Lưu trữ cho từ khóa: chế độ ăn

6 chế độ ăn uống mà bạn nên học theo

Nếu biết lựa chọn và tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh, chắc chắn bạn sẽ khỏe mạnh và không lo tăng cân. Hãy tham khảo 6 chế độ ăn uống từ các quốc gia dưới đây nhé.

Theo một nghiên cứu năm 2012 Đại học Monash (Melbourne, Australia), thì Australia được xếp hạng là một trong những nước có người dân béo nhất trên thế giới. Và hút thuốc nhiều chính là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong sớm trong cả nước.

Trong khi đó, người Pháp vẫn còn mảnh mai cho dù họ ăn pho mát. Câu hỏi đặt ra là có phải chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn?Thực tế, vấn đề là cách bạn ăn uống sẽ quyết định sức khỏe của bạn.

Dưới đây là một vài chế độ ăn uống lành mạnh trên thế giới mà bạn nên tham khảo.

1. Chế độ ăn của người Nhật Bản

Những món ăn của Nhật Bản là một trong những lành mạnh trên thế giới, chủ yếu là các món ăn từ cá sống, đậu nành và rau lá xanh. Nó không chỉ chứa các chất chống oxy hóa phong phú mà còn giàu các axit béo omega-3.

Theo Tiến sĩ Joanna McMillan của Đại học Harvard thì “Người Nhật Bản chỉ ăn cho tới khi no khoảng 80%. Cách ăn uống này kết hợp với cách chọn thực phẩm của họ đã giúp người Nhật luôn khỏe mạnh, không bị thừa cân và phòng được nhiều bệnh tật”.

nhat

Ảnh minh họa

2. Chế độ ăn của người Ý

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu về những lợi ích của chế độ ăn Địa Trung Hải. Và mặc dù thực phẩm phương Tây đặc trưng với mì ống và pizza nóng… những chế độ ăn truyền thống của người Ý vẫn chủ yếu dựa trên nước xốt cà chua tươi, dầu ô liu, các loại thảo mộc như tỏi và rau oregano và protein nạc… nên cơ thể họ ít khi bị trong tình trạng tích tụ mỡ thừa.

Tiến sĩ McMillan cũng nhấn mạnh rằng người Ý có thói quen ăn uống theo bữa chứ không ăn vặt liên tục nên họ ít phải đối mặt với nguy cơ tăng cân.

3. Chế độ ăn của người Tây Ban Nha

Cũng tương tự chế độ ăn của người Ý, người Tây Ban Nha sử dụng nhiều cà chua cho bữa ăn của mình. Bữa ăn truyền thống kiểu Tây Ban Nha thường có sự kết hợp hải sản, rau và dầu ôliu, do đó rất có lợi cho sức khỏe.

Hơn nữa, người Tây Ban Nha có thói quen ăn uống trong những đĩa nhỏ hoặc ăn ít một, ăn chậm. Thói quen này giúp họ cảm nhận thức ăn ngon hơn, đồng thời cũng có lợi cho việc tiêu hóa.

4. Chế độ ăn uống của người Hy Lạp

Chế độ ăn uống truyền thống của người Hy Lạp được coi là có tác dụng giúp giảm huyết áp và giảm nguy cơ bệnh tiểu đường do họ sử dụng nhiều loại rau tươi, dầu ôliu, các loại hạt và ngũ cốc. Mặc dù Tiến sĩ McMillan thừa nhận chế độ ăn uống này có thể chứa hàm lượng chất béo cao nhưng chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn có lợi cho sức khỏe.

5. Chế độ ăn uống của người Pháp

Người Pháp rất chú trọng các bữa ăn, họ luôn có ý thức về nguồn gốc thực phẩm sử dụng mỗi ngày cũng như cách nấu nướng như thế nào. Món rau hằng ngày của người Pháp lúc nào cũng được trộn với dầu oliu, bơ, vài loại thảo dược và gia vị. Người Pháp thường ăn ít những thực phẩm giàu năng lượng. Thêm vào đó, hầu hết người Pháp có thói quen đi bộ và đi xe đạp hàng ngày nên bảo vệ sức khỏe của mình rất tốt.

phap

Ảnh minh họa

6. Chế độ ăn của người Thụy Điển

Người Thụy Điển chỉ sử dụng một ít loại trái cây, rau quả và chế độ ăn cơ bản là các sản phẩm từ sữa, bánh mì đen, cá và quả mọng. Chính nhờ những thực phẩm này mà lượng canxi, chất xơ, chất chống oxy cung cấp cho cơ thể luôn đầy đủ.

Canxi, chất xơ, chất chống oxy có thể giúp cơ thể đốt cháy chất béo, loại bỏ các nguy cơ ung thư và tốt cho tiêu hóa, bài tiết. Ngoài ra, dầu cá hồi, cá trích cũng được coi là hợp lý vì tốt cho tim. Người Thụy Điển còn có thói quen trượt tuyết quanh năm, đây cũng được coi là một cách đốt cháy chất béo hiệu quả.

Theo Phaluatxahoi.vn

Làm cách nào để người bệnh ung thư có thể ăn được?

Bố tôi bị ung thư hiện đã truyền hóa chất được 2 lần nhưng bố tôi ăn uống kém nên nhiều khi đến hẹn truyền nhưng không truyền được.

Vì từ khi điều trị bố tôi còn hay bị loét miệng, táo bón và bị nôn khi truyền… Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục.(Phan Thị Thu Hằng)

lam-cach-nao-de-nguoi-benh-ung-thu-co-the-an-duoc

Ảnh minh họa

Ăn là một trong tứ khoái của con người. Tuy nhiên, ở bệnh nhân ung thư có thể bị thay đổi vị giác, có vị đắng ở miệng… dẫn đến ăn không ngon. Thực tế cho thấy, những bệnh nhân ung thư nghị lực cao, dinh dưỡng đúng thì sẽ đáp ứng với hóa chất điều trị tốt hơn người bi quan vì bệnh tật và dinh dưỡng kém. Vì vậy, cần chia nhỏ bữa và ăn nhiều bữa trong ngày(4-5 bữa).

Nên ăn đa dạng thực phẩm, đủ chất đạm, béo, tinh bột, rau củ tươi. Tốt nhất nên ăn những món mà người bệnh thích. Không nên dùng các thức ăn quá cay, quá mặn, quá chua, quá ngọt, quá đắng. Hạn chế dầu mỡ xào rán, tránh rượu, thuốc lá…

Chú ý, không ăn lúc quá gần thời điểm truyền hóa chất để tránh nôn (như ăn 1-2 giờ trước đó), nếu tình trạng buồn nôn xảy ra trong suốt thời gian điều trị, cần báo với bác sĩ để có những lời khuyên đúng đắn.

Ở người bệnh ung thư, do sức đề kháng kém nên dễ bị bội nhiễm các bệnh khác như bố bạn hay bị viêm miệng, họng và đấy cũng là nguyên nhân khiến bố bạn ăn kém. Vì vậy, bạn nên chế biến thức ăn cho mềm, chọn những loại dễ nhai, dễ nuốt như chuối, dưa hấu, khoai tây nghiền, mì sợi, bún phở, sữa, bột ngũ cốc hoặc nên cắt nhỏ thức ăn… Người bệnh cần vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ (khoảng 4 lần/ngày).

Để tránh táo bón, nên bổ sung nhiều chất xơ. Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày (uống nước đun sôi để nguội, nước ép trái cây, nước trà không chứa caffein). Đi bộ và vận động thường xuyên. Chỉ uống thuốc chống táo bón nếu các biện pháp trên không có hiệu quả.

BS.Vũ Hồng Ngọc

Theo Suckhoedoisong.vn

Bị suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn uống thế nào?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới để mô tả sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch vùng chân.

Bố tôi bị suy giảm tĩnh mạch chân. Xin bác sĩ tư vấn giúp bệnh này nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào để hỗ trợ điều trị?Nguyễn Đỗ Minh (huyện Cai Lậy, Tiền Giang).

bi-suy-giam-tinh-mach-chan-nen-an-uong-the-nao

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân.   

BSCKI Nguyễn Thị Ánh Vân

, Phó trưởng khoa Khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM:

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới để mô tả sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch vùng chân. Đây là bệnh lý liên quan nhiều đến chế độ làm việc và ăn uống, thường gặp ở những người có cân nặng dư thừa hoặc công việc nghề nghiệp yêu cầu phải đứng hoặc ngồi quá lâu hoặc ở những người lớn tuổi.

Điều trị sẽ làm bệnh chậm tiến triển. Người bệnh không nên đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế, tránh mang xách nặng, tránh các động tác trong sinh hoạt gây ra tì đè sức nặng lên chân. Nếu bệnh nhẹ, có thể điều trị làm giảm các triệu chứng bằng thuốc phối hợp mang vớ thun (vớ tĩnh mạch) tạo áp lực ngăn máu chảy ngược xuống chân. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng có thể phải cần đến phẫu thuật.

Về dinh dưỡng nên ăn uống cân đối, vừa đủ theo nhu cầu làm việc tập luyện, tránh để bị thừa cân béo phì, nên ăn rau quả để đủ vitamin và chất xơ (ít nhất 400 – 500g rau và trái cây mỗi ngày). Nên tập thể dục thường xuyên như đi bộ, bơi lội, đi xe đạp, tập dưỡng sinh…

Theo Kienthuc.net.vn

Chế độ dinh dưỡng cho người bị suy thận

Bệnh nhân có bệnh thận mạn, thận không thể lọc và loại bỏ nước dư thừa, vitamin khoáng chất cùng các độc chất thải ra từ cơ thể cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng.

Tin liên quan:

  • Người bị suy thận nên ăn như thế nào?
  • Cách ăn uống giúp thận khoẻ
  • Lưu ý trong ăn uống dành cho người suy thận mạn

Hạn chế đạm

Các tiết chế chặt chẽ thường áp dụng cho bệnh thận mạn giai đoạn 3-4 hoặc chức năng thận giảm chỉ còn dưới 50%. Tùy theo mức độ suy thận, các bệnh phối hợp, hoàn cảnh kinh tế mà các nguyên tắc sau có thể được thay đổi cho phù hợp với từng bệnh nhân dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.

Tiết chế giúp tránh ứ đọng các chất dư thừa có hại cho cơ thể và làm bệnh thận chậm tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn cuối. Tiết chế protein (đạm) nhằm tránh ứ đọng các sản phẩm thoái biến từ protein làm tăng gánh nặng cho thận.

Khi bệnh thận mạn giai đoạn 3-4, cần tiết chế protein còn 0,6 – 0,8g/kg cân nặng/ngày, tương đương ăn 150 – 200g thịt nạc (hoặc cá không xương, tôm đã bóc vỏ, thịt gà không xương…) mỗi ngày đối với bệnh nhân nặng 50kg. Nên ăn các loại đạm, trong đó ưu tiên protein chất lượng cao (thịt, cá, tôm, trứng, sữa), và protein thực vật (đậu hũ, giá, các lọai ngũ cốc).

Nên ăn các loại axit béo không no có nhiều trong cá biển vùng nước lạnh, dầu ô liu, dầu cải, dầu đậu nành.

che-do-dinh-duong-cho-nguoi-bi-suy-than

Tôm có protein chất lượng cao. Ảnh: Internet

Cần có chế độ ăn lạt, giảm muối

Muối làm tăng giữ nước trong cơ thể, gây phù, tăng huyết áp và còn làm tăng gánh nặng cho thận tiết chế muối ăn dưới 6g được áp dụng trong mọi giai đoạn của bệnh thận mạn. Chế độ này có nghĩa là không nêm, không chấm.

Nếu đang bị phù hoặc suy thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự ý uống nhiều nước. Lượng nước uống vào bằng lượng nước tiểu mỗi ngày công thêm 500ml.

Ảnh minh họa – Internet

Cần có chế độ ăn giảm kali một khi thận suy

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn giảm kali sau khi xét nghiệm về kali máu. Tiết chế kali dành cho các người bệnh thận bị tăng kali máu (kali máu tăng trên 5,5mMol/L), suy thận nặng hoặc phải dùng những thuốc giữ kali. Các loại thức ăn có chứa nhiều kali như chuối, dưa hấu, dưa tây, cam, quýt, xoài, nhãn, khoai tây, cà chua, trái bơ, kiwi, trái đào, các loại trái cây khô, hạt rang, các loại rau có màu xanh đậm và các loại nước ép trái cây.

Các loại thức ăn có chứa ít kali gồm: Táo, dâu tây, lê, mận, khóm, dưa leo, bắp cải, bông cải, cơm, bánh mỳ, ngũ cốc. Khi có tăng kali, cần kiêng mọi loại trái cây cho đến khi có chỉ định của bác sĩ cho dùng lại.

Cách chế biến thức ăn cũng làm giảm kali như luộc rau và bỏ nước, rửa kỹ hoặc ngâm rau quả nhiều giờ trong nước.

Tăng phốt pho gặp ở những người bệnh thận có suy thận, làm xương yếu, dễ gãy. Lắng đọng ở da gây ngứa và lắng đọng ở hệ tim mạch. Phốt pho có nhiều trong sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa như ya-ourt, phô mai, các loại đậu.

BS Nguyễn Thị Thu Thảo

(Trưởng Khoa Nội Tiết Thận, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TPHCM)

Theo Kienthuc.net.vn

Chế độ ăn cho người đau dạ dày

Ăn no quá cũng đau, đói quá cũng đau…đó là nỗi khổ của những người bị đau dạ dày. Nên ăn những thức ăn nào, ăn như thế nào để không bị đau là những câu hỏi mà người đau dạ dày luôn thắc mắc.

che-do-an-cho-nguoi-dau-da-day

Bắp cải, hành… là những thực phẩm phù hợp với người đau dạ dày

Tin liên quan:

  • 10 thực phẩm có hại cho người đau dạ dày
  • Thực phẩm giúp bạn giảm cơn đau dạ dày
  • 10 quy tắc ăn uống cho người bị bệnh dạ dày

Những thức ăn giảm tiết dịch vị

BS Lê Kim Huệ – Trưởng khoa Truyền thông, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết, những thức ăn bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm tiết dịch vị chính là chìa khóa giúp những người bị đau dạ dày trị được bệnh được chia làm ba nhóm:

Thức ăn giảm tiết axit dịch vị: bắp cải, đậu, bí ngô, cà rốt, hành lá, chất ngọt (mật ong, đường, bánh quy), dầu thực vật (các loại dầu được chế biến từ các loại hạt: dầu hướng dương, dầu vừng, dầu hạt cải, dầu đậu nành…).

Thức ăn trung hòa axit dịch vị, làm lành chỗ loét: sữa, trứng, thịt nạc, cá, tôm, rau củ non, đặc biệt họ cải (cải bắp, củ cải, rau cải…), gừng, chuối, dưa hấu, dưa leo, thốt nốt…

Thức ăn bảo vệ niêm mạc dạ dày thấm dịch vị: khoai mì, gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy…

Thức ăn nên kiêng, chủ yếu là thức ăn tăng tính axit trong dạ dày như: trái cây chua (cam, bưởi, chanh, me), cà muối, giấm, mẻ, một số loại nấm, nước xốt thịt cá đậm đặc, ớt, tỏi… Ngoài ra, cần tránh các loại thức ăn có nguy cơ làm tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ, dạ dày phải co bóp, nghiền nát nhiều như: các loại thức ăn cứng, rau nhiều chất xơ, trái cây còn xanh cứng (cóc, ổi, xoài, táo…), thịt nhiều gân sụn… Chưa kể những thức ăn này phải mất một thời gian mới đến dạ dày, axit sẽ được sản xuất trong lúc dạ dày trống, vô tình làm tăng lượng axit trong dạ dày. Hạn chế ăn những thức ăn chế biến sẵn, khó tiêu, chứa nhiều muối: chả lụa, lạp xưởng, thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích…

Riêng nước uống, không dùng nước uống có gas, cà phê, thay vào đó nên chọn trà thảo dược, nước lọc hoặc các loại sữa.

Ăn chín, nhai kĩ, chia làm nhiều bữa

Theo BS Lê Kim Huệ, nguyên tắc chung nhất vẫn nên ăn những thức ăn được nấu chín, nghiền nhỏ, tăng cường hấp, luộc, hạn chế xào nấu, chia làm nhiều bữa, không ăn quá no và không để bụng đói.

Nếu bị đau dạ dày cấp, không nên ăn cơm mà ăn chế độ cháo xúp từ 24 – 48 giờ để dạ dày lành vết thương. Chia làm năm bữa. Sáng: một tô cháo đậu xanh, trưa: một tô xúp khoai thịt, giữa trưa: 200ml sữa đậu nành + 50g bánh quy, chiều: một tô cháo trứng, tối: 200ml sữa.

Với đau dạ dày mạn, do tiêu hóa kém và khó hấp thu thức ăn nên cần chú ý ăn nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Lúc này người bệnh thay chế độ cháo xúp thành cơm. Chia làm bốn bữa.

Trong bữa ăn chỉ nên uống 100 – 200ml nước canh hoặc nước lọc, bởi nếu quá khô, thức ăn sẽ khó tiêu do men tiêu hóa không thấm. Ngược lại, ăn quá nhiều canh sẽ làm dạ dày căng phồng, men tiêu hóa bị pha loãng, sự tiêu hóa kém đi. Tránh ăn canh chung với cơm vì thức ăn sẽ không được nhai kỹ, tăng gánh nặng cho dạ dày. Sau khi ăn xong không nên nằm ngay, chạy nhảy hoặc bắt tay vào công việc vì sẽ làm tăng lượng máu đến dạ dày và dạ dày đang bị viêm loét tổn thương nặng hơn.

Theo Phunuonline.com.vn

Chế độ ăn giúp ngăn ngừa ung thư

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư bạn nên thêm ít nhất 5 khẩu phần trái cây và rau trong thực đơn hàng ngày.

Cà rốt

Cà rốt có chứa beta-carotene và carotenoid, 2 chất này không chỉ tốt cho mắt mà nó còn trực tiếp bảo vệ và chống lại sự hấp thụ của cơ thể với các chất gây ung thư. Bạn có thể ăn sống, nấu chín, hầm hoặc cho chúng vào món salad. Ăn cà rốt hàng ngày sẽ giúp bạn phòng chống được căn bệnh hiểm nghèo.

che-do-an-giup-ngan-ngua-ung-thu

Tin liên quan:

  • Những loại rau phòng bệnh ung thư
  • Vang đỏ làm giảm nguy cơ ung thư phổi
  • Súp lơ có thể giúp ngăn ngừa 5 loại ung thư

Trà xanh

Trà xanh là một thức uống rất nhiều lợi ích sức khỏe của con người. Những chất chống oxy hóa có trong trà xanh có chứa polyphenol giúp ngăn ngừa sự phân chia của tế bào ung thư. Trà xanh có thể dùng bất kỳ thời gian trong ngày, vì vậy chỉ cần chắc chắn rằng bạn có đủ của nó trong nhà.

Đậu

Đậu có thể là món ăn yêu thích của tất cả mọi người nếu biết cách chế biến, nó cũng là thực phẩm phòng chống ung thư hữu hiệu. Đậu giàu chất xơ, protein cao giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào gây ung thư.

Rau diếp

Rau diếp, là loại rau lá xanh chứa chất flavonoid. Flavonoid được nhiều người cho là một chất dinh dưỡng có đủ khả năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư.

che-do-an-giup-ngan-ngua-ung-thu

Bánh mì

Bánh mì có chứa vitamin B6, vitamin này rất cần thiết để điều chỉnh hệ thống miễn dịch của cơ thể, duy trì sự trao đổi chất tế bào máu đỏ và tăng cường sức khỏe của hệ thần kinh. Chính vì vậy bánh mì là một trong những thực phẩm hiệu quả để ngăn ngừa ung thư.

Theo Danviet.vn

Chế độ ăn giúp giảm mỡ bụng nhanh chóng

Thay vì phải vất vả với các chế độ ăn uống kiêng khem, thậm chí là nhịn ăn để giảm mỡ bụng, bạn hãy lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh và có một chế độ ăn uống khoa học, vừa tốt cho sức khỏe lại giúp bạn giảm mỡ bụng nhanh chóng.

1. Tránh đồ uống có đường

Nếu muốn sở hữu vòng eo thon gọn bạn nên nói không với các loại đồ uống có đường và có ga bởi chúng có chứa rất nhiều calo. Thay vào đó là các loại nước ép trái cây, trà xanh, cà phê hay nước lọc sẽ giúp bạn giảm mỡ bụng nhanh chóng.

che-do-an-giup-giam-mo-bung-nhanh-chong

Để giảm mỡ bụng nhanh chóng bạn nên hạn chế các loại đồ uống có đường

Tin liên quan:

  • 25 thực phẩm giúp giảm cân nhanh
  • 6 loại thực phẩm giúp giảm mỡ bụng
  • Có cách ăn uống thế nào để phòng ngừa béo bụng không?

2. Lựa chọn rau và súp

Trong thực đơn ăn uống giảm mỡ bụng của bạn nên chứa nhiều các loại rau xanh và trái cây tươi, đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, bông cải xanh, rau cần tây,… Đây là các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ và vitamin cao sẽ giúp bạn nhanh có cảm giác no mà lại không cung cấp nhiều calo thừa cho cơ thể.

3. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc tinh chế từ thực phẩm như bánh ngọt, bánh quy, bánh mì trắng,… tuy rất tiện lợi nhưng lại chứa nhiều chất bảo quản, chất đường đồng thời lượng dưỡng chất trong chúng cũng bị giảm đáng kể nên không tốt cho quá trình giảm mỡ bụng của bạn.

Trong khi đó các loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ và hàm lượng vitamin B cao có thể giúp kiểm soát các phản ứng insulin trong cơ thể, giúp bạn hạn chế lượng mỡ tích tụ trong cơ thể.

che-do-an-giup-giam-mo-bung-nhanh-chong

Ăn ngũ cốc nguyên hạt giúp bạn giảm mỡ bụng nhanh chóng

Ngũ cốc nguyên hạt giúp cơ thể không dự trữ lượng calo quá nhiều, đồng thời lại đốt cháy nhiều chất béo và kiềm chế cơn đói hiệu quả, từ đó giúp bạn giảm mỡ bụng nhanh chóng.

4. Thực phẩm giàu protein

Một chế độ ăn uống với các thực phẩm ít chất béo và giàu protein cũng sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu và ăn ít hơn. Các thực phẩm phù hợp cho chế độ giảm mỡ bụng của bạn như trứng, các loại hạt, đậu, thịt nạc, thịt gia cầm, các sản phẩm từ sữa,…

5. Bữa sáng đầy đủ

che-do-an-giup-giam-mo-bung-nhanh-chong

Trong quá trình giảm mỡ bụng bạn nên duy trì thói quen ăn sáng đầy đủ

Nhiều người khi muốn giảm mỡ bụng nhanh chóng thường nhịn ăn sáng, tuy nhiên đây lại là một hành động sai lầm. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày nên bạn cần ăn đầy đủ để cung cấp năng lượng cho ngày dài hoạt động. Bên cạnh đó, bữa sáng lành mạnh còn giúp bạn duy trì chỉ số BMI thấp và hạn chế nguy cơ ăn quá nhiều trong suốt cả ngày.

6. Uống 1 ly nước trước bữa ăn

Uống 1 ly nước 30 phút trước bữa ăn cũng là 1 mẹo giúp bạn giảm mỡ bụng hiệu quả đấy. Bởi cách làm này sẽ giúp bạn xua tan một phần cơn đói và làm giảm cảm giác thèm ăn do dạ dày của bạn đã được lấp đầy bởi nước.

Theo Baosuckhoe.org

Chế độ dinh dưỡng cho người bị ốm

Việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng khi cơ thể đang bị ốm là điều kiện tiên quyết giúp sức khỏe nhanh chóng phục hồi.

che-do-dinh-duong-cho-nguoi-bi-om

Tin liên quan:

  • 5 loại thực phẩm cực tốt cho sức khỏe
  • 7 loại thức uống giúp bảo vệ sức khỏe
  • Lợi ích sức khỏe từ rau muống

1. Súp gà “đánh bay” cảm lạnh

Cysteine là loại acid amin có hàm lượng cao trong thịt gà có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong phổi do cảm lạnh gây ra. Một bát súp hoặc cháo gà với các loại gia vị như hành, tiêu…giúp cổ họng được giữ ấm, đánh bay cơn cảm lạnh thông thường, đồng thời phòng tránh nguy cơ viêm họng.

2. Gừng tươi “xoa dịu” dạ dày và cơn nôn ói

Gừng có vị cay, tính ấm nên có tác dụng hữu hiệu trong việc làm giảm và ngăn ngừa cơn nôn ói, chứng đầy hơi của dạ dày hoặc táo bón.

Khi có cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, đầy bụng hoặc cảm lạnh thông thường, bạn có thể uống một tách trà gừng nóng hoặc ngậm một lát gừng mỏng để nhanh chóng ổn định sức khỏe.

che-do-dinh-duong-cho-nguoi-bi-om

3. Trà nóng các loại giữ ấm cơ thể và trị nghẹt mũi

Trà xanh, trà gừng, trà chanh, trà ô long…rất giàu chất chống oxy hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch thêm khỏe mạnh. Khi bị cảm cúm và nghẹt mũi, bạn có thể uống các loại trà này khi còn nóng để giảm bớt sự tắc nghẽn dịch nhầy trong mũi, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

4. Các loại trái cây có múi đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ thể

Cam, quýt, chanh, bưởi là những loại trái cây có múi giàu vitamin C, có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ thể của người bệnh.

che-do-dinh-duong-cho-nguoi-bi-om

5. Chuối hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho người bị tiêu chảy

Khi bị ra nhiều mồ hôi, nôn mửa và tiêu chảy, cơ thể rất cần được bổ sung lượng kali cần thiết vì đó là thời điểm lượng chất này mất đi khá nhiều. Ăn chuối là cách để cung cấp lượng kali đã mất kịp thời cho cơ thể.

Ngoài ra, ăn chuối còn giúp nhiệt độ cơ thể giảm thấp, tránh tình trạng sốt cao gây nguy hiểm tới tính mạng.

Theo Tapchiyduoc.com

Chế độ ăn giúp trị mụn trứng cá

Ăn uống không đúng cách, dùng quá nhiều thức ăn béo ngậy và cay nóng dẫn đến tuyến bã nhờn bài tiết không bình thường là một trong những nguyên nhân chính gây bộc phát mụn trứng cá. Do vậy, điều trị mụn trứng cá bằng liệu pháp ăn uống rất quan trọng.

Người bệnh nên dùng nhiều thức ăn giúp máu chuyển kiềm tính như rau quả, trái cây, ít dùng thức ăn mang tính kích thích, giàu đường và chất béo.

che-do-an-giup-tri-mun-trung-ca

Khổ qua tính mát, giải độc… thích hợp cho người bị mụn trứng cá

Tin liên quan:

  • 9 loại củ quả chống lại mụn trứng cá
  • Mẹo tránh bị mụn khi thức khuya
  • Sữa có thể gây ra mụn trứng cá

Thịt xào bó xôi

Vật liệu:

- Bó xôi (500g): tính mát, vị ngọt, công năng thanh nhiệt trừ phiền, giải khát, thông tiện, có chứa vitamin A, B1, C, E và nhiều chất khoáng gồm Fe, Cu, Zn…

- Thịt heo nạc (100g): tính bình, vị ngọt, mặn; công năng tư âm nhuận táo, ích khí; chứa nhiều protid.

- Hành, gừng, nước tương, muối, giấm gạo, bột năng, nước dùng, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: thịt nạc rửa sạch, thái hạt lựu, bó xôi rửa sạch thái đoạn dài, hành và gừng thái nhuyễn. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu, cho hành và gừng phi thơm, sau đó cho thịt vào xào chín, thêm bó xôi đảo đều, nêm nước tương, muối trộn đều, thêm nước dùng, dùng bột năng làm xốt, rưới vào giấm gạo, dầu mè thì hoàn tất.

Món ăn có tác dụng tư âm nhuận táo, thông tiện, đại tiện thông thoáng có ích cho việc điều trị mụn trứng cá.

Gan heo xào rau cần

Vật liệu:

- Rau cần (300g): tính hàn, vị ngọt, cay; công năng thanh nhiệt lợi thủy, mát máu trị huyết trắng; chứa nhiều carbohydrate và nguyên tố vi lượng Fe, Mg, Zn…

- Gan heo (200g): tính ấm, vị ngọt, bổ hư suy, kiện tỳ vị, giải khát; chứa nhiều carbohydrate và vitamin A.

- Nước tương, rượu, bột năng, nước cốt gừng, đường trắng, muối, bột tiêu mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: gan heo rửa sạch, thái lát, cho vào chén, thêm nước tương, rượu, bột năng, nước cốt gừng và đường trắng ướp 15 phút. Rau cần bỏ lá, sau khi rửa sạch cắt lát dạng khía, trụng qua nước sôi, vớt ra ngâm trong nước lạnh. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu cho nóng, thêm gan heo, dùng lửa lớn xào chín, thêm rau cần, rắc vào muối, bột tiêu.

Món ăn này thanh nhiệt khu độc, bình can nhuận phu, phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Lưu ý người bệnh viêm thận kiêng dùng món này.

Bốn mùa như xuân

Vật liệu:

- Dưa chuột (dưa leo 200g): tính hàn, vị ngọt; công năng thanh nhiệt giải khát, lợi thủy giải độc; chứa nhiều carbohydrate và vitamin C.

- Cà rốt (200g): tính bình, vị cay, ngọt; công năng kiện tỳ hóa thấp, nhuận táo, sáng mắt; chứa nhiều vitamin A.

- Cải trắng (200g): tính bình, vị ngọt; công năng thanh nhiệt trừ phiền, thông lợi đường ruột, lợi tiểu; chứa nhiều vitamin A, E và nhiều Ca, Fe.

- Cải nồi (200g): tính bình, vị ngọt; công năng thanh nhiệt trừ phiền, thông lợi đường ruột, lợi tiểu; chứa nhiều carbohydrate, vitamin A, C và Ca, Fe.

- Muối tinh luyện, giấm gạo mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: dưa chuột rửa sạch thái cọng, cà rốt rửa sạch thái sợi nhỏ, cải trắng rửa sạch thái lát nhỏ, cải nồi rửa sạch thái lát nhỏ. Các vật liệu cho vào trong khay, trộn muối ướp trong 1 giờ, cho ráo nước, nêm vào giấm làm món gỏi.

Món ăn này thanh mát khoái khẩu, dinh dưỡng phong phú. Có hiệu quả thanh nhiệt hóa thấp, giúp da mặt giảm sắc tố lắng đọng, cũng như phòng trị mụn trứng cá và chứng ngứa da. Thích hợp dùng cho người tâm phiền miệng khát, tiểu vàng đậm. Người tỳ vị hư hàn dùng thận trọng.

Canh khổ qua nấu thịt nạc

Vật liệu:

- Khổ qua tươi (200g): tính mát, vị đắng; công năng ôn trung bình suyễn, sát trùng, giải độc; chứa carbohydrate, vitamin A và nhiều Ca, Mg.

- Thịt heo nạc (150g): tính bình, vị ngọt, mặn; công năng tư âm, nhuận táo, ích khí. Chứa nhiều protid, vitamin A và B1.

- Gừng lát, rượu đế, muối tinh luyện mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: khổ qua bổ ra, móc bỏ ruột, rửa sạch thái lát. Thịt heo rửa sạch thái lát, dùng rượu ướp khoảng 10 phút. Bắc nồi lên bếp, đổ nước vừa đủ, cho vào khổ qua, gừng lát, dùng lửa lớn đun sôi trong vài phút, thêm thịt heo nấu chín, nêm muối thì hoàn tất. Món ăn chứa nhiều vitamin C, công hiệu thanh nhiệt giải độc, thích hợp dùng cho người bệnh mụn trứng cá, chứng ngứa da. Món ăn tính hàn, người tỳ vị hư nhược dùng thận trọng.

Chè đậu xanh – lá sen

Vật liệu:

- Đậu xanh (30g): tính mát, vị ngọt; công năng thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lợi thủy; có chứa carbohydrate.

- Lá sen khô (8g): tính mát, vị hơi đắng; công năng thanh nhiệt lợi thủy; có tác dụng giảm mỡ giảm béo.

- Lá tỳ bà (8g): tính hàn, vị ngọt; công năng nhuận phế, giải khát, hạ khí, hóa đàm.

- Thạch cao sống, đường trắng mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: thạch cao sống, lá tỳ bà, lá sen bọc trong túi vải, đậu xanh vo sạch sử dụng sau. Túi vải cho vào nồi thêm nước vừa đủ để sắc, lấy nước thuốc, loại bỏ túi thuốc. Thêm vào đậu xanh ninh nhừ, nêm đường trắng trộn đều thì hoàn tất.

Món ăn thanh nhiệt, nhuận phổi, hóa đàm, thích hợp dùng cho người bệnh mụn trứng cá, mũi da cam. Cũng thích hợp dùng khi thử nhiệt phiền khát, tiểu vàng và ngộ độc do thuốc. Món chè với tất cả vật liệu mang tính mát, nên không dùng cho người không có chứng thực nhiệt, người tỳ vị hư hàn.

LY. DS. BÀNG CẨM

Theo Suckhoedoisong.vn

Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng khi trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày, thường hay xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi.

Tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày). Tiêu chảy kéo dài là khi bị tiêu chảy trên 2 tuần hoặc nhiều hơn.

Tin liên quan:

  • Trẻ bị tiêu chảy có phải do sữa mẹ?
  • Dinh dưỡng cho trẻ theo từng loại bệnh
  • Những nguyên nhân có thể gây bệnh tiêu chảy

Trẻ em bị tiêu chảy thường bị suy dinh dưỡng và có thể dẫn tới tử vong, do cơ thể mất một lượng nước và muối lớn. Một nguyên nhân quan trọng nữa gây ra chết là lỵ. Để giúp trẻ phục hồi nhanh sau tiêu chảy và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, ăn càng sớm càng tốt khi chúng muốn ăn.

Chế độ ăn uống của trẻ

Trong điều trị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước, nhanh chóng điều trị mất nước và chế độ ăn của trẻ.

Để phòng mất nước ngày tại nhà bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường như ORS (oresol), nước đun sôi để nguội, hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như cháo, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm…

Nếu có mất nước phải đưa trẻ đến gặp cán bộ y tế cơ sở hoặc trạm y tế để điều trị. Cách điều trị mất nước tốt nhất là cho trẻ uống ORS và các loại dung dịch chế từ thực phẩm. Số lượng dung dịch cần cho uống tại nhà sau mỗi lần đi ngoài:

Trẻ dưới 2 tuổi: 50 – 100ml.

Trẻ từ 2 – 10 tuổi: 100 – 200ml.

Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: uống theo nhu cầu.

Các loại dịch dùng trong điều trị ORS và cách pha: rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha. Đổ bột gói vào một cái bình ấm hay ấm tích nước sạch. Đong một lít nước sạch (hoặc một lượng nước thích hợp với từng loại gói được dùng), tốt nhất là nước đun sôi để nguội, trong trường hợp không thể có được thì dùng nước nào sạch nhất. Đổ nước vào bình chứa và lắc kỹ cho đến khi bột hòa tan hoàn toàn. Đậy bình lại và cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Đổ dung dịch đã pha đi khi đã quá 24 giờ và pha lại dung dịch mới.

Nước cháo muối: dùng một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch rồi đun nhừ, lọc qua rá, lấy nước cho trẻ uống dần.

Nước gạo rang muối: lấy 50g gạo (một vốc tay) đem rang vàng, cho 6 bát nước đem nấu nhừ lọc qua rá cho 1 thìa cà phê muối ăn vào rồi cho trẻ uống dần.

Nước chuối, nước hồng xiêm: chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội + 1 thìa cà phê gạt ngang muối ăn, cho trẻ uống dần.

Súp cà rốt muối: cà rốt 500g, muối ăn một thìa cà phê gạt ngang, 8 thìa cà phê đường. Cà rốt nấu nhừ chà qua rá hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhừ, cho một nhúm muối đun sôi lại, cho trẻ uống dần.

Cho trẻ ăn khi bị tiêu chảy

Là vấn đề rất quan trọng để đề phòng trẻ bị sút cân và suy dinh dưỡng.

Các loại thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy: gạo (bột gạo), khoai tây, thịt gà nạc, thịt lợn nạc, sữa đậu tương, dầu ăn, cà rốt, hồng xiêm, chuối.

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường và tăng số lần bú.

Trẻ trên 6 tháng tuổi: ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một, các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, sữa… và cần cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.

Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã được nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ… để tăng lượng kali. Không dùng các loại nước giải khát công nghiệp vì chúng có thể làm tăng tiêu chảy.

Tránh các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ…) khó tiêu hóa.

Không dùng các loại thức ăn có nhiều đường vì những loại thức ăn này có thể làm tiêu chảy nặng hơn.

Số lượng thức ăn:

Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ ngày hoặc nhiều hơn.

Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong hai tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu một tháng.

Ghi chú:

- Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.

- Trẻ dùng sữa bò tiêu chảy tăng thêm thì thay bằng sữa đậu tương 10% hoặc sữa không có latoza như (Isomil, Olac) hoặc cho ăn sữa chua làm từ sữa pha giống như các bữa sữa nước của trẻ.

- Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt tiêu chảy quay dần về chế độ ăn, ăn bình thường.

Phòng bệnh tiêu chảy

- Nuôi con bằng sữa mẹ.

- Cho trẻ ăn bổ sung đúng và hợp lý, đảm bảo vệ sinh khi chế biến, bảo quản, dùng nguồn nước sạch, thực phẩm sạch và tươi không bị nhiễm khuẩn hoặc hóa chất bảo vệ thực vật.

- Rửa tay bằng xà phòng: Sau khi đi vệ sinh, thay tã lót cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ.

- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy.

- Tiêm phòng sởi: trẻ mắc các bệnh sởi hoặc sau khi khỏi do mắc tiêu chảy, lỵ nặng dẫn tới tử vong. Tiêm vắc-xin sởi có thể phòng ngừa được 25% số ca tử vong liên quan tiêu chảy trẻ dưới 5 tuổi.

Theo Suckhoedoisong.vn