Lưu trữ cho từ khóa: cho trẻ uống thuốc

Sai lầm phổ biến khi cho trẻ uống thuốc

Võ đoán, tùy tiện dùng thìa, tự điều chỉnh liều lượng, dừng thuốc quá sớm là những lỗi các mẹ thường mắc phải gây rủi ro cao cho sức khỏe của trẻ.

Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến trong cách dùng thuốc cùng với lời khuyên của chuyên gia để các mẹ tránh mắc phải:

1. Võ đoán, không hỏi bác sỹ

Ví dụ, khi tai trẻ bị đau tai, các mẹ thường phỏng đoán là con bị nhiễm trùng tai. Đặc biệt các mẹ còn có thể tự điều trị nếu trong nhà có sẵn thuốc kháng sinh.

Theo các bác sỹ, các mẹ nên tránh việc tự chẩn đoán và tự dùng thuốc cho con.

“Loại thuốc kháng sinh dạng lỏng dùng cho trẻ em thường bị mất tác dụng khi được để chung với các loại khác. Hoặc khi bạn lấy để tái sử dụng, các gói thuốc có thể đã hết hạn”, giáo sư Roxanne Allegretti, bác sỹ chuyên về nhi ở Snowden, Fredericksburg, Hoa Kì cho biết.

“Ngoài ra các triệu chứng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Đau tai có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân như áp xe răng, viêm họng, viêm tai giữa, rối loạn chức năng vòi nhĩ, viêm tai ngoài…”, bác sỹ Allegretti cảnh báo.

“Rất nhiều bệnh không cần đến thuốc kháng sinh hoặc mỗi loại bệnh về tai cần một loại thuốc kháng sinh khác nhau. Vì vậy việc cho trẻ uống thuốc không đúng có thể làm trì hoãn việc chẩn đoán và làm cho bệnh của trẻ càng nặng hơn”.

sai-lam-pho-bien-khi-cho-tre-uong-thuoc

Dùng thìa trong bếp là một trong những sai lầm phổ biến của mẹ khi cho con uống thuốc. Ảnh minh họa: Internet

2. Dùng thìa trong bếp

Nếu trẻ cần uống uống, đừng lấy thìa ở trong bếp. Điều quan trọng khi dùng thuốc cho trẻ là phải sử dụng ống tiêm hoặc cốc có đánh dấu, xác định lượng thuốc rõ ràng. Nếu uống bằng thìa ở trong bếp, lượng thuốc cho trẻ uống hoặc nhiều, hoặc ít không thể xác định chính xác được.

“Thìa trong bếp có thể là thìa cà phê, hay thìa canh nhỏ có các kích thước chỉ nhỉnh hơn nhau một chút. Sai lầm có thể nghiêm trọng hơn. Ví dụ, nếu trẻ bị uống gấp đôi liều lượng acetaminophen (một thuốc giảm đau và giảm sốt) có thể sẽ bị những vấn đề về gan vì thành phần chính trong thuốc là Tylenol”, giáo sư cho biết.

Cô Allegretti khuyến cáo nên sử dụng ống tiêm hoặc những dụng cụ có thể đo lường được khi cho trẻ uống thuốc.

3. Tự điều chỉnh liều lượng

Một chút thuốc có thể có tác dụng, vậy thì thêm một chút nữa thuốc sẽ có tác dụng hơn? Điều này có thực sự đúng không?

Chắc chắn câu trả lời là không. Đừng bao giờ cho con uống thêm một chút thuốc với hy vọng con sẽ bớt đau hơn. Việc điều chỉnh thêm chỉ một chút liều lượng có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho trẻ.

“Nếu đó là một liều thuốc ức chế ho, nếu uống thêm liều lượng có thể gây ức chế hô hấp, hoặc một liều cao acetaminophen có thể gây tổn hại cho gan của trẻ”, cô cho biết.

4. Dừng thuốc khi thấy con có vẻ đỡ hơn

Nếu trẻ đã cảm thấy đỡ hơn sau vài ngày dùng thuốc kháng sinh thì có thể dừng việc dùng thuốc lại không?

Câu trả lời là không. Việc dừng thuốc quá sớm có thể không hoàn toàn loại bỏ được sự nhiễm trùng. Thậm chí tệ hơn nó còn tăng sức đề kháng của vi khuẩn trong cơ thể.

Việc làm này còn làm cho việc dùng thuốc kém hiệu quả hơn trong lần sử dụng tới. Ngoài ra, một số bệnh như viêm họng nếu không được điều trị đầy đủ có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như tạo điều kiện cho sốt thấp khớp, hoặc đau tim phát triển.

Vì vậy nên chắc chắn có sự tham vấn của bác sỹ về thời gian dùng thuốc cho trẻ.

Theo Nguoiduatin.vn

Có nên cho trẻ uống thuốc bột chung với Yaourt?

Tôi có nên cho con mình uống thuốc bằng cách: cho bột thuốc con nhộng vào muỗng rồi phủ lên một lớp yaourt rồi cho trẻ ăn?

Thuốc (kháng sinh) con nhộng thường rất đắng, ở trẻ hơi lớn nhưng sợ uống thuốc và nuốt thuốc viên chưa giỏi, nếu cho uống thuốc theo cách: lấy 1 cái muỗng cỡ vừa miệng bé, cho 1 lớp yaourt đủ dày lên, cho một ít thuốc bột trong con nhộng thật khéo sao cho gọn ngay vào giữa, cho một lớp yaourt đủ dày lên và cho trẻ ăn. Như thế có được không? - (Th.Hả, Q.11-TPHCM)

co-nen-cho-tre-uong-thuoc-bot-chung-voi-yaourt

Dạng thuốc con nhộng (capsule) chứa kháng sinh nếu uống nguyên cả viên thì không gây đắng bởi vì vỏ nang che bọc làm cho miệng lưỡi không tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Trên nguyên tắc, mở viên nang để lấy thuốc bột ra uống là việc không nên làm.

Hiện nay, có nhiều thuốc đã được sản xuất ở dạng lỏng có mùi vị thơm ngon, có thể làm giảm bớt hoặc che mất vị đắng của thuốc. Để trẻ em dễ uống thuốc, phụ huynh nên trao đổi với bác sĩ khám bệnh hoặc dược sĩ nhà thuốc cho trẻ được dùng thuốc ở dạng lỏng như hỗn dịch, nhũ dịch, dung dịch, si rô.

Còn đối với việc trộn thuốc vào thức ăn thức uống, đa số các nhà chuyên môn khuyên rằng không nên làm, vì mùi vị thơm ngon của thức ăn, thức uống sẽ hòa lẫn với mùi lạ của thuốc làm cho trẻ kén ăn hoặc trẻ nhạy cảm mùi vị sẽ từ chối thức ăn, thức uống có pha thuốc, dù đó là những thứ mà trước đây trẻ ưa thích. Đối với trẻ lớn hơn, trộn thuốc như thế sẽ khiến trẻ có cảm gáic bị đánh lừa và mất lòng tin ở cha mẹ.

Nhưng trong trường hợp bấc đắc dĩ, chỉ mua được thuốc kháng sinh ở dạng viên nang cho trẻ và trẻ quyết liệt không chịu uống nguyên viên thì có thể phải thực hiện cách cho thuốc vào thức ăn là sữa chua (yaourt) như phần câu hỏi đã nêu; tức là dùng muỗng cỡ vừa miệng bé, cho một lớp yogurt đủ dày lên, khéo léo cho một ít thuốc bột trong con nhộng vào ngay giữa, rồi cho một lớp lớp yogurt đủ dày lên rồi mới đút cho trẻ.

Xin được nhấn mạnh đây là cách làm bất đắc dĩ, nếu có thuốc kháng sinh ở dạng lỏng cho trẻ uống thì vẫn tốt hơn.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức

(Theo NLĐO)

Trẻ sợ uống thuốc, cha mẹ cần làm gì?

Trẻ rất sợ uống thuốc dù thuốc có đắng hay không đắng. Rất nhiều bậc cha mẹ đau đầu nghĩ đủ mọi cách để trẻ chịu uống thuốc. Việc tìm một phương pháp riêng cho trẻ là điều phụ huynh cần tìm ra. Dưới đây là những gợi ý thiết thực.

Đối với những trẻ còn nhỏ

Đa số các loại thuốc đều có mùi vị rất đắng, đây cũng là nguyên nhân chính khiến trẻ kháng cự khi bị buộc phải uống thuốc. Do đó, nhiều bậc phụ huynh cho thuốc vào chung với thức ăn, nước trái cây hay nước đường... vì những loại thức uống này có vị ngọt mà trẻ rất thích. Cũng có người ngụy trang thuốc có hình viên kẹo sau đó cùng trẻ chơi trò chơi, xem ai nuốt trước viên kẹo sẽ là người chiến thắng, do đó trẻ sẽ tranh thủ nuốt viên thuốc vào bụng mà chưa kịp nếm thấy vị đắng của thuốc.

cho-tre-uong-thuoc
Ảnh minh họa

Cách này xem ra cũng khá hiệu quả để giải quyết việc uống thuốc khó khăn của trẻ. Nhưng nó sẽ làm bạn mất đi niềm tin của con trẻ sau này. Trẻ sẽ lớn lên và không bao lâu chúng sẽ nhận biết rằng bạn đang nói dối chúng. Đến lúc đó việc uống thuốc sẽ trở nên khó khăn hơn.

Có nhiều người khi dụ trẻ, thường hứa cho kẹo hay đồ chơi nếu trẻ chịu uống thuốc ngoan ngoãn, cách này cũng rất hiệu quả trong việc khuyến khích trẻ uống thuốc một cách tự nguyện nhưng người lớn cũng không nên đưa ra những đáp ứng quá cao cho trẻ vì việc này cũng không tốt cho trẻ sau này. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khi biện pháp dỗ ngọt bé không còn hiệu quả, nhiều bậc cha mẹ dùng tới phương thức dọa nạt trẻ bằng roi vọt mặc cho trẻ có khóc la thế nào. Khi chúng nhìn thấy nét mặt giận dữ của người lớn, chúng cũng không còn dám kháng cự, nhưng với trạng thái trẻ sợ hãi không thoải mái thế này sẽ làm trẻ bị ức chế tâm lý và càng sợ hãi hơn cho những lần uống thuốc sau này.

Trẻ lớn cần hiểu “thuốc đắng giã tật”

Dùng thái độ dứt khoát để nói với trẻ: con bị bệnh nhất định phải uống thuốc, mặc dù thuốc rất đắng nhưng nó sẽ giúp con hết bệnh và khỏe mạnh. Trẻ tuy còn nhỏ nhưng chúng phần nào cũng hiểu được lý lẽ. Chúng có thể chần chừ không chịu uống nhưng với thái độ nghiêm túc của cha mẹ chúng sẽ ý thức được việc này không thể không thực hiện và cuối cùng cũng sẽ uống thuốc một cách ngoan ngoãn.

Hay có thể đặt thuốc và ly nước trước mặt trẻ, nói với trẻ rằng: con đã lớn rồi cần phải biết tự uống thuốc; việc này sẽ tạo cho trẻ ý thức về nhiệm vụ của mình, cho trẻ biết trẻ đã lớn thì chỉ với viên thuốc nhỏ như thế thì chẳng có gì đáng sợ cả.

Làm gì khi trẻ nôn thuốc sau khi uống?

Với người lớn,  việc uống thuốc rất dễ dàng như mở há miệng, cho thuốc vào và nuốt. Còn đối với trẻ nhỏ, do chức năng nuốt của chúng chưa hoàn thiện, nên rất khó tránh khỏi việc sặc thuốc và nôn ra ngoài. Do đó, cần để cho trẻ uống thuốc một cách thoải mái, đầu trẻ ngẩng cao, mặt hơi nghiêng rồi đưa muỗng thuốc vào phía bên trong cằm, không nên cho thuốc vào quá gấp cũng như lấy muỗng ra quá nhanh mà nên chờ cho trẻ nuốt hết thuốc và hãy từ từ lấy ra.

Việc nôn thuốc là điều không mong muốn và nếu trẻ nôn thuốc sau khi uống không lâu, các bậc phụ huynh phải kịp thời bổ sung lại lượng thuốc đó, nếu không sẽ không đạt hiệu quả trong điều trị bệnh.

Ngoài ra, cảm giác khó chịu, không thoải mái khi uống thuốc cũng dễ làm trẻ bị nôn thuốc. Vì vậy, có thể kết hợp thuốc pha với các loại nước trái cây ép như nước mật ong, nước nho ép, nhưng đồng thời cần phải lưu ý lượng nước trái cây pha chung với thuốc phải vừa phải, nếu không thuốc sẽ bị mất đi tác dụng của nó. Không nên pha chung thuốc với sữa cho trẻ uống vì sữa có thể phản ứng với thuốc.

(Theo Sức khỏe đời sống)

Lưu ý khi cho trẻ uống thuốc

Không phải thuốc nào cũng có thể cà nhuyễn hoặc tháo bỏ nang. Phải cho trẻ uống ngay thuốc sau khi cà nhuyễn hoặc tháo ra khỏi nang, để lâu sẽ làm thuốc biến chất

Sau khi đưa trẻ rời bệnh viện về nhà, các bậc phụ huynh phải cho uống thuốc – một việc quan trọng mà họ không cần phải quan tâm trong những ngày con em mình nằm viện. Tuy nhiên, việc cho trẻ uống thuốc như thế nào là điều không đơn giản.

Cho trẻ uống thuốc quá ít hoặc quá nhiều so với quy định đều dẫn đến những rủi ro về sức khỏe. Ảnh: Internet

Lưu ý liều lượng

Liều lượng thuốc thường do bác sĩ chỉ định hoặc đối với những thuốc không cần kê toa thì liều lượng được ghi trên vỏ hộp. Phụ huynh phải biết rõ liều lượng thuốc cho con em trước khi đưa trẻ về nhà. Đối với trẻ nhỏ, liều lượng thường căn cứ theo trọng lượng cơ thể. Cho trẻ uống thuốc quá ít hoặc quá nhiều đều dẫn đến những rủi ro về sức khỏe. Vì thế, phụ huynh cần nắm rõ trọng lượng của trẻ để cho uống thuốc một cách hợp lý.

Dụng cụ dùng để đong thuốc cũng rất quan trọng. Đối với dạng thuốc lỏng, nên dùng những loại muỗng, tách có chia vạch, bán kèm theo chai thuốc, không nên dùng các loại muỗng ăn thông thường ở nhà bếp vì dễ đong sai liều lượng. Riêng đối với ống nhỏ đếm giọt thuốc thì lọ thuốc nào phải dùng ống nhỏ ấy, không được dùng ống nhỏ của lọ thuốc khác. Với dạng thuốc lỏng, nếu nhãn yêu cầu phải lắc lọ trước khi dùng thì cần lắc mạnh liên tục trong khoảng 30 giây.

Phụ huynh nên hỏi kỹ bác sĩ về thời gian và khoảng cách thời gian cho con em mình uống thuốc. Nếu trẻ phải dùng nhiều loại thuốc vào những thời điểm khác nhau trong ngày thì tốt nhất, phụ huynh nên nhờ thầy thuốc viết ra một thời khóa biểu rõ ràng để theo đó mà thực hiện. Ngoài ra, có nhiều loại thuốc cần uống khi đói hoặc uống ngay sau khi ăn mới đạt hiệu quả cao nhất nên phụ huynh phải biết loại thuốc mà trẻ sẽ uống thuộc trường hợp nào.

Không uống bù liều

Những bà mẹ trẻ thường gặp khó khăn khi cho trẻ sơ sinh uống thuốc. Lưu ý, trẻ sơ sinh chỉ thích hợp với thuốc dạng lỏng.

Khi cho trẻ uống thuốc, nên để trẻ sơ sinh ở vị trí giống như khi bú mẹ hoặc ngồi ở ghế cao. Sau đó, từ từ cho thuốc vào một bên má của trẻ chứ không nên cho vào ngay sau cuống họng vì có thể làm trẻ bị ho, sặc, nghẹt thở…

Sau đó, dùng tay ấn nhẹ hai bên má để trẻ nuốt thuốc vào. Cũng có thể dùng núm vú cao su để đưa thuốc vào cơ thể trẻ bằng cách bỏ thuốc vào bình sạch, thêm vài muỗng nước và đảo đều bình để thuốc phân tán đều. Sau đó, để trẻ bú đến hết thuốc, tráng bình bằng 2 hoặc 3 muỗng canh nước sạch rồi cho bú tiếp.

Những trẻ lớn hơn thì có thể dùng thuốc dưới dạng viên nén hoặc viên nang. Một số loại viên nén có thể cà nhuyễn, viên nang có thể tháo ra để lấy phần bột thuốc bên trong. Tuy nhiên, không phải thuốc nào cũng có thể cà nhuyễn hoặc tháo bỏ nang. Phải cho trẻ uống ngay thuốc sau khi cà nhuyễn hoặc tháo ra khỏi nang, để lâu sẽ làm thuốc biến chất.

Trong trường hợp bận việc hoặc vì lý do nào đó mà bạn quên thì phải lập tức cho trẻ uống thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu thời điểm đó gần với lúc uống liều kế tiếp thì nên bỏ hẳn liều đã quên, chờ đến liều kế rồi cho uống như bình thường. Lưu ý là chỉ được dùng một liều bình thường chứ không được gấp đôi để bù cho liều đã quên. Thời gian dùng thuốc trong bao lâu cần phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Không tự ý ngưng thuốc khi thấy trẻ mạnh khỏe, cũng không được tự ý tăng liều hoặc sử dụng thuốc lâu dài khi trẻ còn yếu. Trước khi cho trẻ uống thuốc, cần rửa tay sạch bằng xà phòng và lau khô. Tất cả dược phẩm đều phải để xa tầm với của trẻ.

Đừng đánh lừa trẻ

Thông thường, trẻ em thích một loại hương vị nào đó. Vì vậy, cần tìm hiểu sở thích của trẻ để các em dễ dàng chấp nhận việc uống thuốc. Đa số loại thuốc dạng lỏng dành cho trẻ em đã được bào chế theo nhiều mùi vị khác nhau như cam, dâu, sô-cô-la…

Đối với những loại thuốc quá đắng thì nên cho trẻ ngậm một mẫu nước đá nhỏ. Nhiệt độ lạnh trên lưỡi sẽ khiến trẻ không cảm nhận được vị đắng. Điều quan trọng là không nên đánh lừa bằng cách nói thuốc là kẹo, chè, xirô… vì lần sau, nếu gặp một viên thuốc, trẻ cũng sẽ nghĩ đấy là kẹo.

(Theo Người lao động)