Lưu trữ cho từ khóa: chống nôn mửa

Uống thuốc giảm béo dễ sinh con đồng tính

Trong thời gian mang thai, bà mẹ uống thuốc giảm béo và thuốc chứa thyroxine điều trị chức năng suy tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng đến thế hệ sau, khiến trẻ sinh ra trở thành đồng tính luyến ái.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Kết quả nghiên cứu của giáo sư Eilis cùng đồng nghiệp tại đại học Minot bang North Dakota (Mỹ) cho thấy tỷ lệ những bà mẹ sinh con đồng tính trong thời gian mang thai đã uống hai loại thuốc trên cao gấp 8 lần người khác, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ ănh hưởng đến thai nhi nữ càng mạnh.

Kết quả này cũng chứng minh lý luận cho rằng, xu hướng tính cách giới tính của con người cùng được quyết định bởi nhân tố di truyền và sinh hoá trong giai đoạn đầu mang thai.

Nghiên cứu còn cho thấy, phụ nữ khi mang thai uống một số loại thuốc như dược phẩm chống buồn nôn và chống nôn mửa sẽ cho kết quả ngược lại, có nghĩa là làm giảm tỉ lệ con sinh ra là người đồng tính.

Về vấn đề này, tiến sĩ  Gelan Welson của Hiệp hội nghiên cứu bệnh thần kinh Anh cho biết, loại dược phẩm trên có tác động đến bộ não, đây là nhân tố chính quyết định xu hướng tính cách giới tính.

Ngoài ra, tất cả mọi loại thuốc đều có khả năng đi qua bánh nhau, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, trừ khi do nhu cầu lâm sàng, các bà mẹ trong thời kỳ thai nghén không được tuỳ tiện uống thuốc.

Phương Minh

Theo Dantri

Mứt – món ngon, vị thuốc ngày xuân

Mứt là món ăn truyền thống dùng đãi khách mỗi độ Xuân về. Nếu như bánh chưng - bánh dầy là món không thể thiếu vắng trong ngày Xuân thì mứt cũng như “cái hồn” không thể mất đi của Tết cổ truyền dân tộc. Nếu ta thưởng thức chúng một cách thích hợp sẽ mang lại nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Dưới đây là những tác dụng có lợi cho sức khỏe của một số loại mứt điển hình.

Mứt gừng: ăn từ 10 - 15g mỗi ngày có tác dụng làm ấm người, kích thích tiêu hóa. Mứt gừng có tác dụng giải độc, chống nôn mửa, bụng đầy trướng, đau bụng do ăn uống không điều độ; dùng phòng bệnh viêm đường hô hấp (viêm họng, ho mất tiếng)...

Mứt cà rốt: dùng 30 - 50g/ngày có tác dụng bổ huyết, kích thích tiêu hóa. Dùng cho người ăn khó tiêu, gầy còm, thiếu máu, trẻ em chậm lớn, chậm mọc răng và tiêu chảy kéo dài do thiếu dinh dưỡng. Mứt cà rốt còn chữa được kiết lị mãn tính. Trong cà rốt còn có tiền vitamin A - có tính năng ngăn ngừa khô giác mạc, quáng gà, vết thương lâu lành và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Mứt là món ăn truyền thống đãi khách mỗi dịp xuân về.

Mứt tắc (quất):

giải khát, kích thích tiêu hóa, ngon miệng, tiêu đờm, chống nôn mửa tốt, đồng thời cũng là thuốc giúp giải độc rượu, thuốc lá, chữa ho do phong hàn, các bệnh đường tiêu hóa (đầy tức vùng thượng vị, đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn), đau bụng hoặc sa tử cung sau sinh...

Mứt hồng: hồng nguyên trái ép dẹp sấy khô hoặc là hồng rim đường dùng từ 60 - 100g/ngày, có tác dụng chữa suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng. Khi ăn mứt hồng, đừng vứt vỏ vì vỏ hồng là một vị thuốc tốt chữa ho và bệnh đi tiểu đêm.

Mứt sen: ngày ăn từ 20 - 50g hạt sen vừa bổ, vừa có tác dụng an thần đối với người suy nhược, kém ăn, mất ngủ do stress hoặc do sử dụng nhiều các thứ kích thích như: cà phê, thuốc lá, rượu bia...

Mứt cà chua: nhiều tiền vitamin A dùng cho người suy dinh dưỡng và người lao động trong môi trường nóng bức hay ô nhiễm, có tác dụng giải nhiệt, giải khát và tăng lực. Vỏ cà chua có lycopen là một chất ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Mứt bí: có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải khát, tiêu độc. Cũng vì để làm món mứt bí này mà các bà nội trợ phải chuẩn bị suốt một, hai tháng trước Tết. Từ việc đi mua loại bí đao già có phấn trắng trên vỏ, không sâu, rồi bảo quản cho đến gần Tết mới chế biến, sau đó phải mang phơi nắng. Nhờ sự tỉ mẩn và công phu như vậy mà khi nhấm nháp miếng mứt bí, bạn sẽ “cảm” ngay vị ngọt lịm - mát - đậm đà hương vị Tết...

Mứt còn có tác dụng chữa bệnh.

Mứt đậu phộng:

giá trị dinh dưỡng cao do các chất đạm, đường, béo chứa trong hạt, cung cấp lượng kali, canxi, niacin, magiê... lớn giúp cơ thể tăng cường khả năng chống rét.

Mứt dừa: có tác dụng nhuận tràng, là vị thuốc chống táo bón trong những ngày Tết do ăn nhiều chất đạm. Xứ dừa Bến Tre nổi tiếng món này, sợi mứt dừa nhỏ vừa dẻo vừa thơm ngon, béo ngậy - đặc biệt là món mứt dừa non.

Mứt khoai lang: có tác dụng bồi dưỡng và nhuận tràng, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt, vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lị.

Mứt phật thủ: có tác dụng kích thích hô hấp, chữa ho và kích thích tiêu hóa nếu làm món khai vị. Những người lo âu và tiêu hóa kém nên dùng mứt phật thủ.

Mứt me: có tác dụng nhuận trường nhẹ, nhiều acid sinh học và acid tartrat từ potassium, chống buồn nôn, giải khát và xua tan mệt mỏi, hạ sốt.

Bs. Thu Hương