Lưu trữ cho từ khóa: chống táo bón

Công dụng ít người biết về dầu ô liu

Dầu ô liu được chiết xuất từ quả ô liu, từ nhiều thế kỷ qua được sử dụng rất phổ biến ở vùng Địa Trung Hải. Không chỉ ngon, dễ sử dụng, dầu ô liu còn rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp.

Dưới đây là những công dụng hữu ích của dầu ô liu được đầu bếp Thanh Hòa (TP HCM) chia sẻ:

dau-oliu-1[1332088530].jpg
Dầu ô liu được nhiều chuyên khuyên dùng vì có lợi cho sức khỏe. Ảnh: H.T.

Giá trị đối với sức khỏe

- Tốt cho tiêu hóa: Trước khi ăn tiệc nên dùng vài quả ô liu cho món khai vị giúp tráng dạ dày mà không làm no. 

- Phòng bệnh ung thư: Trong dầu ô liu có chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn nhất và các chất chống oxy hóa - những thành tố có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết, một trong những căn bệnh phổ biến và gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

- Giúp hạ huyết áp: Các axit béo, chất chống oxy hóa và silicium có trong dầu ô liu giúp cân bằng hàm lượng cholesterol và bảo vệ động mạch, làm khỏe hệ tim mạch.

- Chống táo bón: Có thể sử dụng từ một đến hai muỗng cà phê dầu ô liu để uống vào lúc sáng sớm trước bữa điểm tâm, có tác dụng chống táo bón, thích hợp với người ít vận động.

Làm đẹp với dầu ô liu

Dầu ô liu không chỉ là loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn có tác dụng rất tốt trong việc chăm sóc sắc đẹp.

- Dưỡng môi: Môi bạn khô và thường bị nứt? Hãy thoa chút dầu ô liu lên môi, tốt nhất là trước khi đi ngủ, thực hiện đều đặn sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng này.

- Chăm sóc tóc: Dầu ô liu có thể giúp hạn chế tóc gãy, tóc gàu, cho bạn mái tóc bóng sáng, suôn mềm. Để tóc và da đầu khỏe mạnh, bạn hãy xoa đều dầu ô liu lên mái tóc và da đầu, để dầu thấm trong khoảng 15-30 phút. Ngoài ra, bạn có thể chăm sóc tóc bằng công thức đặc biệt như sau: 1 thìa súp dầu ô liu, 1 lòng trắng gà, 1 thìa nước cốt chanh và 1 ít bia. Trộn đều hỗn hợp trên rồi thoa lên tóc. Để trong 5 phút cho hỗn hợp ngấm rồi gội sạch bằng nước lạnh.

- Chăm sóc cho làn da: Nếu da có nhiều vết sạm, nám hoặc tàn nhang, bạn hãy dùng một miếng gạc nhúng vào oxy già nồng độ 30%. Đặt miếng gạc lên vùng da đó trong 3 phút rồi lấy ra và thoa dầu ô liu lên. Các vùng da sậm màu sẽ phai mờ đi sau thời gian ngắn. Bạn cũng có thể thoa đều dầu ô liu lên cơ thể trước khi tắm sẽ giúp da mượt mà, láng mịn. Ngoài ra có thể dùng nửa trái chanh tươi thấm thêm dầu ô liu rồi thoa lên khuỷu tay bị khô sần trong 5 phút, sau đó rửa sạch sẽ giúp da mềm rất công hiệu.

- Chăm sóc tay và móng tay: Ngâm tay vào chén dầu ô liu trong 30 phút để hạn chế tình trạng móng tay khô, giòn, dễ gãy. Để bảo vệ da tay do thường xuyên rửa chén, hãy thoa lên tay từ 1 đến 2 giọt dầu ô liu sau khi đã rửa sạch và lau khô tay.

Cách bảo quản dầu ô-liu

Không nên để dầu ô liu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao để tránh bị trở mùi. Không những thế, bức xạ nhiệt sẽ phân hủy các chất có lợi cho sức khỏe và chất chống oxy hóa có trong dầu ô liu. Tốt nhất bạn nên chiết dầu vào lọ nhỏ để dùng dần. Phần còn lại bảo quản chỗ mát hoặc tủ lạnh.

Khánh Hòa

Loét dạ dày chỉ nên ăn chuối chín khi no

“Tôi 48 tuổi, tôi bị viêm loét dạ dày – tá tràng. Tôi rất thích ăn chuối tiêu; nhưng nghe nói nó không tốt cho bệnh của tôi. Điều này có đúng không?”.

Trả lời:

Chuối là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Chỉ một quả chuối cỡ trung bình (nặng khoảng lạng rưỡi) đã cung cấp 5% năng lượng, 10% kali và hơn 10% vitamin C cho nhu cầu dinh dưỡng của người trưởng thành, có cân nặng và mức hoạt động thể lực trung bình. Trong chuối còn có nhiều chất xơ mềm giúp nhuận tràng, phòng chống táo bón. Kali, có nhiều trong chuối, giúp làm giảm huyết áp. Như vậy chuối là thực phẩm tốt cho mọi lứa tuổi.

Tuy nhiên, một số người cảm thấy bụng cồn cào sau khi ăn chuối. Biểu hiện này dễ gặp ở những người ăn chuối tiêu còn xanh khi đang đói. Cảm giác cồn cào thường rõ hơn ở những người đang mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Để tránh hiện tượng này, những người có bệnh dạ dày – tá tràng như bạn có thể chuyển sang ăn các loại chuối khác, chọn chuối chín vừa và chỉ nên ăn chuối khi no.

Bệnh dạ dày – tá tràng có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm như thủng dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa hoặc ung thư. Bạn cần đến các cơ sở y tế để khám, nội soi dạ dày và sớm điều trị bệnh này.

BS. Nguyễn Thanh Tuấn, Sức Khỏe & Đời Sống

4 món chống táo bón ở thai phụ

Trong lúc mang thai, phụ nữ rất dễ bị táo bón. Một số món ăn sau đây (theo lương y Phạm Như Tá) có công dụng chống táo bón.

4 món chống táo bón ở thai phụ Cháo cá chép

Theo y học cổ truyền, cá chép có vị ngọt, tính bình, có công dụng an thai, thông sữa, giảm ho suyễn, lợi tiểu, tiêu phù thủng…

  • Nguyên liệu: Một con cá chép khoảng nửa kg (chọn cá tươi, còn sống), 100 gr gạo tẻ loại ngon, 30 gr hạt sen, 30 gr vị thuốc nhục thung dung, 10 gr sa nhân và các gia vị hành, ngò, mắm, muối, tiêu, bột nêm…
  • Chế biến: cá chép làm sạch vảy, bỏ nội tạng bên trong, gạo vo sạch để sẵn, sa nhân giã dập. Cho nhục thung dung và sa nhân vào nồi cùng nửa lít nước nấu khoảng 15 phút, gạn lọc lấy nước thuốc đó rồi cho tiếp cá, gạo, hạt sen vào nấu đến khi vừa chín tới, nêm nếm các gia vị vừa ăn. Ngày dùng hai lần, dùng thường xuyên, thích hợp trong thời gian mang thai.

Món cháo cá chép này có tác dụng chủ trị tình trạng ăn ngủ kém, an thai và chống táo bón…

Cháo khoai lang

  • Nguyên liệu: 100 gr khoai lang, 50 gr gạo tẻ loại ngon
  • Cách chế biến: khoai lang gọt sạch vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ dạng hình hạt lựu, gạo vo sạch. Cho cả hai vào cùng một lượng nước vừa đủ nấu đến chín. Ngày dùng hai lần, có công dụng nhuận trường, chống táo bón.

Vừng đen và cùi quả hồ đào

  • Nguyên liệu: Vừng (mè) đen và cùi quả hồ đào (hai thứ lượng bằng nhau), một ít mật ong
  • Cách làm: Rang vừng đen và cùi quả hồ đào, tán thành bột. Mỗi ngày dùng hai muỗng cà phê bột của hai loại trên hòa với nước sôi và một ít mật ong để uống sẽ có tác dụng chữa táo bón.

Chuối tiêu và táo

Dùng chuối tiêu chín bỏ vỏ, hoặc táo (rửa sạch) ăn vào mỗi buổi sáng và tối lúc bụng đói, sẽ có công dụng chữa táo bón…

Theo Mẹ Yêu Con

8 cách bổ sung chất xơ

Bạn biết rằng chất xơ giúp chống táo bón, giảm cholesterol, viêm ruột kết, ung thư ruột kết, bệnh trĩ; tốt cho người tiểu đường; giúp kiểm soát cân nặng…. nhưng bạn chẳng biết thực phẩm nào nhiều chất xơ? Dưới đây là một số cách bổ sung chất xơ hiệu quả.

1. Thêm món sa lát

Thay vì khoai tây chiên, hãy chọn hoặc làm món sát xà lách – cà chua và thêm vài lát dưa chuột. Đây đều là những thực phẩm giàu chất xơ.

2. Đổi bánh mỳ ngũ cốc

Thay vì bánh mỳ trắng, hãy chọn bánh mỳ màu. Như vậy, mỗi lần ăn món nướng kèm bánh mỳ hay sandwich, cơ thể đã được bổ sung thêm chất xơ.

3. Hoa quả tươi cho bữa phụ

Các loại quả tươi như táo, lê, kiwi, xoài và mận đều rất giàu chất xơ. Vì vậy, hãy đặt vài miếng táo, vài quả mận… ở trên bàn làm việc hay trong cặp sách để nhấm nháp trong bữa phụ.

4. Thêm vài quả dâu

Các loại quả họ dâu đều rất thích hợp trong các món sa lát mùa hè hay ly sữa chua. Vài quả dâu đất ngọt không chỉ làm tăng hương vị của món ăn mà còn bổ sung thêm chất xơ tốt cho cơ thể.

5. Đổi món cơm

Vào một bữa tối trong tuần, thay vì ăn cơm nấu từ gạo trắng hãy thay bằng gạo cẩm.

6. Nhấm nháp các loại đỗ hạt

Canh đỗ, đỗ khô chế biến kiểu snack đều rất giàu chất xơ. Đây là một món ăn phụ lý tưởng.

7. Quả khô

Các loại quả khô như mận, mơ rất giàu chất xơ và cách trị chứng hảo ngọt hữu hiệu.

8. Đĩa rau màu sắc trong mâm tiệc

Mỗi buổi tiệc, bên cạnh các món thịt cá tôm bổ dưỡng, hãy làm một khay gồm các loại rau tươi như cà rốt, cần tây, dưa chuột và cà chua. Đây là những loại rau giúp các món ăn giàu dinh dưỡng bớt ngán và lại rất nhiều chất xơ.

Nhân Hà / Theo ALW