Lưu trữ cho từ khóa: cháy nắng

Cách phân biệt tình trạng say nắng, cháy nắng hay mất nước

Thời tiết nắng nóng làm cơ thể con người trở nên mệt mỏi, khó chịu, nhẹ thì có cảm giác khát, bỏng rát khi ra ngoài nắng, nặng sẽ dẫn đến tình trạng chuột rút, ngất xỉu hay thậm chí là kiệt sức, đột quỵ.

Theo dự báo trong năm nay, tình trạng nắng nóng kỷ lục sẽ xuất hiện không chỉ ở những quốc gia nhiệt đới, mà còn xuất hiện ở cả các quốc gia có khí hậu ôn đới. Để chuẩn bị đối phó với vấn đề này, các chuyên gia đối phó với tình trạng khẩn cấp y tế Anh tư vấn cho người dân về cách nhận biết tình trạng say nắng, cháy nắng, mất nước và cách thức đối phó với thời tiết nắng nóng để bảo vệ sức khỏe con người.

cach-phan-biet-tinh-trang-say-nang-chay-nang-hay-mat-nuoc

Say nắng

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài mà cơ thể không được bổ sung nước làm cơ thể bạn trở nên quá nóng, điều này thực sự nguy hiểm. Các dấu hiệu của say nắng bao gồm mạch nhanh, đau đầu và chóng mặt, hơi thở dồn dập. Bề mặt da trở nên đỏ hơn bình thường, sờ vào rất nóng, mặt cũng nóng và đỏ.

Nếu tình trạng này xuất hiện, cần tìm ngày chỗ có bóng râm ngồi nghỉ, bởi khi say nắng, con người cảm thấy bị mất phương hướng vè mệt mỏi. Điều quan trọng cần làm là phải giảm nhiệt độ cơ thể càng sớm càng tốt. Cởi bỏ bớt quần áo là một cách hiệu quả, tuy nhiên không để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng. Lấy tấm vải ướt làm mát cơ thể để giảm nhiệt độ. Trong quá trình làm mát cơ thể cần chú ý mạch và hơi thở của người bị say nắng. Bởi khi say nắng, mạch của con người đập nhanh hơn, hơi thở dồn dập hơn. Khi đó cần phải gọi cấp cứu để đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được điều trị.

Kiệt sức vì nóng

Kiệt sức vì nóng là do tình trạng mất muối và nước do việc ra mồ hôi quá nhiều. Triệu chứng thường gặp bao gồm đau đầu, chóng mặt, đau bụng, thở nhanh nhưng yếu, và ra mồ hôi.

Việc cần làm là đưa người bị kiệt sức vào một khu vực râm mát, tuy nhiên cần tránh tụ tập đông xung quanh, cần tạo bầu không khí thoáng cho người bệnh thở. Nếu nặng có thể để người bệnh nằm xuống đất, chân kê cao và cho uống nước. Tốt nhất là uống nước điện giải orezol, tuy nhiên nếu không có sẵn nên uống nước lọc.

Mất nước

Mất nước xảy ra khi cơ thể bị toát mồ hôi mà không có sự bù đắp. Triệu chứng có thể gặp như khô miệng và mắt, đau đầu, màu nước tiểu đậm, chóng mặt và nhầm lẫn.

Để phòng tránh mất nước, cần thường xuyên uống nước, uống ngay cả khi bạn không cảm thấy khát, nhất là trong những ngày trời nắng nóng. Trẻ và người già là nhóm đối tượng cần quan tâm đến việc bù nước cho cơ thể hơn cả, hoặc những người chơi thể thao và các hoạt động khác, nhu cầu nước cho cơ thể sẽ cao hơn.

Để điều trị mất nước, cần uống nhiều nước; ít nhất là từ 1,5-2 lít mỗi ngày đối với người bình thường, tuy nhiên khi bị mất nước bạn có thể bù nước bằng nước pha chút muối.

Bất tỉnh

Ngất xỉu có thể gặp trong khi nhiệt độ thời tiết tăng cao. Nếu bạn dễ bị ngất xỉu, bạn không nên để cơ thể bị đói, cần bổ sung năng lượng thường xuyên, khi thời tiết quá nóng không đứng trong thời gian dài nhất là ở nơi có nắng nóng. Nếu cảm thấy mờ mắt, hoa mắt nên nằm xuống, nâng cao chân để cải thiện lưu lượng máu đến não. Chỉ khi người bệnh có dấu hiệu phục hồi, giúp họ ngồi dậy từ từ.

cach-phan-biet-tinh-trang-say-nang-chay-nang-hay-mat-nuoc

Cháy nắng là chấn thương thường gặp trong thời tiết nắng nóng.

Cháy nắng

Bị cháy nắng là một trong những chấn thương phổ biến nhất trong thời tiết nắng nóng.

Tự bảo vệ mình bằng cách bôi kem chống nắng, mặc quần áo che nắng và ở trong bóng râm, nhưng nếu không may bạn bị cháy nắng, có những cách đơn giản để giảm đau.

Vào trong bóng râm, uống từng ngụm nước nhỏ, liên tục, làm mát da bằng một miếng vải ẩm lạnh, hoặc ngâm khu vực da bị cháy nắng vào nước sạch, hoặc tắm nước mát trong thời gian khoảng 10 phút. Nếu da người bị cháy nắng trở nên phồng rộm nên đến các trung tâm y tế chuyên khoa để được khám và điều trị.

Chuột rút

Nhiệt độ cao gây ra tình trạng chuột rút ở người, nhất là những người tập thể dục thể thao dưới trời nắng nóng. Nếu bị chuột rút, cần bình tĩnh kéo căng cơ bắp, hay xoa bóp bắp cơ bị chuột rút. Nếu chuột rút ở bàn chân nên dùng trọng lượng của bản thân đứng bằng nửa bàn chân phía trước. Nếu vị trí chuột rút ở bắp chân , nên để thẳng đầu gối, kéo các ngón chân gập lên phía trước. Nếu chuột rút ở đùi, nâng cao chân, uống cong đầu gối, nếu ở mặt sau đùi nên thẳng đầu gối.

Theo Suckhoedoisong.vn

Những phương thuốc chữa bệnh từ bếp

Thay vì phải vội vàng chạy đến hiệu thuốc, lần tới, khi bị côn trùng cắn hay cháy nắng, thử một trong những cách chữa đơn giản dưới đây.

Vỏ chuối làm dịu vết ngứa do côn trùng đốt

chuoi-1372994362_500x0.jpg

Một cách làm của người Á Đông cổ để trị vết côn trùng đốt là chà lên vết ngứa bằng mặt trong của vỏ chuối. Cách này đã được chứng minh là làm giảm viêm và giảm kích ứng.

Bước xử lý đầu tiên với vùng bị đốt là rửa sạch. Sau đó đặt mặt trong vỏ chuối lên vết cắn trong 5 phút. Thỉnh thoảng chà xát và không cần rửa sạch.

Giấm làm dịu vết cháy nắng

giam-1372994362_500x0.jpg

Giấm chứa axit axêtic, một trong những thành phần của các loại thuốc như aspirin, và được chứng minh là giúp làm dịu vết đau cháy nắng, vết ngứa và viêm. Giấm giúp cân bằng độ pH của làn da cháy nắng, thúc đẩy liền vết thương. Bác sĩ da liễu thậm chí còn khuyên dùng nó sau liệu trình xử lý laser. Tính chất sát trùng của nó giúp tiêu diệt vi trùng, chắc chắn là giúp ích trong các trường hợp bị mụn nước và bong tróc.

Chỉ cần ngâm vài tờ khăn giấy hay một miếng vải mỏng trong giấm trắng hay giấm táo, sau đó đắp lên vùng cháy nắng, để đó cho đến khi khăn khô. Làm lại nếu cần thiết. 

Bạn cũng có thể đổ giấm trắng hay giấm táo vào một chiếc bình xịt rồi xịt lên vùng da bị cháy nắng trên cơ thể. Xịt lên vùng này vài giờ một lần hay bất cứ khi nào bạn thấy đau.

Lô hội giúp trang điểm lâu trôi

lohoi-1372994363_500x0.jpg

Gel lô hội hay còn gọi là nha đam không chỉ có đặc tính chống vi khuẩn, nên rất lý tưởng để trị mụn mà còn làm giảm lượng bã nhờn - thứ khiến nhiều chị em dễ bị trôi lớp trang điểm trong mùa hè. 

Sử dụng nó như một lớp kem lót dưới lớp trang điểm, để nó vừa dưỡng ẩm vừa có tác dụng làm se khít, khô da. Bạn nên lựa chọn loại gel lô hội 100% tinh khiết.

Lưu ý: Gel màu xanh lá cây có thể để lại chút màu xanh trên mặt bạn, và bạn cũng đừng quên bôi kem chống nắng.

Đu đủ làm mềm gót chân nứt

dudu-1372994363_500x0.jpg

Đu đủ chứa các enzym tiêu hóa protein, rất hữu ích để trị nứt gót và lòng bàn chân. Chỉ cần nghiền mịn đu đủ thành một loại mặt nạ và bôi nó lên vết nứt trong 15 phút. Sau đó rửa sạch với nước ấm. Áp dụng tuần một lần. 

Nước ôxy già làm trắng móng tay ố vàng

oxy-1372994363_500x0.jpg

Dù là vì bạn thích sơn móng tay hay chỉ là không quan tâm chăm sóc khiến móng trở nên ố vàng trong suốt mùa hè, bạn có thể "tẩy trắng" lại với hai thành phần cơ bản: nước oxy già và thuốc muối (baking soda).

Đầu tiên, nhúng ngón tay của bạn vào nước ấm khoảng 10 phút, để khô hoàn toàn. Trộn một muỗng canh nước ôxy già và 3 thìa canh thuốc muối để tạo thành một hỗn hợp. Dùng tăm bông, nhúng vào hỗn hợp trên rồi lau xung quanh móng tay. Để đó khoảng 2-4 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm. Bạn có thể làm lại hai lần một tuần. 

Dầu olive ngăn say tàu xe

oliu-1372994363_500x0.jpg

Bạn muốn tìm một cách chữa say tàu xe để những chuyến du lịch của các thành viên trong gia đình thật hoàn hảo? Nếu bạn có thể ngăn cơ thể sản xuất nước bọt dư thừa, bạn có thể chống lại say tàu xe hoàn toàn. (Khi cơ thể chuẩn bị nôn mửa, nó tạo ra nước bọt để bảo vệ răng bạn khỏi axit dạ dày). Dầu olive chứa chất tannin - thứ khi sinh ra trong miệng, tự nhiên sẽ làm giảm tiết nước bọt. 

Cách này chỉ hiệu quả trong giai đoạn mới buồn nôn.

Thuốc muối chữa hôi nách

soda-1372994363_500x0.jpg

Thuốc muối không chỉ giúp bốc hơi mồ hôi mà còn tiêu diệt vi khuẩn - căn nguyên khiến vùng nách của bạn bốc mùi khó chịu. 

Cơ sở khoa học: Thuốc muối có tính kiềm còn mồ hôi của bạn có tính axit. Khi hai thứ kết hợp với nhau sẽ ngay lập tức làm mồ hôi bốc hơi. Vì vậy về mặt kỹ thuật không phải khối mồ hôi + thuốc muối thoát ra khỏi cơ thể bạn, mà nó điều hòa làn da nhanh chóng khô ngay khi mồ hôi bắt đầu đổ ra. 

Trà xanh làm dịu vùng da bị sưng do ong đốt

tra-1372994363_500x0.jpg

Nổi mề đay là dạng biểu hiện thông thường của nhiều loại dị ứng khác nhau, bao gồm bị côn trùng cắn, phấn hoa hoặc thực phẩm và chúng thường sưng lên khi bạn căng thẳng, tiếp xúc với nắng hay lạnh quá mức hoặc đổ mồ hôi đầm đìa. Cái nóng mùa hè thường làm trầm trọng thêm vấn đề. 

Chất cafein trong trà giúp co mạch máu và làm giảm sưng. Bạn có thể chọn trà xanh hay trà đen, đều chứa chất tannin, một chất làm se tự nhiên giúp co mạch máu và kéo căng da.

Cho vài túi trà xanh vào nước nóng trong 3-5 phút. Trong mùa hè, đặt túi trà đã ngâm chín này vào tủ lạnh và dùng với các vết ban đỏ khi cần trong khoảng 5-15 phút để  làm dịu vết thương.

Vương Linh (theo Sheknows)

Tuyệt chiêu ‘cấp cứu’ làn da cháy nắng

Những ngày thời tiết nắng nóng kéo dài khiến da bạn bị đen sạm, thậm chí cháy nắng. Nếu ở hữu làn da dễ bắt nắng hoặc phải làm việc liên tục ngoài trời, bạn sẽ thấy thật khổ sở vì da đỏ rát. Để khắc phục và hạn chế tình trạng này, hãy tham khảo những bí quyết chữa cháy nắng an toàn từ những nguyên liệu tự nhiên dưới đây:

1. Để cứu cánh ngay lập tức làn da bị cháy nắng, bạn nên ngâm da trong nước lạnh khoảng 15 phút tại một thời điểm sớm nhất có thể. Nước lạnh ở nhiệt độ vừa phải có thể làm giảm sưng cho làn da cháy nắng. Lưu ý không chà xát da với nước đá, vì có thể gây tổn thương làn da.

chay-da-1369120860_500x0.jpg
Ảnh minh họa: Andyle.

2. Nếu bạn đang bị cháy nắng trên khắp tất cả cơ thể, hãy tắm trong một bồn tắm nước ấm, cho thêm một ít nước bột yến mạch hòa tan. Bột yến mạch sẽ giúp làm dịu bỏng rát và giữ ẩm cho da.
     
3. Pha một ấm trà xanh và để nguội ở nhiệt độ phòng. Ngâm một miếng vải sạch trong ấm trà xanh để tạo thành một miếng gạc và đặt nhẹ lên da bị cháy nắng ít nhất từ 10 đến 15 phút.
     
4. Dấm có tác dụng giảm đau, cải thiện tình trạng viêm và ngứa ngáy da. Bạn không cần phải áp dụng dấm trực tiếp lên da. Chỉ cần ngâm khăn giấy một vài giây trong chai dấm trắng hoặc dấm táo. Sau đó, chườm khăn nhẹ nhàng trên các khu vực bị cháy nắng.

5. Dùng vỏ dưa hấu ép ấy nước, sau đó cho mật ong vào trộn đều. Bạn chỉ cần đấp chúng lên da đều đặn mỗi ngày cho đến khi các vết cháy trên da nhạt dần. Trong mật ong có chứa các vitamin cần thiết để làm trắng da và phục hồi làn da bị tổn thương. Còn vỏ dưa hấu lại có tác dụng làm mát, bớt bỏng rát.

6. Dùng dưa chuột hoặc khoai tây cắt lát đắp lên vùng da bị cháy nắng sẽ đem lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu.

7. Dùng bắp cải luộc nhừ và nghiền nhuyễn, đắp lên vùng da bị cháy nắng khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. Nên duy trì thực hiện thường xuyên trong vòng ít nhất một tuần để giúp tái tạo các tế bào da.

Lưu ý:

- Trong giai đoạn da bị cháy nắng, bạn nên uống nhiều nước, tăng cường các loại rau xanh, trái cây. Nên hạn chế ra nắng cho đến khi da hồi phục.

- Luôn mặc quần áo kín để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời, hạn chế tiếp xúc với tia UV.
     
- Ăn nhiều rau, củ, quả có màu cam (như cà rốt) cũng giúp bảo vệ chống lại làn da bị cháy nắng. Lưu ý chỉ cần ăn  2 hoặc 3 củ cà rốt mỗi ngày là đủ. Tiêu thụ quá nhiều cà rốt trong ngày có thể "nhuộm" vàng da.

Theo Webphunu

Da cần được nuôi dưỡng toàn diện

Ngoài vitamin, làn da cũng cần được cung cấp đúng và đủ các khoáng chất thiết yếu. Muốn da khỏe, đẹp cần kết hợp nuôi dưỡng cả trong lẫn ngoài.

Khi da thiếu khoáng chất

Da không chỉ là “hàng rào” bảo vệ cơ thể mà còn đảm nhiệm nhiều chức năng khác như điều nhiệt, miễn dịch, chuyển hóa… Da cũng là bộ phận đầu tiên và trực tiếp chịu tác động bởi nhiều tác nhân có hại từ môi trường. Do đó, da sẽ dễ dàng mắc bệnh nếu thiếu các khoáng chất cần thiết. Thậm chí, da sẽ bị “suy dinh dưỡng” và lão hóa da sớm nếu thiếu khoáng chất trầm trọng.

Ngoài ra, trong quá trình chuyển hoá, các gốc tự do được sinh ra trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến các tế bào của da. Dưới tác động của gốc tự do và các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài, các sợi chun của da bị thoái hóa, giảm khả năng tổng hợp sợi collagen, từ đó độ đàn hồi của da bị giảm dần hoặc mất hẳn, da trở nên nhão và nhăn nheo.

Thục Uyên – Miss Sport 2012 dùng sản phẩm dưỡng ngoài NouriFusion của Herbalife (Ảnh được cung cấp bởi Herbalife)

Chăm sóc toàn diện cho da

Theo PGS. TS. BS. Nguyễn Hữu Sáu, trưởng phòng đào tạo và nghiên cứu khoa học Bệnh viện Da liễu Trung ương, để da luôn khỏe, ngoài các vitamin A, B, C, E… da còn cần hấp thụ đầy đủ khoáng chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp được như kẽm, axit béo, AHA, magie…

  • Axit béo: là loại chất béo không bão hòa, sản sinh dầu tự nhiên giúp da giữ được độ ẩm và vẻ mềm mại. Axit béo có nhiều trong cá hồi, cá thu, bơ …
  • Kẽm: chứa nhiều collagen và các chất xơ đàn hồi giúp da không bị sần sùi hay sinh mụn, góp phần tái tạo da, giúp da nhanh liền vết thương và không để lại sẹo. Kẽm có nhiều trong thịt bò, lòng đỏ trứng gà, rau xà lách và các loại đậu.
  • Magie: là thành phần của men chống lão hóa, có nhiều trong ngũ cốc, sữa, chuối, bơ,…
  • AHA: acid amin này có tác dụng tẩy lớp tế bào chết, mài mòn các tế bào già cỗi và tăng độ sáng cho làn da. AHA có nhiều trong nho tươi.
  • Selen: là chất khoáng giúp ngăn ngừa nguy cơ cháy nắng và cải thiện màu sắc cho da. Selen có rất nhiều trong cá chỉ vàng.
  • Lycopene: là chất chống oxy hóa, có tác dụng hạn chế tác hại của tia cực tím, ngăn chặn sự hình thành nếp nhăn và sạm nám. Lycopene có nhiều trong cà chua.

Chế độ dinh dưỡng cho da phải đủ liều lượng và phù hợp với khả năng hấp thu của cơ thể. Bên cạnh việc ăn đa dạng thực phẩm thì chúng ta cũng có thể sử dụng thực phẩm dinh dưỡng bổ sung như Hỗn hợp Dinh dưỡng Công thức 1 (Shake), Hỗn hợp Vitamin Công thức 2 (F2), Cell Activator (F3) chứa đến 21 loại vitamin, khoáng chất thiết yếu, các chất có tính kháng oxy hóa mạnh, chất chống lão hóa.

Ảnh được cung cấp bởi Herbalife

Chăm sóc da toàn diện là điều kiện cần và đủ để da được khỏe đẹp, nghĩa là phải đảm bảo nguyên tắc “bổ trong dưỡng ngoài”. Song song với việc dưỡng trong, để dưỡng ngoài chúng ta có thể sử dụng các loại mỹ phẩm có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, giàu vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa; hạn chế phơi da trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời; không hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với các khói bụi giao thông, khói bụi công nghiệp; không tắm nước quá nóng, tắm quá lâu, sử dụng xà phòng chứa nhiều chất tẩy rửa hay chà xát kỳ cọ mạnh; tránh stress để da được trẻ lâu…

NouriFusion là sản phẩm dưỡng ngoài có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, giàu vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa (Ảnh được cung cấp bởi Herbalife)

 

Bí quyết làm đẹp với làn da trắng ngần

Làn da trắng là một lợi thế trời cho, nhưng bạn đã biết cách để làn da trắng phát huy hết thế mạnh của nó?

Tránh dùng son môi trung tính

Nếu bạn có làn da sáng thì tốt nhất nên tránh những màu son môi sáng. Màu nâu sáng hay nude sẽ chỉ khiến những nàng da trắng thêm nhạt nhòa, thậm chí không sức sống.

Chọn màu sắc sặc sỡ

Những bạn gái da trắng sẽ hợp nhất với màu son tươi tắn, vậy nên bạn có thể thử màu đỏ hoặc hồng san hô. Nếu bạn còn lo lắng thì hãy ngắm nhìn Scarlett Johansson để thấy, cô ấy thực sự lộng lẫy nổi bật với làn da trắng ngọc ngà và đôi môi màu ruby tươi sáng.

Mắt nâu

Những cô nàng da trắng sẽ hợp với các màu trang điểm như nâu sô-cô-la, tím oải hương hay màu xám. Những màu này chắc chắn sẽ đem lại vẻ ngoài long lanh, lấp lánh cho đôi mắt của bạn.

Tránh dùng nhũ mắt màu trung tính

Những màu nhũ mắt trung tính sẽ trở nên rất nhạt nhòa trên làn da trắng, đặc biệt như màu kem hay be. Vì thế, bạn nên tuyệt đối tránh xa sự mời gọi cám dỗ của những sắc màu này.

Kẻ mắt

Nếu bạn đang băn khoăn lựa chọn loại kẻ mắt phù hợp thì đây là câu trả lời dành cho bạn: Hãy chọn loại kẻ mắt có màu tối hơn màu nhũ mắt của bạn từ một đến hai nấc. Kẻ mắt sáng màu có thể là mốt mới nhất của năm nay nhưng chúng chắc chắn không phải dành cho bạn.

Mascara

Bí quyết trang điểm thành công cho những bạn gái sở hữu làn da trắng mịn là mascara màu đen, nó sẽ giúp đôi mắt thêm nổi bật, ấn tượng. Mascara nâu hay trong sẽ không hợp chút nào với tông màu da sáng.

Kiểm tra kem nền

Mẹo làm đẹp tiếp theo mà bạn cần biết là bí quyết để chọn được loại kem nền phù hợp. Thường thì các bạn gái da trắng thường hay gặp vấn đề là chọn phải kem nền màu hồng quá hay xám quá so với màu da thật. Vì thế việc thử nghiệm trước là vô cũng quan trọng, bạn hãy thử kem nền lên mặt để biết được màu sắc chính xác nhất. Hơn nữa, bạn nên quan sát kĩ màu sắc của kem cả khi ở trong cửa hàng lẫn khi ra ngoài dưới ánh sáng mặt trời trước khi đưa ra quyết định.

Không quên thoa má hồng
 
Với những bạn gái da trắng xanh, phấn má hồng là công đoạn trang điểm không thể thiếu. Nhiều người cho rằng má hồng chẳng cần thiết lắm, nhưng thực tế má hồng sẽ giúp định hình dáng khuôn mặt, gia tăng sắc ấm cho da, giúp bạn có được vẻ ngoài tươi tắn, đầy sức sống.

Thử phấn tạo khối

Nếu bạn vẫn chưa quen dùng má hồng thì ít nhất cũng hãy thử sử dụng phấn tạo khối. Bạn thoa phấn tạo khối lên má, cằm, mũi và trán để làn da có ánh đồng vừa phải, xinh xắn. Hơn nữa, đó cũng là những điểm tiếp xúc nhiều nhất với ánh nắng mặt trời, do vậy chúng sẽ bắt ánh sáng và làm tôn màu da của bạn hơn.

Tóc nâu và tóc đỏ

Làn da trắng trẻo sẽ trông cực kì lộng lẫy khi đi kèm với mái tóc màu nâu trầm, đỏ hay thậm chí đen tuyền. Debra Messing là một ví dụ hoàn hảo cho các cô nàng da trắng học tập. Debra quả thực trông quá đẹp và cao sang với mái tóc màu đỏ rực mạnh mẽ.

Không chọn quần áo sáng màu

Trừ phi bạn muốn mình trông như “trần như nhộng” khi nhìn từ xa, nếu không, bạn nên loại bỏ những trang phục màu trắng hay kem trong tủ đồ của mình. Những màu này quá sáng và sẽ làm những bạn gái có làn da trắng thêm nhạt nhòa, chìm nghỉm trong bộ trang phục.

Chọn trang phục sặc sỡ

Như đã nói ở trên, bí quyết dành cho những cô nàng trắng trẻo là màu sắc sặc sỡ. Đó là lợi thế để bạn có thể thử nghiệm và chinh phục những màu sắc nổi bật, táo bạo như đỏ hay san hô. Đừng ngần ngại mà hãy thêm vào những màu sắc này cho tủ quần áo của bạn.

Chăm sóc da

Sẽ là thiếu sót nếu bí quyết làm đẹp mà lại không đưa ra lời khuyên chăm sóc da. Điều quan trọng nhất là bạn luôn phải rửa sạch và tẩy trang mỗi tối trước khi đi ngủ. Một chế độ chăm sóc, giữ gìn làn da đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa mụn và các vấn đề da liễu khác.

Kem chống nắng

Những bạn gái da trắng thường dễ bị bắt nắng hoặc cháy nắng hơn da nâu. Đừng quên thoa kem chống nắng hàng ngày trước khi ra ngoài vì tia tử ngoại sẽ làm lão hóa làn da của bạn nhanh hơn, gây ra những vết thâm, đốm đồi mồi, khiến da không đều màu và xuất hiện nếp nhăn. Đừng để ánh nắng mặt trời hủy hoại làn da trắng trẻo, xinh xắn của bạn chỉ vì lười.

Ngụy trang các vết đỏ

Nếu da bạn bị dị ứng hay mọc mụn, thì tất cả những biểu hiện đó càng hiện rõ trên da trắng. Bạn có thể dễ dàng che giấu những vết đỏ này bằng cách sử dụng kem che khuyết điểm sắc tố xanh, màu xanh lá sẽ trung hòa màu đỏ và giúp bạn "ngụy trang" hoàn hảo.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Dù với màu da nào cũng vậy, để da được khỏe đẹp, căng đầy thì hoa quả, rau xanh là những thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của bạn. Những loại quả như táo, đu đủ và rau lá xanh sẫm màu có chứa rất nhiều vitamin quan trọng, giúp mang lại cho làn da vẻ ngoài khỏe mạnh, đầy sức sống.

Nước

Muốn đẹp thì kiểu gì bạn cũng phải uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Nước sẽ giúp dưỡng ẩm da từ bên trong, làm mát và thanh lọc cơ thể hiệu quả, mang lại cho bạn làn da trẻ trung, tươi mát.

(Theo Dep)

Bảo vệ trẻ sơ sinh dưới ánh nắng ngày hè

Vì trẻ sơ sinh nhỏ hơn nhiều so với người lớn và không có khả năng vã mồ hôi khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Các chuyên gia Mỹ cho biết bởi vì trẻ sơ sinh nhỏ hơn nhiều so với người lớn và không có khả năng vã mồ hôi khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên gây ra những nguy cơ đặc biệt cho trẻ sơ sinh.

Theo Cơ quan Quản lý thuốc & thực phẩm Hoa Kỳ và Hội nhi khoa Hoa Kỳ thì may mắn thay, có một số bước mà cha mẹ và người chăm sóc có thể làm để bảo vệ trẻ sơ sinh vào mùa hè này. Nhưng một trong các khuyến nghị thông thường vào mùa hè là không nên dùng kem chống nắng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

TS. Sachs và Hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã đưa ra lời khuyên bổ sung để đảm bảo trẻ được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời rát cháy ngày hè:

1. Để phòng ngừa cháy nắng, nên mặc cho trẻ quần dài và áo sơ mi dài tay cũng như đội mũ che tai và cổ. Nên tránh những loại vải mỏng vì vẫn có thể bị cháy nắng.

2. Đảm bảo trẻ sơ sinh được uống đủ nước. Cho trẻ ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức.

3. Theo dõi xem liệu có phải em bé có các dấu hiệu bị cháy nắng hoặc mất nước như là mặt đỏ, quấy khóc và không đi tiểu.

4. Những em bé bị cháy nắng nên được đưa vào bóng râm mát ngay và dùng gạc lạnh đắp lên các vùng bị cháy nắng.

(Theo ANTD)

 

Bí kíp bảo vệ mái tóc khỏi bị cháy nắng

Bảo vệ mái tóc của bạn dưới án nắng gay gắt ngày hè với những bí kíp thật đơn giản!

Khi những tia nắng gay gắt đầu tiên ngập tràn phố phường từ sáng sớm tới tận xế chiều, tất cả chúng ta đều biết nó sẽ "không chừa một ai" trong hành trình làm "cháy nắng" của mình. Bên cạnh nỗi ám ảnh da cháy nắng, thì những mái tóc đang óng ả, suôn mượt bỗng chốc khô gãy, vàng hoe vì nắng cũng là một sự "kinh hoàng" với chị em phụ nữ, nhất là với những người vừa trải qua kì nghỉ trên biển. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tránh xa "hiểm họa" này bằng những cách phòng chống cực kỳ đơn giản và hiệu quả.

1. Tránh bôi gel ra ngoài trời nắng

Không phải vô cớ mà các nhà sản xuất luôn khuyến cáo tránh để gel, sáp dưới nhiệt độ cao hoặc ánh sáng trực tiếp. Vậy bạn nghĩ sao nếu chúng ta bôi nó lên đầu và đi thong dong khắp phố phường vào buổi trưa nắng? Cũng không khác là bao so với việc bạn mở nắp hộp gel và để dưới ánh nắng mặt trời đâu. Có điều bạn chưa nhận ra mối nguy hại tiềm tàng từ đây mà thôi.

2. Sử dụng dầu dưỡng hàng ngày

Hãy hình thành nên một thói quen sử dụng các loại dầu dưỡng tóc tự nhiên như dầu jojoba, dầu bạc hà hàng ngày. Đây là những món quà thật sự dành cho mái tóc của bạn. Chúng sẽ cung cấp độ ẩm, làm mềm tóc sau một ngày dài nắng nóng và bụi bặm.

 

3. Làm quen với các loại kem bảo vệ tóc dưới nắng

Có lẽ không nhiều người trong chúng ta sử dụng kem chống nắng cho tóc. Đây thực sự là một "nghịch lý" nực cười bởi trong khi chúng ta ra sức bôi gel/wax để giữ cho mái tóc đúng nếp và để lại hàng tá mối nguy hại cho tóc, thì sử dụng kem chống nắng lại chưa được biết tới quá nhiều.

Bên cạnh việc ra hàng thuốc, hàng mỹ phẩm uy tín và hỏi cặn kẽ về công dụng của các loại kem chống nắng cho từng loại tóc khác nhau, bạn cũng có thể tự chế cho riêng mình thứ "mặt nạ" tuyệt vời này. Hòa lẫn 2 thìa cafe kem chống nắng SPF 15 vào một bình nước nhỏ, rồi xịt đều lên tóc trước khi đi ra ngoài và nó sẽ hoàn toàn bảo vệ bạn trước những tia nắng nguy hiểm.

4. Luôn buộc tóc và đội mũ

Ngoài những sự "can thiệp" về hóa học phía trên, bạn cũng có thể bảo vệ mái tóc bạn theo cách truyền thống bằng cách tránh cho tóc tiếp xúc với ánh nắng mọi milimet có thể. Buộc tóc, tết tóc, đội mũ, sử dụng tất cả những công cụ, những cách có thể che chắn và "co" mái tóc của bạn dưới nắng nhiều nhất có thể.

5. Cắt, tỉa đuôi tóc 1 tháng/1 lần

Song song với việc bảo vệ cho tóc vào trời nắng, hãy mạnh dạn ghé thăm hair salon 1 tháng 1 lần để tỉa đi phần đuôi tóc - vốn là phần bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi ánh nắng mặt trời. Chúng là phần tóc bị khô, cứng, chẻ ngọn nhiều nhất nên điều tốt nhất giúp chúng ta đối phó với tóc cháy nắng lúc này là cắt bỏ những phần tóc hỏng đi.

(Theo AF)

15 mẹo cứu làn da cháy nắng

Để cứu cánh ngay lập tức làn da bị cháy nắng, bạn nên áp dụng càng sớm càng tốt các biện pháp sau.

Chỉ cần chắc chắn tình trạng cháy nắng của bạn không gây cảm giác buồn nôn, hoặc bạn vẫn có thể chịu được đau đớn thì không cần phải đến thăm khám bác sĩ da liễu. Ngược lại, hãy tích cực áp dụng các mẹo tự nhiên sau nhé!

1. Để cứu cánh ngay lập tức làn da bị cháy nắng, bạn nên ngâm da bị cháy nắng trong nước lạnh 15 phút tại một thời điểm sớm nhất có thể (Không chà xát da với nước đá, vì điều này có thể gây ra thiệt hại xấu cho làn da.) Nước lạnh vừa phải có thể làm giảm sưng cho làn da cháy nắng.

Ảnh MH
Nếu bạn đang bị cháy nắng trên khắp tất cả cơ thể, hãy tắm trong một bồn tắm nước ấm với nước bột yến mạch hòa tan được thêm vào bồn tắm của bạn.

2. Nếu bạn đang bị cháy nắng trên khắp tất cả cơ thể, hãy tắm trong một bồn tắm nước ấm với nước bột yến mạch hòa tan được thêm vào bồn tắm của bạn.

3. Pha một ấm trà xanh và để cho nhiệt độ ấm trà mát mẻ trở lại ở nhiệt độ phòng. Ngâm một miếng vải sạch trong ấm trà xanh để tạo thành một miếng gạc và đặt nhẹ lên da bị cháy nắng ít nhất 10 đến 15 phút.

4. Để tránh đau đớn khi bị cháy nắng, dùng thuốc aspirin hoặc Tylenol ngay sau khi bạn nhận thấy làn da bị cháy nắng trong 24 giờ. Tình trạng sưng và đau do cháy nắng thường bắt đầu từ 3 đến 4 giờ sau khi tiếp xúc và 12 giờ sau khi bỏng nắng.

5. Dấm có thể giúp giảm đau, viêm và ngứa ngáy da. Bạn không cần phải áp dụng dấm trực tiếp lên da. Chỉ cần ngâm khăn giấy một vài giây trong chai dấm trắng hoặc rượu táo. Sau đó, chườm chúng nhẹ nhàng trên các khu vực bị cháy nắng.

6. Hãy thử áp dụng thoa một loại thuốc mỡ trên da bị viêm. Loại thuốc này thường chứa hợp chất chống viêm mạnh. Nếu bạn đang thoa thuốc mỡ, hãy che chắn cẩn thận hơn cho da nhạy cảm mỗi khi ra ngoài nắng mặt trời.

7. Rắc bột bắp để giảm đau cho vùng da bị cháy nắng vào ban đêm cũng là cách siêu tiết kiệm để chữa cháy nắng.

8. Dầu hoa oải hương có thể được áp dụng trực tiếp lên da để làm giảm đau do bị cháy nắng. (Không nên uống dầu hoa oải hương.) Bạn cũng có thể kết hợp dầu hoa oải hương với lô hội để ngăn chặn cơn đau và đẩy nhanh tiến độ chữa cháy nắng.

9. Vi lượng đồng căn cũng có thể rất hữu ích cho làn da bị cháy nắng. Bạn nên uống 3 viên thuốc một ngày trong liên tiếp 3 ngày.

Ảnh MH
Để tránh đau đớn khi bị cháy nắng, dùng thuốc aspirin hoặc Tylenol ngay sau khi bạn nhận thấy làn da bị cháy nắng trong 24 giờ.

10. Luôn mặc quần áo kín để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời, hạn chế sự tiếp xúc của tia UV gây hại.

11. Ăn nhiều hoa quả như cà rốt và rau quả màu cam khác cũng giúp bảo vệ chống lại làn da bị cháy nắng. Cà rốt là nguồn thực phẩm tuyệt vời, chúng hấp thu các gốc tự do thiệt hại DNA sau khi nó đã hấp thụ bức xạ cực tím quá nhiều. Vì thế rất cần thiết để ăn cà rốt trước ra ngoài nhưng chỉ cần ăn  2 hoặc 3 củ cà rốt mỗi ngày là đủ. Tiêu thụ quá nhiều cà rốt/ ngày, có thể dẫn đến vàng da, một sắc tố màu da cam tạm thời trên da của cơ thể.

12. Cà chua và các thực phẩm khác giàu lycopene (chẳng hạn như dưa hấu và tôm) cũng bảo vệ chống lại sự cháy nắng. Bạn nên ăn dưa hấu vài lần một tuần trong lien tiếp khoảng 12 tuần trước khi có kế hoạch nghỉ mát.

13. Tinh chất gel lô hộ, giúp nuôi dưỡng làn da và làm giảm viêm do cháy nắng. Nó cũng chứa một số hợp chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự hình thành các tế bào bị cháy nắng. Nó rất giàu vitamin C, vitamin E và kẽm.

Ảnh MH
Luôn mặc quần áo kín để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời, hạn chế sự tiếp xúc của tia UV gây hại.

14. Một số người tìm đến cứu cánh làn da cháy nắng bằng một viên aspirin bé. Da có thể vẫn còn đỏ, nhưng da không ngứa. Lý do là aspirin giúp tăng sự lưu thông trong da.

15. Nước súc miệng Listerine có thể áp dụng cho da bị cháy nắng với sự giúp đỡ của một chai xịt. Ngoài ra, dầu bạch đàn và tinh dầu bạc hà, cũng có hương vị ban đầu Listerine có tính chất làm mát.

(Theo PNT)

Bệnh u hắc tố (ung thư da) gia tăng ở phụ nữ trẻ

Có sự gia tăng đáng kể về tỉ lệ mắc bệnh u hắc tố, một dạng ung thư da nguy hiểm.

Nghiên cứu mới đây cho thấy có sự gia tăng đáng kể về tỉ lệ mắc bệnh u hắc tố, một dạng ung thư da nguy hiểm, ở người trẻ trong đó phụ nữ trẻ tuổi là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo nghiên cứu này, tỉ lệ mắc u hắc tố tăng 8 lần ở phụ nữ trẻ và 4 lần ở nam giới trẻ trong vòng từ năm 1970 đến năm 2009.

Các kết quả này bắt nguồn từ một nghiên cứu dựa trên cộng đồng do các tác giả thuộc Bệnh viện Mayo Clinic thực hiện. Họ đã xem xét các trường hợp có chẩn đoán u hắc tố lần đầu ở những bệnh nhân tuổi từ 18-39 trong khoảng từ năm 1970 đến năm 2009.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng gia tăng sử dụng giường thuộc da trong nhà là một trong những lý do chính dẫn đến tăng tỉ lệ mắc bệnh này, ngoài ra cháy nắng và phơi nhiễm tia UV khi còn nhỏ cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc u hắc tố.

Các kết quả được đăng trên số ra tháng 4 của tờ Mayo Clinic Proceedings.

(Theo ANTD)

 

‘Mẹ’ thiên nhiên giúp con yêu khỏi bệnh

Khi trẻ bị ốm, có rất nhiều cách đơn giản để điều trị hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc.

Bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con mình khỏe mạnh, không ốm vặt, không phải đi tiêm hay uống cả nắm thuốc… Nhưng  thật không may là theo một khía cạnh nào đó, bị ốm khi còn nhỏ lại là một điều bắt buộc phải xảy ra. Chúng ta đành chấp nhận, nhưng ít nhất cũng có phương pháp điều trị nào vẫn hiệu quả nhưng nhẹ nhàng hơn cả nắm thuốc viên kia chứ?

Với rất nhiều ông bố bà mẹ ngày nay, các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đã trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Trong một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2009 với 6.000 bậc phụ huynh, 40% số này nói rằng họ quan tâm đến các biện pháp chữa trị tự nhiên cho con cái mình – so với chỉ 23% trong cuộc khảo sát năm 2008.

Tất nhiên, bạn luôn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa nếu con bạn có vấn đề gì đó về sức khỏe cần đến sự chăm sóc y tế truyền thống. Nhưng đâu là những phương pháp chữa trị tự nhiên đã được khoa học công nhận và các chuyên gia khuyên bạn sử dụng nếu cần? Chúng tôi đã tìm ra giúp bạn những phương cách chữa bệnh từ tự nhiên dành cho trẻ nhỏ rất hữu hiệu – cũng như những thứ bạn không bao giờ nên áp dụng.

Vấn đề: Bỏng, cháy nắng

Lô hội làm tăng nhanh quá trình làm lành thương tổn.

Giải pháp thiên nhiên: Lô hội

Công dụng thế nào? Những hợp chất có trong cây lô hội làm tăng nhanh quá trình làm lành thương tổn bằng cách cung cấp máu tươi, oxy hóa đến các mạch máu nhỏ xíu nuôi da – đó là giải thích của Duffy MacKay, Phó Chủ tịch các Vấn đề Khoa học và Điều chỉnh của Hội đồng Chuyên trách Dinh dưỡng ở Washington, D.C.

Lô hội cũng có tác dụng như chất dưỡng ẩm, và các vết thương trên da đủ mọi loại (bao gồm cả cháy nắng hay bỏng) đều cần độ ẩm để lành lại. Vậy nên loại cây này có thể giúp các vùng da bị bỏng, cháy nắng hồi phục nhanh hơn.

Bằng chứng: Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Burns, lô hội rút ngắn thời gian lành vết thương đối với các vết bỏng độ 1 và 2 đến gần 9 ngày.

Hãy nhớ rằng: Bạn có thể mua các loại gel chiết xuất từ lô hội bán tại các nhà thuốc. (Kem dưỡng ẩm có chứa lô hội thì thành phần này nhỏ hơn nhiều.) Nhưng nếu có điều kiện, hãy hãy trồng một cây ở nhà, khi cần dùng thì hái một lá, tách ra theo chiều dọc và nặn lấy gel của nó.

Vấn đề: Buồn nôn, bụng nhộn nhạo

Gừng giúp làm dịu và ổn định các cơn co thắt.

Giải pháp thiên nhiên: Gừng

Công dụng thế nào? “Gừng có khả năng làm dịu và ổn định các cơn co thắt cơ bụng gây buồn nôn,” Tiến sĩ McClafferty giải thích. “Đó là một phương thuốc rất tốt để chữa tình trạng buồn nôn và đau bụng.”

Bằng chứng: Trong một nghiên cứu được thực hiện với đối tượng là những người trưởng thành bị say tàu xe, những người được cho uống một viên nang 1.000mg gừng trước khi tham gia vào trải nghiệm bắt chước chuyển động của tàu xe ít bị buồn nôn hơn một cách đáng kể. Theo Tiến sĩ McClafferty, dù thí nghiệm này được thực hiện với người lớn nhưng kết quả cũng có thể áp dụng được với trẻ nhỏ.

Hãy nhớ rằng: Trong các sản phẩm pha sẵn liên quan đến gừng thì gừng “thật” chỉ chiếm có một chút ít, nên bạn đừng quá tin và phụ thuộc vào chúng, nhất là khi trà gừng lại là một loại nước rất dễ pha. Bạn có thể chế biến loại nước này bằng cách cho một muỗng cà phê gừng tươi giã dập hay băm nhỏ vào 4 ounce (khoảng 10ml) nước đun sôi rồi để nguội đi trong khoảng 5 phút. Bạn có thể pha thêm chút mật ong cho có vị ngọt dễ uống, cho con dùng nóng hay lạnh đều được vào khoảng 30 phút trước khi lên xe.

Vấn đề: Viêm mũi dị ứng

Táo có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Giải pháp tự nhiên: Táo

Công dụng thế nào? Quercetin, một chất flavonoid có trong quả táo, có khả năng ức chế cơ thể giải phóng histamines – những hợp chất dị ứng gây sản xuất nước nhầy, hắt hơi và chảy nước mắt. Bác sĩ Michael J. Welch tại trường Y San Diego, đại học California, còn cho biết: “Thêm các thực phẩm có chứa quercetin vào khẩu phần ăn của con có thể làm nhẹ đi các triệu chứng nghiêm trọng hoặc khiến chúng không kéo dài lâu.”

Bằng chứng: Trong một nghiên cứu đăng trên  tạp chí chuyên ngành Journal of Allergy and Clinical Immunology, quercetin (ở dạng thực phẩm ăn vào) có hiệu quả hơn nhiều thuốc chống histamine kê toa.

Hãy nhớ rằng: Hầu hết các bác sĩ đều khuyên bạn cho con dùng  quercetin trực tiếp từ các loại thực phẩm có chứa nó (như quả việt quất, mâm xôi, hành tây…) hơn là dùng ở dạng thuốc hay thực phẩm bổ sung, bởi làm như vậy, con bạn còn thu nhận được nhiều chất chống ô xy hóa và chất dinh dưỡng không tìm thấy trong thực phẩm bổ sung.

Vấn đề: Ho

Mật ong chữa ho

Giải pháp tự nhiên: Mật ong

Công dụng thế nào? Mật ong giúp làm dịu những kích thích bằng cách tạo nên một lớp phủ trong cổ họng, khiến cho việc nuốt vào trở nên bớt đau đớn hơn. Không chỉ vậy, trong mật ong còn có chứa các chất chống ô-xy hóa có tác dụng chống bệnh và kháng sinh.

Bằng chứng: Một nghiên cứu của đại học Penn State University được thực hiện với hơn 100 trẻ từ 2 tuổi trở nên, ăn một muỗng cà phê đầy mật ong 30 phút trước giờ đi ngủ có thể làm dịu cơn ho tốt hơn việc dùng si-rô ho mua tại nhà thuốc hoặc không dùng biện pháp điều trị nào. Các bậc phụ huynh cũng đánh giá mật ong cao hơn si-rô ho trong việc giảm tần suất, mức độ cũng như giúp các bé ngủ ngon hơn.

Hãy nhớ rằng: Không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn/uống mật ong vì hệ miễn dịch của bé chưa phát triển đủ để có thể chống lại các loại vi khuẩn có thể có trong “loại thuốc tự nhiên” này.

Meo.vn (Theo Eva)