Lưu trữ cho từ khóa: chú ý đến

Dấu hiệu có khiếu của trẻ 5 – 8 tuổi

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng một đứa trẻ có thể vừa có năng khiếu lại vừa rất chậm chạp. Nhiều thiên tài khi còn nhỏ còn bị coi là “hơi khù khờ”. Tuy nhiên một số dấu hiệu sau đây cũng gợi ý cho bạn phần nào xem con mình có khiếu không:

Có thể con của bạn có khiếu nếu bé:

- Suy nghĩ trừu tượng. Nghĩa là cháu có khả năng nắm bắt những khái niệm ngôn ngữ học và toán học cao hơn và có khả năng bàn luận những vấn đề phức tạp như đạo đức học, luân lí và tôn giáo.

- Có tài đặc biệt như khả năng thực hiện các phép tính toán học trong đầu, hoặc hiểu được các khái niệm như toán nhân trước khi được dạy ở trường.

- Có khả năng tập trung cao độ vào một hoạt động nào đó với thời gian dài.

- Có vốn từ phong phú và hiểu được nhiều từ không đặc trưng dành cho những trẻ cùng tuổi.

- Là người lãnh đạo, nghĩa là cháu thường tổ chức các hoạt động nhóm, bày trò chơi khi đi với các trẻ khác.

- Tin tưởng vào những ý kiến và các việc đã làm của mình.

- Thực hiện tốt các lĩnh vực học thuật.

- Có tính sáng tạo, nghĩa là thích kể chuyện, vẽ hoặc soạn nhạc.

- Có óc khôi hài và nhanh trí.

- Thích tiêu khiển với những trẻ lớn hơn và người lớn

- Thực hiện những công việc học thuật mà hai năm đầu của cấp học đòi hỏi.

- Nhạy cảm với tình cảm của người khác.

- Ghi nhớ các sự việc một cách dễ dàng và có thể nhớ lại và kể lại những sự việc đó vào những lúc thích hợp.

Kiểm tra năng khiếu của trẻ

Có lẽ bạn rất muốn biết liệu con bạn có năng khiếu thật sự hay không. Thế nhưng hầu hết trẻ em không cần kiểm tra năng khiếu trước khi bước vào bậc tiểu học.

Nếu con bạn đã đến tuổi đi học, hãy nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm, nhờ chú ý đến em kỹ hơn. Nếu con bạn có những biểu hiện chán đi học hay có những vấn đề trong đời sống tình cảm và xã hội thì nên hỏi ý kiến một chuyên gia sức khỏe và tinh thần.

Nếu con bạn không được vào học ở trường hay trường học không như ý muốn của bạn, hãy hỏi các nhà tư vấn để được giới thiệu một nhà tâm lý học trẻ em, người có thể đưa ra những bài trắc nghiệm sự thông minh của trẻ. Việc trắc nghiệm cá nhân thường rất đắt (làm kiểm tra và việc thảo luận kết quả điều tra ở Mỹ có thể mất đến 1000 đô la). Ở TP. HCM, bạn có thể làm trắc nghiệm cho con mình tại Trung tâm tư vấn 43 Nguyễn Thông, quận 3, điện thoại (08) 932 5111. Giá mỗi lần trắc nghiệm là 75.000 đồng, phải đăng ký với Trung tâm trước ít nhất là 2 ngày.

Trẻ em khoảng 3 tuổi có thể được kiểm tra về khả năng và chỉ số thông minh, nhưng các chuyên gia tin rằng kết quả các đợt kiểm tra chỉ số thông minh thu được trước 5 tuổi thường không ổn định. Ðiều đó nghĩa là, nếu một đứa trẻ trước 5 tuổi được kiểm tra chỉ số thông minh lại thường xuyên, điểm của chúng có thể dao động, không ổn định. Nhiều năm trước, trẻ em có chỉ số thông minh trên 130 được xem như có tài (mức độ thông minh trung bình là 85 đến 115). Hiện nay, chỉ số thông minh là một trong nhiều yếu tố để đánh giá trước khi một đứa bé được công nhận là có năng khiếu. Các bậc phụ huynh và giáo viên thường được yêu cầu nói lên ấn tượng của họ về đứa trẻ, và những ý kiến chủ quan này cũng được xem là quan trọng trong việc kiểm tra năng khiếu cho trẻ.

Khi năng khiếu khó nhận thấy

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng một đứa trẻ có thể vừa có năng khiếu lại vừa rất chậm chạp. Nhiều thiên tài khi còn nhỏ còn bị coi là “hơi khù khờ”. Quan trọng là bạn giáo dục con mình như thế nào nữa!

Trên thế giới, ở một số dân tộc ít người còn duy trì những sinh hoạt văn hóa truyền thống và ở một số nước sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ phụ, năng khiếu của trẻ em thường bị lãng quên. Nước ta cũng mới chỉ đi những bước đầu trên lĩnh vực này. Cho nên, nếu có phát hiện năng khiếu lạ nơi con bạn, tốt hơn hết là tìm một giáo viên gần gũi với em để quan sát và tìm ra những năng khiếu đặc biệt của trẻ mà qua những bài kiểm tra thông thường chúng không thể bộc lộ được. Nếu có điều kiện cũng nên tìm một nhà tâm lý học nhạy cảm với các vấn đề này.

Nhưng trên hết, bạn hãy luôn cho con mình cảm thấy được yêu thương!

Bí quyết để “trị” chứng biếng ăn ở trẻ

Khởi động từ giữa tháng 10/2012, cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn” trên website www.biengan.com.vn đang nhận được rất nhiều bài chia sẻ thú vị của mẹ về bí quyết giúp con vượt qua chứng biếng ăn. Hãy cùng tham khảo một vài bí quyết “trị” chứng biếng ăn của con đến từ 3 bà mẹ tham gia cuộc thi nhé!

Mẹ con mình cùng đút cơm cho nhau nhé!

Bé Nguyễn Hoàng Bảo Trâm

Nếu bé của mẹ đã bước vào giai đoạn ăn cơm cùng với gia đình, thường là sau 2 tuổi, thì các mẹ hãy thử phương pháp “đút cho nhau” của mẹ con mình nhé, hiệu quả lắm đấy các mẹ ơi! Việc đầu tiên là mình tìm mua một cái ghế cao có dây an toàn để cho bé có thể ngồi cùng bàn cơm với gia đình, mình cũng không quên mua cho bé một bộ bát, muỗng bằng nhựa để tránh trường hợp bé làm rơi vỡ. Đến bữa cơm mình sẽ múc vào bát nhựa của bé khoảng một muỗng cơm thôi còn mình thì chuẩn bị bát cơm với đầy đủ thức ăn cho bé, mình há miệng và bảo bé đút cơm cho mình xong mình nói với bé rằng mẹ ăn ngoan rồi giờ đến con há miệng để mẹ đút cơm cho con nhé, cứ thế 2 mẹ con mình đút cơm cho nhau hết muỗng này đến muỗng khác và bé nhanh chóng ăn hết bát cơm một cách ngon lành đấy các mẹ ơi.

Giờ đây bữa cơm gia đình mình không còn tiếng la khóc của bé, cũng không còn gương mặt cau có của mẹ nữa và thay vào đó là một không khí rất vui đôi khi xen lẫn tiếng cười của tất cả các thành viên trong gia đình. Chúc thành công!

Con hết biếng ăn nhờ PediaSure

Bé Vương Toàn Gia Huy

Nhím con của mẹ năm nay được 4 tuổi rồi, con thường hay ốm vặt ho, sổ mũi nên phải dùng kháng sinh kéo dài, chính vì vậy con rất biếng ăn chậm tăng cân, mẹ lo lắng lắm. Mẹ đã tìm hiểu mọi cách để giúp con phát triển tốt hơn; nhờ sự tư vấn của bác sĩ Viện Dinh dưỡng mà mẹ biết muốn con ngon miệng thì hãy bổ sung kẽm, vitamin nhóm B và Lysine là những vi chất có khả năng kích thích sự thèm ăn. Những sản phẩm có công thức dành riêng cho trẻ biếng ăn như PediaSure của Abbott luôn bổ sung đầy đủ những chất này. Một cách khác cũng kích thích sự ngon miệng của trẻ là chú ý đến mùi hương của món ăn, trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động để bé thấy hào hứng với bữa ăn của mình.

Ngay sau khi nghe tư vấn mẹ đã về áp dụng cho Nhím con ngay, 1 ngày con uống 2 bữa sữa PediaSure, sữa rất thơm và ngon nên con uống nhanh lắm, với các món ăn mẹ cũng thay đổi hàng ngày cho con, dần dần con đã lấy lại cân bằng trở lại, không còn biếng ăn, chậm tăng cân nữa. Đặc biệt, những lần bị ho hay sổ mũi con cũng khỏi rất nhanh, sữa PediaSure giúp con tăng sức đề kháng tốt hơn, mẹ thật sự yên tâm khi đã lựa chọn đúng sản phẩm cho con. Nhìn con ngày một lớn hơn và phát triển đúng tiêu chuẩn mẹ vui lắm.

Còn rất nhiều câu chuyện thú vị về hành trình vượt qua biếng ăn của mẹ và bé được chia sẻ trong cuộc thi “Cùng con vượt qua chứng biếng ăn” trên website www.biengan.com.vn. Mẹ hãy nhanh chóng truy cập vào trang web để học hỏi thêm nhiều bí quyết chăm sóc cho bé biếng ăn nhà mình, và hãy cùng chia sẻ về bí quyết của mẹ nào. Rất nhiều quà tặng hấp dẫn của nhà tài trợ – nhãn hàng PediaSure BA (Abbott, Hoa Kỳ) đang chờ mẹ rinh về đầy. Cuộc thi kéo dài từ ngày 11/10/2012 đến hết ngày 19/12/2012. Nhanh chân tham gia nào mẹ ơi!

 

Giúp con bú bình

Khi con được 4 tháng tuổi, thời gian nghỉ thai sản đã hết, các bà mẹ mới “giật mình” tìm cách tập cho trẻ bú bình. NHưng đây quả là một “cuộc chiến” bởi trẻ đã quen và yêu thích bầu vú mẹ.

Phản xạ bú mút có ngay từ khi bé vừa sinh ra. Phản xạ này giúp bé có thể ngậm vú mẹ và bú sữa mẹ. Đối với những bé bú mẹ trong thời gian dài, sau đó chuyển sang bú bình bé dễ dàng nhận thấy núm “ti” giả cứng và không thoải mái như khi bú mẹ. Vì vậy, việc tập cho bé bú bình thường khá vất vả, nếu không nắm bắt được tâm lý của bé, bạn sẽ khó để “dỗ” bé sử dụng “phương tiện thay thế” này.

Làm quen với “ti” giả

Trước khi tập cho con bú bình, bạn hãy giúp con làm quen với “ti” giả. Bạn nên chọn mua “ti” giả (lưu ý “ti” giả và đầu “ti” bình sữa phải giống nhau để tạo cho bé cảm giác quen thuộc), vệ sinh sạch sẽ bằng cách tiệt trùng, sau đó đưa bé cầm chơi. Trẻ con giai đoạn này thường cho vào miệng những gì có trong tay, vì vậy bé cũng dễ dàng đưa “ti” giả vào miệng. Lúc đầu sẽ là cắn, nhai, sau đó là mút, bú. Nếu bạn nhận thấy bé có vẻ thích và hài lòng với “ti” giả đang ngậm trong miệng, có nghĩa bước đầu bạn đã thành công.

Nên chú ý, bạn chỉ tập cho bé làm quen với “ti” giả trong thời gian ngắn, để tránh trường hợp bé “ghiền” “ti” giả.

Chọn bình sữa cho con

Bạn nên lựa chọn bình sữa hình dáng đầu “ti” tương đương với vú mẹ (ví dụ như: đầu “ti” tròn đầy, vừa phải…). Nếu sữa mẹ chảy nhiều, nên chọn loại bình cổ rộng (sữa sẽ chảy nhanh hơn), và ngược lại.

Bạn cũng nên chú ý đến chất liệu của núm “ti”. Có thể mua cùng lúc nhiều loại núm như núm làm bằng cao su hoặc silicon để bé thử. Khi bé hài lòng với núm nào nhất, nên duy trì loại núm đó trong suốt giai đoạn bé bú bình.

Tập bằng sữa mẹ

Với những bé được bú mẹ ngay từ khi lọt lòng, bé sẽ khó chấp nhận loại sữa có mùi, vị khác. Vì vậy, để bé có “thiện cảm” với bình sữa, giai đoạn đầu nên vắt sữa mẹ vào bình và tập cho bé bú. Sữa mẹ tạo cho bé cảm giác thân thuộc và dễ dàng bú mút. Khi bé đã thực sự quen bú bình bạn mới nên thay bằng sữa công thức. Tuy nhiên cũng cần tập để cho bé làm quen dần, chẳng hạn như: 3 cữ sữa mẹ, 1 cữ sữa công thức/ngày, sau đó tăng lên 2 cữ sữa mẹ, 2 cữ sữa công thức/ngày…

Tập bú vào giờ nhất định

Khi bé chưa thực sự quen với việc bú bình, bạn nên tập cho bé bú vào một thời gian nhất định trong ngày. Nếu bé “dễ chịu” có thể cho bé bú bình vào lúc bé đang đói. Trong trường hợp bé không chịu bú khi thức - kể cả lúc đang đói, bạn nên tập cho bé bú lúc bé lơ mơ ngủ (ngủ chưa say), lúc này phản xạ mút, bú của bé sẽ lên cao nên bé dễ chấp nhận núm “ti” hơn. Nếu khi ngủ mà bé vẫn không chịu bú bình, bạn nên sờ nhẹ vào vành tai bé, bé sẽ hơi tỉnh (đừng để bé thức giấc), theo quán tính mút “ti” mẹ mà bé chịu bú bình. Nếu kiên trì bạn sẽ thành công.

Tư thế bú

Khi cho bé bú bình, bạn nên chú ý để bé nằm gối cao đầu, hơi nghiêng một chút để không bị sặc sữa. Với bé mới tập bú bình, bạn hãy tạo cho bé cảm giác như đang được ti mẹ, từ tư thế ôm bé, chỗ ngồi đến cách cầm bình... Như vậy bé sẽ có cảm giác quen thuộc, không lạ với ti bình.

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

9 bệnh hay gặp ở đàn ông trên 70 tuổi

Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) vừa giới thiệu một số hướng dẫn về khám bệnh theo giới tính và độ tuổi, trong đó đặc biệt chú ý đến 9 loại bệnh thường gặp sau đây.

bệnh hay gặp ở đàn ông trên 70 tuổi

1. Bệnh phình động mạch chủ vùng bụng

Nếu thuộc nhóm người đã từng hút trên 100 điếu thuốc lá trong cuộc đời thì giới chuyên môn khuyên nên đi siêu âm để biết sức khoẻ vùng bụng, đặc biệt là bệnh phình động mạch chủ vùng bụng, để theo dõi và điều trị càng sớm càng tốt.

2. Bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp là căn bệnh phát triển tỷ lệ thuận với độ tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn, thủ phạm làm gia tăng bệnh tim mạch và các loại bệnh nan y khác. Nếu số đo huyết áp nhỏ hơn 120/80mmHg thì 2 năm nên đi khám một lần. Nếu từ 120 - 139mmHg và từ 80 - 89 mmHg (ở cả hai chiều cực đại và cực tiểu), mỗi năm nên đi khám một lần. Nếu từ trên 140/90mmHg, nên đi khám thường xuyên hơn hoặc theo khuyến cáo của bác sĩ.

3. Cholesterol

Xét nghiệm cholesterol nhằm để biết hai chỉ số về là cholesterol và triglycerides có trong máu. Nếu vượt ngưỡng cho phép có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. Đây là nhóm bệnh “giết người thầm lặng” bởi không có dấu hiệu nhận biết. Những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, mỡ máu cao thì nên đi khám và làm xét nghiệm. Xét nghiệm cholesterol (thử máu) để biết mức độ các loại mỡ (lipid) trong máu hay còn gọi là xét nghiệm Lipid panel. Mục đích của phép xét nghiệm này là để biết cholesterol toàn phần, HDL (High-density Lipoprotein) hay còn gọi là mỡ máu tốt và hàm lượng triglycerides.

4. Kiểm tra ung thư ruột kết và ung tnhư trực tràng

Khi bước vào tuổi 50, bác sĩ thường khuyến cáo đàn ông nên đi kiểm tra sức khoẻ để biết rủi ro mắc bệnh ung thư ruột kết và trực tràng, đặc biệt là nhóm người có tiền sử gia đình mắc bệnh, hoặc mắc bệnh polyp đại tràng và bệnh viêm ruột. Các phép xét nghiệm nên làm:

- Soi ruột già: bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ soi ruột kết (colonoscope) đưa vào trực tràng để biết sức khoẻ toàn bộ chiều dài của đại tràng.

- Nội soi đại tràng ảo: sử dụng máy chụp cắt lớp vi tính (CT) để chụp cắt lớp các cơ quan bụng, kể cả đại tràng.

- Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT). Trong kỹ thuật này người ta lấy phân đưa đi xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để phát hiện máu ẩn trong phân.

- Kỹ thuật soi đại tràng linh hoạt (Sigmoidoscopy), sử dụng thiết bị soi đưa vào đại tràng giúp bác sĩ biết được tình trạng cụ thể của phần dưới đại tràng.

- Xét nghiệm ADN phân: đây là phép xét nghiệm để phát hiện các đột biến ADN, kể cả sự có mặt của khối u tiền ung thư hoặc ung thư ruột kết.

- Sử dụng thuốc xổ Bari: dùng hợp chất có chứa bari lỏng để xổ ruột kết, sau đó chụp X-quang đại tràng phát hiện nhanh những nguy cơ gây ung thư từ giai đoạn đầu.

5. Kiểm tra răng lợi

Khi tuổi cao, nên thường xuyên đi thăm khám bác sĩ nha khoa để kiểm tra răng lợi, tần suất 6 tháng/lần. Qua khám bệnh, bác sĩ có thể làm sạch răng sau đó đánh giá mức độ sâu răng và các chứng bệnh có liên quan khác. Cùng với việc khám răng, bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe mặt, cổ và những bất thường khác có trong miệng để đưa ra những tư vấn phòng ngừa và chữa trị kịp thời. Đây là công việc quan trọng, bởi răng lợi nó còn liên quan mật thiết đến sức khoẻ chung của cơ thể, nhất là dấu hiệu mắc bệnh tim mạch và ung thư miệng, vòm họng và đường hô hấp.

6. Bệnh đái tháo đường

Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, khi bước vào tuổi 45 trở ra đàn ông nên đi kiểm tra đường huyết để biết được nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Phương pháp kiểm tra nhanh đường huyết (glucose) thường được làm trước khi ăn. Người mắc bệnh tiểu đường có đường máu lúc đói ≥ 126mg/dl (≥ 7 mmol/l), thử ít nhất 2 lần liên tiếp. Đường máu sau ăn hoặc bất kỳ ≥ 200mg/dl (≥ 11,1 mmol/l). Nếu mức đường máu lúc đói từ 5,6 đến 6,9 mmol/l được gọi là rối loạn dung nạp đường khi đói và tuy chưa được xếp vào nhóm bệnh nhân đái tháo đường, nhưng nhóm người này cũng không được coi là bình thường vì theo thời gian, rất nhiều người người rối loạn dung nạp đường khi đói sẽ tiến triển thành đái tháo đường thực sự nếu không có lối sống tốt.

7. Mắt

Để đảm bảo sức khoẻ mắt, giới chuyên môn khuyên đàn ông trên 70 tuổi nên đi khám mắt thường xuyên. Bác sĩ sẽ kiểm tra chuyển động của mắt, khả năng thị lực, áp lực mắt, khả năng nhận biết màu sắc và độ nét thị lực. Việc kiểm tra thị lực thường xuyên giúp con người biết được tình trạng sức khoẻ của mắt, đặc biệt, phát hiện nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp, thoái hoá điểm vàng, đục thuỷ tinh thể và các chứng bệnh nan y khác về mắt.

8. Ung thư tuyến tiền liệt

Đối với nhóm người trên 70, hàng năm nên đi kiểm tra tuyến tiền liệt và làm phép xét nghiệm PSA (kháng nguyên đặc trưng tuyến tiền liệt) để biết tình trạng sức khoẻ tuyến tiền liệt, đặc biệt là nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Sàng lọc bệnh ung thư tuyến tiền liệt bao gồm xét nghiệm trực tràng bằng kỹ thuật số (DRE) hoặc PSA. Trong quá trình thử DRE, bác sĩ sẽ đưa một ngón tay đeo găng bôi trơn vào trực tràng người bệnh để kiểm tra tuyến tiền liệt và kiểm tra xem các khối u trong tuyến tiền liệt. PAS là phép thử máu để biết số lượng protein do tuyến tiền liệt bài tiết, còn phép thử DRE có thể phát hiện bệnh phì đại tuyền tiền liệt hoặc ung thư tiền liệt tuyến. Nếu hàm lượng PSA cao thì rủi ro mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt là rất lớn.

9. Kiểm tra trọng lượng cơ thể

Mỗi năm, nhóm người cao niên nên đi kiểm tra chiều cao, trọng lượng và chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI) ít nhất 1 lần. BMI được tính bằng công thức: BMI= trọng lượng: (chiều cao)2. Trọng lượng tính bằng kilôgam, chiều cao tính bằng mét. Ví dụ, một người nặng 55 kg, cao 1,6m thì BMI = 55: (1,6)2 = 21,48 . Nếu IBM 18,5 - 24,9 là bình thường, nếu từ BMI = 25 - 30 là thừa cân và trên 30 được xem là béo phì. Nhờ biết được BMI sẽ giúp mọi người biết được trọng lượng cơ thể hợp lý, nhất là tăng cân, béo phì, để điều chỉnh lối sống và ăn uống cho phù hợp bởi béo phì ở người già liên quan tới rất nhiều bệnh nan y, trong đó có ung thư, tiểu đường và tim mạch.

Meo.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Học người Mỹ dạy con tuổi mẫu giáo

Một nhà khoa học đoạt giải Nobel khi được hỏi, ở đâu ông học được những kiến thức khiến ông trở nên vĩ đại như vậy? Ông đã trả lời rằng: Nơi tôi học được nhiều nhất đó là vườn trẻ

Một nhà khoa học đoạt giải Nobel khi được hỏi, ở đâu ông học được những kiến thức khiến ông trở nên vĩ đại như vậy? Ông đã trả lời rằng: Nơi tôi học được nhiều nhất đó là vườn trẻ, vì rằng, ở đó người ta dạy tôi cách biết tuân thủ các quy định, biết nói xin lỗi khi mình sai… Có lẽ sẽ là thừa khi chúng ta nhắc lại ở đây những lý luận nhằm chứng minh vai trò rất quan trọng của giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo đối với quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ trở nên thú vị, khi chúng ta tìm hiểu việc giáo dục trẻ em độ tuổi mẫu giáo ở Mỹ - một trong những nền giáo dục hiện đại nhất thế giới.

Dạy trẻ từ tính tự lập

Ngay từ khi trẻ một tuổi rưỡi, người Mỹ đã bắt đầu dạy cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân. Họ cho rằng, nắm bắt các kỹ năng tự phục vụ có thể giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công, nó không chỉ có lợi cho sự phát triển của trẻ mà còn giúp ích rất nhiều cho chính những người lớn.

Những người làm công tác giáo dục mẫu giáo ở Mỹ đều được nhấn mạnh việc giáo dục cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ. Bất cứ sự chăm sóc nào từ phía người lớn cũng phải tạo cho trẻ những cơ hội để rèn luyện cho trẻ các kỹ năng này. Đồng thời, họ cũng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của gia đình để giúp các kỹ năng mà trẻ được dạy ở lớp được rèn luyện và thực hành ngay tại nhà.

Các kỹ năng tự phục vụ của trẻ bao gồm: Buộc dây giầy, mặc quần áo, cài cúc áo, kéo phéc-mơ-tuya, rửa mặt, đánh răng, chải đầu, ăn cơm… Tuy nhiên, những kỹ năng này không đồng nhất ở tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ. Các nhà nghiên cứu, sau nhiều năm nghiên cứu và quan sát đã chỉ ra rằng: Trẻ từ 18-24 tháng có thể tự dùng cốc uống nước, có thể tự nhặt lấy đồ chơi; từ 2-3 tuổi có thể học cách tự mình đi đại tiểu tiện, ăn cơm, mở phéc-mơ-tuya và mặc quần áo; từ 3-4 tuổi, tính độc lập của trẻ đều phát triển mạnh, những kỹ năng đã học được ở trên đều trở nên thành thục hơn, gần như trẻ có thể làm mà không cần sự giúp đỡ của người lớn; từ 5-6 tuổi, trẻ có thể học cách tự rửa bát, sắp xếp đồ đạc của mình ngay ngắn,…

Những giáo viên mẫu giáo Mỹ khi rèn luyện cho trẻ khả năng tự lập thường dùng phương pháp là: Đồng thời với việc đề ra nhiệm vụ, họ cũng đưa ra những điều kiện để trẻ có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách dễ dàng hơn. Chẳng hạn, để dạy trẻ tự mang giày, họ thường đưa cho trẻ những đôi giày to hơn một chút so với cỡ chân của các em. Hoặc để dạy trẻ tự rót nước sữa, họ đưa cho trẻ những bình sữa có miệng to giúp trẻ thực hiện công việc một cách dễ dàng hơn. Cách làm như vậy sẽ gây cho trẻ hứng thú cũng như tự tin trong việc hoàn thành các “nhiệm vụ”.

Đến sự lễ phép

Ở các trường mẫu giáo ở Mỹ, ngoài việc khơi mở trí lực giai đoạn đầu cho trẻ, người ta rất coi trọng việc dạy cho trẻ các quy tắc lễ nghi. Yêu cầu đối với mỗi em là phải nghe theo lời chỉ bảo của các giáo viên, học cách tham gia các hoạt động tập thể cùng với những học sinh khác. Trong các trường mẫu giáo ở Mỹ, mỗi khi có một bạn nhỏ hắt xì, sẽ phải nói với những người bạn xung quanh của em rằng: “Xin lỗi!”, ngược lại, những người bạn của em sẽ nói: “Chúc phúc cho cậu!”. Điều này đã trở thành một hành vi tự giác của trẻ.

Đối với những trẻ em phạm lỗi, không nghe lời,… người ta thường dùng phương pháp “phạt ở một mình”. Lý do là, trẻ em ở độ tuổi này sợ nhất là việc phải ở một mình. Hơn nữa, phương pháp này cũng có tính khoa học của nó. Khi trẻ bình tĩnh trở lại, mới giảng giải điều hay lẽ phải cho trẻ hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. Tất nhiên việc “giam” một mình đối với trẻ có phần nào đó khó chấp nhận đối với các bậc phụ huynh, tuy nhiên, nó có thể tạo được ảnh hưởng tích cực, đó chính là giúp trẻ hình thành thói quen giữ bình tĩnh trở lại khi đang tức giận. Nổi nóng ở những nơi công cộng là điều dường như không ai có thể chấp nhận được ở Mỹ. Do đó có thể khống chế được tình cảm của bản thân, bất luận trong tình huống như thế nào cũng có thể bình tĩnh ứng xử là một nội dung quan trọng trong các mối quan hệ công chúng ở Mỹ. Phong độ cũng như sự trầm tĩnh của người Mỹ, có lẽ liên quan nhiều đến phương pháp giáo dục ngay từ độ tuổi mẫu giáo này.

Trong việc giáo dục những lễ nghi ứng xử cho trẻ ở giai đoạn này, một trong những yếu tố rất được đề cao là vai trò của người giáo viên. Ở độ tuổi mẫu giáo, những điều trẻ học được không phải là những lý giải mà là những mô phỏng. Vì thế, nếu như những thầy cô giáo ở trường có thái độ không tốt đối với trẻ, chúng sẽ học theo các thầy cô, đối xử không tốt với bạn bè và người xung quanh. Nói cách khác, hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Do đó, những giáo viên mẫu giáo ở Mỹ đều phải thông qua những yêu cầu rất nghiêm ngặt về trình độ. Bên cạnh yêu cầu trình độ cử nhân trở lên, những giáo viên này còn phải thông qua một chương trình tập huấn chuyên nghiệp và đạt được “Chứng chỉ giáo viên mẫu giáo” hoặc “Chứng chỉ giáo viên tiểu học”. Những năm gần đây, một số bang của Mỹ còn đưa ra yêu cầu trình độ tối thiểu là thạc sỹ đối với các giáo viên ở trường mẫu giáo.

Sự tôn trọng: Chất “dinh dưỡng” đặc biệt

Mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của mình. Bất kể là bố mẹ hay thầy cô giáo đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng. Đặc biệt là trẻ em, sau này trưởng thành, cha mẹ hay thầy cô không thể thay thế thế chúng trong những lựa chọn mà chúng phải đối mặt trong hiện thực. Vì thế, cần phải làm cho trẻ cảm thấy rằng, bản thân chúng, chứ không phải ai khác là chủ nhân của mình.

Chẳng hạn, người Mỹ rất chú ý đến phương pháp cũng như giọng điệu khi nói chuyện với trẻ. Khi nói chuyện với trẻ, người lớn không chỉ phải chăm chú nghe mà có lúc còn phải quỳ xuống để nói chuyện với trẻ một cách “bình đẳng”, khiến trẻ cảm thấy được tôn trọng. Khi trẻ ăn cơm, không thể ép, khi trẻ phạm lỗi không nên quở mắng quá lời, khi muốn trẻ thay quần áo, cũng không thể to tiếng quát nạt,… nếu không, sẽ làm cho trẻ cảm giác nặng nề và tự ti.

Người Mỹ, khi đem con đến nhà người khác, nếu như chủ nhân đưa đồ ăn cho trẻ, họ sẽ không thay trẻ nói những câu đại loại như: “Không ăn đâu!”, “Không cần đâu!”,… Đồng thời, khi trẻ tỏ ý muốn ăn đồ ăn, họ cũng sẽ không to tiếng quát mắng. Họ cho rằng, trẻ muốn xem gì, ăn gì, bản thân nó không có gì sai, nếu như trẻ có nhu cầu đó, không có lý do gì có thể chỉ trích chúng cả. Điều những người lớn phải làm là, căn cứ vào thời điểm thích hợp mà đưa ra sự giảng giải thích hợp để trẻ hiểu, với tư cách là “người hướng dẫn”. Người Mỹ phản đối việc dạy dỗ con cái trước mặt người khác, càng không cho phép việc trách mắng là “ngu dốt”, “chẳng làm nên trò trống gì”, “không có chí khí”,… trước mặt nhiều người. Vì rằng, cách dạy dỗ đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tự tin cũng như sự phát triển về sau của trẻ.

Nhà giáo dụcJohn Locke từng nói: “Bố mẹ không nói nhiều đến các lỗi của con cái thì chúng sẽ ngày càng coi trọng danh dự của bản thân, từ đó cố gắng để đạt được những lời khen ngợi của người khác đối với mình. Nếu như cha mẹ trước mặt mọi người nhắc đến lỗi lầm của trẻ sẽ khiến chúng xấu hổ. Trẻ em càng cảm thấy danh dự của bản thân bị tổn hại, lại càng ít chú ý đến việc giữ gìn danh dự”. Có người cho rằng, người Mỹ đã tôn trọng con cái một cách quá đáng, nhưng thực tế đã chứng minh, những trẻ em được bố mẹ chúng tôn trọng tỏ ra rất hợp tác với bố mẹ, hữu hảo với bạn bè, rất lễ phép, không có cảm giác mất tự nhiên khi nói chuyện với người lớn.

Hai mươi phút quan trọng trong ngày

Nhiều nhà giáo dục Mỹ kêu gọi các bậc cha mẹ dành 20 phút mỗi ngày để đọc sách cho con cái của mình nghe. Hai mươi phút là thời gian không dài nhưng sẽ rất hữu ích với trẻ. Qua giọng đọc rủ rỉ của cha mẹ mỗi ngày, hứng thú về việc đọc sách sẽ dần được hình thành trong trẻ. Bên cạnh đó, thực tiễn đã chứng minh, việc trẻ được nghe đọc sách thường xuyên có thể giúp trẻ tăng cường khả năng chú ý, vốn từ vựng, kích thích, khơi gợi trí tưởng tượng, mở rộng tầm nhìn và kiến văn cho trẻ,… Vì thế, ở Mỹ các chuyên gia đều khuyên các bậc phụ huynh đọc sách cho trẻ nghe càng sớm càng tốt.

Meo.vn (Theo Eva)

5 lưu ý đặc biệt để bé tự lập đến trường

Tự đến trường không chỉ giúp trẻ độc lập hơn trong cuộc sống mà còn là điều kiện để con tự khám phá thế giới xung quanh.

Mấy hôm nay chị Linh lo lắng vô cùng vì khoảng hơn 1 tuần nữa là 2 vợ chồng phải đi công tác xa, không túc trực giờ giấc để đưa đón con tới trường như mọi khi được. Ông bà nội ngoại đều già yếu, việc trông cháu và phục vụ ăn uống cho chúng cũng là quá sức, hơn thế để ông bà đi lại nhiều anh chị cũng không an tâm.

Từ nhà tới trường khoảng gần 1km, bạn bè các con hầu như đều tự tung tăng cắp sách tới trường, riêng có chị Linh sợ con mệt rồi lóng ngóng khi tham gia giao thông nên mặc dù con học lớp 6 rồi chị vẫn bắt anh hằng ngày đưa con đi, đón con về. Lần này thì không còn cách nào khác, anh chị trong một tuần phải thay phiên nhau hướng dẫn cho con cách tự đi học một mình mà không cần bố mẹ đưa đón.

Các chuyên gia về an toàn trẻ em khuyến cáo rằng trẻ sẽ không tự mình giải quyết được các tình huống bất ngờ và khẩn cấp cho đến khi lên 10 tuổi.


Biết con khi chưa được làm quen đi học một mình sẽ rất nguy hiểm. Nên anh chị Linh đã dạy con những quy tắc cần thiết để con biết cách tự bảo vệ khi đi học một mình như:

- Luôn chú ý đến giao thông khi đi lại trên đường, không bao giờ được phép sao nhãng.

- Chỉ được phép sang đường ở các chỗ có đèn giao thông, hoặc cầu vượt, không đi sang ở giữa đường.

- Nhìn trái, nhìn phải và nhìn trái lần nữa trước khi sang đường.

- Luôn trông chừng những chiếc xe rẽ sang khi đi sang đường. Hãy dặn con rằng, người tài xế có thể không nhìn thấy con mặc dù con có thể nhìn thấy họ

- Không ngồi lên xe bất kì một người lạ nào

Khi đã dạy con các quy tắc cần thiết, anh chị cũng tìm chọn cho con con đường đến trường an toàn nhất. Anh chị cũng chia sẻ kinh nghiệm rằng con đường an toàn nhất không phải là con đường ngắn nhất nên các mẹ cũng cần phải lưu ý. Cần kiểm tra xem có chướng ngại vật nào trên đường không và dặn con cảnh giác với chúng như: hố ga hở, đèn giao thông bị hỏng, các ngã ba, chợ.

Nhắc con ghi nhớ số điện thoại của ít nhất 3 người thân để có thể gọi bất cứ khi nào cần: bố, mẹ, ông bà… Chỉ cho con các cột điện thoại công cộng trên đường con đi học và cách sử dụng chúng. Hướng dẫn con cách nhờ sự giúp đỡ của người qua đường khi gặp khó khăn.

Với cách hướng dẫn đó, trong vài ngày, con anh chị đã có thể tự đi học một mình. Lúc này thấy con tung tăng cùng chúng bạn chị mới chợt nhận ra rằng: Đừng bao bọc con quá kỹ, vì trẻ cần có kỹ năng cần thiết để tự đứng trên đôi chân của mình.

Meo.vn (Theo afamily)

Trẻ hay mút tay có nên cho ngậm vú cao su?

Nhiều trẻ nhỏ có thói quen mút ngón tay khiến các ông bố bà mẹ băn khoăn không biết làm thế nào để hạn chế thói quen xấu này của trẻ.

Ảnh minh họa.

Theo các bác sĩ, nếu trẻ bắt đầu mút ngón tay hoặc bàn tay tốt nhất là không nên bắt trẻ thôi mút ngay lập tức mà nên cho trẻ bú mẹ lâu hơn một chút. Sau đó, cải thiện thói quen xấu này từ từ, khi thấy trẻ mút tay thì nhẹ nhàng kéo ra và thu hút sự chú ý của chúng đến những trò chơi khác. Nếu trẻ vẫn không có biến chuyển thì nên cho mút vú cao su.

Đa số trẻ bắt đầu mút ngón tay từ khoảng 3 tháng và mút cho tận đến 1-3 tuổi. Khoảng từ 3-6 tuổi, trẻ mới từ bỏ thói quen xấu này; còn những trẻ mút vú cao su thì đến 1-2 tuổi là bỏ được.

Nguyên nhân chính của hiện tượng này là bản năng mút của trẻ không được thỏa mãn, một phần do người lớn thiếu chú ý đến trẻ. Khi trẻ lớn mà vẫn có thói quen này thì cha mẹ cần giáo dục, nhắc nhở trẻ thường xuyên; đồng thời thực hiện vệ sinh cá nhân, cắt móng tay và rửa sạch sẽ bàn tay để phòng bệnh.

Meo.vn (Theo Laodong)

Anh – Em và chuyện cái ‘underwear’

Em chưa bao giờ thực tâm để ý đến quần áo lót của mình cho đến khi chúng ta gặp một số trục trặc trong đời sống vợ chồng…

Em thấy đàn ông thường bỏ qua “tiểu tiết”, nhưng không hiểu tại sao anh lại hay chú ý đến những thứ nhỏ nhặt đến vậy. Em mua hoa về, cắt phựt gốc một đoạn khoảng 3cm, cho vào lọ, đổ nước, rồi đặt lên bàn, thế là xong. Nhưng một lát sau anh đi làm về, thể nào anh cũng ngồi ngay xuống bàn, tỉa bớt lá và chỉnh chỉnh, sửa sửa một lúc cho ưng ý chứ không bao giờ chịu để nguyên “hiện trạng” ban đầu. Em thắc mắc, anh lại bảo: “Thì cái gì cũng có kiểu của nó mà em”.

Ăn uống cũng vậy, cái tật “chém to kho mặn” của em chẳng bao giờ khiến anh vừa ý. Cứ đến bữa cơm, hễ thấy anh hơi nhăn trán là em biết ngay món ăn không hợp khẩu vị. Nhưng em bướng, em chẳng thích cái sự “lắm chuyện” của anh. Đàn ông gì mà cứ để ý hết chuyện này đến chuyện khác rồi chê bai như đàn bà ấy.

Thế mà bạn em ai cũng khen anh “tinh tế”, “đàn ông”. Em thì lại nghĩ: “Ai ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Em chẳng thích cái tính cầu kỳ của anh chút nào. Anh làm cái gì cũng có bài bản, thứ nào ra thứ ấy, còn em, em làm mọi việc theo phương châm: nhanh – tiện – lợi. Mọi thứ trong nhà, từ hoa hòe, tranh ảnh, đồ trang trí, tất tần tật đều do anh chọn, bố trí, chứ em chẳng mấy khi động tay, động chân vào mấy thứ đó, bởi em biết, mình có động vào rồi kiểu gì cũng bị anh sửa tùm lum.

Khác nhau là thế nhưng vợ chồng mình lại ít khi cãi nhau. Sống với nhau gần 3 năm, cũng không hài lòng về nhau nhiều thứ, nhưng em không muốn cãi cọ và anh cũng thế. Có chuyện gì bất đồng, anh và em cũng chọn dịp nào đó ngồi nói chuyện thẳng thắn với nhau. Mọi mâu thuẫn của cuộc sống vợ chồng nhờ đó cũng được giải quyết ổn thỏa.


Underwear không chỉ là đồ lót (Ảnh minh họa)

Nhưng em luôn cảm thấy có một khoảng cách vô hình giữa hai chúng ta. Em không cắt nghĩa được đó là cái gì, chỉ cảm thấy mơ hồ rằng, có thể do chúng mình quá khác nhau về sở thích. Nhưng càng ngày, em càng nhận ra khoảng cách đó quá rộng, đến mức em không làm sao kiểm soát được. Em gặng hỏi nhưng anh chỉ im lặng và cười: “Em là phụ nữ mà, anh biết là em sẽ đủ tinh tế để nhận ra”.

Ấy vậy mà em chịu cứng. Em tự thấy mình là người vợ tốt, chẳng phải loại “một dạ hai lòng”, em chăm lo cho chồng chu đáo, chẳng có mâu thuẫn gì với nhà chồng. Em cũng thuộc dạng xinh xắn chứ đâu có kém cỏi ai. Vậy mà anh cứ tỏ ra buồn bã khó hiểu.

Hôm rồi anh mới mua cho em một bồ đồ lót có ren rất đẹp, nhưng em lại gói kỹ, cất vào ngăn kéo với lý do: “Mặc đồ này đã hỏng đâu mà thay đồ mới”. Hình như anh tỏ vẻ không hài lòng, nhưng ánh đèn ngủ tối quá nên em cũng chẳng nhìn rõ nét mặt của anh lúc ấy. Vả lại, từ xưa đến giờ em vẫn mặc đồ lót như thế đấy thôi, chả có vấn đề gì cả.

Nhưng ngày hôm sau, em tìm mãi vẫn không thấy những bộ đồ lót cũ của mình đâu. Anh cười cười bảo: “Anh vứt rồi. Nó cũ quá em à. Có cái còn bị mốc nữa. Em mặc bộ mới chẳng phải sẽ đẹp hơn sao?”. Máu giận trong người em sôi lên. Với em, hành động đó của anh chẳng khác gì một sự xúc phạm. Em lao đến anh như một con hổ cái bị thương, và lần đầu tiên trong suốt quãng thời gian sống chung, chúng ta đã cãi nhau một trận tơi bời.

Trong phòng ngủ, em nằm gặm nhấm nỗi buồn của một người vợ bị chồng xúc phạm. Em không hiểu tại sao anh lại làm vậy. Những bộ đồ đó quả thực quá xấu xí hay sao? Hay do từ trước đến giờ những gì em làm đều khiến anh không vừa mắt, kể cả áo quần em mặc trên người? Ý nghĩ đó khiến em hoàn toàn thất vọng về anh. Em không muốn nghe anh giải thích bất kỳ điều gì. Em lấy bộ đồ lót mới vứt ra giữa ghế sô pha ngay trước mặt anh. Em không muốn mặc thứ đó. Bởi với em, trước khi là vợ anh thì em phải là chính mình cái đã.


Dù sao thì sau lần ấy, em cũng đã biết chăm sóc cho cuộc sống gối chăn của vợ chồng mình hơn. (Ảnh minh họa)

Nhiều ngày sau đó, em không muốn nhìn mặt anh. Em cảm thấy anh giống như một người xa lạ chứ không phải là người đã từng đầu gối tay ấp với em. Ý nghĩ anh buồn rầu vì cảm thấy em “xấu xí” trong những bộ đồ đó khiến trái tim em bị bóp nghẹt. Chẳng lẽ anh chỉ yêu em đến chừng đó thôi sao?

Anh nói xin lỗi và đòi giải thích nhiều lần nhưng em vẫn không muốn tha thứ. Em đã nghĩ đến chuyện ly dị. Cho đến một hôm, em vô tình đọc được một bài viết về underwear, em mới thấy chạnh lòng. Phải chăng em đã quá thiếu tinh tế? Bởi những bộ đồ lót anh vứt vào sọt rác đều có “tuổi thọ” trên 2 năm và chẳng có kiểu dáng hấp dẫn như hình ảnh đăng trong bài viết, lại còn mốc thếch nữa chứ. Có lẽ đã rất nhiều lần anh phải “chịu đựng” em khi em khóac lên mình những bộ đồ lót thiếu gợi cảm đến thế! Có lẽ anh cũng đã giảm đi rất nhiều ham muốn khi “gần gũi” em như thế?

Hôm rồi anh vắng nhà, em đã lặng lẽ lôi bộ underwear mà em biết anh đã để lại vào ngăn kéo cũ ra ngắm nghía và ướm thử. Em thật sự bất ngờ khi thấy mình trong gương. Những đường cong mà em đã “bỏ quên” trong nhiều năm giờ đây dường như hiện ra rõ ràng hơn bao giờ hết. Và giây phút ấy, em cũng nhận ra một điều rằng, mình rất đẹp.

Lần đầu tiên sau nhiều ngày làm mặt lạnh với anh, em đã ngồi lại nghe anh nói chuyện như trước kia. Tiếng anh nhỏ nhẹ: “Anh biết mình đã hành động sai. Lúc đó, anh chỉ nghĩ nếu mình vứt đi, em sẽ mặc bộ đồ mới, em sẽ đẹp và gợi cảm hơn mà thôi. Nhưng dù sao thì anh cũng đã hành động thiếu suy nghĩ”. Sự tự ái trong em bây giờ đã hết, bởi em thấy mình mới là người thiếu sự nhạy cảm trong chuyện này.

Bây giờ ngồi nghĩ lại, em vẫn thấy mình là một người vợ may mắn. Nếu như lần đó, anh không vứt mấy bộ đồ ấy, thì không biết đến bao giờ em mới tự tay bỏ nó? Nếu như lần đó anh cứ im lặng mãi và đi mua đồ lót tặng cho người phụ nữ khác, không biết em sẽ như thế nào? Dù sao thì sau lần ấy, em cũng đã biết chăm sóc cho cuộc sống gối chăn của vợ chồng mình hơn. “Underwear luôn có một “quyền lực vô hình” trong đời sống lứa đôi” –  giờ thì em tin và sẽ không bao giờ quên điều này.

Meo.vn (Theo Eva)

7 bí quyết chăm sóc da ngày đèn đỏ

Với chị em phụ nữ, ngày "đèn đỏ" là ngày khiến họ rất khó chịu và mệt mỏi, nhiều chị em còn phải chịu những cơn đau bụng kinh khủng.

Bên cạnh đó, làn da trong thời kỳ này rất khó “chiều”, vì vậy bạn cần có chế độ chăm sóc da đặc biệt nếu không muốn những “nụ hoa” ghé thăm gương mặt bạn mỗi tháng nhé.

1. Làm sạch da trước ngày đèn đỏ

Tước thời kỳ “đèn đỏ” khoảng 5- 10 ngày bạn nên tăng cường chế độ chăm sóc và làm sạch da.

Bắt đầu vài tuần trước khi "đèn đỏ" ghé thăm bạn nên làm sạch da bằng loại mặt nạ làm sạch sâu, giúp bài trừ tận gốc các chất dư thừa trong lỗ chân lông.

2. Vệ sinh da vào ngày đèn đỏ


Trong kỳ đèn đỏ không nên sử dụng quá nhiều sản phẩm làm sạch da, đặc biệt là các loại sản phẩm khử chất sừng cho da. Lời khuyên của chúng tôi là nên dùng loại sản phẩm làm sạch da có khả năng bổ sung nước.

3. Giữ ẩm cho da

Vào những ngày này, làn da bạn rất nhạy cảm, vì vậy bạn chỉ cần chọn một vài mặt nạ dưỡng da hoặc kem dưỡng da nhẹ nhàng, có tác dụng bổ sung nước.

4. Chống nắng cho da

Giai đoạn này, làn da rất dễ chịu ảnh hưởng của tia từ ngoại. Do đó, khi ra ngoài, chị em cần chú ý chống nắng, và tốt nhất nên hạn chế dùng mỹ phẩm để tránh mọc các nốt thâm nám.

5. Chế độ dinh dưỡng

Hãy chú ý đến chế độ ăn uống của mình: không nên ăn những thức ăn có chất kích thích như ớt, nước đá, cà phê… và những loại thức ăn sử dụng nhiều dầu để chế biến như chiên dán... Bạn nên ăn nhiều thức ăn có chứa hàm lượng sắt cao như: rau củ, tinh bột…

6. Hãy vận động

Nếu bạn không quá đau bụng, hãy tập thể dục hoặc đi bộ, nó giúp bạn thư giãn và giảm mệt mỏi trong những ngày này.

7. Tránh tắm bồn

Trong giai đoạn này không nên tắm bồn, tránh để nước bẩn xâm nhập vào âm đạo gây viêm nhiễm.

Meo.vn (Theo alobacsi)

Âm nhạc giúp phát triển trí tuệ của bé từ trong bụng mẹ

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: cho bé nghe nhạc từ khi còn trong bụng mẹ sẽ phát triển trí tuệ của bé sau này.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi trường ĐH California ở Irvane cho biết nhạc Mozart có thể tác động đến khả năng toán học và không gian của trẻ. Trên Thời báo LA (11/9/1998) có một bài phóng sự về nghiên cứu thần kinh - sinh học đã chỉ ra “Không thể phủ nhận rằng có một môn gọi là sinh học của âm nhạc”. Âm nhạc được sinh ra là để đóng vai trò tích cực đối với tương lai của y học.

Vậy các mẹ nhớ cho bé nghe nhạc nhé! Thai nhi giai đoạn này cần nghe nhạc hơn hết vì âm nhạc sẽ thúc đẩy sự hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, khả năng sáng tạo và biểu lộ cảm xúc. Các mẹ bầu cần chú ý phối hợp đồng bộ các tác dụng của từng loại nhạc để mang lại cho bé sự yêu thương ngọt ngào nhất.

Sử dụng tai nghe nào để tốt nhất cho bé?

Trên thị trường hiện có rất nhiều nhãn nhiệu tai nghe dành cho các bà bầu, từ loại theo kiểu headphone cổ điển cho đến các loại 2 loa công xuất cao, 4 loa, 6 loa công xuất cao.

Sử dụng loại tai nghe này có thể được, tuy nhiên khiến các bà mẹ mỏi tay và không thể làm việc khác.

Các bà mẹ không có kiến thức về sản phẩm tai bầu nên hay mua nhầm tai nghe có túi bằng chất liêu vải thô, cứng gây khó chịu khi sử dụng. Hoặc tâm lý các bà mẹ đều nghĩ nên chọn cho con mình một loại tai nghe thật to hoặc tai nghe có nhiều loa, điều này hoàn toàn sai lầm. Thai nhi từ tháng thứ 5 rất nhạy cảm với âm thanh nên dùng các loại tai nghe này khiến bé dễ giật mình, tuy vậy trên thị trường vẫn xuất hiện đâu đó loại sản phẩm này.

Thế chọn loại tai nghe như thế nào, nhãn hiệu nào là hợp lý và chất lượng?

Chúng tôi đề cử tai nghe có xuất xứ từ USA đó là tai nghe nhãn nhiệu BabyZonic. Đặc biệt của loại tai nghe này là sản phẩm có 2 loa nằm 2 bên túi với âm thanh được thiết kế theo tiêu chuẩn dành cho bà bầu, âm trong, từ tính thấp.

Đầu cắm tai nghe theo chuẩn 3,5mm phù hợp với tất cả các loại máy nghe nhạc, điện thoại, máy vi tính. Phần thân túi gồm có 3 khoang, 2 khoang nhỏ 2 bên dùng để đặt tai nghe, 1 khoang lớn ở giữa dùng để đặt máy nghe nhạc, điện thoại hoặc bất kì thứ gì có thể phát ra nhạc chất lượng tốt. Túi được thiết kế đặc biệt bằng chất liệu sợi bông mô phỏng theo lông cừu mang lại cảm giác êm ái tương đương mà giá thành sản xuất thì rẻ hơn, thân túi có đai đeo quanh bụng có thể chỉnh được kích cỡ phù hợp với từng bà bầu. Cũng chính vì sử dụng đai đeo linh hoạt nên các bà bầu có thể sử dụng bất cứ ở đâu như ở cơ quan, khi nấu ăn, khi đi dạo.

Sử dụng tai bầu BabyZonic như thế nào mới đúng cách?

Một ngày nghe 3- 4 lần (mỗi 1 lần là 15-20 phút), như vậy một ngày bạn nên cho bé nghe khoảng 1h. Khi cho thai nhi nghe nhạc, bạn nên chú ý đến thời gian và âm lượng của tai. Đừng cho bé nghe nhiều hoặc to quá, bé sẽ không chịu đâu!

Kết luận: Các bà mẹ khi muốn cho bé nghe nhạc hãy nhớ sử dụng duy nhất sản phẩm BabyZonic, nhãn hiệu đã được đăng kí bảo hộ trên toàn cầu và được các nước phương Tây ưa chuộng.

Không phải loại nhạc nào cũng có thể kích thích được trí tuệ của trẻ. Khi mua sản phẩm bạn được tặng kèm 1CD nhạc chọn lọc đặc biệt cho bé bao gồm nhiều thể loại của Mozart và Beethoven.

Sản phẩm có giá 750.000đ, khi sử dụng nếu vì một lý do nào đó tai nghe của bạn không thể nghe được, bạn sẽ được nhà cung cấp đổi mới ngay trong vòng 12 tháng, thật là tiện lợi cho các mẹ đúng không nào!

Meo.vn (Theo Eva)