Lưu trữ cho từ khóa: chướng bụng

Biện pháp phòng ngừa chứng đầy hơi và chướng bụng

Đầy hơi và chướng bụng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu sau mỗi bữa ăn. Có nhiều cách để phòng ngừa và loại bỏ triệu chứng này, và dưới đây là những biện pháp đơn giản mà bạn có thể tham khảo.

•    Không nên ăn nhanh, nói chuyện trong khi ăn và uống nước trong bữa ăn vì chúng có thể gây cản trở quá trình tiêu hóa do nước làm loãng các dịch tiêu hóa trong dạ dày, từ đó tăng nguy cơ đầy hơi và chướng bụng sau khi ăn.

bien-phap-phong-ngua-chung-day-hoi-va-chuong-bung

Ảnh: flickr.com

•    Nên uống trà gừng, trà bạc hà, trà bồ công anh hoặc trà hoa cúc để giảm đầy hơi, dễ tiêu hóa thức ăn và chống buồn nôn.

•    Nên nhai một lượng nhỏ hạt cây thì là (khoảng 1 muỗng cà phê) sẽ làm giảm triệu chứng đầy hơi và thậm chí là chuột rút rất tốt.

•    Nên vận động nhẹ nhàng hoặc đi bộ từ 15 – 20 phút sau bữa ăn để tăng cường sự lưu thông máu, kích thích tiêu hóa và giúp cơ thể khắc phục chứng đầy hơi và chướng bụng hiệu quả.

bien-phap-phong-ngua-chung-day-hoi-va-chuong-bung

Ảnh: flickr.com

•    Nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng khoảng 10 phút theo chiều kim đồng hồ, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới rồi quay lại (có thể bôi chút dầu nóng khi thoa).

•    Nên ăn gừng ở dạng tươi hoặc sấy khô vì gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng điều chỉnh tình trạng co thắt cơ trơn dạ dày – ruột, giúp tiêu hóa thức ăn.

Bạn có thể ăn vài lát gừng tươi hay giã nhuyễn gừng, pha với nước nóng hoặc với mật ong uống; pha 1 muỗng canh nước gừng với 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng canh mật ong với 1 ly nhỏ ấm rồi uống từ từ; dùng 150g gừng tươi băm nhỏ, phơi hoặc sấy khô trộn với mật ong để ăn từ từ trong ngày; hãm 10g gừng khô với 100ml nước sôi uống dần trong ngày. (Lưu ý, phụ nữ đang hành kinh, rong kinh hoặc có thai chỉ nên dùng một lượng ít).

bien-phap-phong-ngua-chung-day-hoi-va-chuong-bung

Ảnh: flickr.com

•    Lấy khoảng 15g rau răm (cả thân và lá), có thể ăn sống hoặc giã nhuyễn vắt lấy nước uống vì rau răm có vị cay, tính ấm, là vị thuốc giúp kích thích tiêu hóa, trị các chứng đau bụng, đầy hơi.

•    Lấy 15g tỏi giã nát, trộn với 5g đường phèn, hòa tan với 60ml nước ấm, uống dần dần.

•    Dùng cả lá và thân mềm của 30g tía tô, giã nhuyễn, vắt lấy nước uống hoặc đem chưng cách thủy cho nóng lên rồi uống ấm. “Thuốc” này giúp tiêu hóa thức ăn và chống dị ứng do thức ăn hiệu quả.

•    Pha 1 muỗng cà phê bột nghệ với 1 ly nước sôi và 1 muỗng cà phê mật ong, uống khi còn ấm, có thể thay bột nghệ bằng vài lát nghệ tươi.

bien-phap-phong-ngua-chung-day-hoi-va-chuong-bung

Ảnh: flickr.com

•    Lưu ý

Đầy hơi và chướng bụng thường xuyên có thể là dấu hiệu của sự nhạy cảm với các loại thực phẩm nhất định. Do đó, bạn nên làm một cuốn nhật ký ghi chép lại các loại thực phẩm đã sử dụng để xác định nguyên nhân gây ra vấn đề một cách chính xác nhất. Nếu sau khi áp dụng các biện pháp trên trong vài ngày mà chứng đầy hơi, khó tiêu vẫn không khỏi thì nên đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Theo Phunuonline.com.vn

Cách chữa chứng đầy hơi, chướng bụng?

Tôi 31 tuổi, sức khỏe tốt, nhưng khoảng 3 tuần trở lại đây dù khẩu phần ăn không thay đổi nhưng mỗi ngày đi tiêu ít nhất 3 lần, lúc thì giống như tiêu chảy, lúc lại bị táo bón. Bụng tôi luôn có cảm giác đầy hơi, ậm ạch. Xin hỏi tôi mắc bệnh gì, cách điều trị như thế nào?

Nguyễn Việt Dũng (Thanh Hóa)

dayhoi

Ảnh nguồn google.

Nếu khẩu phần ăn không thay đổi mà đi tiêu nhiều lần, phân bình thường, không có máu, bụng luôn đầy hơi… bạn nên xem lại thực phẩm bạn đang dùng vì rất có thể thức ăn không bảo đảm vệ sinh (thức ăn cũ, nấu không chín, có nhiễm vi khuẩn, rửa không sạch…) có thể làm bụng đau và gây tiêu chảy nhẹ. Ngoài ra, bạn cũng cần xem lại trạng thái tinh thần của mình. Những người căng thẳng thần kinh, lo lắng quá mức và ăn uống không điều độ cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm ruột bồn chồn khó chịu, đầy hơi, hay bị táo bón. Nếu sau 2 tuần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và khoa học mà các triệu chứng như bạn mô tả không hết, hãy đi khám chuyên khoa tiêu hoá để xem liệu có phải bạn mắc hội chứng ruột kích thích hay không. Người bị hội chứng ruột kích thích thường có các biểu hiện tiêu chảy xen kẽ táo bón, phân lỏng có nhiều chất nhầy. Hội chứng ruột kích thích có những biểu hiện đa dạng, mỗi người mỗi khác. Cùng với đó là trướng bụng, ợ nóng, đau lưng, mệt mỏi, đánh trống ngực… Bạn nên đi khám để xác định bệnh cụ thể và có hướng điều trị.

BS. Vũ Ngọc Tú

Theo Suckhoevadoisong.net

Hay bị đầy hơi khi ngủ trưa dậy là bệnh gì?

Mỗi khi ngủ trưa dậy là bụng tôi bị đầy hơi rất khó chịu. Tôi có khả năng bị bệnh gì, thưa BS?

Bác sĩ cho hỏi, mỗi khi ngủ trưa dậy là bụng tôi bị đầy hơi rất khó chịu. Tôi có khả năng bị bệnh gì, thưa BS? Tôi chưa từng mắc bệnh gì khác, chưa dùng thuốc. – (Phạm Hoàng – Bình Phước)

hay-bi-day-hoi-khi-ngu-trua-day-la-benh-gi

Bạn Hoàng thân mến,

Đầy hơi do rất nhiều nguyên nhân như: khi ăn nuốt nhiều hơi vào dạ dày, do ăn nhiều tinh bột, rối loạn hệ men đường ruột, bệnh lý dạ dày, bệnh lý đại tràng… Đầy hơi gây tình trạng khó chịu cho người bệnh, có thể khiến người bệnh ợ hơi liên tục.

Bạn nên đi khám chuyên khoa Tiêu hóa để được xác định nguyên nhân và điều trị nhé.

Thân chào bạn!

BS-CK1 Hoàng Bích Hồng

(Theo Alobacsi)

Phòng tránh chướng bụng sau khi ăn

Bằng cách thay đổi một số thói quen và lựa chọn thực phẩm hợp lý bạn có thể tránh được chứng chướng bụng sau khi ăn.

1. Ngồi ghế khi ăn

Một trong những cách tốt nhất  để tránh chướng bụng đó là luôn ngồi ghế khi ăn. Cách ngồi này không chỉ giúp bạn thoải mái thưởng thức các món ngon và còn giúp đường tiêu hóa được thư giãn và hỗ trợ tiêu hóa đúng cách.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ tâm trạng thoải mái và thư giãn khi ăn, mặc dù stress không trực tiếp gây chướng bụng song nó có thể khiến bạn bị khó tiêu.

2. Ngồi đúng tư thế

Ngồi đúng tư thế  cũng rất quan trọng để tránh bị chướng bụng sau khi ăn. Tư thế cúi gập xuống (ngồi bệt) sẽ gây áp lực lên đường tiêu hóa và làm tăng khả  năng bị chướng bụng.

3. Nhai kỹ

Một cách đơn giản khác để tránh bị chướng bụng là nhai kỹ thức ăn. Hãy tạo thói quen nhai thức ăn khoảng 20 lần trước khi nuốt. Nhai kỹ giúp thức ăn được nghiền nhỏ và dễ dàng tiêu hóa. Nhai kỹ cũng giúp báo hiệu cho các cơ quan tiêu hóa khác sẵn sàng tiếp nhận và tiết dịch tiêu hóa để xử lý thức ăn.

4. Không nên vừa ăn vừa uống

Việc vừa ăn vừa uống không phải lúc nào cũng là một lựa chọn phù hợp. Uống nước khi ăn sẽ làm thức ăn trong miệng trôi xuống dạ dày trước khi nước bọt được tiết ra và hỗ trợ tiêu hóa nhờ quá trình nhai. Nước cũng sẽ làm loãng nước bọt và dịch vị. Nếu bạn thường bị chướng bụng thì hãy cố gắng không uống nước trong 30 phút trước bữa ăn.

5. Uống đủ nước mỗi ngày

Việc uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5 lít) cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Cơ thể đủ nước sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giúp bạn không bị chướng bụng. Nước cũng có tác dụng ngăn ngừa táo bón. Các nghiên cứu cho thấy uống nước ấm hoặc nước nguội tốt hơn là nước lạnh hoặc nước đá.

6. Tránh cafein

Nạp quá nhiều cafein có thể làm trầm trọng thêm các vấn  đề về tiêu hóa. Mặc dù cafein có tác dụng giúp bạn thư giãn song nó cũng làm tăng nồng độ axit dạ dày và gây viêm loét. Vì vậy hãy tránh hoặc hạn chế uống cà phê để phòng ngừa chướng bụng.

7. Tẩy chay nước uống có ga

Một trong những cách hiển nhiên và dễ dàng để phòng ngừa chướng bụng là tránh các loại nước uống có ga. Những loại đồ uống có ga chứa carbon dioxide có thể gây đầy hơi và chướng bụng.

8. Ăn hoa quả đúng cách

Không nên ăn nhiều hoa quả cùng lúc mà chia thành các phần nhỏ và  tốt nhất là nên ăn vào buổi sáng hoặc giữa buổi chiều.

Mặc dù hoa quả là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn song  đường fructose trong hoa quả chuyển hóa chậm và việc tích tụ một lượng lớn có thể làm lên men và đầy hơi.

(Theo Dantri)