Lưu trữ cho từ khóa: chứ không phải

Cùng bệnh viện FV “giúp con ăn ngon ăn vui”

Nhà tâm lý lâm sàng Trần Thị Hồng Nhi, bệnh viện FV, chia sẻ bí quyết hiểu tâm lý trẻ theo từng giai đoạn để giúp trẻ ăn ngon

Làm thế nào để trẻ ăn ngon – ăn vui?

“Khá nhiều bé có biểu đồ phát triển cân nặng và chiều cao hoàn toàn bình thường nhưng vẫn được cha mẹ đưa đi khám dinh dưỡng và khám tâm lý thường xuyên vì cho rằng bé mắc chứng lười ăn hay bị suy dinh dưỡng. Vậy là phụ huynh có ‘bệnh’ chứ không phải trẻ!” – Nhà tâm lý lâm sàng Trần Thị Hồng Nhi chia sẻ một cái nhìn mới về việc kết hợp liệu pháp tâm lý trong điều trị chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ tại Bệnh viên FV.

Chuyện ăn của cha mẹ ảnh hưởng tới con thế nào?

Có một thực tế là nhiều cha mẹ chỉ tầm thước nhưng cứ mong con cao bằng hoặc cao hơn các bạn cùng lứa nên dẫn trẻ đi khám dinh dưỡng liên tục (dù rằng chỉ số chiều cao của trẻ hoàn toàn bình thường). Đó là “bệnh” của cha mẹ. Có cha mẹ thì lại tổ chức bữa ăn cho trẻ dựa trên những trải nghiệm ăn uống của chính mình, cứ ép con ăn món ăn mình thích. Chuyên gia Hồng Nhi, bệnh viện FV, nhấn mạnh: “Thức ăn cung cấp dưỡng chất để trẻ lớn lên, và thức ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển tâm lý và vai trò xã hội của trẻ. Cha mẹ rất nên can thiệp và giúp trẻ xây dựng thái độ tích cực với ăn uống. Tuy nhiên, trước hết, cần xác định những vấn đề trẻ gặp phải trong ăn uống là vấn đề của trẻ hay của chính phụ huynh.”

Bác sĩ Hồng Nhi khoa tâm lý lâm sàn bệnh viện FV (Pháp Việt) (Ảnh do bệnh viện FV cung cấp)

Rất ít trẻ ăn đúng như những gì cha mẹ muốn. Về cơ bản, trẻ từ 1 – 3 tuổi không hiểu khái niệm thức ăn tốt như người lớn. Trẻ có thể “phiên dịch” đồ ăn tốt là đồ ăn mẹ của bạn hàng xóm nấu và đang đút cho bạn ấy ăn. Trẻ cũng không phân biệt được cảm giác no đói mà thường ăn theo “tình cảm” nhiều hơn, như ăn nhiều hơn khi đua với bạn, hoặc không ăn vì không thích màu sắc… Phản ứng của trẻ với các bữa ăn và các loại thực phẩm cũng thay đổi theo từng giai đoạn, nhưng đều có điểm chung là chúng đều muốn ăn uống tự do, chán ăn cơm nhưng lại thích ăn gà rán, khoai tây chiên và kẹo…

Khi nào nên cho trẻ gặp khó khăn trong ăn uống gặp chuyên gia tâm lý

• Khi trẻ không đạt chuẩn về chiều cao, cân nặng, trẻ ăn quá lâu, quấy khóc nhiều, quậy phá nhiều khi đến giờ ăn.

• Khi không khí bữa ăn quá nặng nề và cha mẹ cảm thấy hoàn toàn bất lực với chứng biếng ăn ở trẻ.

Có nên cho trẻ ăn theo ý mình?

Ăn uống không chỉ là đơn thuần cho thức ăn vào miệng. Có thể thấy ở trẻ nhỏ, ăn uống và tình cảm không tách rời, và nguyên nhân của việc ăn uống khó khăn của trẻ đôi khi là do những vấn đề về mặt tình cảm, tâm lý.

Vậy trong “cuộc chiến” tại bàn ăn, đâu là quyền bính của cha mẹ để giúp trẻ “ăn ngon”, đâu là giới hạn sự tự do của trẻ để trẻ “ăn vui”? Nhà tâm lý lâm sàng Hồng Nhi giới thiệu một vài tư vấn riêng đang áp dụng tại Bệnh viện FV:

- Cha mẹ quyết định trẻ ăn gì (chọn những món có giá trị dinh dưỡng cho trẻ), còn trẻ sẽ tự quyết ăn bao nhiêu.

- Cha mẹ chuẩn bị một thực đơn duy nhất cho cả nhà trong mỗi bữa ăn (khi trẻ đã đủ tuổi ngồi ăn chung với người lớn). Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng gia đình, và sau này là xã hội có những quy tắc, quy định và trẻ cần tôn trọng những giá trị này. Tuy nhiên, đối với những món trẻ cương quyết không ăn, cha mẹ có thể đề nghị trẻ nếm thử 1 miếng, nếu vẫn không thích thì có quyền không ăn món đó.

Bác sĩ Hồng Nhi đang tư vấn cho một thai phụ về tâm lý trẻ theo từng giai đoạn để giúp trẻ ăn ngon (Ảnh do bệnh viện FV cung cấp)

Ngoài ra, để xây dựng thái độ tích cực với việc ăn uống và giúp trẻ “ăn vui”, chuyên gia Hồng Nhi bệnh viện FV khuyên cha mẹ nên:

- Cho trẻ đi chợ, cùng tìm hiểu các loại thực phẩm và cùng nấu nướng: trẻ sẽ thích thú khi khám phá một con cá đang bơi khác với đĩa cá đã chế biến thế nào…

- Giúp con đánh thức khẩu vị: khuyến khích trẻ nếm và mô tả đồ ăn bằng giác quan (nhìn thấy đẹp, sờ thấy mềm, ngửi thấy thơm, nếm thấy ngọt…); không nên để con dùng từ “Thích” hay “Không thích” khi mô tả về một món ăn mới.

- Duy trì bữa cơm gia đình đầm ấm và nhẹ nhàng bằng các “trò chơi”: ví dụ đố bé đoán xem nhai món này sẽ xảy ra điều gì trong miệng, hoặc đố bé tìm được hạt của quả nho trong miệng…

Cha mẹ đặc biệt cần tránh dùng món ăn này làm phần thưởng cho món ăn khác, chẳng hạn hứa với bé ăn hết chén cơm sẽ thưởng đùi gà rán, điều này sẽ càng làm trẻ hiểu sai khái niệm “đồ ăn tốt”. Tránh “ăn cho mẹ vui”, “ăn rồi mẹ thương” vì trẻ sẽ nhầm lẫn cảm giác muốn ăn và muốn được cưng nựng.

“Không có em bé hoàn hảo như trong quảng cáo, và trẻ ăn ngon ăn vui không có nghĩa là phải ăn nhiều, ăn cho cả bố mẹ,” chuyên gia Hồng Nhi bệnh viện FVtổng kết về phương pháp của mình.

Nhà Tâm lý lâm sàng Trần Thị Hồng Nhi tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý lâm sàng và bệnh lý tại trường Đại Học Bretagne Occidentale, Pháp vào năm 2008. Hiện cô là nhà chuyên môn phụ trách toàn bộ các ca tâm lý lâm sàng tại Bệnh viện FV, đồng thời là giảng viên tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học Quốc tế, thuộc khối Đại học Quốc Gia.

Yêu sách khi ‘yêu’

Đưa chồng “lên đỉnh” để vòi vĩnh

Cho tới giờ, không biết bao lần Hoa được dịp hãnh diện với bạn bè, đồng nghiệp vì những món đồ hàng hiệu đắt tiền mà cô được chồng mua tặng. Mọi người ai cũng xuýt xoa, khen Hoa tốt số lấy được anh chồng chiều vợ hết mực. Còn Hoa, cô lúc nào cũng đắc thắc vì nghĩ rằng mình nắm được chiêu “tuyệt mật” để sai khiến chồng. Hoa thường tìm mọi cách để khiến chồng “lên đỉnh” và sau đó vòi vĩnh chồng. Nhưng có lẽ cô không biết được rằng mình đang đẩy chồng xa dần khỏi sự yêu thương vì những “chiêu trò” trong phòng ngủ.

Kinh tế của vợ chồng Hoa chỉ được coi là tạm ổn. Lương hàng tháng của hai vợ chồng nếu biết ăn tiêu, chắt bóp cũng dư giả một chút. Nhưng vốn bản tính thích sành điệu, thích được hãnh hãnh diện với bạn bè nên Hoa luôn muốn được sở hữu những món đồ đắt tiền, để thể hiện đẳng cấp. Tất nhiên sẽ không phải là đơn giản để Hoa mua được chúng nếu không có sự “hỗ trợ” từ phía chồng. Và đó là lí do Hoa biến những cuộc “yêu” của hai vợ chồng thành các cuộc “ngã giá” có lợi cho mình.

Biết chồng là người không bao giờ thất hứa, bởi vậy, Hoa thường lợi dụng mỗi khi “yêu” để tranh thủ vòi vĩnh chồng mua cho những món đồ cô thích. Bình thường, chắc hẳn Hoa không dễ gì khiến chồng gật đầu đồng ý mua những chiếc túi xách, những bộ váy hàng hiệu đắt đỏ bằng gần cả tháng lương của anh. Nhưng Hoa biết, mỗi khi trên giường, chồng cô thường rất chiều chuộng cô. Lợi dụng điều này, Hoa học đủ mọi cách, tham khảo mọi nghệ thuật phòng the để làm cho chồng thỏa mãn và sung sướng nhất có thể. Nhưng mục đích cô làm như vậy không phải là để mang tới cho chồng những phút giây hạnh phúc, thăng hoa, để tình cảm vợ chồng thêm gắn bó mà là để khi chồng ngất ngây trong cảm xúc Hoa tranh thủ xin xỏ.

 

 Chồng méo mặt vì trót hứa mua đồ hàng hiệu cho vợ trong lúc “yêu” (Ảnh minh họa)

Hoa cứ nhằm lúc chồng vừa lên đỉnh xong, cảm giác sung sướng còn chưa kịp dứt để gạ gẫm. Khi thì là chiếc túi đắt tiền, lúc lại là đôi giày hàng hiệu. Mà một khi đàn ông đang ở tột cùng sung sướng, lẽ nào còn đủ minh mẫn, để phân định xem nên hay không trước một yêu cầu “cỏn con” đó của vợ – người vừa cho mình những cảm giác thăng hoa. Nhưng sau mỗi cái gật đầu không kiểm soát đó, chồng Hoa đều phải ngậm ngùi chi một khoản tiền không nhỏ để thực hiện lời hứa với vợ.

Lấy chuyện “yêu” bắt chồng làm việc nhà

Cũng là một câu chuyện về việc chị em ra “yêu sách” với chồng khi “yêu” nhưng Nhàn lại vì một mục đích hoàn toàn khác. Vốn là một cô tiểu thư con nhà giàu nên Nhàn rất lười làm việc nhà. Bởi thế khi lấy chồng, không còn được chiều chuộng như hồi ở nhà nên Nhàn thấy rất mệt mỏi. Cuối cùng, cô nghĩ ra một tuyệt chiêu: dùng “chuyện ấy” để đổi lấy sự an nhàn.

Mỗi tối, khi đã xong xuôi mọi công việc, Nhàn thường lựa bồ đồ gợi cảm nhất để “dụ” chồng. Nhìn thấy sự quyến rũ của vợ, chồng Nhàn ôm lấy vợ thì thầm gợi ý chuyện “yêu”. Chỉ đợi có vậy, Nhàn bắt đầu “diễn xuấ”t: “Thôi, em mệt lắm, cả ngày làm bao nhiêu là việc, còn sức đâu mà yêu với đương gì nữa. vả lại mai còn một đống công việc chờ em nữa kìa. Em chịu thôi”. Nhàn biết, khi chồng đang hưng phấn, tất nhiên điều mà anh nói sẽ là: “Thôi được rồi, vợ cứ “chiều” chồng đi, mai có việc gì, chồng làm cho hết”.

Thế là coi như kế hoạch của Nhàn đã thành công. Ngày hôm sau, dù rất bận rộn với công việc nhưng tan làm, chồng Nhàn phải vội vã về để làm tất cả mọi việc mà hôm qua trong phút giây “không hiểu nổi mình” anh đã trót hứa. Trong khi chồng tất bật để làm mọi việc sau một ngày bận rộn ở cơ quan thì Nhàn nằm trên ghế sofa để buôn chuyện với cô bạn gái về chiến tích đáng tự hào của mình.

 

Ra yêu sách chồng làm việc nhà mới cho “yêu” (Ảnh minh họa) 

“Gậy ông lại đập lưng ông”

Sau một vài lần thành công “trót lọt” với kế hoạch của mình, có lẽ Hoa và Nhàn không bao giờ nghĩ tới việc có ngày lại bị chính những “yêu sách” đó hại lại.

Trở lại với câu chuyện của Hoa: Những lần đầu tiên áp dung “yêu sách” đó, chồng Hoa không đoán ra được ẩn ý của cô. Anh chỉ đơn giản nghĩ rằng vợ là phụ nữ, thích những món đồ đó là bình thường nên thi thoảng chiều vợ một chút. Nhưng rồi, khi cái quy luật ấy cứ lặp đi lặp lại, hễ lần nào muốn mua một món đồ gì đó là y như rằng Hoa tung hết mọi bí quyết có thể ra để “chiều” chồng còn nếu không cô chỉ qua loa đại khái cho xong đã khiến chồng Hoa nhận ra tất cả.

Gần một tháng nay hầu như chồng cô không thèm ngó ngàng gì tới vợ. Hoa càng cố chờ đợi thậm chí là mời gọi thì cô vẫn chỉ nhận về sự lạnh lùng của chồng. Cho tới khi anh nói suy nghĩ của mình, Hoa mới biết được sai lầm của mình: “Anh sợ không có tiền để chi trả cho những cuộc “yêu” với vợ. Anh biết, là phụ nữ em cũng có thể thích những món đồ đó. Nhưng đừng vì thế mà biến việc gần gũi giữa hai vợ chồng thành một cuộc trao đổi, mua bán như vậy. Em có thể đề nghị với anh vào một thời điểm khác, chứ không phải là khoảng không gian dành cho hai vợ chồng. Dường như trong khi “yêu” điều em nghĩ tới không phải là phú giây hạnh phúc của hai vợ chồng mà thứ chiếm lĩnh suy nghĩ em là làm thế nào để khiến anh đồng ý với điều mà em thích. Điều đó làm anh có cảm giác, tình yêu và “chuyện ấy” với em chẳng có ý nghĩa gì cả. Nó làm anh không còn hứng thú để yêu đương”.

Nghe những lời chồng nói, Hoa vừa cảm thấy có lỗi, vừa thấy xấu hổ cho những hành động của mình. Cô chợt hiểu ra rằng, tình dục là nơi thăng hoa của cảm xúc và đừng đưa bất cứ một động cơ hay sự tính toán nào vào khoảnh khắc đó bởi vì nó có thể làm tan vỡ tình cảm vợ chồng.

Còn với Nhàn, cô cũng phải hứng chịu một điều tương tự. Khi chồng Nhàn mệt lử với những công việc nhà do hứa với cô tạo ra, anh cũng chẳng còn hơi sức đâu để “yêu” cùng vợ nữa. Báo hại, khi Nhàn có ham muốn, chồng cô lại liên tục khước từ vì quá mệt mỏi khiến cô chẳng thể nào được thỏa ước nguyện. Cuối cùng để có được đời sống tình dục trọn vẹn, Nhàn lại phải quay trở về với vị trí của mình, san sẻ cùng chồng những công việc trong gia đình thay vì đùn đẩy hết cho chồng: “Công việc gia đình không quá vất vả nhưng vì muốn đùn đẩy cho chồng nên mình đã nghĩ ra kế đó để rồi sau này gậy ông đập lưng ông. Giờ thì mình đã hiểu ra mọi chuyện vì thế hai vợ chồng lại có những phút giây hạnh phúc thật sự bên nhau” – Nhàn thẹn thùng chia sẻ.

Trong cuộc sống, nhiều khi chị em ngây thơ cho rằng khoảnh khắc chồng đam mê nhất là cơ hội tuyệt vời cho những cuộc thương thảo có lợi cho mình. Nhưng đừng bao giờ mắc phải sai lầm đó. Tình dục là một sự gắn kết tình cảm tuyệt vời giữa hai vợ chồng, vì vậy đừng để những tính toán thiệt hơn xen vào quãng thời gian hạnh phúc đó nếu không muốn giữa hai vợ chồng có một khoảng cách.

 (Theo Eva)