Lưu trữ cho từ khóa: chống huyết khối

Sữa ong chúa: không phải ai cũng dùng được

Trong một tổ ong, trung bình có 10.000 – 15.000 chú ong thợ và chỉ một nàng ong chúa. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ và giữ mát cho tổ ong, các chú ong thợ còn có chức năng tiết ra một loại dịch đặc biệt làm thức ăn cho nàng ong chúa, loại dịch thể đó được gọi là sữa ong chúa.

Giàu dinh dưỡng...

Sữa có màu trắng hơi vàng, vị ngọt chua, mùi đặc biệt, chứa hơn 20 loại đạm giúp phục hồi và tái tạo tế bào nhất là các tế bào thần kinh, nhiều vitamin và các men giúp hoạt động của bộ máy tiêu hoá được tốt hơn, cùng một số khoáng tố vi lượng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chính vì vậy nó được xếp vào nhóm thuốc bổ cao cấp được dùng cho người già yếu, suy kiệt, trẻ em suy dinh dưỡng, người mới khỏi bệnh, thiếu máu, sản phụ sau sinh hoặc bệnh nhân sau phẫu thuật, đang hoá trị liệu pháp, suy yếu sinh lý. Sữa ong chúa có tác dụng chống oxy hoá tế bào, giúp tế bào trẻ lâu và hấp thu đầy đủ dưỡng khí, năng lượng. Sữa ong chúa còn tăng cường trí nhớ, phòng bệnh Alzheimer, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào nhất là các tế bào gan, giúp phục hồi mô gan, tăng cường thải độc, làm hạ lượng cholesterol và các chất mỡ có hại trong máu, phòng chống vữa xơ mạch máu. Sữa ong chúa được đánh giá cao trong việc bảo vệ và giúp cho các mạch máu gia tăng độ đàn hồi, chống huyết khối và làm loãng máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Gần đây các nhà khoa học còn chứng minh sữa ong chúa chứa insulin giúp ổn định lượng đường trong máu nên có thể dùng cho người tiểu đường.

... nhưng cẩn thận khi dùng

Để dễ dung nạp, nên dùng chung sữa ong chúa và mật ong, mỗi ngày 30 – 60mg, trẻ em 1/2 liều, trong trường hợp theo chỉ định phải dùng liên tục hai, ba tuần thì nên nghỉ một tuần vì sữa ong chúa có hiện tượng tích luỹ. Có thể dùng chung với các thuốc khác, chỉ cách khoảng 1 giờ trước khi uống thuốc. Tuyệt đối không uống chung với bia, rượu, cà phê, khi cơ thể đang sốt vì nó làm gia tăng sự hấp thu các chất độc vào máu và làm gan thận mệt mỏi hơn. Sữa ong chúa có tác dụng hạ huyết áp nên người huyết áp thấp không nên dùng.

DS Lê Kim Phụng
Giảng viên khoa y học cổ truyền, đại học Y dược TP.HCM

Meo.vn (Theo SGTT)

Những loại thuốc có hại cho mắt

Khi dùng thuốc để điều trị một bệnh nào đó của cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ quan thị giác. Có những tác hại có thể thấy ngay, nhưng có những tác hại mang tính nguy cơ tiềm tàng.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Những khuyến cáo sau đây từ các nhà nhãn khoa Mỹ thiết nghĩ sẽ cần thiết cho bạn đọc.

Thuốc gây hại cho võng mạc:

Plaquenil (hydroxchlorriquine sulfat): Là một thuốc thông thường dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp nhưng có thể gây tác hại không hồi phục cho võng mạc.

Clonidin: Thuốc hạ huyết áp cũng có ảnh hưởng tới võng mạc.

Thioridazin: Thuốc chống nhiễm khuẩn có thể gây nên bệnh võng mạc sắc tố.

Tất cả các thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid đều có thể gây các tác dụng phụ, trong đó có đục thủy tinh thể, khô mắt, xuất huyết võng mạc nếu dùng trong thời gian dài. Nhóm này bao gồm các thuốc: aspirin, ibuprofen, ketobufen, naproxen. Ngay cả acetaminophen cũng có thể gây tác hại cho võng mạc.

Các thuốc gây xuất huyết tại mắt:

Tất cả các thuốc giảm đau, kháng viêm không có steroid, thuốc chống trầm cảm enlafaxin, thuốc kháng nấm amphotericin B, thuốc ức chế cholesterase (thường dùng để điều trị Aizheimer), thuốc chống huyết khối pentoxifyline, heparin, coumadin và các thuốc chống đông đường uống khác.

Các thuốc có thể gây glocom hoặc gây tổn hại cho thị giác thần kinh:

Các thuốc chống viêm không có teroid, velafaxin, các dược chất có steroid nếu dùng lâu dài rất nguy hại cho mắt. Vì vậy, khi được kê đơn các loại thuốc này bạn nên dùng thêm các chế phẩm thực phẩm bổ sung có các chất chống oxy hoá cũng như liên lạc thường xuyên với bác sĩ để được giảm liều hay dùng các chế phẩm khác ít có hại hơn cho mắt.

Các thuốc có thể gây đục thủy tinh thể hay làm nặng thêm tình trạng đục thủy tinh thể vốn có:

Các thuốc làm tăng cảm nhận ánh sáng: Chúng hấp thụ năng lượng của ánh sáng và thông qua phản ứng quang hoá nhằm thay đổi cơ chế hoá lý trong các mô. Do vậy, chúng có thể gây hại cho thể thủy tinh và hoàng điểm. Các thuốc sau đây thuộc nhóm gây hại theo cơ chế vừa nêu: các thuốc kháng sinh histamin, thuốc tránh thai, thuốc an thần, nhóm sunfamid, thuốc tiểu đường type 2, thuốc chống động kinh, thuốc chống viêm không có steroid.

Các thuốc gây khô mắt: Các kháng sinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng sinh histamin, thuốc tránh thai, thuốc gây chán ăn.

Thuốc gây tặng cảm nhận ánh sáng: Một vài loại kháng sinh, thuốc chống sốt rét, thuốc kháng histamin, thuốc hạ huyết áp, nhóm glucosid trợ tim…

Thuốc gây viêm kết mạc dị ứng: Các thuốc kháng sinh khi được dùng đường toàn thân cũng như tại chỗ đều có thể gây dị ứng cho mắt. Ví dụ như nhóm penicillin tổng hợp (ampicillin hay amoxicillin) đã bị nhiều người than phiền vì gây đỏ mắt và ngứa mắt. Tetracyclin có thể làm tăng cảm nhận ánh sáng và nhìn mờ. Sulfonamid rất hay gây dị ứng, còn có thể gây xuất huyết tại mắt. Do vậy, khi dùng kháng sinh, ta có thể dùng thêm các chế phẩm sinh học như acidophilus hay bifidus và vitamine C để phòng ngừa tác hại của kháng sinh.

Thuốc làm thay đổi độ trong suốt của giác mạc:

Các thuốc chống sốt rét tổng hợp có thể gây những thay đổi trên giác mạc khiến cảm giác nhìn thấy quầng sáng, chớp sáng hay quá nhạy cảm với anh sáng có thể xuất hiện. Tuy nhiên, nó không gây giảm thị lực. Khi dừng điều trị, những khó chịu trên sẽ biến mất.

Thuốc có thể gây ra nhiều vấn đề cho mắt cùng một lúc.

Các thuốc hạ huyết áp vì gây giảm áp trong hệ thống tuần hoàn, lợi tiểu, dãn mạch.

Digoxin trợ tim đã được dùng từ lâu trong chuyên khoa tim mạch, có thể gây ảo giác, thay đổi sắc thái, gây mù thoáng qua và tăng cảm nhận ánh sáng. Nhóm Amidaron sau này còn gây một bệnh mới trong nhãn khoa đó là bệnh biểu mô giác mạc dạng xoáy.

Các thuốc kháng histamin, thuốc gây chán ăn, thuốc tránh thai đều có thể gây ra chứng đồng tử không đều, khó nhìn gần do hạn chế độ quy tụ của nhãn cầu, khô mắt.

Để khắc phục những tác hại do dùng thuốc nên: Với những thuốc làm tăng cảm nhận ánh sáng, bệnh nhân cần trang bị thêm một đôi kính râm để ngăn cản hoàn toàn tia cực tím của ánh sáng mặt trời.

Nên dùng những sản phẩm chống oxy hoá như vitamine A, C, E, selen, alpha lipolic acid và lutein để làm giảm bớt  tác hại của các thuốc dùng đường toàn thân.

Nên dùng thuốc đông y và dược thảo bởi chúng không có hoặc có rất ít tác dụng phụ.

(Theo Phụ Nữ TPHCM)

Đông y có thể làm giảm cân không?.

Quay về với thiên nhiên là xu hướng chung của thời đại, sử dụng thuốc từ thảo dược giúp ta an tâm hơn vì tính an toàn và không tác dụng phụ.

Quan niệm của Đông Y về béo phì:

Đông y từ 2000 năm trước đã phân loại: nhân hữu phì, hữu cao, hữu nhục tức là có 3 loại người: nhiều mỡ, nhiều xương và nhiều nạc. Với béo phì các lương y thấy có hiện tượng ứ trệ mỡ (gọi là 'đàm')làm cơ thể 'phì' ra và gọi là 'đàm trọc'. Đông y còn chia 'đàm trọc' ra các thể khác nhau để chữa bệnh theo cá thể. Chẳng hạn béo phì thể 'vị thấp nhiệt' có triệu chứng giống như tiểu đường type II, béo phì kèm theo  những biến chứng tim mạch gọi là thể 'khí trệ huyết ứ', béo phì do bộ tiêu hóa và hấp thu tốt làm nặng gánh tỳ vị thì cần kiện tỳ hóa đàm.

Vậy những vị thuốc có tác dụng giảm béo thường được dùng như thế nào?

Vì lý luận của Đông y như vậy nên một bài thuốc được xem là 'giảm béo' thường có những vị cơ bản sau:

Vì có hiện tượng khí trệ huyết ứ nên trong bài thuốc cần có vị hoạt huyết như Đan sâm. Đan sâm ngày nay được nghiên cứu và chứng minh là giảm rối loạn tuần hoàn vi mạch, làm giãn các động mạch và tĩnh mạch nhỏ, mao mạch, tăng tuần hoàn vi mạch. Nếu tiêm tinh chất đan sâm là tanshinon vào mạch máu sẽ làm giảm nhồi máu cơ tim. Đan sâm còn có tác dụng ức chế tiểu cầu, chống huyết khối nhờ các hoạt chất miltiron và salvinon.

Vì có hiện tượng tích mỡ trong cơ thể nên bài thuốc nên có Hà thủ ô. Hà thủ ô được lưu truyền trong dân gian như một vị thuốc cải lão hoàn đồng, chống bạc tóc. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy vị thuốc này giúp chống lão hóa lại làm giảm cholesterol toàn phần, LDL-C(cholesterol xấu), làm giảm triglyceride là mỡ của khối mỡ.

Các vị như Sơn tra, Nghệ cùng phối hợp làm giảm cholesterol và triglycerid. Nghệ với tinh chất là curcurmin vừa có tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương lại còn làm đẹp da, chống lão hóa.

Các vị như Hoàng tinh có tác dụng bổ tỳ vị, giúp bộ tiêu hóa tham gia thải mỡ. Các vị như Bạch phục linh, Trạch tả, cốt khí củ giúp thải những chất ứ đọng qua đường nước tiểu.

Đông y phối hợp các vị thuốc này trên cơ sở như thế nào?

Dù đích của vấn đề là giảm mỡ nhưng kết cấu của bài thuốc Đông y là tạo ra sự cân bằng âm dương. Nếu mỡ tăng tạo ra hiện tượng ứ đọng ấy làm mất cân bằng, khiến cơ thể nóng, mệt mỏi, khó thở, khát nước, thèm ăn, tức ngực…Vì thế song song với những vị thuốc làm tiêu mỡ là những vị thuốc hoạt huyết, tăng đào thải. Nhưng như vậy không có nghĩa là làm nhuận tràng hay lợi tiểu mà vẫn phải đảm bảo bổ tỳ vị, quân bình cơ thể. Vì thế bà con mình thích sử dụng vì 'nó mát' và nếu bài thuốc kết cấu đạt yêu cầu là có hiệu quả lại không gây những tác dụng ngoại ý.

Sản phẩm thích hợp: Viên Giảm Cân BVP với các thành phần thảo dược từ thiên nhiên quý như: Đan sâm, sơn tra, xuyên khung, hà thủ ố đỏ…góp phần làm giảm cân, hạ cholesterol và triglyceride trong máu. Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại Viện Y Dươc Học Dân Tộc TPHCM đạt kết quả giảm trung bình 3,81 kg và 5,4 cm vòng eo khi kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Thông tin về bệnh béo phì có thể gọi số: 08.6290.6086.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

theo 24h.com.vn