Lưu trữ cho từ khóa: chảy mủ

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Giao mùa, thời tiết nóng lạnh thất thường khiến không ít trẻ bị cảm, ho và sổ mũi. Đặc biệt, chuyên gia tai mũi họng cho rằng, đây là thời điểm nhiều trẻ dễ bị viêm tai giữa, một bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa. Trong số đó, chủ yếu là trẻ dưới 6 tuổi.

Theo bác sĩ Đặng Hoàng Sơn, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, có hai dạng viêm tai giữa ở trẻ gồm nguyên thủy và thứ phát (hệ quả của viêm đường hô hấp trên).

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm tai giữa cấp thường là đau tai và sốt. Nếu trẻ lớn sẽ kêu đau trong tai hoặc nghe kém, ù tai; trẻ nhỏ thường kéo tai để làm giảm bớt sự khó chịu. Riêng với trẻ nhũ nhi sẽ hay quấy khóc, vật vã, dụi tai vào ngực mẹ. Bên cạnh đó, trẻ bị viêm tai giữa cấp còn có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, ăn kém, nôn, tiêu chảy.


Ảnh: Internet

Viêm amidan và viêm VA  cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa: trẻ bị nhiễm trùng từ bên trong ra (từ khối Amidan và VA), một dạng nhiễm trùng ngược chiều ăn vào tai giữa. Ở mức độ nhẹ thường thấy trẻ nghe kém, chậm nói, tăng tiết dịch bên trong dễ dẫn đến tình trạng điếc âm thầm, nếu bị nặng, bên trong tai trẻ bị làm mủ thì quá trình điều trị lâu dài hơn.

Viêm tai keo cũng là một dạng của viêm tai giữa. Nếu rơi vào tình trạng này, trẻ sẽ được đặt ống lưu thông màng nhĩ để không bị điếc hoặc giúp hạn chế tình trạng không tiếp thu lời nói của người xung quanh.

Phụ huynh cần lưu ý để đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ có các dấu hiệu kể trên. Ở thời điểm này, nếu xác định trẻ bị viêm tai giữa cấp, bác sĩ sẽ cho điều trị nội khoa, thời gian điều trị sẽ nhanh hơn.

Trong trường hợp phụ huynh không để ý để đến khi tai trẻ bị chảy mủ thì có thể màng nhĩ của bé đã bị thủng. Nếu không được điều trị đúng hướng, tình trạng nhiễm trùng sẽ lan đến xương chủm dẫn đến viêm tai xương chủm, áp xe vùng đó. Lúc này, bắt buộc phải mổ bỏ áp xe. Lỗ thủng này hầu hết đều không lành nên sẽ tạo ra một đường rãnh, vi trùng dễ đi từ ngoài vào và trẻ thường đau tái đi tái lại.

Cần phòng tránh cho trẻ bằng cách tránh để trẻ bị nhiễm gió lạnh, viêm đường hô hấp trên. Khi trẻ bị viêm xoang, viêm tai giữa cần tránh đi tắm ở hồ bơi - môi trường làm cho bệnh của trẻ nặng hơn.

Meo.vn (Theo PNO)

Khổ do viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt rất thường gặp ở đàn ông. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái và biến chứng nếu không điều trị đúng.

 

Siêu âm tuyến tiền liệt qua đường hậu môn - phương pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả viêm tuyến tiền liệt tại Trung tâm Chẩn đoán y khoa Medic - Ảnh: N.C.T.

Vừa qua có nhiều bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt đi chữa bệnh nhưng không khỏi, bệnh kéo dài dai dẳng. Có người điều trị năm bảy ngày thấy bớt triệu chứng đã bỏ điều trị, không tái khám nên tái phát và biến chứng nặng. Thậm chí có người tốn kém 200-400 triệu đồng cho những phòng khám có “bác sĩ” Trung Quốc mà bệnh vẫn hoàn bệnh.

Ba dạng bệnh

PGS.TS Vũ Lê Chuyên - phó giám đốc Bệnh viện Bình Dân, TP.HCM - cho biết tuyến tiền liệt là một cơ quan nằm ở cổ bàng quang, bao quanh đoạn đầu của niệu đạo. Tuyến tiền liệt có chức năng giúp kiểm soát nước tiểu và sản xuất một số chất có trong tinh dịch. Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi trung niên, có hoạt động tình dục và được chia làm ba loại: viêm cấp tính do vi khuẩn, viêm mãn tính do vi khuẩn và viêm không do vi khuẩn.

Theo PGS Chuyên, nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt cấp tính là do nhiễm trùng từ niệu đạo, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng qua quan hệ tình dục, có khi bị nhiễm trùng qua đường máu (ít gặp)... Nếu bị viêm cấp tính mà không điều trị triệt để sẽ dẫn tới áp xe tuyến tiền liệt. Còn nếu không điều trị đúng cách, dễ bị nhiều biến chứng như nhiễm trùng máu, viêm nội mạc cơ tim, bí tiểu cấp tính, viêm mào tinh hoàn...

Trường hợp viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn, nguyên nhân chủ yếu do nhiễm khuẩn từ dưới lên, kèm theo các bệnh hoa liễu sau các cuộc giao hợp. Chủng loại vi khuẩn gây viêm tuyến tiền liệt mãn tính thường là E.coli, ngoài ra còn gần chục loại vi khuẩn khác có thể gây bệnh nhưng ít hoặc hiếm gặp hơn như clamydia, gonocoque, vi khuẩn lậu... Đặc điểm của viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn là viêm kéo dài kèm theo các cơn đau từng đợt cách quãng. Biến chứng của viêm tuyến tiền liệt mãn tính tùy thuộc vị trí tổn thương viêm: nếu ổ viêm ở chỏm tuyến tiền liệt sẽ phát triển thành những tổ chức xơ, gây ra tiểu khó vì xơ cứng cổ bàng quang; nếu viêm ở vùng đáy sẽ gây ra những đợt viêm kịch phát, nguồn gốc của những đợt đau và chảy mủ không liên tục. Đôi khi bệnh nhân còn bị hoại tử, bị vôi hóa tuyến tiền liệt ở chỗ bị viêm nhiễm, xuất tinh ra máu.

Với bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn thì việc tìm nguyên nhân bệnh rất khó. Biểu hiện của bệnh giống các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn.

Phối hợp nhiều phương pháp

Những người có yếu tố nguy cơ cao bị viêm tuyến tiền liệt là người có tuyến tiền liệt to, người hay bị sỏi thận, người hay bị nhiễm trùng đường tiểu và người có những bế tắc đường tiểu dưới như hẹp bao quy đầu.

Theo PGS Chuyên, một trong những yếu tố làm bệnh viêm tuyến tiền liệt khó điều trị là “hàng rào” mô của tuyến tiền liệt ít cho kháng sinh thâm nhập. Vì vậy, kháng sinh chỉ vào được tuyến tiền liệt khoảng 10-20% hàm lượng thuốc uống nên phải kéo dài thời gian điều trị thuốc có khi lên đến 12 tuần. Thậm chí một số trường hợp khi điều trị bác sĩ phải đeo găng, đưa tay vào hậu môn bệnh nhân để xoa bóp tuyến tiền liệt cho chảy mủ ra, bơm nitrate bạc vào niệu đạo. Sau đó kết hợp uống thuốc kháng sinh. Việc điều trị này phiền phức cho cả bác sĩ, bệnh nhân và ít bác sĩ biết điều trị đúng cách vì bác sĩ nội khoa thì không rành việc xoa bóp, còn bác sĩ ngoại khoa thì thường chỉ chú ý đến những bệnh nhân cần phẫu thuật.

Nếu điều trị đúng bệnh có thể khỏi trong vòng hai tháng, tuy nhiên nếu những yếu tố nguy cơ vẫn còn thì dễ bị tái phát. Chi phí điều trị cũng khá rẻ. Tiền thuốc một tuần chỉ 40.000-50.000 đồng, cao nhất cũng chỉ 300.000-400.000 đồng/tuần. Việc điều trị thường phải phối hợp nhiều phương pháp điều trị.

Với bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt cấp tính phải cho nằm nghỉ trên giường, ngồi ngâm trong nước ấm, nếu bí tiểu phải dẫn lưu nước tiểu, uống kháng sinh. Với bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt mãn tính phải được sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thể thấm sâu vào tuyến tiền liệt kéo dài 4-12 tuần.

Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt tuyệt đối bỏ rượu, bia, không ăn thức ăn cay nóng (tiêu, ớt, gừng) và phải uống thật nhiều nước, giữ gìn vệ sinh, quan hệ tình dục lành mạnh. Loại bỏ những yếu tố nguy cơ như còn bao quy đầu thì phải cắt bỏ, điều trị sớm và đúng khi bị nhiễm trùng niệu, có sỏi thận thì phải điều trị đúng phương pháp. Bệnh nhân phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý bỏ điều trị.

Chẩn đoán khó

Khi bị viêm tuyến tiền liệt, bệnh nhân thường có các triệu chứng kích thích là tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt, tiểu rớt giọt và có các triệu chứng bế tắc là tiểu khó, tiểu phải rặn, tiểu buốt, tiểu chậm - đi tiểu nhưng không tiểu được ngay, nặng nhất là bí tiểu (thường gặp khi viêm cấp tính). Ngoài ra, bệnh nhân có triệu chứng đau vùng trên xương mu, bẹn bìu, tiểu khung và tầng sinh môn. Có khi kèm rối loạn chức năng khi giao hợp như đau buốt khi xuất tinh hoặc rối loạn về sự co cứng dương vật.

Để chẩn đoán một ca viêm tuyến tiền liệt rất khó. Thường bệnh nhân đến khám bệnh vì triệu chứng đau tức vùng sau xương mu hoặc vì những cảm giác khó chịu trong lúc tiểu. Trong khi những triệu chứng này có trong nhiều bệnh lý khác của tuyến tiền liệt và bàng quang. Việc chẩn đoán khó còn do các xét nghiệm nhiều khi cho kết quả mơ hồ, có khi có vi trùng, có khi không... Vì vậy, chẩn đoán quan trọng nhất là phải thăm khám trực tràng và xoa bóp tuyến tiền liệt để lấy dịch mủ ra xét nghiệm tìm bạch cầu, tế bào viêm, vi trùng hoặc kháng thể kháng viêm.

PGS.TS VŨ LÊ CHUYÊN

Meo.vn (Theo TTO)

Bác sĩ bỏ quên gạc trong tử cung sản phụ

Bị bỏ quên gạc trong tử cung sau khi sinh mổ, chị Nguyễn Bích Hạnh (Hà Nội) đau đớn mấy tháng liền.

 

Thỉnh thoảng sản phụ có thể gặp rủi ro trong lúc vượt cạn - Ảnh: T.T.D.

Các lần thăm khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - nơi chị Hạnh sinh con vào cuối tháng 6 - chị được chỉ định rất nhiều loại thuốc mà tình trạng không thuyên giảm.

Siêu âm không thấy gì

Ngày 1-8, do liên tục sốt cao và sản dịch nặng mùi, chị được chỉ định nhập viện, tiêm truyền kháng sinh rồi nạo buồng tử cung. Tuy nhiên, sau khi ra viện ngày 5-8, tình trạng của chị càng nặng nề hơn, bụng đau, máu chảy nhiều có lẫn mủ.

Ngày 13-9, anh Lê Bá Thành - chồng bệnh nhân Hạnh - cho hay ngay sau khi báo Tuổi Trẻ đến làm việc với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện đã cử một đoàn bác sĩ đến tận nhà thăm hỏi chị Hạnh.

Ngày 16-8, chị Hạnh trở lại bệnh viện kiểm tra nhưng cả thăm khám, siêu âm đều cho kết quả: “Phần phụ trái, phần phụ phải đều không thấy gì bất thường”. Khi thấy bệnh nhân chưa thỏa mãn với kết luận, vị bác sĩ tại phòng cấp cứu còn trấn an: “Tôi 50 tuổi đầu rồi, có thể nói ngay sản dịch của phụ nữ nào chả... hôi. Cứ về đi, hai ba tháng nữa là tự khắc hết”.

Đem lời khẳng định chắc nịch của vị bác sĩ về, chị Hạnh vẫn không hết đau đớn. Đến lúc này gia đình quyết định tìm đến một bệnh viện khác để có kết quả đối sánh. Ngày 20-8, tại Bệnh viện tư nhân Hồng Ngọc, các bác sĩ đã rút ra từ tử cung của chị Hạnh một miếng gạc kích thước 15-20cm. Gia đình yêu cầu được lưu lại làm bằng chứng, nhưng theo các bác sĩ, miếng gạc khu trú lâu ngày đã mủn ra và có mùi rất hôi. Miếng gạc chính là nguyên nhân khiến chị Hạnh phải sống chung với tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo, viêm tử cung chảy mủ nhiều ngày.

Sai sót chỉ vì... quên?

Khi trao đổi về thông tin bỏ quên gạc trong tử cung bệnh nhân gây viêm nhiễm trường kỳ, lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho rằng các bác sĩ đã “làm đúng chuyên môn”, “sai sót chỉ nằm ở chỗ... quên không rút meche (từ dùng chuyên môn) sau khi làm thủ thuật”.

Theo bà Lê Thanh Thúy - phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, sau khi điều trị kháng sinh giúp cắt sốt, chị Hạnh được lau buồng tử cung để vét hết máu đọng và các tổ chức bong tróc ở trong, tránh viêm nhiễm, băng huyết. Không may trong lúc làm thủ thuật, tử cung bị chảy máu nên các bác sĩ đặt một miếng gạc để thấm máu. Thông thường, bệnh nhân được rút miếng gạc sau 1-2 giờ, nếu chảy máu nhiều cũng chỉ sau sáu giờ. Tuy nhiên, với chị Hạnh, cả đến khi ra viện và những lần đến khám lại, dị vật do bác sĩ... đặt vào vẫn nằm nguyên trong tử cung, gây tình trạng viêm nhiễm nặng nề nhiều ngày sau đó.

Cho đến khi được gắp miếng gạc ra khỏi cơ thể, chị Hạnh vẫn băn khoăn: “Tại sao bệnh nhân phải trải qua rất nhiều bước kiểm tra, nào khám, nào siêu âm... mà các bác sĩ vẫn không phát hiện?”.

Bà Lê Thanh Thúy lý giải: “Miếng meche nhỏ, chỉ có 20cm (?), lại là tổ chức mềm nên dễ lẫn với những phần mềm khác”. “Do bác sĩ khám sau này thấy bệnh án trước đó của bệnh nhân đã được nạo tử cung nên tin tưởng bỏ qua. Với lại, các bác sĩ siêu âm chỉ thăm dò ổ bụng nên không thấy dị vật” - bà Thúy nói.

Tuy nhiên, giải thích của lãnh đạo bệnh viện hoàn toàn không thỏa đáng khi thực tế chỉ định siêu âm đầu dò tại phòng cấp cứu khi chị Hạnh nhập viện là một kỹ thuật siêu âm chuyên dụng, cho phép đánh giá tử cung, buồng trứng và các thành phần trong tiểu khung.

Meo.vn (Theo TTO)

Báo động chủng bệnh lậu mới kháng thuốc

Một chủng mới của bệnh lậu lây truyền qua đường tình dục đã kháng với thuốc kháng sinh, do khả năng đột biến rất nhanh, một nghiên cứu quốc tế vừa cho thấy.
Các nhà khoa học từ Thụy Điển cảnh báo bệnh lây nhiễm này giờ đây có thể trở thành mối hiểm họa toàn cầu đối với sức khỏe cộng đồng. Ca bệnh lậu kháng thuốc đầu tiên được tìm thấy ở Nhật Bản, trang BBC cho biết.

Vi khuẩn gây bệnh lậu trên kính hiển vi. Ảnh: BBC.
Khi phân tích chủng lậu mới này, có tên gọi H041, các nhà nghiên cứu đã xác định được những đột biến gene khiến nó có thể kháng với tất cả các dòng kháng sinh nhóm cephalosporin. Đây là nhóm kháng sinh được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng khác nhau do vi khuẩn. Chúng rất gần với penicillin.

Tiến sĩ Magnus Unemo, từ Phòng nghiên cứu tác nhân gây bệnh Neisseria cho biết đây là một phát hiện đáng báo động và có thể dự đoán được.

"Kể từ khi thuốc kháng sinh trở thành giải pháp điều trị tiêu chuẩn với bệnh lậu vào thập kỷ 1940, vi khuẩn này đã chứng tỏ khả năng kháng thuốc đáng kinh ngạc với tất cả các thuốc được dùng để kiểm soát nó.

Mặc dù còn quá sớm để đánh giá liệu chủng mới này có lan rộng hay không, nhưng theo lịch sử các trường hợp kháng thuốc ở vi khuẩn thì có thể nó sẽ lây lan nhanh chóng, trừ phi có các loại thuốc mới và cách điều trị mới ra đời".

Bà Rebecca Findlay, từ Hiệp hội Kế hoạch gia đình Anh, cho biết đây là tín hiệu đáng lo ngại.

"Việc ngăn ngừa trở nên quan trọng hơn, bởi chúng ta biết rằng kháng sinh không phải lúc nào cũng hiệu quả. Bệnh lậu có thể ảnh hưởng tới tất cả các độ tuổi và tất cả mọi người giờ đây cần biết cách chăm sóc sức khỏe tình dục của mình".

Còn tiến sĩ David Livermore - Giám đốc Phòng thí nghiệm kiểm soát kháng thuốc tại Cơ quan Bảo vệ sức khỏe Anh, cho biết: "Các thí nghiệm của chúng tôi cho thấy vi khuẩn lậu đang trở nên kém nhạy cảm hơn với dòng kháng sinh cephalosporin, một số ca điều trị đã thất bại. Điều lo lắng là chúng ta sẽ thấy rằng bệnh lậu trở nên khó chữa hơn trong vòng 5 năm tới. Trong tình huống này, phòng bệnh là tốt nhất".

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới. Khoảng 50% phụ nữ nhiễm lậu không có triệu chứng. Với đàn ông, số mắc không có triệu chứng từ 2 - 5%.

Khi các triệu chứng xuất hiện, người bệnh sẽ thấy có cảm giác nóng bỏng khi đi tiểu và có thể chảy mủ từ dương vật. Nếu không chữa trị, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn và không thể phục hồi ở cả nam và nữ.
Phát hiện này sẽ được giới thiệu tại hội thảo sắp diễn ra tại Canada, do Hiệp hội quốc tế các nghiên cứu về bệnh lây truyền qua đường tình dục tổ chức.

Theo T. An
VnExpress

Chảy mủ tai

Tôi 28 tuổi, tôi bị tình trạng chảy mủ ở lỗ tai từ khi còn nhỏ. Mỗi khi bị chảy mủ thì tôi lại dùng thuốc nhỏ polydexa. Bệnh thường khiến tôi bị đau đầu, khó chịu, lỗ tai thì lúc nào cũng cứ nghe u u, nhiều lúc đang nghe âm thanh to, bỗng nghe nhỏ lại. Tôi xin hỏi, bệnh này có làm giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến não không? (thuyquynh@...)

Trả lời:

Cấu tạo tai của mỗi người có 3 bộ phận chính gồm: tai ngoài (vành tai, ống tai) có nhiệm vụ đón và dẫn truyền âm thanh vào tai giữa. Tai giữa có màng nhĩ, chuỗi xương con, hòm nhĩ thông xuống vòm mũi họng bằng 1 ống gọi là vòi nhĩ. Tai giữa là nơi tiếp nhận, xử lý âm thanh truyền vào tai trong.

Trong tình huống bạn nêu trong thư là viêm tai giữa thủng màng nhĩ, việc nhỏ polydexa liên tục, lâu ngày sẽ không tốt, vì kháng sinh có trong thành phần của polydexa có thể làm nhiễm độc ốc tai gây giảm thính lực, ù tai. Như vậy bạn bị ù tai có thể là do nhỏ polydexa lâu ngày, cũng có thể do tắc, bán tắc vòi nhĩ. Nhức đầu có trong viêm tai giữa và cả trong viêm xoang, do vậy bạn nên đến gặp bác sĩ tai - mũi - họng để được khám và tư vấn cho đúng với bệnh của mình.

Bác sĩ Phạm Thanh Sơn

(BV Phương Đông, TP.HCM)

Làm dịu cơn đau do viêm xoang

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiPhun nước muối, ủ ấm và một số liệu pháp có thể tự làm khác ở nhà sẽ giúp bạn giảm bớt những cơn đau do viêm xoang.

Trên tờ Women's Health, các bác sỹ ở BV Mayo Clinic đã công bố chi tiết về một số bước cơ bản để những người bị viêm xoang biết cách tự làm giảm khó chịu cho mình khi mắc phải căn bệnh này.  

Đó là nhỏ hoặc dùng dạng nước muối phun sương để rửa sạch, loại bỏ chất nhầy, làm thông các đường dẫn khí trong mũi và các xoang.  

Uống nhiều nước cũng là cách giúp làm loãng chất nhầy trong xoang, do đó làm thông xoang.

Ủ ấm mũi cũng sẽ có tác dụng chống đau xoang. Có thể làm ấm xoang bằng cách xông với một bát nước nóng hoặc phủ một chiếc khăn ẩm và ấm lên mặt, trùm lên các hốc xoang.  

Và cuối cùng, bạn cần kiêng uống rượu và hút thuốc khi bị viêm xoang. Vì rượu có thể làm những chỗ sưng trong xoang tồi tệ hơn. Riêng thuốc lá, chỉ cần hít phải khói thuốc do người khác hút cũng gây kích thích không tốt cho các đường lưu thông khí trong mũi.

Viêm xoang là tình trạng sưng viêm trong xoang (là các khoang chứa không khí xung quanh mũi và các đường dẫn bên trong mũi). Triệu chứng của viêm xoang là đau và có cảm giác bị nén ở trán, hai má và vùng quanh mắt; sung huyết và chảy mủ trong mũi; đau tai và giảm khả năng vị giác và khứu giác.  

Viêm xoang thường phát sinh khi thời tiết lạnh, căn bệnh này do vi rút gây ra, làm viêm nhiễm phần bên trong xoang, có thể kéo dài từ 10 - 14 ngày. Những nguyên nhân khác gây viêm xoang như dị ứng, có khối u nhỏ trong mũi...

Theo Dân Trí

‘Lang vườn’ mà trị ung thư…

Nhìn những vết thương bị hoại tử, da lở loét, chảy mủ của những bệnh nhân nằm ở Khoa chống đau, Bệnh viện K, ai cũng phải bùi ngùi. Nhưng cũng thật đáng trách, vì chính họ đã tự đem đến cho mình sự đau đớn khi nghe theo bài thuốc của các thầy lang vườn.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Chữa 'lang băm' - hậu quả nặng nề

Khoa chống đau, Bệnh viện K là nơi tiếp nhận những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Ths Đoàn Lực, Trưởng khoa Chống đau cho biết, hầu hết bệnh nhân ung thư trước khi vào đây đều đã đi chạy chữa nhiều nơi. Đáng nói là nhiều người khi phát hiện khối u nhỏ, chưa biết là bệnh gì cứ thế là đắp thuốc, nghe ai bày cái gì đắp cái đó, từ lá cây vòi voi, cây chó đẻ, đu đủ xanh… để cho u tan.

Có người còn giấu người thân, tự tìm đến các 'lang vườn', đắp lá nóng triền miên, khiến da bị hoại tử. Thậm chí có người không hiểu nghe ai mách, đắp cả asen, thuỷ ngân, khiến da bị lở loét đến mức hở cả động mạch. Thay vì bệnh thuyên giảm, vết thương ngày càng lở loét, chảy mủ và khi được đưa đến viện thì đã ở giai đoạn muộn, chữa trị chỉ giúp họ giảm đau đớn, kéo dài thời gian sống.

Bệnh nhân N.T.D, người Thái Bình năm nay mới 55 tuổi đang được điều trị tại Khoa chống đau vì bị ung thư vú ở giai đoạn cuối. Khi phát hiện trong vú có cục u, nghe mọi người 'mách' có một thầy lang điều trị rất giỏi căn bệnh u vú, bà lặn lội từ Thái Bình lên Hà Nội để được thầy bốc thuốc. Bà được thầy lang P bán cho loại thuốc sắc sẵn, chỉ cần giữ lạnh rồi uống với giá 8,000/chai, dùng 2 chai tuần. Dùng được một thời gian ngắn bà thấy mình ăn được ngủ được cứ mừng thầm vì chắc nhẩm hợp thuốc của thầy, bệnh sẽ khỏi. Thế nhưng sau một thời gian, khối u ngày càng lớn, vú chảy cả nước, lúc này con cái đưa bà lên bệnh viện K mới biết bà bị ung thư vú, nhưng không được điều trị sớm đã sang giai đoạn muộn.

Còn bệnh nhân P.D.B lại phải nằm ở Khoa chống đau với những vết loét chảy mủ ở hàm trái do bị hạch. Cách đây 2 năm, khi xuất hiện vào nốt hạch ở ngay dưới hàm trái, ông đã tìm đến bà lang P ở tận Hoà Bình để tìm thuốc đắp. Theo lời kể của người nhà, bà lang dặn cứ đắp hết 10 thang thuốc lá của bà, đảm bảo hạch sẽ tan hết. Nhưng chưa đắp hết thang thứ 6, nốt hạch không lặn mà từ đó lại rỉ ra nước đục đục như mủ. Không những thế, vì bà lang P dặn ông phải kiêng khem các thức ăn như  cá, gà, trứng…. trong thời gian đắp thuốc nên nhìn ông càng tiều tuỵ.

Ths Đoàn Lực tâm sự, khi nhìn thấy bệnh nhân như vậy, bác sĩ rất thương và không nỡ mắng. Tâm lý người bệnh rất lo lắng, bi quan, lại thiếu hiểu biết nên ai mách gì theo đó. Hơn nữa, nhiều người quan niệm chữa đông y là lành tính, chẳng nghĩ vài thứ lá, củ rễ cây lại khiến vết thương trở nên lở loét, mưng mủ. BS Đoàn Lực đã cảnh báo rất nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về những sai lầm chết người trong điều trị ung thư bằng những bài thuốc 'lang băm' hay kinh nghiệm dân gian.

BS Hoàng Văn Thi, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện K cho biết, tình trạng đắp thuốc lá, thuốc nam của các thầy lang vườn không chỉ xảy ra với những bệnh nhân ở nông thôn. Mà ngay ở thành phố, người có hiểu biết khi bị bệnh, với tâm trạng 'có bệnh thì vái tứ phương' cũng tìm đến các loại thuốc này. Đã có cán bộ giảng dạy tại trường ĐH Y Hà Nội khi phát hiện bị ung thư vú đã tìm vào tận Biên Hoà lấy hàng tải thuốc lá của thầy lang về đắp nhưng không đem lại kết quả tốt đẹp.

Ung thư - Chữa khỏi nếu điều trị sớm

BS Hoàng Văn Thi khẳng định, nhiều loại ung thư, như ung thư vú, ung thư cổ tử cung… điều trị rất có kết quả nếu được phát hiện sớm. Thế nhưng, có đến 80% bệnh nhân ung thư ở Việt Nam đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, lúc này đã không còn hiệu quả điều trị.

Do người bệnh không hiểu biết đúng về ung thư, cứ nghĩ đây là căn bệnh nan y, vướng phải là chết, mà cái chết đến càng nhanh khi điều trị bằng tây y, phẫu thuật… nên họ tìm đến các bài thuốc dân gian không chính thống của các thầy lang vườn mà họ cho là không độc hại.

Thực tế không phải vậy, ung thư được chẩn đoán và điều trị sớm có thể chữa khỏi hoặc kéo dài thời gian sống đáng kể. Hơn nữa, Tây y đã xác định có trên 200 loại ung thư khác nhau, nhưng các 'lang băm' thường chỉ có một 'bài thuốc' và cứ thế tuỳ tiện áp dụng cho mọi bệnh nhân ung thư, vì thế việc sử dụng bừa bãi các bài thuốc này đã làm nhiều bệnh nhân ung thư phải chịu những hậu quả đáng tiếc. Trong đó, phổ biến nhất là làm mất cơ hội điều trị khi bệnh còn ở giai đoạn đầu, đến khi đã muộn thì việc điều trị không đem lại hiệu quả cao, người bệnh bị tử vong rất nhanh.

Theo Ths Đoàn Lực, trong Tây y chỉ xác định là ung thư khi xuất hiện tế bào ung thư, còn với các thầy lang vườn, đắp lá chữa khỏi vết sưng do áp xe da, phổi, các tổn thương gây vỡ mủ…họ cũng tự loan tin là hoàn toàn có thể chữa khỏi ung thư bằng thuốc gia truyền. Và các thầy 'lang băm' cứ thế tìm cách đánh lừa người bệnh để trục lợi.

Theo quan điểm của BS Thi, điều trị đông y chỉ nhằm nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, còn muốn chữa ung thư thì phải phối hợp với các loại thuốc khác. Việc điều trị ung thư ở bệnh viện K luôn được thực hiện theo phác đồ chuẩn của tổ chức y tế thế giới và của Hiệp hội phòng chống ung thư.

Ths Đoàn Lực cảnh báo: không chỉ tin vào những bài thuốc không chính thống của các lang băm mà hiện nay trên thị trường, một số loại thuốc tuy chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư hoặc nâng cao thể trạng, nhưng các nhà kinh doanh đã cố tình quảng cáo để người bệnh hiểu lầm thành thuốc điều trị ung thư. Nhiều người bệnh đã đổ rất nhiều tiền của mua thuốc uống nhưng bệnh vẫn không thể chữa khỏi, thậm chí nếu quá lạm dụng nó còn gây hại cho người bệnh.

Ths Lực khuyên, khi có dấu hiệu lạ, tốt nhất là người bệnh nên đến ngay các cơ sở chuyên môn để được xác định đúng bệnh thì việc chữa trị mới có hiệu quả. Không nên nghe theo những bài thuốc lang băm, những lời quảng cáo hoa mỹ mà làm mất cơ hội sống của chính mình. Bệnh nhân có thể xin tư vấn trực tiếp khi có dấu hiệu nghi ngờ ung thư bằng cách gọi đến số  04.9344138 (đường dây tư vấn ung thư của Bệnh viện K) để được giải đáp.  

Hồng Hải (Theo Dantri)

Đốm trắng trong mắt trẻ – dấu hiệu ung thư

4 tháng tuổi, mắt bé Danh Hoàng Phúc (Rạch Giá, Kiên Giang) xuất hiện đốm trắng bất thường. Các bác sĩ chẩn đoán là u võng mạc và chỉ định phải bỏ nhãn cầu để tránh bệnh lan rộng.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Cháu Phúc hiện 13 tháng tuổi, đang hóa trị tại khoa Nội nhi 3 của Bệnh viện Ung bướu TP HCM. Một mắt đã bị bỏ, nay bác sĩ cho rằng khả năng mắt trái của cháu cũng có biểu hiện ung thư.

Cháu Nguyễn Minh Quân (2 tuổi, thị xã Cẩm Giàng, Hải Dương) cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Khi Quân được 1 tuổi, người nhà phát hiện mắt cháu có đốm trắng nổi lên giữa lòng đen như mắt mèo nên đưa vào Bệnh viện Mắt TP HCM khám. Các bác sĩ cho biết u đã xâm lấn ra dây thần kinh thị lực nên phải phẫu thuật múc hốc mắt, nếu không sẽ khó giữ được tính mạng.

Còn bệnh của bé Hoài Trâm, 2 tuổi, ở Long An được người nhà phát hiện khi thấy bé bị lé (lác) một cách đột ngột. Sau khi khám, bác sĩ cho biết bé Trâm bị ung thư nguyên bào võng mạc, u đã xâm lấn, buộc phải phẫu thuật hốc mắt và tiếp tục hóa trị.

Tại TP HCM, cứ 100 trẻ bị ung thư thì có khoảng 7 trẻ mắc ung thư mắt. Đáng tiếc hầu hết các trường hợp đều phát hiện quá muộn.

Phát hiện sớm, 80% được cứu sống

Theo bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP HCM, ung thư nguyên bào võng mạc mắt chủ yếu xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi. Biểu hiện ban đầu là có đốm trắng ở tròng đen và lé một cách bất thường. Tuy nhiên đến nay, nguyên nhân gây nên bệnh lý này vẫn chưa được xác định. Theo những nghiên cứu ban đầu, bệnh có liên hệ với tình trạng đột biến gen Rb- khi trẻ còn trong phôi thai. Tia phóng xạ, hoá chất là các yếu tố gây ra đột biến gen Rb.

'Khi phát hiện đốm trắng, lé bất thường, phải đưa trẻ đến khám chuyên khoa mắt để phát hiện sự cố ngay' - Bác sĩ Thịnh khuyến cáo.

Năm 2006, Bệnh viện Mắt TP HCM tiếp nhận gần 400 trường hợp ung thư liên quan đến mắt, một nửa là trẻ em, chủ yếu là ung thư nguyên bào võng mạc. Trong khi đó, khoa Nội nhi 3 của Bệnh viện Ung bướu TP HCM mỗi năm tiếp nhận khoảng 50 trẻ ung thư mắt đến hóa trị.

Theo bác sĩ Trần Chánh Khương, Trưởng khoa Nội nhi 3 Bệnh viện Ung bướu TP HCM, do chưa có chương trình kiểm soát về ung thư mắt nên đa số trường hợp mắc bệnh đến điều trị đều quá muộn hoặc không hay biết về loại ung thư này.

Bác sĩ Khương cho biết, cứ 10 trường hợp đến điều trị thì có đến 8 phải phẫu thuật múc hốc mắt. Thậm chí có những bệnh nhi khi mắt lồi ra, chảy mủ có mùi thối và biến chứng sang hạch, bị mù hoàn toàn mới đến điều trị

'Nếu phát hiện sớm khi bướu chưa ảnh hưởng đến thị lực của mắt thì có thể điều trị thành công khoảng 80% trường hợp' - Bác sĩ Trần Chánh Khương nói. Nếu ung thư di căn đến các cơ quan nội tạng, phá hủy não, tim, phổi, bệnh nhân tử vong rất nhanh. Theo bác sĩ Khương, trong 100 bệnh nhân bị ung thư điều trị muộn, chỉ có 50% kéo dài thêm sự sống được khoảng 5 năm, còn lại chỉ sống được tối đa 6-12 tháng.  

Theo bác sĩ Vũ Anh Lê, Trưởng khoa Chấn thương Bệnh viện Mắt TP HCM, khuyên: Những cặp vợ chồng có con lần đầu bị ung thư mắt nên cân nhắc khi sinh con lần thứ hai vì nguy cơ trẻ bị bệnh rất cao.

(Theo Tiền Phong)

Viêm xoang và những điều cần biết

Viêm xoang là một bệnh thường gặp, hay mắc đi mắc lại và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Những hiểu biết nhất định về viêm xoang sẽ giúp giảm bớt những phiền toái do bệnh gây ra.Các xoang mặt được thông với mũi qua lỗ thông xoang. Niêm mạc của xoang rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, áp lực không khí, áp lực O2 và CO2.

Nguyên nhân

Viêm xoang có thể do:

- Tắc lỗ thông xoang: Do viêm mũi hoặc lỗ thông nhỏ, chất dịch thoát ra không kịp làm cho lỗ thông phù và càng nhỏ thêm.

- Hệ thống lông chuyển ở mũi kém hoạt động.

- Tuyến nhầy của niêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.

- Do viêm mũi dị ứng, viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…) và bị bội nhiễm, viêm mũi mãn tính gây popyp (thịt dư) mũi, dùng Aspirin trong trường hợp không dung nạp được thuốc và làm nặng thêm popyp mũi xoang có sẵn.

- Do nhiễm trùng từ mũi hoặc từ răng số 5, 6, 7 hàm trên.

- Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.

- Do một số nguyên nhân toàn thân như: Suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc đường hô hấp, rối loại hệ thần kinh thực vật.

Triệu chứng

Nhóm xoang trước thường cho triệu chứng có mũi, nhóm xoang sau thường cho triệu chứng phía họng.

Viêm họng cấp sẽ có các triệu chứng thường gặp sau:

- Chảy nước mũi trong, dịch nhầy hoặc mủ. Nếu chảy mũi mủ, người bệnh ngửi thấy mùi hôi trong mũi, còn chảy mủ vì viêm xoang hàm do răng người bệnh ngửi thấy mùi hôi trong mũi.

- Nghẹt mũi, có thể tạm thời gây mất khứu giác.

- Có thể đau nhức quanh ổ mắt, nặng mặt, đau nhức một số vùng trên mặt: đau vùng má khi đau xoang hàm, vùng góc trong trên mắt khi viêm xoang sàng, vùng đầu trong lông mày khi viêm xoang trán.

Trường hợp viêm xoang mãn tính:

- Nếu ở nhóm xoang trước hầu như không khó chịu gì, không nhức đầu không chảy mũi, đôi khi mệt mỏi: có thể có triệu chứng xa nơi bệnh như ở đường tiêu hóa, phế quản, thận, khớp.

- Nếu ở nhóm xoang sau: bệnh nhân không chảy mủ, đôi khi phải đằng hắng do có dịch cuống họng, nhức mắt, đau nhức vùng gáy một số trường hợp bị mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.

Điều trị

- Điều trị viêm xoang không khó khăn lắm, chỉ cần bệnh nhân tuân thủ đúng liều thuốc, thời gian điều trị và lời khuyên của bác sĩ. Nên khám bệnh ở các cơ sở chuyên khoa, nếu tự ý dùng thuốc có thể gây lờn thuốc hoặc gặp các tác dụng ngoại ý của thuốc gây hại đến sức khỏe.

- Nếu sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đàm xuống họng… Có thể dùng thuốc kháng sinh, kháng Histamine, giảm đau giảm xung huyết (như đối với Decolgen, Actifed… người cao huyết áp phải thật cẩn thận khi dùng), có thể dùng thêm thuốc xịt mũi, xông mũi tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.

Cần lưu ý gì để phòng ngừa bệnh viêm xoang?

- Đeo khẩu trang khi đi đường và đi làm công việc nhiều bụi bặm.

- Trước khi vào đợt viêm xoang, có thể ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không làm được, một số người đã ráy mũi, tuy đỡ khó chịu hơn nhưng dễ mang vi trùng vào và làm cho bệnh nặng thêm.

- Khám và điều trị sớm các biểu hiện ở mũi, họng… để tránh bị viêm xoang mãn tính.

- Không đi bơi khi đang đợt viêm mũi xoang.

- Không nên cố gắng hỷ mũi mạnh khi mũi không thông vì như vậy sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.

- Chỉ hỉ mũi ra, không hít ngược vào trong như trẻ nhỏ thường làm.

- Bệnh có thể lây lan vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.

- Để điều trị viêm xoang, ngoài việc dùng thuốc, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ có chỉ định xông mũi tại nhà. Bệnh nhân có thể mua dễ dàng dụng cụ xông mũi họng tại các nhà thuốc.

Cách xông mũi

- Nhỏ mũi bằng Rhinex hoặc Nasoline 3 – 4 giọt mỗi bên. Lưu ý không dùng quá 3 đến 5 ngày vì dùng các thuốc này lâu ngày dễ gây tình trạng viêm mũi do thuốc.

- 15 phút sau hỉ mũi sạch.

- Cho 200ml nước nóng và 4-5 giọt Melyptol vào dụng cụ xông mũi họng, sau đó úp mũi và miệng vào hút thở đều trong 10-15 phút.

- Mỗi ngày chỉ nên xông mũi 1-2 lần.

Theo Bác sĩ gia đình

Vá màng nhĩ được không?

Vá màng nhĩ được không?

TT – Thưa bác sĩ, lúc nhỏ con tôi bị viêm tai chảy mủ nhiều lần và bị thủng màng nhĩ. Mấy năm nay năm nào tai cháu cũng chảy nước làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, sao tai của cháu cứ bị chảy nước hoài vậy? Có cách nào điều trị dứt điểm cho cháu được không? Gia đình lo lắng quá.

(Nhiều phụ huynh)

- Bình thường màng nhĩ là một màng kín ngăn cách tai giữa và tai ngoài, màng nhĩ có chức năng dẫn truyền âm thanh và bảo vệ tai giữa khỏi sự xâm nhập của vi trùng và vật lạ.

Khi màng nhĩ bị thủng do chấn thương (thường do tai nạn lúc ngoáy tai) hoặc do viêm tai giữa tái phát nhiều lần, tùy theo mỗi mức độ khác nhau sẽ làm giảm ít nhiều chức năng nghe, đồng thời tai giữa sẽ rất dễ bị nhiễm trùng đặc biệt khi giữ gìn vệ sinh không tốt. Khi tai giữa nhiễm trùng, tai sẽ tiết ra dịch viêm màu vàng hoặc nặng hơn có thể chảy mủ.

Để điều trị bệnh này phải trải qua một cuộc phẫu thuật vá màng nhĩ. Trước khi phẫu thuật, được điều trị nội khoa một thời gian cho tai giữa thật sự khô ráo, không còn viêm nhiễm cũng như điều trị những bệnh lý nhiễm trùng khác liên quan trực tiếp như viêm VA, nấm ống tai ngoài.

Sau phẫu thuật vá nhĩ đòi hỏi có sự hợp tác chăm sóc giữa bệnh nhân và bác sĩ. Do vậy lứa tuổi lý tưởng thường được các phẫu thuật viên chấp thuận để tiến hành phẫu thuật này là các bệnh nhi lớn hơn 6 tuổi. đây cũng là lứa tuổi trẻ ít bị bệnh viêm đường hô hấp trên – một bệnh lý thường làm thất bại sự lành trở lại của màng nhĩ.

Theo TT