẩm mỹ để có giải pháp làm đẹp tối ưu.

 

Hồng xiêm bắt mắt nhờ tẩm ôxít sắt

 

Ðể hồng xiêm bắt mắt, nhiều người bán thường ngâm quả vào một loại dung dịch được cho là bột sắt hòa với nước. Việc làm này có gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Hồng xiêm tẩm hóa chất

Tại các cửa hàng bày bán hoa quả, những quả hồng xiêm vàng sậm, căng bóng nhìn rất bắt mắt, hấp dẫn người mua. Khi được hỏi, người bán cho rằng: chỉ biết lấy hàng về bán cho khách, còn hàng có ngâm, tẩm chất gì hay không thì họ… chịu, không biết được.

Nhưng theo những người bán hàng lâu năm thì trên thị trường hiện có rất nhiều hoa quả được nhuộm màu, nhuộm hóa chất để tươi lâu hơn và nhìn ngon hơn. Bằng mắt thường người mua hàng khó nhìn thấy, phân biệt được hoa quả đã ngâm hóa chất. Tâm lý của người mua hàng thích chọn những loại trái cây tươi, ngon, có vỏ bóng mịn trong khi phần lớn các loại quả này được tẩm chất chống thối. Hầu hết những người bán hoa quả tại chợ Long Biên, Hà Nội đã “phù phép” trước khi khách hàng đến lấy. Những người bán buôn hay bán lẻ chỉ việc lấy về và bán.

Những người bán hàng thường truyền cho nhau những “ngón nghề” như bột sắt ngâm vào hồng xiêm để “lên đời” cho quả, chất Ethrel làm chín hoa quả nhanh, thuốc 2,4D chống vi sinh vật thâm nhập vào hoa quả gây nhanh thối rữa. Những quả hồng xiêm có thể hái khi còn xanh, nhìn không ngon nhưng chỉ cần nhuộm một ít hóa chất, quả sẽ chuyển thành màu vàng thẫm khiến nhiều người nhầm là hồng xiêm già, ăn ngọt hơn. Trên thực tế, đã có rất nhiều khách hàng bị đánh lừa mua phải quả non chỉ qua lớp vỏ bên ngoài này.


Hồng xiêm nhuộm hóa chất vỏ có màu vàng sẫm hơn hồng xiêm tự nhiên

Lợi hay hại?

Các loại trái cây khi hái xuống khỏi cây, nếu chỉ để tự nhiên, không bảo quản sẽ hỏng rất nhanh bởi khi đó, trong quả vẫn diễn ra quá trình hô hấp, quá trình tự chín và tự thối rữa. Mặt khác, sau khi hái, hoa quả sẽ bị vi sinh vật chui vào theo núm quả, làm cho quá trình thối rữa càng nhanh hơn.

Trước đây, người ta thường bôi vôi vào núm quả để vi sinh vật không thể chui vào được nhưng hiện nay, nhiều người buôn bán hoa quả đều sử dụng hóa chất để bảo quản hoa quả lâu hơn. Việc tẩm, ngâm hóa chất có thể làm ngay từ khi hoa quả được thu hoạch, cũng có những nơi được ngâm tẩm sẵn. Chất bột sắt được dùng để ngâm tẩm hồng xiêm là một loại màu công nghiệp chứa chất 2,4 diaminoazobenzene hydrochloride. Chất này được dùng trong công nghiệp sản xuất polymer, thuốc nhuộm tóc, sản xuất cao su (chất chống ôxy hóa cao su), mực in… và tuyệt đối cấm sử dụng trong thực phẩm.

Đây là dạng độc tố, khi tích lũy trong cơ thể con người có khả năng gây tổn hại cho gan và thận, gây ung thư da, ung thư bàng quang. Tiếp xúc thường xuyên sẽ gây viêm da nặng, kích ứng mắt và chảy nước mắt, hen suyễn, viêm dạ dày, suy thận, chóng mặt, run, co giật, và hôn mê. Triệu chứng khi nuốt phải lượng lớn: đau bụng, môi và móng tay chuyển màu xanh tím, co giật ói mửa, khó thở, buồn ngủ, lịm dần.

Chính vì vậy người nội trợ nên chọn mua hoa quả đúng mùa, màu sắc tự nhiên để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

(Theo Suckhoe&doisong)

 

Tay chân bị giật khi ngủ, có phải do thiếu vitamin?

Chồng cháu khi ngủ tay, chân và phần mông cứ bị giật bắn khỏi giường. Lúc đó trong suy nghĩ vẫn biết, nhưng không kiềm chế được.

Thưa bác sĩ,

Cho cháu hỏi: Chồng cháu năm nay 32 tuổi, khi ngủ tay, chân, và phần mông cứ bị giật bắn khỏi giường. Lúc đó trong suy nghĩ vẫn biết, nhưng không kiềm chế được.

Xin hỏi bác sĩ: Hiện tượng trên là dấu hiệu của bệnh lý gì vậy? Hàng ngày, người cứ mỏi mệt, nằm là ngủ li bì.

Chồng cháu bị bệnh này khá lâu rồi, đến nay cả 10 năm. Công việc hiện tại ổn định (làm về thiết kế tàu biển) chỉ ngồi trong phòng máy lạnh cả ngày, không ra ngoài nhiều. Anh có hỏi qua bác sĩ tại công ty, và có lần ở bệnh viện, BS chỉ trả lời sơ sơ là thiếu vitamin.

Thời gian này anh kêu mệt mỏi thường xuyên. Bác sĩ cho cháu biết nguyên nhân; triệu trứng của căn bệnh này sớm để cháu có hướng điều trị. Vì sợ lâu sẽ sinh ra căn bệnh mãn tính. Xin bác sĩ tư vấn thêm, nếu chữa căn bệnh này thì địa điểm nào hợp lý nhất?
Cháu xin chân thành cảm ơn!

(Cháu Phượng – Sài Gòn)

Tay chân bị giật khi ngủ, có phải do thiếu vitamin?
Ảnh minh họa

BS-CK1 Võ Thị Tú Hạnh Trả lời:

Chào bạn Phượng,

Chồng bạn có biểu hiện rối loạn liên quan đến giấc ngủ. Chúng ta đều biết giấc khi ngủ các chức năng của hệ thần kinh giảm trong đó có chức năng vận động. Khi ngủ sâu trương lực các cơ giảm, không còn cử động do không còn nhận được sự chi phối của hệ thần kinh trung ương.

Trạng thái thức – ngủ được điều hòa bởi hoạt động của não với hàng loạt cấu trúc tham gia theo cơ chế phức tạp do đó rối loạn giấc ngủ cũng liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau của cơ thể và tác động môi trường.

Với chồng bạn, điều cần làm là kiểm tra sức khỏe toàn diện để phát hiện những bất thường có thể gây ra tình trạng này. Nguyên nhân có thể do suy nhược, mệt mỏi, căng thẳng, do các bệnh lý tim phổi hoặc về thần kinh thì có thể do hội chứng rối loạn hành vi trong giấc ngủ REM, động kinh ban đêm, cơn giật cơ, rối loạn vận động chi chu kỳ hay loạn động khi ngủ kịch phát và một số rối loạn giấc ngủ khác.

Bạn nên đưa chồng đến khám ở các bệnh viện có chuyên khoa Nội thần kinh để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp. Tại TPHCM, bạn có thể đến:

- BV Đại học Y Dược

215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TPHCM. ĐT: (08) 3857 8141

- Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng – CHAC

Số 10 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận 10, TPHCM.

ĐT: (08) 38 565 233 – Đường dây nóng: 0903 02 02 42

Chúc sức khỏe gia đình bạn!

(Theo Alobacsi)

Bà nội dùng dao lam cắt rốn bé sơ sinh nguy kịch

Hơn một tuần sau ngày chào đời, bé K. bỏ bú liên tục quấy khóc và lên cơn co giật, tại bệnh viện cháu được chẩn đoán nhiễm uốn ván. Mọi người thất kinh nhớ lại lúc đỡ đẻ, bà nội đã dùng dao lam để cắt rốn cho cháu.

Sau một tuần được chuyển đến bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM bé H.K. (sinh ngày 16/3/2012, ngụ tại Đắc Nông) vẫn chưa thể qua khỏi cơn nguy kịch. Anh Y.T. (29 tuổi) cha đẻ của bé cho biết: “Gia đình tôi sống cách xa trung tâm xã, hôm vợ tôi trở dạ sinh trời mưa đường trơn nên không thể chuyển đến bệnh xá được. Trong gia đình có mẹ tôi trước đây làm y tá nên bà đã đỡ đẻ cho tại nhà. Sau khi con bé ra đời, bà dùng dao lam để cắt rốn… ngờ đâu hậu quả lại nghiêm trọng thế này”.

Bà nội dùng dao lam cắt rốn bé sơ sinh nguy kịch
Sau một tuần điều trị bé H.K. vẫn chưa qua được cơn nguy kịch

Được biết, sau ngày sinh một tuần, bé H.K. bắt đầu quấy khóc bỏ bú, gia đình đã chủ quan nên không đưa đến bệnh viện. Sang ngày thứ 10 bé bắt đầu lên cơn co giật, gồng cứng người lúc này cháu mới được chuyển đến bệnh viện tỉnh Đắc Nông khám. Tại đây qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ kết luận cháu bị nhiễm uốn ván sơ sinh nên chuyển lên bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới trong tình trạng rốn của bé có dịch, mủ màu vàng cháu đã được cho dùng kháng sinh chống co giật và chích cơ hỗ trợ hô hấp. Tuy nhiên, do sức quá yếu nên bệnh đã chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng huyết, viêm phổi dẫn đến suy hô hấp. Hiện cháu đang phải hỗ trợ thở máy với tiên lượng rất nặng.

Cũng theo anh Y.T. bé H.K. là con đầu lòng của vợ chồng anh, cô vợ trẻ mới 18 tuổi lại sống ở vùng hẻo lánh nên trong thời gian mang bầu đã không được tiêm phòng đầy đủ.

(Theo Dantri)

Xử trí khi trẻ sốt cao co giật

Tôi có con đầu lòng hơn 2 tuổi, cháu thường sốt cao co giật làm cho tôi rất lo lắng. Bác sĩ vui lòng hướng dẫn cách xử trí khi trẻ bị sốt cao co giật. – Hoàng Thị Loan (Thái Bình)

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Trẻ nhỏ thường bị sốt cao khi mắc một bệnh cấp tính và có thể bị co giật. Cơn co giật diễn ra toàn thân hay chỉ cục bộ. Cơn sốt cao co giật đơn thuần thường dưới 5 phút, xảy ra ngày 1 cơn. Cơn sốt cao co giật phức tạp kéo dài trên 15 phút, xảy ra từ 2 cơn trở lên trong một ngày.

Cách xử trí khi trẻ bị sốt cao co giật như sau: đặt trẻ nằm trong phòng yên tĩnh, thoáng khí, tránh mọi tiếng động như gọi, hỏi, tiếng tivi. Bạn dùng khăn mềm đặt giữa hai hàm răng để trẻ không cắn vào lưỡi. Xoay nghiêng đầu trẻ sang phải, nới rộng quần áo để trẻ dễ thở. Lưu ý đắp khăn giữ ấm vùng cổ, ngực cho trẻ nếu ngày trời lạnh.

Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ, nếu thấy trẻ sốt trên 38 độ thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol với liều 15mg/kg cân nặng/ 1lần. Bạn có thể dùng thuốc đặt hậu môn bằng liều lượng uống, dùng nhắc lại sau 5-6 giờ nếu để trẻ ở nhà.

Qua cơn sốt cao co giật, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị tiếp. Khi bạn đã có kinh nghiệm thì cho cháu dùng thuốc hạ sốt ngay khi trẻ bắt  đầu sốt và trong những ngày cháu còn sốt. Bạn cũng có thể dùng khăn thấm nước mát lau trán và người của trẻ để hạ nhiệt, tránh co giật.

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Chăm sóc rốn cho trẻ – những điều cần biết

Chăm sóc rốn cho trẻ là việc làm đơn giản nhưng không phải phụ huynh nào cũng biết.

Rắc tiêu hột, thoa dầu… là những cách làm trong dân gian được truyền miệng có tác dụng giúp rốn trẻ mau khô và rụng cuống.  Chuyên gia Trần Thị Sáng, Trưởng bộ phận huấn luyện tiền sản, BV Pháp-Việt, cảnh báo: tuyệt đối không nên sử dụng những phương pháp này.

Nhìn từ bên ngoài, chăm sóc rốn cho trẻ là công việc khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu không làm đúng theo qui tắc, nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến thần kinh và tính mạng sẽ rất cao. Trường hợp chị Tuyết (Đồng Tháp) là một ví dụ điển hình.

Chăm sóc rốn cho trẻ là việc làm đơn giản nhưng không phải phụ huynh nào cũng biết.

Xuất viện sau khi sinh 3 ngày, chị tự tay chăm sóc rốn cho con gái. Nghe mẹ truyền kinh nghiệm, chị rắc vào rốn bé vài hạt tiêu đen (nguyên hột) với mục đích giúp rốn bé mau khô và rụng rốn. Không biết có tác dụng hay không nhưng phải đến 15 ngày sau khi sinh, rốn bé mới rụng.

Điều đáng nói, sau đó, bé bị lên cơn co giật như động kinh. Nhanh chóng đưa con đếnBV, bác sĩ tiếp nhận cho chị biết, vẫn không loại trừ việc bỏ tiêu vào rốn trẻ dẫn đến nhiễm trùng, ảnh hưởng đến thần kinh trẻ.

Chuyên gia Trần Thị Sáng cho biết nhìn từ bên ngoài, chăm sóc rốn cho trẻ là công việc khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu không làm đúng theo qui tắc, nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến thần kinh và tính mạng rất cao. Sau khi sinh, trẻ sẽ được y tá chăm sóc rốn cho đến ngày xuất viện. Sau khi về nhà, khi vệ sinh rốn cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý những điểm sau:

Trước khi rụng rốn: Rửa tay thật sạch bằng xà phòng; dùng que gòn thấm alcohol 60 độ lau kỹ ở chân rốn; dùng que gòn mới thấm alcohol lau kỹ thân rốn;  lấy 1 miếng gạc dán lên rốn, sau đó dùng băng rốn băng quanh vùng rốn, rửa tay.

Sau khi rốn rụng: Rửa tay trước khi làm; dùng que gòn thấm alcohol 60 độ lau kỹ lỗ rốn; dùng que gòn mới thấm alcohol 60 độ lau kỹ xung quanh bờ rốn 2cm theo hình xoắn ốc; rửa tay.

Rốn trẻ bình thường là rốn khô, lành. Nếu rốn trẻ có các dấu hiệu ướt, hôi, viêm đỏ, chảy nước vàng, chảy máu hoặc có mủ thì nên sử dụng cồn 60 độ vệ sinh kỹ rốn cho trẻ ngày 2-3 lần. Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến BS nhi khoa để có hướng xử trí tiếp

Meo.vn (Theo Eva)

Những xét nghiệm kiểm chứng khả năng mang thai

Khi xuất hiện các dấu hiệu như tắt kinh, buồn nôn, căng vú và mệt mỏi thì nên áp dụng các phép thử dưới đây nhằm biết chính xác khả năng mang thai.

Thử nước tiểu

Có thể thực hiện tại nhà hay bệnh viện, rất nhiều người đã chọn phương pháp thử HPT (thử tại gia) ngay sau khi tắt kinh được 1 tuần. Tuy đơn giản nhưng cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sẽ mang lại kết quả chính xác. Sau khi có kết quả thì nên đi khám bác sĩ để làm thêm một số xét nghiệm bổ xung nhằm khẳng định chắc chắn kết quả.

Thử máu

Việc thử máu phải do chuyên môn thực hiện nhưng tần suất ít hơn so với thử nước tiểu. Thử máu có thể phát hiện nhanh khả năng mang thai, thường từ 6 – 8 ngày sau khi rụng trứng, nhưng kết quả phải chờ lâu hơn so với phương pháp thử nước tiểu tại gia.

Thử hCG

hCG (human choronic gonadotrofin) là phương pháp thử hoóc môn sản xuất ra ngay sau khi trứng được thụ thai, bám vào dạ con. Theo đó, khi hCG tăng nhanh có nghĩa là khả năng mang thai rất cao. Qua việc thử hCG người ta biết được hàm lượng hCG có mặt và thường được tiến hành sau khi tắt kinh được 10 ngày.

Phép thử số lượng beta hCG

Mục đích của phép thử beta hCG là biết chính xác hàm lượng hoóc môn hCG trong máu. Phương pháp thử này rất chính xác, nó có thể phát hiện ngay cả khi hàm lượng hoóc môn hCG trong máu cực thấp. Do biết được nồng độ chính xác của hCG nên phương pháp xét nghiệm này có khả năng đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình mang thai, nhất là biết được hiện tượng trứng bị lạc chỗ và những rủi ro mang thai, đặc biệt khi hàm lượng hCG sụt giảm nhanh chóng.

Thử máu cũng có thể giúp bạn phát hiện mình có thai. (Ảnh minh họa)

Độ chính xác các phép thử test khi mang thai

Muốn đảm bảo chính xác thì sau khi tắt kinh được một tuần trở ra hãy xét nghiệm. Đây là thời gian đảm bảo độ chính xác khi mang thai. Ngoài ra, để đảm bảo thì nên thử vào buổi sáng khi thức dậy, đây là lúc nước tiểu có các thông số cần thiết. Các phép thử test nước tiểu tại gia có độ chính xác 97%, thử máu có độ chính xác cao hơn, tuy nhiên độ chính xác còn phụ thuộc vào việc tuân thủ các quy định khi lấy mẫu nước tiểu, quá trình rụng trứng và thời gian tối ưu ngay sau khi tiến hành xét nghiệm và độ nhạy của các phương pháp thử test.

Xử lý kết quả sau khi thử test

Điều quan trọng sau khi thử test là phải biết cụ thể kết quả là dương hay âm tính

- Nếu kết quả là dương tính có nghĩa là đã mang thai. Nên đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm. Tuy rất hiếm gặp nhưng cũng có trường hợp kết quả nhầm lẫn, có nghĩa là không phải mang thai. Trường hợp này xảy ra khi máu học protein có trong nước tiểu hoặc một số loại thuốc ví dụ như thuốc an thần, thuốc chống co giật cũng có thể là nguyên nhân gây dương tính.

- Nếu kết quả là âm tính có nghĩa là không mang thai, tuy nhiên vẫn còn nhiều lí do để hi vọng. Ví dụ như không thực hiện các thủ tục theo đúng quy định, thử quả sớm, nước tiểu quá loãng do lấy vào thời điểm không thích hợp hoặc do uống nhiều nước rượu, bia trước khi lấy mẫu nước tiểu hoặc do bản thân dùng một số loại thuốc, nhất là thuốc lợi tiểu hoặc antihistamines. Trường hợp âm tính nên tiến hành các phép thử lại, tuân thủ đúng các hướng dẫn, nếu cần có thể tư vấn bác sĩ.

Meo.vn (Theo Eva)

Ăn xong chóp đầu bị đau và co giật

Sau bữa ăn (sáng, trưa, tối) khoảng 15 phút thì chóp đầu tôi bị đau và có cảm giác như co giật ở phần chóp đầu.

Bác sĩ ơi,

Tôi 41 tuổi (nam), nặng 61kg, cao 1.62m. Cứ mỗi khi sau bữa ăn (sáng, trưa, chiều) khoảng 15 phút thì chóp đầu tôi bị đau và có cảm giác như co giật ở phần chóp đầu. Vì sao vậy thưa bác sĩ? - (Minh Cảnh - Phú Yên)

Trả lời

Chào anh Minh Cảnh,


Đau đầu liên quan đến ăn uống thường gặp là đau đầu Migrain. Bệnh có tính chất gia đình, thường bắt đầu gặp lứa tuổi thanh thiếu niên, tăng dần đến khoảng 40 tuổi, sau 40 tuổi rất ít gặp.

Nhiều yếu tố có thể khởi phát chứng đau đầu này như stress, một số thức ăn uống (nhiều dầu mỡ, chocolate, phomat, rượu…), ăn nóng quá hay lạnh quá, mùi vị, bỏ bữa ăn, kinh nguyệt, sự thay đổi thời tiết, thuốc men, việc hoạt động chân tay quá nhiều, khói thuốc lá, ánh sáng, tiếng động. Đau đầu Migrain còn có thể xuất hiện do sự giảm nồng độ magiê và tăng nồng độ canxi trong máu.

Đặc tính cơ bản của đau đầu Migraine là đau nửa đầu từng cơn theo nhịp mạch đập (cũng có một số trường hợp đau hết cả đầu), tái diễn có chu kỳ, kèm theo buồn nôn hoặc nôn. Ngoài cơn bệnh nhân hoàn toàn bình thường.

Điều trị cắt cơn có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường, nhóm chống viêm giảm đau không steroid (Paracetamol, Ibuprophen...), các thuốc giãn mạch và tăng tuần hoàn não và sử dụng các dẫn xuất của Ergotamin. Để phòng ngừa cơn, có thể dùng Dihydroergotamine (hay Tamik) mỗi ngày.

Để phòng ngừa, ngoài việc dùng thuốc, bạn cần tránh những yếu tố gây khởi phát cơn như: không ăn thức ăn nhiều chất béo, nóng hay lạnh quá, không uống rượu bia, cà phê, thuốc lá… Cần giảm stress, tránh tiếng ồn…

Bạn nên khám chuyên khoa nội thần kinh để có chẩn đoán chính xác và dùng thuốc dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Thân mến!

Meo.vn (Theo alobacsi)