Lưu trữ cho từ khóa: chức năng thận

Tín hiệu bệnh thận

Bốn tín hiệu của thận dưới đây nhiều người trong chúng ta thường không chú ý, dẫn đến việc không kịp thời cứu chữa hoặc chữa trị không đúng bệnh.

1. Chóng mặt

Khi thấy chóng mặt, chúng ta thường cho rằng do thiếu ngủ gây ra. Nhưng khi phát hiện ra dù có nghỉ ngơi thế nào, vẫn không đỡ chóng mặt, thậm chí vẫn đau đầu, lúc này kiểm tra mới thấy huyết áp tăng cao. Thật ra, đó là do thận có vấn đề. Lúc đó, phải chữa bệnh về thận mới có thể giải quyết triệt để căn bệnh này.

2. Buồn nôn

Khi cảm thấy buồn nôn, bị nôn mửa, chúng ta thường nghĩ tới nguyên nhân do thực phẩm hoặc tỳ vị có vấn đề. Thực ra, điều này rất có thể do chức năng thận có vấn đề, khiến các chất thải không được bài thải kịp thời. Các chất độc bị lưu lại này gây kích thích hoạt tính của các men tiêu hoá, khiến cơ thể có cảm giác nôn nao khó chịu, thậm chí gây nôn mửa. Nếu bị nôn nao khó chịu lâu ngày, chữa không thấy hiệu quả, nên kịp thời làm các kiểm tra chức năng thận.

3. Thiếu sức lực

Cuộc sống hiện đại với tiết tấu nhanh, khiến nhiều người tự nhiên cho rằng việc cơ thể mệt mỏi, thiếu sức lực là do công việc áp lực cao gây ra. Thực ra, đây có thể là biểu hiện thời kỳ đầu của rất nhiều bệnh liên quan đến thận, gây thiếu hụt protein, thiếu chất dinh dưỡng; hoặc suy giảm chức năng thận dẫn đến thiếu máu.

4. Loét khoang miệng, mẫn cảm với ánh sáng

Một loạt các hiện tượng bệnh lặp lại như loét khoang miệng, mẫn cảm với ánh sáng…đều là các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch do các tổn thương ở thận biến đổi nhanh chóng gây ra. Đây là hiện tượng lâm sàng thường gặp của các bệnh về thận, nên đi kiểm tra thận ngay khi thấy các hiện tượng trên lặp đi lặp lại.

Theo eva.vn

Phương thuốc bí truyền dành cho phái đẹp

Có rất nhiều phụ nữ sau khi sinh đẻ thường không thể hồi phục lại thân hình thon thả như xưa, phần nhiều do mất thăng bằng nột tiết, chất béo được tích lũy cao hơn mức bình thường khiến cơ thể không ngừng mập ra dễ dẫn tới máu bầm (uế huyết), mà máu bầm thì lại càng dễ mập. Đôi khi chức năng thận mất thăng bằng hoặc cơ năng can kém sẽ khiến chất béo dưới da tích tụ mà trở thành béo phì. Điều chỉnh nội tiết, loại trừ máu bầm, phụ trợ cơ năng can thận hoạt động bình thường, khống chế việc ăn uống thì có thể giảm béo phì. Sau đây xin giới thiệu một số phương thức để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết.

Bài 1: Đào hoa 300g. Hái đào hoa vào ngày 3/3 của 3 cây đào, để nơi mát cho khô, sau đó nghiền thành bột mịn, cho vào bình kín. Uống khoảng 3g bột thuốc trước bữa ăn mỗi ngày, uống 3 lần một ngày.

Theo Đông y, đào hoa có tính chạy tiết hạ giáng, lợi đại trường, dùng chữa người khí thực bệnh đình ẩm, đại tiểu bế tắc. Đào hoa còn có công hiệu tẩy trừ đờm ẩm thấp trọc và còn làm cho đờm thấp trọc tà từ đại tiện mà ra, vì thế có thể khu trừ đờm ẩm thấp tà trong thời gian ngắn. Người mập mạp đa số là người đờm thấp nội thịnh nên đào hoa có thể đạt được hiệu quả trong thời gian ngắn. Đào hoa còn làm cho da mặt hồng hào tươi sạch thu được hiệu quả nhất cử lưỡng tiện.

Nhưng khi sử dụng phương thuốc này nên lưu ý: Lượng uống mỗi lần không nên quá nhiều, thường từ 0,5-1g là vừa, nhiều dễ xuất hiện tiêu chảy. Nếu sau khi uống lâu ngày có hiện tượng đi tiêu lỏng, thì nên tạm ngừng sử dụng. Ngoài ra phương thuốc này không thể uống lâu ngày, hao âm huyết trong người, làm tổn nguyên khí, thì chẳng thể nào làm tươi đẹp da mặt được. Những người thể chất hư nhược cũng không nên uống thuốc này.

Bài 2: Dùng nước sôi pha trà, uống thường xuyên. Trà nên uống nóng, ngược lại uống lạnh thì đờm tụ không có lợi cho việc giảm phì. Trà có tác dụng giảm phì vì nó có tác dụng lợi tiểu, khử đờm nhiệt và có thể tẩy các chất bẩn nhày trong trường vị. Ngoài ra uống trà lâu dài khiến con người gầy, khử chất béo, trà có thể trừ phiền tiêu nhày. Khi đờm nhiệt được tẩy sạch, chất nhày được thanh giải nên có thể giảm phì, làm cho dáng người thon thả.

Bài 3: Hà diệp tươi (lá sen tươi) rửa sạch, cắt bỏ cuống và mép, sau đó đem phơi khô, rồi xé thành mảnh vuông. Cho vào giữa chảo, trên đậy lại bằng một cái chảo khác nhỏ hơn, nơi tiếp giáp giữa hai chảo bịt kín lại bằng đất vàng pha với nước muối và dán một tờ giấy trắng trên chảo nhỏ, dùng để phán đoán độ lửa. Sau khi tất cả chuẩn bị xong thì có thể đốt lửa nung chế. Thời gian nung chế dài ngắn lấy lúc tờ giấy trắng trở thành vàng khét làm chuẩn, đợi sau khi tờ giấy trắng trở thành vàng khét thì tắt lửa, để nguội hẳn mới lấy thuốc ra nghiền thành bột mịn là có thể sử dụng được. Dùng nước cơm pha với bột để uống 3 lần một ngày.

Hà diệp tức là lá của củ sen trong ao sen. Lá màu xanh có vị thanh lương, có công dụng thanh lợi thử thấp, thăng phát thanh dương, nên vào mùa hạ nhân dân hay có thói quen dùng hà diệp nấu cháo. Hà diệp còn có thể tán ứ cầm máu bởi vậy hà diệp có thể chữa nhiều bệnh về máu. Ngoài ra hà diệp còn có thể trừ tỳ vị, tiêu thủy thũng. Bởi do hà diệp chủ về lợi thấp tiêu sưng và trừ chất béo nên có thể giảm phì. Sau khi uống thuốc này có thể trừ được phần nước và chất béo dư thừa trong cơ thể, từ đó làm cho thân hình thon thả.

Bài 4: Đông qua (bí đao) dùng nấu canh hoặc làm dưa muối, ăn thường xuyên, những người muốn mập ra thì không nên dùng.

Đông qua có vị ngọt, tính hơi hàn, không độc, trừ thủy thũng lợi tiểu có tác dụng rõ rệt về kiện tỳ ích khí tiêu thủy. Trường kỳ ăn đông qua có thể tiêu trừ phần nước dịch thừa trong cơ thể, từ đó đạt được mục đích giảm phì. Món ăn này thích hợp với những người khí hư tỳ yếu, đồng thời có kèm hiện tượng béo bệu phù thũng. Cần phải ăn đông qua lâu dài mới có hiệu quả tốt.      

Theo Suckhoe&doisong

Tín hiệu thận kêu cứu

4 tín hiệu của thận dưới đây nhiều người trong chúng ta thường không chú ý, dẫn đến việc không kịp thời cứu chữa hoặc chữa trị không đúng bệnh.

1. Chóng mặt

Khi thấy chóng mặt, chúng ta thường cho rằng do thiếu ngủ gây ra. Nhưng khi phát hiện ra dù có nghỉ ngơi thế nào, vẫn không đỡ chóng mặt, thậm chí vẫn đau đầu, lúc này kiểm tra mới thấy huyết áp tăng cao. Thật ra, đó là do thận có vấn đề. Lúc đó, phải chữa bệnh về thận mới có thể giải quyết triệt để căn bệnh này.

2. Buồn nôn

Khi cảm thấy buồn nôn, bị nôn mửa, chúng ta thường nghĩ tới nguyên nhân do thực phẩm hoặc tì vị có vấn đề. Thực ra, điều này rất có thể do chức năng thận có vấn đề, khiến các chất thải không được bài thải kịp thời. Các chất độc bị lưu lại này gây kích thích hoạt tính của các men tiêu hoá, khiến cơ thể có cảm giác nôn nao khó chịu, thậm chí gây nôn mửa. Nếu bị nôn nao khó chịu lâu ngày, chữa không thấy hiệu quả, nên kịp thời làm các kiểm tra chức năng thận.

3. Thiếu sức lực

Cuộc sống hiện đại với tiết tấu nhanh, khiến nhiều người tự nhiên cho rằng việc cơ thể mệt mỏi, thiếu sức lực là do công việc áp lực cao gây ra. Thực ra, đây có thể là biểu hiện thời kỳ đầu của rất nhiều bệnh liên quan đến thận, gây thiếu hụt protein, thiếu chất dinh dưỡng; hoặc suy giảm chức năng thận dẫn đến thiếu máu.

4. Loét khoang miệng, mẫn cảm với ánh sáng

Một loạt các hiện tượng bệnh lặp lại như loét khoang miệng, mẫn cảm với ánh sáng…đều là các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch do các tổn thương ở thận biến đổi nhanh chóng gây ra. Đây là hiện tượng lâm sàng thường gặp của các bệnh về thận, nên đi kiểm tra thận ngay khi thấy các hiện tượng trên lặp đi lặp lại.

(Theo dantri.com)

Bệnh tiết niệu gây nguy hiểm cho bà bầu

Những phụ nữ từng nhiễm khuẩn tiết niệu không triệu chứng dễ bị viêm thận - bể thận cấp khi có thai. Bệnh có thể gây hôn mê, sinh non hoặc con nhẹ cân.

Các bệnh đường tiết niệu rất dễ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, vì vậy phụ nữ mang thai cần cảnh giác với loại bệnh lý này, cụ thể là:

Viêm cầu thận cấp

Bệnh làm tăng nguy cơ tử vong cho bà mẹ và thai nhi. Biểu hiện viêm cầu thận dễ bị nhầm với tiền sản giật như: Phù toàn thân, phù trắng ấn lõm, cân nặng tăng nhanh có thể 2 kg/tuần, tăng huyết áp, tiểu ít, nhức đầu có khi mờ mắt, xét nghiệm nước tiểu có albumin niệu.

Thai phụ cần được theo dõi và điều trị tại bệnh viện bằng kháng sinh kịp thời, kiểm soát huyết áp, phòng suy tim, truyền nước và chất điện giải. Nhiều trường hợp có tiến triển tốt, chức năng thận trở về bình thường. Tuy nhiên, cần đề phòng bệnh tái phát trong thai kỳ.

Viêm thận - bể thận cấp

Thường gặp ở phụ nữ từng nhiễm khuẩn tiết niệu nhưng không thể hiện triệu chứng. Biểu hiện bệnh là sốt cao, rét run, đau vùng thắt lưng, buồn nôn, nôn, nhức đầu, đái buốt, đái rắt, có khi choáng do urê huyết tăng, rối loạn chức năng thận dẫn đến suy thận cấp.  

Người bệnh phù toàn thân rất nhanh, có thể hôn mê. Nhiều trường hợp có dấu hiệu thiếu máu và rối loạn chức năng phổi (khó thở). Bệnh dễ gaya sinh non và con nhẹ cân.

Suy thận cấp

Tỷ lệ tử vong cao. Biểu hiện là phù, tiểu ít, xét nghiệm có urê máu, creatinin trong huyết thanh tăng cao. Suy thận cấp có thể dẫn đến sẩy thai, con nhẹ cân, non tháng và thai chết lưu.

Nguyên nhân suy thận cấp khi có thai là thận thiếu máu nuôi dưỡng (xảy ra trong trường hợp người mẹ bị băng huyết, mất nước, rau bong non, nhiễm khuẩn huyết). Người bệnh phù nhanh, tiểu ít, nếu không điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng mẹ và con.

Để phòng tránh những bệnh thận trên, tất cả phụ nữ mang thai, đặc biệt với những người có tiền sử viêm tiết niệu, sinh đẻ nhiều lần, cần:

- Định kỳ khám thai bao gồm thử nước tiểu, đo huyết áp, cân thai phụ, kể cả siêu âm thai và nghe tim thai.

- Khám bất kỳ lúc nào nếu thấy bất thường, đặc biệt thấy tiểu ít, hoặc đái buốt, đái rắt, người mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu...

- Ăn nhạt nếu thấy phù hoặc tăng huyết áp.

- Uống nước đầy đủ (1,5 l/ngày) và không nên nhịn tiểu.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Tín hiệu thận “kêu cứu”!

 

4 tín hiệu của thận dưới đây nhiều người trong chúng ta thường không chú ý, dẫn đến việc không kịp thời cứu chữa hoặc chữa trị không đúng bệnh.

1. Chóng mặt

Khi thấy chóng mặt, chúng ta thường cho rằng do thiếu ngủ gây ra. Nhưng khi phát hiện ra dù có nghỉ ngơi thế nào, vẫn không đỡ chóng mặt, thậm chí vẫn đau đầu, lúc này kiểm tra mới thấy huyết áp tăng cao. Thật ra, đó là do thận có vấn đề. Lúc đó, phải chữa bệnh về thận mới có thể giải quyết triệt để căn bệnh này.

2. Buồn nôn

Khi cảm thấy buồn nôn, bị nôn mửa, chúng ta thường nghĩ tới nguyên nhân do thực phẩm hoặc tì vị có vấn đề. Thực ra, điều này rất có thể do chức năng thận có vấn đề, khiến các chất thải không được bài thải kịp thời. Các chất độc bị lưu lại này gây kích thích hoạt tính của các men tiêu hoá, khiến cơ thể có cảm giác nôn nao khó chịu, thậm chí gây nôn mửa. Nếu bị nôn nao khó chịu lâu ngày, chữa không thấy hiệu quả, nên kịp thời làm các kiểm tra chức năng thận.

3. Thiếu sức lực

Cuộc sống hiện đại với tiết tấu nhanh, khiến nhiều người tự nhiên cho rằng việc cơ thể mệt mỏi, thiếu sức lực là do công việc áp lực cao gây ra. Thực ra, đây có thể là biểu hiện thời kỳ đầu của rất nhiều bệnh liên quan đến thận, gây thiếu hụt protein, thiếu chất dinh dưỡng; hoặc suy giảm chức năng thận dẫn đến thiếu máu.

4. Loét khoang miệng, mẫn cảm với ánh sáng

Một loạt các hiện tượng bệnh lặp lại như loét khoang miệng, mẫn cảm với ánh sáng…đều là các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch do các tổn thương ở thận biến đổi nhanh chóng gây ra. Đây là hiện tượng lâm sàng thường gặp của các bệnh về thận, nên đi kiểm tra thận ngay khi thấy các hiện tượng trên lặp đi lặp lại.

Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận

Theo số liệu thống kê của Hội Thận học quốc tế, trên toàn thế giới, hiện có khoảng hơn 500 triệu người đang có vấn đề bệnh lý mạn tính ở thận.  Tiến triển của bệnh thận mạn tính sẽ dẫn đến suy thận, làm mất chức năng thận và phải dùng các biện pháp điều trị thay thế thận (lọc máu Thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hay Lọc màng bụng và ghép thận). Hiện có khoảng 1,5 triệu người bệnh trên toàn cầu đang sống nhờ các phương pháp điều trị thay thế.

Tại Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ về số liệu mắc mới bệnh thận, nhưng hiện tại, cả nước có khoảng hơn năm triệu người bệnh suy thận và hằng năm có thêm khoảng  800 ngh×n  ng­êi bệnh suy thận mới. Hiện có khoảng 10 nghìn ng­êi bệnh đang được điều trị thay thế thận.

Vừa qua, tại Khoa Thận - Tiết Niệu, Bệnh viện Bạch Mai đã thành công phương pháp Lọc màng bụng. Đây là phương pháp lọc máu tại nhà, gióp cho những ng­êi bệnh bị suy thận giai đoạn cuối không phải chạy thận nhân tạo tại bệnh viện. Với phương pháp Lọc màng bụng Khoa Thận -Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai đã điều trị cho gần 300 người bệnh từ các nơi chuyển về. Sau khi thực hiện các kỹ thuật ban đầu tại bệnh viện, đặt ống Catheter trong ổ bụng người bệnh, người bệnh có thể tự lọc máu tại nhà riêng, thay vì một tuần phải đến bệnh viện ba lần để chạy thận nhân tạo, hàng tháng chỉ đến bệnh viện kiểm tra định kỳ một lần. Mỗi ngày, người bệnh thực hiện khoảng bốn lần lọc màng bụng, đưa khoảng hai lít dịch vào ổ bụng mỗi lần. Mỗi lần thực hiện chỉ mất khoảng 30 phút. Sau khi đưa dịch lọc sạch vào ổ bụng, các chất độc trong máu sẽ thẩm thấu qua các mạch máu màng bụng vào dịch lọc. Dịch lọc chứa các độc tố sẽ được thải qua ống nhỏ đã được đặt cố định ra ngoài. Với phương pháp Lọc màng bụng, quá trình lọc máu diễn ra liên tục, vì thế người bệnh luôn ổn định, tránh hội chứng mất cân bằng.  Nó giúp duy trì chức năng thận tồn dư lâu hơn, giảm nguy cơ mất máu và lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm hơn so với chạy thận nhân tạo.

Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý, đó là người bệnh Lọc màng bụng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh, yêu cầu là phải vô trùng tuyệt đối. Trước khi thực hiện thao tác truyền dịch, cần vệ sinh tay, thân thể sạch sẽ, đeo khẩu trang theo đúng quy định… Nếu không vô trùng tốt, người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng, nếu bị viêm phúc mạc có thể tử vong, hoặc người bệnh bị tắc Catheter lúc đó sẽ phải chuyển sang thận nhân tạo. Trong quá trình lọc máu tại nhà, nếu bệnh nhân thấy có các biểu hiện bất thường như dịch lọc chảy ra đục, dịch hơi hồng, sốt, đau bụng, đi ngoài... hoặc dịch vào và ra chậm, không như bình thường... thì phải báo ngay cho nhân viên y tế theo dõi rồi làm theo hướng dẫn và nhanh chóng đưa người bệnh  tới bệnh viện.

Theo TS Đinh Thị Kim Dung, Trưởng Khoa Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi suy thận tiến triển đến giai đoạn cuối thì người bệnh cần được điều trị thay thế bằng ghép thận hoặc lọc máu. Lọc máu là phương pháp được lựa chọn nhiều vì ghép thận không phải lúc nào cũng thuận lợi như tìm được người cho thận. Người bệnh suy thận độ 3b trở lên có thể điều trị bằng phương pháp này. Khi đó người bệnh sẽ được phẫu thuật để đặt Catheter vào ổ bụng. Bác sỹ và y tá của khoa, sẽ chăm sóc và hướng dẫn cách tự lọc màng bụng. Khi đã thuần thục các kỹ năng cần thiết, người bệnh có thể về nhà tự điều trị. Với phương pháp lọc màng bụng, không phải thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt như khi lọc máu hoặc bằng các phương pháp khác, ít xảy ra biến động huyết áp và không cần sử dụng kim tiêm. Cách điều trị tại nhà sẽ giúp người bệnh kiểm soát các chỉ số sinh hóa, nước điện giải, huyết áp. Phương pháp này còn áp dụng được với người mắc bệnh lý tim mạch, bảo tồn chức năng thận còn sót lại., trừ người bệnh quá cao tuổi hoặc từng phẫu thuật ổ bụng, suy dinh dưỡng…

Ông Đỗ Hùng Mạnh, 55 tuổi (Hưng Yên) kể: Tôi đã chạy thận  gần một  năm, nhớ lại những ngày phải chạy thận nhân tạo vất vả vô cùng. Vợ thì lên theo chăm chồng, các cháu còn đang đi học, công việc thì bỏ, nhà cửa không ai trông, lợn gà chẳng ai cho ăn. Đã không làm ra tiền lại chi tiêu rất nhiều tiền từ tiền chữa bệnh, tiền ăn ở, tiền thuê nhà trọ... Khi có phương pháp Lọc màng bụng, được các bác sĩ tư vấn rất kỹ, tôi chuyển sang điều trị bằng phương pháp này đến nay đã được năm tháng. tôi thấy khoẻ hẳn lên, ăn ngon hơn và lên được ba kg. Cuộc sống không phải phụ thuộc vào việc chạy thận, tôi được ở nhà giúp đựơc nhiều việc cho gia đình, hiện giờ vợ con không còn phải khổ vì cảnh đi thuê nhà trọ trên Hà Nội và chi phí được giảm đi rất nhiều...Cũng giống như hoàn cảnh của ông Mạnh, anh Nguyễn Thanh Tú, 35 tuổi, làm việc tai Công ty dược phẩm, Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội)  cho biết, anh bị suy thận mãn tính, đã từng chạy thận ba tháng. Mỗi lần chạy thận rất mệt mỏi, cơ thể anh yếu hẳn đi, sút cân. Từ khi có phương pháp Lọc màng bụng, anh đã lên được ba cân  và có thể đi làm bình thường, …

Khi được hỏi về vấn đề chi phí, TS Đinh Thị Kim Dung, cho biết: "Chi phí cho dịch lọc, thuốc và các vật tư tiêu hao hơn tám triệu đồng/tháng/người bệnh. Riêng ống Catheter thì có nhiều loại và nhiều giá cả, loại hiện tại ở khoa đang dùng cho người bệnh khoảng hơn một triệu đồng… So với thu nhập hiện nay của người dân nghèo thì đây là một khoản chi phí không nhỏ. Tuy nhiên, đối với những người bệnh có thẻ BHYT thì hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên đối với những thể loại thẻ BH khác nhau thì chế độ chi trả cũng khác nhau.

Với phương pháp lọc màng bụng đã giúp cho nhiều người bệnh nghèo ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa bớt phần nào gánh nặng chi phí nằm viện, sinh hoạt, chăm nom…và đã làm giảm đáng kể tình trạng quá tải ở bệnh viện.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Theo Công văn số 1086/BHXH - GĐC ký ngày 23-12-2004 về việc thanh toán tạm thời chi phí Lọc màng bụng cho người bệnh BHYT: Mức thanh toán tạm thời cho mỗi người bệnh: tiền dịch lọc theo chi phí thực tế nhưng tối đa không quá sáu triệu đồng/tháng, thuốc tăng sinh hồng cầu (nếu có chỉ định) như cung cấp cho người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ. Hiện nay BHYT đang thanh toán 100% tiền dịch lọc và tăng thuốc hồng cầu, nếu có sự chỉ định của bác sĩ tại khoa, nhưng catheter và chi phí phẫu thuật chưa được thanh toán bảo hiểm.

Còn đối với người bệnh có Thẻ Bảo hiểm người nghèo 139 thì việc chi trả tiền dịch lọc tuỳ thuộc vào cơ quan Bảo hiểm mỗi tỉnh. Khi có sự đồng ý của cơ quan Bảo hiểm tỉnh bằng Công văn gửi cho Bệnh viện Bạch Mai thì người bệnh mới được hưởng chế độ của Bảo hiểm chi trả cho điều trị ngoại trú bằng phương pháp này. Đối với trường hợp dùng thẻ BHYT tự nguyện, người bệnh mang tất cả hoá đơn về BHXH tỉnh thanh toán.

QUỲNH TRANG - Theo Nhan Dan

Nhiễm độc thận do thuốc chống viêm, giảm đau

Thuốc chống viêm, giảm đau và tác dụng phụ

Các loại thuốc có thể gây độc trực tiếp trên thận bằng cách gây viêm hoặc phá huỷ các cấu trúc giải phẫu của thận hoặc gây độc gián tiếp bằng cách làm thay đổi lưu lượng máu đến thận hoặc tạo ra các chất độc nội sinh đối với thận.

Nhiễm độc thận do thuốc xảy ra rất phổ biến trên lâm sàng, đây là nguyên nhân của gần 20% các trường hợp suy thận cấp phải nhập viện theo một nghiên cứu gần đây. Rất nhiều loại thuốc khác nhau được biết có thể gây độc cho thận, thường gặp nhất là các loại kháng sinh, thuốc đông dược, thuốc cản quang, thuốc ức chế men chuyển và đặc biệt là các nhóm thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau.

Các thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau là một trong những nhóm thuốc được tiêu thụ với số lượng lớn nhất trên thế giới, bao gồm cả những loại kê đơn và những loại bán không cần đơn và thuộc 3 nhóm chính: aspirin và các thuốc chống viêm giảm đau không steroid (như indomethacin, meloxicam, diclofenac…); nhóm ức chế chọn lọc men cyclooxygenase-2 (COX-2) như celecoxib, rofecoxib, nimesulid…; paracetamol và các thuốc giảm đau không gây nghiện khác. Nhiễm độc thận do các thuốc này có thể xảy ra cấp tính ngay sau khi dùng thuốc hoặc mạn tính sau một quá trình dùng thuốc kéo dài hoặc lạm dụng thuốc. Đa số các thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau, đặc biệt là các thuốc chống viêm giảm đau không steroid, đều có liên quan với một dải rộng các tác dụng phụ trên thận như gây suy thận cấp, hội chứng thận hư, tăng huyết áp, tăng kali máu, viêm thận kẽ hoặc bệnh thận mạn tính.

Thuốc chống viêm, giảm đau có thể gây suy thận mạn tính.

Suy thận cấp

Có liên quan rõ rệt nhất với các thuốc chống viêm giảm đau không steroid như ibuprofen, aspirin… và thường có khả năng hồi phục sau khi ngưng dùng thuốc. Mặc dù loại tai biến này có thể xảy ra ở những người khỏe mạnh nhưng nó thường gặp hơn ở những đối tượng có nguy cơ cao như người già, người bị thiếu dịch, bị mắc các bệnh tim, bệnh thận, hoặc khi điều trị phối hợp với thuốc lợi tiểu và các thuốc có nguy cơ gây độc cho thận như cyclosporine, gentamycin... Về cơ chế, các thuốc chống viêm giảm đau không steroid và thuốc ức chế chọn lọc men COX-2 đều ức chế quá trình sản xuất prostaglandin ở thận, dẫn đến co mạch máu ở thận và giảm lượng máu đến thận, hậu quả gây suy giảm chức năng thận (suy trước thận). Suy thận cấp do paracetamol hiếm gặp hơn so với các thuốc chống viêm giảm đau khác do nó ít có tác dụng ức chế sản xuất prostaglandin, hầu hết xảy ra trong các trường hợp ngộ độc paracetamol dẫn đến hoại tử ống thận cấp và thường có khả năng hồi phục hoàn toàn. Theo một nghiên cứu gần đây, suy thận cấp gặp ở khoảng 2% các trường hợp ngộ độc paracetamol và 10% các trường hợp ngộ độc nặng do thuốc  này.

Bệnh thận mạn tính do thuốc chống viêm giảm đau

Được mô tả điển hình là tình trạng viêm thận kẽ tiến triển chậm, gây biến đổi hình dạng và teo nhỏ thận, đi liền với hoại tử và vôi hóa nhú thận. Nguyên nhân gây bệnh thường là do sử dụng hằng ngày trong nhiều năm các loại thuốc hạ sốt giảm đau như phenacetin, paracetamol, aspirin và ibuprofen, đặc biệt trong sự phối hợp với caffein, codein hoặc dùng phối hợp các thuốc giảm đau với nhau. Bệnh thường xảy ra ở những người mắc các chứng đau mạn tính như đau đầu, đau khớp, đau lưng. Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 5 lần nam giới và gặp chủ yếu ở những người trên 50 tuổi do bệnh thường xảy ra sau một thời gian dài lạm dụng thuốc. Triệu chứng sớm của bệnh thận do thuốc giảm đau là đi tiểu nhiều, có bạch cầu trong nước tiểu không do nhiễm khuẩn và đái máu vi thể. Bệnh thường có những đợt cấp nặng xen kẽ với những giai đoạn tiến triển âm thầm, gây giảm dần chức năng thận và biểu hiện giai đoạn cuối là tình trạng suy thận nặng. Khi bệnh được phát hiện, cần ngừng ngay việc tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh khi có thể. Nếu bệnh nhân vẫn có chỉ định sử dụng lâu dài các thuốc giảm đau, cần lựa chọn các loại thuốc ít có độc tính trên thận như tramadol. Trong một số trường hợp, tổn thương thận vẫn tiếp tục tiến triển ngay cả khi tác nhân gây bệnh đã được loại bỏ, khi đó cần cân nhắc các biện pháp điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận.

BS. Nguyễn Hữu Trường (Bệnh viện Bạch Mai)

Những nguy cơ khi dùng amphotericin B chống nấm

Amphotericin B là một kháng sinh chống nấm, có các dạng tiêm, dạng uống và chế phẩm dùng ngoài. Tác dụng chống nấm nhờ thuốc gắn vào sterol (chủ yếu là ergosterol) ở màng tế bào nấm làm biến đổi tính thấm của màng. Thuốc cũng gắn với sterol bào chất của người (chủ yếu cholesterol) nên giải thích được một phần độc tính của thuốc đối với người. Để khắc phục độc tính này, thuốc đã được bào chế dưới dạng liposom hoặc phức hợp với lipid.

Thuốc hấp thu rất kém qua đường tiêu hóa, do vậy thuốc chủ yếu được tiêm truyền tĩnh mạch để điều trị các trường hợp nhiễm nấm nặng toàn thân và chỉ dùng đường uống để điều trị tại chỗ (nhiễm nấm đường tiêu hóa và niêm mạc miệng)...

Dạng liposom hoặc phức hợp với lipid: Chỉ được chỉ định cho những trường hợp đã được điều trị bằng amphotericin B thông thường mà bị thất bại hoặc những trường hợp mà amphotericin B thông thường có thể gây độc cho thận hoặc suy thận.

Đối với dạng tiêm, vì phải điều trị lâu dài,  nhiều phản ứng có khả năng nguy hiểm nên người bệnh cần nằm bệnh viện hoặc phải được theo dõi chặt chẽ. Nếu ure huyết hoặc creatinin  huyết cao gấp đôi bình thường, cần ngừng thuốc hoặc giảm liều cho tới khi chức năng thận tốt lên. Hàng tuần phải đếm số lượng hồng cầu và định lượng kali huyết, magie huyết. Phải ngừng thuốc khi chức năng gan bất thường.

Trong quá trình dùng thuốc có thể xảy ra những nguy cơ do thuốc gây ra. Thường gặp: rét run và sốt, đau đầu, đau cơ hoăc khớp; rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, nôn, chán ăn. Bôi tại chỗ: da bị kích ứng, ngứa, phát ban.

Để giảm phản ứng sốt, rét run có thể cho thuốc giảm sốt (paracetamol, ibuprofen và kháng histamin) trước khi truyền tĩnh mạch.

DS. Hoàng Thu Thủy

Dùng thuốc có độc tính lâu dài dễ gây suy thận

Theo thông tin được đưa ra tại Hội nghị Điều trị suy thận mãn do Hội Thận học Hà Nội vừa tổ chức, cả nước hiện có khoảng gần 6 triệu người bị suy thận mạn tính. Trong đó chỉ có 10% bệnh nhân suy thận mãn giai đoạn cuối được lọc máu, 90% còn lại tử vong.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Điều trị lọc máu cho bệnh nhân suy thận

Các chuyên gia cho biết, đa phần bệnh nhân suy thận được phát hiện muộn do triệu chứng của suy thận có thể chỉ xuất hiện khi chức năng thận còn lại 1/10 so với mức bình thường. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là: người sưng phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đi tiểu nhiều lần. Những bệnh nhân bị đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận, lupus ban đỏ, thận bẩm sinh, suy tim… có nguy cơ bị suy thận cao hơn người bình thường. Đặc biệt, những người có tiền sử dùng thuốc lâu dài, gây độc tính cao với thận cũng dẫn đến suy thận.      

Nguyễn Phan

(ANTĐ)

Nước tinh khiết, nước khoáng: Tưởng lợi hóa hại

Nhiều gia đình đã sử dụng nước tinh khiết, nước khoáng với ý nghĩ những loại nước này sạch, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe. Thế nhưng, các chuyên gia về dinh dưỡng, hóa học lại cho rằng dùng nước tinh khiết, nước khoáng nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

Mất hết chất

Trên thị trường có rất nhiều loại nước đóng chai, đóng bình hay nước tinh khiết với đủ nhãn hiệu. Các loại nước này đang được các gia đình, công sở sử dụng hàng ngày thay vì dùng nước đun sôi để nguội như trước đây. Nước khoáng là nước uống có chứa các chất khoáng như natri, kali, canxi, magiê... Mỗi mỏ nước khoáng khác nhau sẽ có hàm lượng chất khoáng khác nhau. Có những loại nước khoáng lại được bơm lên chế biến thêm chất vào.

Nhu cầu sử dụng nước tinh khiết, nước khoáng ngày càng tăng, nên các cơ sở sản xuất mọc lên như nấm. Cơ quan chức năng đã kiểm tra và phát hiện nhiều cơ sở sản xuất nước tinh khiết nhưng không đảm bảo vệ sinh cũng như chất lượng. Nhiều cơ sở sản xuất “chui”, không đăng ký, nước được lấy từ giếng khoan cho thẳng vào bình đóng chai.

Theo các nhà khoa học, con người sống cần chất khoáng và các nguyên tố vi lượng. Thậm chí một số chất độc cũng cần cho cơ thể ở một hàm lượng nhất định để các enzim hoạt động, ví dụ như asen, coban... Nguồn khoáng chất và vi lượng chuyển vào cơ thể qua đường ăn và uống. Hàng ngày, ngoài thức ăn, 50% chất khoáng và vi lượng vào cơ thể do nước cung cấp. Nước tinh khiết chỉ cung cấp nước mà không chứa các chất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, sẽ không tốt cho sức khỏe. Việc sử dụng hoàn toàn nước tinh khiết trong vòng ba năm, cơ thể sẽ dễ bị thiếu vi chất và muối khoáng.

[img]http://www.phunuonline.com.vn/suckhoe-dinhduong/2010/Picture/Hung/02T12/nuoc-tinh-khiet.jpg[/img]
Ảnh: Internet

TS Hoàng Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và giáo dục dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cũng cảnh báo, không nên dùng nước tinh khiết quá lâu. Hiện nay, Viện Dinh dưỡng Quốc gia chưa có thống kê về số người sử dụng quá nhiều nước tinh khiết dẫn đến thiếu chất, nhưng trên thực tế đã có bệnh nhân đến đây khám và phát hiện thiếu chất do dùng nước tinh khiết trong thời gian dài.

Theo các nhà khoa học, hiện có nhiều loại nước khoáng nhưng không phải tất cả đều đạt tiêu chuẩn. Chỉ có một số loại đã được kiểm chứng đảm bảo tương đối thành phần khoáng, vi chất gần giống tự nhiên.

[b]Nước đun sôi để nguội tốt nhất[/b]

Bên cạnh nước tinh khiết, nhiều loại máy lọc nước tinh khiết đang được quảng cáo rầm rộ. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã khuyến cáo không dùng nước đóng chai, nước tinh khiết, máy lọc nước tinh khiết. Trong khi đó, tại VN lại đang có xu hướng sử dụng nước tinh khiết ngày càng nhiều.

“Nước sạch là nước lấy từ nguồn nước đảm bảo, không chứa chất độc, vi trùng ở mức cho phép. Nước đun sôi để nguội chứa trong vật dụng đảm bảo có thể uống dài ngày. Những nơi nguồn nước bị ô nhiễm, nếu phải sử dụng nước tinh khiết thay thế chỉ nên dùng một phần để đảm bảo sức khỏe, không nên dùng hoàn toàn”, TS Trần Hồng Côn, Trường ĐH KHTN Hà Nội khuyến cáo.

Đối với các loại nước khoáng dùng để chữa bệnh, do có chứa một số khoáng chất ở nồng độ cao hơn; nên phải dùng đúng trường hợp, không được sử dụng bừa bãi. Các loại nước khoáng thiên nhiên thường có nồng độ khoáng không quá cao nên những người trưởng thành có chức năng thận tốt có thể sử dụng được. Nước khoáng được khuyến khích sử dụng cho người tập thể thao hoặc làm việc ngoài trời bị mất nhiều mồ hôi, người bị tiêu chảy cấp để bù các ion khoáng cho cơ thể bị mất qua mồ hôi và phân trong thời hạn ngắn vài giờ sau mất nước, sau đó vẫn nên dùng nước sạch để bù nước cho cơ thể.

Các chuyên gia cũng cho rằng, nếu phải dùng nước đóng chai, nước khoáng, nên dùng nước đã được cơ quan chức năng kiểm nghiệm, có hàm lượng các chất đúng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Đặc biệt, trẻ em không nên cho sử dụng nước tinh khiết, nước khoáng quá lâu vì đối tượng này đang trong giai đoạn phát triển cần cung cấp đủ chất.

Trúc Khuê

(PNO)