Lưu trữ cho từ khóa: chứng táo bón

Những loại thực phẩm giúp cải thiện chứng táo bón

Táo bón là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, là chuyện tưởng đơn giản nhưng thực tế nó khá phiền phức.
Nó khiến bạn vừa đau đớn lại vừa ngượng. Trước khi cần đến sự can thiệp của bác sĩ, hãy thử “kết bạn” với 5 loại thực phẩm sau để cải thiện chứng táo bón của bạn nhé.

1. Chuối chín

Chuối có vị ngọt, tính hàn, có công hiệu giải khát, nhuận phổi thông ruột. Những người thường bị nhiệt, khô miệng, đại tiện khó khăn rất thích hợp ăn chuối. Tuy nhiên, người bị tỳ hư kiết lị thì nên tránh dùng.
Chuối là loại quả giàu chất xơ thực vật, glucose, protein, vitamin và các khoáng chất. Các chuyên gia cho biết, những tác dụng trên cần phải dùng chuối chin mới thể hiện để công hiệu, còn chuối xanh có thể gây ra một số tác dụng phụ, vì chuối xanh có vị chat, có thể dẫn đến táo bón.
nhung-loai-thuc-pham-giup-cai-thien-chung-tao-bon
Ảnh minh họa

2. Quả hồ đào (quả óc chó)

Trong quả hồ đào có chứa protein, glucide, phốt pho, sắt, β-Carotene, vitamin B2… ngoài công dụng nhuận tràng thông tiểu tiện, còn có hiệu quả bổ thận, ấm phổi, hỗ trợ trị thận suy, hen suyễn, chân yếu, lưng đau, tiểu tiện nhiều lần, đại tiện khó khăn.
Dùng quả hồ đào lâu dài rất tốt và không có tác dụng phụ, nhất là với người lớn mắc chứng táo bón.

3. Bưởi, bưởi chùm (còn gọi là bưởi đắng)

Bạn nên uống một ly nước bưởi tươi vào buổi sáng hoặc ăn bưởi chùm sau bữa cơm trưa và chiều để có thể giúp thông việc đại tiện.
Ăn bưởi có tác dụng giảm nhiệt và kích thích hoạt động của dạ dày, cải thiện dòng chảy của dịch tiêu hóa, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đồng thời kích thích đại tràng và các bộ phận khác của cơ thể, hạn chế chứng táo bón xảy ra.
nhung-loai-thuc-pham-giup-cai-thien-chung-tao-bon
Ảnh minh họa

4. Gạo lứt

Gạo lứt giàu protein, tinh bột, vitamin B1, vitamin A, E, chất xơ, canxi, sắt và phốt pho… Trong đó, thành phần chất xơ phong phú sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả chứng táo bón.
Chất xơ trong gạo lứt đỏ là một lọai hóa chất chống lại được bệnh ung thư và bảo vệ các lớp tế bào thành bên trong của đại tràng, duy trì nhu động của đại tràng hoạt động bình thường, tránh được bệnh ung thư kết tràng (ruột già) và táo bón.

5. Táo

Trong táo có nhiều “nhựa táo” – là một loại chất xơ thực vật mang tính thủy dung. Chất này có tác dụng bảo vệ thành ruột, làm hoạt hóa những vi khuẩn có lợi bên trong ruột, điều chỉnh chức năng dạ dày. Do đó, táo có hiệu quả trong việc làm sạch đường ruột, phòng ngừa táo bón.
Ngoài ra, chất xơ trong táo cũng giúp việc đại tiện dễ dàng hơn.
Theo Afamily.vn
The post Những loại thực phẩm giúp cải thiện chứng táo bón appeared first on Tin Sức Khỏe.

Khắc phục chứng táo bón ở bà bầu

Táo bón là chứng bệnh phổ biến khi mang thai và sau sinh.

Hiện tại tôi đang mang thai ở tháng thứ 8. Khoảng 2 tháng nay, chứng táo bón hành hạ tôi ngày càng nghiêm trọng. Tôi sợ rằng để lâu sẽ thành bệnh trĩ. Mong bác sĩ tư vấn phương cách để giảm căn bệnh này? - nguyennga...@...(Bảo Lâm, Lâm Đồng)

khac-phuc-chung-tao-bon-o-ba-bau

Trả lời:

Táo bón là triệu chứng khá phổ biến khi mang bầu và sau sinh nở. Vì vậy, bạn đừng nên quá lo lắng. Hiện tượng này xuất phát từ những nguyên nhân như sau:

- Do hoormon: Lượng hoormon trong cơ thể người phụ nữ khi mang thai sẽ có những chuyển biến lớn, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột, gây cản trở trong việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn.

- Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng bị táo bón khi bầu bí. Việc ‘nạp’ quá nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng vào cơ thể cũng ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa gây chứng táo bón ở bà bầu.

- Do sự phát triển của thai nhi: Sự phát triển của thai nhi sẽ khiến cho phụ nữ mang thai phải chịu đựng cảm giác bị chèn ép vùng xương chậu và bàng quang. Cộng thêm với việc tăng cân nhanh, cảm giác mệt mỏi, thiếu luyện tập là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón.

Cách khắc phục

Bây giờ bạn đã hiểu vì sao chứng táo bón lại phổ biến ở phụ nữ mang thai như vậy. Tuy nó làm hầu hết thai phụ khó chịu nhưng lại không có loại thuốc nào có thể chữa trị hoàn toàn. Dù vậy, tình trạng bệnh vẫn có thể thuyên giảm nếu bạn thực hiện một lối sống khoa học và lành mạnh. Chúng tôi xin mách bạn một số cách giúp làm giảm chứng táo bón khi mang bầu:

- Tập luyện thể thao đều đặn

- Ăn nhiều trái cây, rau xanh, nước hoa quả

- Uống nhiều nước

- Massage bụng

- Cắt giảm những thức ăn nhiều chất béo, đường trong khi chế biến thực phẩm

- Áp dụng liệu pháp chữa vi lượng đồng cân (cần tham khảo ý kiến bác sĩ)

Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Bác sĩ Lê Lan

(Theo Eva)

Hỏi: Do đâu người cao tuổi hay bị táo bón?

Bố tôi năm nay 68 tuổi, mặc dù bố tôi ăn uống bình thường, ăn nhiều trái cây nhưng vẫn hay bị táo bón. Nhiều khi vừa táo bón vừa tiêu chảy rồi lại táo bón. Xin hỏi nên làm gì để khắc phục tận gốc chứng táo bón này?

Nghiêm Thanh Trúc(Nam Định)

Táo bón là tình trạng quá 3 ngày chưa đi ngoài hoặc đi ngoài dưới 3 lần/tuần, phân rắn. Người trên 65 tuổi thường bị táo bón hơn những người khác. Nguyên nhân do rất nhiều yếu tố gây nên, có thể do suy giảm chức năng sinh lý ở người cao tuổi, do uống không đủ nước, ăn không đủ chất xơ, ít hoạt động, không có thói quen đi tiêu nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác như do hệ thống thần kinh trung ương (gây ra tai biến mạch máu não, bệnh Parkinson, trầm cảm, sa sút trí tuệ đều ảnh hưởng đến biểu hiện táo bón); những bệnh ở cột sống thắt lưng có thể làm cho đại tràng bất động như chấn thương cột sống, ung thư cột sống, teo cột sống…; dùng thuốc hoặc do bệnh tại đường tiêu hóa như những bệnh về hậu môn và trực tràng, ung thư đại tràng…

Khi bị táo bón, phân khô cứng lại có thể gây tắc nghẽn ruột, cũng có thể gây tiêu chảy do khi bị táo bón, đại tràng phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều chất nhờn và nước. Lúc này, nếu sử dụng thuốc cầm tiêu chảy sẽ làm cho bệnh càng trầm trọng hơn dẫn đến vòng luẩn quẩn táo bón rồi tiêu chảy, sau tiêu chảy lại táo bón. Táo bón cũng làm cho người cao tuổi bị bí tiểu, nhiễm độc, phình đại tràng, xoắn đại tràng hình chữ Z…

Để tránh táo bón, người cao tuổi nên uống nước các loại (1,5 lít nước/ngày), ăn nhiều chất xơ, các loại rau thích hợp như rau mồng tơi, khoai lang, rau muống, rau dền… hay ăn các loại quả như quýt, chuối, đu đủ…; thể dục thường xuyên (chỉ cần làm động tác thể dục hay đi bộ 30 phút/ngày), luyện tập thói quen đi tiêu. Nếu bị táo bón thường xuyên, bạn phải đưa bố tới cơ sở y tế và nói rõ về bệnh của bố mình để có được những lời khuyên, cách thức điều trị cho phù hợp. Đặc biệt không được tự ý thụt, tháo khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.

Theo suckhoedoisong

5 món cháo nhuận tràng giải độc, trị chứng táo bón!

Nấu cháo với chuối tiêu, mật ong, khoai tây... và ăn 1 liều lượng hợp lý trong 1 thời gian nhất định sẽ góp phần trị chứng táo bón đáng sợ.

Cháo chuối tiêu

Nguyên liệu: Chuối tiêu 2 quả, gạo tẻ 50g, lượng vừa đủ đường trắng.

Cách làm: Chuối tiêu bỏ vỏ, dầm nát. Ngâm rửa gạo, cho vào nồi nấu thành cháo với lượng nước vừa đủ. Sau khi cháo chín, cho chuối tiêu đã đánh nhuyễn, đường vào đun sôi có thể dùng.

Mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục 3-5 ngày có thể thanh nhiệt, nhuận tràng, nhuận phổi, cắt cơn ho. Món cháo này thích hợp cho người bị trĩ đại tiện ra máu, suy phổi, bị ho, hoặc người say rượu…

Cháo mật ong

Nguyên liệu: Gạo tẻ 50g, lượng mật ong vừa đủ.

Cách làm: Ngâm rửa gạo, cho vào nồi nấu thành cháo với lượng nước vừa đủ. Sau khi cháo chín cho thêm mật ong, đun sôi có thể dùng.

Mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục 3-5 ngày có tác dụng nhuận phổi, cắt cơn ho, nhuận tràng. Món cháo này thích hợp cho người bị suy nhược tì vị dẫn đến chán ăn, đau bụng, người bị suy phổi ho khan, hoặc người ho lâu ngày không khỏi, người bị suy nhược cơ thể dẫn đến táo bón…

Cháo khoai tây

Nguyên liệu: Khoai tây 100g, gạo tẻ 50g.

Cách làm: Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu, cho vào nồi nấu thành cháo cùng gạo tẻ và lượng nước vừa đủ.

Mỗi ngày dùng 1 lần, liên tục 3-5 ngày có tác dụng ích khí, kiện tì, giải độc, thông tiện. Món cháo này thích hợp cho người bị suy nhược tì vị dẫn đến đau bụng, táo bón…

Cháo vừng

Nguyên liệu: Gạo nếp 100g, lượng vừng vừa đủ.

Cách làm: Ngâm rửa sạch vừng, sau đó phơi khô rồi đảo qua lửa cho nứt. Mỗi lần lấy 30g, nấu với 100g gạo nếp thành cháo, ăn thường xuyên sẽ có công hiệu.

Cháo sung mật ong

Nguyên liệu: Gạo tẻ 50g, quả sung 30g.

Cách làm: Rửa sạch gạo, cho vào nồi đun thành cháo với lượng nước vừa đủ. Sau đó cho sung vào đun sôi có thể dùng. Khi ăn thêm mật ong.

Món cháo này ăn thường xuyên cũng có công hiệu trị chứng táo bón.

 

Meo.vn (Theo Dantri)

 

Khắc phục chứng táo bón ở trẻ

Trẻ sơ sinh đi tiêu dưới 2 lần/ngày; trẻ (được bú mẹ) đi tiêu dưới 3 lần/ngày hoặc trẻ lớn đi tiêu dưới 2 lần/tuần thì được coi là táo bón. Tuy nhiên, nếu sức khỏe tốt, phân bé bình thường thì nhu cầu đi tiêu ở mỗi bé là khác nhau. Bé bị táo bón khi phân bé đóng cục, giống như phân dê.

Chế độ ăn uống không phù hợp có thể làm trẻ táo bón

 

Nguyên nhân và hậu quả của táo bón

- Trẻ ít uống nước, ăn rau xanh, hoa quả.

- Pha sữa đặc.

- Pha sữa bằng nước cháo.

- Trẻ ít vận động.

- Do trẻ dùng thuốc. Một số loại thuốc có thể gây táo bón ở trẻ là thuốc ho, thuốc nhỏ mũi, thuốc có chất sắt…

- Một số lý do có thể khiến trẻ sợ hãi (không muốn đi tiêu dù trẻ có nhu cầu): hậu môn bị trầy xước; phân quá cứng gây khó khăn cho trẻ mỗi lần đi tiêu; trẻ bị cha mẹ mắng trong lần đi tiêu trước đó… Phân bị lưu trữ trong trực tràng lâu ngày sẽ trở nên cứng, trẻ sẽ càng bị táo bón nhiều hơn.

- Chứng táo bón có thể xảy ra khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa do chuyển từ bú mẹ sang dùng sữa bột.

- Rối loạn cảm xúc cũng được chứng minh là gây ra chứng táo bón của trẻ.

Trẻ bị táo bón lâu ngày không được điều trị sẽ trở nên biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, dễ bị nôn trớ… Những độc tố chứa trong phân sẽ gây nên phản ứng hấp thụ lại và gây hại cho cơ thể trẻ.

Xử trí với trẻ bị táo bón

Với trẻ bú mẹ: trường hợp này, người mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả trong khẩu phần ăn của mình. Nên uống nhiều nước. Xoa bóp bụng đúng cách để kích thích nhu động ruột.

- Nên cho trẻ bú tăng cường (vì trong sữa mẹ chứa khoảng 70% là nước). Nếu trẻ đã bú bình, bạn không nên pha loãng sữa cho trẻ bú, cách này vừa làm mất thành phần dinh dưỡng có trong sữa vừa làm mất thời gian cho trẻ ăn. Nên cho trẻ uống thêm nước sau khi ăn khoảng 15 phút.

- Trường hợp muốn dùng thuốc trị táo bón, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thật cẩn thận.

Với trẻ ở độ tuổi ăn dặm: nên cho trẻ ăn đủ số bữa hàng ngày. Tăng cường thêm các loại rau xanh nhất là những loại có tính chất nhuận tràng như khoai lang, mồng tơi, rau dền. Khi nấu bột cho trẻ, bạn nên băm nhỏ nhau và cho trẻ ăn cả cái. Lượng rau xanh cần thiết cho trẻ 1 tuổi là khoảng 25 - 30g. Cho trẻ ăn thêm bưởi, cam, quýt, chuối, đu đủ… tránh cà rốt, hồng xiêm, táo…

- Cho trẻ uống nước ép hoa quả tươi hoặc nước rau pha loãng với nước 2 lần/ngày.

- Cho trẻ uống thêm nước nếu trẻ bị ra mồ hôi nhiều, môi trẻ khô, nước tiểu ít, màu vàng sậm. Tránh các loại nước hoa quả đóng hộp, nước ngọt đóng chai, nước có gas...

- Để tránh pha sữa đặc, bạn chỉ nên pha sữa cho trẻ theo đúng hướng dẫn ghi bên ngoài bao bì. Khi múc một muỗng sữa, chỉ nên gạt ngang, không cố gắng lèn chặt muỗng sữa.

- Massage bụng cho trẻ sau khi trẻ tắm bằng nước ấm: nên bắt đầu từ rốn và di chuyển dần ra ngoài ngược chiều kim đồng hồ.

- Tập động tác đạp xe cho đôi chân trẻ nhằm giúp các cơ dạ dày chuyển động tốt.

- Trẻ vận động nhiều sẽ có xu hướng ít bị táo bón hơn trẻ thích ngồi lâu một chỗ hoặc được bế thường xuyên.

- Nếu bạn muốn dùng thuốc trị táo bón cho trẻ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ quyết định xem có nên cho trẻ dùng thuốc nhuận tràng không. Một chu trình dùng thuốc nhuận tràng có thể kéo dài 1 - 3 tháng và giảm dần liều lượng.

Những trường hợp sau, bạn nên đưa trẻ đi khám:

- Trẻ dưới 1 tuổi bị táo bón kéo dài.

- Táo bón ngay sau khi trẻ mới sinh, có biểu hiện bụng trướng.

- Táo bón kéo dài trên 1 tuần.

- Táo bón kèm theo nôn trớ, chán ăn, gầy sút…

Meo.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Bữa trưa cho bà bầu nơi công sở

Sáng, trưa, tối là ba bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, đặc biệt là với người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Vào buổi trưa, các bà bầu nơi công sở thường không có điều kiện về nhà ăn cơm nóng sốt cùng gia đình, họ phải ăn cơm hàng, cơm quán ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe bởi vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh. Vậy làm thế nào để các bà bầu nơi công sở không về nhà mà vẫn có một bữa ăn trưa đủ dinh dưỡng? Đây không phải là vấn đề đơn giản.

Nguồn ảnh: dailyinfo.vn

 

Dù có ăn cơm hộp, mang cơm từ nhà đi hay đến các quán cơm thì các bà bầu vẫn phải nhớ đảm bảo dinh dưỡng và ăn ngon. Nên ăn đủ với thực đơn phong phú như: cá, thịt, tôm, rau… đảm bảo năng lượng để cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé. Không nên quan niệm "ăn cho qua bữa trưa" và bù bằng những bữa sáng hoặc bữa tối no căng, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.

Vệ sinh và dinh dưỡng

Thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là khi bạn ra ngoài ăn. Phải lựa chọn những đồ ăn tươi ngon, vệ sinh. Tránh xa các món ăn nhiều dầu mỡ, sử dụng nhiều chất bảo quản, chất hóa học... Bạn đừng ngại tìm riêng cho mình một hàng ăn uy tín trong những ngày bầu bí, để có thể yên tâm về chất lượng các bữa trưa.

Hoa quả là món ăn trưa hữu ích mà các bà bầu không được phép quên. Đặc biệt là những ngày hè nắng nóng thì hoa quả sẽ giúp bạn thêm sảng khoái, khỏe mạnh, cung cấp nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể nhằm chống lại sự mệt mỏi và chán ăn. Hoa quả nên ăn sau bữa trưa từ 15 - 30 phút.


Nguồn ảnh: camnanggiadinh.com

 

Sữa cũng là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với tất cả các bà bầu. Sữa cung cấp nguồn năng lượng và can xi lớn cho cơ thể giúp thai nhi thông minh, tăng sức đề kháng. Một cốc sữa sau giấc ngủ trưa tại công ty là một lựa chọn hợp lý của bạn.

Một bữa ăn trưa nhanh gọn, vệ sinh và vẫn đảm bảo tính kinh tế?

Nghe có vẻ rất khó nhưng không hẳn như vậy nếu bạn biết cách kết hợp với các đồng nghiệp của mình. Mang cơm từ nhà là một trong những lựa chọn đơn giản, vừa đáp ứng được yếu tố dinh dưỡng, vừa giúp giảm thiểu các vấn đề tài chính có liên quan.

Nếu không thể cùng nấu nhanh một bữa ăn trưa tại công sở, bạn hãy góp chung bữa ăn cùng đồng nghiệp. Điều này không chỉ góp phần làm phong phú các món ăn mà còn giúp bạn tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên Bà bầu chỉ nên mang cơm nhà đi nếu công sở có tủ lạnh, để đảm bảo đồ ăn không bị ôi thiu, và lò vi sóng để đảm bảo hộp cơm gia đình của bạn luôn được nóng sốt. Nếu không có những vật dụng đó tại công sở thì tốt nhất bà bầu phải mang các thức ăn tươi ngon được nấu vào lúc sáng sớm chứ không phải từ tối hôm qua.


Nguồn ảnh: tin180.com

Rau xanh cho bữa trưa

Hiện tượng táo bón thường hay gặp ở thời kỳ mang thai, rau quả cung cấp lượng lớn chất xơ cần thiết, loại trừ chứng táo bón cho bạn. Vì vậy, hãy thêm một chút cà rốt, cải bắp vào món sa lát của bữa trưa. Hãy chọn các loại quả ăn được cả vỏ vì vỏ chính là nơi chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ. Nước dừa nên được đưa vào thực đơn sau bữa trưa, sinh tố xoài sữa cũng là một lựa chọn lý tưởng. Tất cả những thứ này bạn đều hoàn toàn có thể chuẩn bị sạch sẽ ở nhà và mang đến công sở cho vào ngăn mát tủ lạnh, sau đó dùng dần trong ngày.

Nếu bạn không thích rau nấu chín, hãy thử ăn sa lát dưa chuột, cà rốt; xà lách trộn với bắp cải trắng và cà rốt; sa lát táo và hạt điều; dưa góp.... Tuy nhiên, nên tránh ăn các loại rau quả, nộm trộn sẵn. Chúng có thể bị nhiễm khuẩn và gây hại cho đường ruột.

Meo.vn (Theo Tapchimonngon)

Không nên dùng thuốc sorbitol cùng các thuốc khác

Sorbitol là loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu, được dùng trong điều trị triệu chứng táo bón và khó tiêu. Để điều trị triệu chứng khó tiêu, dùng thuốc trước bữa ăn hoặc khi có khó tiêu. Ðiều trị táo bón, uống thuốc vào lúc đói, buổi sáng. Pha 1 gói thuốc trong 1/2 cốc nước rồi uống. Liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Ảnh minh họa

Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể bị tiêu chảy và đau bụng, đặc biệt ở những người bệnh có “đại tràng kích thích” hoặc trướng bụng. Cần ngừng dùng thuốc. Không dùng thuốc trong các trường hợp: viêm ruột non, viêm loét đại - trực tràng, bệnh Crohn và hội chứng tắc hay bán tắc ruột, hội chứng đau bụng chưa rõ nguyên nhân... Không nên dùng lâu dài thuốc nhuận tràng. Trị táo bón bằng sorbitol chỉ để hỗ trợ cho cách điều trị bằng chế độ ăn uống.

Do có tác dụng làm tăng nhu động ruột, nên các thuốc nhuận tràng có thể làm rút ngắn thời gian di chuyển của các thuốc uống cùng, do đó làm giảm sự hấp thu của những thuốc này. Vì vậy không nên dùng các thuốc nhuận tràng cùng lúc với các thuốc điều trị khác.


Meo.vn (Theo Sức khỏe & đời sống)

Không dùng thuốc sorbitol cùng các thuốc khác

Sorbitol là loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu, được dùng trong điều trị triệu chứng táo bón và khó tiêu. Để điều trị triệu chứng khó tiêu, dùng thuốc trước bữa ăn hoặc khi có khó tiêu. Ðiều trị táo bón, uống thuốc vào lúc đói, buổi sáng. Pha 1 gói thuốc trong 1/2 cốc nước rồi uống. Liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể bị tiêu chảy và đau bụng, đặc biệt ở những người bệnh có “đại tràng kích thích” hoặc trướng bụng. Cần ngừng dùng thuốc. Không dùng thuốc trong các trường hợp: viêm ruột non, viêm loét đại - trực tràng, bệnh Crohn và hội chứng tắc hay bán tắc ruột, hội chứng đau bụng chưa rõ nguyên nhân... Không nên dùng lâu dài thuốc nhuận tràng. Trị táo bón bằng sorbitol chỉ để hỗ trợ cho cách điều trị bằng chế độ ăn uống.

Do có tác dụng làm tăng nhu động ruột, nên các thuốc nhuận tràng có thể làm rút ngắn thời gian di chuyển của các thuốc uống cùng, do đó làm giảm sự hấp thu của những thuốc này. Vì vậy không nên dùng các thuốc nhuận tràng cùng lúc với các thuốc điều trị khác.

DS. Hoàng Thu Thủy

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Rau củ chữa táo bón hiệu quả

Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…

Mách bạn 4 loại rau củ chữa táo bón rất hiệu quả dưới đây:

Củ cải

Củ cải chia thành củ cải trắng, củ cải đỏ… có thể ăn sống hoặc chế biến thành món ăn. Củ cải tính ngọt, mát, vị cay, có công dụng giải độc, hoá đờm giải nhiệt…

Lượng vitamin C trong củ cải gấp 10 lần lê, ngoài ra còn có tác dụng thông tiện, chống ung thư, chống vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa sỏi mật, làm giảm cholesterol, giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Mỗi ngày có thể ăn khoảng 250g để thông tiện.

Cải thảo

Cải thảo tính hàn, vị ngọt, có công dụng giải độc trừ nhiệt, thông tiện. Người miệng khô, táo bón, nước tiểu vàng đều có thể ăn cải thảo. Trong cải thảo giàu chất xơ, hàm lượng vitamin A, B, C…phong phú.

Bầu

Qủa bầu chứa 94% trở lên là nước, là loại quả nhiệt lượng thấp, giàu vitamin A, hàm lượng kali, magiê cao, hàm lượng chất xơ phong phú, cũng có công dụng thông tiện hiệu quả.

Giá

Chủ yếu chỉ các loại giá đỗ xanh, giá đậu tương với hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, vitamin C, nhiệt lượng và chất béo thấp có tác dụng thông tiện lợi tiểu. Ăn giá đỗ thường xuyên còn có thể trị đờm, tăng cường chức năng cho não bộ.

Ngoài ra, để trị chứng táo bón cần điều chỉnh chế độ ăn. Nên ăn nhiều các loại đậu và khoai có chứa nhiều chất xơ; ăn các loại hoa quả tươi như chuối tiêu, táo, lê, dâu tây…. Các thực phẩm cũng có công dụng thông tiện khác như ngân nhĩ, mật ong, hồ đào, rong biển….

Meo.vn (Theo people)

Chứng táo bón ở trẻ nhỏ

Đây là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ và các bậc cha mẹ thường rất lúng túng. Đa phần là tình hình sẽ nhanh chóng được cải thiện, chỉ đôi khi tình trạng táo bón trở nên xấu đi nhưng rất hiếm.

Thế nào là đại tiện bình thường?

Một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường sẽ “ngồi bô” một ngày mấy lần nhỉ? Thông thường thì các bé trong độ tuổi 1 – 4 sẽ đại tiện từ 1 – 2 lần/ngày. Tuy nhiên, có bé đi cầu 3 lần/ngày, ngược lại có trẻ đi cầu không theo ngày nào cả. Tất cả đều bình thường.  Đối với những trẻ có sức khỏe tốt, bé có thể 3 ngày mới đi cầu một lần.

Kích thước và lượng chất thải của các bé cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào những gì trẻ ăn uống hằng ngày.

Làm sao để biết trẻ bị táo bón?

Dấu hiệu trẻ bị táo bón:

- Bé dường như rất khó khăn để có thể đi cầu.

- Có cảm giác đau khi đi cầu, có thể cảm nhận qua hành động ngại đi cầu, ngồi nhón chân của trẻ.

- Chất thải rất cứng và khô.

Nguyên nhân gây ra táo bón

Không đủ lượng nước và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến nhất.

Nứt hậu môn là một nguyên nhân phổ biến khác. Vết nứt hậu môn là vết rạn trên da ở bờ hậu môn và điều này làm cho việc đi cầu gây ra đau đớn và trở thành cực hình.

Thường thì chứng táo bón xuất hiện sau khi trẻ trải qua một thời gian viêm nhiễm, không khỏe. Trong khi bị ốm, bé thường không uống đủ lượng nước cần thiết khiến chất thải trở nên rắn và rất khó di chuyển. Những chất thải này sẽ gây xước hậu môn và là nguyên nhân gây ra bệnh nứt hậu môn.

Thêm vào đó, nỗi sợ giáo viên hoặc sợ toi-let bẩn sẽ góp phần dẫn tới chứng táo bón.

Bị rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy cũng khiến hệ tiêu hóa còn non của trẻ mất cân bằng và không thể tự kiểm soát, kết quả là dẫn tới chứng táo bón. Đây có thể là do trẻ lo lắng sợ ị ra quần.

Rối loạn cảm xúc cũng được xem là một nguyên nhân nếu bé sống trong bầu không khí  gia đình thường xuyên căng thẳng.

Việc điều trị bằng thuốc men thường không gây ra chứng táo bón ở trẻ nhỏ (dù có thể gây táo bón cho người lớn) nhưng đôi khi một số loại siro ho có thể gây ra hiện tượng này.

Dị ứng với sữa bò thường được chẩn đoán trong hầu hết các trường hợp rối loạn đường ruột ở trẻ nhỏ. Với một số trẻ, nó có thể gây ra hiện tượng táo bón. Nếu ai đó trong gia đình từng hen suyễn hoặc chàm bội nhiễm thì cũng có thể nghĩ tới nguyên nhân dị ứng sữa.

Chứng táo bón đôi khi xảy ra khi một đứa trẻ sơ sinh chuyển từ bú mẹ sang uống sữa bò hoặc sữa công thức.

Giúp trẻ bị táo bón như thế nào?

Cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bé nếu con bạn chưa được 1 tuổi.

Nếu bé trên 1 tuổi, bạn có thể thử một trong các cách sau:

- Khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước nhưng không nên uống nước ngọt và nước có ga bởi vì chúng sẽ làm hỏng men răng.

- Khuyến khích bé uống nhiều loại nước: nước trắng, nước hoa quả pha loãng và sữa (ở một số trẻ, uống quá nhiều sữa cũng có thể gây tác dụng ngược, làm cho tình trạng táo bón nặng thêm). Nước mận, lê và táo chứa rất nhiều đường sorbitol, đặc biệt tốt cho đường ruột của bé.

- Với trẻ sống ở vùng ôn đới, lượng nước cần uống mỗi ngày là 1,5l/trẻ 4 – 6 tuổi và 2l/trẻ từ 7 tuổi trở lên. Tất nhiên, trẻ sống ở vùng khí hậu nhiệt đới cần uống nhiều nước hơn.

- Tăng lượng chất xơ trong chế độ dinh dưỡng. Điều này dường như rất khó thực hiện bởi một khảo sát cho thấy 29 – 48% trẻ em bị táo bón là do “ăn uống cầu kỳ” và 47% có hiện tượng ăn kém ngon miệng.

Ăn uống là yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng táo bón. Hãy giải thích với trẻ rằng bạn cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng để bé dễ đi cầu hơn nhưng không nên tạo ra quá nhiều sự khác biệt với chế độ ăn của cả nhà. Tốt nhất là cả gia đình cùng ăn những thực phẩm đó và cố gắng ăn 5 loại rau quả/ngày.

Đừng vội hạn chế sữa trong chế độ dinh dưỡng trẻ mà không trao đổi trước với bác sĩ bởi nó có thể dẫn tới việc thiếu hụt dinh dưỡng. Khoảng 50% trẻ em bị dị ứng với sữa bò và cũng thường dị ứng luôn với các protein trong đậu nành. Vì thế việc chuyển từ sữa bò sang sữa đậu nành chưa hẳn đã là giải pháp tốt.

Ăn sáng sớm. Đối với nhiều trẻ, bữa sáng có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nếu ăn sáng sớm, trẻ sẽ có nhiều thời gian để dành cho việc đi cầu sau đó ngay tại nhà thay vì đến trường (bởi nhiều trẻ rất ngại đi cầu ở trường).

Nên cho trẻ ngồi ghế ị riêng thay vì ngồi bồn cầu người lớn bởi vì ngồi thẳng, 2 chân chạm đất sẽ giúp trẻ đi cầu dễ dàng hơn.

Đừng cho trẻ uống thuốc nhuận tràng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Khi nào cần tới bác sĩ?

Nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu bé dưới 1 tuổi.

Nếu bé lớn tuổi hơn, bạn nên cố gắng tìm nguyên nhân tại sao bé táo bón và thử điều chỉnh. Khi tình trạng không chuyển biến, lúc đó mới cần tới sự tư vấn của bác sĩ.

Bạn không nên chậm trễ trong việc đưa trẻ tới bác sĩ nếu bạn nhận thấy rằng mình trở nên bực bội với chuyện táo bón của trẻ. Trẻ bị táo bón có thể làm bạn vô cùng nản lòng khi liên tục suy/lấy bô mà bé không ị. Nhưng táo bón không phải là lỗi của trẻ và càng không phải là sự cố ý. Điều quan trọng là phải hết sức kiên nhẫn. Hãy nghĩ rằng thế nào bé cũng phải ị bởi chất thải sẽ tích đầy trong bụng và trẻ sẽ có cảm giác muốn đi cầu. Khi đó, thậm chí bạn còn phải hỗ trợ bé bằng cách ngâm hậu môn bé trong nước ấm để kích thích phản xạ đi cầu của bé. Hơn thế, bị tiêu chảy mới thực sự là vấn đề lớn còn táo bón cũng chỉ là hiện tượng nhất thời mà thôi.

Bác sĩ có thể làm gì

Bác sĩ sẽ kiểm tra để xem thể chất bé có vấn đề gì không. Bác sĩ sẽ quyết định có phải dùng thuốc nhuận tràng hay không.

Với thuốc nhuận tràng, một chu trình của nó thường kéo dài khoảng 3 tháng và sẽ giảm liều dần dần.

Theo Dân trí