Lưu trữ cho từ khóa: cô bé

Những dấu hiệu bất thường ở “cô bé”

Theo dõi các dấu hiệu cơ thể để biết rõ tình trạng sức khỏe của mình nhé!

Dính môi sinh dục

Biểu hiện của dính môi sinh dục là tình trạng hai môi của “cô bé” bị dính liền ở mép làm che khuất âm đạo. Dính môi sinh dục có thể rơi vào 2 trường hợp là dính một phần và dính toàn phần. Tuy nhiên, dù rơi phải trường hợp nào, chúng ta đều sẽ bị ảnh hưởng do gặp phải những khó khăn trong các hoạt động sinh lý hàng ngày. Nghiêm trọng hơn, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng làm “chuyện ấy”, khả năng mang thai và sinh con sau này.

Khi bị dính môi sinh dục, cách duy nhất để giải quyết là đến cơ sở y tế để phẫu thuật cho “cô bé”. Trường hợp phẫu thuật này thường không gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên chúng mình vẫn cần lựa chọn những cơ sở y tế có uy tín nhé!

nhung-dau-hieu-bat-thuong-o-co-be

Màng trinh không thủng

Theo các cơ sở khoa học, mỗi người con gái đều sẽ có màng trinh với một hoặc nhiều lỗ nhỏ. Đây chính là “đường đi” để kinh nguyệt có thể thoát ra ngoài. Tuy nhiên, một số trường hợp dị tật sẽ khiến cho màng trinh không có lỗ (hay còn gọi là màng trinh không thủng). Tình trạng này rất nguy hiểm bởi nó khiến cho “đèn đỏ” không thể hoạt động bình thường. Về lâu dài, nó còn gây nguy hiểm tới sức khỏe và khả năng sinh sản của các XX. Do đó, khi đến 18 tuổi mà vẫn chưa thấy sự xuất hiện của “đèn đỏ”, các bạn cần nhờ tới sự trợ giúp của các bác sĩ để khắc phục ngay.

Những bất thường ở âm đạo

Đây là những trường hợp rất thường xuyên xảy ra. Rất nhiều XX đã rơi vào các tình trạng như không có âm đạo nhưng vẫn có tử cung và buồng trứng, teo âm đạo bẩm sinh, âm đạo có vách ngăn chắn dọc hoặc ngang (âm đạo kép)… Điều này gây ra tình trạng “đèn đỏ” không thể hoạt động bình thường, kinh nguyệt ứ đọng, tràn lên sừng tử cung, thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc quan hệ và sinh con sau này…

Đối với các trường hợp như trên, các XX cần đến ngay cơ sở y tế để phẫu thuật tạo hình dạng bình thường cho âm đạo. Các bạn cũng cần lưu ý chọn những cơ sở uy tín để đảm bảo phẫu thuật an toàn.

nhung-dau-hieu-bat-thuong-o-co-be

Dị dạng tử cung và buồng trứng

Ở tử cung và buồng trứng có thể xảy ra rất nhiều các trường hợp dị dạng như: tử cung đôi, tử cung ngăn vách, tử cung một sừng, tử cung nhi tính, không có hoặc chỉ có một bên buồng trứng, u nang, thừa buồng trứng, vòi trứng bị chít hẹp, thừa hoặc thiếu vòi trứng…

Đối với các trường hợp trên, các XX vẫn có thể quan hệ và có thai bình thường. Tuy nhiên, nó có thể dẫn tới những vấn đề không mong muốn như thai nhi phát triển kém, mang thai ngoài tử cung, khả năng sẩy thai cao… Do đó, để đảm bảo an toàn, các bạn nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Cơ quan sinh dục trong và ngoài khác nhau

Trường hợp này thường hiếm gặp hơn nhưng nó cũng gây ra khá nhiều rắc rối. Do trong quá trình phát dục, bên ngoài và bên trong của “cô bé” không có sự tương thích, dẫn đến hậu quả là sự khác biệt giữa cơ quan sinh dục bên trong và bên ngoài. Chính vì thế, một số bạn sẽ rơi vào tình trạng có buồng trứng, tử cung nhưng âm vật lại phì đại như dương vật. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong việc quan hệ, sinh con và ảnh hưởng cả tới sinh hoạt cũng như cuộc sống hàng ngày. Để giải quyết tình trạng này, các bạn nên đến bác sĩ để được phẫu thuật trở lại hình dạng bình thường như quy luật tự nhiên nhé!

Theo Kenh14.vn

Mẹo giúp “cô bé” khít khao hơn sau sinh

Sau sinh nhiều phụ nữ đau đầu vì “cô bé” không chịu nhỏ lại, điều này đã ảnh hưởng xấu tới hạnh phúc lứa đôi.

Sau sinh, âm đạo của phụ nữ sẽ bị giãn ra, do những tổn hại tới vùng cơ và các mô nâng đỡ ở thành âm đạo. Những người càng sinh nhiều thì tình trạng này càng rõ ràng hơn. Việc âm đạo giãn nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người riêng biệt. Nhiều người sau sinh âm đạo có thể tự co lại, nhưng trong số ấy có những người rất khó và phải có biện pháp tập luyện động đến sự co giãn ấy.

Việc âm đạo bị giãn có ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục của hai vợ chồng, do đó nhiều phụ nữ đã tìm cách phẫu thuật thu nhỏ âm đạo. Không thể phủ nhận tác dụng của phẫu thuật này, nhưng cũng không ít người gặp sự cố đâm ra “chữa lợn lành thành lợn què”. Giúp chị em có thể làm “cô bé” của mình khít khao hơn mà không cần phẫu thuật chúng tôi có một số phương pháp sau bạn có thể áp dụng.

meo-giup-co-be-khit-khao-hon-sau-sinh

Luyện Kegel giúp các cơ ở âm đạo được khỏe mạnh hơn.

Co các cơ âm đạo bằng cách thực hiện động tác như khi cố ngừng đi tiểu. Giữ tư thế này trong 10 giây. Sau đó thư giãn 10 giây.

Tiếp tục thực hiện các bước co và giãn cơ trong vòng 5 phút.

Bài tập có thể thực hiện 4 lần/ngày hoặc vào những khoảng thời gian bạn rảnh mà không lo sợ ai phát hiện ra bạn đang làm gì. Bài tập này rất kín đáo.

Tư thế “yêu” phù hợp

Nếu không, bạn có thể cùng chàng thử nghiệm tư thế “yêu” với hai chân khép chặt lại, như vậy chắc chắn bạn sẽ thấy cô bé khít khao hơn và cảm hứng lại như xưa.

Theo TTVN.vn

Tìm hiểu thêm về “cô bé”

Âm đạo là nơi chứa nhiều vi khuẩn thứ hai trong cơ thể, chỉ sau ruột.

Âm đạo là một ống rỗng, chạy từ cổ tử cung đến cửa âm đạo. Các cơ quan sinh dục bên ngoài được gọi là âm hộ, bao quanh cửa âm đạo. Việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày ảnh hưởng nhiều đến trạng thái tốt hay xấu của âm đạo. Tiến sĩ Suzy Elneil (Trường Đại học Hospital, London), phát ngôn viên liên quan đến các vấn đề phúc lợi dành cho phụ nữ nhận định:“Sức khỏe âm đạo phụ thuộc vào sức khỏe chung của người phụ nữ bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên. Đặc biệt là các bài tập đảm bảo duy trì chức năng của âm đạo như chạy bộ (giúp phần xương chậu khỏe mạnh) và đảm bảo sức khỏe nói chung”.

Tiết dịch

Dịch là chất màu trắng tiết ra từ âm đạo, sản phẩm “tự nhiên” của cổ tử cung. Cũng theo Tiến sĩ Elneil số lượng dịch tiết ra nhiều hay không phụ thuộc nhiều vào chu kỳ kinh nguyệt và số lượng dịch tiết ra từ âm đạo cũng thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.

tim-hieu-them-ve-co-be

Vi khuẩn trong âm đạo

Đừng quên rằng việc chăm sóc cẩn thận “cô bé” cũng là một cách giúp hành trình “yêu” được thăng hoa. Một sự thật là có rất nhiều vi khuẩn “ẩn nấp” bên trong âm đạo. Giáo sư Ronnie Lamont (phát ngôn viên trường Cao đẳng Sản khoa và phụ khoa Hoàng gia  Anh Quốc (RCOG) cho biết: “Âm đạo là nơi chứa nhiều vi khuẩn thứ 2 trong cơ thể, chỉ sau ruột”.

Tập đoàn vi khuẩn với số lượng đông đảo này sẽ bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền bằng cách ngăn chặn các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào các mô âm đạo, cân bằng độ PH, giữ lại những yếu tố có lợi cho sức khỏe của âm đạo. Nếu sự cân bằng giữa các vi khuẩn bị xáo trộn sẽ dẫn tới nhiễm trùng và viêm nhiễm. Vi khuẩn Lactobacilli là yếu tố quan trọng giúp cân bằng độ PH trong âm đạo ở mức ít hơn pH 4.5, ngăn chặn sự phát triển của các sinh vật khác. Nếu độ PH của âm đạo tăng, chất lượng Lactobacilli giảm có thể dẫn đến một loạt nhiễm trùng như viêm âm đạo, ngứa, dị ứng…

Vệ sinh âm đạo bằng cách nào?

Nhiều chị em có thói quen dùng xà phòng thơm, chất khử vi trùng nhưng đây là một thói quen gây hại. Chúng làm mất sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn, ảnh hưởng đến độ pH. Hiện nay có rất nhiều loại dung dịch phục vụ cho việc vệ sinh âm đạo, chị em khi sử dụng nên lưu ý chỉ rửa các khu vực xung quanh âm đạo nhẹ nhàng mỗi ngày.

Sau khi quan hệ, việc vệ sinh âm đạo cũng vô cùng quan trọng. Trong thời gian “lâm trận”, đây là lúc các vi khuẩn và virus xâm nhập vào bên trong âm đạo một cách dễ dàng nhất. Chúng có thể gây ra bệnh lậu, giang mai, thậm chí là HIV. Dùng bao cao su là cách phòng tránh, bảo vệ âm đạo an toàn nhất khi “yêu”.

(Theo Dep)

Hay nghĩ về “chuyện ấy” khi gần tới “đèn đỏ”

Hỏi:

Năm nay mình 14 tuổi. Cứ trước một tuần có “đèn đỏ”, mình lại hay nghĩ tới chuyện làm tình, sau đó thì lại mở phim sex để coi. Nhiều lúc muốn “vượt rào” nhưng không thể, thậm chí mình còn nằm mơ thấy mình làm chuyện đó rồi giật mình tỉnh dậy mà người đầy mồ hôi. Mình có bị làm sao không?

nu-gioi

Trả lời:

Đây là một phản ứng sinh lý bình thường bởi đơn giản trứng rụng là để chờ thụ tinh, gặp gỡ tinh trùng, nên dễ hiểu trong thời khắc vàng này cơ thể tiết ra hormon thúc giục bạn gái nghĩ và mong muốn thực hiện “thỏa nguyện” đó.

Xong vấn đề ở chỗ, tuy đó là thôi thúc “danh chính ngôn thuận” về mặt sinh lý nhưng không có nghĩa phải chiều theo nó bằng mọi giá. Cũng giống cảnh một người đang cồn cào vì dạ dày chưa có hột nào, không có nghĩa phải có gì bỏ miệng bằng mọi giá, kể cả bằng phương pháp tiêu cực.

Tóm lại, hành động của em là thuận theo sinh lý nhưng trái với lý trí, tất nhiên đang nói về em ở tuổi 14 học trò.

Gắng kiềm chế, ít ra là chặn ở khâu mở phim sex em ạ. Ngoài ra, theo cách em nói thì việc mở phim sex ra xem với em có vẻ dễ dàng, không lẽ sự kiểm soát của bố mẹ em lỏng lẻo lắm sao?

(Theo Mực tím)

Khí hư màu nâu – Có mắc bệnh ung thư?

Hỏi:

Em đang rất lo lắng về chuyện khí hư của mình. Khoảng hơn một tháng nay em liên tục thấy có khí hư loãng màu nâu, một lần thấy khí hư dạng keo màu nâu xuất hiện khi đi vệ sinh. Em nghe nói khí hư ra nhiều, lại có màu nâu là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Em mong bác sĩ tư vấn cho em tình trạng bệnh của em, có cần đi xét nghiệm không? Em xin chân thành cảm ơn. (Hoa Lan)

benh-phu-khoa
Khi khí hư có những biểu hiện bất thường, bạn cần phải đi khám phụ khoa
sớm để xác định nguyên nhân. Ảnh minh họa

Trả lời:

Có những đặc điểm sinh lý rất riêng và đặc biệt mà chỉ có ở người XX. Bình thường, nếu “vùng kín” khỏe mạnh, khí hư sẽ có màu trong suốt gần như không mùi, không kèm theo những triệu chứng khác như có màu nâu, vàng hoặc xanh, có mùi hôi, gây ngứa…

Ngoài ra, số lượng và tính chất của khí hư cũng thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn trong chu kì kinh nguyệt ở mỗi người. Khí hư thường xuất hiện nhiều nhất ở thời điểm rụng trứng. Lúc này, khí hư sẽ loãng và dai, để một ít khí hư vào hai ngón tay có thể kéo dài ra được. Ở giai đoạn trước và sau khi trứng rụng, khí hư thường ít và không dai.

Nhưng khi bộ phận sinh sản có vấn đề, khí hư sẽ tiết dịch và thay đổi rõ rệt về màu sắc. Khi ấy, chúng sẽ có màu trắng sữa, màu vàng hoặc xanh, thậm chí khí hư còn lẫn máu. Khí hư của bạn có màu nâu, lại kéo dài hơn một tháng liên tục thì chứng tỏ có thể bạn đang mắc bệnh phụ khoa nào đó. Vì nhiều bệnh phụ khoa có các triệu chứng tương tự nhau (thay đổi màu sắc của khí hư) nên rất khó để xác định và chẩn đoán bằng quan sát bên ngoài. Kết quả cuối cùng chỉ được chẩn đoán chính xác qua các xét nghiệm cần thiết.

Khi khí hư có những biểu hiện bất thường, bạn cần phải đi khám phụ khoa sớm để xác định nguyên nhân, tìm phương pháp điều trị kịp thời. Nếu cảm thấy chưa yên tâm với kết quả thăm khám của bác sĩ mà bạn đã từng khám, bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa phụ sản để khám lại.

Bên cạnh đó, bạn cần tăng cường các biện pháp phòng chống viêm nhiễm “cô bé” như: vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo chất liệu thoáng mát…

Ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng ban đầu, chỉ đến khi ung thư phát triển sang các mô gần bên thì các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện. Vì vậy, bạn cũng nên xét nghiệm PAP để tầm soát sớm bệnh ung thư cổ tử cung 6 tháng/lần dù không có triệu chứng gì.

Chúc bạn mọi điều tốt lành!

(Theo Tri thức trẻ)

Cải thiện tình trạng ‘khô hanh’ âm đạo

Phải nắm rõ được nguyên nhân khiến 'cô bé' bỗng nhiên bị rơi vào tình trạng 'oái oăm' thì bạn mới có thể trị triệt để được.

1. Ăn uống

Chế độ ăn uống không hợp lý, dinh dưỡng không cân bằng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khô hạn âm đạo. XX nào rơi vào trường hợp này, nên ăn nhiều ngũ cốc và các loại hạt, để tăng hàm lượng nước và tính đàn hồi của niêm mạc da.

2. Dung dịch vệ sinh

XX yêu thích sự sạch sẽ thường không thể thiếu dung dịch vệ sinh trong danh sách đồ dùng chăm sóc cơ thể ^^. Tuy nhiên, về cơ bản, dung dịch vệ sinh lại chính là "thủ phạm" khiến cô bé bị khô, đặc biệt là những bạn vệ sinh sạch sâu cô bé quá mức cần thiết. Trong trường hợp này, nước lá chè xanh có thể là một sự thay thế tốt hơn cho bạn.

co-be

3. Chất bôi trơn

Điều tra cho biết, 67% XX đã có gia đình ở Mỹ đều sử dụng sản phẩm này. Khả năng dị ứng của nó rất nhỏ, có thể khiến bạn thấy thoải mái hơn. Khi cần, cũng có thể sử dụng để bôi để giải quyết vấn đề âm đạo khô rát.

4. Tâm lí

Với những XX không được kích thích đủ trong quá trình làm "chuyện ấy", bạn cần phải trò chuyện lại với "đối tác", đề người ấy nhẹ nhàng, kiên nhẫn hơn trong thời gian "hành sự". Đồng thời, bạn cũng nên thả lỏng cơ thể, duy trì tâm trạng thoải mái, không để "cô bé" bị rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, dẫn đến "khô hạn".

5. Bác sĩ

Cô bé của bạn vẫn bị "khô hạn" dù bạn không hề mắc phải những "lỗi" trên? Cách tốt nhất với bạn chỉ có thể là đến gặp bác sỹ để được khám cụ thể và điều trị viêm nhiễm dứt điểm. Vấn đề khô hạn theo đó cũng sẽ biến mất một cách tự nhiên.

(Theo iOne)

Mắc bệnh phụ khoa vì “quá sạch”

Có chị em mắc bệnh phụ khoa do quá sạch sẽ và vệ sinh vùng kín nhiều lần trong ngày, vệ sinh quá sâu bên trong.

Hỏi:

Chào bác sĩ, em có một thắc mắc này rất mong bác sĩ tư vấn giúp em.

Theo em biết thì XX thường bị mắc bệnh phụ khoa do không vệ sinh sạch sẽ "vùng kín" sau khi quan hệ, có quan hệ tình dục liên tục... Trong trường hợp tự nhiên mà bị (không liên quan đến "chuyện ấy") thì thường chỉ bị nhẹ thôi và sẽ tự khỏi.

Thế nhưng, em lại bị ngứa ở "chỗ ấy" rất lâu rồi (gần một tháng), kèm theo mùi khó chịu nữa. Em chưa từng quan hệ tình dục nên nghĩ rằng chắc do mặc quần chật mà bị. Vì vậy, em không đi khám, chỉ rửa nước sạch hàng ngày. Nhưng tình trạng này mãi không khỏi và hiện em rất lo lắng.

Xin bác sĩ cho em hỏi, có khi nào bệnh phụ khoa tự xuất hiện và tự nặng thêm hay không, cho dù không có tác động từ bên ngoài?

(lehien@...)

benh-phu-khoa

Trả lời:

Chào bạn Lê Hiền,

Bệnh phụ khoa là bệnh phổ biến, thường gặp ở nữ giới. Đây là những bệnh dễ xuất hiện và cũng dễ tái phát sau khi đã được chữa khỏi.

Các bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em là viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng, u nang...

Bệnh phụ khoa có những dấu hiệu điển hình như: ra khí hư nhiều, bất thường, ngứa, đau, rát, có mụn hoặc lở loét ở vùng âm hộ - âm đạo, có cảm giác đau khi đi tiểu hoặc giao hợp...

Cũng giống như bạn, nhiều chị em cho rằng, chỉ kém vệ sinh, có quan hệ tình dục liên tục, không vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ mới có thể bị viêm nhiễm vùng kín, dẫn tới mắc các bệnh phụ khoa khác.

Thực tế, những nguyên nhân chính dẫn đến mắc bệnh phụ khoa, gồm vệ sinh kém, cơ quan sinh dục có rất nhiều vi khuẩn sinh sống; dịch tiết ở đây cũng nhiều. Nếu không giữ gìn vệ sinh vùng này tốt sẽ khiến cho vi khuẩn, nấm phát triển nhanh, mạnh tấn công và gây nhiễm khuẩn âm hộ - âm đạo.

Tuy nhiên, cũng có người mắc bệnh phụ khoa do quá sạch sẽ và vệ sinh vùng kín nhiều lần trong ngày, vệ sinh quá sâu bên trong, dẫn đến mất cân bằng môi trường, vi khuẩn có nhiều cơ hội tấn công.

Một nguyên nhân khác nữa làm giảm khả năng đề kháng của chị em và khiến chị em dễ mắc bệnh phụ khoa là stress, các thủ thuật phụ khoa không an toàn (dụng cụ đặt tránh thai, nạo hút thai...), phụ nữ ở tuổi mãn kinh...

Nghiêm trọng nhất là tình trạng bệnh lây nhiễm qua con đường tình dục. Các vi khuẩn ẩn nấp trong cơ thể trong nhiều tháng, hoặc nhiều năm. Trong khoảng thời gian này, khi quan hệ tình dục, bạn tình sẽ truyền bệnh cho bạn.

Các loại nấm, vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, trichomonas, trùng roi, lậu cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn, các vi khuẩn kị khí, virus herpes sinh dục... xâm nhập vào tử cung gây phá hủy sự cân bằng hệ vi sinh vật, giảm chức năng tuyến phòng thủ của âm đạo. Những bệnh phổ biến thường thấy là: lậu, giang mai và herpes sinh dục...

Vậy nên, bạn nên đi khám sớm để biết chính xác nguyên nhân bệnh của bạn là gì và để được bác sĩ kê toa thuốc điều trị phù hợp.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

(Theo iOne)

Chị em nên hay không nên dùng giấy vệ sinh

Nhiều người cho rằng, giấy vệ sinh chính là nhân tố tiềm ẩn gây bệnh phụ khoa ^^.

Trong sinh hoạt hàng hàng, hầu hết bạn gái một khi đã bước vào WC thì khó lòng có thể rời xa giấy vệ sinh. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, giấy vệ sinh chính là nhân tố tiềm ẩn gây bệnh phụ khoa. Bởi hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều giấy vệ sinh tái chế, trong đó chứa lượng lớn vi khuẩn. Nếu sử dụng quá tần suất, nấm khuẩn dễ lưu lại trong âm đạo gây viêm nhiễm. Nói như vậy nghĩa là các bạn gái không nên dùng giấy vệ sinh, chỉ cần mỗi ngày thay hai chiếc quần chíp là được?

Thực tế, bạn gái sau khi đi tiểu, dùng giấy vệ sinh đảm bảo chất lượng, lau đúng cách sẽ không thể dẫn đến viêm nhiễm. Ngược lại, việc không “lau chùi” có thể dẫn đến nhiễm hệ thống sinh dục và hệ tiếu niệu. Vì vậy, đáp án đúng nên là dùng giấy vệ sinh hợp quy cách để vệ sinh “cô bé” sạch sẽ. Ngoài ra, việc thay quần chíp 2 chiếc/ ngày là điều khuyến khích.

di-ve-sinh

Hơn nữa, việc chà sát không phải là tác nhân dẫn tới viêm âm đạo. Âm đạo vốn là một kết cấu tương thông với thế giới bên ngoài, không thể vô khuẩn tuyệt đối. Nhưng, âm đạo có tác dụng tự làm sạch, nó có thể khống chế được sự sinh sản của vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe âm đạo. Trong quần thể nấm ở âm đạo, vi khuẩn lactobacillus là loại nấm chiếm ưu thế, chất chuyển hóa của lactobacilus có thể khiến cho môi trường axit của âm đạo duy trì ở mức 3.8-4.4, từ đó khống chế sự sinh trưởng của các loại nấm khuẩn khác, đây cũng chính là tác dụng tự làm sạch của âm đạo.

Theo cơ chế tự làm sạch trên, dù “cô bé” có bị nhiễm khuẩn bởi giấy vệ sinh thì cơ bản, số lượng nhỏ nấm khuẩn cũng không đủ khả năng trở thành mối đe dọa, gây bệnh cho “cô bé”

Hơn nữa, do đường tiết niệu của XX ngắn và thẳng hơn XY, cộng với vùng da âm hộ của nữ giới tương đối sâu, nhiều nếp gấp, vì vậy nấm khuẩn đường niệu đạo dễ ngược nhiễm, gây viêm niệu đạo và bàng quang.

Theo tài liệu nghiên cứu, trong số người bệnh từ 20-50 tuổi, nữ giới mắc bệnh viêm nhiễm niệu đạo cao hơn 50 lần so với nam giới. Theo thống kê Tổ chức Y tế thế giới, chứng viêm đường tiết niệu và đường sinh dục của XX là 50-60% do “vùng kín” không sạch gây ra.

Cách phòng chống viêm nhiễm đường tiết niệu tốt nhất là vệ sinh “cô bé” sạch sẽ. Sau khi đi tiểu xong nếu không kịp lau khô, nước tiểu còn sót lại sẽ khiến quần chíp bị ẩm ướt, tạo môi trường thuận lợi cho nấm khuẩn sinh sôi dẫn đến viêm hệ thống tiết niệu.

Nói chung, sau khi bài tiết xong, lau khô “vùng kín” bằng giấy vệ sinh đảm bảo chất lượng là cách vệ sinh tốt nhất cho sức khỏe.

(Theo iOne)

Ngồi nhiều làm buồng trứng bị thiếu oxy

Đặc biệt là những bạn thường xuyên ngồi trước máy tính hàng tiếng đồng hồ không buồn nhúc nhích.

Nguyên nhân

- Thời gian đi làm, đi học XX nào thường chỉ ngồi nguyên một trạng thái, đã thế lại thiếu vận động, sẽ dẫn đến rối loạn, cản trở quá trình lưu thông máu.

- Lạc nội mạc tử cung (lí do chính là vì thường xuyên ngồi bất động trong thời gian dài).

- XX bị tắc mạch bạch huyết hoặc tắc đường máu, gây đau bụng kinh nghiêm trọng, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn ống dẫn trứng.

Giải pháp

- Khi đi xe buýt đến trường/ nơi làm việc, bạn nên xuống trước hai trạm để đi bộ, hình thành thói quen vận động rất tốt cho sức khỏe cơ thể cũng như tốt cho bộ phận sinh sản (buồng trứng).

- Khi lên tầng không đi thang máy, hãy đi thang bộ.

- Cách một tiếng lại đứng lên đi lại, cử động vài động tác nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông.

- Buổi tối ở nhà, khi xem tivi, hãy kết hợp vừa xem vừa tập thể dục nhịp điệu.

- Bớt chút thời gian tham gia các hoạt động luyện tập thể thao, đặc biệt là luyện tập ngoài trời như đi bơi, đánh cầu lông, chạy bộ...

Biểu hiện buồng trứng khỏe mạnh

- Sắc mặt hồng hào, làn da khỏe đẹp

- Điều chỉnh sự bài tiết hormone sinh dục nữ tốt.

- Chất lượng "chuyện ấy" không ngừng được cải thiện, nâng cao

- "Núi đôi" khỏe mạnh, đầy đặn, căng tròn.

- Sức khỏe cơ thể tốt, đặc biệt là bộ phận sinh sản.

(Theo iOne)

 

Những điều chưa biết về “cô bé”

Khi bạn già đi, mức độ estrogen suy yếu dần, môi lớn của “cô bé” cũng theo đó không còn căng tròn và mịn màng nữa. Phần mỡ dưới môi co lại, collagen ít đi, kéo theo sự xuất hiện của các nếp nhăn là điều tất yếu…

Bạn cần nhớ rằng âm đạo không đơn giản chỉ là bộ phận phục vụ cho việc duy trì nòi giống, mà chúng còn là một cơ quan cực kỳ quan trọng trong cơ thể, giữ nhiệm vụ đáp ứng cho nhu cầu không thể thiếu của con người và cũng là cơ quan giúp bạn cảm nhận và thể hiện tình yêu của mình.

Dưới đây là một số điều sẽ khiến bạn ngạc nhiên về “cô bé” của mình:

- Thông thường, đường kính của “cô bé” dao động từ 2,5-3cm. Tuy nhiên, khi chuẩn bị sinh em bé, “cô bé” có thể giãn ra gấp 4 đến 5 lần, đủ rộng để một đứa trẻ sơ sinh có thể chui lọt. Khoảng 6 tháng sau khi sinh xong, “cô bé” lại trở về kích cỡ gần được như ban đầu.

- Giống như da mặt, môi “cô bé” sẽ nhăn theo năm tháng. Khi bạn già đi, mức độ estrogen suy yếu dần, môi lớn cũng theo đó không còn căng tròn và mịn màng nữa. Phần mỡ dưới môi co lại, collagen ít đi, kéo theo sự xuất hiện của các nếp nhăn là điều tất yếu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, hình thức xấu đi này không mấy ảnh hưởng đến “cảm giác” của chủ nhân.

- Nếu được “sử dụng” thường xuyên, “cô bé” của bạn sẽ luôn khỏe mạnh. Tình dục không chỉ giúp cho các tế bào mong manh, nhạy cảm của âm đạo trở nên khỏe mạnh mà quan trọng hơn nó còn mang lại nhiều lợi ích khác. Khi bạn lơ là, không chăm sóc khu vực nhạy cảm này quá lâu (không quan hệ tình dục, không luyện tập kegel…), thành âm đạo có thể bị suy yếu.

- Theo lẽ thường, mỗi tháng, bạn trải qua một chu kỳ đặc biệt vốn là hậu quả của quá trình trứng không được thụ tinh. Tuy nhiên, không phải tháng nào “dòng suối đỏ” cũng bằng nhau, lúc nhiều lúc ít. Đây không phải là lỗi của “cô bé” mà là do hormone của bạn.

- Khi hưng phấn, những bức tường bên trong của “cô bé” trở nên cực kỳ nhạy cảm và “rỉ mồ hôi” một cách rất tự nhiên. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ lại có lượng nước không giống nhau. Trong khi “cô bé” của một số người “đổ mồ hôi” rất nhiều thì cũng có không ít người lượng ẩm chỉ ở mức vừa phải. Và cả hai hiện tượng trên đều rất bình thường, các chị em không cần phải lo lắng gì cả.

- Có rất nhiều vi khuẩn bên trong “cô bé”, có những loại vi khuẩn tốt hoạt động nhằm kìm chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, vì vậy bạn sẽ tránh được nguy cơ bị viêm nhiễm. Một trong những vi khuẩn tốt đó là lactobacilli, cũng có trong sữa chua. “Cô bé” có cơ chế tự làm sạch, vì vậy bạn đừng có dại dột thụt rửa khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Các tế bào luôn tiết ra ngoài từ thành âm đạo nước dư thừa và vi khuẩn… Vì vậy, bạn chỉ cần vệ sinh sạch ở bên ngoài “cô bé” mà thôi.

- Cũng giống như những bộ phận khác của cơ thể, “cô bé” rất cần được thở. Nếu bạn giam cầm “cô bé” bằng cách mặc những chiếc quần jeans bó sát hay quần chíp nhỏ cỡ, sự thải ra theo “mật đạo” như đã đề cập ở trên bị đình trệ. Chính điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng vi khuẩn và các bệnh viêm nhiễm.

Các dấu hiệu hoặc triệu chứng khi âm đạo gặp "rắc rối":

Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu hoặc triệu chứng sau:

- Sự thay đổi mùi, màu sắc hoặc lượng dịch âm đạo - đặc biệt là khi kèm theo sốt.

- Âm đạo bị đỏ, ngứa hoặc bị dị ứng.

- Chảy máu âm đạo giữa chu kỳ, sau khi quan hệ tình dục hoặc sau khi mãn kinh.

- Một cảm giác áp lực nặng nề trong âm đạo.

(Theo WPN)