Lưu trữ cho từ khóa: chảy nước mắt

Mắt của bé đổ ghèn và chảy nước mắt có phải bị tắc tuyến lệ?

BS cho em hỏi về viêm tắc tuyến lệ. Bé nhà em hơn 4 tháng, mắt của bé có dấu hiệu đổ gèn và chảy nước mắt(ít thôi ah) vậy có phải là tắc tuyến lệ ah. Cám ơn Bs nhiều

mat-cua-be-do-ghen-va-chay-nuoc-mat-co-phai-bi-tac-tuyen-le

Ảnh minh họa – Internet

BS. Cẩm Giang

Chào bạn!

Muốn biết phải khám bạn ạ. Nếu bé chỉ mới bị và có dấu hiệu chỉ thoáng qua vài ngày thì thường không phải viêm tắc tuyến lệ. Nếu bé bị kéo dài thì dù nguyên nhân gì cũng nên cho bé đi khám bạn nhé.

Hãy chăm sóc mắt bé bằng các vật dụng sạch và thường xuyên lau ghèn cho bé, đó là điều trước tiên phải làm.

Chào thân ái!

Theo Huggies.com.vn

Tự nhiên bị chảy nhiều nước mắt là bệnh gì?

Mong BS tư vấn giúp em!

Nhiều năm nay, nước mắt của em hay tự chảy ra nhưng mắt vẫn bình thường. Khoảng 1 tuần nay mắt phải chảy ra khá nhiều nước, em thường xuyên phải lau và có cảm giác mắt hơi mờ. Do nhiều việc nên em chưa đi khám được. Vậy xin hỏi em bị bệnh gì, có nguy hiểm không?(Pham Thanh – Hà Nội)

tu-nhien-bi-chay-nhieu-nuoc-mat-la-benh-gi

TTƯT.BS CK2 Nguyễn Thế Hồ:

Bạn Thanh thân mến,

Ở mắt luôn có tuyến tiết ra nước mắt và hệ thống ống dẫn nước mắt xuống mũi. Chính nhờ hoạt động cân bằng giữa hệ thống này mà mắt ta ướt long lanh.

Khi mắt bạn chảy nước mắt nhiều thì có lẽ do tuyến tiết nước mắt tiết nhiều nước mắt hơn bình thường hoặc do hệ thống ống dẫn nước mắt xuống mũi bị tắc nghẽn làm cho nước mắt đọng lại trong mắt nhiều hơn.

Tắc nghẽn ống dẫn nước mắt mà ta gọi là tắc lệ đạo là nguyên nhân gây chảy nước mắt nhiều hơn những bệnh làm tăng tiết nước mắt. Bệnh tắc lệ đạo không nguy hiểm lắm bạn ạ.

Thân mến!

(Theo Alobacsi)

Hiện tượng trẻ không khóc nhưng vẫn chảy nước mắt

Bé không khóc nhưng vẫn có nước mắt chảy, mắt có ghèn hay chất nhầy… đó là do là do hệ thống lệ đạo bị tắc…

Bé nhà tôi được 6 tháng, gần đây mắt bé hay chảy nước mắt nhưng bé không hề khóc và mắt còn bị ra nghèn. Như vậy có phải bé bị đau mắt hay không? Tôi cần xử trí như thế nào?

hien-tuong-tre-khong-khoc-nhung-van-chay-nuoc-mat

Bé không khóc nhưng vẫn có nước mắt chảy, mắt có ghèn hay chất nhầy… đó là do là do hệ thống lệ đạo bị tắc (tắc tuyến lệ), bệnh này khá phổ biến.

Khi bị tắc lệ đạo, nước mắt không được dẫn lưu xuống mũi nên sẽ trào ra ngoài. Vì vậy luôn luôn có là chảy nước mắt. Khi mắc bệnh, trẻ thường có hiện tượng chảy nước ở một hoặc 2 mắt, chảy thường xuyên hoặc từng lúc, kèm theo ghèn.

Mắt bé vẫn trắng, không đỏ. Nếu quá trình tắc kéo dài, nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ có thể gây ra nhiễm trùng tại đường lệ, làm cho túi lệ bị viêm, có nhầy mủ, nhất là khi ấn vào vùng góc trong mắt.

Vì vậy, khi phát hiện trẻ bị chảy nước mắt, cần đưa trẻ đi khám để các bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân chảy nước mắt, loại trừ các bệnh nguy hiểm khác ở mắt như glocom bẩm sinh, viêm trong mắt. Cũng có nhiều trường hợp trẻ bị tắc lệ đạo sẽ tự khỏi do hiện tượng tắc nghẽn được giải tỏa một cách ngẫu nhiên.

Để xử trí căn bệnh này các phụ huynh nên mát-xa góc trong mí 2-3 lần/ngày, dùng ngón tay cái và trỏ day sống mũi trẻ (gần mắt) giúp làm thông tuyến lệ. Đây là phương pháp đơn giản và khá hiệu quả. Nhưng cần phải kiên trì vì không phải bất cứ trẻ nào day khoé mắt trong vòng vài ngày, vài tuần cũng sẽ hết ngay.

Day, mát – xa mắt là phương pháp trị liệu lâu dài, cần có thời gian lâu dài và tùy vào trường hợp nặng nhẹ của trẻ. Có trẻ sẽ hết trong vòng 1, 2 tuần, có trẻ kéo dài 5, 6 tháng. Tuy nhiên, nếu sau vài tuần vẫn không giảm triệu chứng hoặc bệnh nặng hơn thì cần đến bác sĩ chuyên khoa để khám, nếu không đỡ các bác sĩ sẽ chỉ định thông lệ đạo.

(Theo Đẹp online)

Thường xuyên chảy nước mắt khi nhìn vào máy tính

Tôi thường xuyên chảy nước mắt, đặc biệt là khi nhìn màn hình vi tính hoặc nhìn vật gì đó chăm chú.

Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và có thể chữa được không?(Lê Thanh Sơn – Hải Dương)

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Các tuyến nước mắt nằm ở góc ngoài của mắt, tạo ra những giọt nước mắt khi ta khóc. Ngoài ra còn có những tuyến nước mắt phụ tạo nên một màng nước mỏng cho mắt. Nước mắt cũng còn được tạo ra bởi ống lệ đạo xuất phát từ mắt và đổ vào mũi.

Chảy nước mắt là khi các tuyến bài tiết làm việc quá nhiều hoặc ống lệ đạo bị tắc khiến nước mắt không thể chảy vào mũi. Ống lệ đạo bị viêm cũng gây chảy nước mắt thường xuyên, đôi khi rất khó chữa.

Có nhiều tác nhân kích thích mắt như: khói, bụi, dị vật, không khí lạnh, nhiễm khuẩn…, và chảy nước mắt trong những trường hợp này là một cách bảo vệ tại chỗ. Chảy nước mắt do tắc lệ đạo thường do nhiễm khuẩn hoặc do tình trạng dị ứng mạn tính ở mũi, họng hay các xoang. Nếu bị chảy nước mắt liên tục nhiều ngày thì cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Để tránh bị chảy nước mắt, bạn nên tránh những nguồn ánh sáng chói. Cố gắng chủ động bảo vệ mắt tránh bị chói nắng và tác động của tia hồng ngoại bằng cách đeo kính màu.

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Mẹo tránh chảy nước mắt khi thái hành

Khi thái hành bị chảy nước mắt vì củ hành khi cắt có thể giải phóng ra một loại dung môi chứa thể khí propanelthial sulfoxide.

Sau khi mắt tiếp xúc với thể khí này, phát sinh phản ứng với nước mắt, sinh ra một axit lưu huỳnh có nồng độ vừa phải. Loại axit này gây kích thích cho mắt, khiến não phát sinh tín hiệu cho tuyến lệ, tuyến lệ sản sinh nhiều dịch thể hơn để loại bỏ axit lưu huỳnh ra ngoài.

Nếu cắt hành thời gian càng nhiều thì lượng axit lưu huỳnh tạo ra càng nhiều, nước mắt vì thế mà chảy càng nhiều hơn để bảo vệ mắt.

Có nhiều cách để hạn chế không cay mắt không chảy nước mắt khi cắt hành như: Mang kính bảo hộ để tạo màn ngăn giữa khoảng cách mắt và tay cắt hành; làm lạnh, làm ướt hành trước khi cắt để làm giảm sự bay hơi của lưu huỳnh; sẽ hạn chế được cay mắt.

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Bài thuốc chữa đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp và dễ lây lan. Có một số cách chữa đau mắt đỏ mà người dân ở vùng sâu vùng xa có thể áp dụng từ cây, lá...

Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ là do vi khuẩn, vi rút..., bệnh dễ gây thành dịch ở nơi vệ sinh kém, thiếu nước sạch trong sinh hoạt như các vùng bị lũ lụt. Theo đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra; sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử (ghèn).


Sống đời, Dâu tằm, Bồ ngót - Ảnh: K.Vy

Sau đây là một số bài thuốc nam đơn giản, dễ kiếm có thể trị bệnh này.

- Lấy rau diếp cá giã dập nhuyễn, dùng vải mỏng gói lại đắp lên mắt.

- Bồ ngót tươi 50g, lá dâu 30g, cà gai 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g, cỏ xước 30g. Nấu với nước cho sôi sắc lại, uống suốt ngày.

- 6 đọt dâu tằm, 3 bông cúc trắng, 10 lát củ sả, 3 lát gừng sống, 1 muỗng đậu xanh giã nát sắc lấy nước uống.

- Rễ tranh, cỏ mực, rau má, cây muồng, cây ké, cỏ mần trầu, vỏ quýt, cam thảo đất mỗi thứ 1 nắm (khoảng 30g). Đổ ngập nước sắc lại còn 2 chén, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.

- Lấy lá cây sống đời rửa sạch, giã nhỏ. Dụng cụ làm cần được tẩy trùng, lấy một miếng gạc đã triệt khuẩn (hoặc vải màn sạch) đặt lên mắt, đặt dung dịch lá sống đời vừa bào chế lên trên miếng gạc rịt chặt, nhất là về đêm để khi ngủ không rơi. Mỗi tối làm 1 lần cho đến khi khỏi.

- Hạt thảo quyết minh (hạt muồng) sao vàng, bông cúc vàng (cam cúc) mỗi thứ một nắm, quả bạch tật lê 10g. Cho tất cả vào đun uống như nước.

- Bạch tật lê 2g đun sôi, sau đó đổ ra ly để ngay dưới mắt, dùng hơi nước xông cho đến khi khỏi (lưu ý cẩn thận kẻo bỏng mắt).

- Hòa tan 1 thìa canh muối bột (muối tinh không có i ốt) vào 1 lít nước đun sôi để nguội, đựng vào chai sạch để dùng dần. Hằng ngày, nhất là lúc mới ngủ dậy, dùng bông sạch thấm nước muối trên lau mắt 4-5 lần cho sạch. Nhấp nháy mắt cho nước muối lọt vào trong làm tan những hạt li ti cộm lên trong mắt.

 

Meo.vn (Theo TNO)

Canh cá diếc lá dâu trị tăng huyết áp

Theo thống kê của ngành y tế thì ở nước ta, tỉ lệ tăng huyết áp trong cộng đồng lên đến 27% ở những người từ tuổi 25 trở lên


Cá diếc chữa được nhiều bệnh. Ảnh minh họa Internet

Tăng huyết áp hiện là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, đột quỵ, suy thận… để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, bệnh tăng huyết áp có thể phòng tránh được bằng ẩm thực trị liệu. Xin giới thiệu món ăn bài thuốc độc đáo của cố lương y Nguyễn Văn Yến để bạn đọc tham khảo, áp dụng khi cần thiết: Nguyên liệu gồm một con cá diếc còn sống, nặng 100 g – 200 g; lá dâu non 30 g – 50 g rửa sạch để ráo, xắt sợi. Rửa sạch cá cho vào chậu nước muối pha loãng để cá nhả hết nhớt.

Sau đó, cho lượng nước vừa phải vào luộc. Cá chín thì gỡ thịt để riêng. Sau đó đem tất cả thịt cá, nước luộc cá và lá dâu nấu thành canh, nêm gia vị vừa đủ múc ra tô ăn nóng, có thể ăn hằng ngày.

Món ăn này đã được kiểm chứng là thích dụng cho người tăng huyết áp, xơ vữa động tĩnh mạch, các bệnh lý tim mạch (đau thắt ngực, hồi hộp trống ngực, suy tim), các bệnh lý về phổi và phế quản (hen phế quản, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi, phế quản mãn tính...), phụ nữ tuổi mãn kinh, âm hư hỏa vượng (bốc hỏa, hoa mắt chóng mặt…), bí đại tiểu tiện, niêm mạc khô rát, chảy nước mắt do can thận âm hư.

Người trung - cao tuổi mắc bệnh u xơ tiền liệt tuyến với các biểu hiện rối loạn tiểu tiện như đi tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu khó… cũng nên dùng. Món này cũng rất tốt cho người làm việc trong môi trường áp lực công việc cao, suy giảm trí nhớ, khả năng tình dục suy giảm và đái tháo đường...

Sở dĩ món ăn này có những tác dụng tốt như vậy là vì theo phân tích của thiền sư Tuệ Tĩnh, cá diếc có tác dụng điều hòa khí huyết, thanh can giáng hỏa, chống nôn, chống chảy máu và bổ dưỡng; được dùng để bồi bổ cơ thể, chữa các bệnh liên quan đến huyết mạch, can, phế, đại tràng và mắt... Lá dâu thì tính mát vào hai kinh can, phế; có tác dụng thanh đờm, tán phong, thanh nhiệt, lương huyết, sáng mắt, dãn mạch, hạ áp, hỗ trợ cơ thể sản sinh, điều tiết insulin trong bệnh đái tháo đường, ức chế trực khuẩn thương hàn, tụ cầu khuẩn. Cổ nhân còn dùng lá dâu để cấp cứu cơn tăng huyết áp kịch phát. Lá dâu và cá diếc cũng được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là có hàm lượng đạm cao, nhiều acid amin cùng các nguyên tố vi lượng, đường và calcium.

Tuy nhiên, cần chú ý là những người tì vị hư hàn, âm thịnh, thận dương hư (lạnh tứ chi, sợ lạnh, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu…) thì không nên dùng.

Meo.vn (Theo nld)

Phòng bệnh hiệu quả cho dân văn phòng

Nhiều công việc văn phòng có thể là nguồn gốc của nhiều căn bệnh khác nhau, cứ âm thầm xuất hiện và đôi khi những người làm việc văn phòng bị mắc bệnh mà không hiểu tại sao.


Tư thế ngồi rất quan trọng cho sức khỏe -

Vì không hiểu tại sao nên thường chủ quan, không biết cách phòng bệnh và điều trị bệnh hiệu quả.

Tư thế ngồi

Hầu hết nhân viên văn phòng đều phải sử dụng thành thạo vi tính, làm việc với chiếc máy vi tính liên tục tám giờ/ngày hoặc có thể kéo dài hơn. Bạn có thể tự hỏi khi sử dụng máy vi tính chúng ta đã ngồi đúng tư thế chưa? Ngồi đúng tư thế là ngồi phải thẳng lưng, sao cho cột sống nằm trên đường dọc thẳng, như thế sức nặng của vùng thân trên sẽ được chia đều cho các đĩa đệm của cột sống, làm cho hiện tượng thoái hóa, xẹp đĩa đệm đến chậm hơn.

Nếu chúng ta có thói quen ngồi sai tư thế như chồm người ra trước, ưỡn người ra sau, hay xoay nghiêng người thì cột sống sẽ bị biến dạng (cong, gù, vẹo) và bệnh cảnh thoái hóa cột sống xuất hiện rất nhanh.

Khi ngồi làm việc phải tạo một khoảng cách thích hợp giữa ghế ngồi, bàn phím và máy vi tính. Giữ cột sống thẳng, có thể tựa nhẹ lưng vào thành ghế phía sau. Cánh tay và cẳng tay ở tư thế gần thẳng góc với nhau, bàn tay tựa nhẹ vào bàn phím và các ngón tay gõ phím nhẹ nhàng. Cần có khoảng cách thích hợp giữa màn hình vi tính với mắt, làm sao để nhìn ra phía trước là đúng vào màn hình. Nếu phải cúi mặt xuống hoặc ngẩng lên mới nhìn rõ màn hình, hay cần với tay ra trước mới đánh được các phím thì đó là tư thế sai vì sẽ làm chúng ta bị đau vai, cánh tay, cổ tay, đau cột sống cổ...

Thư giãn mắt

Khi phải làm việc không ngừng trong thời gian dài sẽ rất có hại cho mắt, đặc biệt khi thức đêm làm việc. Sự nghỉ ngơi ngắn (5-10 phút) sau mỗi giờ sử dụng vi tính là rất cần thiết.

Thấy mắt đã có dấu hiệu mỏi mệt, cảm giác nặng hai mắt, kèm theo chảy nước mắt hoặc mắt bị cộm, xót do khô nước mắt thì phải ngưng làm việc để mắt được thư giãn, đồng thời tự xoa bóp vùng mắt và tập luyện một số động tác dưỡng sinh để sự điều tiết cũng như thị lực của mắt được phục hồi nhanh chóng

Chọn ghế

Phải chọn ghế ngồi hợp lý. Độ lớn của mặt ghế phù hợp, mặt ghế có nệm êm ái và bằng phẳng không được lồi lõm, thân ghế có độ cao thích hợp... Nếu ghế ngồi không thỏa mãn được những vấn đề này thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh, lâu dần khung chậu sẽ bị chênh và cột sống bị cong vẹo.

Khi ngồi, hai chân để thõng xuống một cách thoải mái, đùi và cẳng chân vuông góc, hai bàn chân tiếp đất nhẹ nhàng. Tư thế bắt chéo chân lên gối hay gác chân lên một vật gì đó kéo dài đều gây những rối loạn cho vùng khung chậu, dây chằng của vùng đùi, cẳng chân và khớp gối.

Tránh gió

Khi ngồi làm việc nên tránh hướng gió của máy lạnh hay quạt, đặc biệt là quạt trần thổi trực tiếp vào người từ trên đầu, phía trước mặt hay phía sau lưng vì không sớm thì muộn sẽ bị nhiễm gió và lạnh, gây đau đầu, đau thắt lưng, đau cột sống cổ, viêm mũi xoang, liệt mặt ngoại biên...

Không nên ngồi hay đứng cùng một tư thế quá lâu vì có thể bị tình trạng ứ huyết (máu lưu thông không đầy đủ) gây nhiều chứng bệnh về sau như giãn tĩnh mạch, thuyên tắc tĩnh mạch... Ngồi hoặc đứng lâu quá cũng làm các cơ, gân, dây chằng bị căng cứng, nhức mỏi, sa giãn...

Biết nghỉ ngơi

Chuyện sử dụng hai bàn tay để gõ bàn phím sao cho các khớp ngón tay được khỏe mạnh không sưng đau cũng là một nghệ thuật. Thông thường chúng ta sử dụng các ngón tay để gõ bàn phím quá nhanh, thực hiện quá nhiều thao tác liên tục nhiều giờ trong ngày và trong thời gian dài (nhiều năm). Với khối lượng công việc như vậy, làm sao các khớp nhỏ nhắn của bàn tay, ngón tay có thể chịu nổi! Dần dần chúng ta sẽ thấy các khớp bàn - ngón tay bị tê cứng, đau nhức đặc biệt vào buổi sáng sau khi thức dậy, cơn đau có thể giảm dần trong ngày nhưng lại xuất hiện đau nhiều hơn vào ban đêm và sáng hôm sau.

Nếu không biết cách đề phòng, bệnh ngày càng nặng hơn, các ngón tay sẽ đau liên tục, các khớp bàn ngón và khớp ngón tay bị biến dạng, cứng, co duỗi các ngón tay bị hạn chế và rồi không còn gõ bàn phím được nữa.

Cần biết làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đồng thời kết hợp xoa bóp hai bàn tay nhiều lần trong ngày. Nếu có thời gian và điều kiện thì ngâm hai bàn tay vào nước muối ấm (vừa đủ ấm) trước khi đi ngủ để khí huyết lưu thông và các khớp được mềm dẻo, linh hoạt.

BS LÊ HÙNG (nguyên phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM)

Meo.vn (Theo TTO)

Nhiều công việc văn phòng có thể là nguồn gốc của nhiều căn bệnh khác nhau, cứ âm thầm xuất hiện và đôi khi những người làm việc văn phòng bị mắc bệnh mà không hiểu tại sao.

Tư thế ngồi rất quan trọng cho sức khỏe - Ảnh: T.T.D.

Vì không hiểu tại sao nên thường chủ quan, không biết cách phòng bệnh và điều trị bệnh hiệu quả.

Thư giãn mắt

Khi phải làm việc không ngừng trong thời gian dài sẽ rất có hại cho mắt, đặc biệt khi thức đêm làm việc. Sự nghỉ ngơi ngắn (5-10 phút) sau mỗi giờ sử dụng vi tính là rất cần thiết.

Thấy mắt đã có dấu hiệu mỏi mệt, cảm giác nặng hai mắt, kèm theo chảy nước mắt hoặc mắt bị cộm, xót do khô nước mắt thì phải ngưng làm việc để mắt được thư giãn, đồng thời tự xoa bóp vùng mắt và tập luyện một số động tác dưỡng sinh để sự điều tiết cũng như thị lực của mắt được phục hồi nhanh chóng.

Tư thế ngồi

Hầu hết nhân viên văn phòng đều phải sử dụng thành thạo vi tính, làm việc với chiếc máy vi tính liên tục tám giờ/ngày hoặc có thể kéo dài hơn. Bạn có thể tự hỏi khi sử dụng máy vi tính chúng ta đã ngồi đúng tư thế chưa? Ngồi đúng tư thế là ngồi phải thẳng lưng, sao cho cột sống nằm trên đường dọc thẳng, như thế sức nặng của vùng thân trên sẽ được chia đều cho các đĩa đệm của cột sống, làm cho hiện tượng thoái hóa, xẹp đĩa đệm đến chậm hơn.

Nếu chúng ta có thói quen ngồi sai tư thế như chồm người ra trước, ưỡn người ra sau, hay xoay nghiêng người thì cột sống sẽ bị biến dạng (cong, gù, vẹo) và bệnh cảnh thoái hóa cột sống xuất hiện rất nhanh.

Khi ngồi làm việc phải tạo một khoảng cách thích hợp giữa ghế ngồi, bàn phím và máy vi tính. Giữ cột sống thẳng, có thể tựa nhẹ lưng vào thành ghế phía sau. Cánh tay và cẳng tay ở tư thế gần thẳng góc với nhau, bàn tay tựa nhẹ vào bàn phím và các ngón tay gõ phím nhẹ nhàng. Cần có khoảng cách thích hợp giữa màn hình vi tính với mắt, làm sao để nhìn ra phía trước là đúng vào màn hình. Nếu phải cúi mặt xuống hoặc ngẩng lên mới nhìn rõ màn hình, hay cần với tay ra trước mới đánh được các phím thì đó là tư thế sai vì sẽ làm chúng ta bị đau vai, cánh tay, cổ tay, đau cột sống cổ...

Chọn ghế

Phải chọn ghế ngồi hợp lý. Độ lớn của mặt ghế phù hợp, mặt ghế có nệm êm ái và bằng phẳng không được lồi lõm, thân ghế có độ cao thích hợp... Nếu ghế ngồi không thỏa mãn được những vấn đề này thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh, lâu dần khung chậu sẽ bị chênh và cột sống bị cong vẹo.

Khi ngồi, hai chân để thõng xuống một cách thoải mái, đùi và cẳng chân vuông góc, hai bàn chân tiếp đất nhẹ nhàng. Tư thế bắt chéo chân lên gối hay gác chân lên một vật gì đó kéo dài đều gây những rối loạn cho vùng khung chậu, dây chằng của vùng đùi, cẳng chân và khớp gối.

Tránh gió

Khi ngồi làm việc nên tránh hướng gió của máy lạnh hay quạt, đặc biệt là quạt trần thổi trực tiếp vào người từ trên đầu, phía trước mặt hay phía sau lưng vì không sớm thì muộn sẽ bị nhiễm gió và lạnh, gây đau đầu, đau thắt lưng, đau cột sống cổ, viêm mũi xoang, liệt mặt ngoại biên...

Không nên ngồi hay đứng cùng một tư thế quá lâu vì có thể bị tình trạng ứ huyết (máu lưu thông không đầy đủ) gây nhiều chứng bệnh về sau như giãn tĩnh mạch, thuyên tắc tĩnh mạch... Ngồi hoặc đứng lâu quá cũng làm các cơ, gân, dây chằng bị căng cứng, nhức mỏi, sa giãn...

Biết nghỉ ngơi

Chuyện sử dụng hai bàn tay để gõ bàn phím sao cho các khớp ngón tay được khỏe mạnh không sưng đau cũng là một nghệ thuật. Thông thường chúng ta sử dụng các ngón tay để gõ bàn phím quá nhanh, thực hiện quá nhiều thao tác liên tục nhiều giờ trong ngày và trong thời gian dài (nhiều năm). Với khối lượng công việc như vậy, làm sao các khớp nhỏ nhắn của bàn tay, ngón tay có thể chịu nổi! Dần dần chúng ta sẽ thấy các khớp bàn - ngón tay bị tê cứng, đau nhức đặc biệt vào buổi sáng sau khi thức dậy, cơn đau có thể giảm dần trong ngày nhưng lại xuất hiện đau nhiều hơn vào ban đêm và sáng hôm sau.

Nếu không biết cách đề phòng, bệnh ngày càng nặng hơn, các ngón tay sẽ đau liên tục, các khớp bàn ngón và khớp ngón tay bị biến dạng, cứng, co duỗi các ngón tay bị hạn chế và rồi không còn gõ bàn phím được nữa.

Cần biết làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đồng thời kết hợp xoa bóp hai bàn tay nhiều lần trong ngày. Nếu có thời gian và điều kiện thì ngâm hai bàn tay vào nước muối ấm (vừa đủ ấm) trước khi đi ngủ để khí huyết lưu thông và các khớp được mềm dẻo, linh hoạt.

BS LÊ HÙNG (nguyên phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM)

Meo.vn (Theo TTO)

“Đuổi” cơn mỏi mắt

Những người làm công việc buộc phải nhìn ở khoảng cách gần, làm việc với máy vi tính… sẽ dễ bị mỏi vùng cổ, gáy; cay mắt, chảy nước mắt sống, nhìn không rõ… Hội chứng này được gọi bằng nhiều tên: hội chứng máy tính, hội chứng bệnh mắt văn phòng…

Minh họa: Vũ Hà

Nguyên nhân: Mắt thường xuyên nhìn “cận cảnh” buộc các cơ vận nhãn ra sức làm việc gây căng và mỏi cơ. Chăm chú làm việc, khiến mắt dễ bị khô. Nếu làm việc trong phòng có máy điều hòa, mắt bị khô nặng hơn. Bên cạnh đó, ngồi một chỗ, làm cùng một động tác trong một thời gian dài còn gây nên những cơn đau, mỏi vùng cổ, gáy…

Để không mỏi mắt, cần nghỉ 5 phút sau 30 phút làm việc và lần lượt thực hiện những động tác sau:

- Ba phút đầu: Không nhìn màn hình mà nhìn những đồ vật ở vị trí xa và đứng lên đi lại. Đây là cách tạo điều kiện cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn.

- Phút thứ tư: Nhắm mắt lại, dùng hai ngón tay cái day nhẹ tại vị trí đầu cung mày (hình 1). Day qua, day lại hoặc day tròn đều tốt.

- Phút thứ năm: vẫn nhắm mắt, dùng hai ngón trỏ và giữa (cho mỗi bên mắt) vuốt dọc theo bờ xương hốc mắt. Bờ trên vuốt từ trong ra theo chiều lông mày (hình 2) rồi đi ngược từ ngoài theo bờ dưới vào xương cánh mũi (hình 3).

- Trong trường hợp mắt khô, hãy dùng nước mắt nhân tạo.

BS Đào Trọng Thái (BV Q.10, TP.HCM)

Meo.vn (Theo PNO)


Chữa mờ mắt, chảy nước mắt sống bằng cá mực

Khi dùng canh mực chữa bệnh thì dùng nước canh là chính vì mực khô cứng khó tiêu có thể ảnh hưởng xấu đến bộ máy tiêu hoá.

Chú ý:

- Nên ăn mực tươi không qua ướp đá.

- Do mực chứa nhiều cholesterol nên người có mỡ máu cao phải hạn chế.

- Khi chế biến thức ăn nên nướng, xào, không nên rán.

Theo SK&ĐS