Lưu trữ cho từ khóa: chi tử

Đông y chữa viêm lợi

Viêm lợi là bệnh rất thường gặp trong các bệnh răng miệng, người bệnh thường có triệu chứng lợi bị sưng nề, lợi màu đỏ, dễ chảy máu, lợi và chân răng bị viêm tấy do nhiều loại vi khuẩn, ngứa lợi, răng đau lung lay. Triệu chứng toàn thân: ăn uống kém, cảm giác nóng trong bụng, phân thường bị táo, đau đầu ít ngủ… Theo Đông y, viêm lợi là do nhiệt.

-Nguyên tắc điều trị: Chống viêm, thanh nhiệt đồng thời tăng cường vệ sinh răng miệng.

Thuốc trị:

Bài 1: Hoài sơn 12g, sơn thù 12g, đan bì 10g, trạch tả 10g, sinh địa 12g, chi tử 12g, đại táo 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Bài 2:-Rau rệu phơi khô 50g, chè xanh 30g, rau má 30g, lá đinh lăng 30g. Nấu nước uống trong ngày

Bài 3: -Rễ cỏ xước 16g, rễ xấu hổ 16g, nam hoàng bá 16g, nam tục đoạn 16g, bạch truật 12g, liên nhục 12g, cam thảo 12g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Bài 4: Lá hương nhu 16g, rau má 24g, hoàng liên 10g, hoàng cầm 10g, chi tử 12g, đương quy 12g, đan sâm 16g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt ở trung tiêu đồng thời dùng lá hương nhu và lá đinh lăng nấu nước để súc miệng hàng ngày.

Hoàng liên ngâm rượu chấm vào răng lợi bị viêm rất tốt.

Bài 5: -Hoàng liên 100g, cho thuốc vào chai thủy tinh đổ ngập rượu để ngâm. Sau 1 tuần là dùng được. Lấy bông chấm thuốc rồi sát vào răng lợi.

Bài 6:-Vỏ cây gạo 50g, thạch xương bồ 50g. Hai thứ sắc lấy nước đặc, ngậm trong miệng ít phút rồi nhổ đi.

Bài 7: -Trần bì 10g, chỉ xác 10g, hoàng bá 12g, sơn trà 10g, đương quy 12g, mạch môn 12g, thiên môn 12g, bạch thược 12g, sâm đại hành 12g, tam thất 10g, đinh lăng 16g, bán hạ 10g hậu phác 10g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, trừ nhiệt ở trường vị, lợi tiêu hóa.

Phòng bệnh:

-Thường xuyên vệ sinh răng lợi. Phương pháp dân gian rất có hiệu quả: ngậm và súc miệng nước muối hàng ngày. Bệnh nhân viêm lợi cần kiêng ăn những thứ như: mắm tôm, cá tanh, thịt chó, ớt, riềng… Nên uống thêm vitamin C, nước cam, nước chanh, nước ép quả dứa…

BACS.com I(Theo 123suckhoe)

Bài thuốc trị Bốc hỏa

Thời kỳ tiền mãn kinh cơn bốc hoả thường xuyên xảy ra kèm theo những triệu chứng như: Toát mồ hôi từng cơn, đau đầu, giấc ngủ không sâu, trong khi ngủ hay mơ màng, giật mình, có cảm giác bức bách trong lồng ngực, nhịp thở không ổn định, hồi hộp, nóng tính, hay cáu gắt, dễ bị tổn thương về mặt tình cảm. Ngoài ra còn có những biểu hiện da khô, tóc khô mất độ bóng, độ căng và sự đàn hồi của da cũng kém đi, các tuyến nhờn teo nhỏ, mật độ xương giảm đi đồng thời kèm theo triệu chứng đau: đau lưng, đau bả vai, đau ở các khớp… Sự vận động cũng kém đi, không nhanh nhẹn như trước.

Để khắc phục và ổn định tình trạng trên, Đông y có những bài thuốc rất hiệu quả, xin được giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần.

Thường xuyên có cơn bốc hoả, giấc ngủ ngắn, hay giật mình, mồ hôi toát ra đầm đìa, có biểu hiện bức bách trong lồng ngực… Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Bán hạ 10g, hậu phác 10g, hoàng kì 12g, hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, đương quy 12g, thục địa 12g, táo nhân (sao đen) 16g, ích mẫu 12g, cam thảo đất 16g, bạch linh 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, điều hoà trung châu, an thần, hoà can, dưỡng can.

Bài 2: Xa tiền 12g, hoàng cầm 12g, ngưu tất 12g, bán hạ 10g, chỉ xác 10g, đương quy 12g, trạch tả 12g, thục địa12g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, rau má 16g, hắc táo nhân 16g, hoàng kì (sao mật) 12g, cát căn 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, an thần, bồi âm, thanh nhiệt.

Bài 3: Hoàng cầm 12g, chi tử 12g, bạch thược 12g, ích mẫu 16g, bán hạ chế 10g, trinh nữ 16g, lá vông 16g, rau má 16g, nhân trần 10g, đương quy 12g, phòng sâm 12g, bạch linh 10g, cam thảo 12g, bạch biển đậu (sao vàng) 16g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Công dụng: Dưỡng tâm, điều trung, bình can, hạ khí.

Cơn bốc hoả diễn ra thưa dần, đau đầu, tinh thần không ổn định, đau xương khớp, cơ thể mệt mỏi, da khô, sắc da kém, xuất hiện nếp nhăn, ngủ ít hay bị trằn trọc.

Bài 1: Thạch hộc 12g, đậu đen (sao) 20g, thục địa 12g, đan bì 8g, chi tử 12g, hoài sơn 12g, cát căn 16g, liên nhục 16g, hoàng cầm 12g, trinh nữ 16g, thổ phục linh 16g, nam tục đoạn 16g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 2: Thạch hộc 12g, khiếm thực 16g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, cẩu tích 10g, tục đoạn 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, trạch tả 12g, độc hoạt 12g, tang kí sinh 16g, cam thảo 12g, hắc táo nhân 16g, bạch linh 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, bổ thận thuỷ, điều hoà trung châu (bổ thận thủy để kìm hỏa).

Bài 3:

Khởi tử 12g, đỗ trọng 10g, khiếm thực 12g, thạch hộc 12g, bán hạ chế 10g, nam tục đoạn 16g, tang kí sinh 16g, rễ cây cúc tần 12g, bưởi bung 12g, hoàng kì 12g, hắc táo nhân 16g, thảo quyết minh (sao kĩ) 12g, cam thảo 12g,nhân trần 10g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, an thần, bổ thận, tráng thuỷ.

Mồ hôi toát ra bất kì, hạ sườn đau tức, đau đầu chóng mặt, da vàng sạm, tiểu đỏ, ăn uống kém, khó ngủ, haygiật mình, tim hồi hộp…

Bài 1: Đan bì 10g, chi tử 12g, củ đợi 12g, hạ liên châu 12g, nam hoàng bá 16g, đương quy 12g, bạch linh 10g, lá vông 16g, lá dâu 16g, nhân trần 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Bình can, lợi mật, lợi tiểu, an thần.

Bài 2: Củ đợi 12g, nam hoàng bá 12g, đinh lăng 16g, uất kim 10g, trạch lan 16g, hạ liên châu 12g, đương quy 12g, xa tiền 12g, hoàng kì 12g, bạch thược 12g, phòng sâm 12g, cam thảo 12g, đại táo 10g, khởi tử 12g, bán hạ 10g, hậu phác 10g. ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Giải uất, thanh can, lợi tiểu, an thần.

Meo.vn (Theo 123suckhoe)

Bài thuốc khắc phục tình trạng “bốc hỏa”

Thời kỳ tiền mãn kinh cơn bốc hoả thường xuyên xảy ra kèm theo những triệu chứng như: Toát mồ hôi từng cơn, đau đầu, giấc ngủ không sâu, trong khi ngủ hay mơ màng, giật mình, có cảm giác bức bách trong lồng ngực, nhịp thở không ổn định, hồi hộp, nóng tính, hay cáu gắt, dễ bị tổn thương về mặt tình cảm. Ngoài ra còn có những biểu hiện da khô, tóc khô mất độ bóng, độ căng và sự đàn hồi của da cũng kém đi, các tuyến nhờn teo nhỏ, mật độ xương giảm đi đồng thời kèm theo triệu chứng đau: đau lưng, đau bả vai, đau ở các khớp… Sự vận động cũng kém đi, không nhanh nhẹn như trước.

Để khắc phục và ổn định tình trạng trên, Đông y có những bài thuốc rất hiệu quả, xin được giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần.

Thường xuyên có cơn bốc hoả, giấc ngủ ngắn, hay giật mình, mồ hôi toát ra đầm đìa, có biểu hiện bức bách trong lồng ngực… Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Bán hạ 10g, hậu phác 10g, hoàng kì 12g, hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, đương quy 12g, thục địa 12g, táo nhân (sao đen) 16g, ích mẫu 12g, cam thảo đất 16g, bạch linh 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, điều hoà trung châu, an thần, hoà can, dưỡng can.

Bài 2: Xa tiền 12g, hoàng cầm 12g, ngưu tất 12g, bán hạ 10g, chỉ xác 10g, đương quy 12g, trạch tả 12g, thục địa 12g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, rau má 16g, hắc táo nhân 16g, hoàng kì (sao mật) 12g, cát căn 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, an thần, bồi âm, thanh nhiệt.

Bài 3: Hoàng cầm 12g, chi tử 12g, bạch thược 12g, ích mẫu 16g, bán hạ chế 10g, trinh nữ 16g, lá vông 16g, rau má 16g, nhân trần 10g, đương quy 12g, phòng sâm 12g, bạch linh 10g, cam thảo 12g, bạch biển đậu (sao vàng) 16g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Dưỡng tâm, điều trung, bình can, hạ khí.

Cơn bốc hoả diễn ra thưa dần, đau đầu, tinh thần không ổn định, đau xương khớp, cơ thể mệt mỏi, da khô, sắc da kém, xuất hiện nếp nhăn, ngủ ít hay bị trằn trọc.

Bài 1: Thạch hộc 12g, đậu đen (sao) 20g, thục địa 12g, đan bì 8g, chi tử 12g, hoài sơn 12g, cát căn 16g, liên nhục 16g, hoàng cầm 12g, trinh nữ 16g, thổ phục linh 16g, nam tục đoạn 16g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 2: Thạch hộc 12g, khiếm thực 16g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, cẩu tích 10g, tục đoạn 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, trạch tả 12g, độc hoạt 12g, tang kí sinh 16g, cam thảo 12g, hắc táo nhân 16g, bạch linh 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, bổ thận thuỷ, điều hoà trung châu (bổ thận thủy để kìm hỏa).

Bán hạ.

Bài 3:

 

Khởi tử 12g, đỗ trọng 10g, khiếm thực 12g, thạch hộc 12g, bán hạ chế 10g, nam tục đoạn 16g, tang kí sinh 16g, rễ cây cúc tần 12g, bưởi bung 12g, hoàng kì 12g, hắc táo nhân 16g, thảo quyết minh (sao kĩ) 12g, cam thảo 12g, nhân trần 10g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: Hạ khí, an thần, bổ thận, tráng thuỷ.

Mồ hôi toát ra bất kì, hạ sườn đau tức, đau đầu chóng mặt, da vàng sạm, tiểu đỏ, ăn uống kém, khó ngủ, hay giật mình, tim hồi hộp…

Bài 1: Đan bì 10g, chi tử 12g, củ đợi 12g, hạ liên châu 12g, nam hoàng bá 16g, đương quy 12g, bạch linh 10g, lá vông 16g, lá dâu 16g, nhân trần 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Bình can, lợi mật, lợi tiểu, an thần.

Bài 2: Củ đợi 12g, nam hoàng bá 12g, đinh lăng 16g, uất kim 10g, trạch lan 16g, hạ liên châu 12g, đương quy 12g, xa tiền 12g, hoàng kì 12g, bạch thược 12g, phòng sâm 12g, cam thảo 12g, đại táo 10g, khởi tử 12g, bán hạ 10g, hậu phác 10g. ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: Giải uất, thanh can, lợi tiểu, an thần.

Meo.vn (Theo SKĐS)

Thuốc bôi từ thảo dược chữa nám da

Phụ nữ trên 30 tuổi thường bị nám da. Để khắc phục chứng bệnh này, nên kết hợp các loại thuốc uống, thuốc bôi từ thảo dược và liệu pháp ẩm thực. Trên số báo thứ năm (số 144) ra ngày 8/9/2011 chúng tôi đã giới thiệu 7 bài thuốc uống từ thảo dược, trong số này chúng tôi giới thiệu tiếp một số bài thuốc bôi, xoa hỗ trợ để bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.

Bài 1: Bạch phục linh 40g, thạch cao 40g. Tất cả tán bột mịn, dùng 1 thìa bột thuốc hoà với nước vo gạo sền sệt rồi xoa vào vết nám trước khi đi ngủ. Sáng dậy rửa mặt bằng nước ấm, làm liền 9 đêm là một liệu trình, nghỉ 3 ngày rồi làm tiếp đợt 2.

Bài 2: Hoạt thạch, thạch cao, bạch chỉ mỗi vị 4g tán bột nấu nước thiên môn, hoà bột thuốc bôi vào vết nám.

Bài 3: Bạch truật 20g. Cho 3 thìa rượu, đun nhừ. Lấy khăn thấm nước thuốc chà mạnh vết nám buổi tối trước khi đi ngủ. Sáng rửa sạch.

Thuốc bôi từ thảo dược chữa nám da

Bài 4:Bạch cương tàm (tằm vôi) tán nhỏ hoà với nước ấm, bôi vết nám, ngày làm vài lần, làm nhiều tuần lễ.

Bài 5: Bạch tật lê 15g, sơn chi tử 15g tán bột hoà giấm bôi vết nám.

Bài 6: Xơ mướp 16g, bạch phục linh 16g, bạch cương tàm 16g, cúc trắng 16g, trân châu mẫu 20g, hoa hồng 4 bông, táo tàu 10 quả. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu cô đặc là được. Dùng thuốc xoa vết nám, xoa liền 10 ngày là 1 liệu trình.

Bài 7: Bạch truật ngâm với giấm thanh 5 - 7 ngày. Lấy bạch truật cọ xát vết nám.

Bài 8: Bán hạ (sấy khô) nghiền nát trộn giấm đắp lên vết nám liền 3 ngày rồi nấu với nước bồ kết rửa mặt thì hết sạm mặt.

Bài 9: Cam tòng 40g, hương phụ 40g, hắc sửu 40g. Nấu nước rửa mặt hằng ngày.

Bài 10: Vân mẫu 30g, hạnh nhân 30g. Tất cả tán nhỏ trộn với sữa bò chưng qua. Đêm bôi, ngày rửa sạch.

Bài 11: Lấy 1 quả trứng gà, bỏ lòng đỏ, chu sa 40g. Tất cả tán nhỏ, bỏ vào trứng gà, dán kín trứng, cho vào ổ cho gà ấp, khi đàn gà nở thì lấy trứng, đập lấy thuốc, dùng xoa mặt 5 lần là hết nám.

Bài 12: Ngọc trúc nấu nước rửa mặt thường xuyên thì khỏi.

Bài 13: Quả bồ hòn (vô hoạn tử) tán bột hoà vào nước ấm xoa mặt.

Lưu ý: Chị em không nên ăn các món cay nóng, bia rượu, cà phê, thuốc lá, tránh ánh nắng chiếu vào da sạm. Nên ăn nhiều rau quả tươi, uống đủ nước.

Lương y Minh Chánh

Meo.vn (Theo SKĐS)

Bài thuốc nam chữa cháy nắng

Nắng nóng, nhiều người sau khi ở ngoài nắng xuất hiện các tổn thương ở dạng mạn tính như da dày lên, hóa sừng, đen sạm, thậm chí sưng đỏ tấy, bỏng rát.

Đông y cho rằng, cháy nắng là do bẩm sinh da thịt không bền chắc, không kích ứng với ánh nằng cường độ mạnh hoặc do thử thấp nhiệt, độc xâm phạm vào cơ thể, ứ đọng ở cơ bắp, ngấm vào bì phu (da) dẫn đến cháy nắng. Dưới đây là cách điều trị da cháy nắng.

Thể nhiệt độc: Vùng da cháy nắng bỏng, sưng thũng, mặt da căng, sáng bóng hoặc có những nốt sần đỏ mọc dày đặc, nóng rát và đau, kèm theo miệng khô, khát nước, bồn chồn không yên. Để điều trị cần thanh nhiệt, lương huyết, giải độc và tiêu thũng với bài thuốc: Huyền sâm 12g, trúc diệp (lá che hoặc trúc) 10g, kim ngân hoa 10g, bồ công anh 10g, vỏ đậu xanh 15g, cam thảo 6g, thông thảo 6g, sắc nước ngày uống 2 lần, uống liên tục 5 - 7 ngày. Trường hợp khát nhiều thêm củ sắn dây 20g, lô căn (rễ sậy 20g); Nếu sưng nóng đau nhiều, thêm vỏ núc nác 12g, chi tử (hạt dành dành) 10g.

Thể thấp độc: Vùng da bị cháy nắng nổi ban đỏ, sưng thũng, nóng rát, đau nhức, mụn nước nhỏ mọc dày đặc, vỡ loét chảy nước, miệng khát nhưng không uống được nhiều nước. Để chữa trị cần thanh nhiệt, giải độc và trừ thấp bằng bài thuốc: Rễ cỏ tranh 30g, sinh thạch cao 30g, sinh địa 15g, đan bì 15g, đại thanh diệp (lá cây bọ mẩy) 15g, hạt mã đề 15g, ý dĩ nhân 30g, sắc uống ngày 1 thang liên tục trong hai tuần.    

Lương y Nguyễn Văn

Meo.vn (Theo Bee)

Viêm cầu thận có thể dùng thuốc Nam

Viêm cầu thận là một bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm của các tiểu cầu thận và các mạch máu nhỏ trong thận. Bệnh có thể xuất hiện độc lập hoặc kết hợp với hội chứng thận hư.

http://bee.net.vn/dataimages/201109/original/images775290_T12_thuoc_nguoi_cao_tuoi___thai_lai_tia_mau.jpg

Thài lài tía

Tùy vào các dạng mà có cách điều trị khác nhau. Dưới đây, bạn đọc có thể tham khảo bài thuốc Nam điều trị viêm cầu thận.

Bài thuốc: Thài lài tía hoặc xanh, bạch đồng ngữ, rễ cây mặt quỷ, cây chi tử sao đen, bông mã đề, củ mạch, lá cối xay, rễ cỏ chanh, hoạt thạch, mỗi vị 16g, cam thảo nam 10g, tất cả sắc ngày 1 thang, uống 3 lần.

Khi bị viêm cầu thận, cách điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Người bị viêm cầu thận cấp nhất định phải ăn nhẹ, ăn nhạt, chế độ ăn không mì chính, ít protein... hạn chế ăn trứng, nên theo dõi lượng nước tiểu nếu thấy đái ít hay vô niệu thì bỏ hẳn rau quả để tránh tăng kali máu.

Meo.vn (Theo Bee)

Đông y trị chứng thận hư

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hội chứng thận hư: ứ nước thận, viêm cầu thận, u tuyến thượng thận, thận mất chức năng lọc thải độc tố, giữ dưỡng chất dẫn đến bị phù thũng, huyết áp tăng cao, thiếu máu, bạch cầu tăng.

Phương pháp điều trị: Lợi tiểu, trục thủy, chống viêm nhiễm, hạ huyết áp, bổ nguyên khí, bổ thận, an thần. Y học cổ truyền chia bệnh thận hư làm 2 giai đoạn cấp tính và mạn tính. Tùy thể, tùy giai đoạn cấp hay mạn mà dùng bài thuốc thích hợp.

Giai đoạn cấp tính có 3 thể:

Phong nhiệt nhiễu lạc: Phép trị là sơ phong thanh nhiệt, lương huyết chỉ huyết, dùng bài Ngân kiều tán gia giảm: ngân hoa 15g, liên kiều 12g, huyền sâm 15g, bạch mao căn 20g, ngư tinh thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Hạ tiêu thấp nhiệt: Phép trị là thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết chỉ huyết, dùng bài Tiểu kế ẩm tử gia vị: Ngẫu tiết (củ sen) 15g, bồ hoàng 9g, mộc thông 9g, bông mã đề 15g, sinh địa hoàng 15g, đương quy 9g, chi tử sao đen 9g, đạm trúc diệp 12g, cam thảo 5g, nhân trần 15g, thạch vĩ 15g, biển súc 15g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tâm hỏa cang thịnh: Phép trị là thanh âm tả hoả, lương huyết chỉ huyết, dùng phương Đạo xích tán gia vị. Bài thuốc gồm: sinh địa hoàng 18g, trúc diệp 12g, mộc thông 9g, cam thảo 5g, bồ hoàng 9g, ngẫu tiết 15g, hoạt thạch 20g, chi tử 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ngư tinh thảo.
Giai đoạn mạn tính tiềm ẩn có 3 thể:

Âm hư hỏa vượng: Phép trị là tư dưỡng can thận, lương huyết chỉ huyết; dùng bài Tri bá địa hoàng hoàn gia vị: Tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, sinh địa 18g, sơn thù 9g, hoài sơn 12g, đan bì 9g, bạch linh 9g, trạch tả 9g, bạch mao căn 20g, tiểu kế 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Khí bất nhiếp huyết: Phép trị là ích khí nhiếp huyết; dùng bài Quy tỳ thang gia giảm: đẳng sâm 12g, bạch truật 9g, hoàng kỳ 15g, đương quy 9g, phục thần 9g, viễn chí 4g, toan táo nhân 9g, mộc hương 4g, a giao (sao phồng) 15g, bạch thược 9g, chích cam thảo 6g, địa du (sao đen) 15g; Sắc uống ngày 1 thang.

Khí trệ huyết ứ: Phép trị là ích khí hoạt huyết; dùng bài Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm: hoàng kỳ 20g, đẳng sâm 12g, bạch truật 9g, hoài sơn 12g, khiếm thực 12g, xích thược 12g, xuyên khung 6g, quy vĩ 9g, địa long 9g, đan sâm 15g, ích mẫu thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Các bài thuốc trên cho vào 750ml nước, sắc kỹ chắt lấy 250ml nước thuốc chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 30 phút.

Điều trị bệnh thận hư bằng y học cổ truyền theo nguyên tắc chung là kết hợp chặt chẽ giữa dùng thuốc với tập luyện dưỡng sinh và ăn uống hợp lý để nâng cao sức đề kháng.

Lưu ý: Chế độ ăn cần hạn chế muối nghiêm ngặt giúp kiểm soát triệu chứng phù.

Đây là bệnh khó chữa, tốt nhất nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám để được tư vấn và điều trị.          

Lương y Vũ Quốc Trung

(suckhoe-doisong)

Các bài thuốc bí truyền chữa cao huyết áp

Có thể cải thiện tình trạng cao huyết áp bằng món cháo rau cần: rau cần tươi (cả rễ) 50 g rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nấu cháo với 60 g gạo tẻ. Mỗi ngày ăn vào buổi sáng và bữa tối. Ăn liền 7 ngày.

Một số bài thuốc khác:

n định huyết áp: Ngô thù du tán bột mịn, mỗi lần dùng 30 g trộn với giấm ăn thành bột sền sệt; trước khi đi ngủ đắp thuốc vào huyệt dũng tuyền ở hai bàn chân, dùng băng gạc cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc một lần. Đắp dán thuốc liên tục 3-5 lần thì huyết áp ổn định.

Trị bệnh tăng huyết áp: Đào nhân 12 g, hạnh nhân 12 g, chi tử 12 g, hồ tiêu 4g, gạo nếp 14 hạt, lòng trắng trứng gà 1/3 trứng. Đem giã nát 5 vị thuốc, trộn 1/3 lòng trắng trứng vào cho đều, đắp dán thuốc vào huyệt dũng tuyền ở 2 lòng bàn chân vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng gạc băng cố định lại, sáng hôm sau bỏ thuốc ra. Đắp dán 6 đêm liền. Nếu thấy da ở chỗ đắp dán thuốc có màu tím tái thì cũng đừng lo ngại.

Cách ngâm rửa chữa tăng huyết áp: Hạ khô thảo 30 g, câu đằng 20 g, tăng diệp 20 g, cúc hoa 20 g. Nấu các vị trên với 2 lít nước sôi 15 phút. Để nước thuốc còn nóng 30-50 độ C, đổ vào thau. Ngâm 2 chân vào, đồng thời không ngừng vò kỹ 2 bàn chân vào nhau khoảng 30 phút. Ngày 1 lần.

Cháo thuốc: Mộc nhĩ đen ngâm nở, xé thành miếng nhỏ. Táo tàu ngâm qua nước sôi, rửa sạch thái nhỏ, bỏ hạt, cho ít đường vào trộn ngâm 20 phút. Mộc nhĩ đen và gạo tẻ nấu thành cháo xong cho táo tàu và nước đường vào nấu thêm 10 phút, ăn vào bữa điểm tâm và bữa tối.

Trà thuốc: Rau ngót 90%, chè xanh 10%, tán bột thô. Mỗi ngày dùng 50 g, hãm với 1 lít nước sôi, uống cả ngày. Thuốc có công dụng tiêu mỡ thừa, hạ áp. Hoặc:

- Sơn tra 80%, lá sen 20%, tán bột thô, ngày dùng 30 g, hãm với 1 lít nước sôi, uống cả ngày, dùng cho người béo phì, mỡ máu cao, cao huyết áp.

- Hoa cúc 40%, hoa hoè 30%, chè xanh 30%, tán bột thô. Ngày dùng 30 g, hãm với một lít nước sôi, công dụng mát huyết, hạ áp, dành cho người xơ mỡ động mạch, huyết áp tăng.

- Chi tử 50%, chè xanh 50%, tán bột thô, ngày dùng 60 g, hãm với 1 lít nước sôi, có công dụng mát huyết, hạ áp; chữa cao huyết áp, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

- Cúc hoa 6 g, hoa hoè 6 g, chè xanh 6 g, long đởm thảo 10 g, hãm với 1 lít nước sôi, uống cả ngày, có công dụng giãn mạch, hạ áp, giảm cholesterol huyết.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Mẫu đơn trị nhiều bệnh

Trong Đông y thường thu hoạch những cây mẫu đơn đã trồng được 3-5 năm. Dùng vỏ rễ phơi hay sấy khô để làm dược liệu bào chế thành thuốc nên có tên thuốc là mẫu đơn bì.

Các kết quả nghiên cứu về dược lý ở mẫu đơn bì cho thấy chứa hoạt chất paeoniflorin có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống viêm, chống thấp khớp, an thần, hạ sốt, giảm đau, chống loét dạ dày, chống dị ứng và chống co giật. Thuốc này còn có tác dụng gây giãn mạch vành và mạch ở cơ chân, gây hạ huyết áp, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, ức chế sự đông máu rải rác trong mạch và bảo vệ gan chống tác dụng độc hại gan của hóa chất trong thực nghiệm trên động vật.

Trong y học cổ truyền Việt Nam, mẫu đơn bì được dùng làm thuốc trấn kinh, giảm đau, chữa nóng âm ỉ kéo dài, sốt về chiều và đêm, không có mồ hôi, hoặc đơn sưng, huyết ứ phát sốt, nhức đầu, đau lưng, đau khớp, đau kinh, kinh nguyệt không đều và bệnh phụ khoa sau khi đẻ. Ngày dùng 6 - 12g, dạng thuốc sắc.

Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu những phương tiêu biểu chữa trị có hiệu quả.

Chữa di tinh, suy nhược thần kinh, nhức đầu, mất ngủ: mẫu đơn bì 8g, thục địa 16g; sơn thù, hoài sơn mỗi vị 12g; trạch tả, phục linh, phụ tử chế mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

Chữa hen phế quản khi hết cơn hen: mẫu đơn bì 8g, thục địa 16g, hoài sơn 12g; sơn thù 8g, phục linh 8g, trạch tả 8g. Sắc uống ngày một thang, hoặc làm hoàn uống mỗi ngày 20g.

Chữa viêm khớp cấp: mẫu đơn bì 10g, huyền sâm 20g; tiền hồ 12g, hoàng cầm 12g, tri mẫu 12g, kỷ tử 12g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, thạch hộc 12g, thăng ma 8g; đậu khấu 6g, xạ can 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa tăng huyết áp: mẫu đơn bì 8g, thục địa 16g, hoài sơn 12g; sơn thù 8g, trạch tả 8g, phục linh 8g, đương quy 8g, bạch thược 8g. Sắc uống ngày một thang chia 2 - 3 lần.
Mẫu đơn bì.

Chữa đau nhức do máu kém lưu thông, gây thiếu máu: mẫu đơn bì 100g, đương quy 1.000g; hoài sơn, ngọc trúc, hà thủ ô đỏ, đan sâm mỗi vị 200g; bạch linh, mạch môn, trạch tả mỗi vị 100g; thanh bì, chỉ thực, thù nhục mỗi vị 50g. Tán bột làm hoàn mỗi viên nặng 5g. Ngày uống 4 - 6g.

Chữa viêm loét dạ dày - tá tràng: mẫu đơn bì 8g, bạch thược 12g; thanh bì 8g, chi tử 8g, bối mẫu 8g, trạch tả 8g, hoàng liên 8g, trần bì 6g, ngô thù 4g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm gan siêu vi khuẩn cấp tính: mẫu đơn bì 16g, nhân trần 40g, sinh địa 24g, chi tử 16g; hoàng liên 12g, đan sâm 12g, huyền sâm 12g, thăng ma 12g, thạch hộc 12g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa xơ gan cổ trướng: mẫu đơn bì 8g, rễ cỏ tranh 20g; thục địa 12g, hoài sơn 12g, bạch truật 12g, địa cốt bì 12g; sơn thù 8g, trạch tả 8g, phục linh 8g, đương quy 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa suy nhược thần kinh: mẫu đơn bì 8g; kỷ tử 12g, thục địa 12g, hoài sơn 12g, câu đằng 12g, sa sâm 12g, mạch môn 12g; cúc hoa 8g, sơn thù 8g, trạch tả 8g, phục linh 8g, táo nhân 8g, bá tử nhân 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa đái tháo đường: mẫu đơn bì 12g; thục địa 20g, hoài sơn 20g, kỷ tử 12g, thạch hộc 12g; sơn thù 8g, thiên hoa phấn 8g, sa sâm 8g. Sắc uống ngày một thang, chia 2.

Chữa viêm tắc động mạch: mẫu đơn bì 12g; cam thảo 20g, đương quy 20g, kim ngân hoa 16g, xích thược 16g, qua lâu nhân 16g, ngưu tất 16g; huyền sâm 12g, đào nhân 12g, đan sâm 12g; binh lang 8g, chỉ xác 8g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

Chữa đau bụng kinh: mẫu đơn bì, đào nhân, hồng hoa, huyền hồ sách, hương phụ, mỗi vị 8g, mộc hương 6g, cam thảo 4g. Sắc uống trong ngày.

Chữa rong huyết: mẫu đơn bì 12g, hoa cây cỏ nến (bồ hoàng) sao đen 20g; địa du, a giao, huyết dụ, bạch thược, sinh địa mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa đơn độc sưng tấy, sưng vú, viêm tinh hoàn: mẫu đơn bì, đơn đỏ, huyết giác, cam thảo dây, đơn châu chấu, chó đẻ răng cưa, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất, mộc thông, hoàng đằng, chi tử mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

BS. HOÀNG TUẤN LINH
(suckhoe-doisong)

Một số bài thuốc chữa tiểu rắt, tiểu buốt

Hương nhu có thể chữa tiểu buốt.

Những người bị tiểu rắt, tiểu buốt có hiện tượng tiểu ra máu có thể lấy chi tử (sao đen), huyết dụ, lá tre, hoa hòe (sao vàng), rau má mỗi thứ 16 g; đậu đen 20 g, sinh địa 10 g sắc uống ngày 1 thang.

Sau đây là một số bài thuốc khác:

- Thổ linh, kim ngân, mã đề, thương nhĩ mỗi thứ 20 g, sắc uống ngày 1 thang.

- Kim tiền thảo, vỏ bí ngô, đinh lăng, rau diếp mỗi thứ 20 g; trạch tả 16 g, sắc uống ngày 1 thang.

- Nếu nước tiểu đục như nước vo gạo: Kim tiền thảo, đinh lăng, thổ linh, cẩu tích, rễ cỏ tranh, huyền sâm mỗi thứ 16 g; thủy long 30 g, thục địa 20 g, sắc uống ngày 1 thang.

- Nếu nước tiểu đỏ, có hiện tượng nóng rát: Sa tiền, đinh lăng, lá tre, rau má, thổ linh, chi tử mỗi thứ 16 g; thủy long, hương nhu trắng mỗi thứ 20 g, sắc uống ngày 1 thang. Thường xuyên cho bệnh nhân ăn cháo đỗ đen.

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần chú ý:

- Kiêng rượu, thuốc lá, thuốc lào.

- Chăm lo vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài.

- Kiêng sinh hoạt tình dục.

Lương y Trịnh Văn Sỹ, Nông Nghiệp Việt Nam