Lưu trữ cho từ khóa: chân tay lạnh

Những lý do khiến chân tay XX lạnh như băng?

Trung y cho rằng, cơ thể là hệ nhất thể của âm dương đối lập, 'người dương' thì nhiệt nóng, chủ động, dễ phát tán. 'Người âm' thì ngược lại.

1. Nguyệt san quá nhiều

XX có đặc điểm sinh lý như nguyệt san, khí hư, mang thai, sinh con, và đặc điểm bệnh lý là bệnh nguyệt san, bệnh khí hư, bệnh trong thời gian mang thai, và bệnh sau khi sinh. Những đặc điểm này phụ thuộc rất nhiều vào máu. Như việc mất máu sẽ gây tổn hương khí huyết, thiếu máu, khiến máu không thể phát huy chức năng giữ ấm, từ đó cơ thể trở nên sợ lạnh, tay chân cũng lạnh theo.

Thông thường, mỗi khi nguyệt san đến, XX sẽ mất 50-80ml máu trong chu kỳ 28-30 ngày, mỗi chu kỳ kéo dài 5-7 ngày. Nếu hành kinh quá tần suất, hoặc bị rong kinh, lượng máu kinh quá nhiều, lâu dần sẽ dẫn đến thiếu máu.

Trị liệu: Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu, trong đó thiếu máu do xuất huyết là thường gặp nhất. Nếu lượng máu kinh bị mất quá nhiều, bạn cần tích cực điều trị để cải thiện tình trạng này.

chan

2. Không chịu vận động, trao đổi chất kém

Do công việc, học tập quá mệt nên thiếu thời gian luyện tập; do bản thân vốn không thích vận động, trao đổi chất kém; do công việc quá căng thẳng, áp lực tâm lý quá lớn, tinh thần không thoải mái; do chức năng điều tiết thần kinh rối loạn, khí huyết không lưu thông, lưu lượng máu chậm, lưu thông ngoại biên không tốt... kéo theo chân tay luôn trong tình trạng lạnh ngắt.

Trị liệu: Tăng cường hoạt động, rèn luyện. Đặc biệt với những người có cơ thể yếu, huyết áp thấp, lười vận động, trao đổi chất kém, càng nên tích cực vận động thể lưu thông khí huyết, tăng dòng chảy của máu, giúp da được ấm áp hơn, cải thiện chứng sợ lạnh.

3. Thiếu nguyên tố vi lượng

Đồng, sắt, kẽm, selen… là nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong cơ thể, đặc biệt là sắt. Bởi để có thể hợp thành huyết cầu tố trong máu nhất định phải có sắt, thiếu sắt có thể dẫn đến sự rối loạn, cản trở hợp thành huyết cầu tố... Những người bị bệnh này thường sẽ kéo theo các hiện tượng như chảy máu trĩ, loét dạ dày tá tràng, chảy máu cam, ho ra máu, rong kinh, bệnh ký sinh trùng như câu trùng (giun móc)... trong thời gian dài.

Trị liệu: Hầu hết các nguyên tố vi lượng cơ thể cần đều có thể tìm thấy trong thực phẩm chúng ta thường ăn mỗi ngày. Do các loại nguyên tố vi lượng và số lượng có trong thực phẩm không hoàn toàn giống nhau, cho nên, trong bữa ăn bình thường, chúng ta cần kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau, không ăn riêng một thực phẩm nào cả. Như vậy, sẽ bổ sung được những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể.

4. Dinh dưỡng không tốt

Chán ăn, kén ăn, luôn kéo theo một số bệnh mãn tính như viêm dạ dày mãn tính, tiêu chảy mãn tính, bệnh thận, ung thư… vì dinh dưỡng không đủ. Ngoài ra, dinh dưỡng không đủ cũng là một trong những lý do khiến vùng dưới đồi (trục hạ đồi) bị tổn thương, rối loạn nội tiết, sợ lạnh, đau đầu, chóng mặt, trống ngực đập liên hồi.

Trị liệu: Bổ sung nguyên liệu tạo máu, tăng cường thực phẩm chứa sắt, thức ăn có hàm lượng sắt phong phú, như máu động vật, gan, trứng, thịt, diệp lục… rau có hàm lượng folic acid phong phú…

5. Thể chất yếu, dương khí không đủ

Trung y cho rằng, cơ thể là hệ nhất thể của âm dương đối lập, "người dương" thì nhiệt nóng, chủ động, dễ phát tán. "Người âm" thì ngược lại, nếu cơ thể yếu, dương khí không đủ, chứng sợ lạnh xuất hiện là điều dễ thấy.

Trị liệu: Chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt chú ý phần chân tay, khi cần thiết có thể dùng túi ủ ấm, ngâm chân nước nóng.

6. Bệnh khác

Bị một số bệnh như suy giáp, bệnh tuyến thượng thận, hạ huyết áp... cũng là lý do khiến cơ thể sợ lạnh, chân tay lạnh cóng vào mùa đông.

Nếu không tìm thấy nguyên nhân sợ lạnh, bạn cần nghĩ kỹ xem mình có mắc bệnh mãn tính nào không, đồng thời nên đến bệnh viện để kiểm ta, xem cơ thể có mắc bệnh gì, thiếu nguyên tố vi lượng nào, để điều trị dứt điểm.

(Theo iOne)

Trị lạnh tay chân bằng thuốc nam

Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều người có cảm giác bàn chân, bàn tay luôn lạnh cóng, buốt giá, tay chân đỏ tấy hoặc trắng bệch, đau nhức… mặc dù đã mặc ấm, đi tất.  Cảm giác này thường gặp nhiều ở phụ nữ, người cao tuổi, người ăn uống kiêng khem, thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém.  Đông y cho rằng chân tay lạnh là do thận dương suy yếu, do tỳ hư. Để chữa trị bệnh này cần phải bổ thận dương, bổ tỳ dương, điều hòa thân nhiệt.

Xin giới thiệu một số bài thuốc nam điều trị chứng bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng khi cần.

Lạnh tay chân do thận dương suy yếu: Biểu hiện lạnh tay chân, đau lưng mỏi gối, da xanh, sức yếu, ăn uống kém, hay bị hoa mắt chóng mặt. Nếu là nam giới dễ bị tảo tiết, ngủ mơ, tim hồi hộp. Phép trị là ôn bổ thận dương. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: Phá cố chỉ 6g, nhục thung dung 10g, ngũ gia bì 16g, sơn thù 12g, tần giao 12g, hoàng kỳ 12g, mẫu lệ chế 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đại táo 3 quả, ngải diệp 12g, trần bì 10g, cam thảo 10g, quế 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Cây và củ đinh lăng.

Bài 2:

Thục địa (sao khô) 12g, đậu đen (sao thơm) 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, ngải diệp 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, khởi tử 12g, thỏ ty tử 12g, phá cố chỉ 10g, quế 8g, thiên niên kiện 10g, trần bì 10g, đại táo 3 quả, sinh khương 4g, phòng sâm 12g, cam thảo 12g, ngũ vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 3: Phòng sâm 12g, đương quy 12g, thục địa 10g, liên nhục 12g, tơ hồng xanh 16g, cẩu tích 16g, phụ tử 6g, sinh khương 4g, ngải diệp (khô) 12g, tần giao 12g, tế tân 10g, dâm dương hoắc 10g, trạch tả 12g, sơn thù 16g, tất bát 12g, lương khương 10g, chích thảo 12g, hoàng kỳ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. 10 - 13 ngày một liệu trình.

Lạnh tay chân do tỳ hư: Biểu hiện chân tay lạnh, dày da bụng, da xanh, môi nhợt, bụng đau âm ỉ, thỉnh thoảng sôi bụng, phân lỏng, ăn uống kém, chân tay yếu mềm. Phép trị là ôn bổ tỳ dương. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: Bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, trần bì 12g, đại táo 6 quả, củ đinh lăng 16g, ngũ gia bì 12g, quế 8g, sa nhân 10g, hoàng kỳ (sao mật) 12g, sinh khương 4g, chích thảo 12g, đương quy 12g, hậu phác 10g, thần khúc 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: Cao lương khương 12g, ngũ gia bì 12g, ngải diệp 10g, bạch truật 16g, đương quy 12g, hậu phác 10g, sinh khương 6g, phòng sâm 16g, hà thủ ô 16g, rễ đinh lăng 16g, cây ngấy hương 16g, trần bì 10g, thần khúc 10g, chích thảo 12g, quế 8g, đại táo 6 quả. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Chân tay lạnh có phải do yếu?

Người bị tay chân lạnh tuyệt đối không nên để bụng đói vì khi đói, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm hơn so với ở mức bình thường.

Vừa nắm tay người bạn thân sau nhiều năm không gặp, anh ta la làng: “Trời, sao tay bà lạnh ngắt thế? Có ốm đau gì không vậy?”. Tôi hơi thẹn vì phản ứng “quá nhanh”của người bạn cũ. Tối về, lang thang trên mạng, lại gặp một thành viên than thở: “Tôi thường bị lạnh tay chân, nhất là đến những vùng có thời tiết lạnh. Tuy bị đã lâu nhưng đến giờ, tôi vẫn "chung sống rất hòa bình" với nó, và dường như chưa thấy ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Chỉ có điều, bạn bè nhiều khi nắm tay tôi, ai cũng la làng vì lạnh”.

Rồi nửa đùa nửa thật, lũ bạn hè nhau chọc tôi: “Nè, người có bàn tay lạnh là người không có hậu nên phải cảnh giác nhỏ này đó nha”. Chuyện này không phải đùa vì cũng đã có bài báo viết: “Ấn tượng ban đầu giữa hai người lạ mặt có thể hình thành ngay sau cái bắt tay. Đa số, người ta dễ có cảm tình với những người có bàn tay ấm nóng. Vì trong quan niệm của dân gian, người có bàn tay ấm được xem là người rộng lượng, sống tình cảm. Còn người có bàn tay lạnh thì ích kỷ, sống không thật”.


Dù chỉ là quan niệm nhưng thực tế, những người bị mắc chứng chân tay lạnh thường bị mặc cảm trong giao tiếp, họ tỏ ra thiếu tự tin và ngại bắt tay. Anh bạn tôi cho biết: “Nhà tớ 75% thành viên bị bệnh này. Đông y kêu là hiệu ứng thấp phong, nếu bị nặng thì thường hay ù tai, hoặc là khi nghiến răng, nhắm chặt mắt cảm giác tai bị ù ù”.

Mấy ông thầy lang thì phán rằng, không ảnh hưởng gì, chỉ là do cơ địa thôi. Có thầy lại bảo, bệnh này liên quan mật thiết đến hai quả thận, nếu bổ thận thì bệnh sẽ thuyên giảm. Vì thế, nên ăn các loại đỗ, uống bột sắn dây. Bệnh này nói chung không nguy hiểm tức thời, vẫn có thể sống chung với bệnh cả đời nhưng ảnh hưởng sức khỏe về lâu dài.

Theo Tây y, nguyên nhân dẫn tới bệnh “tay lạnh” thường do quá trình lưu thông máu trong cơ thể không được duy trì ổn định. Lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ. Ngoài ra, những người mắc bệnh thiếu máu cũng mắc chứng tay chân lạnh do lượng hồng cầu trong máu thấp. Nguyên nhân nữa là do tuần hoàn máu trong cơ thể suy giảm, kéo theo máu cung cấp tới bàn tay, bàn chân bị giảm theo. Sự thay đổi các hormon, đặc biệt hormon sinh sản cũng là một nguyên nhân.

Thông thường, nữ giới vào kỳ kinh nguyệt bị mất một lượng máu khá lớn khiến nhiệt độ cơ thể có thể giảm đôi chút. Những người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu cũng thường bị chân tay lạnh. Khi bị căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể làm chứng bệnh này thêm nặng.

Đông y bổ sung thêm, chứng chân tay lạnh thường gặp ở phụ nữ, người cao tuổi, những người ăn uống kiêng khem quá mức, kém dinh dưỡng, hút thuốc, uống rượu nhiều. Bệnh thường biểu hiện bằng bề mặt da tái nhợt hoặc trắng bệch.

Nói chung, vào thời tiết lạnh, nếu tay chân lạnh thì không nên quá lo lắng vì đó là hiện tượng thông thường, xuất phát từ cấu tạo tự nhiên của cơ thể, do điều kiện thời tiết hoặc do giữ ấm không đúng cách. Trong trường hợp nào đó, chân tay lạnh là biểu hiện của sức khỏe tốt.

Những người có huyết áp thấp nhưng khỏe mạnh thường tập trung dòng máu vào phần thân mình, khiến cho các đầu ngón tay, chân bị lạnh. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh thiếu máu cũng mắc chứng tay chân lạnh do lượng hồng cầu trong máu hạ thấp. Biểu hiện rõ nhất là gan bàn chân, tay luôn ở trong trạng thái lạnh ngắt cho dù là trời nóng hay lạnh.

Tuy nhiên, lạnh buốt chân tay đi kèm với một số cảnh báo sức khỏe khác thì không nên chủ quan. Chẳng hạn, nếu lạnh bàn tay, chân kèm theo hiện tượng rụng tóc nhiều và mất trí nhớ, có thể do giảm hoạt động tuyến giáp, còn nếu có cảm giác tê buốt và như bị kim châm thì đó là biểu hiện của thiếu vitamin B12.

Theo y học cổ truyền, chứng bệnh này là do khí huyết kém lưu thông liên quan đến thận dương hư. Do vậy, việc điều trị là phải bổ thận dương, làm lưu thông khí huyết và ấm kinh mạch. Ở những vùng lạnh, buổi tối trước khi ngủ, hãy ngâm chân và tay trong nước ấm pha chút muối từ 10 - 15 phút.

Vận động nhiều cũng sẽ làm ấm nóng cơ thể, tăng cường và điều tiết tuần hoàn máu. Đặc biệt, nên ăn thức ăn có nhiều ca-lo và chất béo vì chúng cung cấp nhiều năng lượng để sản sinh nhiệt lượng sưởi ấm cơ thể, bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B, vitamin C, E và các axít amin.

Các loại vitamin và khoáng chất này giúp tăng lượng hồng cầu trong máu và tăng cường sức đề kháng. Nên ăn nhiều cà rốt, cà chua, súp lơ, ớt, tiêu... Tuyệt đối không nên để bụng đói vì khi đói, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm hơn so với ở mức bình thường.

Meo.vn (Theo Doanhnhansaigon)

5 thực phẩm “tăng lực” trong mùa đông

Để có thể cung cấp đủ năng lượng cho mùa đông, bạn hãy ăn nhiều thực phẩm có chứa protein, chất béo, vitamin…

Mùa đông lạnh lẽo sẽ khiến cơ thể con người tiêu hao nhiều năng lượng và hoạt động nhiều hơn để chống lại cái rét. Do đó, trong thời gian này, cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể để chúng có thể chuyển hóa thành nhiệt lượng giữ ấm cơ thể, nhất là những bạn có cơ thể gày gò, yếu ớt.

Để có thể cung cấp đủ năng lượng cho mùa đông, bạn hãy ăn nhiều thực phẩm có chứa protein, chất béo, vitamin… Đặc biệt nên ăn nhiều những thực phẩm sau:

Nấm hương

Trong nấm hương có chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng, hơn 50 loại enzym, axit amin, choline, adenine, ergosterol, lentinan… có thể kiềm chế sự hợp thành colesterol, thúc đẩy sự phân giải và đào thải colesterol ra khỏi cơ thể và có được hiệu quả trong việc trị bệnh huyết áp cao.

Giá

Giá là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và rất lý tưởng, trong nó có đủ các acid amin cơ bản, leucin, lysin, metionin, tryptophan, valin, vitamin A, B1, B2, D, E, F, enzyme…

Sữa

Trong sữa có chứa chất béo no, protein, can xi, vitamin C và 9 loại axit amin cần thiết, có dinh dưỡng cao, tiêu hoá tốt, giúp nhuận tràng.

Mộc nhĩ đen

Mộc nhĩ đen hàm chứa nhiều nguyên tố vi lượng, giúp chống đông kết máu, có tác dụng chữa bệnh tim mạch, táo bón, bổ khí, tạo máu… rất có hiệu quả với những người thiếu máu, chân tay mềm yếu, tê cóng.

Thịt chó

Hàm lượng taurine, peptide có rất nhiều trong thịt chó, hơn nữa lượng mỡ lại ít. Các bác sỹ đông y cho rằng, thịt chó có tính nóng, giúp bổ khí, giữ ấm cho cơ thể, có tác dụng tốt đối với những người thường xuyên bị đau lưng, cảm lạnh, chân tay lạnh toát, đi tiểu nhiều trong đêm.

 

Meo.vn (Theo VnMedia)

Cậu nhỏ bỗng nhiên ngắn lại và co giật

Rất đột ngột, "cậu bé" co rụt vào trong và co giật gây đau..., y học cổ truyền gọi đây là chứng bệnh thúc dương.

Trong y học cổ truyền, thúc dương, hay còn gọi là dương thúc, âm thúc... là bệnh danh dùng để chỉ tình trạng bộ phận sinh dục ngoài của nam đột nhiên co rụt vào bên trong, co giật và đau dữ dội, người bệnh tinh thần căng thẳng, sợ hãi, có thể kèm theo các triệu chứng thở gấp, mặt tái xanh, ngực sườn trướng tức, rét run, chân tay lạnh toát... Bệnh mang tính chất thần kinh chức năng, phần nhiều do nguyên nhân về tâm lý, thường xảy ra ở những người dễ mẫn cảm, hay lo âu.

Ảnh minh họa


Theo y học cổ truyền, gốc của bệnh là thận dương hư yếu, ngọn là hàn thấp bên ngoài xâm nhập. Thận là chủ bộ phận sinh dục, hàn tà có tính co rút, khi cả gốc và ngọn đều cùng co rụt, sẽ sinh bệnh. Ngoài ra, can huyết không đủ, lại nhiễm phải hàn thấp cũng có thể gây bệnh. Can là chủ gân bắp, can mạch đi từ bộ phận sinh dục vào bụng dưới, hàn thấp làm bế tắc can mạch mà sinh chứng đau kịch liệt.

Thúc dương phần nhiều phát sinh sau khi xuất tinh ban đêm (có thể do di tinh hoặc giao hợp) sáng dậy đi tiểu hoặc rửa bộ phận sinh dục bằng nước lạnh, hàn tà thừa cơ xâm nhập mà phát thành bệnh. Một số ít trường hợp là do giận dữ quá độ khiến can hỏa bốc lên làm gân co rút, gây ra thúc dương.

Để phòng chống căn bệnh này, ngoài việc thực hành tâm lý liệu pháp, có thể sử dụng một số biện pháp như xoa bóp, dùng thuốc, day bấm huyệt... theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Để dự phòng chứng thúc dương, cần chú ý rèn luyện thân thể, nâng cao thể chất, tạo dựng đời sống tinh thần thư thái, hết sức tránh căng thẳng, giận dữ làm tổn thương can khí, sinh hoạt tình dục hợp lý. Ngoài ra, tránh ăn các đồ sống lạnh, tuyệt đối không vệ sinh, tắm rửa bằng nước lạnh ngay sau khi động phòng.

Chứng bệnh thúc dương ở nam giới

Rất đột ngột, "cậu bé" co rụt vào trong và co giật gây đau..., y học cổ truyền gọi đây là chứng bệnh thúc dương.

Trong y học cổ truyền, thúc dương, hay còn gọi là dương thúc, âm thúc... là bệnh danh dùng để chỉ tình trạng bộ phận sinh dục ngoài của nam đột nhiên co rụt vào bên trong, co giật và đau dữ dội, người bệnh tinh thần căng thẳng, sợ hãi, có thể kèm theo các triệu chứng thở gấp, mặt tái xanh, ngực sườn trướng tức, rét run, chân tay lạnh toát... Bệnh mang tính chất thần kinh chức năng, phần nhiều do nguyên nhân về tâm lý, thường xảy ra ở những người dễ mẫn cảm, hay lo âu.


Theo y học cổ truyền, gốc của bệnh là thận dương hư yếu, ngọn là hàn thấp bên ngoài xâm nhập. Thận là chủ bộ phận sinh dục, hàn tà có tính co rút, khi cả gốc và ngọn đều cùng co rụt, sẽ sinh bệnh. Ngoài ra, can huyết không đủ, lại nhiễm phải hàn thấp cũng có thể gây bệnh. Can là chủ gân bắp, can mạch đi từ bộ phận sinh dục vào bụng dưới, hàn thấp làm bế tắc can mạch mà sinh chứng đau kịch liệt.

Thúc dương phần nhiều phát sinh sau khi xuất tinh ban đêm (có thể do di tinh hoặc giao hợp) sáng dậy đi tiểu hoặc rửa bộ phận sinh dục bằng nước lạnh, hàn tà thừa cơ xâm nhập mà phát thành bệnh. Một số ít trường hợp là do giận dữ quá độ khiến can hỏa bốc lên làm gân co rút, gây ra thúc dương. Để phòng chống căn bệnh này, ngoài việc thực hành tâm lý liệu pháp, có thể sử dụng một số biện pháp như xoa bóp, dùng thuốc, day bấm huyệt... theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Để dự phòng chứng thúc dương, cần chú ý rèn luyện thân thể, nâng cao thể chất, tạo dựng đời sống tinh thần thư thái, hết sức tránh căng thẳng, giận dữ làm tổn thương can khí, sinh hoạt tình dục hợp lý. Ngoài ra, tránh ăn các đồ sống lạnh, tuyệt đối không vệ sinh, tắm rửa bằng nước lạnh ngay sau khi động phòng.

Meo.vn (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Đông y điều trị ra mồ hôi

Ở Trạng thái bình thường, cơ thể cần khoảng 1,8-2,2 lít nước để bảo đảm các hoạt động của mình và cũng thải ra ngoài lượng nước tương đương bằng nước tiểu, mồ hôi, phân. Lượng mồ hôi ra nhiều hay ít tùy mùa (mùa hè ra nhiều, mùa đông ra ít), tùy trạng thái hoạt động của cơ thể (lao động chân tay ra nhiều, lao động trí óc ra ít, ăn nóng ra nhiều, ăn lạnh ra ít...), tùy lượng nước tiểu, lượng phân (nước tiểu nhiều, nước trong phân nhiều khi mồ hôi ít và ngược lại). Tuy nhiên một số chứng vô cớ gây ra mồ hôi, cần chú ý theo dõi và chữa kịp thời. Thường thấy: tự ra mồ hôi lúc thức (tự hãn), ra mồ hôi lúc ngủ (đạo hãn, còn gọi là ra mồ hôi trộm), ra mồ hôi khi bị ngoại cảm.

Tuệ Tĩnh, Lãn Ông và các y gia nói chung thống nhất vô cớ đổ mồ hôi có hai loại tự hãn và đạo hãn. 'Tự hãn thì bất cứ lúc nào tự nhiên mồ hôi chảy ra đầm đìa, còn đạo hãn thì lúc ngủ mồ hôi mới chảy ra ướt khắp mình như tắm, khi tỉnh dậy thì hết'. Tự hãn là do dương hư, làm cho phần biểu không vững chắc, nên mồ hôi dễ thoát ra. Còn đạo hãn là do âm hư, không thể nuôi dưỡng tốt phần lý và liễm tàng ở trong lý, nên khi ngủ mồ hôi thoát ra ngoài, khi tỉnh dậy thì hết. Tuy nhiên Lãn Ông cũng đề cập đến vai trò của hỏa (âm hỏa) 'Nếu có hỏa mà ra mồ hôi là hỏa thiêu đốt phần âm, thì biết là âm hư, không có hỏa mà ra mồ hôi là khí ở phần biểu không vững thì biết là dương hư (Y hải cầu nguyên).

Nguyên nhân gây tự ra mồ hôi thường là dương hư, khí hư, khí huyết hư, gây ra mồ hôi trộm thường là âm hư hoặc âm và khí hư. Ngoại tà gây ra mồ hôi thường là phong thấp, ôn nhiệt, thấp nhiệt.

Trong điều trị, về nguyên tắc phải chữa nguyên nhân, nếu có hư thì phải bổ, nếu do ngoại tà thì phải tả, đồng thời phải bù tân dịch clo mồ hôi bị thoát ra ngoài.

Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc điều trị tùy thể bệnh.

Thể tự hãn

- Ban ngày vô cớ ra mồ hôi, đồng thời có sợ gió lạnh, dễ bị cảm, thường là do vệ khí hư, cần bổ vệ khí và khu phong. Phương thuốc hay dùng là: hoàng kỳ 8g, bạch truật 16g, phòng phong 8g, đẳng sâm 10g, mạch môn 15g, ngũ vị tử 4g. Cách dùng: cho 800ml nước sắc còn 200ml nước, sắc 2 lần, 2 ngày uống một thang.

- Người gầy yếu, mới ốm nặng dậy có vã mồ hôi thường do khí huyết hư. Cần phải bổ cả khí và huyết.

Bài thuốc: Nhân sâm 8g, nhục quế 8g, ngũ vị tử 5g, địa hoàng 15g, phục linh 8g, bạch truật 10g, cam thảo 5g, hoàng kỳ 15g, đương quy 10g, bạch thược 8g. Tất cả các vị sấy khô, tán bột, làm hoàn với mật ong, mỗi viên 2g, ngày uống 4 viên chia làm 2 lần.

- Trường hợp dùng thuốc làm ra mồ hôi quá liều (xông, thuốc cảm) làm mồ hôi cứ chảy liên tục không dứt, thường do khí hư, cần phải bổ khí. Có thể ngậm những lát nhân sâm để bổ khí, mồ hôi sẽ ngừng ra.

- Trường hợp đẻ bị mất máu nhiều hoặc mất máu nhiều do nguyên nhân khác có vã mồ hôi hột (choáng mất máu), đó là do khí thoát theo với huyết thoát. Cần bổ gấp nguyên khí. Phương thuốc hay dùng là Độc sâm thang: Nhân sâm 6-8g sắc uống.

- Trường hợp vã mồ hôi hột lại thêm chân tay lạnh toát, mạch rất khó bắt, đó là do cả dương và khí đều thoát, phải bổ gấp cả dương và khí (hồi dương cứu nghịch). Phương thuốc hay dùng là Sâm phụ thang: Nhân sâm 8g, phụ tử 8g sắc uống. Nếu thấy chân tay ấm lại, mạch đập rõ là đã có kết quả.

Thể đạo hãn

- Ban đêm ngủ say tỉnh giấc thấy quần áo ướt và không thấy mồ hôi ra nữa gọi là mồ hôi trộm (đạo hãn). Thường do âm hư, cần bổ âm. Thường dùng phương thuốc: Sơn thù 12g, thục địa 16g, đan bì 9g, trạch tả 2g, sơn dược 9g, ngũ vị 6g, mạch môn 12g, bạch thược 12g, đăng tâm thảo 12g, địa cốt bì 12g, liên tử 12g. Cách dùng: cho 1.000ml nước, sắc còn 250ml nước, sắc 3 lần, ngày uống 2 lần, uống 2 ngày một thang.

- Ở trẻ em ra mồ hôi trộm. Hải Thượng Lãn Ông còn dùng phương thuốc kinh nghiệm sau:

Bài 1: Nhân sâm, phục linh, toan táo nhân, mỗi vị 10g, tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 3g, ngày 3 lần uống với nước cơm.

Bài 2: Ngũ bội tử tán nhỏ hòa với nước miếng, đắp vào lỗ rốn. Phương này chữa cả chứng tự hãn và đạo hãn.

- Trường hợp đổ mồ hôi trộm, đau lưng, ù tai. Đó là thận hư, phủ của nguyên khí không kín đáo.

Bài 3: Thục địa 24g, sơn thù 12g, sơn dược 12g, trạch tả 9g, phục linh 9g, đan bì 9g. Cách dùng: cho 800ml nước sắc còn 200ml nước, sắc 2 lần, 2 ngày uống 1 thang.

Bài 4: Ngũ vị tử, sơn thù, long cốt, mẫu lệ, hà thủ ô, viễn chí, ngũ bội tử, địa cốt bì đều 12g. Cách dùng: cho 800ml nước sắc còn 200ml nước, sắc 2 lần, 2 ngày uống một thang.  

Theo Suckhoe&Doisong

Thuốc hay, dễ kiếm

Hẳn bạn sẽ có một mái tóc đen, dài, mượt mà, thơm mát nếu bạn là người chăm chỉ dùng bồ kết và các loại lá như hương nhu, sả... để gội đầu. Vậy bạn có bao giờ thử tìm hiểu xem bồ kết, hương nhu, sả... còn có tác dụng nào khác?

Liệu bồ kết và hương nhu có thể được sử dụng trong y học hay không? Bạn có tin rằng bồ kết có tác dụng chữa trúng phong, cấm khẩu, phong tê... Còn hương nhu thì có khả năng chữa cảm mạo, nhức đầu... và một số loại bệnh khác.

Bồ kết

Bồ kết có tên khoa học là Gleditschia australis Hemsl. Người ta thường sử dụng quả bồ kết chín khô (còn gọi là tạo giác). Hạt bồ kết lấy ở quả bồ kết chín đã phơi hay sấy khô còn gọi là tạo giác tử. Gai bồ kết hái ở thân cây bồ kết, đem về phơi hay sấy khô còn gọi là tạo thích. Vào tháng 10-11, quả chín, hái về phơi khô. Khi mới hái quả có màu xanh hay hơi vàng, phơi và để lâu có màu đen bóng.  

Gai bồ kết có thể thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào các tháng 9 đến tháng 3 năm sau; hái về phơi khô hoặc nhân lúc gai còn đang tươi, thái mỏng rồi mới phơi hay sấy khô.

Từ quả bồ kết, người ta đã chiết được 8 chất flavonoit và 7 hợp chất tritecpen: 5 trong số 8 hợp chất flavonoit đã được rút ra dưới dạng tinh khiết và xác định là luteolin, saponaretin, vitexin, homoorientin và orientin.

Tác dụng dược lý: Sơ bộ nghiên cứu tác dụng dược lý, người ta thấy rằng hỗn hợp flavonozit và chất saponaretin riêng biệt có hoạt tính chống siêu vi trùng; hỗn hợp saponin bồ kết có tác dụng đối với trùng roi âm đạo, hỗn hợp saponin và flavonoit có tác dụng giảm đau. ở Trung Quốc người ta đã dùng nước sắc bồ kết để trừ đờm.

Công dụng và liều dùng: Trong cuộc sống hàng ngày, người ta dùng nước bồ kết gội đầu; giặt quần áo lụa, len có màu không bị ố. Còn trong y học, ngoài việc dùng bồ kết làm nguyên liệu để chế chất saponin, bồ kết còn được dùng trong Đông y để chữa nhiều bệnh khác nhau.

Quả bồ kết: Theo các tài liệu cổ thì bồ kết (bỏ hạt, hoặc đốt ra than, hoặc tán nhỏ làm thành viên hay thuốc bột) có vị cay, mặn, tính ôn hơi có độc, vào 2 kinh phế và đại tràng. Có năng lực thông khiếu, tiêu đờm, sát trùng, làm cho hắt hơi dùng chủ yếu chữa trúng phong cấm khẩu phong tê, tiêu đồ ăn, đờm xuyễn thũng, sáng mắt, ích tinh.

Liều dùng hàng ngày 0,5 đến 1g dưới dạng thuốc bột, hay đốt ra than mà dùng, hoặc thuốc sắc.Hạt bồ kết: Trong một số sách cổ nói hạt bồ kết vị cay, tính ôn, không độc, có tác dụng thông đại tiện, bí kết, chữa mụn nhọt: dùng với liều 5-10g dưới dạng thuốc sắc.

Gai bồ kết: Có vị cay, tính ôn, không độc. Chữa ác sang, tiêu ung độc, làm xuống sữa. Liều dùng 5-10g dưới dạng thuốc sắc.

Gần đây, người ta còn dùng bồ kết để thông khoan chữa bí đại tiện và không trung tiện được sau khi mổ, chữa tắc ruột và kết quả, có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn, thường chỉ sau 5 phút là tháo phân ngay.

Cách làm đơn giản như sau: lấy 1/4 quả bồ kết, nướng thật vàng, đừng nướng cháy quá hay còn sống, bỏ hột đi rồi tán thành bột nhỏ. Lấy canulơ, đầu có bôi vadơlin hay dầu, chấm vào bột bồ kết, sau đó cho vào hậu môn sâu độ 3-4cm; cứ thế làm 3-4 lần cho bột vào trong hậu môn, sau 2 đến 5 phút bệnh nhân đi ngoài được, có trường hợp hậu phẫu không trung tiện được 2 đến 5 ngày, bệnh nhân chướng bụng, bệnh nhân bí đại, trung tiện, nôn mửa liên tục có khi nôn ra máu mà làm như trên chỉ sau 2 phút trung tiện và đi ngoài được ngay, có bệnh nhân ra tới 500 con giun.

Đơn thuốc có bồ kết hiệu nghiệm:

- Thuốc chữa ho: bồ kết 1g, quế chi 1g, đại táo(táo đen) 4g, cam thảo 2g, sinh khương 1g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.

- Chữa nhức răng, sâu răng: Quả bồ kết tán nhỏ, đắp vào chân răng, hễ chảy dãi thì nhổ đi.

- Chữa trẻ con chốc đầu, rụng tóc: Bồ kết đốt ra than, tán nhỏ rửa sạch vết chốc, rồi đắp than bồ kết lên.

- Chữa đi lỵ lâu ngày: Hạt bồ kết sao vàng, tán nhỏ, dùng làm hồ nếp viên bằng hạt ngô. Ngày dùng 10 -20 viên, dùng nước chè đặc mà chiêu thuốc (nên uống vào buổi sáng sớm khỏi mất ngủ).

- Chữa phụ nữ sưng vú: Gai bồ kết thiêu tồn tính 40g, bạng phấn 4g. Hai vị đều tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 4g bột này.

Hương nhu

Tên hương nhu hiện được dùng để chỉ nhiều vị thuốc khác nhau nhưng đều là những cây thuộc họ hoa môi. Hương là mùi thơm, nhu là mềm, vì cây có mùi thơm, lá mềm nên gọi là hương nhu. Có hai loại là hương nhu trắng và hương nhu tía. Cây hương nhu tía là cây thân và cành có màu tía, có lông quặp. Lá có cuống dài, thuôn hình mác hay hình trứng, dài 1 - 5cm, mép có răng cưa, 2 mặt đều có lông. Hoa màu tím, mọc thành chùm đơn, xếp thành từng vòng từ 6 - 8 chiếc trên chùm, ít khi phân nhánh.

Cây hương nhu trắng có lá mọc đối, có cuống, phiến là dài 5 - 10cm, hình trứng nhọn, cuống thon, mép khía tai bèo hay có răng ca thô, trên gân chính của lá có lông. Hoa nhỏ mọc thành sim đơn, 6 hoa kết thành chùm đơn, đôi khi ở dưới có phân nhánh.

Trước đây, người ta chỉ trồng một ít có tính chất gia đình dùng để làm thuốc. Khi cây đang ra hoa thì hái về, hái toàn cây, phơi khô trong mát để dùng làm thuốc. Gần đây người ta trồng nhiều Hương nhu trắng để cất tinh dầu dùng trong nước và xuất khẩu.

Thành phần hoá học: Trong cây hương nhu trắng và hương nhu tía đều có tinh dầu, nhưng tỷ lệ tinh dầu trong cây hương nhu trắng thường cao hơn: 0,6-0,08%. Tinh dầu có 2 phần, phần nhẹ hơn nước và phần nặng hơn nước vị cay, phần nhẹ hơn nước (0,9746), độ sôi 243 - 2440C.

Thành phần chủ yếu của hương nhu trắng hay tía là ơgenol (45-70%); ngoài ra còn chừng 20% ête metylic của ơgenol và 3% cacvacrol. Chúng ta biết ơgenol là một vị thuốc rất cần thiết dùng trong nha khoa và trong việc tổng hợp chất vanilin.

Công dụng và liều dùng: Theo Đông y, hương nhu có vị cay, hơi ôn, vào 2 kinh phế và vị, có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa cảm mạo, giảm sốt, lợi thấp, hành thủy; dùng chữa cảm mạo, đầu nhức, bụng đau, miệng nôn, thuỷ thũng, đi ngoài lỏng, chảy máu cam.

Ngày dùng 3-8 gam. Những người âm hư và khí hư không dùng được.

Tây y hiện nay chưa thấy dùng cây này làm thuốc. Thường chỉ dùng để cất tinh dầu chế ơgenol dùng trong nha khoa và trong việc tổ hợp chất vanilin.

Đơn thuốc có hương nhu dùng trong dân gian:

- Chữa chứng hôi miệng: hương nhu 10g sắc với 200ml nước. Dùng súc miệng và ngậm.l

- Trẻ con chậm mọc tóc: hương nhu 40g, sắc với 200ml nước, cô đặc, trộn với mỡ lợn, bôi lên đầu.

- Cảm mạo tứ thời: hương nhu tán nhỏ, mỗi lần dùng 8g, pha với nước sôi hay dùng rượu hâm nóng mà chiêu thuốc. Ra mồ hôi được là khỏi.

- Cảm lạnh, phát sốt, thổ tả, nhức đầu, đau bụng, chân tay lạnh ngắt, buồn bực: hương nhu 500g, hậu phác tẩm gừng nướng 200g, bạch biển đậu sao qua 200g, tất cả 3 vị tán nhỏ trộn đều; mỗi lần dùng 10g pha với nước sôi mà uống. Có thể dùng tới 20 gam.

Sả

Sả còn được gọi là cỏ sả, lá sả. Toàn thân cây có mùi thơm đặc biệt. Trong thành phần của sả có 1 - 2% tinh dầu.

Công dụng và liều dùng: Đối với những người phụ nữ, sả vô cùng quen thuộc, bạn có thể dùng chúng trong công việc bếp núc, hay khi gội đầu bằng bồ kết, hương nhu, vỏ bưởi, thì sả cũng không thể thiếu được. Tinh dầu sả còn dùng làm thuốc giúp tiêu hoá, đuổi muỗi, và dùng trong công nghiệp chất thơm, làm nước hoa, xà phòng thơm, dầu sả...

Lá sả dùng pha nước uống cho mát và tiêu. Củ sả có tác dụng thông tiểu tiện, ra mồ hôi, chữa cảm sốt. Một ngày có thể dùng 15 đến 30g củ sả hay lá sả dưới dạng thuốc sắc hay nấu nước xông.  

Theo Thanh Hạnh

Tư Vấn Tiêu Dùng

Khắc phục chứng chân tay lạnh

Bệnh thường xảy ra vào mùa đông. Người mắc chứng này tay chân hay lạnh ngắt - dù đã mặc đủ ấm. Kể cả đi tất, đeo găng… tay chân vẫn lạnh.

GS Hoàng Bảo Châu, nguyên Viện trưởng Viện Y học Cổ truyền TW cho biết, người mắc chứng tay chân lạnh là do 'dương hư' (hàn).

Bình thường nhiệt độ cơ thể cân bằng ở 36 - 37oC. Khi dương nhiều hơn, người sẽ cảm thấy nóng; Âm nhiều hơn, sẽ cảm thấy lạnh. Cơ thể người có 3 vùng: thượng tiêu (vùng ngực hất lên), trung tiêu (vùng bụng, đường tiêu hóa), hạ tiêu (khoảng thắt lưng trở xuống).



Người mắc chứng chân tay lạnh cần ăn uống tốt hơn để giúp cơ thể sản sinh nhiệt lượng nhiều hơn.

Theo Đông y, dương khí bắt đầu từ hạ tiêu đưa lên. Nếu chuyển hóa tăng, sẽ sản sinh nhiều nhiệt.

Người dương hư tức là chuyển hóa giảm, phần trên hay ra mồ hôi, hay đau bụng, dễ đi ngoài khi ăn đồ ăn lạnh. Đây là chứng bệnh gây khó chịu cho người mắc chứ không mang tính nguy hiểm.

Chứng chân tay lạnh thường gặp ở phụ nữ, những người cao tuổi, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, sức đề kháng yếu.

Ngoài ra, những người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp, suy tuyến giáp, xơ vữa động mạch... cũng thường có biểu hiện chân tay lạnh.

Bệnh nhân đang nghe bác sĩ tư vấn.

Đặc biệt, trong trường hợp chân tay lạnh giá kèm theo đau, buốt; đầu ngón tay chân chuyển sang màu trắng, có thể đó là biểu hiện của bệnh viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu.

Việc điều trị chứng chân tay lạnh theo y học hiện đại vẫn chưa được rõ rệt. Để khắc phục, người mắc chứng chân tay lạnh cần ăn uống tốt hơn để giúp cơ thể sản sinh nhiệt lượng nhiều hơn.

Có một cách đơn giản là nhấm một chút gừng tươi để giúp cơ thể ấm lên. Khi ra ngoài đường, cần đeo khẩu trang, quàng khăn để tránh nhiễm lạnh.

Buổi tối đi ngủ, ngoài việc mặc đủ ấm, cần quàng khăn vì không khí về đêm lạnh hơn, trong khi tuần hoàn của cơ thể khi ngủ ít hơn, nhiệt lượng ít hơn.

Một số loại thuốc giúp làm ấm chân tay có bán trên thị trường (thuốc Đông y) cũng có tác dụng nhất định.

Người mắc chứng chân tay lạnh nên ăn đồ ăn có nhiều calo để cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, thường xuyên tập luyện, vận động giúp tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết.

(Theo Bee)

Dùng gừng để chữa chứng chân tay lạnh

Có những người luôn bị lạnh cóng tay chân bất kể là hè hay đông. Để khắc phục, ngoài các biện pháp ăn uống, luyện tập..., bạn có thể dùng gừng để làm nóng toàn bộ cơ thể từ bên trong và bên ngoài.

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng lạnh cóng chân tay là tuần hoàn máu kém, sức chịu đựng sự thay đổi thời tiết không cao. Bệnh nhân cảm thấy rất lạnh, thiếu sinh khí và năng lượng trong những ngày đông giá. Cảm giác này thường rơi vào những đối tượng:

- Người già.

- Ăn uống kiêng khem, kém dinh dưỡng.

- Không tập thể dục thường xuyên.

- Hút thuốc lá, uống rượu nhiều.

- Sức đề kháng yếu, vết thương lâu lành, hay bị đau cơ khi tập thể dục.

Khi nhiệt độ bên ngoài thấp, chân tay lạnh cóng, bạn có thể ngậm một vài lát gừng hoặc uống một cốc trà gừng, kết hợp với ngâm chân tay trong một chậu nước nóng có pha chút rượu gừng. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang tắm nước nóng hoặc đang xông hơi. Nhiệt độ cơ thể sẽ tăng dần, cảm giác thư giãn xuất hiện, xua tan hết căng thẳng và mỏi mệt. Đây là một cách kết hợp 'xông hơi' bên trong và làm ấm từ bên ngoài vào.

Tác dụng làm ấm của gừng đã được người Trung Quốc và Ấn Độ phát hiện từ lâu. Y học hiện đại cũng đã chứng minh, gừng giúp cải thiện và kích thích sự tuần hoàn máu, làm cho các chức năng của cơ thể hoạt động tốt hơn, thậm chí còn cải thiện khả năng tình dục. Đối với chân tay, gừng có các tác động cụ thể sau:

- Mang đến sự ấm áp khi lạnh giá.

- Làm ấm và lưu thông tuần hoàn ngoại biên, hạn chế tối đa sự tê dại, cóng, buốt ngón tay và ngón chân.

- Thư giãn các mạch máu và giúp lưu lượng máu chảy qua nhiều hơn, da dẻ hồng hào hơn.

Sức Khỏe & Đời Sống (theo India New)