Lưu trữ cho từ khóa: cháu

Dai dai bánh bột lọc gói xứ Huế

Nguyên liệu: 

- 300g bột năng, 200g tôm, 200g thịt ba chỉ.

- Đường, tiêu, hành lá, muối, nước mắm, hạt nêm, màu hạt điều, lá chuối.

Cách chế biến:

Phần nhân:

banh-6-1376096039_500x0.gif

- Tôm cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch. Thịt ba chỉ rửa sạch thái sợi vừa ăn. Phi thơm dầu, cho tôm và thịt vào xào sơ qua.

banh-4-1376096039_500x0.gif

- Nêm các loại gia vị nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu, màu hạt điều rồi rim đến khi tôm  săn chắc lại thì cho hành lá thái nhuyễn vào, tắt bếp.

banh-5-1376096039_500x0.gif

- Cho phần nhân ra đĩa để chuẩn bị làm bánh.

banh-7-1376096039_500x0.gif

- Đổ bột ra một chiếc mâm lớn, đun sôi nước. Rưới từ từ nước sôi lên phần bột, dùng đũa trộn đều. Sau đó dùng tay nhồi đến khi bột kết thành một khối, mềm, mịn và dai là được.

banh-3-1376096039_500x0.gif

- Ngắt bột thành từng viên nhỏ, rồi nặn dẹp ra (bạn có thể dùng vỏ chai sạch cán mỏng sẽ nhanh hơn). Cho phần nhân vào giữa, khép bột hai bên lại.

banh-2-1376096039_500x0.gif

- Lấy một miếng lá chuối nhỏ, thoa lên một ít dầu, cho bánh vào giữa, gói lại rồi đem hấp chín.

banh-1-1376096040_500x0.gif

- Bánh bột lọc chín trong suốt, ẩn hiện màu đỏ của tôm thịt bên trong nhìn rất đẹp mắt. Ăn kèm với món này là chén nước mắm ớt ngọt.

Khánh Hòa

Dấu hiệu thoái hóa khớp bàn tay ở người cao tuổi

Người xưa có câu “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”.  Bàn tay rất khéo léo, linh hoạt và là một công cụ lao động vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, thoái hóa khớp bàn tay (THKBT) là một trong các bệnh khớp thường gặp ở người có tuổi, gây đau, ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động và đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Ở Việt Nam, THKBT chiếm tỷ lệ 14%, đứng hàng thứ tư trong các vị trí thoái hóa khớp thường gặp.

dau-hieu-thoai-hoa-khop-ban-tay-o-nguoi-cao-tuoi

Bàn tay bình thường và bàn tay viêm khớp.

Thoái hóa khớp thường đi kèm với tuổi tác

Tuổi trung bình của bệnh nhân THKBT là 60 – 65 tuổi. Tuy nhiên, từ độ tuổi 55 đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của THKBT. Tỷ lệ THK tăng dần theo tuổi, cao hơn ở nhóm tuổi từ 60 trở lên và cao nhất ở nhóm 70 – 79 tuổi. Tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất của THK, có thể nói rằng tuổi càng cao, lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp bị giảm sút, sự lão hóa sụn càng rõ, làm cho sụn kém chịu đựng được các yếu tố tác động có hại lên khớp. Ngoài ra, người già vẫn phải làm việc thêm để kiếm sống, chăm lo các công việc trong gia đình như giặt giũ, bế cháu, các công việc nội trợ khác, họ lao động chân tay là chủ yếu, tạo điều kiện cho THK phát triển. Thứ hai, bệnh cũng thường gặp ở nữ giới (75%). Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi hormon như estrogen, dẫn đến thay đổi tế bào sụn khớp. Thứ ba, những người béo phì cũng dễ bị THKBT. Có tới 1/3 bệnh nhân THKBT bị béo phì. Thứ tư là THKBT thường xuất hiện sau một số bệnh lý bàn tay như sau chấn thương, gãy xương khớp, hoại tử xương, viêm khớp dạng thấp, gút mạn tính, đái tháo đường…

Dấu hiệu của THKBT thế nào?

Bàn tay phải hay bị thoái hóa hơn, vì đa số trong chúng ta đều thuận tay phải, dùng nhiều tay phải hơn trong cuộc sống, lao động và sinh hoạt. Trong số 5 ngón tay thì các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa (ngón I, II, III) hay bị thoái hóa nhất, do các ngón này phải hoạt động tích cực nhất như khi cầm,  nắm, mang, vác, hay xách đồ vật. Còn trong các vị trí khớp của từng ngón tay thì khớp gốc ngón tay cái hay bị THK nhất, liên quan đến việc sử dụng các khớp này nhiều nhất khi cầm nắm đồ vật. Đặc biệt, khớp gốc ngón tay cái có hình yên ngựa, đảm nhiệm chức năng cầm nắm đồ vật của bàn tay, do đó dễ bị tổn thương hơn.

Hiện nay, người ta đã chứng minh vai trò chắc chắn của yếu tố nghề nghiệp trong THK gốc ngón tay cái ở phụ nữ. Người bệnh than phiền đau khớp bàn tay 1 bên hoặc cả 2 bên, đau kiểu cơ học, tức là đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Đau tăng lên khi mặc quần áo, khi cài Tkhuy áo; đau khi nắm bàn tay lại, đau khi rót nước vào ly và đỡ đau khi nghỉ ngơi. Đau thường chỉ ở mức độ nhẹ và trung bình. Vào buổi sáng, khi thức dậy, khớp bị cứng, khó cử động, kéo dài từ 15 – 30 phút. Cứng khớp sau khi nghỉ ngơi cũng thường gặp. Đó là dấu hiệu phá rỉ khớp. Dần dần bàn tay trở nên khó làm các động tác sinh hoạt thường ngày hơn, phát tiếng lạo xạo khi cử động, các cơ bàn tay teo nhỏ.

Ở các giai đoạn muộn, 1/3 số người bệnh có các ngón tay bị biến dạng. Đó là do sự có mặt của các chồi xương, mọc ở khớp ngón xa (hạt Heberden) hay ở khớp ngón gần (hạt Bouchad), gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khoảng 50% số bệnh nhân THKBT gặp khó khăn khi thực hiện các công việc tự chăm sóc bản thân, nội trợ và các công việc trong sinh hoạt hàng ngày khác như chải đầu, giặt giũ, mặc quần áo, ăn, uống, chăm sóc con cháu, bế cháu. Có 4 dấu hiệu cơ bản của THKBT là gai xương, hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, hốc xương. Có thể chụp thêm Xquang bàn tay để chẩn đoán xác định.

dau-hieu-thoai-hoa-khop-ban-tay-o-nguoi-cao-tuoi

Làm gì để phòng THKBT?

Cần tránh lao động, mang vác nặng. Không nên sử dụng đôi tay trong thời gian liên tục, quá dài.  Các thành viên trong gia đình và cộng đồng xã hội nên quan tâm, chia sẻ bớt gánh nặng của người cao tuổi. Tăng cường việc sử dụng máy móc hỗ trợ cho lao động và sinh hoạt nếu có thể. Việc phát hiện sớm THK bàn tay là cần thiết, vì sẽ giúp điều trị sớm, giảm thiểu các hậu quả của bệnh. Khi có các dấu hiệu như đau khớp bàn tay, biến dạng khớp hay cứng khớp buổi sáng, hạn chế vận động bàn tay thì nên đến khám chuyên khoa xương khớp để được tư vấn và điều trị kịp thời.

PGS.TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc (Khoa Khớp – BV Bạch Mai)

Theo Suckhoedoisong.vn

Trẻ em bị ho có nên ăn “Yến Sào”

TRẺ EM BỊ HO CÓ NÊN ĂN " YẾN SÀO "

(toyensao.com) Con gái của tôi mới tròn 2 tuổi. nhưng bé nhẹ cân hơn các bé khác đồng lứa tuổi , bác sỹ nói cháu bị suy dinh dưỡng và mắc bệnh hen . Xin tư vấn giúp có nên cho cháu ăn yến hay không? Và nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào để cháu phát triển tốt hơn?

Trả lời :

Yến sào là loại thực phẩm bổ dưỡng ,  thành phần trong yến sào chủ yếu là protein ( các axit amin thiết yếu ) và nhiều vi chất dinh dưỡng . Vì thế nó rất tốt cho trẻ suy dinh dưỡng biếng ăn , đặc biệt là bệnh ho , tuy nhiên chị không nên lạm dụng nhiều , vì cơ thể trẻ còn non yếu không thể hấp thu hết tất cả chất dinh dưỡng , nếu dùng quá nhiều sẽ có hiện tượng tiu chảy .và chị cũng không nên cho bé ăn thường xuyên mà nên thay đổi với các thức ăn giàu đạm khác như thịt, cá, trứng, sữa, đậu hũ… Đặc biệt cần mua yến ở những địa chỉ tin cậy để tránh mua phải hàng giả.

Cách dùng và liều lượng như thế nào , chị hãy tham khảo tại đây .

» Một ngày ăn bao nhiêu yến sào là đủ

» Cách chế biến yến sào hiệu quả nhất dành cho bé

Tổ Yến,Yến Sào

Và thành phần dinh dưỡng cho con của chị trong lứa tuổi này .

Về chế độ dinh dưỡng ở lứa tuổi này như sau:

- Ăn 4 bữa cháo hoặc súp /ngày + 500 ml sữa

- Ăn quả chín theo nhu cầu của trẻ

Lượng thực phẩm/ngày:

- Gạo: 100-150g

- Thịt (cá tôm): 100-120g, 1 tuần 3-4 quả trứng gà

- Dầu (mỡ): 30g

- Rau xanh: 50-100g

- Quả chín: 200g

Cách nấu cháo: nấu một nồi cháo trắng, đến mỗi bữa ăn múc 1 bát con ăn cơm. Cho cháo vào 1 xoong nhỏ, mỗi bữa ăn cho thịt, cá, tôm xay, băm nhỏ để thay đổi bữa cho trẻ.

Thành phần một bát cháo (cơm, mỳ...) như sau:

- Thịt (cá, tôm, gan, tim, lạc): 30-40g

- Dầu (mỡ): 2 thìa cà phê (10g)

- Rau xanh: 3 thìa cà phê băm nhỏ

Một tuần cho trẻ ăn 3-4 quả trứng gà cả lòng trắng

Bài viết này đã trả lời câu hỏi của bạn .!!! Chúc bạn sức khỏe

Các bạn muốn tư vấn về Tổ Yến hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí .vì sức khỏe của mọi ngườiCông ty TNHH Sâm Yến Nhật Minh

TRỤ SỞ CHÍNH:
- 436/65 CÁCH MẠNG THÁNG 8 - P.11, Q.3, TP.HCM  (Click -> Bản Đồ)
tel: 08 38 4647 86 / 08 3993 1175 - Hotline: 0908 625 697

Call  : 0908.625.697 ( Cô.Nhật)

Chúc mọi người sức khỏe !!!

 http://samhanquoc.com

Nguồn : Trẻ em bị ho có nên ăn " Yến Sào "

Chọn kem an toàn cho mùa hè

Không ít trường hợp học sinh bị ngộ độc hay đau bụng khi ăn phải kem kém chất lượng được bày bán trước cổng trường. Trong khi chưa thể khắc phục cũng như kiểm soát chặt chẽ tình trạng này thì cách tốt nhất là nhà trường cần phối hợp với các bậc phụ huynh hướng dẫn cho con em mình cách tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị ngộ độc.

Cảnh giác với kem kém chất lượng

Đã từ lâu, cộng đồng vẫn quen với khẩu hiệu “Cổng trường em sạch đẹp – an toàn” được treo trước các cổng trường mẫu giáo hay tiểu học. Tuy vậy, tình trạng bày bán la liệt các gánh hàng rong hay kem dạo trước các cổng trường vẫn diễn ra hàng ngày, nhất là thời điểm mới vào đầu năm học như hiện nay. Người bán vẫn ngang nhiên bán, người mua vẫn mua mặc cho chất lượng trôi nổi ra sao. Cô Nguyễn Thị Cẩm Thanh Trà – hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Văn Kịp (q. Tân Bình, TP.HCM) cho biết, mặc dù nhà trường đã phối hợp với các ban ngành liên quan xử lý và nghiêm cấm hoạt động buôn bán hàng rong trước cổng trường nhưng không mấy hiệu quả. Nguyên nhân vẫn xuất phát từ thói quen ăn quà vặt của học sinh và nhu cầu mưu sinh của người buôn bán. Rất nhiều phụ huynh vì chiều con nên cũng “tát nước theo mưa”. Ít ai biết được bên trong những cây kem xanh, đỏ “hấp dẫn” ấy là mầm mống gây bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con em mình. Chưa tính đến những chất phụ gia, phẩm màu bị cấm có trong các loại thực phẩm này.

Trong khi đó, theo PGS-TS Nguyễn Thị Lâm – phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam, các bệnh đường tiêu hóa ở lứa tuổi học trò (như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…) có liên quan chủ yếu đến các món ăn vặt ngoài đường, mà kem là một trong những món phổ biến nhất. Đó là chưa kể đến các vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải kem kém chất lượng.

Ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân

Trong khi chưa thể khắc phục triệt để được tình trạng này thì các trường học cần phối hợp với phụ huynh rèn luyện cho con em mình ý thức tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cô Thanh Trà – hiệu trường trường Tiểu học Nguyễn Văn Kịp cho biết, trong thời gian tới nhà trường sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục các em học sinh về tác hại của việc ăn quà vặt không rõ nguồn gốc, lồng ghép nhắc nhở các em qua các tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm… Đồng thời, nhà trường cũng sẽ khuyến khích các em mua hàng tại căn-tin trường. Vì nhà trường đã kí cam kết chỉ cho bán các loại hàng hóa có nhãn mác, thương hiệu rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phù hợp với túi tiền của phụ huynh, học sinh. Cụ thể, với những món ăn mà trẻ ưa là kem thì nhà trường khuyến khích mua những thương hiệu có uy tín để đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, nhà trường còn treo biển cấm buôn bán hàng rong trước cổng trường và sẽ cho đội bảo vệ chốt, chặn vào những giờ cao điểm để xử lý triệt để tình trạng này.

Anh Đỗ Hữu Sơn – hội phụ huynh học sinh trường Tiểu học Lê Văn Sỹ (q. Tân Bình, TPHCM) chia sẻ: “Trong buổi họp phụ huynh đầu năm học lần này chúng tôi sẽ đề xuất với nhà trường kiểm tra chất lượng hàng hóa được bán trong căn-tin trường và đưa ra biện pháp xử lý triệt để với những người buôn bán quanh cổng trường. Bên cạnh đó, với tư cách là phụ huynh, chúng tôi cũng giáo dục các cháu ở nhà nên tránh xa các thực phẩm không rõ nguồn gôc, sử dụng các sản phẩm có thương hiệu để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn.”

PGS-TS Nguyễn Thị Lâm – phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho biết thêm: “Để bảo vệ mình trước tiên người tiêu dùng nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Với trẻ em, kem là món khoái khẩu nên phụ huynh càng phải quan tâm nhiều hơn. Có thể ngăn ngừa bằng cách mua sẵn các sản phẩm kem có uy tín như ở nhà hoặc giáo dục các em cách chọn loại kem nào an toàn cho mình. Có như vậy mới tránh được các vấn đề về ngộ độc thực phẩm cho các em.”

Sản phẩm Merino Cutie Bear (Ảnh do nhãn hàng Merino cung cấp)

Đại diện đơn vị sản xuất kem Merino cho biết để có được những kem đúng chất lượng, công ty KIDO đã phải đầu tư trang thiết bị sản xuất từ châu Âu đến con số triệu đô, thực hiện đúng các nguyên tắc sản xuất kem sạch đạt chuẩn ISO 22000:2005

Triệu phú bò sữa trên đất Ba Vì

Ba Vì, nơi được ví là cái “rốn sữa” của cả nước, đang ngày một thay da đổi thịt nhờ nghề nuôi bò sữa. Vài năm trở lại đây, rất nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và trở thành những triệu phú nông dân kể từ khi gắn bó với nghề nuôi bò theo mô hình nông trại bò sữa Việt.

Từng trắng tay vì “bão Melamin”

Anh Nguyễn Xuân Khanh được mọi người biết đến là một trong những triệu phú thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ bò sữa tại Phú Châu, Ba Vì. Đến thăm đàn bò 27 con của anh Khanh, chúng tôi được chứng kiến quy trình nuôi bò sữa nông hộ rất chuyên nghiệp: chuồng bò sạch tinh tươm, máy vắt sữa, dụng cụ vắt sữa được sắp xếp gọn gàng trên giá để đồ, có cả bảng lịch vệ sinh, vắt sữa và cho bò ăn. Kế đó là một dinh cơ rất khang trang khiến mọi người đều trầm trồ.

Ít ai ngờ cách đây 5 – 6 năm, nơi đây chỉ là một căn nhà lụp xụp, tường vách chưa kịp trát vữa, hai vợ chồng phải chạy ăn từng bữa cho bò và cho 5 miệng ăn, con cái nheo nhóc, món nợ vay ngân hàng đè nặng trên vai. Nhớ về chặng đường lập nghiệp không ít gian nan của mình, gương mặt anh Khanh có phần đăm chiêu. Sinh ra và lớn lên với nghề nông, anh bươn trải mọi cách cũng chỉ đủ miếng ăn. Vợ chồng anh từng chắt chiu vay mượn mua được chiếc xe công nông chạy thuê kiêm bán vật liệu xây dựng. Nghề cực nhọc, song chỉ sau một cú lừa quỵt nợ, hai vợ chồng thành tay trắng.

Với tính hay lam hay làm, gia đình anh Khanh sau đó đã cuốn vào làn sóng nuôi bò của Ba Vì. Anh nhớ lại: “Khi đó tôi đặt nhiều hy vọng vào bò sữa lắm. Nhưng vì chẳng có kinh nghiệm, đàn bò ba con của nhà tôi bị viêm tuyến vú triền miên, sản lượng sữa thấp.” Chưa kịp trang trải vốn liếng vay ngân hàng thì bất ngờ cơn “bão Melamin” năm 2008 tràn tới xô ngã hàng loạt đàn bò của các nông hộ nuôi theo kiểu tự phát. Cũng như rất nhiều dân Ba Vì đắm đuối với bò sữa, vợ chồng anh Khanh ứa nước mắt khi hàng thùng sữa vắt ra không bán được phải đem đổ đi, trong khi bò thì vẫn phải cho ăn hàng ngày. Cực chẳng đã, họ phải bán tống bán tháo đàn bò. Giấc mơ bò sữa sụp đổ, nhưng vẫn còn đó nợ ngân hàng chưa trả hết.

Cuộc đổi đời từ mô hình Nông Trại bò sữa Việt

Năm 2009, khi đang trong tình trạng bế tắc thì có thông tin về chính sách hỗ trợ cho nông dân nuôi bò theo mô hình Nông Trại bò sữa Việt của công ty Cổ phần Sữa Quốc Tế (IDP), niềm đam mê bò sữa của anh Khanh lại bùng lên. IDP cho dân vay 20 triệu VNĐ/ con, hỗ trợ mỗi hộ 3 triệu đồng mua thùng xô chậu inox và khăn lau, khăn lọc sữa; 10 triệu đồng mua máy vắt sữa, 3 triệu đồng xây hố phân xa chuồng để bảo đảm vệ sinh. Tất cả không tính lãi, mà trả dần bằng sản phẩm. IDP còn đào tạo kiến thức nuôi bò chuẩn cho nông dân; hàng ngày cử các cán bộ thực địa xuống tận nhà dân thăm nom, giám sát, hướng dẫn cách chăm sóc bò, vệ sinh chuồng trại, tư vấn về thức ăn, thú y, gây giống…

Anh đem bàn ý định quay lại nghề nuôi bò sữa với vợ thì bị gạt đi – dư chấn “bão Melamin” với hàng thùng sữa tươi đổ phí mỗi ngày khiến chị sợ hãi. Nhưng anh Khanh rất tin tưởng vào thành công vì ngoài hỗ trợ vốn và kỹ thuật, IDP sẽ thu mua sữa ổn định với giá cao. Anh lặng lẽ đăng ký vay mượn để mua một đôi bò sữa, rồi đi học không sót một buổi phổ biến kiến thức nào của IDP. Thức đêm dậy sớm với 2 con bò, chỉ sau 1 năm anh đã có lãi, trả được cả món nợ của “bão Melamin”. Anh hào hứng kể, “Khi nuôi theo bộ tiêu chuẩn của Nông Trại bò sữa Việt, bò hiếm khi bị bệnh, béo khỏe và cho sữa rất năng suất. Khi đó vợ tôi vững dạ, chúng tôi mạnh dạn vay vốn của Công ty IDP để mua thêm 4 con bò nữa, nhờ vậy thu nhập bình quân đã tăng 30 triệu đồng/ tháng.”

Anh Nguyễn Xuân Khanh và nông trại đã được cấp giấy chứng nhận nông trại bò sữa Việt - Love'inFarm (Ảnh được cung cấp bởi Love'inFarm)

Thu nhập 30 triệu/ tháng là con số trong mơ của gia đình anh, bởi trước đó thời điểm kiếm tiền khấm khá nhất anh chị cũng chỉ đạt 3 triệu/ tháng. Họ mạnh dạn thuê được 2 hecta trồng cỏ cho bò và đến 2011 đàn bò tăng lên 22 con, trong đó có 14 con khai thác sữa với sản lượng bình quân 250 kg/ ngày, trừ chi phí mỗi tháng anh bỏ ra 40 triệu đồng – mức thu nhập mà không ít người thành thị cũng phải ao ước. Năm 2012, tổng đàn bò là 27 con, dự kiến đến cuối 2013 anh sẽ có 40 con bò sữa và thu nhập sẽ tăng xấp xỉ gấp đôi. Rất nhiều bạn bè, họ hàng anh Khanh tham gia mô hình Nông Trại bò sữa Việt sau khi tận mắt chứng kiến sự đổi đời của gia đình anh.

Ngắm đàn bò béo mượt, giọng anh Khanh xúc động: “Bò sữa đã làm thay đổi cuộc sống của gia đình tôi. Nếu không đến với nghề này, có lẽ tôi khó lòng chăm lo được cho các con như ngày hôm nay”. Anh có ba con, một cháu tốt nghiệp đại học, một cháu đang học đại học và một cháu học cấp 3. Vừa qua, anh lo việc làm nơi ăn chốn ở cho con đầu hết 300 triệu, chính từ tiền bán sữa.

Anh Khanh khẳng định, rất nhiều gia đình đổi đời nhờ mô hình Nông Trại bò sữa Việt. Chương trình này của IDP nhằm phát triển mở rộng số lượng và chất lượng đàn bò sữa theo mô hình nông trại bò sữa Việt do chính người nông dân làm chủ tại Ba Vì và vùng phụ cận giai đoạn 1 từ 2009-2012 đã thực sự làm nghề nuôi bò sữa hồi sinh trên vùng đất Ba Vì: 35 tỷ đồng đã đến tay người nông dân, nhờ vậy đàn bò tăng trưởng 300% so với năm 2008.

Sản phẩm sữa tươi và sữa chua Love'inFarm được làm từ nguồn sữa tươi nguyên liệu của những nông trại bò sữa Việt (Ảnh được cung cấp bởi Love'inFarm)

Nông Trại bò sữa Việt giúp nguồn nguyên liệu sữa tươi nội dồi dào và nâng cao về chất lượng. Và điều quan trọng là qua đó người dân làm chủ được kỹ thuật tiên tiến, tiếp cận được nguồn vốn, biến nghề này thực sự trở thành một mô hình phát triển kinh tế bền vững, làm xuất hiện ngày càng nhiều triệu phú bò sữa.

Chọn đúng độ tuổi để phát triển khả năng ngoại ngữ của con trẻ

Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra kết quả bất ngờ rằng, nếu được tiếp xúc với ngoại ngữ càng sớm thì khả năng tiếp thu và phát triển ngoại ngữ của trẻ nhỏ càng cao. Đặc biệt, giai đoạn từ 2 tuổi rưỡi – 6 tuổi chính là lứa tuổi lý tưởng để trẻ bắt đầu việc học ngoại ngữ với hiệu quả tốt nhất, đặc biệt đối với tiếng Anh.

Thật vậy, trong khoảng 2 tuổi rưỡi – 6 tuổi, não của trẻ đang ở giai đoạn phát triển về khả năng nghe – nói và khả năng nhận biết cũng trong quá trình hoàn thiện. Do đó, sự nhạy bén và mức độ thẩm thấu đối với ngôn ngữ mới của trẻ cao hơn so với người lớn. Điều này giúp trẻ nắm bắt và sử dụng tiếng Anh, vàngôn ngữ mới sẽ được bé tiếp thu tự nhiên hơn khi khả năng nghe – nói và nhận biết đã bắt đầu hoàn thiện

Một vấn đề khác trẻ có thể gặp phải khi học tiếng Anh, đó là có sự khác biệt khá xa về đặc điểm phát âm giữa tiếng Anh và tiếng Việt thanh sắc, cùng với tính chất địa phương khá mạnh trong tiếng Việt. Khi khả năng tiếng Việt đã phát triển đến một mức độ nhất định, việc nghe và phát âm tiếng Anh của trẻ thường bị ảnh hưởng từ cách nghe – nói tiếng Việt, từ đó dẫn đến tình trạng phát âm không chuẩn và nghe không tốt. Bởi sự khác biệt ấy, những trẻ bắt đầu học tiếng Anh càng sớm càng có lợi thế hơn trong học tập. Thực tế cho thấy hầu hết những trẻ được học bắt đầu học tiếng Anh ở giai đoạn 2 tuổi rưỡi – 6 tuổi đều có khả năng nghe và nói tự nhiên, trôi chảy và lưu loát. Đặc biệt, rất nhiều trong số đó là trẻ có thể phát âm chuẩn xác như người nói tiếng Anh bản ngữ.

Có thế khẳng định việc cho trẻ học tiếng Anh từ sớm với giáo viên bản ngữ là lựa chọn đúng đắn của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, để việc học của trẻ đạt được kết quả như mong đợi thì “sớm” thôi vẫn chưa đủ. Chị Đỗ Ngọc Hương Xuân, đang làm việc tại một công ty tài chính ở quận 3, TP.HCM, chia sẻ: “Cháu lớn của mình đi học tiếng Anh từ lúc 4 tuổi. Ban đầu chọn khoá học cho con cũng gian nan lắm. Mình muốn chọn cho con một trung tâm có uy tín, chất lượng và quan trọng nhất là chương trình học, môi trường và phương pháp học tập… Đến giờ cháu nhà mình đã học tiếng Anh được nửa năm, bi bô tiếng Anh cũng kha khá rồi và lại sắp hoàn thành một cấp độ trong chương trình Jumpstart của Trung tâm Anh ngữ ILA đấy.”

Bằng kinh nghiệm và uy tín lâu năm trong đào tạo tiếng Anh, ILA luôn dựa trên đặc điểm của từng nhóm học viên riêng biệt mà thiết kế nên chương trình giảng dạy kết hợp với phương pháp và môi trường để đảm bảo việc học tập đạt kết quả cao nhất về mọi mặt. Điển hình là trong chương trình ILA Jumpstart, với đối tượng học viên là các bé từ 2,5 đến 6 tuổi, thì chương trình học tập được thiết kế với tiêu chí cắt giảm mọi áp lực học tập. Quá trình học tập của bé được thiết kế tích hợp qua nhiều hoạt động và bài thực hành đa dạng, sinh động như múa hát, đọc truyện, tham gia trò chơi vận động, học tiếng Anh qua các hoạt động nghệ thuật thủ công, như múa rối với kịch bản mang tính giáo dục… Với các hoạt động hào hứng ngay tại lớp học, các bé sẽ nhanh chóng tiếp thu ngôn ngữ mới với tinh thần tích cực và chủ động nhất.

Thêm vào đó, ILA hiểu rằng những khoá học như ILA Jumpstart chính là những bước đầu tiên vô cùng quan trọng của các “học viên nhí” trên con đường học Anh ngữ. Vì vậy, với đội ngũ giảng viên bản ngữ chuyên nghiệp, có bằng cấp chuyên môn, tận tâm và giàu kinh nghiệm, ILA luôn đảm bảo các học viên của mình được học tập với sự chuẩn xác nhất về phát âm của từ vựng và làm quen với thầy cô giáo bản xứ mà mỗi học viên được tiếp nhận và tiếp xúc.

Chị Hương Xuân cũng cho biết: “Cháu nhỏ nhà mình tháng sau là tròn 2 tuổi rưỡi. Vừa may ILA có thêm chương trình ILA Jumpstart mới dành cho bé 2 tuổi rưỡi đến 4 tuổi. Thế là vợ chồng mình không phải đắn đo lựa chọn nữa, quyết định đăng ký luôn cho cháu. Lần này thì mình hoàn toàn yên tâm.”

Để quý phụ huynh có cơ hội thấy được con em mình trải nghiệm môi trường học tiếng Anh với lứa tuổi rất sớm này, ILA có tổ chức những buổi học thử tại một số trung tâm của mình.

Phụ huynh vui lòng tham khảo lịch học tại www.ilavietnam.com hoặc liên hệ (08) 3521 8788 hoặc trung tâm ILA nào gần nhất.

Đặc biệt, đối với các bé từ 2,5 – 4 tuổi đăng ký tham gia khoá học mới trước ngày 31/03/2013 sẽ được nhận 20% học phí cùng với quà tặng balô và áo thun xinh xắn.

Giữ an toàn cho trẻ nhỏ với gói hút ẩm như thế nào?

Với phương châm “Sức khỏe của người tiêu dùng là sự sống còn của công ty”, từng sản phẩm công ty Cổ phần Thực phẩm One.One Việt Nam đưa ra đều dựa trên các tiêu chí tốt cho sức khỏe người tiêu dùng – sản phẩm hoàn toàn tự nhiên không chất tạo màu, không chiên qua dầu, không chất bảo quản, không Cholesterol, tốt cho sức khỏe. Hơn thế nữa, những chiếc bánh gạo One.One được làm từ nguồn nguyên liệu là những hạt gạo Việt Nam trù phú. Chính vì điều đó mà năm 2013 nhãn hàng Bánh Gạo One.One tiếp tục đạt danh hiệu HVNCLC do Người Tiêu Dùng bình chọn.

Ảnh được cung cấp bởi Bánh gạo One One

Vừa qua, trang báo mạng kienthuc.net.vn có đăng tải thông tin “Cháy da, bỏng mắt, loét miệng vì gói chống ẩm trong bánh gạo”, trong đó có một vài thông tin cung cấp không chính thống, không chính xác. Chính vì thế, công ty Cổ phần Thực phẩm One.One Việt Nam chính thức có thông tin phản hồi để người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm:

1. Hai loại chất chống ẩm đang được Công ty sử dụng song song là silicagen (SiO2) và vôi bột (CaO) với trọng lượng rất nhỏ 3-8gam/túi (và không tiếp xúc trực tiếp với bánh gạo) – đây là những chất chống ẩm không nằm trong danh mục cấm và được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và thế giới. Chất chống ẩm mà bài báo đề cập là vôi bột (CaO), là chất có độ hút ẩm tốt, an toàn cho thực phẩm và được sử dụng ngày càng nhiều vì có nguồn gốc từ thiên nhiên và gần gũi với con người, không độc hại. Cho đến nay, phần lớn các loại bánh gạo của Nhật cũng đang sử dụng vôi bột (CaO) làm chất hút ẩm cho sản phẩm bánh gạo (vui lòng tham khảo thông tin của công ty sản xuất chất chống ẩm từ CaO lớn nhất Nhật Bản http://www.yabashi.jp/vi/industries03-2.html). Vì vậy Công ty Cổ phần Thực phẩm One.One Việt Nam khẳng định tất cả các chất chống ẩm mà công ty đang sử dụng là hoàn toàn hợp pháp và không nằm trong danh sách hoá chất cấm cũng như là độc hại của Việt Nam.

2. Về trường hợp hy hữu đáng tiếc của cháu bé ở Hà Nội nghịch gói chống ẩm bị bay vào mắt, khi xảy ra sự cố người nhà của cháu bé đã liên hệ với Công ty qua điện thoại đường dây nóng, Công ty đã giải thích và hướng dẫn người nhà đem cháu bé đến bác sĩ chữa trị đúng cách và kịp thời.

Vì phương châm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng mà ngay sau sự việc đáng tiếc đó, Công ty Cổ phần Thực phẩm One.One Việt Nam đã yêu cầu bộ phận R&D tìm các biện pháp để hạn chế tối đa các tác dụng phụ của chất chống ẩm; đồng thời cũng ngay lập tức phối hợp với các báo viết bài tư vấn tiêu dùng “Cảnh báo tai nạn do hạt chống ẩm trong thực phẩm”, đăng tại các báo uy tín nhất trên toàn quốc như: báo Tuổi Trẻ ra ngày ra ngày 05/02/2013, báo Hà Nội Mới ra ngày 02/02/2013, An Ninh Thủ Đô ra ngày 02/02/2013, Phụ Nữ Việt Nam ra ngày 02/02/2013 và Phụ Nữ Hồ Chí Minh ra ngày 04/02/2013… với mục đích giúp người tiêu dùng trên toàn quốc hiểu rõ hơn về gói chống ẩm và tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá trình sử dụng.

Gói hút ẩm là gì?

Để bảo quản bánh kẹo và thực phẩm khô ráo, tất cả các công ty thực phẩm trên thế giới thường sử dụng “gói hút ẩm” đóng gói trong bao bì chứa bánh kẹo và thực phẩm cần bảo quản. Gói hút ẩm thường là các túi không thấm nước, có cấu tạo đặc biệt cho khí ẩm dễ dàng xuyên qua, bên trong túi chứa các hóa chất có khả năng hút ẩm cao so với trọng lượng của nó như: Silicagen (SiO2), Ôxít Canxi (CaO – vôi sống), đất sét Bentonite… trong đó Silicagen và Ôxít Canxi là được sử dụng nhiều nhất do độ hút ẩm tốt, giá rẻ và an toàn với thực phẩm. Đặc biệt Ôxít Canxi được sử dụng ngày càng nhiều vì đó là chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và gần gũi với con người, ít độc hại. Từ thời xa xưa, các cụ đã biết dùng vôi tôi cho vào lo, chai, hũ… để bảo quản các loại bánh, mứt, kẹo cũng như để “Ăn miếng trầu là đầu câu chuyện”…

Các nguy cơ từ gói hút ẩm

Như chúng ta đã biết, hoá chất trong gói hút ẩm sẽ an toàn với thực phẩm và người sử dụng khi để trong gói hút ẩm, cách ly với thực phẩm, nhưng lại không an toàn khi ăn hoặc tiếp xúc trực tiếp vào mắt mũi miệng… chính vì vậy mà hiện nay tất cả các gói hút ẩm thường ghi cảnh báo là Chất chống ẩm không ăn được, Không được xé, Tránh xa tầm tay trẻ em, Bỏ ngay vào sọt rác… Người lớn đã có kinh nghiệm hoặc người biết chữ sẽ làm theo chỉ dẫn của cảnh báo, nhưng đối với trẻ em hoặc người không biết chữ thì lại có nguy cơ nếu không tuân thủ theo cảnh báo. Đã có nhiều trẻ nhỏ phải đi tẩy ruột, bỏng mắt, miệng… khi xé và ăn hóa chất hút ẩm bên trong do không biết hoặc do nghịch nghợm.

Giữ an toàn cho trẻ nhỏ với gói hút ẩm như thế nào?

Chính vì vậy để bảo vệ trẻ nhỏ, tại mỗi gia đình chúng ta nên giảng cho trẻ biết tác hại của gói hút ẩm, khuyên trẻ có thói quen bỏ đi, không nghịch xé, nuốt… gói hút ẩm có trong các gói bánh, kẹo hoặc thực phẩm nói chung. Đối với các trẻ nhỏ hơn, chúng ta nên cẩn thận bỏ gói hút ẩm trước khi đưa cho trẻ gói bánh hoặc kẹo.

Trong trường hợp trẻ ăn phải, tốt nhất chúng ta làm cho trẻ nôn ra và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để bác sĩ xử lý kịp thời. Trường hợp trẻ nghịch, bị hạt hút ẩm bay vào mắt thì các bác sĩ khuyên chúng ta nên rửa ngay bằng nước sạch sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ điều trị.

Mong rằng một vài thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp ngăn chặn được những tổn hại đáng tiếc xảy ra, đặc biệt đối với các gia đình có trẻ nhỏ, cũng như yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm, trong đó có bánh gạo One.One.

 
 
 

Bố mẹ chồng muốn nuôi cháu?

(Webtretho) “Cu nhà em mới được 6 tháng mà ông bà nội đã cứ nói với cháu là khi nào cai sữa mang cháu về nuôi. Số là em là con một, chồng em theo về ở nhà ngoại cho thoải mái vì còn một ông anh trai mới lấy vợ đang ở với ông bà. Chồng em thì bảo kệ ông bà, nhớ cháu, quý cháu thì nói vậy, chấp làm gì, con cái chẳng ở với bố mẹ thì sao.

Nhưng mà em vẫn thấy khó chịu lắm cả nhà ạ, lần nào bà xuống thăm cháu cũng nói thế với em, chứ không nói với chồng em. Em đã cố gắng kìm nén, chỉ cười không nói gì vì em thẳng tính lắm, chỉ muốn nói luôn là bố mẹ cũng đẻ con, nuôi con rồi nên cũng hiểu, không ai sống xa con được, ông bà quý cháu thì con sẽ cho cháu về thăm khi nào rỗi, còn chuyện đón cháu về thì vợ chồng con không đồng ý, dù con có đẻ mấy đứa nữa cũng thế. Chỉ vì thế mà mỗi lần mẹ chồng xuống chơi em lại thấy ức chế, mua cho mình cái gì mình cũng không mốn lấy. Chồng bảo em hâm, thế mà cũng để ý, việc mình mình làm. Nói thật chứ, cứ nhắc đến chuyện đó là em thấy ức chế lắm, đã đang mệt mỏi sẵn rồi, chỉ muốn nói thẳng là không bao giờ có chuyện đó nên mẹ đừng nhắc đến nữa. Mình nói chỉ sợ mẹ chồng không vui, nói với chồng thì chồng bảo vợ hâm…”

webtretho_ông bà và cháu

Làm sao khi ông bà cứ bảo sẽ đưa cháu về nuôi? (Ảnh: Inmagine)

Trường hợp của ID bossnho như trên đây dường như không phải là cá biệt. Ông bà có thể vì yêu cháu, thương con hay vì nhiều lý do khác mà thường xuyên nói sẽ đưa cháu về nuôi dù bố mẹ không cảm thấy thoải mái chút nào với đề nghị này. Những lúc như vậy phải làm sao? Lựa lời thế nào để vừa không gây mất lòng, vừa để ông bà hiểu là bạn sẽ không xa con? Hãy cùng trao đổi nhé!