Lưu trữ cho từ khóa: cho trẻ uống nước

Thời tiết giao mùa, trẻ dễ bị bệnh

Miền Nam không có mùa đông lạnh giá, tiết trời ấm áp quanh năm, nhưng khi độ ẩm tăng cao cũng vẫn sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Đặc biệt, những trẻ hiếu động dễ sinh mồ hôi, không được lau kịp thời khiến các bệnh về đường hô hấp, ho cảm gia tăng.

PGS-TS Nguyễn Văn Bàng (phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai) chia sẻ, thời tiết thay đổi, giao mùa khiến trẻ thường mắc các bệnh như: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, toàn thân khó chịu, viêm mũi, viêm V.A, viêm họng cấp… và ho thường là dấu hiệu cho các bệnh này. Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ. Nếu được chăm sóc tốt, nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày. Nếu trẻ đang bú mẹ, giai đoạn này, bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Khi trẻ bị ngạt mũi, trước bữa ăn, bạn nên nhỏ mũi cho trẻ (dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ) để làm thông mũi trẻ. Trong những ngày thời tiết như thế này, cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Nhi cung cấp)

PGS Bàng nhấn mạnh, các mẹ cần tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá. Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ.

PGS Dương Trọng Hiếu (nguyên BS bệnh viện YHCT TW) chia sẻ, khi trẻ bị cảm, ho, các bà mẹ cần chú ý chữa trị kịp thời và triệt để. Thực tế hiện nay có nhiều loại thuốc Tân dược được bào chế dưới dạng siro để trẻ nhỏ dễ uống và liều lượng đã được điều chỉnh nhưng không phải vì thế mà các tác dụng phụ của thuốc không đáng ngại. Chức năng đào thải các chất độc của gan, thận còn kém, trẻ lại rất hay bị cảm, ho nên sử dụng thuốc rất thường xuyên. Nếu không cẩn trọng các mẹ sẽ bắt gan, thận của bé làm việc vất vả trong khi chức năng của các cơ quan này còn chưa được hoàn chỉnh. Các mẹ nên tìm các loại thuốc thảo dược an toàn cho bé. Nhưng ngay các thuốc Đông dược cũng có các vị thuốc không khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ như tinh dầu bạc hà, tỳ bà diệp, bạc hà diệp… Thế nên các mẹ chỉ nên lựa chọn các sản phẩm thảo dược được đặc chế dành riêng cho các bé. Cũng cần tìm các thuốc có mùi vị thơm, ngon, dễ uống. Siro Ích Nhi là một sản phẩm đáp ứng được tất cả các điều kiện này. Là sản phẩm được nghiên cứu và đặc chế dành riêng cho trẻ, với thành phần từ kinh giới, mật ong và các thảo dược nhanh giải cảm, giảm ho cho bé mà lại rất an toàn, mùi vị thì thơm ngon, thích hợp với khẩu vị của trẻ. Khi dùng kết hợp với các kháng sinh ở những bé bị cảm, ho nặng, Ích Nhi còn giúp các bé nâng cao sức đề kháng, giảm được các tác dụng phụ của kháng sinh và giúp bé nhanh khỏi bệnh. Đây là sản phẩm được nhiều bác sĩ khoa nhi khuyên dùng.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Nhi cung cấp)

Thành phần: xuyên khung 8g, cát cánh 8g. kinh giới 8g, tử uyển 8g, bách bộ 8g, xuyên bối mẫu 8g, hương phụ 8g, cam thảo 8g, trần bì 8g, mật ong 15g, phụ liệu vừa đủ 100ml. Tác dụng: giải biểu, trừ ho, trừ đờm. Chỉ định: thuốc được sử dụng trong các trường hợp điều trị các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, trị các chứng ho do lạnh, ho đờm nhiều. Liều lượng và cách dùng: trẻ sơ sinh – dưới 3 tuổi uống 3ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; trẻ em 3 – 7 tuổi uống 5 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; trẻ em 7 – 12 tuổi uống 7,5 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; từ 12 tuổi trở lên uống 10 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày. Có thể pha loãng với nước ấm cho dễ uống. Chống chỉ định: bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, phụ nữ có thai. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: + Thời kỳ mang thai: Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai. + Thời kỳ cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sỹ. Tác dụng không mong muốn của thuốc: chưa có báo cáo. Chú ý: thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Bảo quản: Trong bao gói kín, nơi khô mát, tránh ánh sáng. Tiêu chuẩn sản phẩm: tiêu chuẩn cơ sở. Quy cách đóng gói: hộp 1 lọ 100ml.

Điện thoại tư vấn sản phẩm: 043.9953901

Website: www.chamsoctre.vn

Hồ sơ đăng ký quảng cáo số: 1322/10/QLD-TT

Coi chừng trẻ dưới 6 tháng tuổi bị ngộ độc nước

Các bậc cha mẹ không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống quá nhiều nước. Đây là lời khuyên của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Chăm sóc trẻ em Johns Hopkins (Mỹ), theo Hãng tin Reuters.

Hãng tin này dẫn lời các chuyên gia cho biết trẻ sơ sinh uống quá nhiều nước dễ có nguy cơ bị ngộ độc nước. Những triệu chứng đầu tiên của tình trạng ngộ độc nước là trẻ khó chịu, uể oải, thân nhiệt xuống thấp…

Theo các chuyên gia, do thận trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh nên nếu trẻ uống quá nhiều nước sẽ khiến cơ thể sản sinh nhiều natri cùng với lượng nước dư thừa. Thiếu natri sẽ gây ảnh hưởng hoạt động của não bộ. Các chuyên gia cho hay sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ sơ sinh là sữa mẹ hoặc sữa công thức.

BACSI.com (Theo Khoemoingay)