Lưu trữ cho từ khóa: Chữa Bệnh Nhân Gian

Bài thuốc dân gian từ củ cải

Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, khí đi lên; củ cải đã nấu chín vị ngọt, tính bình, khí đi xuống… Nên củ cải có nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa…

bai-thuoc-dan-gian-tu-cu-cai

Kết quả phân tích theo dược học hiện đại, cứ trong 100g củ cải thì có 93,5g nước, 0,6g protein, 0,1g chất béo, các loại đường là 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ. Trong dân gian dùng củ cải trắng làm thuốc chữa một số bệnh sau:

1. Củ cải có thể chữa ho cho trẻ nhỏ: Lấy củ cải thái thành miếng mỏng, thả vào ngâm trong nước đường đặc vài ngày. Mỗi lần lấy ra một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng cho trẻ uống.

2. Củ cải giúp hết nhiệt miệng: Súc miệng bằng nước cốt củ cải, ngày súc miệng nhiều lần sẽ nhanh khỏi.

3. Củ cải chữa viêm họng, khí quản cấp tính: Củ cải 500-1.000g, quả trám 250g, sắc uống.

4. Chữa lao phổi, ho ra máu, đau tức ngực: Củ cải 300g nấu với 400ml nước lấy 100ml, bỏ bã. Thêm 9-10g phèn chua, 150g mật ong, quấy đều, đun lên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50ml lúc bụng đói.

5. Đau đầu do cao huyết áp: Ép nước củ cải tươi uống lạnh.

6. Củ cải giúp hết cước, đau chân: Củ cải 1 kg nấu lấy nước ngâm chân, đồng thời tẩm ướt khăn bằng nước củ cải nóng, xoa đắp chỗ đau.

7. Giảm bệnh đái tháo đường: Củ cải tươi 200g (gọt vỏ, thái sợi), gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g, nấu thành cháo, ăn nóng, ngày hai lần. Mỗi liệu trình 3-5 ngày liền.

8. Chữa rối loạn tiêu hóa (đau bụng, nôn, tiêu chảy, mệt lả): Củ cải 150g, cà rốt 150g, xương sườn lợn 200 g (chặt khúc ngắn), gia vị. Ninh nhừ xương trước với muối, cho hai thứ vào sau, ninh tiếp. Ăn kèm rau cải cúc đã hấp chín (trước khi ăn cơm).

9. Tiêu cơm, tan đờm: Củ cải trắng 250g, thịt lợn nạc 100g, bột gạo hoặc mì 250g, gừng, hành, muối, dầu vừa đủ. Củ cải thái chỉ, xào tái cùng thịt lợn (thái sợi), trộn làm nhân bánh. Làm chín bánh bằng cách hấp hoặc rán.

10. Ho nhiều, suy nhược: Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g. Lê gọt vỏ, bỏ hạt, củ cải và gừng tươi rửa sạch, thái nhỏ, mỗi thứ vắt nước, để riêng. Cô nước củ cải, lê đến khi đặc dính rồi thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều, đun sôi lại. Khi nguội, cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần dùng 1 thìa canh pha vào nước nóng để uống. Ngày 2 lần.

Theo Suckhoegiadinh.com.vn

Mẹo dân gian chữa bệnh thường gặp

Dưới đây là những mẹo vặt chữa bệnh hay trong cuộc sống mà ít nhiều trong chúng ta đã từng sử dụng.

1. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè

Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.

2. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân

Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.

meo-dan-gian-chua-benh-thuong-gap

Ảnh minh họa

3. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút)

Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, vọp bẻ hết liền. Nhớ vọp bẻ chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.

4. Đầu gối đau nhức

Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.

5. Nhức đầu

Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay.

6. Mất ngủ

Trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon.

7. Sình bụng (do ăn không tiêu)

Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!

meo-dan-gian-chua-benh-thuong-gap

Ảnh minh họa

8. Đau bụng

Có 3 cách giúp hết đau bụng nhanh là:

– Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.

– Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.

– Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.

9. Đau gót chân

Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.

10. Đau bụng kinh

Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.

 

11. Ho khan lâu ngày

Lấy ngải cứu hơ hai bên sườn mũi, hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai), cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại) và trực tiếp cổ họng.

12. Các khớp ngón tay khó co duỗi

Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.

13. Mắt quầng thâm

Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần.

14. Mắt đỏ

Gạch đầu gan bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh. Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên.

15. Khan tiếng

– Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết.

– Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào vùng trước dái tai nhiều lần trong ngày.

16. Lẹo mắt (lên chắp)

Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa càng khỏi nhanh.

Theo Suckhoegiadinh.com.vn

Bài thuốc dân gian trị đau nhức xương khớp

Không gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể, nhưng nhiều người khổ sở với những cơn đau nhức cơ xương dai dẳng này, bởi nó ảnh hưởng đến thần kinh, cân cơ, bệnh nhân mất ngủ…

Đi tìm căn nguyên làm đau nhức xương khớp

Theo Y học cổ truyền thì đau nhức khớp thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí như phong hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào cân cơ, khớp xương, kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết bị tắc lại gây sưng đau các khớp. Do người già can thận bị hư hoặc bệnh tật lâu ngày làm khí huyết giảm sút, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân làm xương khớp bị thoái hóa, biến dạng, teo cơ và dính khớp.

Còn theo Đông y đau nhức xương khớp là do lưu thông khí huyết ở gân cơ xương, đưa tà khí (phong hàn, thấp nhiệt) ra ngoài, bồi bổ khí huyết can thận để chống tái phát và ngăn chặn hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ và dính khớp nhằm hồi phục chức năng bình thường của các khớp xương.

Lương y Phạm Như Tá (Hội Đông y Q.Bình Thạnh, Tp.HCM) cho biết: Một khi khí huyết kém (cơ thể suy nhược), sẽ dẫn đến tình trạng đau lưng, nhức mỏi cơ gân, xương khớp, người hay mệt mỏi, uể oải, lười vận động… Thời tiết chuyển mùa cũng khiến bệnh xương khớp được dịp phát sinh. Cùng với các bệnh đường hô hấp, bệnh về xương khớp cũng gia tăng, đặc biệt đối với người cao tuổi.

bai-thuoc-dan-gian-tri-dau-nhuc-xuong-khop

Một số biểu hiện đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp thường hay gặp nhất ở một số bộ phậm sau:

 

– Đau vai gáy: đau lan xuống một bên cánh tay, sờ vào da thấy lạnh, cơ ở vùng cổ bị co cứng, quay đầu rất khó khăn, toàn thân mệt mỏi, kém vận động. Chứng trạng này là do bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến chức năng của kinh lạc, khí huyết trở trệ…

– Đau ở gót chân: đau nhức buốt trong gót chân, càng giá lạnh càng đau tăng, nhìn bên ngoài không thấy sưng, bàn chân và cẳng chân lạnh. Bàn chân có cảm giác tê bì, đi lại khó khăn. Toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ kém, ngại vận động.

– Đau nhức khớp có thoái hóa khớp: đau lưng, ù tai, ngủ ít, nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần, mạch trầm tế. Do can thận hư kết hợp với phong hàn, thấp gây ra. Người bệnh có biểu hiện giống phong hàn thấp tý thiên về hàn tý kèm thêm triệu chứng về can thận hư.

Bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu trị đau nhức xương khớp

Để chữa trị các chứng trên, dân gian cổ phương có một số bài thuốc sau từ cây nhà lá vườn để chữa các chứng trên:

1. Ngải cứu trắng nướng nóng: Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Còn với những người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hàng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

2. Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng: Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hàng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng người nhiều bệnh cho toàn thân.

3. Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g, hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài.

Theo Bình Nguyên/Suckhoegiadinh.com.vn

Bài thuốc dân gian điều trị bệnh sỏi thận

Sỏi thận sẽ không còn là vấn đề nếu bạn sử dụng bài thuốc dân gian dưới đây để điều trị chúng.

Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau.

Bình thường quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều người không biết mình bị sỏi thận. Để ngăn ngừa, theo các chuyên gia tốt nhất nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Chữa bệnh sỏi thận bằng chuối hột

bai-thuoc-dan-gian-chua-benh-soi-than

Chuối hột là bài thuốc lâu đời để chữa bệnh sỏi thận.

Dùng hột của trái chuối hột đã chín, đem phơi khô sau đó rang cho cháy tán thành bột. Mỗi ngày dùng 1 muỗng cà phê bột hột chuối hột hào với nước, uống ngày 2-3 lần, liên tục trong vòng 10-20 ngày sẽ làm tiêu những viên sỏi. Hoặc bạn cũng thể dùng hột của quả chuối chín, rang vàng ( khoảng 1 nắm hột) cùng với 3 chén nước sắc lấy 2 chén nước, uống hằng ngày sẽ hết.

Ngoài ra với trái chuối hột thì trong dân gian còn lưu truyền bài thuốc chữa sỏi thận bằng trái chuối non như sau: dùng trái chuối hột hột non sau đó đâm ra vắt lấy nước chừng khoảng 1 chén con, cho thêm 1 ít muối uống liên tục thì những viên sạn sẽ tiêu và theo đường tiểu tiện đi ra ngoài hết.

Trị sỏi thận với đu đủ xanh

bai-thuoc-dan-gian-chua-benh-soi-than

Bạn có thể chữa sỏi thận bằng đu đủ xanh.

Đu đủ xanh thường được dùng để nấu các món ăn rất bổ dưỡng và nhất là đối với những bà mẹ có ít sữa thì món đu đủ hầm chân giò sẽ giúp tăng lượng sữa cho bé. Tuy nhiên có ít người biết tới các tác dụng chữa bệnh khác của loại quả này đặc biệt là sỏi thận.

Cách 1: Đu đủ gần chín để cả quả luộc thật chín, bỏ hạt ăn phần thịt cho thêm ít muối lấy thìa xúc ăn ngày 2 lần.

Cách 2: Dùng hoa đu đủ đực tươi 300g (khô 150g sao vàng hạ thổ) sắc uống, cách sắc 4 chén nước còn 1 chén uống trong ngày, 5 – 7 ngày uống một lần.

Cách 3: Trái đu dủ còn xanh, vừa đủ ăn cho 1 người, cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ, nếu là trái lớn có thể ăn ngày hôm sau (Nên tìm trái nhỏ ăn 1 ngày thì tốt hơn); ăn trong 1 tuần.

Theo Vân Anh/Phunutoday.vn

Bài thuốc dân gian trị nhiệt miệng

Cơ thể chúng ta chịu nhiều tác động về nhiệt (thực phẩm, thời tiết, môi trường…), do đó, một trong những căn bệnh liên quan đến nhiệt dễ gặp nhất là nhiệt miệng.

Nhiệt miệng tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nhiệt miệng lại gây khó khăn trong ăn uống cũng như cuộc sống hàng ngày.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số “bài thuốc” mà dân gian sau để chống lại triệu chứng khó chịu này:

Trị nhiệt miệng bằng lá húng chó

Lá húng chó có tính ấm, chứa tinh dầu, khả năng làm mát máu, giảm đau kháng viêm, vì vậy rất thích hợp để điều trị nhiệt miệng. Theo cách làm của dân gian, nhiệt miệng được trị bằng cách rất đơn giản: hái vài lá húng chó, rửa sạch sau đó nhai kĩ và nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày ăn khoảng 6 lần, chia đều các cữ.

bai-thuoc-dan-gian-tri-nhiet-mieng

Trị nhiệt miệng bằng vỏ dưa hấu

Vỏ dưa hấu là một loại “dược liệu” quý giá mà không phải ai cũng biết. Ngoài việc tận dụng làm các món xào, vỏ dưa hấu còn là vị thuốc Đông y.

Theo các sách, vỏ dưa hấu có tính hàn, trị nhiệt, giải độc nên dân gian đã biết tận dụng được khả năng này.

Để trị nhiệt miệng, vỏ dưa hấu thường được đem sao kiệt nước đến khi có thể tán được thành bột, trộn cùng mật ong và bôi vào chỗ lở loét.

Trị nhiệt miệng bằng cà chua

Không chỉ là thực phẩm tuyệt vời cho sức khoẻ, cà chua cũng là một vị thuốc trong y học phương Đông. Với tính bình, vị chua, hơi ngọt, cà chua có tác dụng thanh nhiệt cũng như giải độc hiệu quả.

Để chữa nhiệt miệng, hãy ép cà chua lấy nước, sau đó ngậm nước ép ngày khoảng 4 lần trong ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Trị nhiệt miệng bằng rau ngót

Rau ngót là một loại rau lành tính và thanh nhiệt. Cũng giống như nhọ nồi, rau ngót cũng có khả năng thanh nhiệt, lợi tiểu và giải độc cho cơ thể.

Tuy nhiên, đối với điều trị nhiệt miệng, rau ngót thể hiện hiệu quả vượt trội khi dùng chung với mật ong. Cũng giống như vỏ dưa hấu, rau ngót sau khi ép cũng trộn chung với 1 ít mật ong và bôi vào chỗ lở loét 2 hoặc 3 lần trong ngày.

Trị nhiệt miệng bằng nước khế chua

Khế có tính bình, mọng nước, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả, đặc biệt là khế chua.

Để chữa nhiệt miệng, hãy lấy khoảng 3 quả khế chua gần chín, còn tươi, đập dập, sau đó đổ thêm 1 ít nước cho vào đun sôi (khoảng 5 phút), để nguội.

Người nhiệt miệng lấy nước đó ngậm nhiều lần trong ngày, có thể nuốt. Khế ngọt cũng có tác dụng nhưng hiệu quả không bằng khế chua.

Theo Suckhoegiadinh.com.vn

Bài thuốc dân gian điều trị bệnh đau lưng

Đau lưng là bệnh rất nhiều người mắc phải nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng bài thuốc trong dân gian để chữa.

Đau lưng là chứng bệnh mà ai cũng có thể mắc phải. Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn bị đau lưng như làm việc quá sức, mắc bệnh về xương khớp, đau lưng do ngồi sai tư thế, do mang thai,….

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên vì vậy việc chữa trị bệnh cũng cần có biện pháp và phương thuốc khác nhau. Bạn có thể vận dụng những loại cây đơn giản dưới đây để điều trị việc đau lưng

Cây trinh nữ (cây xấu hổ)

bai-thuoc-dan-gian-dieu-tri-benh-dau-lung

Cây xấu hổ có vị ngọt, tính hơi hàn, có độc, có tác dụng an thần, có khả năng tiêu viêm, tiêu tích, thanh nhiệt, giảm đau, được dùng để điều trị chấn thương, thấp khớp, đau lưng, nhức xương.

Còn có tên gọi khác là cây mắc cỡ, cây trinh nữ, cây thẹn, cây tu thảo. Tên khoa học là: Mimosa pudica L.

Cây xấu hổ có vị ngọt, tính hơi hàn, có độc, có tác dụng an thần, có khả năng tiêu viêm, tiêu tích, thanh nhiệt, giảm đau, được dùng để điều trị chấn thương, thấp khớp, đau lưng, nhức xương.

Cách dùng: Ngày dùng 15-20g rễ cây xấu hổ, sao vàng sắc uống thay nước.

Chữa đau lưng mạn tính:30g rễ cây xấu hổ, 12g ngũ vị tử, 12g đỗ trọng, 16g thục địa, 4g cam thảo, 20g dây đau xương. Ngày 1 thang, sắc uống thay nước.

Lá lốt

bai-thuoc-dan-gian-dieu-tri-benh-dau-lung

Theo đông y, lá lốt có tác dụng giảm đau và chống viêm.

Lá lốt được dùng nhiều làm món chả lá lốt. Đây là món ăn ưa chuộng của người Việt. Bên cạnh công dụng làm thức ăn, lá lốt có công dụng tốt trong chữa bệnh. Theo đông y, lá lốt có tác dụng giảm đau và chống viêm. Do vậy, lá lốt thường được dùng để chữa đau lưng và những mỏi chân tay.

Cách dùng: Theo tỉ lệ 1:1 lá lốt và lá ngải cứu, giã nát và cho thêm giấm, chưng nóng lên. Sau đó đắp và chườm 2 lần một ngày. Công dụng giảm đau rất hiệu quả.

Chữa bệnh đau lưng bằng mật ong và mù tạt

Sự kết hợp giữa mật ong và hạt mù tạt chính là công thức hữu hiệu, nhất là ở người già. Đây là bài thuốc dân gian có xuất xứ từ Nga, sử dụng phương pháp đắp lên vùng bị đau. Nguyên liệu cần thiết cho bài thuốc này cực kì đơn giản: mù tạt, mật ong, nước lọc, muối sạch mỗi loại 1 muỗng cà phê.

Cách dùng: Bỏ tất cả các nguyên liệu này vào một chiếc cốc nhỏ có nắp, khuấy đều cho mịn. Sau đó, trước khi đi ngủ bạn hãy đắp hỗn hợp này lên vùng lưng bị đau, quấn một lớp nilong (loại dùng để bọc thức ăn) ra bên ngoài và quấn thêm một chiếc khăn dày để giữ nhiệt. Sau 2 tiếng đồng hồ, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy cơn đau nhức vùng lưng giảm rõ rệt. Hỗn hợp còn lại đậy nắp bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng cho lần sau. Người cao tuổi thì nên sử dụng bài thuốc này liên tục khoảng một tuần, như vậy sẽ đem lại kết quả tốt nhất.

Theo Vân Anh/Phunutoday.vn

Bài thuốc dân gian trị cảm cúm cho trẻ

Bài thuốc dân gian an toàn cho trẻ bị cúm đảm bảo khỏi tới 100% – nhà nào cũng nên giắt lưng!

bai-thuoc-dan-gian-tri-cam-cum-cho-tre Bài thuốc dân gian trị cảm cúm cho trẻ bai thuoc dan gian tri cam cum cho tre

Trị cảm cúm

Nước gừng nóng

Dược sĩ Khương Tú chia sẻ trên Người Hà Nội cho biết, mẹ thái vài lát gừng rồi cho vào nước đun sôi lên, thêm đường hoặc mật ong rồi cho bé uống nóng. Một ngày uống 3 lần hoặc uống mỗi khi bé có triệu chứng cúm khó chịu sẽ cho hiệu quả tức thì.

Nước muối

Hãy cho bé súc họng nước muối hàng ngày và vệ sinh đường thở cho bé bằng bình xịt muối biển để làm loãng và sạch chất nhầy.

Hành ta

Đây cũng là một món ăn có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả. Hành cũng là một vị thuốc chống động thai (Lấy 60g hành tươi sắc kỹ cùng với một bát nước, lọc bỏ bã rồi uống).

Bài thuốc chữa cúm đơn giản nhất từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để mồ hôi ra dâm dấp là được. Bạn cũng có thể cho hành vào cháo trứng gà và kết hợp với bài thuốc từ kinh giới, tía tô kể trên.

Tuy nhiên, nếu thấy bé bị cúm nặng, sốt cao, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ đưa ra lời khuyên chính xác nhất.

Trị cảm mạo

Khi người bệnh có thêm các triệu chứng như đau người, nhức mỏi khớp thì có thể dùng bài thuốc sau: sài hồ, phục linh, tiền hồ, cát cánh, xuyên khung, khương hoạt, độc hoạt, tiền hồ, kinh giới, chỉ xác, phòng phong. Mỗi loại 40g kết hợp với 20g cam thảo, tán bột rồi lấy 12g pha với nước nóng để uống.

Nấu nồi xông: Dùng một số loại lá như dâu, bưởi, kinh giới, bạc hà, lá tre, duối, sả và tía tô nấu thành một nồi nước để xông.

Trẻ bị cúm khiến cha mẹ lo lắng. Bài viết trên đây đã chia sẻ với cha mẹ một số bài thuốc dân gian hiệu quả khi trẻ bị cúm – mọi người hãy lưu lại để dùng ngay khi cần nhé!

Theo Thanh Thu/Phunutoday.vn

Bài thuốc dân gian chữa viêm phổi do hút thuốc

Người hút thuốc lá lâu năm khiến phổi bị tổn thương một cách năng nề. Công thức được lưu truyền trong dân gian dưới đây có thể cải thiện tình trạng của phổi một cách đáng kể.

Nguyên liệu:

– 400gr tỏi. Bóc vỏ, rửa sạch và cắt làm tư.

– 1 lít nước sạch.

– 400gr đường nâu.

– 2 thìa cà phê bột nghệ, nếu không có bột nghệ, hãy dùng nghệ tươi, giã nát, vắt lấy nước.

– 1 miếng gừng tươi.

bai-thuoc-dan-gian-chua-viem-phoi-do-hut-thuoc Bài thuốc dân gian chữa viêm phổi do hút thuốc bai thuoc dan gian chua viem phoi do hut thuoc

Thực hiện:

– Cho đường nâu và nước vào nồi, bắc lên bếp nấu sôi.

– Khi nước bắt đầu sôi, hãy cho thêm tỏi và gừng, cuối cùng là bột nghệ.

– Vặn lửa nhỏ và canh sao cho lượng nước trong nồi giảm còn một nữa rồi hãy tắt bếp, để nguội hoàn toàn rồi cho vào tủ lạnh.

Hướng dẫn sử dụng

– Hỗn hợp thu được, ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 muỗng canh.

– Uống mỗi buổi sáng ngay sau khi thức dậy, uống trước khi ăn sáng và uống sau bữa tối khoảng 2 tiếng.

Bên cạnh đó, mỗi ngày 30 phút đi bộ là cách đơn giản nhất để giúp cơ thể và phổi khỏe mạnh. Tắm nước ấm cũng sẽ giúp cơ thể thải độc tố tốt hơn.

Bạn nên sử dụng loại nước uống này trong vòng 2 tuần sẽ giúp bạn làm sạch phổi khỏi tác hại của thuốc lá cực tốt.

Theo Thu Ngân/Suckhoegiadinh.com.vn

Bài thuốc dân gian trị bệnh nước ăn chân

Các bài thuốc dân gian chữa nước ăn chân

Lá trầu không: Dùng lá trầu không rửa sạch, vò nát, xát vào các kẽ ngón, hoặc vắt lấy nước bôi vào các kẽ ngón, những chỗ loét.

Lá lốt: Cho lá lốt vào đun với nước. Đun sôi khoảng 20 phút, tắt bếp, để nguội và dùng để rửa vùng chân bị nấm. Ngày làm 2 lần.

Búp ổi:Giã búp ổi với muối, xát nhẹ vào chỗ ngứa, ngày 2-3 lần.

Gừng: Đập nhỏ một nhánh gừng cho vào nồi nước đang sôi, đun tiếp 20 phút nữa. Sau khi nước nguội, dùng để ngâm 2 lần/ngày.

Dấm: Hòa dấm vào trong một chậu nước nhỏ để ngâm chân. Một ngày thực hiện khoảng 1-2 lần.

Theo Giadinh.net.vn

Mẹo dân gian chữa viêm âm đạo

Bạn sẽ hạn chế được tình trạng viêm nhiễm âm đạo chỉ với mẹo dân gian đơn giản.

meo-dan-gian-chua-viem-am-dao

Tình trạng viêm nhiễm âm đạo xảy ra ở nhiều chị em.

Nhiễm trùng âm đạo do dùng thuốc kháng sinh, thuốc đặt âm đạo, quan hệ tình dục không dùng bao cao su, hoặc là do kinh nguyệt, thời kỳ thai nghén gây khó chịu cho phái đẹp.

Mẩn ngứa vùng kín gây cảm giác khó chịu cho phái đẹp. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian giúp điều trị hiệu quả viêm âm đạo.

Mẹo dân gian chữa viêm âm đạo

Lá húng quế

Lá húng quế có khả năng kháng khuẩn hiệu quả nếu được sử dụng thường xuyên. Dùng nước nấu từ lá húng quế sẽ giúp chị em vơi bớt cơn đau ngứa do chứng viêm nhiễm gây ra. Đầu tiên hãy lấy một nắm lá húng quế và nghiền nát nó để tạo thành bột nhão. Đun sôi phần bột nhão này với khoảng 2 cốc nước. Khi phần bột nhão sôi, hãy dùng chúng để rửa âm đạo. Ngoài ra, chị em có thể dùng nước lá húng quế để uống mỗi ngày.

Ngải cứu

Ngải cứu là một trong những bài thuốc dân gian được ứng dụng nhiều nhất. Ngoài vai trò là bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hiệu quả, ngải cứu còn được biết đến là một trong những bài thuốc dân gian chữa viêm âm đạo cực hay. Chuẩn bị 20g ngải cứu khô cho vào nồi cùng 300 ml nước, để lửa nhỏ đến khi sôi. Dùng nồi nước này xông hơi ở vùng nhiễm ngứa. Xông chừng 15 phút thì nước ngải cứu dần âm ấm lại, đem nước này rửa kĩ vùng bị ngứa, ngày rửa 1-2 lần và làm liên tục trong 5 ngày.

Cách phòng ngừa viêm âm đạo

– Thay đổi chế độ ăn và bổ sung thêm chất dinh dưỡng cũng có thể giúp ích cho việc điều trị viêm âm đạo. Các vitamin chống ôxy hóa, bao gồm A, C, E, và các vitamin nhóm B, vitamin D, được khuyên dùng.

– Tránh dùng các chất kích thích hoặc các thực phẩm có chứa nhiều chất béo bao gồm phô mai, rượu, bia, cafein, chocolate, nước tương, đường, dấm, thực phẩm lên men.

– Nên mặc quần lót rộng rãi, bằng vải coton để âm hộ – âm đạo được khô ráo mát mẻ, giúp phòng tránh một số thể viêm âm đạo.

– Thực hiện tình dục an toàn để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

– Khám phụ khoa định kỳ. Khi đã mắc bệnh phải đi khám phụ khoa ngay để xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.

Theo Vân Anh/Phunutoday.vn

The post Mẹo dân gian chữa viêm âm đạo appeared first on Tin Sức Khỏe.