Lưu trữ cho từ khóa: chuyên khoa tiết niệu

Quan hệ tình dục: ‘Chất lượng quan trọng hơn số lượng’

Hơn 2.600 người sống ở 10 nền kinh tế châu Á tham gia cuộc nghiên cứu "Tình dục lý tưởng" của ĐH New South Wales, Australia, cùng ý kiến: "Thà ít quan hệ mà đều đạt đỉnh, hơn nhiều nhưng chẳng lần nào thăng hoa".

Tại hội thảo về điều trị rối loạn cương diễn ra chiều 24/10 ở TP HCM với sự tham gia của nhiều bác sĩ chuyên khoa tiết niệu và nam khoa, bác sĩ Rosie King - đại diện cho nhóm nghiên cứu của ĐH New South Wales cho biết, công trình nghiên cứu bắt đầu từ năm 2010 và vừa kết thúc hồi giữa tháng 10.

3.282 người cả nam nữ trong độ tuổi từ 31 đến 74, tại 10 nền kinh tế châu Á gồm Trung Quốc, Hông Kông, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Những người tham gia phải trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của bác sĩ. Kết quả là đến khoảng hơn 2.600 ý kiến cho rằng thích ít làm tình nhưng mỗi lần đều thỏa mãn, còn hơn là gần nhau với tần suất cao nhưng không chất lượng.

"Hầu hết phụ nữ được hỏi khẳng định, họ không cần đòi hỏi nhiều lần mà chỉ cần chất lượng của mỗi lần quan hệ. Còn các ông thì nhận định chất lượng của chuyện ân ái là quan trọng và họ luôn muốn làm cho bạn tình thăng hoa, nhưng đôi khi lực bất tòng tâm", bác sĩ Rosie King, đại diện cho nhóm nghiên cứu nói.

Bà Rosie King cũng cho biết, kết quả khảo sát cho thấy tình hình rối loạn cương, tức không có khả năng thực hiện hoặc duy trì dương vật cương đủ để thỏa mãn hoạt động tình dục, chiếm số lượng lớn, nhất là nam giới.

"Nhiều người cảm thấy đuối dần ở độ tuổi từ 40 trở lên nhưng rất ít người dám thổ lộ điều này với bác sĩ. Họ âm thầm chịu đựng hoặc tìm mọi cách cải thiện nhưng vẫn không như ý muốn", bác sĩ này nói.

Cùng tham gia nghiên cứu, giáo sư George Lee, chuyên gia tư vấn, bác sĩ phẫu thuật tiết niệu tại ĐH Monash, Australia, cho rằng khảo sát có ý nghĩa trong việc điều trị chứng rối loạn cương bởi giới chuyên môn có thể nắm bắt được suy nghĩ và trăn trở của chính những người trong cuộc.

Cũng theo bà Lee, qua khảo sát, các chuyên gia thấy rằng ngoài thuốc, thực phẩm chức năng và tư vấn của bác sĩ thì người phụ nữ giữ vai trò quan trọng cho việc quan hệ tình dục lý tưởng.

"Sự chia sẻ, yêu thương của phụ nữ sẽ giúp người đàn ông thấy được cảm thông, từ đó họ cảm thấy tự tin và làm tốt hơn trong vai trò của mình. Riêng người đàn ông, để có cuộc ân ái hoàn hảo cần chú ý hơn đến cử chỉ âu yếm của khúc dạo đầu", giáo sư Lee nói.

Việt Nam không nằm trong số các nền kinh tế tham gia khảo sát, tuy nhiên các chuyên gia nam học Việt cũng cho biết nhiều nghiên cứu cho thấy có từ 13% đến 28% nam giới bị chứng rối loạn cương.

Theo bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Phó trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân, độ tuổi trung bình của bệnh nhân bị rối loạn cương là khá trẻ, 31-49 tuổi. "Bệnh lý tim mạch, tiểu đường, chứng trầm cảm, stress, hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây rối loạn cương ở nam giới Việt", ông Dũng nói.

Chữa bất lực bằng châm cứu

Hàng ngàn năm nay, các bác sĩ người Trung Quốc thường dùng phương pháp châm cứu để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Ngày nay, nhiều nghiên cứu tin rằng, châm cứu có thể chữa chứng bất lực ở đàn ông. Cách chữa trị mới này do các nhà khoa học Úc phát hiện. Theo họ, châm cứu có khả năng chữa chứng bất lực gây ra do những vấn đề về tinh thần hoặc tâm lý. Ngoài ra, còn có sự đóng góp của bác sĩ người Áo, Paul F. Engelhardt thuộc bệnh viện Leinz cùng nhóm bác sĩ chuyên khoa tiết niệu tại ĐH Atlanta, Georgia (Mỹ).

Ảnh: Internet

Thao tác cần thiết khi châm cứu:

Khi châm cứu, những cây kim nhỏ được đặt vào những phần khác nhau trên cơ thể để giảm bớt cơn đau hoặc căng thẳng. Bác sĩ sẽ duy trì toàn bộ sinh lực cơ thể được gọi là Qi hoặc Chi (có nghĩa là khí hoặc hơi thở) có thể đả thông dòng chảy của khí trong cơ thể, nếu bạn khỏe mạnh. Nếu Chi bị tắc nghẽn, tức cơ thể đã có bệnh. Châm cứu được xem là cách hiệu chỉnh sự mất cân bằng, bằng cách phong tỏa sự tắc nghẽn của Chi.

Theo WiseGeek.com (Mỹ):”Trong khi châm cứu, bệnh nhân nằm thẳng người trên bàn được điều chỉnh phù hợp với chiều cao của bác sĩ. Tùy thuộc vị trí của các kim châm, bệnh nhân có thể vẫn mặc hoặc được yêu cầu cởi bỏ trang phục và dùng vải che phủ. Các kim được châm vào nhiều điểm khác nhau của cơ thể theo góc độ, tức là từ15 độ sao cho cân đối với da cho đến 90 độ, tùy thuộc quyết định của bác sĩ. Một lần châm, các kim có thể được châm bằng tay theo chuyển động xoắn, hơi rung nhẹ, làm nóng, làm mát hoặc sử dụng dòng điện nhẹ để kích thích các tuyến trong cơ thể“.

 

Ảnh: Internet

Những thử nghiệm về châm cứu chữa bất lực:

Bác sĩ Engelhardt đã tiến hành nghiên cứu trên 13 nam giới ở độ tuổi 42, được phân thành hai nhóm. Một nhóm gồm 7 người dùng cách châm cứu chữa bất lực, nhóm thứ hai gồm 6 người được dùng kim tiêm tại những vùng trên cơ thể có liên quan đến bất lực. Phát hiện cho thấy, có chăng ảnh hưởng của châm cứu chỉ đơn thuần là tâm lý. Hầu hết nam giới bị bất lực lại không do nguyên nhân về thể chất, chính là nhờ vào tâm lý và cảm xúc. Kết thúc nghiên cứu cho thấy, hai phần ba số bệnh nhân được chữa khỏi bệnh trong khi số còn lại phải sử dụng điều trị bổ sung. Cũng theo bác sĩ Engelhardt: ”Một phần ba bệnh nhân cho biết chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện phần nào, độ cương cứng nhiều hơn một chút so với khi bắt đầu chữa trị. Nhưng điều này vẫn chưa đủ, vì thế họ muốn sử dụng liệu pháp bổ sung và chúng tôi cho họ dùng thuốc Viagra”. Theo bác sĩ James Dillard, chuyên gia về châm cứu, Trung tâm Y khoa Prebysterian Columbia tại New York (Mỹ): “Châm cứu có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm nhận hạnh phúc của bệnh nhân”.

Meo.vn (Theo selfgrowth)

Ðái dầm ở trẻ, chữa thế nào?

Con trai tôi năm nay hơn 4 tuổi. Từ nhỏ cháu đã có chứng đái dầm cả ngày lẫn đêm, kể cả lúc không ngủ. Xin hỏi bác sĩ, nguyên nhân và cách điều trị chứng bệnh này?

Phan Quỳnh Hoa (Hà Nội)

Đái dầm ở trẻ em là trẻ đái trong khi ngủ hoặc khi chơi mà không biết. Người ta chỉ coi đái dầm ở trẻ em là bệnh lý khi trẻ được trên 3 tuổi. Có hai loại đái dầm ở trẻ em là đái dầm ban đêm và đái dầm ban ngày. Đái dầm ban đêm thường gặp ở bệnh nhi ngủ say hơn những trẻ khác. Đái dầm ban ngày khi trẻ đái ra quần vì mải chơi hoặc do trẻ xấu hổ không dám xin đi tiểu, thường thấy ở những trẻ có tính tình nhút nhát, sợ hãi. Đái dầm cũng có thể do dị tật đường tiểu như hẹp bao quy đầu hoặc bệnh ở cột sống như gai đôi cột sống, viêm đường tiết niệu gây đái dắt, cũng có thể do nước tiểu axít hoặc kiềm.

Việc điều trị cần phải căn cứ vào nguyên nhân, nếu do hẹp bao quy đầu nhiều cần cắt bao quy đầu, nếu nước tiểu axít cần cho uống dung dịch natri bicarbonat, nếu nước tiểu kiềm cho uống dung dịch axít phosphoric và natri phosphat acid pha trong nước có thêm một ít đường. Nếu không rõ nguyên nhân, cần chú ý chế độ ăn uống, tránh không cho uống nhiều nước vào chiều tối, cần động viên, khuyến khích tính tự tin của trẻ.

Bạn nên cho cháu đi khám tại chuyên khoa tiết niệu hoặc ngoại nhi để tìm nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị cụ thể.

PGS. TS.Hà Hoàng Kiệm

Viêm tiết niệu gây gầy ốm?

Bác sĩ cho cháu hỏi:

Cháu 22 tuổi cao 1m7, cân nặng 46kg, cháu uống sữa dành cho người gầy được 1 tháng rồi nhưng vẫn không thấy tiến triển. Vì cháu làm việc trên mạng nên rất ít ra ngoài, chỉ ở nhà. Cháu ăn uống được, không kén ăn nhưng vẫn không tăng cân.

Cháu có bị viêm tiết niệu nhưng không biết bệnh này có liên quan gì đến việc tăng cân không? Cháu cảm ơn! (Anh Quốc)

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2007/08/19/Tiet_nieu.jpg
Ảnh Internet

Trả lời:

Chào Anh Quốc,

Theo chiều cao và cân nặng thì đúng là cháu quá gầy. Chỉ số khối cơ thể BMI của cháu là 15,9 < 18,5: dưới mức bình thường.

Để tăng cân, nếu chỉ uống sữa không vẫn chưa đủ. Ngoài uống sữa 2-3 ly một ngày, cháu cần chú ý ăn đủ 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn phụ như chè, trái cây, yaourt, bánh... Các bữa ăn chính cần giàu chất đạm (thịt, cá, trứng...), tăng cường chất béo, chất bột đường, đảm bảo đủ rau xanh, trái cây.

Bên cạnh đó phải luyện tập thể dục thể thao phù hợp sức khỏe và công việc. Tốt nhất cháu nên đi bộ mỗi ngày 30-60 phút. Tránh stress, cần ngủ đủ giấc, không thức khuya...

Cháu bị viêm đường tiết niệu, đã đi khám chưa hay chỉ phỏng đoán? Cháu có triệu chứng tiểu gắt buốt, lắt nhắt, tiểu máu... hay không? Nếu chưa khám thì cháu nên đi khám chuyên khoa tiết niệu để được chẩn đoán chính xác bệnh nhé.

Nếu thật sự chỉ là viêm đường tiết niệu do vi trùng thường không ảnh hưởng mấy đến cân nặng, trừ khi do vi trùng lao, hay có bệnh lý ác tính thì mới ảnh hưởng cân nặng.

Meo.vn (Theo alobacsi)

Tinh trùng chui ngược

Gần đây, không hiểu vì lý do gì mỗi lần yêu vợ xong, dù vẫn thấy khoái cảm nhưng tôi không thấy tinh trùng chảy ra. Tôi đi khám thì bác sĩ bảo là do xuất tinh ngược dòng. Xin cho biết nguyên nhân gây ra hiện trượng trên?Liệu có phải do cắt u tiền liệt tuyến không? Ngô Mạnh Hoan (Hưng Yên)

Xuất tinh ngược dòng là tình trạng một phần hay toàn bộ tinh trùng và tinh dịch không được phóng ra ngoài mà đi ngược qua cổ bàng quang để vào bàng quang.

Bệnh được chia làm hai loại: Xuất tinh ngược dòng hoàn toàn (toàn bộ tinh trùng và tinh dịch đi ngược vào bàng quang) và xuất tinh ngược dòng một phần (một phần tinh trùng và tinh dịch đi vào bàng quang còn một phần chảy ra ngoài). Trong đó, xuất tinh ngược dòng hoàn toàn chiếm đa số, còn xuất tinh ngược dòng một phần rất hiếm và cần phải phân biệt với sự xuất tiết của các tuyến hành niệu.

http://bee.net.vn/dataimages/201109/original/images784982_man_woman_kiss.jpg
Xuất tinh ngược dòng là tình trạng một phần hay toàn bộ tinh trùng và tinh dịch không được phóng ra ngoài mà đi ngược qua cổ bàng quang để vào bàng quang. Ảnh minh họa: IE.

Nguyên nhân gây xuất tinh ngược dòng là do tổn thương các sợi thần kinh giao cảm trung gian vùng cổ bàng quang và cơ thắt tuyến tiền liệt, thường gặp trong một số bệnh lý dưới đây.

Bệnh đái tháo đường: Do tổn thương các nhánh thần kinh giao cảm tới cổ bàng quang nên có thể dẫn tới không xuất tinh, giảm xuất tinh hay xuất tinh ngược dòng.

Sau các phẫu thuật cắt bỏ u xơ tiền liệt tuyến, cắt bỏ đại tràng... và một số biến chứng từ bệnh lý cột sống như thoái hóa, gai đôi, dị dạng; Các phẫu thuật vào vùng tiểu khung gây tắc nghẽn dẫn truyền giao cảm cũng gây nên các rối loạn trên.

Do thuốc: Một số thuốc hủy giao cảm cũng có thể gây xuất tinh ngược dòng do cổ bàng quang không được khép kín trong lúc xuất tinh. Thường gặp nhất là các nhóm thuốc chặn alpha giao cảm sau đó là các thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm.

Các nguyên nhân khác: Sau mổ nội soi vùng bàng quang, các bệnh gây xơ cứng cổ bàng quang, các rối loạn co thắt cơ vùng niệu đạo... hoặc các nguyên nhân nội tiết trong bệnh khối u tuyến yên làm tăng prolactin máu.

Ngoài ra, người ta cũng thấy cả việc bị bệnh do nguyên nhân tâm lý. Vì vậy, tốt nhất ông nên đi khám chuyên khoa tiết niệu tại các bệnh viện hoặc các trung tâm nam học để xác định tìm nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân.

Meo.vn (Theo Bee)

Chứng “đi nhẹ” nhiều lần về đêm

Dù đã hạn chế uống nước nhưng có người, đặc biệt là người đã có tuổi vẫn đi tiểu trên dưới 20 lần/ngày nhất là về lúc đêm khuya nên dẫn đến tình trạng mất ngủ, mệt mỏi.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Đối với những người đã có tuổi, tiểu đêm có thể do các nguyên nhân sau: nhiễm trùng đường tiểu (viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt), sỏi đường tiết niệu (sỏi niệu quản đoạn chậu, sỏi bàng quang hoặc sỏi tuyến tiền liệt) hoặc phì đại tuyến tiền liệt.

Phì đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân gây tiểu đêm thường gặp nhất ở nam giới có tuổi. Tuyến tiền liệt là một tuyến sinh dục nam, nằm ở vùng cổ bàng quang. Ở nam giới có tuổi, tuyến tiền liệt bắt đầu phình to, đôi khi chèn ép vào niệu đạo gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.

Còn với các đối tượng tuổi khác, tiểu nhiều lần có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, do bàng quang rối loạn thần kinh hoặc do bàng quang hoạt động quá mức.

Khi mắc phải triệu chứng này, nhiều người đã hạn chế uống nước, thực ra đây không phải là biện pháp điều trị đúng và thích hợp. Nếu nhịp điệu đi tiểu khoảng 15 phút một lần (tương đương với khoảng 20 lần/1ngày) là không thể chấp nhận được và cần phải đến khám ở khoa niệu của các bệnh viện ngay lập tức. Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu sẽ phát hiện nguyên nhân tiểu nhiều lần để đưa ra phương án điều trị.

Theo TTO

Những tin tức liên quan

Vì sao đàn ông đau khi chăn gối?

Một số nam giới có cảm giác đau nhiều hoặc ít khi quan hệ tình dục mà không hiểu tại sao, do bất thường về cấu trúc của ''cái ấy'' hay bệnh đường tình dục? Đa số đều đi khám phụ khoa ngay, trong khi để giải quyết tình hình, họ còn cần cả sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.

Đau dương vật

Tình trạng đau dương vật thường xảy ra trong hai trường hợp chủ yếu: khi ''cái ấy'' cong hoặc có bao quy đầu quá hẹp.

- Dương vật bị cong thường do lớp vỏ bọc của lớp khoang trong bộ phận này bị xơ. Lớp vỏ này có thể dày lên, vôi hoá và gây khó chịu khi giao hợp, nhất là khi dương vật bị lệch hẳn sang phía bị xơ.Trong trường hợp này, người bệnh nên đề nghị phẫu thuật để lấy đi lớp xơ; ''của quý'' nhờ vậy sẽ thẳng ra như mọi người.

- Sự co thít vòng quy đầu, còn gọi là chứng hẹp bao quy đầu có thể khiến cho người đàn ông khó cương cứng được và gây đau lúc giao hợp. Có khi, chứng hẹp bao quy đầu còn làm lớp bao thít chặt lấy phần đầu dương vật và gây tụ máu. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được giải phẫu ngay để tránh gây sự cố trong phòng the.

Đau khi xuất tinh

Nếu thấy đau khi xuất tinh, đấng mày râu nên nghĩ đến các nguyên nhân thường gặp sau đây:

- Do nhiễm trùng đường niệu đạo, một căn bệnh có thể lây lan qua đường sinh dục.

- Do nhiễm trùng đường tiểu, thường gây đau buốt khi người bệnh đi tiểu tiện.

- Hiếm gặp hơn là trường hợp nhiễm trùng tinh dịch. Mầm bệnh thường gặp ở các nam thanh niên mới trưởng thành. Biểu hiện rõ nhất của căn bệnh này là bạn tình của họ thấy đau ở khoang chậu; cả hai cần được thăm khám ngay để phát hiện bệnh sớm.

- Do kênh dẫn niệu đạo quá hẹp hoặc do viêm tiền liệt tuyến kinh niên. Hiện tượng ung thư tiền liệt tuyến hay gặp nhất ở đàn ông trên 50 tuổi.

Khi bị đau do một trong những nguyên nhân trên, người bệnh cần đi gặp ngay bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để khám và điều trị. Thường thì đàn ông đau khi quan hệ sẽ được xét nghiệm vi khuẩn trong nước tiểu hoặc trong tinh dịch. Khám nội soi tiền liệt tuyến cũng là việc cần làm để phát hiện bệnh.

(Mạnh Hùng - Theo BS. Frédéric Stearman, Doctissimo.com)/VietNamNet

Tinh hoàn sưng đau là biểu hiện của bệnh gì?

Một trong những bệnh gây sưng đau tinh hoàn là viêm mào tinh, nơi tích tụ tinh trùng. Cũng có trường hợp tinh hoàn không đau trong nhiều năm, chỉ sưng to dần dần do sự tạo thành một nang tinh dịch.

Mào tinh nằm ở phía trên sau của tinh hoàn. Ống dẫn của nó dẫn sang ống chứa tinh để tạo thành dòng tinh dịch phóng ra ngoài khi giao hợp. Khi mào tinh bị viêm cấp, cần điều trị ngay bằng các thuốc kháng sinh.

Chứng sưng đau tinh hoàn cũng gặp trong các bệnh sau:

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Khoảng 15-16% nam giới có tĩnh mạch và đám rối tĩnh mạch tinh hoàn giãn bất thường. Bình thường, máu từ tinh hoàn trái được tĩnh mạch tinh hoàn trái dẫn về tĩnh mạch thận trái; còn máu từ tinh hoàn phải được tĩnh mạch tinh hoàn phải dẫn trực tiếp về tĩnh mạch chủ dưới. Giãn tĩnh mạch tinh xảy ra khi tĩnh mạch tinh không có van, hoặc hệ thống van chống trào ngược bị trục trặc; khiến máu từ tĩnh mạch thận hoặc tĩnh mạch chủ dưới trào ngược vào tĩnh mạch tinh, làm cho tĩnh mạch tinh ngày càng giãn rộng, lượng máu ứ đọng lại quanh tinh hoàn quá nhiều.

Giãn tĩnh mạch tinh nhẹ (độ 1) thường không gây đau; nếu giãn nặng (độ 3) thì đau, hoặc người bệnh có cảm giác nặng và khó chịu ở vùng bìu. Trong trường hợp này, cách chữa là thắt tĩnh mạch bằng kỹ thuật mổ nội soi. Sau mổ, thường tinh hoàn sẽ có kích thước và khả năng sản xuất tinh trùng bình thường.

Ung thư tinh hoàn: Khối ung thư phát triển thành cục cứng trong tinh hoàn, có lúc sờ thấy cứng ở đỉnh hay mặt sau, kèm cảm giác đau hoặc hơi đau. Đôi khi có thêm cảm giác nằng nặng ở bẹn hoặc bìu, gây sốt. Đối với những thể ung thư tinh hoàn thường gặp (như ung thư tuyến tinh), nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi đạt gần 100%.

Bình thường, tinh dịch có màu trắng đục hơi ngả vàng và không bao giờ có máu. Nếu tinh dịch có màu hồng hoặc đỏ thì đó là có lẫn máu. Triệu chứng này có thể gặp trong chấn thương ở bộ phận sinh dục, hoặc trong viêm nhiễm ở tinh hoàn (viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, viêm ống dẫn tinh), hay là có khối u ở tuyến tiền liệt.

Khi có sưng đau ở tinh hoàn, nên đi khám sớm ở chuyên khoa tiết niệu có bác sĩ nam khoa để được chẩn đoán đúng và điều trị thích hợp.

BS Vũ Hướng Văn, Sức Khỏe & Đời Sống