Lưu trữ cho từ khóa: chảy máu nhiều

Cách sơ cứu vết thương do chó cắn

Chó cắn người là một loại tai nạn thường hay gặp tại cộng đồng. Có trường hợp nạn nhân bị tử vong do chó dại cắn xảy ra ở nhiều địa phương.

Vậy khi bị chó cắn, cách sơ cứu vết thương và xử trí như thế nào để bảo đảm an toàn.

Trong sơ cứu ban đầu, phải đưa nạn nhân rời xa ra khỏi con chó đã cắn. Người đến sơ cứu cũng cần chú ý để tự bảo vệ bản thân mình để không bị chó cắn thêm.

Nên theo dõi con chó đã cắn nạn nhân trong thời gian từ 7 đến 15 ngày, nếu có thể được thì nên giữ, nhốt con chó lại để theo dõi. Trên thực tế những tai nạn bị chó cắn, không nên quá tích cực, cố gắng bắt cho được con chó vì có thể rất nguy hiểm và cũng không nên giết ngay con chó vì sẽ làm mất khả năng theo dõi.

Ảnh minh họa

Sơ cứu vết thương do chó cắn bằng cách rửa vết cắn với nước xà phòng, người sơ cứu phải chú ý đeo găng tay và dùng bàn chải cọ khi rửa. Có thể sát khuẩn tại chỗ bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn để rửa vết thương.

Nếu có điều kiện, cần sát trùng và cắt lọc vết chó cắn, tiêm phòng uốn ván với SAT (Serum anti-tetanique) 1.500 đơn vị và không nên khâu kín vết thương. Sau đó dùng gạc sạch và băng nhẹ để phủ kín vết thương. Có thể sử dụng băng ép để cầm máu nếu vết thương bị chảy máu nhiều và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.

Các trường hợp phải tiêm vaccine phòng bệnh dại cho nạn nhân khi con chó cắn bị nghi ngờ mắc bệnh dại hoặc biết chắc chắn con chó cắn là chó dại. Ngoài ra cũng phải tiêm vaccine phòng bệnh dại khi bị chó hoang cắn hoặc không thể theo dõi được con chó sau khi cắn.

Các trường hợp bị chó cắn vào vùng đầu, mặt, cổ, bàn tay hoặc bị nhiều vết cắn cũng được khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh dại.

Nạn nhân bị chó cắn cần theo dõi và đưa đến bệnh viện các trường hợp nghi ngờ bị chó  dại cắn hoặc không theo dõi được con chó, bị  chó cắn vào các vùng nguy hiểm hoặc vết thương nặng, chảy máu nhiều, có nhiễm trùng và những nạn nhân có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh dại.

Ngoài tai nạn do chó cắn, cộng đồng người dân cũng còn có thể bị các tai nạn do động vật khác cắn như mèo, chuột, khỉ, dơi, thỏ... Vấn đề này cũng cần được sơ cứu ban đầu và quan tâm xử trí như khi bị chó cắn để bảo đảm sự an toàn do vết thương của động vật cắn.

Theo TTƯT.BS Nguyễn Võ Hinh

Meo.vn (Theo Dantri)

U xơ tử cung

U xơ tử cung ( UXTC ) là một khối u lành tính do sự phát triển, tăng sinh quá mức cơ trơn của tử cung và được bao bọc bởi một lớp vỏ xơ ở bên ngoài hoặc khi to thì có nhiều sợi cơ trơn của tử cung đã thoái hóa biến thành những sợi xơ xen lẫn vào tổ chức cơ trơn của tử cung.

Tuổi thường gặp là từ 35 đến 50 tuổi, nghĩa là ở lứa tuổi sinh đẻ. Tỉ lệ gặp khoảng 10 đến 20% số bệnh nhân đến khám phụ khoa. Bệnh hiếm gặp ở phụ nữ trẻ tuổi và người mãn kinh. Bệnh cũng thường gặp ở những phụ nữ không sinh đẻ hoặc là sinh đẻ ít.

Tại sao lại bị u xơ tử cung?

Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa biết rõ, nhưng người ta thấy hình như sự phát triển của UXTC liên quan đến nồng độ estrogen, vì dùng estrogen liều cao trên thực nghiệm đã gây ra khối u tử cung. Bệnh cũng thường gặp ở người cường estrogen. Những người điều trị estrogen làm cho nhân xơ phát triển. Sau mãn kinh, kích thước u xơ thường nhỏ lại, thậm chí những khối u có kích thước nhỏ có thể tự tiêu đi. Những người điều trị progesteron làm cho u xơ nhỏ lại hoặc chậm phát triển. U xơ tử cung bao gồm:

- UXTC dưới niêm mạc: là những u xơ có nguồn gốc từ lớp cơ nhưng phát triển dần vào buồng tử cung, nếu có cuống dài thì gọi là políp...

- U xơ cơ hay là u kẽ: vị trí khối u nằm trong thành của tử cung, ở giữa các lớp cơ, làm cho tử cung to lên, gồ ghề, có khi phát triển vào túi cùng sau sẽ gây chèn ép vào bàng quang hay trực tràng, nhưng không hoặc ít gây chảy máu nên bệnh nhân thường được chẩn đoán muộn.

- UXTC dưới phúc mạc: là những nhân xơ từ thành tử cung phát triển vào ổ bụng, và có cuống. Cuống dài hay ngắn phụ thuộc vào từng khối nhân xơ. Nếu cuống dài có thể gây xoắn và phải xử trí cấp cứu.

UXTC có từ một cho đến vài nhân, nhưng cũng có khi tới chục nhân, kích thước từ vài mi - li - mét tới 20 - 30 cm, nặng từ vài gam cho đến hàng vài ki lô gam tùy thuộc từng khối u.

Siêu âm ổ bụng phát hiện bệnh ở phụ nữ

Biểu hiện như thế nào?

Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào thể loại, kích thước và vị trí của u xơ. Những u xơ nằm ở thành của tử cung thường là không có triệu chứng và chỉ được phát hiện một cách tình cờ hoặc là khi đã có biến chứng với các biểu hiện:

- Ra khí hư: nhiều và trong hoặc lẫn dịch nhầy và đôi khi loãng như nước, đặc biệt là khi cơ thể mệt mỏi.

- Ra máu: là triệu chứng chính. Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện đầu tiên của ra máu. Kinh nguyệt vẫn đều và đúng ngày, nhưng lượng kinh nhiều, số ngày hành kinh bị kéo dài (rong kinh), sau đó ra máu liên tục không còn phụ thuộc vào chu kỳ kinh nữa và gọi là rong huyết. Ra máu kéo dài làm bệnh nhân bị thiếu máu trường diễn gây nên thiếu máu nhược sắc. Cũng có trường hợp chảy máu nhiều khi hành kinh gây mất máu cấp, đe dọa tới tính mạng bệnh nhân.

- Đau bụng: thông thường bệnh nhân đau bụng khi hành kinh là vì u xơ cản trở hướng lan của cơn co nên tử cung tăng co bóp để tống máu ra ngoài. Mỗi khi đau trội lên thì máu kinh lại ra nhiều hơn do tử cung co mạnh để vượt sự cản trở của u xơ. Nhưng cũng có khi bệnh nhân cảm giác tức, hoặc nặng vùng hạ vị khi làm việc nặng hoặc ở tư thế đứng, khi nằm nghỉ thì đỡ. Khi khối u lớn, chèn ép vào các tạng xung quanh sẽ gây đau liên tục. Nếu chèn ép vào trực tràng sẽ gây táo bón hoặc không đại tiện được. Nếu chèn ép vào bàng quang gây bí đái hoặc đái khó.

Có thể phát hiện UXTC bằng siêu âm hay chụp tử cung có chuẩn bị sẽ cho những hình ảnh điển hình của u xơ. Ngày nay, siêu âm là một trong những xét nghiệm chính để chẩn đoán UXTC vì tính phổ biến, nhanh, đơn giản. Siêu âm có thể cho thấy một hoặc nhiều nhân xơ.

Và biến chứng

+ Chảy máu: nguyên nhân chảy máu nhiều khi hành kinh có thể là bong niêm mạc không đều, rối loạn cơn co tử cung, đờ tử cung.

+ Xoắn cuống nhân xơ là biến chứng của nhân xơ có cuống dài. Triệu chứng giống như một u nang buồng trứng xoắn với biểu hiện là bệnh nhân đau đột ngột ở vùng hạ vị rồi tăng lên dần, buồn nôn và nôn, nếu muộn sẽ có phản ứng của phúc mạc. Nếu không được xử trí kịp thời sẽ gây choáng và trụy mạch.

Xử trí là phải mổ cấp cứu, cắt bỏ khối nhân xơ bị xoắn. Không được tháo xoắn trước khi cắt bỏ u xơ. Việc cắt tử cung tùy thuộc vào tình trạng tử cung và nhu cầu về sinh con của bệnh nhân.

+ Nhiễm khuẩn và hoại tử nhân xơ.

+ Ung thư hóa (rất hiếm gặp).

+ Biến chứng chèn ép: khối u to sẽ chèn ép vào bàng quang gây bí đái, chèn ép vào niệu quản, gây ứ nước bể thận, sẽ gây viêm thận mãn tính. Nếu chèn ép vào trực tràng sẽ gây táo bón dần dần sự chèn ép tăng lên sẽ gây tắc ruột.

U xơ tử cung ảnh hưởng nhiều tới quá trình thai nghén như gây vô sinh, sảy thai, đẻ non , rối loạn cơn co hay cản trở cuộc chuyển dạ phải mổ lấy thai. Sau sổ rau gây đờ tử cung làm chảy máu.

Điều trị u xơ tử cung

Trong những trường hợp chảy máu nhiều (băng huyết), bệnh nhân phải vào viện và phải được cầm máu. Nếu không cầm được máu, phải nạo hút buồng tử cung để niêm mạc bong hoàn toàn, mặt khác buồng tử cung nhỏ lại, tử cung co hồi tốt hơn sẽ cầm máu. Nếu chảy máu nhiều gây thiếu máu, phải truyền máu và xử trí như trên. Nếu vẫn không cầm được máu phải mổ cấp cứu, cắt tử cung bán phần.

Những trường hợp mổ lấy thai: chỉ nên cắt tử cung bán phần nếu khối nhân xơ to, hoặc cắt khối nhân xơ có cuống hoặc bóc nhân xơ nhỏ, đường kính 2-3cm, không bóc những nhân xơ to vì nguy cơ chảy máu và nhiễm khuẩn sau mổ.

Điều trị nội khoa chỉ định cho những trường hợp nhân xơ nhỏ, có kích thước nhỏ dưới 5cm. Có thể dùng các thuốc như: orgametril (uống từ ngày thứ 16 của vòng kinh, uống liền 6 tháng và kiểm tra kích thước của khối u xem có nhỏ lại không), noristera tiêm bắp 3 tháng một lần, dùng vài đợt, depo-Provera hoặc DMPA tiêm bắp 3 tháng một lần (dùng vài đợt). Sau đó kiểm tra kích thước của nhân xơ.

Điều trị ngoại khoa: bóc tách nhân xơ khi bệnh nhân còn nhu cầu có con. Cắt tử cung bán phần khi khối nhân xơ to, hoặc quá dính mà nếu cắt tử cung hoàn toàn có nguy cơ tổn thương đến tiết niệu và trực tràng, nhưng CTC phải tốt, không có nguy cơ bị ung thư CTC. Cắt tử cung hoàn toàn cho những người tuổi từ 45 trở lên hoặc những người tuổi còn trẻ nhưng CTC có tổn thương xấu. Việc để lại buồng trứng tùy thuộc vào tình trạng giải phẫu của buồng trứng và tuổi của bệnh nhân.

BS. Vương Tiến Hòa

Meo.vn (Theo SKĐS)

Em bị suy giáp và mang thai được 33 tuần, bệnh này có ảnh hưởng đến thai nhi không BS?

Trước khi có thai em đã bị suy giáp độ III. Khi xét nghiệm thì T3, T4, nằm trong mức cho phép, nhưng TSH thì vượt mức khoảng 0,3.

Chào em,

Tuyến giáp có chức năng sản xuất ra hormone giáp, nhưng phải vừa đủ cho nhu cầu của mỗi người. Khi tuyến giáp tiết ra không đủ lượng hormone giáp cần thiết thì gọi là suy giáp.

Bình thường T3 và T4 là những hormon do tuyến giáp tiết ra, còn TSH là hormone do một tuyến yên tiết ra. TSH có nhiệm vụ là điều hòa sự bài tiết T3 và T4 của tuyến giáp.

Trong bệnh suy giáp, TSH sẽ tăng cao và FT3, FT4 sẽ giảm thấp. Các chỉ số bình thường của TSH, FT3, FT4:

- TSH trị số bình thường: 0.3 -> 4g/ml

- FT4 trị số bình thường: 8 -> 12ng/100ml

- FT3 trị số bình thường: 0.45 -> 3.48pg/ml

Mục đích điều trị suy giáp là giúp cho các chỉ số trên trở về mức bình thường. Phụ nữ mang thai khi có kèm theo bệnh lý bất thường đều có thể gây nguy hiểm cho mẹ và con nếu không được theo dõi phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Do vậy, suy giáp ở phụ nữ mang thai thường đưa đến hậu quả xấu cho thai nhi, vì tuyến giáp thai nhi được hình thành và bắt đầu hoạt động ở tuần thứ 10 - 12 của thai kỳ và lúc này phụ thuộc hoàn toàn vào hormone giáp của mẹ, nếu mẹ bị suy giáp thì con cũng sẽ bị suy giáp.

Hormone giáp có vai trò quan trọng đối với sự phân chia, phát triển các tế bào, cơ quan, não bộ… Trẻ bị suy giáp có thể có những bất thường về phát triển trí tuệ và thể chất nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó mẹ cũng có những yếu tố nguy cơ như tiền sản giật, sản giật, bất thường bánh nhau, chảy máu nhiều sau sanh…

Với các yếu tố nguy cơ kể trên có thể xảy ra cho mẹ và con, em nên khám thai và theo dõi bởi BS sản khoa và BS nội tiết, em nên chọn BV sản khoa lớn và có uy tín ở tỉnh để sanh.

Trước sanh em cần liên hệ xem BV có tầm soát suy giáp cho bé sơ sinh không, vì bé rất cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong vòng 2 tuần lễ đầu sau sinh.


Meo.vn (Theo Alobacsi)

 

Bác sĩ bỏ quên gạc trong tử cung sản phụ

Bị bỏ quên gạc trong tử cung sau khi sinh mổ, chị Nguyễn Bích Hạnh (Hà Nội) đau đớn mấy tháng liền.

 

Thỉnh thoảng sản phụ có thể gặp rủi ro trong lúc vượt cạn - Ảnh: T.T.D.

Các lần thăm khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - nơi chị Hạnh sinh con vào cuối tháng 6 - chị được chỉ định rất nhiều loại thuốc mà tình trạng không thuyên giảm.

Siêu âm không thấy gì

Ngày 1-8, do liên tục sốt cao và sản dịch nặng mùi, chị được chỉ định nhập viện, tiêm truyền kháng sinh rồi nạo buồng tử cung. Tuy nhiên, sau khi ra viện ngày 5-8, tình trạng của chị càng nặng nề hơn, bụng đau, máu chảy nhiều có lẫn mủ.

Ngày 13-9, anh Lê Bá Thành - chồng bệnh nhân Hạnh - cho hay ngay sau khi báo Tuổi Trẻ đến làm việc với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện đã cử một đoàn bác sĩ đến tận nhà thăm hỏi chị Hạnh.

Ngày 16-8, chị Hạnh trở lại bệnh viện kiểm tra nhưng cả thăm khám, siêu âm đều cho kết quả: “Phần phụ trái, phần phụ phải đều không thấy gì bất thường”. Khi thấy bệnh nhân chưa thỏa mãn với kết luận, vị bác sĩ tại phòng cấp cứu còn trấn an: “Tôi 50 tuổi đầu rồi, có thể nói ngay sản dịch của phụ nữ nào chả... hôi. Cứ về đi, hai ba tháng nữa là tự khắc hết”.

Đem lời khẳng định chắc nịch của vị bác sĩ về, chị Hạnh vẫn không hết đau đớn. Đến lúc này gia đình quyết định tìm đến một bệnh viện khác để có kết quả đối sánh. Ngày 20-8, tại Bệnh viện tư nhân Hồng Ngọc, các bác sĩ đã rút ra từ tử cung của chị Hạnh một miếng gạc kích thước 15-20cm. Gia đình yêu cầu được lưu lại làm bằng chứng, nhưng theo các bác sĩ, miếng gạc khu trú lâu ngày đã mủn ra và có mùi rất hôi. Miếng gạc chính là nguyên nhân khiến chị Hạnh phải sống chung với tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo, viêm tử cung chảy mủ nhiều ngày.

Sai sót chỉ vì... quên?

Khi trao đổi về thông tin bỏ quên gạc trong tử cung bệnh nhân gây viêm nhiễm trường kỳ, lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho rằng các bác sĩ đã “làm đúng chuyên môn”, “sai sót chỉ nằm ở chỗ... quên không rút meche (từ dùng chuyên môn) sau khi làm thủ thuật”.

Theo bà Lê Thanh Thúy - phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, sau khi điều trị kháng sinh giúp cắt sốt, chị Hạnh được lau buồng tử cung để vét hết máu đọng và các tổ chức bong tróc ở trong, tránh viêm nhiễm, băng huyết. Không may trong lúc làm thủ thuật, tử cung bị chảy máu nên các bác sĩ đặt một miếng gạc để thấm máu. Thông thường, bệnh nhân được rút miếng gạc sau 1-2 giờ, nếu chảy máu nhiều cũng chỉ sau sáu giờ. Tuy nhiên, với chị Hạnh, cả đến khi ra viện và những lần đến khám lại, dị vật do bác sĩ... đặt vào vẫn nằm nguyên trong tử cung, gây tình trạng viêm nhiễm nặng nề nhiều ngày sau đó.

Cho đến khi được gắp miếng gạc ra khỏi cơ thể, chị Hạnh vẫn băn khoăn: “Tại sao bệnh nhân phải trải qua rất nhiều bước kiểm tra, nào khám, nào siêu âm... mà các bác sĩ vẫn không phát hiện?”.

Bà Lê Thanh Thúy lý giải: “Miếng meche nhỏ, chỉ có 20cm (?), lại là tổ chức mềm nên dễ lẫn với những phần mềm khác”. “Do bác sĩ khám sau này thấy bệnh án trước đó của bệnh nhân đã được nạo tử cung nên tin tưởng bỏ qua. Với lại, các bác sĩ siêu âm chỉ thăm dò ổ bụng nên không thấy dị vật” - bà Thúy nói.

Tuy nhiên, giải thích của lãnh đạo bệnh viện hoàn toàn không thỏa đáng khi thực tế chỉ định siêu âm đầu dò tại phòng cấp cứu khi chị Hạnh nhập viện là một kỹ thuật siêu âm chuyên dụng, cho phép đánh giá tử cung, buồng trứng và các thành phần trong tiểu khung.

Meo.vn (Theo TTO)

Không nên coi thường khi đau bụng kinh

Mỗi lần “đến tháng”, Giang (24 tuổi, Hà Nội) lại thấy hoảng vì bị đau bụng kinh dữ dội, có khi đau liên tục trong 3 giờ liền. Những ngày ấy, cô chỉ nằm ở nhà ôm bụng mà khóc.

Cũng giống như nhiều cô gái khác, từ năm 14 tuổi, Giang bắt đầu có kinh nguyệt. Thế nhưng trong khi các bạn trải qua những ngày này rất nhẹ nhàng thì nó lại trở thành nỗi ám ảnh với cô. Kinh nguyệt của cô rất đều đặn, tuy nhiên, cứ tới ngày kinh đầu tiên, cô lại đau bụng kinh khủng, vã mồ hôi, không thể đứng lên đi nổi, xây xẩm mặt mày.

Đi khám ở nhiều nơi, bác sĩ vẫn bảo không sao vì do nội tiết trong người. Nhưng cô vẫn rất lo sợ, không hiểu mình mắc bệnh gì.

Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế lao động Thái Hà (Hà Nội), đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh là tình trạng đau vùng hạ vị, xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh. Thường phụ nữ từ 14 tuổi đến 49 tuổi sẽ thấy kinh mỗi tháng một lần, mỗi lần 3-5 ngày. Đây là hiện tượng bình thường ở chị em phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên mức độ đau ở mỗi người khác nhau, có người chỉ hơi nhâm nhẩm đau, cũng có người đau dữ dội như trường hợp của Giang. “Có trường hợp đau lăn lộn, mặt xanh nanh vàng, chỉ nhăm nhăm đi mổ cấp cứu vì nghĩ bị viêm ruột thừa. Nhưng đến khi đến viện thì không phải là mà một khối niêm mạc tử cung đi lạc căng phồng lên”, bác sĩ Dung cho biết.

Theo bác sĩ, đau bụng kinh có thể xuất hiện ngay từ thời con gái hoặc bắt đầu sau nhiều năm có kinh nguyệt bình thường. Nguyên nhân là đến kỳ kinh nguyệt, tử cung căng phồng lên, niêm mạc tử cung dầy lên chèn ép gây đau. Bên cạnh đó, muốn tống máu ra ngoài thì cơ tử cung phải co lại. Lúc này chất prostaglandin xuất hiện và gây ra đau bụng kinh. Ngoài ra, ở một số chị em cơn đau có thể do ngưỡng chịu đựng thấp, thường do tâm lý lo lợ.

Cách giảm đau cũng khác nhau tùy từng người. Có người chỉ uống chút bia, châm cứu, uống thuốc cảm, thuốc giảm đau là đỡ hẳn. Nhưng có người những cách này không có tác dụng. Thời gian đau kéo dài, không chỉ một vài ngày mà thậm chí hàng tuần như trường hợp của chị Mai (28 tuổi, ở Hà Nội) là một ví dụ.

Mấy năm gần đây chị thấy đau bụng dữ dội. Mỗi tháng cơn đau kéo dài đến 20 ngày, khiến chị không còn thiết tha chuyện chăn gối với chồng mà chồng cũng không dám gần vợ. Nhưng vì mới có một cô con gái 6 tuổi, nên vợ chồng chị rất muốn sinh thêm con nên chị mới thử đi khám.

Bác sĩ Dung cho biết, chị Mai được điều trị một đợt thuốc nội tiết mạnh để co niêm mạc lại. Hành kinh không có nên bệnh nhân sẽ không thấy đau nữa. Tuy nhiên, đến khi có hành kinh lại thì chị cần có thai ngay để tránh tiếp diễn cơn đau.

Bác sĩ Dung cũng khuyến cáo, đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung, nghĩa là lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà di cư đến những chỗ khác như: bụng, bàng quang thậm chí là buồng trứng… Bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến vô sinh.

Trong số các phụ nữ bị vô sinh, có tới 30-50% có tổn thương lạc nội mạc tử cung. Chẳng hạn, niêm mạc có thể nằm ở vòi trứng dẫn đến tắc vòi trứng. Ngoài ra, khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra, dễ bị viêm nhiễm và gây dính, tắc vòi trứng…

Ngoài ra, đây có thể là dấu hiệu của chửa ngoài tử cung. Chị em bị chảy máu, đau bụng nhưng vì nó rơi đúng vào chu kỳ kinh nguyệt, nên cứ nghĩ đây chỉ là biểu hiện bình thường. Điều này rất nguy hiểm vì nếu điều trị muộn, thai bị vỡ, chảy máu nhiều có thể dẫn đến biến chứng vô sinh, thậm chí là tử vong, bác sĩ Dung cho biết.

Vì thế, chị em khi thấy đau bụng kinh quá, kéo dài không chịu được nên đi khám bác sĩ phụ khoa để xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Theo Vnexpress

Mặt sầu khổ hậu môn

Tối, khoa cấp cứu tiếp nhận một bệnh nhân nữ 24 tuổi, tên là T.L., nhà ở Q.9, TP.HCM. L. vào viện trong tình trạng lừ đừ, da xanh, niêm nhợt, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp 90/60 mmHg, đi cầu ra máu đỏ tươi và than đau vùng hậu môn rất nhiều, nhất là sau khi đi cầu.

L. cho biết có tiền sử hay bị táo bón, bảy ngày nay đi cầu ra máu đỏ tươi, số lượng máu gần bằng chén cơm sau mỗi lần đi cầu. Ra máu nhiều nhất lúc L. bị bón, đi cầu phân rất cứng, rặn nhiều. Có khi đang ngủ hay ngồi làm việc thì máu chảy rỉ rả một lúc, làm L. rất e ngại phải xin nghỉ làm.

Do là con gái chưa chồng nên L. rất ngại đi khám vùng hậu môn, ở nhà tự chữa. Nhưng hiện tượng chảy máu sau đi cầu cứ xảy ra hoài, L. cảm thấy mệt mỏi trong người, chóng mặt nhiều, da ngày càng xanh xao, lúc này L. mới nhờ bạn bè đưa đi khám.

Các bác sĩ phát hiện ống hậu môn sưng, phù nề, đỏ mọng. Ở vị trí 6 có một vết loét dạng hình chiếc vợt nằm ở niêm mạc hậu môn. L. được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa dưới mức độ trung bình do nứt kẽ hậu môn.

Do không chịu đi khám sớm nên L. mất máu khá nhiều, chỉ số hồng cầu là 1,8 triệu (bình thường ở người nữ: 3,6-5,6 triệu). Trước mắt L. được điều trị nội tích cực. Sau đó, nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả, sẽ áp dụng biện pháp ngoại khoa. Hiện tình trạng L. tạm ổn.

Bệnh nứt kẽ hậu môn, trĩ, polip trực tràng, u trực tràng, viêm loét đại trực tràng chảy máu...là những bệnh lý vùng hậu môn trực tràng có thể làm bạn một lúc nào đó đi cầu ra máu đỏ tươi. Số lượng máu chảy ra khi đại tiện có thể ít, chỉ thấm vào giấy vệ sinh hoặc chảy thành tia, thành giọt, máu có thể theo phân, trước hay sau phân, kèm theo triệu chứng khác như sốt, đau vùng hậu môn tùy từng bệnh. Tuy nhiên cũng có thể chảy máu nhiều nếu có tình trạng táo bón kéo dài và không chịu đi khám sớm.

Phòng ngừa đại tiện ra máu ở người bị trĩ, nứt kẽ hậu môn:

- Hạn chế công việc nặng; tránh ngồi lâu, đứng nhiều; không uống rượu, bia; không dùng các thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu và những thức ăn dễ gây tiêu lỏng.

- Tránh táo bón: tập đi đại tiện đúng giờ, ăn những thức ăn làm phân mềm, chế độ ăn nhiều rau xanh, củ cải ăn chín, mướp đắng, dưa chuột, cải bắp, táo tây, chuối tiêu, vừng đen, mộc nhĩ trắng... nước trái cây hay trái cây như lê tươi, nước ngó sen, nước rau câu, đu đủ chín. Uống nhiều nước (ít nhất 1,5 lít/ngày).

- Giữ tâm trạng luôn thoải mái, tránh cáu giận. Nếu hay lo lắng âu sầu sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, máu không lưu thông. Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ hậu môn để tránh viêm nhiễm vùng niêm mạc hậu môn trực tràng.

- Nếu thường xuyên đi ngoài ra máu hoặc thấy phân có dính máu, chữa mãi không khỏi, hoặc thấy trong phân có tổ chức hoại tử, có nhiều chất nhầy, hãy đến bệnh viện khám ngay.

Theo Tuổi Trẻ

Làm gì khi bị…’đứt thắng’?

* Tôi kết hôn đã một năm. Vì công việc tôi và vợ phải ở xa nhau. Khi gặp nhau hai vợ chồng quan hệ thì dương vật tôi bị đau gây không có khoái cảm. Quan hệ khó khăn làm vợ chồng mất hạnh phúc. Kiểm tra tôi thấy dương vật của mình bị rách chỗ đường gân nhỏ nằm ngay đầu phía dưới lỗ tiểu.

Mong bác sĩ tư vấn làm cách nào để lành vết thương. Hiện tại khi không quan hệ khoảng một tuần vết thương sẽ lành. Nhưng khi quan hệ thì vết thương lại rách. (L.P.K.)

- Trả lời của Phòng mạch Online:

Chào anh,

Trường hợp của anh tương đối thường gặp và xử trí rất đơn giản. Đây là trường hợp 'dây thắng' bị ngắn và rách lúc quan hệ tình dục.

'Dây thắng' (Frenulum) còn gọi là hãm qui đầu, là dải niêm mạc có hình chữ Y ngược, nằm ở mặt dưới qui đầu nối liền qui đầu và lớp da qui đầu. Khi 'anh bạn nhỏ' ở trạng thái 'hùng dũng' thì 'dây thắng' căng lên, sờ như một sợi dây. Sâu bên trong 'dây thắng' có một nhánh động mạch nhỏ cung cấp máu nuôi cho vùng qui đầu quanh lỗ tiểu. Vùng 'dây thắng' rất nhạy cảm vì có nhiều thần kinh cảm giác.

Trong dân gian có một số quan niệm cho rằng 'dây thắng' có nhiệm vụ giúp 'thằng nhỏ' cương tốt, giúp giữ một gốc giữa qui đầu với dương vật khi cương, giúp 'thắng' lại khi quan hệ… và nếu không còn 'dây thắng' hoặc 'dây thắng' bị đứt thì sẽ bị rối loạn cương, bị 'liệt'…

Thật ra 'dây thắng' chỉ là một cấu trúc giải phẫu đơn thuần, nếu không có cũng không gây ra hậu quả gì. 'Dây thắng' không giúp ích gì chuyện cương dương và quan hệ tình dục mà chỉ gây phiền toái nếu 'dây thắng' ngắn. Nhiều trường hợp khi cắt bao qui đầu, phẫu thuật viên có thể lựa chọn phương pháp cắt bỏ luôn 'dây thắng'.

Ở một số người 'dây thắng' quá dày hoặc quá ngắn, khi cương qui đầu sẽ bị kéo gập xuống làm quan hệ khó khăn, bị đau và có thể bị rách ngang 'dây thắng' gọi là 'đứt thắng'. 'Đứt thắng' có thể xảy ra ở ngay lần quan hệ đầu tiên hoặc sau một thời gian. Có những tình huống sau:

+ 'Dây thắng' bị rách sâu làm tổn thương nhánh động mạch đi bên trong 'dây thắng'. Trường hợp này bệnh nhân bị chảy máu nhiều và thường nhập viện sớm để khâu cầm máu.

+ 'Dây thắng' bị rách nông chỉ chảy máu nhẹ rồi tự cầm, sau đó vết thương tự lành sẹo, sẹo thường gây co rút làm 'dây thắng' càng ngắn hơn, gây đau khi quan hệ hoặc lại tiếp tục rách khi quan hệ.

Những trường hợp này được xử trí như thế nào?

Ở những người đã bị 'đứt thắng' và những người chưa bị 'đứt' nhưng 'dây thắng' ngắn gây đau khi quan hệ, các bác sĩ sẽ làm tiểu phẫu tạo hình làm cho 'dây thắng' dài ra hoặc một số trường hợp cắt bỏ hoàn toàn 'dây thắng'. Đây là một tiểu phẫu đơn giản mất khoảng 10-20 phút, được thực hiện bởi các bác sĩ tiết niệu hoặc nam khoa.

Quay lại trường hợp của anh, anh nên đến các bệnh viện (BV) có khoa tiết niệu hoặc nam khoa để được điều trị. Tại TP.HCM, anh có thể đến các BV như BV ĐH Y dược, BV Bình Dân, BV Chợ Rẫy…

Chúc anh và bà xã hạnh phúc.

Theo TT

Không nên hoang mang trước tin đồn HIV lây qua tăm

Liên tục trong thời gian gần đây, cư dân mạng nhận được vô số lời cảnh báo về việc có thể bị lây HIV qua tăm xỉa răng do những người nhiễm virus này muốn trả thù đời đã cho vào ống tăm ở quán ăn, nhà hàng.

Những dòng tin này nhanh chóng chảy tràn đến rất nhiều người, bằng nhiều con đường khác nhau: 'Theo tin tức mới cập nhật, hiện nay có một số người đã nhiễm AIDS vì muốn trả thù đời, nên đã đến các quán ăn, sử dụng tăm xỉa răng làm công cụ lây bệnh bằng cách xỉa xong rồi, để lại chỗ cũ. Và nếu somebody (ai) vô tình tái sử dụng thì.... hội ngộ Thần Chết là cái chắc. Bà con cần hết sức lưu ý!' - đó là dòng nhắn trên một diễn đàn, khiến rất nhiều người sợ hãi.

Tuy nhiên, bác sĩ Trần Quốc Tuấn, Trưởng khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Đống Đa, Hà Nội, khẳng định: 'Khả năng lây nhiễm HIV do sử dụng lại tăm của người có virus này nằm trong diện không xác định được nguy cơ'. Theo bác sĩ Tuấn, trong môi trường kiềm, HIV bị tiêu diệt nhanh nhất. Nước bọt cũng là môi trường kiềm, vì vậy virus HIV không thể sống lâu trong miệng của mỗi người.

Trong dung dịch, virus này bị phá huỷ ở 56 độ C sau 20 phút; ở dạng khô 68 độ C thì sau 2 giờ; Với các hoá chất như Glutaraldehyd, Ethanol, Hypoclorid, Phenol paraformadehyd, Hydrogen peroxid, HIV nhanh chóng bị bất hoạt trong vòng 15-20 phút. Cồn 70 độ diệt HIV trong vòng 3-5 phút. Hiện nay, chưa nghiên cứu nào xác định được HIV sống được trong môi trường kiềm bao nhiêu thời gian, nhưng có thể hiểu là ngắn hơn so với các kiểu môi trường trên.

Theo bác sĩ Tuấn, nếu chiếc tăm ở quán ăn đúng là của người nhiễm HIV để lại thì cũng không thể đánh giá được người đó đang ở giai đoạn nào của bệnh để đánh giá nguy cơ phơi nhiễm. Thông thường, người bệnh mới bị lây (còn gọi là giai đoạn nhiễm cấp) và khi đã chuyển sang AIDS là có mức độ lây nhiễm cao nhất vì nồng độ virus HIV trong người rất lớn.

Một yếu tố quan trọng khác là chiếc tăm đó được bỏ ra lâu hay nhanh, mức độ tổn thương ở người sử dụng chiếc tăm đó nông hay sâu, chảy máu nhiều hay ít.

Theo bác sĩ Tuấn, từ khi công tác tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đống Đa, ông chưa gặp một trường hợp nào lây nhiễm HIV có nguyên nhân từ xỉa răng. Đó là vì trong cơ thể mỗi người đều có một hàng rào miễn dịch nên có thể tiêu diệt virus lạ, nhất là trong trường hợp người sử dụng bị tổn thương ít, không chảy máu nhiều thì càng không đáng ngại lắm.

Thực tế, bác sĩ Tuấn đã gặp nhiều trường hợp bị kim tiêm đâm, hoặc bị thương do dao dính máu của người nhiễm AIDS giai đoạn cuối nhưng vẫn không lây nhiễm. Vì vậy, mọi người cũng không nên quá hoang mang trước tin đồn này.

(Theo Gia Đình và Xã Hội)

Sùi mào gà – tai họa của thai phụ

Căn bệnh lây qua đường tình dục này có thể khiến thai phụ bị chảy máu khó cầm khi sinh nở hoặc lây nhiễm cho con.

Bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra, hay gặp nhất ở những người sinh hoạt tình dục sớm; ân ái bằng các động tác thô bạo gây tổn thương cơ quan sinh dục, có nhiều bạn tình, mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác, hút thuốc lá; dinh dưỡng kém, suy giảm miễn dịch.

Sùi mào gà lây truyền qua đường tình dục và từ mẹ sang con

Đường tình dục: Nguy cơ lây bệnh tăng lên cùng với số lần và số bạn tình. Một nghiên cứu cho thấy, nếu có một bạn tình, tỷ lệ bệnh là 17%; nhưng có 5 bạn tình thì con số này là 81%.

Từ mẹ sang con: HPV có ở niêm dịch miệng, họng, đường hô hấp trên, đường tiêu hóa trên, dịch ối và đó là đường làm lan rộng sự lây nhiễm.

Sau khi xâm nhập tế bào cận đáy, HPV kích thích tăng sinh tế bào đáy, tạo thành những nốt sùi giống như mào gà. Một số trường hợp không có triệu chứng lâm sàng.

Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà thường có những mụn nhỏ sần sùi ở tầng sinh môn, ở môi lớn hay mép sau âm hộ, không gây đau. Có những trường hợp các nụ sùi mào gà mọc nhiều ở âm đạo, cổ tử cung nhưng không phát hiện được. Thai phụ thấy tự nhiên ra huyết hoặc khi tắm rửa, thai phụ cho tay vào âm đạo thấy sần sùi, chảy máu.

Một số trường hợp sùi mào gà hợp thành đám lớn, có khi chiếm hết cả thành âm đạo hay cổ tử cung, gây chảy máu nhiều. Ở người có thai, có lẽ do sự giảm miễn dịch nên sùi mào gà phát triển nhanh hơn.

Bệnh gây nguy hiểm cho hai mẹ con

Sùi mào gà ở thai phụ có thể gây những tai họa: Chảy máu khó cầm nguy hiểm đến tính mạng; phải mổ lấy thai; lây bệnh từ mẹ sang con trong khi sinh đẻ. Ngoài ra, người mẹ còn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn.

Vì vậy, cần điều trị khỏi bệnh trước khi sinh con. Nếu những nốt sùi còn ít và nhỏ, có thể cắt bỏ, đốt điện hay điều trị laser. Tuy nhiên, những biện pháp đó chỉ loại bỏ các nốt sùi chứ không tiêu diệt được virus. Đối với các nốt sùi ở âm hộ, âm đạo, có thể chấm dung dịch trichloactic acid lên đến khi tổn thương chuyển màu trắng.

Nếu có nhiều nốt sùi ở âm đạo, cổ tử cung, âm hộ thì nguy cơ chảy máu nhiều khi sinh rất lớn, nên mổ lấy thai chứ không đẻ đường dưới. Dùng kháng sinh uống để chống bội nhiễm khi có chảy máu.

Tất cả phụ nữ bị sùi mào gà cần được làm xét nghiệm để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Sau khi sinh, bệnh nhân phải được quản lý và theo dõi chặt chẽ bằng soi cổ tử cung, xét nghiệm tế bào âm đạo, cổ tử cung và khi cần thì sinh thiết để chẩn đoán.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Chảy máu cam

Chảy máu mũi không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên.

Theo y văn thế giới, khoảng 60% dân số chảy máu cam ít nhất một lần trong đời, trong đó chỉ 6% cần được chăm sóc y tế.

Chảy máu mũi được phân thành 2 loại dựa trên điểm xuất phát: Chảy máu mũi trước - chiếm hơn 90% tất cả các trường hợp. Máu chảy bắt nguồn từ các mạch máu ở vách mũi, thường dễ kiểm soát bằng những cách có thể thực hiện được tại nhà; Chảy máu mũi sau ít gặp hơn và có khuynh hướng xảy ra ở người lớn tuổi nhiều hơn.

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pictures/gfgdfsltipa.jpg

Nguyên nhân: Nguyên nhân tại chỗ: do viêm nhiễm  - viêm mũi xoang cấp, viêm loét ở mũi, dị vật mũi do các loại hạt, côn trùng (đỉa, vắt), khối u (polyp mũi, u mạch máu ở mũi, u xơ vòm mũi họng), u ác tính (ung thư sàng hàm, ung thư vòm mũi họng, u ác tính ở mũi), chấn thương (mũi, xoang, hàm - mặt...), sau phẫu thuật tai mũi họng - hàm mặt. Ở trẻ em sốt cao cũng dễ bị chảy máu mũi.

Thứ hai là nguyên nhân toàn thân: bệnh nhiễm khuẩn ký sinh trùng (cúm, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt vàng da xoắn trùng...), bệnh về máu: bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông chảy máu, bệnh tim mạch (cao huyết áp, xơ động mạch...). Ngoài ra, cũng có trường hợp không tìm thấy nguyên nhân.

Phương pháp cầm máu mũi tại chỗ: Giữ bình tĩnh, ngồi thẳng, hơi cúi đầu ra phía trước một chút, dùng ngón tay trỏ và ngón cái bịt hai lỗ mũi lại trong khoảng 7-10 phút. Nhổ hết máu ra khỏi miệng, không nuốt máu vì sẽ bị ói sau đó và có thể trụy tim mạch nếu số lượng nhiều. Tạm ngưng sử dụng các chất có tác dụng chống đông máu (aspirin, thuốc kháng viêm, warfarin).

Đến bệnh viện gần nhất nếu chảy máu nhiều mà vẫn không thể tự cầm được.

Bác sĩ Phạm Thanh Sơn

Theo Thanhnien