Lưu trữ cho từ khóa: có con

7 yếu tố chứng tỏ bạn đã sẵn sàng có con

Những dấu hiệu dưới đây chứng tỏ vợ chồng bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để có một em bé.

‘Liệu mình đã nên có một đứa con hay chưa?’ là câu hỏi của rất nhiều cặp đôi trước khi quyết định lên chức bố mẹ. Rất nhiều cặp vợ chồng còn nỗi lo về sức khỏe, về tài chính… chưa đủ để chăm sóc bụng bầu cũng như chuẩn bị cho em bé ra đời. Nếu bạn cũng đang phân vân như thế hãy xem qua những gợi ý dưới đây. Nếu đã chuẩn bị đủ 7 yếu tố này chứng tỏ đã đến lúc bạn có thể sinh một em bé.

1. Tình cảm gia đình ổn định

Việc có thêm một em bé trong nhà sẽ khiến cuộc sống trong gia đình bạn có thể bị đảo lộn so với hiện tại. Vì vậy, việc xây dựng mối quan hệ giữa vợ chồng trong gia đình là rất quan trọng để em bé chào đời trong một môi trường tình cảm tuyệt vời nhất. Nếu bạn mang thai chỉ vì để níu giữ tình cảm gia đình hoặc để giữ chân chồng thì hoàn toàn sai lầm.

Xây dựng mối quan hệ tình cảm vợ chồng ổn định rất quan trọng trước khi mang bầu. (Ảnh minh họa)

2. Nhà cửa ổn định

Trẻ em ngay từ trong bụng mẹ cũng như khi chào đời cần một không gian sống ổn định, thoáng đãng và an toàn, vì vậy việc có một căn nhà ổn định là rất cần thiết trước khi quyết định sinh con. Nếu không có điều kiện, bạn không cần mơ ước đến một ngôi nhà cao sang mà chỉ cần một căn nhà  rộng rãi, sạch sẽ là được.

3. Các mối quan hệ ổn định

Trước khi mang thai, bạn cần tạo dựng một mối quan hệ gia đình ổn định đặc biệt là với người cha của đứa trẻ. Việc này nhằm đảm bảo sau khi ra đời, em bé sẽ được sống trong một gia đình hòa thuận và đầm ấm.

4. Tài chính vững chắc

Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trước khi em bé ra đời. Hãy lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu, dành dụm tiền để sẵn sàng lên kế hoạch sinh con. Một đứa trẻ ra đời sẽ tiêu tốn khá nhiều ngân sách nhà bạn để sắm sửa giường cũi, quần áo, tã lót, đồ chơi… Vì vậy, việc xây dựng một ngân sách tài chính vững mạnh là rất cần thiết.

5. Hạn chế tiệc tùng

Hạn chế tiệc tùng, uống rượu bia sẽ giúp bạn có một sức khỏe nhất định để sẵn sàng có bầu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc người mẹ uống nhiều rượu trước khi mang thai sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

6. Những người hỗ trợ

Một hệ thống những người hỗ trợ luôn ở bên bạn như bố mẹ, người thân, những người bác sĩ chuyên khoa quen biết sẽ giúp bạn có kiến thức tốt nhất trước khi bầu bí. Đặc biệt, bạn cũng cần có một người hỗ trợ công việc nhà khi bạn bầu bí và nhất là sau khi sinh nở nữa.

7. Sức khỏe ổn định

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để hai bạn dễ dàng thụ thai nhất. Việc có một sức khỏe ổn định cũng giúp quá trình mang thai được thuận lợi và giảm thiểu những bệnh tật có thể sảy ra khi bầu bí.

Meo.vn (Theo Eva)

Đau lưng ảnh hưởng gì đến việc có con?

Mỗi lần em hết kỳ kinh nguyệt khoảng 7-10 ngày là lại bị đau lưng vì chuẩn bị kỳ kinh tiếp theo.

Xin tư vấn việc đau lưng này có ảnh hưởng gì đến việc có con?Ngọc

Trả lời:

Đau lưng chỉ là diễn biến thể nhẹ của đau bụng kinh. Em cần xem lại mức độ đau lưng của mình là ở mức vừa phải hay nhiều. Trước hết, cần phải loại trừ nguyên nhân đau lưng do các nguyên nhân khác về cột sống, đau dây thần kinh, hay các nguyên nhân chèn ép cột sống mà chưa phát hiện được.

Vì em không nói rõ năm nay bao nhiêu tuổi? Cơ thể đã hoàn thiện hay đang ở giai đoạn phát triển. Em cần đi khám bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân thực thể tại cột sống. Việc đau lưng đó chưa có cơ sở để nói là em khó có con được. Nếu em có một cơ thể khoẻ mạnh về thể chất và bộ phận sinh dục nữ bình thường với các yếu tố nội tiết cân bằng thì việc có con là bình thường.

BACSI.com (Theo vnexpress)

Những sai lầm hay mắc khi lần đầu có con

Sắm quá nhiều đồ cho bé, lo lắng thái quá cho sức khỏe của con, lơ là bạn đời… là những sai lầm mà hầu hết những người làm bố, mẹ lần đầu đều mắc phải.

Ảnh minh họa: Baby-poems.com

Làm cha mẹ là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất mà bạn sẽ phải gánh vác và hông gì khó bằng những tháng đầu khi đứa con cả chào đời. Nếu không có kế hoạch cụ thể và định hướng rõ ràng, bạn sẽ rất dễ mắc những sai lầm dưới đây, theo tổng kết từ Dealiciousmom.

Thiếu ngủ

Ai cũng biết là khi mới làm bố mẹ thì khó mà có giấc ngủ ngon, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể ngủ đủ. Đặc biệt, nếu bạn và ông xã có thể tìm được cách chia sẻ những vất vả và cân bằng thời gian, cả hai hoàn toàn đảm bảo được lịch sinh hoạt có lợi cho sức khỏe của mình. Tốt nhất, hãy tranh thủ nghỉ ngơi mọi lúc có thể.

Mong đợi thiếu thực tế về thời gian rảnh khi có con nhỏ

Nhiều người lần đầu làm bố mẹ thường nghĩ là họ vẫn sẽ có nhiều thời gian rảnh khi con ngủ hay tự chơi nhưng bạn sẽ không ngờ được rằng thời gian của bạn bị “chiếm hữu” đáng kể bởi những việc liên quan đến chăm sóc con, kể cả khi bé đã say giấc nồng. Thực tế, bạn vẫn có thời gian cho bản thân, nhưng không nhiều như bạn mong đợi.

Tin vào mọi lời khuyên

Có rất nhiều lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ và dù hầu hết trong số đó là vô hại, thì cũng không phải điều gì mọi người nói đều đúng. Thay vì nghe mọi điều và tin vào mọi thứ, hãy xây dựng những nguyên tắc nuôi dạy con của riêng mình, tin vào bản năng làm bố mẹ của bản thân và sau đó hỏi ý kiến chuyên gia trong những trường hợp cần thiết.

Thiếu quan tâm tới bạn đời

Thực tế, những tuần hay tháng đầu tiên em bé ra đời sẽ thu hút mọi sự chú ý, quan tâm của tất cả các thành viên trong gia đình. Các bậc cha mẹ phải từ bỏ nhiều nhu cầu cá nhân để chăm sóc con và điều này sẽ kéo dài tới khi em bé đủ khả năng độc lập. Vì vậy, ngay từ lúc mới có con, đừng để cục cưng khiến bạn xa cách với bạn đời. Hãy dành thời gian để trò chuyện, chăm sóc nhau và giữ đời sống chăn gối luôn nồng nàn. Nếu không, những cảm xúc tiêu cực có thể nảy sinh và ảnh hưởng tới mối quan hệ với “nửa kia” của bạn.

Lo lắng thái quá

Nhiều ông bố bà mẹ trẻ dành rất thời gian đọc sách và lo lắng về tất cả những thứ có thể gây nguy hại cho em bé mới sinh của mình. Họ tin rằng con họ khó mà tránh được những điều xấu. Bất cứ khi nào lo ngại con có vấn đề gì, hãy lắng nghe trực giác của bản thân và đưa con đi khám càng sớm càng tốt. Đừng ngồi một chỗ và lo lắng thái quá, nếu không có lúc bạn sẽ muốn phát điên.

Mua sắm quá nhiều

Mặc dù không ta không ai thích thừa nhận là mình đã phung phí quá nhiều vào việc mua sắm cho đứa con đầu lòng nhưng rõ ràng điều này là có thực và nhiều khi vì chính bạn hơn là vì đứa con mới sinh của mình.

Trẻ sơ sinh không cần nhiều thứ ngoài tình yêu thương của bố mẹ và một nơi an toàn để ngủ, vì vậy bạn đừng làm thâm hụt ngân sách gia đình chỉ vì chuẩn bị cho sự chào đời của bé. Hãy mua những thứ thật cần thiết, lên danh sách chi tiết để tránh mua thừa, tốn kém.

BACSI.com (Theo VnExpress)

Chuẩn bị những gì khi muốn có em bé

Sinh lý cơ thể của phụ nữ trong thời kỳ mang thai có một số thay đổi đặc biệt.

Do vậy, thời kỳ này, họ phải đặc biệt chú ý đến cân nặng, chế độ ăn uống, trạng thái tinh thần…

Vì những yếu tố đó không chỉ liên quan đến sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của thai nhi…

Cân nặng và luyện tập

Kiểm tra trọng lượng của bạn: khả năng thụ thai và việc mang thai của bạn sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn quá gầy hoặc quá béo.

Nếu trọng lượng của bạn quá dư thừa, bạn sẽ gặp phải những vấn đề về huyết áp trong suốt thời gian mang thai.

Còn nếu bạn quá gầy do ăn uống khiêng khem và không đủ chất, em bé của bạn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ và sẽ nhẹ cân hơn những đứa trẻ khác khi mới sinh.

Tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng. Bạn nên tập 3 lần/tuần, mỗi lần 20 phút. Đi bộ, bơi lội là những bài tập phù hợp đối với phụ nữ đang mang thai.

Stress

Hãy nghĩ ra nhiều cách để thư giãn như tham gia một lớp tập yoga, đi chơi, xem phim vào dịp cuối tuần.

Lo âu và những cơn tress có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và cả quá trình mang thai của bạn. Nếu bạn là người bận rộn với lịch làm việc kín mít và không cố định, thường xuyên phải hội họp, gặp gỡ khách hàng thì bạn hãy tìm mọi cách để làm giảm những cơn stress trong cuộc sống của bạn.

Hãy nghĩ ra nhiều cách để thư giãn như gặp gỡ bạn bè, tham gia vào một lớp tập yoga hoặc đi chơi, xem phim vào dịp cuối tuần.

Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống điều độ, đầy đủ dinh dưỡng sẽ cung cấp cho bạn các vitamin và khoáng chất cần thiết cho việc thụ thai và trong suốt quá trình mang thai.

Bạn không nên dùng nhiều các thực phẩm giàu vitamin A cũng như bổ sung thêm vitamin hoà tan trong chất béo vào thời gian chuẩn bị thụ thai. Các nghiên cứu đã cho thấy hàm lượng cao vitamin A có thể sẽ gây ra những dị tật ở thai nhi.

Ngoài ra, việc ăn những thực phẩm có hàm lượng protein và chất béo cao cũng sẽ làm giảm khả năng thụ thai của bạn.

Bổ sung dưỡng chất

Một trong những chất mà bạn cần bổ sung khi chuẩn bị mang thai là axit folic, một vitamin thuộc nhóm B. Việc bổ sung thêm axit folic sẽ làm giảm nguy cơ bị nứt đốt sống ở thai nhi. Liều lượng mà các bác sĩ khuyên dùng là 0.4mg/ngày dưới dạng bào chế.

Nếu bạn có tiền sử bị bệnh động kinh và đang phải dùng thuốc để kiểm soát các cơn động kinh, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thêm axit folic. Ngoài ra, bạn hãy ăn những thực phẩm có chứa axit folic như bánh ngũ cốc và các  loại rau có lá màu xanh, đặc biệt là rau cải và mồng tơi.

Nếu bạn đang mang thai, hãy bổ sung thêm axit folic càng sớm càng tốt, nhất là trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.

Thực phẩm nên tránh

Một số thực phẩm có tiềm ẩn những nguy cơ cho phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, bạn hãy tránh ăn những thực phẩm sau đây nếu bạn đang chuẩn bị thụ thai.

- Gan hoặc những thực phẩm làm từ gan như patê vì chúng có hàm lượng vitamin A rất cao.

- Các loại thịt chưa chín kỹ vì chúng thường chứa nhiều vi khuẩn có hại.

- Các đồ ăn để trong tủ lạnh. Nếu không được làm nóng lại, những đồ ăn này có thể chứa những vi khuẩn độc hại.

- Các loại rau sống. Nếu bạn ăn chúng, hãy rửa thật kỹ và ngâm nước muối trước khi ăn.

- Trứng chưa chín kỹ. Hãy nấu trứng thật kỹ trước khi ăn để tránh những vi khuẩn làm cho đồ ăn bị nhiễm độc.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Những phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai. Khói thuốc lá cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Những đứa trẻ có mẹ hút thuốc lá thường nhẹ cân hơn những đứa khác lúc mới sinh.

Nếu chồng bạn là người nghiện thuốc lá,  hãy thuyết phục anh ấy từ bỏ nó vì tương lai đứa con của bạn. Trong trường hợp anh ấy không thể từ bỏ, bạn hãy nói anh ấy cắt giảm việc hút thuốc hoặc hạn chế hút thuốc khi ở bên cạnh bạn.

Rượu và đồ uống có cồn

Một ly rượu nhỏ trong những dịp tiệc tùng, hội hè thường không ảnh hưởng gì đến việc thụ thai hoặc mang thai của bạn. Trong khi nhiều cặp vợ chồng quyết định kiêng rượu trong thời gian chuẩn bị thụ thai, thì có những cặp lại  cho rằng rượu hoặc các thức uống có cồn có thể khiến họ thư giãn và tăng cảm hứng.

Nhưng bạn nên nhớ rằng những cuộc chè chén hoặc thói quen uống rượu vô tội vạ sẽ gây nên những bất thường cho sự phát triển của thai nhi.

Thuốc và dược phẩm

Nếu bạn đang cố gắng để thụ thai, tốt nhất là bạn không sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc dược phẩm nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể ảnh  hưởng đến việc sản xuất tinh trùng hoặc đến sự phát triển của buồng trứng.

Nếu bạn đang trong quá trình điều trị một căn bệnh nào đó, hãy nói với bác sĩ về dự định mang thai của bạn để việc kê toa thuốc không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

(Theo TintucOnline)

Các điều kiện để thụ thai hiệu quả

Để quá trình thụ thai diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả như mong muốn thì cả vợ và chồng cần phải chuẩn bị tốt về mặt sinh lí.

Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một vài gợi ý giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất về vấn đề này.

1. Điều kiện cần có ở nam giới

- Tinh hoàn có thể sản xuất tinh trùng bình thường, hàm lượng tinh trùng trong tinh dịch cần đạt 20 triệu tinh trùng/ml, tỉ lệ dị hình < 25%.

- Có hệ thống dẫn tinh khoẻ mạnh, bao gồm tinh hoàn phụ, ống dẫn tinh, ống xuất tinh, niệu đạo…

- Tuyến tinh nang và tuyến tiền liệu có thể tiết dịch bình thường, đảm bảo sự sinh tồn và hoạt động của tinh trùng.

- Có khả năng tính giao bình thường, không có biểu hiện khác thường như liệt dương, không xuất tinh…

2. Điều kiện cần có ở phụ nữ

- Buồng trứng có thể tạo trứng bình thường, mỗi tháng phải rụng trứng một lần.

- Có ống dẫn trứng khoẻ mạnh, thông suốt.

- Đường dẫn niệu đạo, cổ tử cung, khoang tử cung thông suốt, giúp tinh trùng di chuyển dễ dàng.

- Môi trường trong tử cung thích hợp để trứng thụ tinh bám vào và phát triển.

3. Điều kiện tính giao giữa tinh trùng và trứng

Khoảng 14 ngày trước kỳ kinh, trứng sẽ chín và phóng thích vào ống dẫn trứng (còn gọi là rụng trứng). Sau khi rụng, trứng sẽ sống được từ 12 đến 24 giờ, trong khi đó tinh trùng có thể sống trong cơ thể người phụ nữ đến 24 – 48 giờ, vì vậy việc giao hợp phải diễn ra trong vòng 48 tiếng của thời gian trứng rụng.

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trung bình là 28 ngày, nhưng có nhiều phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Do đó khó khăn nằm ở chỗ: Làm thế nào để biết trước thời gian rụng trứng, nếu chu kỳ của bạn thay đổi mỗi tháng? Dưới đây là những phương pháp dễ dàng và thông thường nhất có thể giúp bạn đoán trước thời kỳ trứng rụng:

- Kiểm tra nhiệt độ cơ thể: Đo và ghi lại nhiệt độ cơ thể của từng ngày lên một biểu đồ trong vòng một tháng. Sau khi trứng rụng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên khoảng 0,5o.

- Dựa vào sự thay đổi của dịch tiết âm đạo: Khi bắt đầu và kết thúc kỳ kinh, dịch tiết âm đạo tiết ra không nhiều. Khi hàm lượng estrogen tăng lên, ngay trước thời điểm rụng trứng, chất nhờn này sẽ lỏng và trong hơn, khi gặp môi trường bên ngoài nó trở nên đặc dính và có màu trắng đục. Chất nhờn này là môi trường tốt cho tinh trùng sinh sống và phát triển. Khi thấy chất nhờn tiết ra nhiều, nhiệt độ cơ thể tăng lên vào giữa chu kì kinh thì khả năng rụng trứng rất cao.

- Dựa vào dụng cụ thử thai tại nhà: Trước khi rụng trứng, lượng hócmôn trong cơ thể người phụ nữ tăng lên đột ngột. Nhiệm vụ của dụng cụ thử thai tại nhà này là nhận biết lượng hócmôn trong nước tiểu của người phụ nữ. Nếu có sự gia tăng hoóc môn thai kỳ thì cho thấy thời điểm thuận lợi để chuẩn bị thụ thai.

4. Môi trường thuận lợi cho bào thai phát triển

Môi trường cho bào thai phát triển bao gồm hai môi trường: Môi trường lớn là môi trường nơi người mẹ sống và môi trường nhỏ là bản thân cơ thể người mẹ.

- Môi trường người mẹ sống: Cần phải chú ý đến các nhân tố vật lí, hoá học, sinh vật như môi trường sống ồn ào, ô nhiễm… ảnh hưởng lớn đến sự thụ thai. Vì vậy, cần phải cải thiện môi trường sống và làm việc để đảm bảo thật an toàn, lành mạnh cho phụ nữ trước khi thụ thai.

- Môi trường cơ thể mẹ: Trước, trong và sau khi thụ thai thì người mẹ phải đảm bảo khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Môi trường âm đạo phải đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho thai nhi phát triển.

Meo.vn (Theo Mangthai)