Lưu trữ cho từ khóa: chân răng

Bài thuốc nam chữa các bệnh về răng miệng

Theo thống kê, khoảng 85% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, viêm nướu, hôi miệng…

Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây bất tiện trong sinh hoạt, giao tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống. Nguyên nhân chủ yếu là vệ sinh không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển; do người dân không có thói quen đi khám răng mà chỉ đến khi có các triệu chứng sưng viêm gây đau đớn mới đến gặp nha sĩ. Sau đây là một số bài thuốc nam chữa các bệnh về răng miệng.

Đau nhức răng

Thuốc súc miệng: dùng một trong các bài:

Vỏ cây gạo 100g, thái lát sao vàng hạ thổ. Đổ 2 bát nước sắc kỹ, ngậm nước thuốc này 10-15 phút rồi nhổ đi, ngậm nhiều lần trong ngày.

Rễ cây lá lốt 20g, rễ cúc tần 20g. Hai thứ sao vàng ngâm rượu. Sau đó dùng rượu thuốc chấm vào chỗ sâu răng.

Bài thuốc uống: nam tục đoạn 20g, thổ linh 20g, xương bồ 16g, đinh lăng 20g, bồ công anh 16g, hạ khô thảo 16g, kim ngân 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

bai-thuoc-nam-chua-cac-benh-ve-rang-mieng

Rễ cây lá lốt sắc đặc ngậm súc miệng giúp giảm đau nhức răng.

Viêm quanh chân răng

Người bệnh có biểu hiện ngứa ở lợi, quanh chân răng bị viêm, niêm mạc có màu đỏ, phù nhẹ, miệng hôi. Dùng một trong các bài:

Kim ngân 20g, rau dấp cá 20g, chi tử 12g, mã đề thảo 16g, bạch thược 12g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Rau rệu 100g (sao vàng hạ thổ), vỏ cây gạo 16g, hoài sơn 20g, liên nhục 16g, hoa hòe 16g (sao kỹ). Đổ nước 3 bát sắc còn 1,5 bát, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Hoài sơn 20g, sơn thù 12g, đan bì 8g, trạch tả 12g, mạch môn 16g, cam thảo 10g, trần bì 10g, táo tàu 12g. Đổ nước 3 bát sắc còn 1,5 bát, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Hôi miệng

Thuốc súc miệng: Lá hương nhu 1 nắm nấu lấy nước đặc, ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.

Thuốc uống:

Hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, sinh địa 10g, ngân hoa 10g, ngũ vị 10g, trần bì 10g. Đổ nước 3 bát sắc còn 1,5 bát, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Đan bì 8g, chi tử 12g, hà thủ ô 16g, táo tàu 10g, bạch thược 12g, mạch môn 12g, chỉ xác 8g, trần bì 10g, cam thảo 10g. Đổ nước 4 bát, sắc lọc bỏ bã lấy 1,5 bát, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Theo Sukchoedoisong.vn

Hôi miệng – Coi chừng bệnh nguy hiểm

Các bác sĩ khẳng định, ngoài nguyên nhân do vệ sinh răng miệng kém, hôi miệng còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nội tạng nguy hiểm.

Chồng lạnh nhạt vì miệng vợ hôi

Suốt mấy tháng nay, thấy chồng hững hờ chuyện chăn gối, thậm chí né tránh vợ, chị Thúy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nghi ngờ chồng có bồ nhí. Hậm hực nhưng chưa có chứng cứ để "vạch mặt", chị âm thầm chịu đựng.

Một hôm, tình cờ chị nghe chồng tâm sự với ông bạn thân rằng anh không thể gần gũi hay đối diện với vợ bởi vì thời gian gần đây hơi thở của chị có mùi hôi rất khó chịu.

Nghe thấy những tâm sự của chồng, chị Thúy bất ngờ và thấy khó tin vì hàng ngày chị vẫn vệ sinh răng miệng rất chu đáo, còn sử dụng nước súc miệng. Tự kiểm nghiệm và chị phải thừa nhận đúng là hơi thở mình có vấn đề thật.

Cẩn thận chị Thúy đến bệnh viện Răng - Hàm - Mặt tìm hiểu nguyên nhân. Bác sĩ xác nhận răng lợi của chị vẫn bình thường và khẳng định không phải nguyên nhân gây hôi miệng. Bác sĩ còn cảnh báo chứng hôi miệng của chị có thể do mắc các bệnh nội tạng.

Chị đi khám sức khỏe tổng thể, bác sĩ kết luận chị bị viêm xoang rất nặng, cần điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Ngoài chị Thúy, còn rất nhiều người bất ngờ bị hôi miệng mà nguyên nhân lại xuất phát từ viêm amidan, viêm xoang, viêm phổi, phế quản hoặc do các bệnh lý toàn thân như bệnh tiểu đường, bệnh suy thận, bệnh gan…

Bác sĩ còn cảnh báo chứng hôi miệng của chị có thể do mắc các bệnh nội tạng.

Coi chừng bệnh nguy hiểm

Hôi miệng là bệnh khá phổ biến của người Việt. Ngoài nguyên nhân do các bệnh về răng miệng như vệ sinh răng miệng kém, lưỡi bẩn, bênh nha chu, khô miệng, chân răng nhiễm trùng… thì hôi miệng còn là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Nếu như trước đây, ngoài các vấn đề về răng miệng, chứng hôi miệng còn được cho là do hở van tâm vị thực quản thì ngày nay, nguyên nhân hôi miệng phức tạp hơn nhiều. Triệu chứng này còn là biểu hiện khi cơ thể bị viêm nhiễm ở một số bộ phận như viêm dạ dày, viêm thực quản, hẹp môn vị, loét dạ tràng… Ngoài các bệnh dạ dày, các nguyên nhân khác như viêm amiđan, viêm mũi, viêm họng… cũng có thể gây hôi miệng.

Các bác sĩ cho biết, ngoài các triệu chứng để nhận biết cơ thể bị nhiễm trùng như sốt, môi khô, lưỡi bẩn, bạch cầu tăng… thì cũng phải kể đến dấu hiệu hôi miệng. Vì vậy mà những bệnh nhân bị loét hoặc có khối u thì miệng có mùi hôi là điều rất dễ hiểu. Đó là biểu hiện các chất hoại tử trong cơ thể đang chuyển sang giai đoạn lên men nên gây hôi.

Điều đáng nói là đa phần người bị hôi miệng không tự phát hiện ra bệnh của mình. Hầu hết họ chủ quan nghĩ rằng chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch là khỏi chứ không nghĩ đến nguy cơ các bệnh nguy hiểm khác.

Điển hình như trường hợp của chị Thúy, dù hơi thở có mùi hôi từ nhiều ngày nhưng chị không hề hay biết. Cũng may chị là người cẩn thận nên khi phát hiện sự thật này chị đã đi khám thật kỹ để tìm hiểu rõ nguyên nhân nên điều trị kịp thời.

Bác sĩ  Bùi Thị Thu Huyền, Khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết: Ngoài nguyên nhân phổ biến là các bệnh về răng miệng, bệnh hôi miệng còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Nhiều người dù đã giữ gìn vệ sinh răng miệng rất tốt nhưng vẫn bị chứng hôi miệng thì càng cần phải cẩn thận vì có thể đó là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Khi đột ngột bị hôi miệng nặng, tốt nhất bạn nên đi khám xác định rõ nguyên nhân, chữa trị tận gốc, tránh những tai biến đáng tiếc. Không nên tìm đến các loại nước thơm để xử lý vì đó chỉ là giải pháp khắc phục tạm thời, sau đó mùi hôi sẽ tăng lên.

Vì vậy, trước mắt, những gì bạn có thể làm để hạn chế mùi hôi từ miệng hiệu quả nhất là thực hiện vệ sinh răng miệng một cách đầy đủ và hiệu quả như đánh răng thường xuyên (ngày 2 lần sau bữa ăn), cạo sạch bẩn ở lưỡi, dùng dung dịch sát trùng miệng, thay đổi thói quen ăn uống (giảm bớt tỏi, hành, các chất gia vị, rượu), không nên hút thuốc lá, đi khám răng miệng tại các cơ sở y tế chuyên khoa, chăm sóc các răng sâu, thay răng giả bị hỏng, điều trị bệnh nha chu...

(Theo Tri thức trẻ)

 

6 triệu chứng cho biết răng bị lão hóa

Bạn từng nghe về hiện tượng răng bị lão hóa? Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra tiêu chuẩn hàm răng chắc khỏe là không bị sâu, không bị nhức, màu sắc bình thường, không chảy máu chân răng. Tuy nhiên, khi sức khỏe răng miệng ở vào những tình trạng dưới đây, thì đó gọi là triệu chứng “suy lão răng”.

Răng nhạy cảm: Biểu hiện là khi ăn các đồ quá lạnh, nóng, chua, ngọt, răng sẽ xuất hiện triệu chứng ê buốt. Do bề mặt răng mài mòn theo tuổi tác, men răng bị mất đi, dẫn đến hiện tượng lộ ngà răng khiến răng dễ ê buốt khi gặp phải các kích thích. Do vậy, hãy hạn chế ăn những thức ăn gây kích thích răng và thức ăn chứa axit bào mòn men răng, dùng dụng cụ hỗ trợ khi ăn những thức ăn có vỏ quá cứng, từ bỏ thói quen đánh răng theo hướng ngang.

Lợi sưng, chảy máu chân răng: Nếu lợi bị sưng, kèm theo chảy máu, khả năng do lợi bị viêm. Nếu như trong lúc đánh răng hay nhai thức ăn phát hiện răng chảy máu, cũng cần lưu tâm, viêm lợi không xử lý kịp thời sẽ phát triển thành viêm nha chu.

Sâu răng:  Theo sự tăng dần của tuổi tác, niêm mạc khoang miệng cũng xuất hiện hiện tượng co hẹp lại, khiến lợi cũng co lại, và khoảng cách giữa các răng rộng hơn. Nếu không chú trọng bảo vệ khoang miệng, để thức ăn lưu lại, vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi trên bề mặt răng, khiến tỷ lệ sâu răng tăng cao, không kịp thời điều trị có thể dẫn đến viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng. Dự phòng răng bị sâu ngoài việc dùng kem đánh răng chứa flour và đánh răng đúng cách, còn cần sử dụng chỉ nha khoa. Khe răng của người có tuổi thường khá rộng, sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ được vi khuẩn ở khe răng, phòng chống vi khuẩn phá hoại răng và lợi. Sau bữa ăn nếu xỉa răng thì nên dùng tăm có đầu vuông và không xỉa quá mạnh.

Bề mặt răng không sáng, có vết nứt: Do men răng bị bào mòn bởi axit trong khoang miệng quá nhiều, ngoài việc răng bị giòn, và xuất hiện vết nứt, còn khiến răng biến màu, không trắng sáng. Răng ở độ tuổi thanh niên mà xuất hiện tình trạng này nên cẩn thận giữ gìn răng hơn. Để phòng ngừa, cần thiết thay đổi tình trạng dư axit của khoang miệng, uống ít đồ uống chứa thành phần axit cacbonic, tránh nhai những thức ăn quá cứng dễ gây vỡ, mẻ răng.

Hôi miệng: Hôi miệng kéo dài, nếu không phải là do các nguyên nhân như bệnh dạ dày, bệnh phổi,... thì có thể là vấn đề từ khoang miệng. Trước hết cần xử lý tình trạng các răng bị sâu, sau bữa ăn dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, nếu lợi bị viêm nên nhanh chóng điều trị, uống thuốc thích hợp. Răng miệng sạch sẽ căn bản sẽ loại bỏ được chứng hôi miệng.

Răng lỏng lẻo: Nếu như lợi bị viêm, chảy máu lợi đồng thời lại xuất hiện tình trạng răng bị lỏng lẻo, hoặc chân răng bị lộ, khả năng đã bị viêm nha chu. Viêm nha chu phần lớn do vệ sinh khoang miệng kém, vi khuẩn cao răng tích tụ lâu ngày, cao răng sẽ gây kích thích lợi, tạo thành viêm. Do đó, cần thiết giữ vệ sinh khoang miệng, sáng tối đánh răng, súc miệng sau ăn, không hút thuốc, cân bằng độ pH trong khoang miệng.

(Theo ngoisao)