Lưu trữ cho từ khóa: có gas

Quá khích vì nước uống có gas

Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện giới trẻ dễ kích động và trở nên hung dữ hơn nếu thường xuyên sử dụng các loại đồ uống có gas.

Tạp chí Injury Prevention vừa đăng kết quả nghiên cứu trên 1.878 thanh thiếu niên độ tuổi từ 14-18. Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu uống trên 5 lon đồ uống có gas mỗi tuần, trẻ dễ có những hành vi quá khích như mang theo vũ khí và tấn công bạo lực.


Các nhà khoa học thực hiện đợt khảo sát trên nhằm tìm ra mối liên hệ giữa đồ uống có gas với hành vi bạo lực. Kết quả, thường xuyên uống đồ uống có gas có thể làm tăng từ 9-15% khả năng gây ra những hành vi gây hấn.

Tỉ lệ hành vi bạo lực gia tăng khi sinh viên dùng nhiều đồ uống có gas. Theo khảo sát này, khoảng 23% thanh niên có mang theo súng hoặc dao cho biết họ dùng một lon hoặc không dùng lon nước ngọt nào trong một tuần. Trong khi tỉ lệ này là 43% ở những người sử dụng 14 lon trở lên.

Đồ uống có ga cũng là yếu tố làm gia tăng tỉ lệ bạo lực đối với những người cùng tuổi từ 35% lên 58%, đối với anh chị em ruột thì tăng từ 25,4% lên hơn 43%.

Meo.vn (Theo Netnam+)

Ảnh hưởng của đường lên não bộ và cơ thể con người

Đường là một chất tạo ngọt được sử dụng trong hầu hết các loại thực phẩm, đồ uống hiện nay và nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về chức năng cũng như tác hại của nó đến cơ thể con người.

Dù có để ý hay không thì mỗi ngày bạn vẫn hấp thu một lượng lớn chất đường vào trong cơ thể của mình.

1. Các loại đường và chức năng

Có rất nhiều loại đường và những thứ tương tự như đường dùng để thay thế nó trong cuộc sống hiện nay. Nhưng chúng ta sẽ xem xét đến 2 loại đường phổ biến nhất đó là đường Gluco (Glucoza) và đường Fructo (Fructoza).

1.1 Đường Gluco (lợi nhiều):

Đây là loại đường có lợi có sức khỏe chúng ta, nó cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể và giúp cơ thể khỏe mạnh. Khi Gluco được chuyển hóa vào trong cơ thể, nó sẽ kích thích các tuyến tụy sản sinh ra chất Insulin, làm cho não bộ nhận biết được bạn đã ăn bao nhiêu thức ăn và do vậy kiểm soát được cơn thèm ăn, hay nói cụ thể hơn là bộ não sẽ cho bạn biết khi nào bạn đã ăn đủ no và nên ngừng việc ăn lại, nếu không sẽ béo phì.

Tác hại của đường này chủ yếu diễn ra trong quá trình xử lý ở gan, nhưng không đáng kể.

1.2 Đường Fructo, bao gồm đường mía và Sirô bắp (hại nhiều):

Có thể xem đường mía và Siro bắp là như nhau bởi vì chúng đều rất ngọt và cùng chứa một lượng lớn đường Fructo (có hại). Đường mía chứa 50% lượng Fructo và Syro bắp chứa 55%, còn phần còn lại chính là Gluco mà chúng ta đã bàn ở trên (có lợi).

Trong đa số các trường hợp, Fructo có hại cho sức khỏe con người. Vì sao? Là do cách mà cơ thể chúng ta xử lý chúng. Đường Fructo chỉ có thể được xử lý bởi gan, điều mà chúng ta đã nói ở trên là nó sẽ sinh ra chất VLDL không tốt cho sức khỏe. Nghĩa là sẽ có một lượng lớn calorie, nhiều hơn gấp 3 lần so với đường Gluco, đi qua gan để xử lý và do đó, chất VLDL sẽ được sinh ra nhiều hơn, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch và cả chứng béo phì. Nó cũng làm tăng nồng độ Acid Uric trong máu dẫn đến bệnh tăng huyết áp.

Và trên hết, đường Fructo còn gây ra một tác hại lớn đến não, khiến cho não không thể kiểm soát được lượng thức ăn mà bạn đã ăn vào, nói cách khác là bạn sẽ không có cảm giác no và do đó sẽ ăn liên tục. Để kiểm soát việc hấp thu và giải phóng năng lượng, bộ não cần phải tiếp nhận tín hiệu từ một protein tên là Leptin. Trong khi đó, Fructo lại cắt đứt mối liên lạc giữa não bộ và protein này, làm cho não bộ không biết chúng ta đã ăn được bao nhiêu, đã ăn đủ hay chưa. Vì thế, chúng ta sẽ có cảm giác đói liên tục và quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng bị rối loạn. Ví dụ điển hình cho tác hại này chính là Soda, hay còn gọi là các loại nước có gas (chứa đường Fructo), nó làm cho bạn cảm thấy đói mặc dù đã ăn rất nhiều thức ăn. Chưa kể đến các tác hại khác của đường Fructo nhưng chỉ bấy nhiêu đây thôi cũng đủ dấy nên một rắc rối lớn làm nhiều người phải đau đầu, đó là béo phì.

Tuy nhiên, đường Fructo vẫn còn chút "lương tâm" chứ không phải hoàn toàn xấu. Nếu bạn là một vận động viên chuyên nghiệp hay chơi các môn thể thao nặng như điền kinh, cử tạ, bóng đá... thì Fructo lại rất có ích trong trường hợp này. HFCS sẽ giúp phục hồi nhanh chóng lượng Glucozen mà cơ thể đã đốt cháy trong lúc vận động. Vì thế mà các đồ uống thể thao thường sử dụng chất HFCS để giúp các vận động viên phục hồi thể lực nhanh hơn. Tuy nhiên, cái "lương tâm" này của Fructo cần phải được sử dụng đúng chỗ, đúng lúc, không nên lạm dụng quá nhiều.

2. Thức ăn tươi (chưa qua chế biến) và thức ăn đã qua chế biến có chứa đường


Ảnh minh họa

 

Trái cây chứa nhiều đường Fructo (có hại) song nó lại tốt cho sức khỏe vì chất xơ có trong đó. Chính chất xơ này sẽ khắc phục được nhược điểm khiến ta thèm ăn của Fructo. Nếu Fructo làm cho não bộ không kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào cơ thể thì chất xơ trong trái cây sẽ làm điều này giúp nó, giúp não bộ kiểm soát được cơn thèm và vì vậy trả lời cho câu hỏi tại sao trái cây được "đóng dấu" là tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn đừng lầm lẫn với các loại đồ uống nước ép trái cây nhé, chúng không có lợi như trái cây tươi thông thường đâu. Ai cũng biết cái điều-mà-ai-cũng-biết-này, nhưng không mấy người hiểu được lý do tại sao chúng không tốt bằng.

Đường trong các loại đồ uống có gas là loại đường đã qua chế biến. Người ta lấy chúng từ những cây mía, sau đó đưa vào nhà máy để chế biến lại thành các hạt đường trắng tinh tươm mà chúng ta hay thấy. Chính quá trình chế biến đường từ cây mía này sẽ làm mất đi toàn bộ chất xơ bên trong cây mía. Không có chất xơ, đường Fructo lại phát huy tác hại, não bộ tiếp tục bị "mù mờ" thông tin về cơn đói, và như thế cơ thể chúng ta lại tiếp ăn uống một cách không ngừng nghỉ. Đó là lý do tại sao đường đã qua chế biến thì không tốt cho sức khỏe.

 

Ảnh minh họa

Đến đây nhiều người sẽ thắc mắc: Tại sao chúng ta không giữ chất xơ lại? Đó là vì chất xơ sẽ làm cho thức ăn mau hư và ôi thiu. Trong khi đó, các loại đồ ăn chế biến sẵn với mục đích là để dự trữ qua thời gian dài hay vận chuyển đi các nơi trên thế giới, để đảm bảo chúng không bị hư, không bị quá "đát", người ta buộc lòng phải loại bỏ chất xơ ra.

Một vấn đề nữa đến từ các loại thức ăn chế biến sẵn được dán "mác" ít chất béo. Ít chất béo, nghe có vẻ tốt đó. Nhưng ăn chất béo không có nghĩa là cơ thể bạn giữ lại chất béo đó. Cơ thể con người có một quá trình xử lý và đào thải chất béo hiệu quả nên việc ăn nhiều hay ít chất béo không phải là một vấn đề lớn. Thế mà trong suốt 40 năm qua, chúng ta đã gần như phát cuồng về các loại thức ăn ít béo và nhiều người còn rất ưa chuộng chúng. Có cầu ắt có cung, các hãng sản xuất thực phẩm cũng nhanh tay đưa các thức ăn ít béo vào quá trình xử lý đóng hộp của mình. Tuy nhiên, do quá trình xử lý làm cho chúng (đồ ăn ít béo) có mùi vị rất kinh khủng nên họ đã thêm vào đó đường, và đôi khi có cả muối, để làm cho chúng trông tuyệt hơn. Như vậy, thay vì hấp thu những chất béo sử dụng được từ thực phẩm tươi, người ta lại ưa dùng đồ ăn ít béo được chế biến sẵn hơn, trong khi cơ thể chúng ta lại không sử dụng được các chất béo đó (chứa Fructo).

Như vậy, để cơ thể khỏe mạnh, hãy tránh xa các loại đồ ăn chế biến sẵn. Mặc dù điều này không phải lúc nào cũng đúng nhưng tác hại do nó gây ra là rất hiển nhiên. Hãy xem kỹ thành phần đường có trong loại thức ăn mà bạn định mua trên hộp hay phía sau bao bì sản phẩm.

Chất xơ có mặt trong các loại thực phẩm sau: các loại rau cải, đậu nành, táo, Atiso, bơ, lúa mạch, đậu, bột yến mạch, ngũ cốc, đu đủ, bí ngô...

3. Nên sử dụng đường như thế nào cho hợp lý?

3.1 Không dùng các loại đồ uống có đường:

Đây là điều quan trọng nhất và cũng khó làm theo nhất. Đồ uống có đường không tốt cho sức khỏe vì nó chứa rất nhiều Fructo gây hại, làm cho cơ thể thấy đói liên tục, ăn nhiều, rối loạn tiêu hóa và dẫn đến béo phì. Bên cạnh đó, một số loại nước có gas (như Coca-Cola, gọi tắt là Soda) còn chứa cả muối trong đó, thứ làm cho bạn luôn cảm thấy khát và "nhắc nhở" bạn "mua thêm lon nữa đi, uống nhiều vô", điều này chỉ có lợi cho doanh thu của nhà sản xuất mà thôi. Nó cũng làm cho bạn đi tiểu nhiều hơn, làm cơ thể muốn uống nhiều hơn.

Và bạn cũng nên biết rằng uống Soda không mang lại thứ gì tốt cho cơ thể cả. Trong khi các loại đồ ăn có đường khác như bánh ngọt, bánh rán (Donut) ít ra còn cung cấp một ít chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp não bộ kiểm soát cơn thèm ăn thì Soda chứa Fructo không mang lại chút dinh dưỡng nào. Xóa bỏ hoàn toàn thói quen uống Soda có thể rất khó khăn nhưng nó sẽ giúp cơ thể chống lại việc hấp thu đường một cách thừa thải.

Không uống Soda vậy thì uống gì? Câu trả lời: Uống nước.

Ảnh minh họa

Tất nhiên không thể cấm một ai đó uống Soda mãi được. Nhưng bạn cần nhớ là càng uống nhiều Soda thì cơ thể sẽ càng khó kiểm soát khẩu vị hơn. Trong khi hầu hết các loại đồ uống xuất hiện trên thị trường ngày nay đều là loại có gas hoặc chứa Fructo thì nước khoáng, nước tinh khiết sẽ là một lựa chọn phù hợp cho sức khỏe con người. Nếu vẫn muốn dùng đồ uống có gas hay có chứa cồn thì bạn chỉ nên uống chúng 20 phút SAU bữa ăn của mình, thủ thuật này cũng có thể áp dụng đối với các món ăn tráng miệng.

3.2 Nhớ bổ sung nhiều chất xơ khi sử dụng thực phẩm có đường:

Như đã nói ở trên, chất xơ rất tốt cho sức khỏe vì nó khắc phục được nhược điểm của đường Fructo, giúp bộ não kiểm soát cơn thèm ăn. Cả 2 chất xơ và Fructo vừa thống nhất vừa đối lập với nhau, Fructo bổ sung vị ngọt cho chất xơ, còn chất xơ thì bổ sung chức năng kiểm soát đường cho Fructo.

Vậy lời khuyên là gì? Đừng ăn thực phẩm đã qua chế biến. Chỉ nên hấp thu đường Fructo từ hoa quả, trái cây và những nguồn thức ăn chứa nhiều chất xơ tự nhiên.

3.3 Tránh dùng thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều đường:

Thay vào đó, hãy tự tay chế biến thức ăn cho mình từ thực phẩm tươi sống. Nhưng điều này không dễ thực hiện, nhất là trong cuộc sống bận rộn như ngày nay. Nên nếu bắt buộc phải dùng đồ ăn chế biến sẵn thì bạn nên kiểm tra trước lượng đường của loại thức ăn đó. Nếu nó không phải đồ tráng miệng mà lại chứa nhiều đường thì bạn nên tránh nó đi, hoặc nếu nó có chứa chất HFCS (Syro bắp) thì bạn cũng nên tránh nó luôn. Nếu thích ăn bánh mì thì nên mua loại bánh làm hoàn toàn từ bột mì. Tránh xa các loại đồ ăn đóng gói sẵn và chú trọng các loại đồ ăn có nhiều chất xơ.

3.4 Không dự trữ thức ăn có đường trong nhà:

Nếu bạn thích ăn món tráng miệng (đồ ngọt) mà lại sợ béo thì tốt nhất đừng chứa những món tráng miệng đó trong nhà. Phương pháp này dễ hiểu vì nếu không có sẵn thì bạn sẽ không ăn được. Nếu bạn thật sự muốn ăn thì hãy tự thân vận động một chút: chạy ra cửa hàng gần nhà sau khi ăn và mua món tráng miệng. Lúc này có thể bạn sẽ suy nghĩ lại mà không mua nữa (làm biếng chăng?). Cơn thèm đồ ngọt của bạn rất có thể sẽ biến mất trong vòng 20 phút và bạn sẽ không còn muốn ăn chúng.

Giả sử sau 20 phút bạn vẫn còn muốn ăn, vậy thì bạn cứ ra cửa hàng và mua một món tráng miệng vừa phải. Điều này có thể ít xảy ra, mà nếu nó xảy ra thật (vẫn còn thèm) thì hãy cố gắng kéo dài quyết định có nên đi mua hay không, càng chần chừ, càng kéo dài thời gian quyết định thì cơn thèm đồ ngọt của bạn sẽ càng giảm xuống. Cho đến khi bạn hết thèm thì coi như bạn "cai nghiện" thành công.

3.5 Không nên "cai" đồ ngọt một cách đột ngột:

Nếu hiện tại bạn đang ăn khá nhiều đồ ngọt thì không nên dứt bỏ chúng một cách đột ngột. Vì làm như vậy sẽ làm cho cơ thể thèm chúng nhiều hơn, khiến ta ngày càng bị lệ thuộc vào đồ ngọt. Do vậy nếu muốn cắt giảm sự hấp thụ đường, hãy dứt bỏ chúng một cách từ từ, đừng dứt bỏ đột ngột.

3.6 Vận động thường xuyên:

Một sự thật khá phũ phàng là việc chạy bộ không đốt cháy nhiều calorie như ta thường nghĩ. Bạn chạy bộ suốt 20 phút cũng chỉ đủ để đốt cháy lượng calorie có trong 2 miếng bánh quy mỏng dính. Ăn một bữa ăn nhanh thôi cũng khiến bạn phải tập thể dục cả một ngày dài nếu muốn tiêu hao hết lượng calorie đấy. Tuy nhiên, chạy bộ hay vận động cơ thể không phải là vô dụng, chúng giúp ta giảm stress (căng thẳng), từ đó giảm sự thèm ăn, cải thiện chức năng trao đổi chất trong cơ thể và sản sinh ít chất béo hơn. Chính những tác dụng này còn quan trọng hơn là việc đốt cháy calorie.

Nếu không có điều kiện vận động nhiều, hãy đứng thẳng lên càng nhiều càng tốt. Cứ mỗi 30 phút ngồi, hãy đứng dậy và đi vài vòng. Nếu không muốn đứng dậy trong khi đang làm việc thì hãy cố gắng đứng trong vòng 1 tiếng đồng hồ vào một lúc nào đó trong ngày. Dù 1 tiếng không nhiều nhưng có làm còn đỡ hơn không. Bên cạnh đó bạn cũng nên tận dụng mọi cơ hội để cơ thể có thể vận động, ví dụ như đứng dậy lấy nước uống, chạy bộ tại chỗ, lau nhà... Càng vận động nhiều, tiêu hóa càng tốt, chất béo sẽ càng ít đi.

Nói tóm lại, đường có lợi lẫn có hại. Thách thức hiện nay đó là đường có mặt ở khắp mọi nơi, trong mọi loại thực phẩm. Nhưng chỉ cần biết cách kiểm soát chúng bằng những lời khuyên trên đây thì bạn có thể yên tâm thưởng thức hương vị ngọt ngào đầy quyền rũ của đường rồi.

Meo.vn (Theo Tamly)

Thực phẩm cho người kiêng đường

Thị trường hiện nay có nhiều loại sản phẩm làm từ đường ăn kiêng, tức năng lượng từ đường khá thấp, không làm tăng chỉ số đường huyết hoặc năng lượng từ đường bằng 0, với đủ các loại bánh quy bơ sữa, bánh quy ngũ cốc, bánh xốp, bột sữa dinh dưỡng, bột ngũ cốc, càphê hoà tan, nước yến, nước cam… và có cả chocolate, kẹo singum, kẹo ngậm ho – viêm họng…


Bữa sáng hoặc bữa xế: có thể dùng bánh bông lan, bánh quy bơ sữa với sữa bột, bột ngũ cốc hoặc càphê sữa hoà tan.

Sữa dinh dưỡng kiêng đường của Việt Nam hiện nay có ba nhãn hiệu đang bày bán trong các hệ thống siêu thị là Vinamilk, Nutifood, Bibica. Các loại bánh quy bơ sữa, bánh bông lan, càphê hoà tan, bột ngũ cốc, đường ăn kiêng… phổ biến sản phẩm của hai thương hiệu Quasure (công ty Bibica) và Resoni (công ty thực phẩm dinh dưỡng Miền Nam SN Food). Bánh bông lan của Quasure có hương vị cốm, gấc không trùng hàng với các nhà sản xuất bánh ăn kiêng khác. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể chọn bột ngũ cốc ăn kiêng làm từ đậu nành, bột dinh dưỡng mè đen, gạo lứt, đậu xanh… không chứa đường và pha trộn với đường gói ăn kiêng.

Sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn vặt, có các loại kẹo ngậm viên cứng của Resoni như kẹo gừng và kẹo bạc hà, trong viên kẹo có tinh dầu gừng, và có cả gừng xay nhuyễn trộn vào. Hoặc nhâm nhi thêm nước yến, bánh Cookies… Giá khoảng từ 18.000 – 35.000 đồng/hộp.

Trong bữa ăn chính: có thể dùng nước uống cho người kiêng đường như nước gạo rang, thành phần có bổ sung thêm canxi và một vài loại vitamin. Nước nha đam loại chai nhựa hoặc đóng lon, làm từ đường hoá học cho năng lượng từ đường bằng 0, có bổ sung thêm chất xơ. Một số loại nước trái cây đóng hộp có thành phần không thêm đường, mang vị ngọt tự nhiên của trái cây, có thể pha với nước soda có gas hoặc thêm đá.

Cần lưu ý, theo nhà sản xuất, dù được chế biến từ đường ăn kiêng, nhưng người dùng không nên sử dụng quá nhiều trong một lần vì thành phần tinh bột, chất béo chứa trong thực phẩm cũng có thể làm tăng đường huyết.

Meo.vn (Theo SGTT)

4 loại nước không nên dùng để uống thuốc

Để việc điều trị đạt hiệu quả nhanh chóng, ngoài việc dùng thuốc tốt, thuốc đúng liều còn cần thực hiện những việc sau đây. Việc điều trị bệnh có rất nhiều yếu tố tác động đến kết quả, không phải chỉ cứ thuốc tốt, thuốc ngoại nhập là có kết quả tốt. Bởi vì, thuốc chỉ có tác dụng thật sự khi uống đúng cách, chẳng hạn như: uống thuốc khi nào, uống như thế nào, uống trong thời gian nào, uống với loại nước nào… vì thế mà trong thực tế đã có rất nhiều người khi điều trị rất tốn kém mà bệnh vẫn không khởi, bởi vì uống thuốc không đúng cách.

Từ lâu, có một số người có thói quen không tốt và vô cùng tai hại là uống thuốc không cần nước hoặc uống thuốc với bất kỳ một loại nước gì sẵn có bên mình như: nước trà hay kể cả nước uống có gas chẳng hạn.

Ở trẻ nhỏ có thói quen sợ uống thuốc, nhiều bậc cha mẹ thường dỗ dành bằng cách cho uống thuốc với sữa, nước trái cây hoặc với nước đường. Tất cả những loại thức uống vừa kể trên đều làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc hấp thu thuốc, thậm chí làm giảm tác dụng điều trị.

Để việc điều trị đạt hiệu quả nhanh chóng, ngoài việc dùng thuốc tốt, thuốc đúng liều còn cần thực hiện những việc sau đây.

Dùng nước gì để uống thuốc?

Khi uống thuốc, tốt nhất là dùng nước lọc để uống. Khi uống thuốc với nhiều nước, là tạo ra một dung dịch thuốc được pha loãng với một thể tích lớn trong dạ dày, từ đó tạo nên áp suất lớn giúp cho dạ dày tiêu hóa và đẩy thuốc đi xuống ruột nhanh hơn. Điều đó có nghĩa là thời gian thuốc lưu lại tại dạ dày ngắn và dung dịch thuốc được hấp thu nhanh chóng.

Uống thuốc với nhiều nước sẽ giúp thuốc tiếp cận với bề mặt của dạ dày, ruột nhiều hơn, tức làm tăng diện tích tiếp xúc nên thuốc được hấp thu nhanh hơn vào máu, hiệu quả điều trị của thuốc được kịp thời.

Đối với những thuốc có độ tan kém, lượng nước uống kèm không những làm tăng độ tan, mà còn giúp thuốc hấp thu nhanh và triệt để hơn.

Không nên uống nhiều loại thuốc cùng lúc

Mỗi một loại thuốc có một tính năng và công hiệu riêng, nó có những tính chất và phản ứng khác nhau, có tác dụng đối với các bộ phận trong cơ thể con người và có công hiệu trong thời gian cũng khác nhau.

Do đó, nếu uống nhiều loại thuốc cùng một lúc thì sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu, phân bố, trao đổi giữa các thuốc và sự đào thải thuốc ra ngoài cơ thể, cũng như sự kết hợp giữa các loại thuốc với nhau. Nếu như loại thuốc có chất chua uống cùng với thuốc kháng sinh, sẽ làm giảm công hiệu của thuốc, hai loại thuốc này nên uống cách nhau 2 – 3 giờ. Vì vậy, nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì nhất định phải sắp xếp thời gian và số lần cho hợp lý, uống mỗi một loại thuốc ít nhất là phải cách nhau khoảng một giờ.

Các loại nước không nên dùng để uống thuốc

- Nước nho ép: dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh, lý do nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.

- Cà phê, nước trà, cô-ca: trong thời gian đang điều trị bằng thuốc, nếu dùng thuốc bằng nước trà hay cà phê thì có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, cà phê còn có thể có hại cho dạ dày, nhất là khi dùng các loại thuốc kháng viêm thì không nên dùng nước trà, cà phê hay cô-ca để uống thuốc.

- Sữa: canxi có sẵn trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh, do đó không nên dùng sữa để uống thuốc.

- Rượu: trong khi đang dùng thuốc, nhất là loại thuốc có hoạt chất là acetaminophen như: padol, panadol… nếu uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy gan. Ngoài ra, rượu còn hạn chế tác dụng chữa bệnh của các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh thần kinh và làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh khác.

Uống thuốc như thế nào cho đúng?

Việc điều trị bệnh có rất nhiều yếu tố tác động đến kết quả, không phải chỉ cứ thuốc tốt, thuốc ngoại nhập là có kết quả tốt. Bởi vì, thuốc chỉ có tác dụng thật sự khi uống đúng cách, chẳng hạn như: uống thuốc khi nào, uống như thế nào, uống trong thời gian nào, uống với loại nước nào… vì thế mà trong thực tế đã có rất nhiều người khi điều trị rất tốn kém mà bệnh vẫn không khởi, bởi vì uống thuốc không đúng cách.

Từ lâu, có một số người có thói quen không tốt và vô cùng tai hại là uống thuốc không cần nước hoặc uống thuốc với bất kỳ một loại nước gì sẵn có bên mình như: nước trà hay kể cả nước uống có gas chẳng hạn. Ở trẻ nhỏ có thói quen sợ uống thuốc, nhiều bậc cha mẹ thường dỗ dành bằng cách cho uống thuốc với sữa, nước trái cây hoặc với nước đường. Tất cả những loại thức uống vừa kể trên đều làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc hấp thu thuốc, thậm chí làm giảm tác dụng điều trị.

Để việc điều trị đạt hiệu quả nhanh chóng, ngoài việc dùng thuốc tốt, thuốc đúng liều còn cần thực hiện những việc sau đây.

Không nên uống nhiều loại thuốc cùng lúc.

Dùng nước gì để uống thuốc?

Khi uống thuốc, tốt nhất là dùng nước lọc để uống. Khi uống thuốc với nhiều nước, là tạo ra một dung dịch thuốc được pha loãng với một thể tích lớn trong dạ dày, từ đó tạo nên áp suất lớn giúp cho dạ dày tiêu hóa và đẩy thuốc đi xuống ruột nhanh hơn. Điều đó có nghĩa là thời gian thuốc lưu lại tại dạ dày ngắn và dung dịch thuốc được hấp thu nhanh chóng.

Uống thuốc với nhiều nước sẽ giúp thuốc tiếp cận với bề mặt của dạ dày, ruột nhiều hơn, tức làm tăng diện tích tiếp xúc nên thuốc được hấp thu nhanh hơn vào máu, hiệu quả điều trị của thuốc được kịp thời.

Đối với những thuốc có độ tan kém, lượng nước uống kèm không những làm tăng độ tan, mà còn giúp thuốc hấp thu nhanh và triệt để hơn.

Không nên uống nhiều loại thuốc cùng lúc

Mỗi một loại thuốc có một tính năng và công hiệu riêng, nó có những tính chất và phản ứng khác nhau, có tác dụng đối với các bộ phận trong cơ thể con người và có công hiệu trong thời gian cũng khác nhau. Do đó, nếu uống nhiều loại thuốc cùng một lúc thì sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu, phân bố, trao đổi giữa các thuốc và sự đào thải thuốc ra ngoài cơ thể, cũng như sự kết hợp giữa các loại thuốc với nhau. Nếu như loại thuốc có chất chua uống cùng với thuốc kháng sinh, sẽ làm giảm công hiệu của thuốc, hai loại thuốc này nên uống cách nhau 2 – 3 giờ. Vì vậy, nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì nhất định phải sắp xếp thời gian và số lần cho hợp lý, uống mỗi một loại thuốc ít nhất là phải cách nhau khoảng một giờ.

Các loại nước không nên dùng để uống thuốc

- Nước nho ép: dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh, lý do nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.

- Cà phê, nước trà, cô-ca: trong thời gian đang điều trị bằng thuốc, nếu dùng thuốc bằng nước trà hay cà phê thì có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, cà phê còn có thể có hại cho dạ dày, nhất là khi dùng các loại thuốc kháng viêm thì không nên dùng nước trà, cà phê hay cô-ca để uống thuốc.

- Sữa: canxi có sẵn trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh, do đó không nên dùng sữa để uống thuốc.

- Rượu: trong khi đang dùng thuốc, nhất là loại thuốc có hoạt chất là acetaminophen như: padol, panadol… nếu uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy gan. Ngoài ra, rượu còn hạn chế tác dụng chữa bệnh của các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh thần kinh và làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh khác.

BS. HỒ VĂN CƯNG

Nên uống thuốc như thế nào cho đúng?

Từ lâu, có một số người có thói quen không tốt và vô cùng tai hại là uống thuốc không cần nước hoặc uống thuốc với bất kỳ một loại nước gì sẵn có bên mình như nước trà hay kể cả nước uống có gas chẳng hạn. Ở trẻ nhỏ có thói quen sợ uống thuốc, nhiều bậc cha mẹ thường dỗ dành bằng cách cho uống thuốc với sữa, nước trái cây hoặc với nước đường. Tất cả những loại thức uống vừa kể trên đều làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc hấp thu thuốc, thậm chí làm giảm tác dụng điều trị. Để việc điều trị đạt hiệu quả nhanh chóng, ngoài việc dùng thuốc tốt, thuốc đúng liều còn cần thực hiện những việc sau đây.

Dùng nước gì để uống thuốc?

Khi uống thuốc, tốt nhất là dùng nước lọc để uống. Khi uống thuốc với nhiều nước, là tạo ra một dung dịch thuốc được pha loãng với một thể tích lớn trong dạ dày, từ đó tạo nên áp suất lớn giúp cho dạ dày tiêu hóa và đẩy thuốc đi xuống ruột nhanh hơn. Điều đó có nghĩa là thời gian thuốc lưu lại tại dạ dày ngắn và dung dịch thuốc được hấp thu nhanh chóng.

Uống thuốc với nhiều nước sẽ giúp thuốc tiếp cận với bề mặt của dạ dày, ruột nhiều hơn, tức làm tăng diện tích tiếp xúc nên thuốc được hấp thu nhanh hơn vào máu, hiệu quả điều trị của thuốc được kịp thời.

Đối với những thuốc có độ tan kém, lượng nước uống kèm không những làm tăng độ tan, mà còn giúp thuốc hấp thu nhanh và triệt để hơn.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Tốt nhất nên uống thuốc với nước lọc.

Không nên uống nhiều loại thuốc cùng lúc

Mỗi một loại thuốc có một tính năng và công hiệu riêng, nó có những tính chất và phản ứng khác nhau, có tác dụng đối với các bộ phận trong cơ thể con người và có công hiệu trong thời gian cũng khác nhau. Do đó, nếu uống nhiều loại thuốc cùng một lúc thì sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu, phân bố, trao đổi giữa các thuốc và sự đào thải thuốc ra ngoài cơ thể, cũng như sự kết hợp giữa các loại thuốc với nhau. Nếu như loại thuốc có chất chua uống cùng với thuốc kháng sinh, sẽ làm giảm công hiệu của thuốc. Hai loại thuốc này nên uống cách nhau 2 - 3 giờ. Vì vậy, nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì nhất định phải sắp xếp thời gian và số lần cho hợp lý. Uống mỗi một loại thuốc ít nhất là phải cách nhau khoảng một giờ.

Các loại nước không nên dùng để uống thuốc

Nước nho ép: dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh. Lý do: nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.

Cà phê, nước trà, cô-ca: trong thời gian đang điều trị bằng thuốc uống, nếu dùng thuốc bằng nước trà hay cà phê thì có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, cà phê còn có thể có hại cho dạ dày, nhất là khi dùng các loại thuốc kháng viêm thì không nên dùng nước trà, cà phê hay cô-ca để uống thuốc.

Sữa: canxi có trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh, do đó không nên dùng sữa để uống thuốc.

Rượu: trong khi đang dùng thuốc, nhất là loại thuốc có hoạt chất là acetaminophen, nếu uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy gan. Ngoài ra, rượu còn hạn chế tác dụng chữa bệnh của các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh thần kinh và làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh khác. Tốt nhất là trong quá trình điều trị, uống thuốc thì không nên dùng rượu, bia.

BS. HỒ VĂN CƯNG

(suckhoe&doisong)

Trẻ còi xương vì uống nhiều nước ngọt có gas

Việc lạm dụng đồ uống có ga tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khoẻ của trẻ', PGS.TS Lê Bạch Mai, Viện phó viện Dinh dưỡng cảnh báo.

Hại sức khoẻ vì nước ngọt

Theo PGS Mai, điều nguy hiểm nhất khi cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt có gas, đó là sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu. Do đó, những trẻ này rất dễ bị thiếu canxi, làm cơ thể không phát triển nhiều về chiều cao, trong khi đó, bề ngang lại phát tướng vì nước ngọt này có hàm lượng đường rất cao, dễ gây béo phì.

Chị Nguyễn Thị Liên (ở Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội) rất bất ngờ khi được các bác sĩ tại Phòng khám của Viện dinh dưỡng kết luận, con chị bị thiếu canxi dù thể trạng trẻ khá bụ bẫm. Bé Huy đã 4 tuổi, bé chịu ăn cơm, bún, thích đồ ngọt đặc biệt là khoái nước ngọt có gas. Có ngày, một mình bé uống liền hai lon nước ngọt trong khi ép lắm mới được hộp sữa tươi. Thể trạng bé khá bụ bẫm, nhưng thấp hơn 3cm so với tiêu chuẩn, đặc biệt bé ra mồ hôi trộm rất nhiều nên bố mẹ mới đưa đi khám. Khi khai thác từ mẹ sở thích ăn uống của con, các bác sĩ đã khẳng định, bé bị thiếu hụt lượng canxi lớn do việc uống quá nhiều nước ngọt có gas.

'Dù bố mẹ vẫn cho con ăn cân đối dinh dưỡng, trong đó nhiều thực phẩm có hàm lượng canxi cao như tôm, cua, cá. Lượng canxi đưa vào cơ thể trẻ và được hấp thu vẫn ở mức bình thường, nhưng chính sự đào thải canxi nhanh qua nước tiểu vì uống quá nhiều nước ngọt có gas là nguyên nhân gây sự thiếu hụt canxi của bé, khiến bé không đủ canxi để phát triển chiều cao', PGS Mai giải thích.

'Đáng ngại là trẻ em càng ngày càng chuộng đồ ăn nhanh và nước ngọt. Vì giá thành tương đối rẻ, có những bà mẹ, mua cả thùng nước ngọt về cho con thoải mái uống. Đây thực sự là một mối hiểm nguy với sức khoẻ của trẻ. Trong khi chế độ ăn hàng ngày của trẻ vẫn chưa đáp ứng được lượng canxi cần thiết, tức là nguồn canxi đầu vào vốn rất thiếu, lại thêm uống nhiều nước ngọt có gas khiến việc đào thải canxi nhanh càng khiến trẻ thiếu canxi, dẫn đến còi xương', PGS Mai cảnh báo.

Hơn nữa, hàm lượng đường trong các loại nước ngọt có gas rất cao, nếu uống nhiều, năng lượng không tiêu thụ hết dẫn đến tích tụ thành lớp mỡ dưới da sẽ khiến cơ thể béo phì, là nguyên nhân tiềm ẩn của các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch gây nguy hại lâu dài cho sức khoẻ của trẻ.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Cần bổ sung nhiều sữa, thực phẩm giàu canxi

Thế nhưng nhiều phụ huynh rất băn khoăn, thậm chí nghi ngờ khi nghe bác sĩ nói về thói quen uống nhiều nước ngọt có gas của trẻ là không tốt cho sức khoẻ. Vì họ thấy trẻ em nước ngoài uống nước ngọt có gas rất phổ biến, nhưng thể chất vẫn phát triển rất tốt cả về chiều cao và cân nặng. Thực tế, thói quen uống nhiều sữa của người nước ngoài là rất tốt, họ sử dụng sữa nhiều như uống nước vì thế, nguồn cung cấp canxi rất dồi dào khiến họ không bị thiếu hụt canxi dù uống nhiều nước ngọt.

PGS Mai cho biết thêm, nhu cầu canxi cho trẻ là 1000mg canxi/ngày, tương đương với 1,5 lít sữa. Nhưng hầu hết trẻ em không thể uống với số lượng sữa lớn như vậy, vì thế, các bà mẹ cần bổ sung nguồn thực phẩm dồi dào canxi để tăng canxi cho trẻ. Các thực phẩm nên ưu tiên là phô mai (lượng canxi trong pho mai cao gấp 6 lần ở sữa với hàm lượng tương đương), cá đồng, tôm đồng, cua (khuyến khích nấu giòn, rang giòn để ăn cả vỏ, nếu bỏ vỏ, xương chỉ ăn nguyên thịt hàm lượng canxi không cao)…

'Nước ngọt có gas là một sở thích của trẻ, việc cấm đoán trẻ rất khó khăn. Nhưng không vì thế mà người lớn chiều theo ý của trẻ, cho trẻ muốn uống bao nhiêu tuỳ thích. Chỉ nên cho trẻ uống nước ngọt ở xa bữa ăn, với số lượng vừa phải và không nên uống thường xuyên hàng ngày. Tốt nhất, không nên 'tập' cho trẻ biết uống loại nước này vì nó rất bất lợi với sức khoẻ của trẻ. Còn nếu trong ngày trẻ có dùng tới nước ngọt có gas, cố gắng cho trẻ bổ sung thêm sữa (sữa tươi hoặc sữa chua, váng sữa…) hoặc phô mai để tăng cường canxi cho trẻ.

Theo Dân trí