Lưu trữ cho từ khóa: Chuyển dạ

Cách xử trí suy thai trong chuyển dạ

Suy thai là tình trạng bào thai thiếu ôxy trong quá trình phát triển hoặc trong khi chuyển dạ. Trẻ còn sống có nhiều nguy cơ bị động kinh, nói ngọng hoặc bị di chứng do thiếu ôxy não.

Sản phụ nào dễ có nguy cơ?

Những thai phụ mắc các bệnh thiếu máu, suy tim, tăng hay tụt huyết áp, suy thận, suy hô hấp hoặc chuyển dạ kéo dài, cơn co quá mạnh hoặc kéo dài quá, tử cung co cứng; dùng thuốc tăng cơn co quá liều, nằm ngửa quá lâu (tử cung đè lên các mạch máu lớn ở bụng) cũng gây suy thai. Suy thai có thể do thai kém phát triển, dị dạng, già hoặc quá non tháng, sa dây rau, rau thắt nút, rau quấn cổ…

cach-xu-tri-suy-thai-trong-chuyen-da

Khi mang thai cần khám thai định kỳ để an toàn cho cả mẹ và con

Các dấu hiệu chính của suy thai: Trong nước ối có phân su, nước ối đổi màu từ trắng đục thành màu xanh hoặc màu vàng, đây là dấu hiệu đặc biệt có giá trị. Tim thai thay đổi nhanh trên 160 lần/phút, hoặc chậm dưới 100 lần/phút hoặc không đều. Cử động của thai hỗn loạn: lúc đầu thai cựa mạnh và nhiều hơn, đến giai đoạn sau thai đạp chậm và sau đó thì ngừng. Thai không cựa có thể là đã chết.

Cách xử trí

Tùy nguyên nhân của tình trạng suy thai để xử trí thích hợp. Nếu có nguyên nhân rõ ràng như sa dây rốn, rau bong non, dọa vỡ tử cung… thì phải mổ lấy thai ngay. Nếu không có nguyên nhân rõ ràng, cho sản phụ nằm nghiêng bên trái và thở ôxy, tử cung không đè lên tĩnh mạch chủ dưới.

Nếu vỡ ối, phải khám ngay xem có sa dây rau không để tìm cách đẩy lên trong tư thế nằm – quỳ sấp. Nếu cần chuyển thai phụ lên tuyến trên, sản phụ cũng phải ở tư thế này. Chèn âm đạo bằng gạc, tẩm huyết thanh ấm. Nếu để sản phụ nằm ngửa trên cáng trong ôtô cấp cứu đường xa và xóc thì sẽ làm tình thế trầm trọng hơn.

Cách đề phòng suy thai tích cực nhất là chữa ổn định bệnh mạn tính trước khi có thai, giảm mọi ưu tư phiền muộn cho thai phụ, khám 6 – 8 lần cho mỗi thai kỳ. Cần bảo đảm tăng cân cho mẹ 20% đến cuối thai kỳ bằng dinh dưỡng đủ chất và không bị phù, tăng huyết áp.

Trong khi chuyển dạ, cần giữ mối liên hệ thường xuyên với thân nhân để tránh tình trạng cô đơn, lo lắng, hỗ trợ tâm lý và không để sản phụ nằm ngửa lâu quá một giờ. Tránh để chuyển dạ kéo dài quá 24 giờ ở tuyến cơ sở. Người hộ sinh đỡ đẻ nên đồng thời là người theo dõi chăm sóc thai phụ trong khi có thai.

Lời khuyên của thầy thuốc

Người mẹ cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức, sức khỏe cùng tâm lý tốt nhất để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Khi mang thai, nên khám thường xuyên để phát hiện thai suy và hạn chế các biến cố. Thai phụ phải chăm sóc tốt nhất về chế độ dinh dưỡng, bổ sung protein, vitamin và nguyên tố vi lượng, tránh không để bị phù, tăng huyết áp… và đặc biệt, tránh xa khói thuốc lá, rượu. Không tự ý sử dụng thuốc.

Khi có những dấu hiệu bất thường như thai cử động ít, không cử động, ra máu, có cơn co tử cung… cần thông báo ngay cho bác sĩ. Khi sản phụ chuyển dạ, cần có sự hỗ trợ, động viên từ người thân, tránh để họ có những ảnh hưởng không tốt tới tâm lý, khiến quá trình chuyển dạ kéo dài dẫn đến nguy cơ suy thai cao hơn.

BS Nguyễn Hoa

Theo Suckhoedoisong.vn

3 giai đoạn của chuyển dạ

Khoảng 2-4 tuần trước khi sinh, bụng bầu bắt đầu “tụt xuống”.

- Cổ tử cung bắt đầu giãn ra. Khoảng 2-4 tuần trước khi sinh, bụng bầu bắt đầu “xuống” vì bào thai xuống thấp hơn vào xương chậu của mẹ và đẩy cổ tử cung khiến cổ tử cung mỏng và mở. Điều này sẽ tiếp tục trong những tuần còn lại cho đến ngày sinh.

- Dịch âm đạo. Do cổ tử cung mở nên các chất nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn. Bạn cũng có thể thấy dịch tiết có lẫn máu.

- Ối vỡ. Nếu bạn thuộc nhóm 10% người mẹ bị vỡ ối sớm, bạn sẽ cảm nhận được dòng nước nhỏ không màu, không mùi. Nếu chất lỏng có màu đen, xanh, lẫn máu hay mùi hôi thì đòi hỏi bạn phải chú ý ngay lập tức. Hầu hết các bé sẽ được ra đời trong vòng 24 tiếng để ngăn ngừa nhiễm trùng.

- Đau lưng: Nếu bạn là một trong những chị em phụ nữ hay bị đau lưng tiền kinh nguyệt thì trước khi lâm bồn vài ngày, bạn cũng có thể sẽ bị đau lưng. Những cơn đau lưng báo hiệu chuyển dạ này âm ỉ ở lưng dưới. Đó là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã mềm và “chín” chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.

- Cảm giác thai tụt xuống như sắp rơi: Trường hợp này gọi là sa bụng. Thai nhi không còn đè lên cơ hoành mà tụt sâu xuống vùng xương chậu để chuẩn bị chào đời.

Khi cổ tử cung mở 10 phân, em bé sẽ chào đời. (Ảnh minh họa)

Giai đoạn 1 của chuyển dạ

Các cơn co thắt thực sự xuất hiện. Cơn co từ nhẹ tới trung bình, xảy ra mỗi 5-30 phút, kéo dài tới 90 giây ở mỗi lần co bóp. Chúng sẽ đạt đỉnh về cường độ nhưng sau đó giảm dần cho đến cuối cùng, co thắt sẽ thường xuyên và lâu hơn. Hầu hết các bác sĩ khuyên bạn cách nhận biết cơn co khi sắp sinh là co thắt cách nhau khoảng 5 phút một cơn, mỗi cơn kéo dài 60 giây, trong khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Chuyển dạ bắt đầu. Các cơn co thắt xảy ra cứ mỗi vài phút một lần, túi ối có thể vỡ. Nên sử dụng các kỹ thuật thở và các mẹo giảm đau như đi lại, ngồi, đứng… nếu muốn. Giai đoạn này có thể kéo dài vài tiếng.

Cơ thể mẹ đã sẵn sàng. Cổ tử cung mở khoảng 10cm. Các cơn co thắt dữ dội có thể kéo dài tới 90 giây, mỗi 30 giây tới 2 phút lại có một cơn. Đây là giai đoạn đau đớn nhất nhưng cũng ngắn nhất, kéo dài 30 phút tới 2 tiếng.

Giai đoạn 2-3 của chuyển dạ

Giai đoạn 2: Sinh

Rặn để đẩy là “việc” chính của giai đoạn này. Các cơn co thắt ở tử cung mẹ đẩy bé phải di chuyển ra bên ngoài. Nếu rặn – đẩy thất bại, người mẹ có thể phải chỉ định mổ đẻ. Người mẹ có cảm giác bỏng rát khi đầu của em bé chui ra ngoài. Phần lớn trường hợp rạch tầng sinh môn là cách giúp hỗ trợ sinh thường thành công. Giai đoạn này có thể mất 20 phút tới 2 tiếng.

Giai đoạn 3: Đẩy nhau

Các cơn co thắt nhẹ vẫn tiếp tục. 5-30 phút sau sinh, co thắt giúp đẩy nhau ra ngoài. Bạn có thể cảm thấy đau vài ngày khi tử cung co lại.

Theo Afamily.vn

Những điều nên và không nên khi chuyển dạ

Một số chú ý nho nhỏ dưới đây sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt cảm giác đau và vượt cạn thuận lợi hơn.

Giai đoạn 1: Cơn đau chuyển dạ xuất hiện, lúc này cổ tử cung mở khoảng 4cm

Nên:

- Thay đổi tư thế, cố gắng tìm ra tư thế giúp bạn cảm thấy thoải mái và đỡ đau nhất.

- Mở lớn miệng và thở trong lúc đau. Đây là phương pháp cơ bản nhất để “chịu đựng” các cơn đau chuyển dạ.

- Nhẹ nhàng massage, xoa tay để làm ấm cơ thể có thể làm dịu cảm giác đau và là cách thư giãn của bà bầu khi chuẩn bị vượt cạn. Lăn nhẹ một chai nước ấm lên vùng thắt lưng cũng có tác dụng giảm đau.

- Sau mỗi cơn đau, mẹ bầu nên cố gắng ngồi dậy và hơi nghiêng người về phía trước để thả lỏng cơ bắp, đồng thời cũng có tác dụng giảm đau. Hoặc sau mỗi cơn đau mẹ bầu có thể nằm nghiêng một bên để thấy dễ chịu hơn.

Không nên:

- La hét, kêu to vì ảnh hưởng đến nhịp thở, khiến mẹ bầu cảm thấy đau hơn. Hơn nữa, tiếng la hét của bạn có thể tạo áp lực tinh thần cho người thân và gây khó chịu cho người xung quanh.

- Nhắm mắt vì có thể gây chóng mặt, váng đầu.

nhung-dieu-nen-va-khong-nen-khi-chuyen-da

Giai đoạn 2: Khi cổ tử cung mở được 7cm

Nên:

- Giữ nhịp thở như bình thường, cố gắng thở chậm, thở sâu.

- Tập trung tinh thần vào việc thở để phối hợp nhịp thở với các cơn co thắt, giúp làm giảm áp lực cho vùng thắt lưng, vùng cơ xung quanh hậu môn.

- Lót vải mềm xuống dưới bụng, gập đầu gối lại và nằm úp trên giường cũng có thể làm giảm các cơn đau.

Không nên:

- Ngồi ghế hoặc đi vệ sinh trong tư thế ngồi xổm vì như vậy làm dồn trọng lực xuống vùng cơ xung quanh hậu môn, gây cảm giác đau đớn hơn cho mẹ bầu.

Giai đoạn 3: Cổ tử cung mở toàn bộ, mẹ bầu có cảm giác hơi giống như muốn đại tiện

Nên:

- Nằm ngửa, dạng chân, hơi rướn phần thân trên lên một chút.

- Khi cần dùng lực để rặn, nên mím miệng để không thoát hơi.

- Nhỏ tiếng hoặc im lặng để giữ hơi và sức lực. Khi thai đã lộ đỉnh đầu ra ngoài, mẹ bầu có thể mím miệng để giữ hơi hoặc vừa rên rỉ nhỏ tiếng vừa dùng lực “rặn” em bé ra ngoài.

- Giữ bình tĩnh và tưởng tượng em bé đang dần dần “chui” từ bụng xuống phía chân một cách thuận lợi.

- Tin tưởng và tuyệt đối nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, y tá.

Không nên:

- Hoảng hốt, mất bình tĩnh.

- Kêu to, gào thét, xoay người, quẫy đạp lung tung khi có cơn co thắt.

- Dùng lực ở mắt, cơ mặt (vì cần dồn toàn bộ sức lực cho phần bụng).

- Nghiêng hoặc cong nửa thân người trên về phía sau (vì như vậy sẽ tạo góc gấp khúc cho ống sinh sản, khiến thai nhi khó khăn hơn khi “chui” ra ngoài).

Theo TTVN.vn

Dấu hiệu chuyển dạ bà bầu cần lưu ý

Các dấu hiệu chuyển dạ không mấy rõ ràng và sẽ có những biến cố nhất định. Khi mang thai các thai phụ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức trước khi vượt cạn.

Dấu hiệu chuyển dạ thật

Trong một tiếng đồng hồ, cứ 10 phút hoặc hơn lại có một cơn co – cảm giác cơ bụng bị bóp chặt, gây đau lưng hoặc đau bụng dưới. Thường xuyên có cảm giác co bóp mạnh hay đau ở lưng hoặc bụng dưới. Bụng tụt xuống thấp.

- Hormone trong thai kỳ có khả năng làm thay đổi chức năng của ruột, có thể bị đau bụng lâm râm, đi tiêu nhiều hơn và đi tiêu phân lỏng. Nhiều người còn cảm thấy buồn nôn và nôn trong giai đoạn này.

- Cảm thấy sức ép lên khung chậu hoặc âm đạo. Bị chuột rút giống như khi có kinh nguyệt.

- Dịch âm đạo có màu trắng đục, giống như lòng trắng trứng gà hoặc có chất nhầy màu hồng.

Âm đạo chảy máu. Dịch âm đạo tiết ra nhiều và thay đổi, từ loãng, quánh như keo dán giấy trở thành dày hơn, có thể lẫn máu đỏ. Khi cổ tử cung mỏng đi, những mạch máu nhỏ ở cổ tử cung bị vỡ. Vì thế, mẹ bầu có thể nhìn thấy những vệt máu màu đỏ hoặc nâu đỏ có lẫn trong dịch nhầy.

- Vỡ nước ối. Nếu vỡ ối trước khi có các dấu hiệu chuyển dạ khác thì cuộc “vượt cạn” có thể diễn ra trong ít phút hoặc vài giờ đồng hồ tới. Một số trường hợp mẹ sẽ vỡ ốm sớm trước khi sinh gần một ngày.

Những biến cố nguy hiểm khi chuyển dạ

Sa dây rau: Sa dây rau thường xảy ra lúc vỡ ối do áp lực nước ối tăng và ngôi thai (thường là ngôi đầu, ngôi mông hay ngôi vai) chưa xuống thấp. Dây rau có thể sờ thấy ngay trong âm đạo, nhiều hay ít tùy từng trường hợp. Nếu là ngôi đầu, nguy cơ thai chết sẽ lớn hơn trường hợp ngôi ngược hay ngôi ngang.

Vỡ ối non và vỡ ối sớm: Vỡ ối non là tình trạng khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ mà ối đã vỡ. Còn vỡ ối sớm là khi đã có chuyển dạ nhưng cổ tử cung chưa mở hết. Vỡ ối non nguy hiểm hơn vì chỉ chừng 5-6 giờ sau là nước ối đã có thể bị nhiễm khuẩn trong buồng tử cung. Thai nhi rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, gặp nguy hiểm khi chuyển dạ và cả sau khi sinh.

Cả bà mẹ cũng có thể bị nhiễm khuẩn hậu sản nặng. Do vậy, sản phụ vỡ ối non cần được dùng kháng sinh ngay và can thiệp lấy thai ra sớm bằng phẫu thuật. Khi gặp phải trường hợp này, chú ý không được để chuyển dạ kéo dài vì nguy cơ tử vong rất cao cho cả mẹ và con.

Băng huyết: Hiện tượng băng huyết xảy ra nhiều nhất là trong thời kỳ xổ rau. Nguyên nhân do rách đường sinh dục khi sinh nở. Rách cổ tử cung, âm đạo gây băng huyết mạnh nhất, rồi đến rách âm môn (tầng sinh môn). Vỡ tử cung không chỉ nguy hiểm vì gây chảy máu mà còn gây đau toàn thân. Tỷ lệ tử vong trong trường hợp này là rất cao.

dau-hieu-chuyen-da-ba-bau-can-luu-y

Giảm đau khi chuyển dạ

Massage

Nghiên cứu tại trường đại học Y khoa Miami cho thấy, những người mẹ trong cơn chuyển dạ được chồng massagesẽ bớt đau và ít lo lắng khi sinh hơn.

Massage vừa có tác dụng giảm đau vừa giúp thai phụ bớt lo lắng. Bạn có thể nhờ chồng (người thân) massage lưng trong những cơn co hoặc massage tay ở giữa những cơn co, giúp thư giãn.

Âm nhạc

Đeo một chiếc headphone vào tai để nghe những âm thanh êm dịu bất cứ khi nào bạn muốn. Âm nhạc là cách tốt nhất để giúp bạn bớt căng thẳng và lo lắng.

Thở đúng cách

Kỹ thuật thở cũng giúp ích cho những cơn chuyển dạ. Nên thở nông khi tử cung bắt đầu xuất hiện những cơn co thắt. Hít vào thở ra chủ yếu tập trung ở miệng.

Điểm cuối của những cơn co thắt, bạn nên thở sâu để tránh cảm giác đau đớn, hít vào bằng mũi thật sâu và thở ra chậm rãi.

Làm xao lãng bản thân

Đối với những người mẹ mang thai lần đầu, cơn chuyển dạ có thể kéo dài 12-14 tiếng đồng hồ. Khi những cơn co thắt bắt đầu, bạn sẽ cảm thấy cơn đau ở lưng hay bụng dưới nhưng bạn nên cô gắng giữ bình tĩnh. Nếu bạn lo lắng ngay từ khi bắt đầu, đếm từng cơn co thắt thì có khả năng bạn càng hoảng sợ hơn. Thay vào đó hãy khiến mình bận rộn cho những hoạt động khác như đi bộ, tắm vòi hoa sen… Bất kỳ điều gì thư giãn cũng có ích cho bạn lúc này.

Lưu ý ăn uống khi chuyển dạ: Chỉ nên ăn nhẹ, không phải ăn cho no căng. Hãy cố gắng ăn thường xuyên hơn. Một bữa nhỏ mỗi 1-2 tiếng/lần có thể giúp ích, dù bạn đang ở trong bệnh viện. Khi cơn chuyển dạ mạnh mẽ hơn, bạn sẽ đau đến mức không muốn ăn gì hết.

Đồ uống có ga, nước chanh không nên dùng vì nó khiến bạn mệt mỏi hơn. Cơn chuyển dạ cũng khiến bạn khát. Vì thế, bạn cũng cần phải uống đủ. Đừng ngại uống sẽ làm bạn đi vệ sinh nhiều. Đi vệ sinh cũng là cách giữ bạn luôn chuyển động trong suốt quá trình chuyển dạ và nó khiến các cơn cơ thắt bớt đau. Nếu bạn muốn thêm mùi vị cho đồ uống, hãy bỏ vào nước lọc vài lát hoa quả.

(Theo Web Phụ nữ)

Đề phòng sinh non, sảy thai do u xơ tử cung

Mặc dù đa số u xơ tử cung (UXTC) là u lành tính nhưng người bệnh cần hết sức đề phòng vì có thể bị sinh non, sảy thai, suy thai… nếu không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Nhiều chuyên gia cho rằng UXTC có thể gây hiếm muộn do làm thay đổi lớp nội mạc tử cung, không thuận lợi cho sự làm tổ của trứng đã được thụ tinh, gây chèn ép, làm gập vòi tử cung hoặc làm bít lỗ cổ tử cung. Với những người đã mang thai, UXTC có thể làm sảy thai liên tiếp do kích thích nội mạc tử cung, ngoài ra còn có thể gây sinh non, dễ làm cho ngôi thai và nhau thai bất thường (nhau tiền đạo), gây kéo dài cơn chuyển dạ hoặc làm cho sản phụ phải mổ lấy thai. Khi sổ nhau, sản phụ có UXTC dễ băng huyết do sót nhau hoặc tử cung co hồi kém. 

(Ảnh do Nga Phụ Khang cung cấp)

Đặc biệt, UXTC còn có khả năng gây tử vong cho thai nhi (thai chết lưu). Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và kết luận: tỷ lệ thai nhi tử vong ở những phụ nữ mắc UXTC cao hơn nhiều lần so với những phụ nữ bình thường. Vì vậy, những thai phụ có UXTC cần được theo dõi chặt chẽ trong thai kỳ, phòng ngừa sảy thai, sinh non, tử vong thai nhi bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc chống co bóp tử cung (nếu cần) theo chỉ định của bác sĩ. Trước những nguy cơ của UXTC, đặc biệt trong thai kỳ, bệnh nhân nên có biện pháp điều trị hợp lý, triệt để UXTC trước khi mang thai hoặc có dự định mang thai.

Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân có xu hướng lựa chọn sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, an toàn và đã được khẳng định qua nhiều hội thảo khoa học uy tín, trong đó nổi bật là thực phẩm chức năng Nga Phụ Khang. Nga Phụ Khang với thành phần chính là cây trinh nữ hoàng cung giúp giảm kích thước và ức chế sự phát triển của khối u, kết hợp với một số dược liệu quý khác như: hoàng kỳ, hoàng cầm, khương hoàng… có tác dụng thu nhỏ kích thước khối u, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng, ngăn chặn biến chứng của UXTC, tạo cơ hội cho chị em thực hiện thiên chức làm mẹ của mình.

Do những ảnh hưởng của khối u đến thai nhi nên bệnh nhân cần có biện pháp điều trị hợp lý, triệt để UXTC trước khi dự định mang thai bằng việc sử dụng Nga Phụ Khang hàng ngày, kết hợp với các phương pháp khác theo chỉ định của bác sĩ; nếu phát hiện UXTC khi đã mang thai thì cần được bác sĩ theo dõi thai kỳ chặt chẽ.

Nga Phụ Khang dẫn đầu dòng sản phẩm thiên nhiên

Nga Phụ Khang có thành phần chính là Trinh nữ hoàng cung phối hợp với các dược liệu quý khác, dẫn đầu dòng sản phẩm thiên nhiên trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị UXTC, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, rối loạn kinh nguyệt… mà không gây tác dụng phụ. Tại Mỹ, Nga Phụ Khang được sử dụng hơn 10 năm qua với tên gọi Healthy Prostate & Ovary (HPO) cho các trường hợp bị những bệnh về buồng trứng, tử cung. Để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên uống Nga Phụ Khang 3 lần/ngày, mỗi lần 2-3 viên, sử dụng theo từng đợt liên tục từ 2-3 tháng.

Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707

Những thắc mắc của mẹ bầu về đau đẻ

 

Sợ mình đẻ rơi trong lúc đi vệ sinh, khi đi ăn nhà hàng, thậm chí sợ đẻ con trong lúc ngủ mà không biết là những lo lắng hết sức hài hước nhưng cũng đáng được cảm thông của những phụ nữ lần đầu mang thai.


Ảnh minh họa.

1. Tôi mang thai bé đầu lòng nên chưa có kinh nghiệm. Tôi sợ mình sẽ không phân biệt được cơn đau chuyển dạ thật và cơn đau chuyển dạ giả. Nếu chẳng may tôi đẻ rơi trong lúc đi vệ sinh thì sao?

Đây là lo lắng của hầu hết những bà bầu mang thai lần đầu. Trên thực tế cũng đã có người đẻ rơi trong siêu thị hoặc trên đường vì họ không nhận biết được dấu hiệu chuyển dạ thật cho đến khi quá muộn. May mắn thay, đẻ rơi là tương đối hiếm.

Nếu bạn “mù mờ” về các dấu hiệu chuyển dạ thật hay chuyển dạ giả thì khi thấy các dấu hiệu chuyển dạ tiến triển, hãy nhập viện cho yên tâm nhé!

2. Tôi sợ mình sẽ “cứng đờ” trước cơn co chuyển dạ?

Nhiều người mẹ thật sự không biết làm gì trước cơn đau chuyển dạ. Cách tốt nhất để chống lại sự sợ hãi này là bạn phải có kế hoạch từ trước. Hãy tìm hiểu các thông tin về sinh nở càng nhiều càng tốt. Tham gia một khóa học tiền sản cũng giúp ích nhiều cho bạn. Và nói chuyện với bác sĩ về các biện pháp giảm đau khi sinh. Nếu bạn vẫn hơi bối rối, hãy học hỏi kinh nghiệm từ những người mẹ đi trước để củng cố thêm kiến thức.

3. Có khi nào tôi đẻ rơi trong giấc ngủ mà không biết?

Câu hỏi của bạn giống như truyện viễn tưởng vậy. Nếu bạn ngủ say tới mức không bị đánh thức bởi cơn co thắt mạnh (tương tự như bạn vẫn ngủ khi có động đất, lũ lụt hoặc những thảm họa thiên nhiên khác) thì có khả năng bạn sẽ đẻ rơi trong giấc ngủ.

4. Tôi sợ mình sẽ bị vỡ ối trong khi đang đi ăn ở nhà hàng thì sao?

Theo thống kê, khoảng 10% phụ nữ vỡ ối sớm. Nếu bạn có kế hoạch đi ăn hàng sau khi thấy xuất hiện các cơn co thắt thì có khả năng, bạn sẽ phải đối mặt với vỡ ối sớm ở ngay nhà hàng yêu thích. Nếu bị vỡ ối ngay tại nhà hàng thì cũng không có gì quá nghiêm trọng. Khi đó, đầu thai nhi như một nút chai, chặn lối ra – vào tử cung và làm chậm dòng nước ối.

Bạn nên bảo người cùng đi gọi ngay xe đưa bạn đến bệnh viện gần nhất một cách nhanh nhất có thể. Các bác sĩ sẽ giúp bạn mẹ tròn con vuông.

5. Tôi lao vội vàng vào bệnh viện đòi đẻ nhưng sau khi khám bác sĩ bảo đó chỉ là cơn chuyển dạ giả thì thật xấu hổ?

Bạn có thể thấy xấu hổ hoặc lúng túng khi vội vã nhập viện mà không phải cơn chuyển dạ thật nhưng đó chỉ là chuyện rất bình thường. Bác sĩ sẽ kiểm tra và tư vấn cụ thể giúp bạn. Trên tất cả, bạn không nên lo lắng bởi sự nhầm lẫn này. Chẳng có gì

(Theo Afamily)

 

Dấu hiệu chuyển dạ chính xác là gì?

Dấu hiệu chuyển dạ ở mỗi người khác nhau và không giống nhau giữa các lần mang thai.

Cháu mang thai được 37 tuần rồi. Mấy tuần gần đây cháu ra huyết trắng, đau mỏi lưng, đi vệ sinh nhiều khiến cả đêm ngủ cũng không được. Cháu hay bị các cơn đau ngắn nhói lên, thi thoảng đau lâm râm phía bụng dưới, có lúc cháu tưởng sắp sinh, nhưng đến bệnh viện khám thì bác sĩ lại bảo vẫn chưa có dấu hiệu sinh. Vậy dấu hiệu chuyển dạ chính xác là như thế nào thưa bác sĩ?

Ảnh minh họa

Trong suốt quá trình mang thai, tử cung của phụ nữ thường có các cơn co. Càng gần các tuần cuối, những cơn co này trở nên mạnh hơn khiến nhiều người nghĩ là dấu hiệu chuyển dạ. Trường hợp của cháu cũng tương tự như vậy, cháu cảm thấy cơn đau ngắn và nhói lên. Thực chất đây chỉ là cơn chuyển dạ giả thôi, lúc này cháu thư giãn, nghỉ ngơi để tinh thần thoải mái hơn thì các cơn co sẽ tự động chấm dứt.

Dấu hiệu chuyển dạ thực sự của mỗi người khác nhau và cũng không giống nhau giữa các lần mang thai. Nhiều khi, ngay cả đến ngày hôm sau sẽ sinh thì dấu hiệu chuyển dạ trước đó cũng không được rõ ràng. Tuy nhiên, cháu có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để đoán biết mình sẽ sớm chuyển dạ và chuẩn bị đầy đủ tinh thần sẵn sàng nhập viện.

- Dấu hiệu đầu tiên là bụng cháu tụt thấp xuống hơn trước.

- Dịch âm đạo tiết nhiều và âm đạo chảy máu.

- Các cơ co xuất hiện đều đặn và dồn dập và cường độ mỗi lúc một mạnh ở vị trí bắt đầu phía dưới của lưng rồi chuyển dần ra phía trước bụng.

- Vỡ nước ối. Thường thì cháu sẽ thấy tử cung co thắt nhiều lần, sau đó nước ối mới bị vỡ, nhưng cũng có một vài trường hợp nước ối bị vỡ bất ngờ thì nên nhập viện ngay bởi vỡ ối trước khi có các dấu hiệu chuyển dạ khác thì cuộc “vượt cạn” có thể diễn ra trong ít phút hoặc vài giờ đồng hồ tới.

Chúc cháu và bé mạnh khỏe.

BS Lê Lan

(Theo Khám phá)

Tụt bụng, có phải là sắp sinh?

(Webtretho) Một số bà mẹ mang thai gặp hiện tượng bụng sa xuống thấp khá sớm - thậm chí mới từ tháng thứ 7 - khá lo lắng khi mọi người xung quanh đều hỏi thăm có phải sắp đến ngày sinh nở hay không. Liệu hiện tượng tụt bụng có phải là dấu hiệu báo sắp sinh?

>> Hãy tìm hiểu qua chính kinh nghiệm thực tế của các bà mẹ đã trải qua hiện tượng này!

 

Mẹ bầu tập yoga sẽ ít bị đau khi sinh con

Tập yoga mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai.

Trong quá trình mang thai, người phụ nữ thường cảm thấy “khó ở”. Căng thẳng và hoang mang là hai trạng thái tâm lý hay gặp ở thai phụ trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Song tập yoga giúp phụ nữ tăng cường sức khỏe và giảm khó chịu trong thời gian mang thai.

Tập yoga cũng có thể giúp ích cho phụ nữ sắp đến ngày sinh nở. Như chúng ta đã biết, trong quá trình sinh thường, thai phụ phải thở đúng và rặn đúng thì sẽ nhanh chóng đẩy đứa trẻ ra ngoài mà không gặp trở ngại nào. Còn nếu thở không đúng thì có thể cản trở việc sinh nở. Nếu thai phụ thường xuyên tập yoga thì sẽ được dạy cách thở đúng và sẽ thấy thoải mái, dễ chịu hơn trong khi sinh con.

Ngoài tác dụng giúp thai phụ thở đúng khi sinh thì những động tác trong bài tập yoga thậm chí còn có thể giúp thai phụ giảm đau như đau lưng và đau mắt cá chân.

Tập yoga chủ yếu tập trung vào các bài tập thở sâu. Chính vì thế nó tạo và rèn luyện khả năng chịu đứng, tĩnh lặng trong tâm hồn và có thể giảm đau trong khi chuyển dạ.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tập yoga dưới sự hướng dẫn của các huấn luyện viên chuyên nghiệp.

(Theo ANTD)

 

Có phải kích thích núi đôi sẽ giúp sinh nở dễ dàng?

Em nghe nói, khi xuất hiện cơn đau chuyển dạ, nên kích thích núm “núi đôi”?

Em được nghe mọi người mách là trong thời gian chuyển dạ, bà bầu nên kích thích núm núi đôi sẽ giúp cổ tử cung nhanh mở, dẫn đến chuyện sinh nở nhanh và dễ dàng hơn. Không biết cách làm này có đúng không?  - Độc giả

Trả lời:

Phụ nữ khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ mà vào nhập viện thường được các y tá khuyên nên tự kích thích núm vú để giúp cổ tử cung mở nhanh hơn. Việc làm này sẽ giúp quá trình sinh nở tự nhiên diễn ra nhanh chóng. Nếu bà bầu đau quá mức mà không thể tự kích thích được núi đôi, nên nhờ người thân trong gia đình làm giúp. Đây được coi là một thủ thuật phổ biến trong quá trình sinh nở. Vì sao việc làm này lại có tác động to lớn đó?

Các mẹ cần biết rằng, kích thích vùng nhạy cảm này sẽ giúp giải phóng oxytocin. Oxytocin là hooc-môn tự nhiên có liên quan đến tử cung. Khi được kích thích núm vú, các hooc-môn được giải phóng và tử cung bắt đầu hoạt động. Lúc đầu, các cơn co thắt thường là nhẹ. Nhưng càng về sau, khi núm vú được kích thích nhiều hơn, các cơn co thắt cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Vì vậy, khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ, mẹ bầu nên thực hiện mẹo này để gia tăng sức mạnh sinh nở.

Ngoài ra, để tận dụng các lợi ích của kích thích núm vú, mẹ bầu có thể bắt đầu tiến hành kích thích núm vú khi ở tuần thứ 38 của thai kỳ. Tuy nhiên, để được an toànmà không gây ra bất cứ nguy hiểm nào với quá trình bầu bí, bạn hãy chắc chắn chỉ bắt đầu tiến hành kích thích núm vú khi ở tuần thứ 38 nhé.

Để bắt đầu kích thích núm vú, bạn hãy tìm một khu vực yên tĩnh và thực hiện mát-xa chuyển động vòng tròn quanh núm vú và hơi kéo phía trên núm vú. Trong vòng vài phút, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy các cơn co thắt xuất hiện. Tiếp tục sự kích thích núm vú ít nhất 15 phút.

(Theo BabyCentre)