Lưu trữ cho từ khóa: chảy máu mũi

Bị chảy máu mũi nhiều ngay cả trong lúc ngủ là do bệnh gì?

Thường xuyên chảy máu cam báo hiệu sức khỏe đang bị “xuống dốc” nghiêm trọng đấy.

Thưa bác sĩ, gần được một năm rồi, cứ lâu lâu em lại chảy máu mũi mà không rõ nguyên nhân. Có nhiều khi vừa chảy xong hết thì một lúc sau lại chảy tiếp và gần đây nhất em còn bị chảy máu mũi nhiều hơn, thậm chí là trong lúc ngủ. Em thấy khá lo lắng về sức khỏe của mình. Liệu có vấn đề gì không thưa bác sĩ? Hi vọng bác sĩ có thể giúp em! Em xin cảm ơn. - (leeh…@yahoo.com)

bi-chay-mau-mui-nhieu-ngay-ca-trong-luc-ngu-la-do-benh-gi

Ảnh minh họa – Internet

Trả lời:

Chào em!

Nếu thường xuyên bị chảy máu cam chứng tỏ sức khỏe em đang có vấn đề nghiêm trọng. Thông thường chảy máu mũi là do một số nguyên nhân chính sau đây:

1. Viêm mũi dị ứng:

Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mà các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu. Máu có thể chảy ra thành những vệt nhỏ bất cứ khi nào xì mũi hoặc hắt hơi.

Em nên đi kiểm tra nguy cơ dị ứng của mình để biết mình có thể bị dị ứng với những điều gì để có biện pháp phòng ngừa thích hợp, ví dụ như uống thuốc chống dị ứng hoặc chống sung huyết.

2. Khí hậu khô khắc nghiệt

: Điều này thường gặp ở những bệnh nhân có độ lệch vách ngăn vì luồng không khí khi “đi” qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ nhanh hơn và làm cho mũi khô hơn. Điều này gây ra sự kích thích, tiếp theo là hắt hơi và làm chảy máu mũi.

3. Thường xuyên hắt hơi:

Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn (phân vùng trung tâm giữa hai lỗ mũi) và điều này dễ gây chảy máu.

Trẻ em bị chảy máu mũi thường là do các mạch máu trên mặt trước của vách ngăn mũi bị vỡ, loét mà nguyên nhân chủ yếu là do cảm lạnh hoặc hắt hơi. Điều này có thể được kiểm soát được bằng cách giúp trẻ hạn chế hắt hơi nhờ giữ cho mũi không bị khô (có thể bôi trơn cho mũi bằng các loại dầu như dầu dừa hoặc dầu ôliu).

4. Ngoáy mũi:

Ngoáy mũi là một việc làm tưởng không có hại gì nhưng thực tế lại có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi. Thói quen ngoáy mũi nên từ bỏ vì có thể sẽ làm suy yếu chức năng bảo vệ khoang mũi, gây chảy máu mũi nhiều hơn.

5. Nhiễm trùng xoang hoặc có khối u:

Ở người lớn, trường hợp chảy máu mũi mà máu có màu đậm hoặc mùi hôi thì rất có thể đó là biểu hiện một nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi. Nếu có dấu hiệu này, người bệnh cần đi kiểm tra bằng cách nội soi và chụp CT.

Nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi nếu không được điều trị có thể dẫn đến ung thư mũi xoang.

Ung thư mũi xoang có thể xuất hiện các dấu hiệu như: nghẹt mũi liên tục, đặc biệt là ở một bên; đau ở trán, mũi, má hoặc xung quanh mắt hoặc tai; chảy dịch qua cửa mũi sau xuống họng; chảy máu cam thường xuyên và liên tục; mất cảm giác về mùi hoặc hương vị; đau hoặc tê ở mặt hoặc răng; sưng nề vùng mặt, vòm miệng, mũi hoặc cổ; chảy nước mắt; khó mở miệng; tái phát nhiễm khuẩn tai; khó khăn trong việc nghe…

6. Tăng huyết áp:

Tăng huyết áp là nguyên nhân thường xuyên chảy máu cam ở người lớn tuổi. Khi huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như chảy máu mũi, xuất huyết não, suy tim, bóc tách thành động mạch chủ, xuất huyết đáy mắt gây mù vĩnh viễn…

7. Thay đổi sinh lý:

Trường hợp thay đổi sinh lý dẫn đến chảy máu mũi thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là những người bị cao huyết áp khi mang thai. Trong trường hợp này, thai phụ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để biết cách đối phó và trị bệnh.

Nếu mũi thường xuyên bị chảy máu do những nguyên nhân thông thường như kích thích, dị ứng… thì tốt nhất nên khắc phục và hạn chế tình trạng này bằng cách:

- Tránh các chất độc hại hoặc các chất kích thích tác động vào mũi.

- Sử dụng khẩu trang sạch khi ra ngoài trời.

- Tránh ngoáy mũi.

- Rửa mặt bằng nước lạnh và massage làm sạch mũi để cải thiện lưu thông mũi.

- Không cắt hết lông mũi để đảm bảo chức năng bảo vệ khoang mũi.

- Xì mũi đúng cách.

Trường hợp của em có thể đã gần thành mãn tính. Em đã gặp phải triệu chứng chảy máu mũi gần một năm rồi mà lại không đi khám và kiểm tra sức khỏe như thế là hết sức chủ quan. Bác sĩ Mèo khuyên em ngay lập tức nên đến Bệnh viện Tai Mũi Họng hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám em nhé.

Chúc em sớm khỏi bệnh và luôn khỏe mạnh!

Theo Kenh14.vn

Nguyên nhân và cách xử trí khi chảy máu mũi

“Tôi hay bị chảy máu mũi. Có người bảo không việc gì, có người lại bảo nên cẩn thận vì có khi bị ung thư. Vậy thực hư thế nào? Cách xử trí ra sao?”.

Chảy máu mũi là một triệu chứng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Đây là một biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau. Khi bị chảy máu mũi, trước tiên phải nhanh chóng cầm máu rồi sau đó mới tìm nguyên nhân.

Một số nguyên nhân gây chảy máu mũi:

- Sây sát niêm mạc, đứt các mạch máu ở phần trước mũi, viêm mũi cấp, viêm xoang cấp, u mạch máu, u xơ vòm mũi-họng gây chảy máu mũi dữ dội.

- Có u ác tính như ung thư mũi, ung thư răng hàm, ung thư vòm mũi-họng…

- Do một số chấn thương từ nhẹ tới nặng khi dùng tay cạy vào mũi, bị đánh vào mũi, bị tai nạn…

- Do các bệnh như cao huyết áp, xơ vữa mạch máu hoặc các bệnh về máu như bạch huyết cấp, giảm tiểu cầu, suy tuỷ…

- Mắc một số bệnh nội khoa như sốt cao, cảm cúm, xơ gan, bệnh thận, rối loạn nội tiết…

nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-khi-chay-mau-mui

Cách xử trí:

Khi bị chảy máu mũi, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, chảy máu nhiều hay ít mà có cách xử trí khác nhau. Nếu bị nặng, sau khi cầm máu tạm thời, nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa xử lý bằng các phương pháp chuyên môn.

Nếu bị chảy máu mũi nhẹ, bạn chỉ cần cầm tay ấn mạnh cánh mũi vào vách ngăn rồi ép chặt trong 3 -5 phút là có thể cầm máu. Cũng có thể áp dụng một số biện pháp chữa theo phương pháp y học cổ truyền:

- Lấy hành tươi cả củ, rửa sạch rồi giã nát. Dùng bông sạch thấm lấy nước cốt hành rồi nhét vào mũi. Phương pháp này còn có tác dụng chống viêm mũi.

- Đem giã củ cải rồi vắt lấy nước, thêm vào đó một chút rượu rồi nhỏ vào mũi.

- Lấy một củ tỏi, bóc vỏ, giã nát, nặn thành miếng to như đồng tiền xu và đắp vào gan bàn chân. Nếu bạn bị chảy máu ở lỗ mũi phải thì đắp vào gan bàn chân trái và ngược lại. Nếu hai lỗ mũi đều bị chảy máu thì đắp cả hai bên bàn chân.

(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

Vì sao chảy máu mũi khi trời lạnh?

Thưa bác sĩ,

Tôi không bị đau mũi nhưng mấy hôm nay thời tiết lạnh và khô, mũi tôi hay xì ra những cục máu.

Nhờ bác sĩ cho tôi biết nguyên nhân của hiện tượng này và cách chữa trị?(VH, 56 tuổi – Hà Nội)

vi-sao-chay-mau-mui-khi-troi-lanh

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng:

Chị VH thân mến!

Mũi là một tổ chức có chức năng hô hấp: làm ấm, làm sạch không khí trước khi đi vào phế quản, phế nang.

Niêm mạc mũi có rất nhiều mạch máu. Trong hốc mũi, vách mũi ngoài có 3 cuốn mũi: dưới, giữa, trên là những búi mạch máu, chúng co giãn tùy theo kích thích của môi trường và  tình trạng bệnh lý của niêm mạc mũi và toàn thân… Niêm mạc vách ngăn mũi có vùng điểm mạch  là nơi hội tụ của các nhánh động mạch trong mũi, nằm cách cửa mũi khoảng 1- 1,5cm.

Chảy máu mũi là một triệu chứng của nhiều bệnh, liên quan tới các bệnh lý tại mũi (viêm mũi, chấn thương, u hốc mũi, dị vật mũi…), các bệnh lý toàn thân như: huyết áp cao, bệnh lý mạch máu, bệnh về huyết học…

Qua thư có thể chị bị chảy máu mũi do thời tiết. Khi khí trời lạnh và khô, niêm mạc mũi phải tăng cường làm ấm, làm ẩm không khí, mặt khác khí lạnh và các tác nhân gây bệnh như vi rus, vi khuẩn … có thể gây viêm dị ứng hay nhiễm trùng, ngoài ra có thể kèm theo những yếu tố toàn thân khác, nên mạch máu sẽ dễ bị tổn thương gây chảy máu mũi.

Khi trời lạnh chị nên đeo khẩu trang,để tránh hít khí lạnh trực tiếp. Khí thở ra sẽ làm khẩu trang ấm lên, nên khí hít vào qua khẩu trang cũng được làm ấm.

Nếu chảy máu mũi trước, chị ngồi cúi người ra phía trước, dùng ngón tay bóp chặt 2 cánh mũi khoảng 5-10 phút, há miệng thở, theo dõi lượng máu chảy ra, nếu chảy máu nhẹ sẽ tự cầm, nếu chảy máu nhiều phải tới ngay cơ sở y tế để nhét meche mũi cầm máu.

Chị nên tới gặp BS chuyên khoa tai mũi họng khám xác định nguyên nhân gây, vị trí chảy máu mũi và các bệnh lý đi kèm nếu có. Cần điều trị tích cực, có những trường hợp chảy máu nặng gây mất máu nhiều phải đi cấp cứu…

Chúc chị mau bình phục sức khỏe!

(Theo Alobacsi)

Coi chừng ổ muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết từ… lọ hoa

Một trong những ổ muỗi truyền bệnh ngay tại gia đình mà người dân thường ít khi để ý tới đó chính là… lọ cắm hoa.

Theo các BS lọ hoa là nơi “lý tưởng” cho loại muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) đẻ trứng phát triển.

Mầm bệnh từ lọ hoa, bình nước

Bệnh SXH hiện đang có chiều hướng gia tăng số mắc tại nhiều địa phương trên cả nước. Tính đến giữa tháng 9 cả nước đã có 41.200 trường hợp mắc, trong đó có tới 32 ca tử vong.

TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Nhiệt đới T.Ư cho biết, mặc dù người dân đã được khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh như phun thuốc, diệt bọ gậy, ngủ màn… nhưng tình hình bệnh tật vẫn đang rất nóng. Do chủ quan, nhiều người không hề biết “ổ muỗi” lại đang tồn tại ngay trong chính gia đình mình.

Cẩn trọng với lọ hoa để trong phòng

“Chúng tôi đã đi kiểm tra giám sát tại nhiều vùng dịch về công tác phòng chống SXH. Người dân cứ nói là đã áp dụng đủ các biện pháp phòng dịch mà không hiệu quả, thế nhưng khi vào kiểm tra thì “ổ muỗi” chính trong lọ cắm hoa để liu kĩu trong góc phòng”- TS. Kính nói.

Bệnh SXH xuất hiện do người bệnh bị nhiễm virus dengue thường do vật  trung gian là muỗi Aedes aegypti, Ae.albopictus đã hút máu của người nhiễm bệnh truyền cho người lành, tốc độ lây truyền rất nhanh và sau từ 3-14 ngày có thể phát bệnh.

Qua theo dõi hàng năm của các nhà dịch tễ học cho thấy, bệnh SXH xảy ra quanh năm nhưng thường gia tăng vào các mùa mưa là mùa sinh sôi nảy nở mạnh. Muỗi Aedes lại thường đẻ trứng ở các vật dụng chứa nước gần người hoặc ở trong nhà. Tuy nhiên, loại muỗi này không bay xa được (chỉ bay khoảng 400m) nên sự di chuyển mang mầm bệnh SXH thường do các phương tiện giao thông.

Không lạm dụng truyền dịch

Bệnh nhân mắc SXH thường có biểu hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, đau mỏi người, đau mỏi cơ, khớp, mệt mỏi, có thể chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng. Người bệnh có biểu hiện các chấm nốt xuất huyết dưới da với các nốt bầm đỏ, tím.


Phần lớn bệnh nhân hết sốt, không có biến chứng nặng sẽ khỏi bệnh trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nhập viện muộn nên quá trình điều trị khó khăn, kéo dài. Bệnh nhân không được điều trị đặc hiệu có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu và suy tạng dễ dẫn đến tử vong.
“Bệnh nhân mắc SXH thường rất dễ bị sốc khi truyền dịch nhưng các gia đình lại thích truyền dịch, đặc biệt là truyền dịch tại nhà vì nghĩ nhanh khỏe hơn. Vì vậy, người nhà cần hết sức thận trọng, tránh lạm dụng truyền dịch khi không cần thiết, gây nguy hiểm tính mạng”- TS. Kính cho biết thêm.

Hiện bệnh SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vaccine phòng bệnh mới đang được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng.

Theo khuyến cáo các BS, người dân cần tích cực diệt bọ gậy, loại trừ dụng cụ chứa nước nơi muỗi đẻ trứng và phun thuốc diệt muỗi, nằm màn khi ngủ, dùng màn tẩm hóa chất, áp dụng các biện pháp diệt muỗi (đèn bẫy, vợt muỗi, hương diệt muỗi, hóa chất)…

Meo.vn (Theo Laodong)

Sơ cứu khi trẻ bị chảy máu mũi

Con tôi năm nay 4 tuổi, vào mùa đông, cháu có khi chảy máu mũi 3 lần/ tháng.

Xin chuyên gia cho biết khi trẻ bị chảy máu mũi như vậy sơ cứu tại chỗ như thế nào?

Thế Hòa
(Tam Dương – Vĩnh Phúc)

Trẻ nhỏ rất hay bị chảy máu mũi, thường là các dạng chảy máu nhẹ. Nguyên nhân là do các mạch máu nhỏ nằm ở phía dưới trước của vách ngăn thành mũi bị vỡ. Ngoài ra do thời tiết hanh khô, nhất là trong những ngày mùa đông không khí trở nên lạnh giá, hanh khô, độ ẩm giảm xuống thấp.

Khi trẻ bị chảy máu mũi, cha mẹ cần bình tĩnh hạn chế máu mũi chảy bằng cách để trẻ ngồi dậy, đầu hơi cúi về phía trước giúp trẻ khỏi nuốt máu mũi vào cổ.

Nếu trẻ đã lớn nên bảo trẻ thở bằng miệng, sau đó dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp chặt hai cánh mũi của trẻ trong vòng khoảng 10 phút. Nếu sau đó vẫn còn chảy máu, cần đến cơ sở y tế gần nhất để cầm máu.
Để tránh cho máu mũi bị chảy cần thường xuyên cắt móng tay của trẻ để phòng trường hợp trẻ cho vào mũi ngoáy. Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ thật tốt, cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp. Vào mùa đông cần tăng độ ẩm trong phòng và bôi vào bên trong mũi trẻ một lớp kem dưỡng ẩm mỏng. Trường hợp máu mũi vẫn chảy nhiều sau khoảng 10 phút hoặc trẻ trông ốm mệt, xanh xao, chóng mặt khi vừa mới ngủ dậy… cần đưa trẻ đến bác sĩ.

Chuyên gia tư vấn Kim Mai

Meo.vn (Theo Giadinh)

Trẻ hay chảy máu mũi vào mùa đông, nên sơ cứu như thế nào?

Con tôi năm nay 4 tuổi, vào mùa đông, cháu có khi chảy máu mũi 3 lần/ tháng.

Xin chuyên gia cho biết khi trẻ bị chảy máu mũi như vậy sơ cứu tại chỗ như thế nào? - (Thế Hòa - Tam Dương, Vĩnh Phúc)


Trả lời:

Trẻ nhỏ rất hay bị chảy máu mũi, thường là các dạng chảy máu nhẹ. Nguyên nhân là do các mạch máu nhỏ nằm ở phía dưới trước của vách ngăn thành mũi bị vỡ. Ngoài ra do thời tiết hanh khô, nhất là trong những ngày mùa đông không khí trở nên lạnh giá, hanh khô, độ ẩm giảm xuống thấp.

Khi trẻ bị chảy máu mũi, cha mẹ cần bình tĩnh hạn chế máu mũi chảy bằng cách để trẻ ngồi dậy, đầu hơi cúi về phía trước giúp trẻ khỏi nuốt máu mũi vào cổ.

Nếu trẻ đã lớn nên bảo trẻ thở bằng miệng, sau đó dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp chặt hai cánh mũi của trẻ trong vòng khoảng 10 phút. Nếu sau đó vẫn còn chảy máu, cần đến cơ sở y tế gần nhất để cầm máu.

Để tránh cho máu mũi bị chảy cần thường xuyên cắt móng tay của trẻ để phòng trường hợp trẻ cho vào mũi ngoáy. Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ thật tốt, cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Vào mùa đông cần tăng độ ẩm trong phòng và bôi vào bên trong mũi trẻ một lớp kem dưỡng ẩm mỏng.

Trường hợp máu mũi vẫn chảy nhiều sau khoảng 10 phút hoặc trẻ trông ốm mệt, xanh xao, chóng mặt khi vừa mới ngủ dậy… cần đưa trẻ đến bác sĩ.

Theo Chuyên gia tư vấn Kim Mai

Meo.vn (Theo alobacsi)

Cầm máu khi trẻ chảy máu mũi

Chảy máu mũi là một triệu chứng ít gặp, do vậy khi trẻ bị chảy máu mũi quí phụ huynh rất bối Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớirối, không có cách xử lý phù hợp.

Một cuộc điều tra gần đây tại phòng khám tai mũi họng Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy 90% quí phụ huynh có con bị chảy máu mũi đều có cách xử trí không đúng.

Nguyên nhân

Chảy máu mũi là triệu chứng của nhiều bệnh, ở trẻ em triệu chứng này thường gặp trong các bệnh lý sau.

Nhóm nguyên nhân thường gặp:

Chảy máu mũi vô căn: đây là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm trên 90%, lành tính nhất, tuy nhiên bệnh hay lặp đi lặp lại, do vậy thường làm quí phụ huynh lo lắng.

Nhóm nguyên nhân ít gặp hơn: -

Dị vật mũi: thường kèm theo thối mũi, chảy mũi, nghẹt mũi một bên.

- Viêm xoang mũi: viêm xoang mũi cấp và mãn tính đều có thể làm tổn thương niêm mạc gây chảy máu mũi.

- Một số bệnh lý về máu: xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tủy, bệnh thiếu các yếu tố đông máu.

Nhóm nguyên nhân hiếm gặp:

- Các loại u: u máu vách ngăn, u máu cuống mũi, u ác tính xoang hàm, u xơ vòm.

- Một số bệnh lý dị dạng mạch máu mũi, suy dinh dưỡng.

Dặn trẻ đừng nuốt máuBấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Trong đa số trường hợp các bậc phụ huynh vô cùng bối rối khi thấy trẻ bị chảy máu mũi nên xử trí không phù hợp.

Các bước xử trí ban đầu trước khi bạn đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất bao gồm:

- Xác định bên chảy máu: lau sạch cửa mũi trước hai bên, cho trẻ cúi người về trước bạn sẽ dễ dàng xác định được bên chảy máu.

- Cầm máu: vì đa số là do chảy máu mũi vô căn do vỡ điểm mạch mũi trước, nên bạn chỉ cần cho trẻ ngồi nghỉ hơi cúi người về trước (hình 1), dùng ngón tay cái đè cánh mũi vào vách ngăn trong 10 phút (hình 2) điểm mạch sẽ tự cầm máu.

- Nếu máu còn chảy xuống họng dặn bé dùng lưỡi lùa máu ra mỗi 2-3 phút để theo dõi lượng máu mất.

- Nếu sau 10 phút máu vẫn còn chảy nên đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất. Trên đường đi bạn vẫn tiếp tục cho trẻ duy trì cách cầm máu như trên.

- Tuyệt đối phải dặn dò kỹ không cho trẻ nuốt máu vào bụng vì hậu quả sẽ gây nôn ói, gây mất nước và các chất điện giải làm nặng hơn tình trạng của bệnh.

Phòng ngừa

Đa số trường hợp đều khó có thể phòng ngừa được do diễn tiến tự nhiên của bệnh hoặc do không tìm thấy nguyên nhân. Tuy nhiên bạn cũng có thể giúp trẻ phòng ngừa được trong một số trường hợp bệnh lý viêm nhiễm, dị vật, suy dinh dưỡng bằng cách:

- Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ thật tốt.

- Giáo dục trẻ phòng tránh tiếp xúc với các vật kích thước nhỏ dễ trở thành dị vật.

- Cho trẻ ăn uống chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất.

* Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM sẽ tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề với các bà mẹ lúc 9g sáng thứ bảy 12-4-2008: 'Chăm sóc và theo dõi trẻ bệnh tay chân miệng ở nhà'. Báo cáo viên: ThS.BS Lê Phan Kinh Thoa - phó trưởng khoa nhiễm BV Nhi Đồng 1. Địa điểm: hội trường lầu 2, khoa khám bệnh BV Nhi Đồng 1, 532 Lý Thái Tổ, Q.10, TP.HCM.

Kính mời các bậc cha mẹ quan tâm đến dự. Để công tác tổ chức chu đáo, xin vui lòng đăng ký trước với phòng chỉ đạo tuyến BV Nhi Đồng 1 theo số điện thoại: (08) 8346242 (trước 16g).

* Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM sẽ mời BS Shim Ching, chuyên khoa về phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình Trung tâm y khoa Queen (Honolulu, Hoa Kỳ), đến thuyết trình về phẫu thuật nâng ngực và các vấn đề liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ từ ngày 16 đến 17-4-2008 tại Bệnh viện ĐH Y dược, 215 Hồng Bàng, Q.5. Trong chương trình dự kiến sẽ mổ thị phạm một số trường hợp nâng ngực, nâng mũi, tạo hình mi mắt...

Quí vị có nhu cầu về nâng ngực và các vấn đề liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ vui lòng liên hệ tại: Phòng khám tạo hình - thẩm mỹ, ĐT: (08) 8554269 (nội bộ 5146); bộ phận chăm sóc khách hàng, ĐT: (08) 4051010 - 4051212. Vì số lượng ca mổ hạn chế, BV sẽ ưu tiên theo thứ tự đăng ký trước.

Ths. BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG (BV Nhi Đồng 1, TP.HCM)

Coi chừng u xơ vòm mũi họng

Chảy máu mũi (chảy máu cam) là một trong những cấp cứu thường gặp nhất trong chuyên khoa tai – mũi – họng.

Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu mũi. Tuy nhiên, nếu hay bị chảy máu mũi thường xuyên có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh, trong đó hay gặp là u xơ vòm mũi họng.

Vì sao chảy máu mũi?
Niêm mạc mũi tập trung nhiều mạch máu và có mạng lưới mao mạch dày đặc nên rất dễ gây chảy máu nếu có viêm nhiễm, tác động hoặc mắc bệnh lý nào đó. Chảy máu mũi do nhiều nguyên nhân, có thể do nguyên nhân tại chỗ như viêm mũi xoang cấp, dị vật mũi, chảy máu mũi do chấn thương hoặc sau phẫu thuật tai mũi họng – hàm mặt, do khối u lành tính như polyp mũi thể chảy máu, u xơ vòm mũi họng…, do khối u ác tính như ung thư vòm họng, u ác tính ở  mũi… Ngoài ra, chảy máu mũi cũng có thể do nguyên nhân toàn thân như bệnh nhiễm khuẩn ký sinh trùng, bệnh về máu, bệnh tim mạch.

Khi bị chảy máu mũi thường xuyên cần đến cơ sở y tế
để khám và điều trị.

Dấu hiệu của u xơ vòm mũi họng

Chảy máu mũi có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nếu hay chảy thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ vòm mũi họng. U xơ vòm mũi họng thường gặp ở trẻ trai từ độ tuổi 6-15. Triệu chứng ban đầu là ngạt, chảy nước mũi, kèm theo lợn cợn máu. Sau đó thường xuyên chảy máu mũi một hoặc cả hai bên và chảy đi chảy lại nhiều lần, có thể chảy với lượng nhiều trong một lần. Ngoài ra, còn có những triệu chứng khác như: đau đầu, giảm khứu hay mất hẳn khứu giác, tai đau, mắt lồi…

U xơ vòm mũi họng là một khối u lành tính nhưng có khả năng lan rất nhanh, lan vào các hốc mũi, xoang mặt, lan xuống vùng họng, miệng, vào hốc mắt. Hiện tượng chảy máu mũi nặng sẽ kèm theo nhiễm trùng. Tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân của bệnh nhân, gây thiếu ôxy, thiếu máu, kém ăn, mất ngủ, làm cho bệnh nhân gầy gò, xanh xao. Mặc dù, đây là u lành tính nhưng nếu người bệnh chảy máu nhiều, thường xuyên mà không biết cách cầm máu, hồi sức hoặc khi u lan vào nền sọ, bệnh nhân sẽ gặp các biến chứng nặng, có thể dẫn đến tử vong.

Điều trị u xơ vòm mũi họng cần được tiến hành sớm, nếu khối u còn nhỏ, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi để cắt bỏ u một cách dễ dàng, nguy cơ chảy máu rất ít. Ngược lại, khi khối u lớn, nguy cơ chảy máu cao bác sĩ không thể phẫu thuật bằng phương pháp nội soi, mà khi ấy phải cắt xương mặt để tiến vào hốc mũi cắt bỏ khối u nên dễ bị sẹo trên mặt sau phẫu thuật hoặc điều trị bằng tia xạ kết hợp với nội tiết tố giúp teo nhỏ khối u. Do vậy, để hạn chế u lan nhanh và tránh biến chứng, khi thấy có dấu hiệu chảy máu mũi nhiều lần số lượng máu chảy ngày càng lớn cần đưa ngay người bệnh đến chuyên khoa tai – mũi – họng để khám và điều trị sớm.

Xử trí chảy máu mũi thế nào?

Lời khuyên của các chuyên gia y tế, trước một người chảy máu mũi trước tiên phải xử trí cầm máu trước, sau đó mới tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Sau đây là một số cách xử trí thông thường:

Nếu máu chảy ít: Cho người bệnh ngồi cúi về trước, dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong 7 – 10 phút, máu có thể cầm. Ở những nơi có sẵn lá nhọ nồi hay lá chuối non có thể giã nhỏ rồi nhét vào bên mũi chảy máu.

Nếu máu chảy nhiều: Lấy miếng vải mềm, sạch nhét sâu vào bên mũi chảy máu, tuyệt đối không để cho người bệnh nuốt máu. Sau đó khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cầm máu và tìm nguyên nhân gây bệnh.

Theo BS. Hạnh Chung
(giadinh)

Phát hiện ung thư máu nhờ facebook

 

Một tấm ảnh post lên facebook đã cứu sống bé Ted Rice 4 tuổi khi người cha lo lắng gửi bức ảnh cho 1 người bạn là bác sĩ. Ngay lập tức người bạn yêu cầu anh đưa con tới bệnh viện.

Bé Ted sau 3 tháng phát hiện bệnh nhờ bức ảnh chụp gửi lên facebook

Chỉ trong vài tiếng sau đó, cha mẹ Ted đã phải nghe những thông tin chết người: Ted bị bệnh máu trắng. Những chấm đỏ là biểu hiện rõ rệt của bệnh này.

Cậu bé thích đá bóng này phải đối mặt với nhiều năm hóa trị mệt mỏi nhưng cha mẹ bé tin rằng nỗi lo lắng tình cờ nhìn từ bức ảnh trên facebook đã cho con họ cơ hội đấu tranh với bệnh tật.

Thực tế là bố mẹ Ted đi đã cảm thấy lo lắng từ trước đó 1 năm. “Cậu bé hoàn toàn khỏe mạnh nhưng có gì đó khiến chúng tôi lo lắng”, anh Rice, bố bé Ted cho biết.

“Ted đi có cảm giác khó ở nhưng chúng tôi chỉ nghĩ là cháu mệt mỏi vì đi sinh nhật nhiều hay vừa trải qua một chuyến du lịch. Cũng có những nốt thâm tím và một vài lần chảy máu mũi nhưng Ted vốn là 1 cậu bé hiếu động mà”, anh Rice nhớ lại.

Vào ngày 25 tháng 11 nam ngoái, đêm trước khi Ted được đưa tới bác sĩ, anh Rice đã thấy các chấm lấm tấm nổi trên mặt bé khi bé ngủ. Việc xoa bóp không khiến các chấm này mờ đi. Tuy nhiên, Ted cũng không sốt hay có bất kỳ biểu hiện nào khác mà người cha nghĩ là bệnh viêm màng não.

Cậu bé chụp ảnh con và up lên facebook, chuyển cho BS Sara Barton, một bạn học hồi đại học. Sau khi hỏi một số câu hỏi, câu trả lời của người bạn làm Rice rụng rời chân tay: những chấm đỏ đó là biểu hiện của bệnh ung thư máu cấp tính.

Rice vội đưa con tới bệnh viện và chỉ vài tiếng sau, kết quả xét nghiệm cho thấy Ted bị mắc chứng bệnh đúng như cô bạn học dự đoán.

Ted hiện đã trải qua 3 tháng hóa trị và sẽ còn tiếp tục điều trị như thế này trong 3 năm nữa. Cậu bé hiện đã rụng hết tóc và phải ngồi xe lăn do những tác dụng phụ của quá trình điều trị nhưng cha mẹ bé vẫn cho bé tới lớp mẫu giáo.

4 cách dưỡng máu đẹp da

Tâm trạng vui vẻ không những có thể tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể mà còn có lợi cho sức khỏe của tim, đồng thời còn thúc đẩy tạo máu, làm cho da hồng hào, sắc mặt tươi sáng.
Đây chính là cách đầu tiên để da luôn đẹp.

Ngủ dưỡng

Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, ăn ngủ đúng giờ, vui chơi có chừng, làm việc kết hợp với nghỉ ngơi điều độ là cách sinh hoạt khoa học để luôn khỏe mạnh.

Không thức đêm, không chỉ ăn một vài loại thức ăn, không ăn vặt, bỏ thuốc, hạn chế rượu, không “yêu” trong giai đoạn “đèn đỏ” hay không khỏe.

Động dưỡng

Cần thường xuyên tham gia luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt là phụ nữ đã từng sinh nở.

Mỗi ngày dành ít nhất 30 phút tập luyện như chạy bộ, đi bộ, đánh bóng, bơi lội, thể dục thẩm mỹ, nhảy... để tăng cường thể lực và chức năng tạo máu cho cơ thể.

Thực dưỡng

Phụ nữ thường ngày nên ăn nhiều thức ăn “tạo máu” hàm chứa chất protein ưu chất và các nguyên tố vi lượng cần thiết (sắt, đồng) vitamin B1, vitamin B12... đồng thời ăn các thực phẩm dinh dưỡng như gan động vật, tiết, cá, tôm, trứng, chế phẩm từ đậu, mộc nhĩ đen, vừng đen, táo đỏ, lạc và các loại rau xanh, hoa quả tươi.

Dược dưỡng

Người thiếu máu nên ăn những món ăn “dược phẩm” như canh đảng quy táo đỏ (mỗi thứ 15g hầm lên thành canh); canh mạch nha táo đỏ (60g đường mạch nha, 20 quả táo đỏ thêm vào một lượng nước thích hợp nấu lên ăn nóng) hay cháo bổ máu (20g thủ ô, 20g cẩu khởi, 60g gạo nếp, 15 quả táo đỏ, lượng đường đỏ thích hợp nấu cùng nhau).

Ngoài ra nên tìm hiểu xem nguyên nhân thiếu máu có phải do lượng kinh ra nhiều, kinh nguyệt không đều, bệnh ký sinh trùng đường ruột, viêm dạ dày, loét đường tiêu hóa trên, bệnh trĩ hoặc chảy máu mũi thường xuyên.

Theo Dân trí