Lưu trữ cho từ khóa: chỉ xác

Đông y chữa viêm lợi

Viêm lợi là bệnh rất thường gặp trong các bệnh răng miệng, người bệnh thường có triệu chứng lợi bị sưng nề, lợi màu đỏ, dễ chảy máu, lợi và chân răng bị viêm tấy do nhiều loại vi khuẩn, ngứa lợi, răng đau lung lay. Triệu chứng toàn thân: ăn uống kém, cảm giác nóng trong bụng, phân thường bị táo, đau đầu ít ngủ… Theo Đông y, viêm lợi là do nhiệt.

-Nguyên tắc điều trị: Chống viêm, thanh nhiệt đồng thời tăng cường vệ sinh răng miệng.

Thuốc trị:

Bài 1: Hoài sơn 12g, sơn thù 12g, đan bì 10g, trạch tả 10g, sinh địa 12g, chi tử 12g, đại táo 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Bài 2:-Rau rệu phơi khô 50g, chè xanh 30g, rau má 30g, lá đinh lăng 30g. Nấu nước uống trong ngày

Bài 3: -Rễ cỏ xước 16g, rễ xấu hổ 16g, nam hoàng bá 16g, nam tục đoạn 16g, bạch truật 12g, liên nhục 12g, cam thảo 12g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Bài 4: Lá hương nhu 16g, rau má 24g, hoàng liên 10g, hoàng cầm 10g, chi tử 12g, đương quy 12g, đan sâm 16g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt ở trung tiêu đồng thời dùng lá hương nhu và lá đinh lăng nấu nước để súc miệng hàng ngày.

Hoàng liên ngâm rượu chấm vào răng lợi bị viêm rất tốt.

Bài 5: -Hoàng liên 100g, cho thuốc vào chai thủy tinh đổ ngập rượu để ngâm. Sau 1 tuần là dùng được. Lấy bông chấm thuốc rồi sát vào răng lợi.

Bài 6:-Vỏ cây gạo 50g, thạch xương bồ 50g. Hai thứ sắc lấy nước đặc, ngậm trong miệng ít phút rồi nhổ đi.

Bài 7: -Trần bì 10g, chỉ xác 10g, hoàng bá 12g, sơn trà 10g, đương quy 12g, mạch môn 12g, thiên môn 12g, bạch thược 12g, sâm đại hành 12g, tam thất 10g, đinh lăng 16g, bán hạ 10g hậu phác 10g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, trừ nhiệt ở trường vị, lợi tiêu hóa.

Phòng bệnh:

-Thường xuyên vệ sinh răng lợi. Phương pháp dân gian rất có hiệu quả: ngậm và súc miệng nước muối hàng ngày. Bệnh nhân viêm lợi cần kiêng ăn những thứ như: mắm tôm, cá tanh, thịt chó, ớt, riềng… Nên uống thêm vitamin C, nước cam, nước chanh, nước ép quả dứa…

BACS.com I(Theo 123suckhoe)

Cây cải củ trừ đờm, tiêu thực

Cây cải củ còn có tên: lai phục tử, la bặc tử, rau lú bú. Tên khoa học: Raphanus sativus L., họ Chữ thập (Brassicaceae). Cây cải củ cho ta 2 vị thuốc: Hạt cải củ (La bặc tử), củ cải phơi khô (địa khô lâu).

Theo Đông y, la bặc tử vị cay ngọt, tính bình. Vào kinh tỳ, vị và phế. Có tác dụng đưa hơi đi xuống (giáng khí), trừ đờm; ngoài ra, còn có tác dụng tiêu thực (giúp tiêu hoá). Địa khô lâu có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, lưu thông hơi ở phổi; Kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hoá tích khoan trung, sinh tân giải độc. Dùng cho các trường hợp đầy bụng không tiêu, viêm khí phế quản ho nhiều đờm, khản tiếng; thổ huyết chảy máu cam, bệnh tiểu đường và hội chứng lỵ. Liều dùng: 6g - 12g.

Một số cách dùng củ cải chữa bệnh:

Cắt cơn hen suyễn:

- Hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô 12g. Sắc uống. Chữa người già bị viêm phế quản mạn tính.

- Hạt cải củ sao 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm.

- Hạt cải củ sao 12g, chỉ xác 8g, thần khúc sao xém 16g. Sắc uống. Chữa tiêu hoá kém, mồm hôi, bụng trướng, đại tiện khô.

- Hạt cải củ 12g, tỏi 1 củ. Hạt cải củ nghiền thành bột, tỏi củ giã nát ép lấy nước. Uống bột thuốc và nước tỏi với nước đun sôi còn nóng. Chữa lỵ đau mót đại tiện.

Cây cải củ trừ đờm, tiêu thực, Bài thuốc dân gian, Sức khỏe đời sống, suc khoe, cay cu cai, hen suyen, khan tieng, benh tieu duong, chay mau cam

Cây củ cải

Một số món ăn - bài thuốc có dùng củ cải:

- Nước ép gừng tươi củ cải: Củ cải, gừng tươi liều lượng tùy ý, ép lấy nước cho uống rải rác ít một trong ngày. Dùng cho trường hợp khản giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng.

- Canh thịt dê, cá diếc củ cải: Thịt dê 100g, cá diếc 1 con, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị nấu canh lẩu, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp suy nhược, viêm khí phế quản, ho suyễn.

- Củ cải hầm bì sứa: Bì sứa 120g, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị, hầm nhừ chia ăn 2 lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm khí phế quản mạn tính.

- Cháo củ cải: Gạo tẻ 100g, củ cải 50g. Củ cải thái lát cùng gạo nấu cháo, thêm chút muối cho ăn. Dùng cho trường hợp đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo, đường, mỡ.

- Củ cải hầm nước gừng: Củ cải (cả lá và cuống) 20 củ. Rửa sạch thái lát nấu nhừ, thêm mấy lát gừng, bột gạo, ít dấm, đun sôi để vừa nguội cho ăn. Dùng cho các trường hợp đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu.

- Nước ép củ cải hấp đường phèn: Củ cải tươi (hoặc luộc chín) 500g. Ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp cho uống, ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm.

Kiêng kỵ: Hạt cải củ có thể hao tổn khí (sức lực) nên người sức yếu (khí hư) không bị đầy tích, đờm trệ đọng thì cấm uống. Người tỳ vị hư hàn nên hạn chế dùng củ cải.

Theo TS. Nguyễn Đức Quang
Meo.vn (Sức khỏe & Đời sống)

Ăn uống khi gan nhiễm mỡ

Thường khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, kết quả hay cho ra gan nhiễm mỡ khiến nhiều người thấy lo lắng.

Lương y Như Tá cho rằng, phần lớn các trường hợp gan nhiễm mỡ chưa phải là bệnh lý của gan, mà đó chỉ là sự tích lũy mỡ quá nhiều tại gan mà thôi. Vì thế, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ cần điều chỉnh lại các yếu tố nguy cơ. Thường gan nhiễm mỡ hay gặp ở những người béo phì, nghiện rượu, tiểu đường dạng 2; dùng nhiều thức ăn giàu năng lượng, chất béo...

Đa phần những người có gan nhiễm mỡ không có biểu hiện triệu chứng, mà biết được là qua xét nghiệm. Tình trạng tích mỡ tại gan diễn ra từ từ nên các biểu hiện của nó cũng khó cảm nhận được. Chỉ khi nào tốc độ lắng đọng mỡ trong gan xảy ra nhanh, lúc đó gan có thể lớn, bao gan căng ra và khi đó bệnh nhân có thể có cảm giác đau tức hoặc nặng vùng gan.


Bắp, rau muống, cà rốt... cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ - Ảnh: Minh Khôi - Hạ Huy

Ăn uống, bài thuốc

Theo lương y Như Tá, với người khi xét nghiệm cho biết gan nhiễm mỡ, thì cần giảm thức ăn béo, giảm lượng mỡ động vật, lòng đỏ trứng, tránh rượu, hạn chế dùng phủ tạng động vật. Nên dùng nhiều rau củ quả tươi xanh, như cải xanh, cải cúc, rau muống, cà chua, cà rốt, mướp, dưa chuột, quả dâu, bắp, trà xanh... Bên cạnh đó cần vận động cơ thể nhiều hơn.

Ngoài ra, theo lương y Như Tá, tùy vào thể bệnh mà y học cổ truyền có những bài thuốc khác nhau. Với thể can khí uất kết - người hay khát nước, tiểu ít, hông sườn đầy tức, bụng đầy; có thể dùng bài thuốc gồm các vị: bạch thược, bạch truật (cùng 15g), chỉ thực, phục linh (cùng 30g), đương quy 12g, sài hồ, sơn tra, uất kim (cùng 12g), bạc hà, chỉ xác (cùng 8g), cam thảo 6g, sắc (nấu) uống.

Nếu thể khí trệ huyết ứ thì biểu hiện hay mệt mỏi, hay đau nhói trước ngực; có thể dùng bài thuốc gồm các vị: sinh địa, đương quy, bạch thược (12-16g), đào nhân, xuyên ngưu tất, sài hồ (cùng 10-12g), đơn sâm 12g, hồng hoa, sung quý tử, chỉ thực, hương phụ, xuyên khung, ô dược, uất kim (cùng 8-10g).

Nếu thể tỳ hư đờm thấp, biểu hiện chân tay mệt mỏi, ăn kém, bụng đầy...; trường hợp này có thể dùng bài thuốc gồm các vị: đảng sâm, bạch truật, bạch linh, trúc nhự (cùng 10-12g), trần bì, bán hạ, chỉ thực, mộc hương, sa nhân, uất kim (cùng 6-10g), chích thảo 3g, ô dược 10g, sơn tra 10g, sắc uống. Cách sắc như sau: cho các vị thuốc vào nồi cùng 3 chén nước, nấu còn 1 chén, chắt nước ra; cho tiếp 2 chén nước vào, sắc còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.

Meo.vn (Theo TNO)

Mướp đắng trị ho, ổn định huyết áp

Theo Đông y, mướp đắng vị đắng, tính mát, hơi hàn. Mướp đắng đun làm nước tắm cho trẻ trong mùa hè để trừ rôm sảy, làm thuốc chữa ho, chữa cảm mùa hè, thanh nhiệt ở phế và vị, chữa dị ứng, đau váng đầu, đau thắt ngực, lở ngứa ngoài da, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, bí kết đại tràng. Ngoài ra còn có tác dụng an thần, kết hợp với những vị khác để điều trị tăng huyết áp. Mướp đắng chế biến làm thuốc bằng cách thái lát, phơi khô, sao vàng rồi bảo quản để dùng dần. Lá mướp đắng có thể dùng tươi, giã đắp, nấu nước tắm hoặc sắc uống.

Mướp đắng trị ho, ổn định huyết áp
Mướp đắng là vị thuốc tốt trị ho, ổn định huyết áp.

Mướp đắng được dùng làm thuốc trong các trường hợp sau:

Mùa hè bị cảm thử: ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, thở nông hụt hơi, buồn nôn, người chao đảo, mệt lả: mướp đắng 20g, biển đậu 16g, tang diệp 16g, hoàng kỳ 12g, mẫu lệ (chế) 12g, đương quy 12g, sa sâm 12g, quế 8g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Ho, đau rát họng, sổ mũi, hắt hơi: mướp đắng 20g, tía tô 16g, trần bì 12g, cát cánh 12g, mạch môn 16g, sâm hành 12g, sinh khương 6g, kinh giới 12g, cam thảo 12g, lá xương sông 16g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Ngứa nhiều, gãi nhiều, da bị trầy xước từng mảng: mướp đắng 20g, sài hồ 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, nam hoàng bá 16g, cỏ mực 16g, hoa hoè (sao) 12g, huyền sâm 10g, cam thảo đất 16g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bệnh zona: mướp đắng 20g, thổ linh 20g, cam thảo đất 16g, nam bạch chỉ 16g, kinh giới 12g, sài hồ 12g, thủ ô (chế) 10g, đương quy 12g, phòng sâm 12g, hoài sơn 12g, mã đề thảo 16g, bồ công anh 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Trà dược trị tăng huyết áp: mướp đắng, hoa hoè, cam thảo đất, dừa cạn, rau má, lá đắng, mã đề, lá đinh lăng mỗi vị 100g (dược liệu ở dạng khô). Các vị sao giòn, tán vụn trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 35 – 40g, cho thuốc vào ấm, hãm nước sôi khoảng 15 phút là được. Uống dần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, lợi tiểu, an thần, chống đau đầu, chao đảo, ổn định huyết áp, phòng ngừa tai biến.

Chữa đái tháo đường: mướp đắng 20 – 25g sắc nước uống hằng ngày.

Trị sỏi đường tiết niệu: mướp đắng dùng cả cây và lá, thái ngắn phơi khô, cất giữ cẩn thận, mỗi ngày lấy 1 nắm nấu nước uống, uống liên tục nhiều ngày. Tác dụng: bào mòn và tống sỏi ra ngoài. Đây là bài thuốc kinh nghiệm của đồng bào ở Ninh Thuận, Bình Thuận thấy có kết quả cao.

Trị gan nhiễm mỡ: mướp đắng 20g, ngũ gia bì 12g, nhân trần 12g, cây chó đẻ 6g, cam thảo đất 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liên tục nhiều ngày. Công dụng: thanh can hoá ứ, trừ thấp, thông lạc…

Nhiệt kết ở đại trường gây táo bón, bụng đầy khó chịu: mướp đắng 20g, sinh địa 12g, hoàng cầm 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g, cam thảo 12g, đương quy 12g, đại táo 10g, mạch môn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Văn Trịnh

Meo.vn (Theo SKĐS)

Củ cải giúp tiêu hóa tốt

Cây cải củ còn có tên: lai phục tử, la bặc tử, rau lú bú. Tên khoa học: Raphanus sativus L., họ Chữ thập (Brassicaceae). Cây cải củ cho ta 2 vị thuốc: Hạt cải củ (La bặc tử), củ cải phơi khô (địa khô lâu).

Theo Đông y, la bặc tử vị cay ngọt, tính bình. Vào kinh tỳ, vị và phế. Có tác dụng đưa hơi đi xuống (giáng khí), trừ đờm; ngoài ra, còn có tác dụng tiêu thực (giúp tiêu hoá). Địa khô lâu có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, lưu thông hơi ở phổi; Kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hoá tích khoan trung, sinh tân giải độc. Dùng cho các trường hợp đầy bụng không tiêu, viêm khí phế quản ho nhiều đờm, khản tiếng; thổ huyết chảy máu cam, bệnh tiểu đường và hội chứng lỵ. Liều dùng: 6g - 12g.

Một số cách dùng củ cải chữa bệnh:

Cắt cơn hen suyễn:

- Hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô 12g. Sắc uống. Chữa người già bị viêm phế quản mạn tính.

- Hạt cải củ sao 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm.

- Hạt cải củ sao 12g, chỉ xác 8g, thần khúc sao xém 16g. Sắc uống. Chữa tiêu hoá kém, mồm hôi, bụng trướng, đại tiện khô.

- Hạt cải củ 12g, tỏi 1 củ. Hạt cải củ nghiền thành bột, tỏi củ giã nát ép lấy nước. Uống bột thuốc và nước tỏi với nước đun sôi còn nóng. Chữa lỵ đau mót đại tiện.

Một số món ăn - bài thuốc có dùng củ cải:

Nước ép gừng tươi củ cải: Củ cải, gừng tươi liều lượng tùy ý, ép lấy nước cho uống rải rác ít một trong ngày. Dùng cho trường hợp khản giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng.

- Canh thịt dê, cá diếc củ cải: Thịt dê 100g, cá diếc 1 con, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị nấu canh lẩu, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp suy nhược, viêm khí phế quản, ho suyễn.

- Củ cải hầm bì sứa: Bì sứa 120g, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị, hầm nhừ chia ăn 2 lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm khí phế quản mạn tính.

- Cháo củ cải: Gạo tẻ 100g, củ cải 50g. Củ cải thái lát cùng gạo nấu cháo, thêm chút muối cho ăn. Dùng cho trường hợp đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo, đường, mỡ.

- Củ cải hầm nước gừng: Củ cải (cả lá và cuống) 20 củ. Rửa sạch thái lát nấu nhừ, thêm mấy lát gừng, bột gạo, ít dấm, đun sôi để vừa nguội cho ăn. Dùng cho các trường hợp đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu.

- Nước ép củ cải hấp đường phèn: Củ cải tươi (hoặc luộc chín) 500g. Ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp cho uống, ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm.

Kiêng kỵ: Hạt cải củ có thể hao tổn khí (sức lực) nên người sức yếu (khí hư) không bị đầy tích, đờm trệ đọng thì cấm uống. Người tỳ vị hư hàn nên hạn chế dùng củ cải.

TS. Nguyễn Đức Quang

Meo.vn (Theo SKĐS)

Bán hạ nam giải độc, chống ho

Bán hạ nam còn gọi là củ chóc [Tiphonium trilobatum (L.) Schott], họ ráy (Araceae), là cây thuốc mọc hoang ở hầu hết các địa phương trong nước ta. Vào mùa đông, khi lá đã lụi, đào lấy thân rễ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, rồi bổ đôi hoặc bổ ba tùy theo kích thước của củ. Phơi khô hoặc sấy khô. Trước khi sử dụng cần tiến hành chế biến thật cẩn thận, để loại bỏ các chất gây tê, ngứa ở củ.

Theo y học cổ truyền, bán hạ có tác dụng giáng nghịch, chỉ ho, trừ đờm, chống nôn. Dùng trị các chứng bệnh ho do đàm thấp, biểu hiện ho có đờm nhiều, hoặc ho do viêm phế quản mạn tính. Còn dùng khi vị khí thượng nghịch gây nôn. Có thể dùng ngoài để giải độc. Liều dùng chung 4-12g/ngày dưới dạng thuốc sắc, hoặc thuốc tán, thuốc hoàn. Cần lưu ý, những người có chứng táo nhiệt không nên dùng, người có thai dùng thận trọng.

Một số bài thuốc dùng bán hạ

 

Trong y học cổ truyền, một phương thuốc hay được dùng có vị bán hạ, đó là phương “Nhị trần thang”: Bán hạ (chế) 12g; trần bì, bạch phục linh mỗi vị 10g; cam thảo 8g, dưới dạng thuốc sắc để trị các chứng ho, nhiều đờm (hàn), ho lâu ngày hoặc khi vị khí xông lên vùng thượng tiêu, gây nôn lợm.

Trị chứng ho, nhiều đờm, thượng vị trướng tức, nôn mửa: Bán hạ (chế), trần bì, bạch phục linh mỗi vị 250g; cam thảo 75g. Đem 4 vị thuốc trên tán mịn, trộn với dịch sinh khương làm hoàn, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 9 -15g

Trị chứng ho đờm hoặc sốt kèm theo ho, miệng khát, khó thở: Bán hạ (chế) 6g, ma hoàng, tô tử, đình lịch tử mỗi vị 8g; xạ can, hạnh nhân mỗi vị 10g; sinh khương 4g; thạch cao 20g; đại táo 12g. Sắc uống ngày một thang, tới khi hết các triệu chứng.

Trị chứng ho, khó thở, hen suyễn lâu ngày: Bán hạ (chế), tô tử, hạnh nhân, mỗi vị 8g; trần bì, bạch linh, cam thảo mỗi vị 10g. Dùng dưới dạng thuốc sắc ngày một thang, hoặc bán hạ 12g, ma hoàng (bỏ rễ) chích mật ong 8g, bồ kết (bỏ hạt) sao vàng. Cả 3 vị đem tán thành bột mịn, mỗi lần uống 2-3g với nước ấm, ngày 2-3 lần. Uống đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trị viêm phế quản mạn tính, khí suyễn, đờm nhiều: Bán hạ (chế) 15g; ma hoàng, bạch thược mỗi vị 10g; quế chi, tế tân, ngũ vị tử, can khương, sinh cam thảo mỗi vị 5g, dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm, hoặc bán hạ (chế), tô tử mỗi vị 15g; trần bì, cam thảo mỗi vị 10g, dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trị chứng hen suyễn lâu ngày, da xanh xao, thiếu máu: Bán hạ (chế) 8g; trần bì, phục linh, cam thảo mỗi vị 10g; đương quy, thục địa mỗi vị 12g, dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang.

Trị chứng đờm hàn, ho, tâm hồi hộp, khó ngủ: Bán hạ (chế) 8g; chỉ thực, trần bì, bạch linh, cam thảo mỗi vị 10g; trúc nhự 8g, dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang.

Trị bụng đầy trướng, buồn nôn: Bán hạ, trần bì, bạch linh, cam thảo, cùng với sinh khương mỗi vị 12g, sắc uống; hoặc bán hạ (chế) 40g, chỉ xác 28g, phèn phi 32g, sắc uống.

Trị ong đốt, rắn cắn:Đem củ bán hạ tươi gọt vỏ, giã nát, chấm vào chỗ ong đốt. Nếu bị rắn cắn, trước hết cần làm các thao tác cần thiết như ga-rô, nặn, bỏ hết nọc độc, bỏ răng của rắn, lấy củ bán hạ tươi, giã nhỏ rồi băng vào chỗ bị  rắn cắn. Tuy nhiên đối với rắn cắn, cần theo dõi và có biện pháp kịp thời chuyển đến bệnh viện cấp cứu khi cần thiết.

GS.TS. Phạm Xuân Sinh
Meo.vn (Theo SKĐS)

Bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ

Trĩ là một bệnh mạn tính thường gặp. Bệnh do các tĩnh mạch trực tràng, hậu mô bị sa giãn và sung huyết tạo thành búi hoặc nhiều búi trĩ. Tùy theo vị trí tĩnh mạch trực tràng và hậu môn mà phân ra trĩ nội hay trĩ ngoại. Người bệnh trĩ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, trường hợp nặng, mắc bệnh lâu ngày người mệt mỏi, sức khỏe giảm sút.

Rau diếp cá.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ

Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh theo Đông y là do tạng phế và đại trường thông nhau mà hậu môn thuộc về đại trường, tạng phế mạnh thì khíđầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho trựctràng lòi ra, đại trường nóng cũng có thể thoát ra. Một nguyên nhân nữalà do ăn uống không điều độ, dùng rượu quá mức, ăn nhiều thức ăn béo, ngồi lâu, ít vận động làm cho thấp tụ lại, mót đi tiêu mà không đi ngay, hoặc táo bón, rặn nhiều, dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông mà gây nên bệnh.

Tùy theo thể bệnh và mức độ bệnh tật mà có phương pháp điều trị thích hợp kể cả việc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ. Xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y để điều trị bệnh này.

Thuốc xông, rửa tại chỗ:

Theo kinh nghiệm dân gian dùng một trong những phương sau:

- Nhân hạt gấc (mộc miết tử) 40g, giã nát trộn với một ít giấm thanh rồi bọc vào vải đắp vào nơi búi trĩ.

- Lá muống biển, lá dây đau xương, thêm củ sả, một ít vỏ dừa đốt lên lấy khói xông vào nơi trĩ.

- Lá thiên lý non hoặc loại bánh tẻ 100g, đem rửa sạch giã nhỏ trộn với 10g muối, thêm 300ml nước cất, lọc qua vải gạc, rồi tẩm bông băng vào vết trĩ sau khi đã rửa sạch bằng thuốc tím, ngày 1-2 lần, làm trong vài ba ngày.

- Diếp cá 50g sắc đặc uống ngày 2 lần, bã còn lại dùng đắp vào búi trĩ.

- Xà sàng tử 40g, cam thảo 40g, tán thành bột trộn đều, ngày uống 9g chia làm 3 lần. Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa.

Hoặc dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Hòe hoa 20g, kinhgiới 40g, chỉ xác 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 12g. Cho vào nồi dùng lá chuối bọc kín, đem đun sôi độ 10 phút, chọc một lỗ thủng xông trực tiếp vào chỗ trĩ. Khi nguội dùng nước đó ngâm rửa, ngày hai lần.

Bài 2: Bạch chỉ 12g, mộcqua 18g, sinh bạch phàn 9g, rau sam 60g, ngũ bội tử 30g, xuyên tiêu12g, hòe hoa 30g, cam thảo 12g. Sắc lấy nước dùng xông rồi rửa nơi đau.

Bài 3: Nếu trĩ thoát ra bên ngoài, sưng đau dùng minh phàn 30g, đại hoàng 20g, huyền minh phấn 30g,sắc lấy nước ngâm rửa trong 15 phút, ngày 2 lần liên tục trong 3-4 ngày búi trĩ sẽ tiêu.

Thuốc uống:

- Trường hợp trĩ nội xuất huyết có khi thành giọt, màu đỏ sắc tươi, họng khô, miệng khát do nhiệt ủng, huyết ứ phải hành huyết, tán ứ, lương huyết, chỉ huyết.

Bài 1: Nụ hòe 50g, tam lăng 40g, chỉ thực 40g, tam thất 10g, thiến thảo 40g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần.

Bài 2: Sinh địa 20g, đương quy 12g, xích thược 12g, hoàng cầm 12g, địa du 12g, hòe hoa 12g, kinh giới 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Sinh địa 12g, bạch thược 12g, trắc bá diệp 12g, hắc chi ma 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, hòe hoa 8g, đào nhân 8g, chỉ xác 9g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 4: Nếu thiên về huyết nhiệt phải lương huyết, chỉ huyết, tán ứ và lý khí. Dùng khổ sâm 10g, hòe hoa 10g, tiểu kế 10g, sa nhân 10g, ô tặc cốt 10g, cam thảo 10g, địa du 10g, bồ công anh 20g, bạch đậu khấu 10g, bối mẫu 10g, lá sen 10g,tam thất bột 3g. Sắc uống ngày một thang.

- Trường hợp trĩ ngoại bị viêm nhiễm do thấp nhiệt, hậu môn sưng đỏ,đau, táo bón, nước tiểu đỏ, phải thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, giảm đau.

Bài 1: Hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g,đương quy 8g, đại hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Hòe hoa 12g, trắc bádiệp 12g, địa du 12g, chi tử sao đen 12g, kinh giới sao đen 16g, kim ngân hoa 16g, chỉ xác 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

- Trường hợp người lớn tuổi, trĩ ra máu lâu ngày gây thiếu máu, hoamắt, chóng mặt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng, mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, thuộc thể khí huyết lưỡng hư, phải bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết. Dùng phương “Bổ trung ích khí”: Nhân sâm 12g, đương quy 10g, bạch truật 12g, cam thảo 10g, hoàng kỳ 24g,trần bì 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày một thang.

Tùy theo tình trạng bệnh tật và sức khỏe người bệnh, có thể kết hợp vừa dùng thuốc uống tác động toàn thân vừa điều trị tại chỗ sẽ cho kết quả tốt hơn.

DSCKI. Phạm Hinh

Bòng bong chữa bệnh đường tiết niệu

Bòng bong nhiều nơi gọi vi dây, tên thuốc là hải kim sa, là loại dây leo thân rễ bò, luôn xanh tốt. Vị thuốc là cả dây mang lá có những bào tử đã chế biến khô.Bòng bong vị ngọt, tính lạnh. Quy vào hai kinh tiểu trường và bàng quang. Có tác dụng hông lâm, thanh nhiệt giải độc và lợi thấp.

Bòng bong chủ trị các chứng viêm thận, thủy thũng, sỏi niệu đạo, sỏi mật, mụn nhọt sang lở, vết thương do bỏng hoặc thương tích chảy máu. Liều dùng: 10-20g.

Một số bài thuốc có bòng bong

- Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đau không chịu nổi, bụng dưới bí bách, tiểu tiện vàng, đục hoặc ra sỏi: bòng bong100g, mang tiêu 100g, hổ phách 40g, bằng sa 20g. Tất cả tán thành bột, uống ngày 5- 8g, ngày 3 lần với nước chín.

- Chữa nhiệt chứng, niệu đạo nóng rát, tâm phiền, lưỡi đỏ, miệng đắng: bòng bong 60g, kê nội kim 12g, đông quỳ tử 9g, xa tiền tử 15g, kim tiền thảo 60g, thạch vi 12g, tiêu thạch 15g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần.

- Nếu ứ trệ, bụng dưới bí bách, sỏi và nhiệt ứ câu kết với nhau

: bòng bong 9g, hổ phách 9g, kim tiền thảo 60g, cù mạch 15g, biển súc 15g, trư linh 15g, hoạt thạch 18g, mộc thông 15g, xa tiền 15g, phục linh 15g, trạch tả 15g, ngưu tất 10g, cam thảo 3g. Sắc uống.

- Chữa sỏi niệu đạo: bòng bong 30g, biển súc 15g, mã đề 30g, sắc uống ngày một thang, uống trong 1-2 tuần.

- Trường hợp mệt mỏi, ngắn hơi, tiểu tiện khó, nước tiểu vàng sẻn, nóng rát, tái phát nhiều lần cần phải ích khí hoạt huyết, trừ sỏi, thông lâm: đẳng sâm 30g, bòng bong 20g, mộc thông 15g, xuyên luyện tử 15g, kim tiền thảo 40g, hoạt thạch 15g, huyền hồ 15g,  xa tiền tử 10g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.

- Chữa tiểu tiện khó đau rát: bòng bong 30g, hoạt thạch 30g, ngọn cành cam thảo 10g tán thành bột, mỗi lần uống 6g với nước sắc mạch môn, ngày 2- 3 lần.

- Chữa bệnh phù thũng, khát nước, tiểu tiện vàng hoặc đỏ, phải tuyên phế thanh lý lợi thuỷ, tiêu thũng: ma hoàng 30g, bòng bong 45g, trạch tả 45g, xích tiểu đậu 30g, thiến thảo 30g, sinh bạch truật 45g,  sinh cam thảo 15g, phục linh 60g, phụ phiến 45g, bào khương 30g. tất cả tán bột, hoàn với mật luyện viên 10g, ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên.

- Chữa  bệnh sỏi  mật: bòng bong15g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 10g, uất kim 10g, ngọc mễ tu 10g, xuyên luyện tử 10g, chỉ xác 6g, phác căn 6g, huyền minh phấn 1g. Sắc uống

Theo suckheodoisong

Trị chứng tinh loãng bằng Đông y

Tinh loãng là cách gọi trong dân gian chỉ hiện tượng: trong tinh dịch không có tinh trùng; số lượng tinh trùng ít, mật độ tinh trùng giảm; chất lượng tinh trùng kém.

Lương y Huyên Thảo (Hà Nội) cho biết: Theo Đông y nguyên nhân dẫn tới chứng tinh loãng có thể do bẩm sinh, cơ quan sinh dục không hoàn thiện, tinh hoàn có khuyết tật, sinh hoạt tình dục không tiết chế, thường thủ dâm, làm việc quá sức, ăn uống không đầy đủ. Chữa trị bệnh này theo Đông y có thể mang lại hiệu quả cao nhưng phải được sự hướng dẫn theo dõi sát sao của thầy thuốc giàu kinh nghiệm.

Bài 1: Ôn thận ích tinh thang

Thành phần: Ngũ vị tử 10g, thỏ ty tử 15g, câu kỷ tử 15g, thục địa 20g, sơn dược 20g, sơn thù nhục 10g, đẳng sâm 12g, bạch truật 10g, phục linh 12g, tiên linh tỳ 12g, ba kích 12g, nhục thung dung 12g, lộc giác giao 12g, phụ tử 10g, nhục quế 6g, chích cam thảo 6g.

Cách dùng: Sắc nước uống trong ngày. Liên tục 20 ngày (1 liệu trình), nghỉ 5 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.

Tác dụng: Bổ thận trợ dương, ích khí điền tinh. Dùng chữa cho nam giới vô sinh do tinh loãng, thể “Thận dương bất túc, tinh khí suy thiểu”. Những biểu hiện: Lượng tinh dịch ít, trong, loãng, lạnh hoặc trong tinh dịch có những cục đông đặc, ham muốn tình dục giảm, có thể kèm theo những triệu chứng toàn thân như ghét lạnh, ngón chân ngón tay lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, tinh thần uể oải, ăn ít, tiêu hóa kém, lưng đau, gối mỏi, lưỡi bệu, chất lưỡi nhạt, mạch chìm nhỏ yếu.

Bài 2: Tư âm ích khí điền tinh thang

Thành phần: Thục địa 15g, sinh địa 15g, sơn dược 20g, sơn thù nhục 15g, đan bì 10g, đẳng sâm 12g, mạch môn 15g, thiên môn 15g, quy bản 15g, hà thủ ô chế 20g, hải cẩu thận 1 đôi, câu kỷ tử 15g.

Cách dùng: Sắc nước uống theo  từng liệu trình 20 ngày.

Tác dụng: Bổ âm, ích khí, tăng tinh dịch… Dùng chữa nam giới vô sinh do tinh loãng, thể: “Thận âm bất túc, tinh khí suy thiểu” với những biểu hiện chính: Lượång tinh dịch ít và đặc, ham muốn tình dục bình thường hoặc cao hơn bình thườâng nhưng lưng, gối đau mỏi, tinh thần uể oải, người mệt mỏi, khó tập trung tư tưởng, hay quên, có thể kèm theo chứng choáng đầu hoa mắt, miệng khô họng háo, buồn phiền mất ngủ, tóc rụng nhiều, răng lung lay, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch nhỏ, nhanh.

Bài 3: Hoạt huyết trục ứ thông tinh thang

Thành phần: Đương quy 12g, sinh địa 15g, đào nhân 10g, hồng hoa 10g, xuyên khung 10g, ngưu tất 20g, chỉ xác 10g, thỏ ty tử 15g, câu kỷ tử 15g, tiên mao 15g, tiên linh tỳ 15g, cam thảo 6g, tạo giác thích 6g.

Cách dùng: Sắc nước uống trong ngày, theo từng liệu trình 15 ngày.

Tác dụng: Hoạt huyết hóa ứ, kiêm bổ thận điền tinh, sơ thông tinh lô. Dùng chữa nam giới vô sinh do loãng tinh, thể: “Huyết ứ trở trệ, thận tinh bất thông”, với những biểu hiện chính: Tinh dịch đặc, lượng tinh trùng giảm nhiều; thường kèm theo triệu chứng như: tính tình trầm mặc, dễ nổi giận, vùng ngực có cảm giác đầy tức khó chịu, có lúc nhói đau hoặc có cảm giác lạnh ở dương vật hoặc tinh hoàn; chất lưỡi tối, có điểm ứ huyết, mạch chìm rít.

Nhục thung dung, hà thủ ô – Ảnh: lương y Huyên Thảo cung cấp

Bài 4: Hóa đàm thông tinh thang

Thành phần: Quất hạch 12g, lệ chí hạch 12g, hải tảo 12g, côn bố 12g, xuyên luyện tử 12g, chỉ xác 10g, mẫu lệ 30g, miếp giáp 30g, quy bản 20g, ngưu tất 15g, hà thủ ô 30g, sài hồ 10g.

Cách dùng: Sắc nước uống trong ngày. Dùng theo từng liệu trình 15 ngày.

Tác dụng: Hóa đàm nhuyễn kiên, bổ thận thông tinh. Dùng chữa nam giới vô sinh do tinh loãng, thể: “Đàm trọc ngưng trệ, tinh lạc bất thông”, với những biểu hiện: Lượng tinh dịch ít, tinh trùng ít, kèm theo đau tức ở hai bên bụng dưới; người uể oải, chân tay nặng nề, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhớt mạch chìm, trơn, có trường hợp tinh hoàn sưng đau.

Theo Thanh Niên

Chữa sỏi mật bằng y học cổ truyền

Tôi nghe nói, bệnh sỏi mật có thể chữa bằng y học cổ truyền, nhờ Báo Thanh Niên tư vấn giúp một vài cách chữa bệnh này theo y học cổ truyền. Tôi biết ơn nhiều! Nguyễn Ngọc Phương Dung (huyện Long Thành, Đồng Nai)

- Trả lời: Sỏi mật thường có các triệu chứng: đau bụng vùng hạ sườn phải, đau lên vai phải; sốt cao liên tục có rét run; vàng da, có thể có ngứa; có thể có gan to, túi mật to… Sỏi mật có thể gây ra các biến chứng như: viêm túi mật cấp, viêm màng bụng mật, viêm đường mật, túi mật tích nước, xơ gan ứ mật. Tây y điều trị sỏi mật bằng nội khoa, hoặc ngoại khoa (phẫu thuật) – nếu đau dữ dội hoặc tái phát nhiều lần thì phẫu thuật cắt bỏ túi mật hoặc mổ ống mật chủ yếu lấy hết sỏi và sau đó dẫn lưu.

Ngoài ra, sỏi mật có thể điều trị bằng y học cổ truyền. Tùy theo thể bệnh mà có những bài thuốc trị khác nhau, chẳng hạn: Sỏi mật do can đởm khí trệ (triệu chứng: sườn phải đau quặn từng cơn, lan sau lưng lên vai, có sốt rét ở mức độ nhẹ, miệng đắng không muốn ăn, buồn nôn hoặc nôn…) thì dùng bài thuốc gồm: sài hồ 6g, chỉ xác 9g, bạch thược 9g, xuyên khung 6g, hương phụ 9g, cam thảo 3g, xuyên luyện tử 9g, diên hồ sách 9g, kim tiền thảo 30g. Còn sỏi mật do can đởm thấp nhiệt (triệu chứng: sườn phải trướng đau kéo dài hoặc có cơn lan lên vai, sốt cao sợ rét, miệng đắng họng khô, buồn nôn…) thì dùng bài thuốc gồm: kim tiền thảo 60g, nhân trần 15g, uất kim 9g, chỉ xác 9g, mộc hương 9g, hổ tượng căn 9g, bồ công anh 30g, liên kiều 12g, diên hồ sách 9g, kê nội kim 6g. Sỏi mật do huyết ứ nhiệt kết (triệu chứng: sườn phải nhói đau kéo dài nhiều ngày, sốt, rét, đêm nặng hơn, vùng đau có thể sờ thấy u cục, bụng trướng, đại tiện táo…), thì dùng bài thuốc gồm: đào nhân, mang tiêu 9g (chiêu), diên hồ sách 9g sinh hoàng 9g (cho sau) – mỗi thứ 9g, cam thảo 6g, nhân trần 12g, kim tiền thảo 30g. Sỏi mật do nhiệt độc nội thịnh (triệu chứng: bụng sườn quặn đau trướng đầy, sốt cao rét run, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, ra nhiều mồ hôi, chất lưỡi đỏ sẫm…) thì dùng bài thuốc: nhân trần 15g, sơn chi 9g, đại hoàng 6g, kim ngân hoa 9g, liên kiều 12g, đan bì 9g, xích thược 9g.

Các bài thuốc trên, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

ST