Lưu trữ cho từ khóa: Chảy máu chân răng

Hay chảy máu chân răng, hơi thở hôi có phải viêm lợi?

“Cháu tôi 15 tuổi, gần đây hay bị chảy máu chân răng, hơi thở hôi. Tôi đọc trên sách báo thấy nói đó là bị viêm lợi, xin hỏi có đúng không, nên chữa thế nào?”.

hay-chay-mau-chan-rang-hoi-tho-hoi-co-phai-viem-loi

Chào bác,

Viêm lợi là nỗi bực mình của rất nhiều người, nhất là phụ nữ. Có nhiều dạng bệnh như: viêm lợi khi có thai, viêm lợi do thiếu vitamin, do bệnh bạch cầu, do dùng thuốc… Bệnh thường phát đột ngột.

Triệu chứng chính là lợi sưng đỏ, chảy máu, lợi thâm và hơi thở hôi. Những chỗ loét thường ở bờ lợi và kẽ răng, có màu vàng sẫm, khi xỉa răng hay kích thích thì gây chảy máu.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách, dinh dưỡng kém, nghỉ ngơi không điều độ và nghiện thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm lợi. Tốt nhất, nên đánh răng đúng cách (dùng bàn chải mềm) 2 lần/ngày, hoặc súc miệng nước muối ấm. Bên cạnh đó, phải hạn chế ăn các thức ăn nóng, có gia vị và uống thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt.

BS Nguyễn Hải

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Vì sao thường xuyên bị chảy máu chân răng?

Tôi bị chảy máu răng thường xuyên. Tôi ngậm muối chỉ bớt đau mà máu răng cứ còn hoài. Xin bác sĩ cho biết tôi có phải bị ung thư răng hay không? – (Hoàng).

vi-sao-thuong-xuyen-bi-chay-mau-chan-rang

Theo trao đổi của bạn, chúng tôi nghĩ là bạn có bệnh lý nha chu. Mô nha chu là tổ chức nâng đỡ răng gồm nướu, xương ổ răng viền quanh cổ răng và các thành phần khác.

Bệnh lý nha chu có thể là viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu, lâu ngày nếu không điều trị răng sẽ lung lay và mất răng. Bệnh nha chu có thể có các dấu chứng như khó chịu, ê răng, đau, hôi miệng, nhạy cảm, lung lay răng, sưng nướu răng, nung mủ…Tuy nhiên dấu chứng quan trọng nhất là chảy máu khi đụng phải hay khi bác sĩ thăm khám.

Bệnh do vi khuẩn gây ra. Trên bề mặt răng có một lớp màng hơi nhớt bao quanh, nếu đánh răng không kỹ lớp màng này sẽ dày lên và tích tụ càng nhiều vi khuẩn có hại cho nướu. Bệnh nha chu có thể phát triển do sự chi phối của các yếu tố khác như một số bệnh lý, đặc biệt là bệnh đái tháo đường, yếu tố di truyền.

Quá trình điều trị gồm nhiều bước, trước hết là loại bỏ vi khuẩn. Đầu tiên phải giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng bằng bàn chải và chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng. Việc chải răng được thực hiện sau ba bữa ăn chính.

Bạn cần chải răng bằng bàn chải mềm, nhẹ nhàng, nhưng phải bảo đảm bề mặt răng trơn láng khi thử rà lưỡi lên răng. Ngoài ra bạn có thể súc miệng bằng các dung dịch súc miệng hoặc nước muối pha loãng. Đồng thời bạn cần đi khám bác sĩ răng hàm mặt để có chẩn đoán, điều trị và theo dõi thích hợp.

BS Hoàng Hải – BV Nhân dân Gia Định

(Theo Alobacsi)

Những điều kỳ cục khi mang thai

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiViệc mang bầu chắc chắn mang đến những thay đổi cho cơ thể, nhưng có những thứ xảy ra khiến bạn ngượng ngùng và không dám kể cho ai. Hãy tham khảo những điều sau để biết rằng đó là chuyện thông thường với những ai sắp làm mẹ.

1. Cái gì cứ tiết ra thế này?

Triệu chứng: chất nhày trắng hoặc vàng nhạt liên tục chảy ra khi mang bầu, khiến bạn luôn phải thay quần lót. Hãy đi khám nếu nó có mùi, gây ngứa, rát hoặc có màu vàng xanh, có thể bạn đã bị viêm nhiễm.

Nguyên nhân: Hoóc môn gia tăng và dòng máu âm đạo được tăng cường.

Xử lý: Dùng băng vệ sinh hằng ngày. Đừng thụt rửa hoặc dùng chất khử mùi âm đạo, nó sẽ gây kích thích.

2. Tôi bị són mỗi khi cười

Triệu chứng: Bạn cười, bạn hắt hơi, và bạn... són tiểu.

Nguyên nhân: Bạn được khuyên là uống 1,8 lít nước mỗi ngày, bạn tăng thêm khoảng 10 kg và bào thai nằm đè lên bàng quang. Như thế là quá rõ ràng.

Xử lý: Hãy tự cho phép mình đi tiểu thật nhiều. Bạn càng nhịn càng dễ bị són. Dùng băng vệ sinh mỏng và mang theo quần lót dự trữ. Ngoài ra, bạn có thể tập Kegel, co cơ âm đạo để tăng khả năng kiểm soát.

3. Tôi không thể kìm hãm trung tiện

Triệu chứng: Ợ, trung tiện liên tục và đôi khi còn thấy đau nhói ở bụng.

Nguyên nhân: Ruột của bạn đang phải vật lộn trong quá trình mang thai, tất cả là nhờ vào progesterone đang vận hành trong cơ thể.

Xử lý: Về mặt lý thuyết, chữa táo bón sẽ làm giảm khí và hơi. Nhưng không hẳn đơn giản như vậy. Hãy xem lại những thứ mình ăn như bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, ngô, hành và đồ uống carbonate. Nếu tình hình không giảm, hãy đi hỏi bác sĩ.

4. Tôi bị nghẹt mũi nhưng không ốm

Triệu chứng: Bạn cảm giác như mình bị cảm triền miên, và liên tục phải xì mũi.

Nguyên nhân: Hàm lượng hoóc môn gia tăng và việc sản xuất máu khiến các màng nhày ở mũi bị sưng, khô và chảy máu.

Xử lý: Nhỏ mũi bằng nước muối, uống thật nhiều nước, bật máy giữ ẩm trong không khí. Nếu bạn bị chảy máu cam, đừng ngửa đầu ra. Hãy giữ thẳng đầu và bịt 2 lỗ mũi cho đến khi nó ngừng chảy, khoảng 5 phút. Đặt các viên đá lên sống mũi và lại bịt mũi, nếu cần. Nếu vẫn tiếp tục chảy máu, hãy gọi bác sĩ.

5. Tôi ngáy như bổ củi vào đêm

Triệu chứng: Bạn biết chồng mình ngáy thế nào đúng không? Hãy tăng gấp đôi mức độ lên.

Nguyên nhân: Lại do các màng nhày bị sưng - chiếc mũi bị tắc của bạn khiến bạn phải thở bằng miệng và ngáy.

Xử lý: Dùng nước muối nhỏ mũi trước khi đi ngủ, và cả trong đêm nếu cần. Nằm nghiêng một bên và chèn bằng gối ôm để ngăn bạn không trở mình. Bật máy giữ ẩm. Cuối cùng, chồng thêm mấy cái gối để giúp bạn không bị ợ nóng.

6. Tôi ra mồ hôi như tắm

Triệu chứng: Nước chảy khắp nơi, dưới cánh tay, giữa 2 đùi, trên bụng, và chảy cả xuống mặt, cổ.

Nguyên nhân: Hệ trao đổi chất của bạn đang hoạt động hết công suất, dòng màu được tăng cường khắp cơ thể làm da nóng lên. Việc toát mồ hôi là cách cơ thể tự làm mát.

Xử lý: Mặc thoáng mát, tránh các sợi vải tổng hợp giữ nhiệt. Uống nhiều nước, dùng chất chống chảy mồ hôi dưới nách và bôi phấn rôm không mùi.

7. Tôi chảy dãi như em bé

Triệu chứng: Một số bà bầu tiết ra nhiều nước bọt hơn, 1,8-2,8 lít mỗi ngày. Chảy máu chân răng cũng thường xuyên, thậm chí còn có những cục nhỏ mọc trên lợi. Tuy nhiên, chúng vô hại và sẽ biến mất sau khi sinh.

Nguyên nhân: Hoóc môn là nguyên nhân gây chảy máu chân răng, nhưng không ai chắc cái gì khiến nước bọt tiết ra nhiều hơn.

Xử lý: Vẫn phải đánh răng, nhưng sử dụng bàn chải mềm hơn. Với nước bọt, nhổ ra là cách duy nhất, nhưng bạn cũng có thể hạn chế tinh bột và uống nhiều nước chanh.

8. Da tôi bị biến dạng

Triệu chứng: Các mảng thâm đen xuất hiện trên mặt, một đường sẫm chạy dọc bụng, các mạch máu nổi trên cánh tay, ngực, cổ và mặt, các mẩu thịt nhỏ lủng lẳng trên ngực, nách hay cổ.

Nguyên nhân: Cơ thể bạn đã tạo ra nhiều melanin, gây sẫm da, dòng máu tăng cường khiến các mạch nổi rõ. Mẩu thịt thừa là do hoóc môn.

Xử lý: Những mảng sẫm và mạch máu li ti sẽ mất dần sau sinh. Dùng kem chống nắng để giảm đen và che các mạch máu bằng phấn trang điểm. Bác sĩ da liễu có thể loại bỏ các mẩu da thừa nếu chúng gây bất tiện.

9. Núm vú to như cái đĩa ăn

Triệu chứng: Quầng vú ngày càng thâm xịt và xâm chiếm bầu vú. Trong khi đó, những cục nhỏ mọc chi chít quanh núm vú, và còn chảy nước.

Nguyên nhân: Việc quầng vú đen lại là do sự biến đổi sắc tố do hoóc môn mang lại, một số người còn cho rằng đó là cách bà mẹ tự nhiên giúp đứa con mới sinh của bạn dễ dàng tìm ra bầu vú. Những cục nhỏ là các tuyến nổi lên giúp lớp da căng quanh núm vú được bôi trơn.

Xử lý: Đừng phơi ngực ra ngoài ánh nắng, nó sẽ khiến quầng vú đen mãi. Mặc dù núm vú có thể không hết hẳn màu đen, nó cũng sẽ thu nhỏ lại khi bạn dừng cho con bú.

10. Chân tôi giống như bản đồ

Triệu chứng: Chân sưng to, nổi lên chi chít các đường gân xanh tím. Và bệnh trĩ cũng là do các mạch ở hậu môn bị giãn.

Nguyên nhân: Sự tích tụ máu trong mạch, bắt nguồn từ sức ép của bào thai.

Xử lý: Đừng đứng quá lâu, kê 2 chân lên mỗi khi có thể, nhưng đừng bắt chéo. Thay tất thông thường bằng cách loại chuyên dành cho bà bầu. Ngồi ngâm nước ấm cũng giúp giảm bệnh trĩ.

Theo BSGĐ