Lưu trữ cho từ khóa: chán ăn

Vì sao người cao tuổi thường có cảm giác ăn không ngon?

Muốn khắc phục chán ăn người già cần ăn thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt, không nên ăn quá no, không ăn mặn, không ăn nhiều mỡ.

Thời gian gần đây mẹ tôi thường có cảm giác ăn không ngon thậm chí không ăn khiến cho tôi rất lo lắng. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách khắc phục?Hoàng Thị Vân (Gia Lai)

vi-sao-nguoi-cao-tuoi-thuong-co-cam-giac-an-khong-ngon

Chán ăn, ăn không ngon là cảm giác hay gặp ở người cao tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, do người già các giác quan suy giảm hơn như: mắt nhìn mờ, mũi ngửi kém, cảm giác ở lưỡi cũng không còn nhạy làm cho việc ăn uống kém ngon. Hơn nữa, các chân răng bắt đầu yếu khiến chức năng nhai bị giảm nhất là đối với người có răng giả, răng yếu bị lung lay thì việc nhai nuốt rất khó khăn, ăn chậm làm thức ăn nguội không hấp dẫn.

Ngoài ra người cao tuổi mắc một số bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, hen phế quản, thoái hóa khớp, mất ngủ… khiến cơ thể mệt mỏi, đau đớn cũng dẫn đến chán ăn.

Ngoài ra, nếu mắc bệnh mạn tính do đó thường xuyên phải sử dụng thuốc. Trong đó có một số thuốc có tác dụng phụ khiến bị đầy hơi, không tiêu và có cảm giác ăn không ngon như: Các thuốc trị bệnh tim, thuốc an thần, thuốc ngủ, chống đau nhức, thuốc trị cảm, chống nghẹt mũi… làm giảm cảm giác trong ăn uống, thậm chí có người thường xuyên bỏ dở bữa ăn.

Muốn khắc phục tình trạng này người già cần ăn thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt, không nên ăn quá no, không ăn mặn, không ăn nhiều mỡ. Cần ăn nhiều bữa trong ngày. Nên chia nhỏ thức ăn mềm, lỏng để dễ tiêu. Đối với những người cao tuổi mắc một sô bệnh mạn tính cần có chế độ dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ.

BS Trí Tráng

Theo Suckhoedoisong.vn

Cùng bệnh viện FV “giúp con ăn ngon ăn vui”

Nhà tâm lý lâm sàng Trần Thị Hồng Nhi, bệnh viện FV, chia sẻ bí quyết hiểu tâm lý trẻ theo từng giai đoạn để giúp trẻ ăn ngon

Làm thế nào để trẻ ăn ngon – ăn vui?

“Khá nhiều bé có biểu đồ phát triển cân nặng và chiều cao hoàn toàn bình thường nhưng vẫn được cha mẹ đưa đi khám dinh dưỡng và khám tâm lý thường xuyên vì cho rằng bé mắc chứng lười ăn hay bị suy dinh dưỡng. Vậy là phụ huynh có ‘bệnh’ chứ không phải trẻ!” – Nhà tâm lý lâm sàng Trần Thị Hồng Nhi chia sẻ một cái nhìn mới về việc kết hợp liệu pháp tâm lý trong điều trị chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ tại Bệnh viên FV.

Chuyện ăn của cha mẹ ảnh hưởng tới con thế nào?

Có một thực tế là nhiều cha mẹ chỉ tầm thước nhưng cứ mong con cao bằng hoặc cao hơn các bạn cùng lứa nên dẫn trẻ đi khám dinh dưỡng liên tục (dù rằng chỉ số chiều cao của trẻ hoàn toàn bình thường). Đó là “bệnh” của cha mẹ. Có cha mẹ thì lại tổ chức bữa ăn cho trẻ dựa trên những trải nghiệm ăn uống của chính mình, cứ ép con ăn món ăn mình thích. Chuyên gia Hồng Nhi, bệnh viện FV, nhấn mạnh: “Thức ăn cung cấp dưỡng chất để trẻ lớn lên, và thức ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển tâm lý và vai trò xã hội của trẻ. Cha mẹ rất nên can thiệp và giúp trẻ xây dựng thái độ tích cực với ăn uống. Tuy nhiên, trước hết, cần xác định những vấn đề trẻ gặp phải trong ăn uống là vấn đề của trẻ hay của chính phụ huynh.”

Bác sĩ Hồng Nhi khoa tâm lý lâm sàn bệnh viện FV (Pháp Việt) (Ảnh do bệnh viện FV cung cấp)

Rất ít trẻ ăn đúng như những gì cha mẹ muốn. Về cơ bản, trẻ từ 1 – 3 tuổi không hiểu khái niệm thức ăn tốt như người lớn. Trẻ có thể “phiên dịch” đồ ăn tốt là đồ ăn mẹ của bạn hàng xóm nấu và đang đút cho bạn ấy ăn. Trẻ cũng không phân biệt được cảm giác no đói mà thường ăn theo “tình cảm” nhiều hơn, như ăn nhiều hơn khi đua với bạn, hoặc không ăn vì không thích màu sắc… Phản ứng của trẻ với các bữa ăn và các loại thực phẩm cũng thay đổi theo từng giai đoạn, nhưng đều có điểm chung là chúng đều muốn ăn uống tự do, chán ăn cơm nhưng lại thích ăn gà rán, khoai tây chiên và kẹo…

Khi nào nên cho trẻ gặp khó khăn trong ăn uống gặp chuyên gia tâm lý

• Khi trẻ không đạt chuẩn về chiều cao, cân nặng, trẻ ăn quá lâu, quấy khóc nhiều, quậy phá nhiều khi đến giờ ăn.

• Khi không khí bữa ăn quá nặng nề và cha mẹ cảm thấy hoàn toàn bất lực với chứng biếng ăn ở trẻ.

Có nên cho trẻ ăn theo ý mình?

Ăn uống không chỉ là đơn thuần cho thức ăn vào miệng. Có thể thấy ở trẻ nhỏ, ăn uống và tình cảm không tách rời, và nguyên nhân của việc ăn uống khó khăn của trẻ đôi khi là do những vấn đề về mặt tình cảm, tâm lý.

Vậy trong “cuộc chiến” tại bàn ăn, đâu là quyền bính của cha mẹ để giúp trẻ “ăn ngon”, đâu là giới hạn sự tự do của trẻ để trẻ “ăn vui”? Nhà tâm lý lâm sàng Hồng Nhi giới thiệu một vài tư vấn riêng đang áp dụng tại Bệnh viện FV:

- Cha mẹ quyết định trẻ ăn gì (chọn những món có giá trị dinh dưỡng cho trẻ), còn trẻ sẽ tự quyết ăn bao nhiêu.

- Cha mẹ chuẩn bị một thực đơn duy nhất cho cả nhà trong mỗi bữa ăn (khi trẻ đã đủ tuổi ngồi ăn chung với người lớn). Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng gia đình, và sau này là xã hội có những quy tắc, quy định và trẻ cần tôn trọng những giá trị này. Tuy nhiên, đối với những món trẻ cương quyết không ăn, cha mẹ có thể đề nghị trẻ nếm thử 1 miếng, nếu vẫn không thích thì có quyền không ăn món đó.

Bác sĩ Hồng Nhi đang tư vấn cho một thai phụ về tâm lý trẻ theo từng giai đoạn để giúp trẻ ăn ngon (Ảnh do bệnh viện FV cung cấp)

Ngoài ra, để xây dựng thái độ tích cực với việc ăn uống và giúp trẻ “ăn vui”, chuyên gia Hồng Nhi bệnh viện FV khuyên cha mẹ nên:

- Cho trẻ đi chợ, cùng tìm hiểu các loại thực phẩm và cùng nấu nướng: trẻ sẽ thích thú khi khám phá một con cá đang bơi khác với đĩa cá đã chế biến thế nào…

- Giúp con đánh thức khẩu vị: khuyến khích trẻ nếm và mô tả đồ ăn bằng giác quan (nhìn thấy đẹp, sờ thấy mềm, ngửi thấy thơm, nếm thấy ngọt…); không nên để con dùng từ “Thích” hay “Không thích” khi mô tả về một món ăn mới.

- Duy trì bữa cơm gia đình đầm ấm và nhẹ nhàng bằng các “trò chơi”: ví dụ đố bé đoán xem nhai món này sẽ xảy ra điều gì trong miệng, hoặc đố bé tìm được hạt của quả nho trong miệng…

Cha mẹ đặc biệt cần tránh dùng món ăn này làm phần thưởng cho món ăn khác, chẳng hạn hứa với bé ăn hết chén cơm sẽ thưởng đùi gà rán, điều này sẽ càng làm trẻ hiểu sai khái niệm “đồ ăn tốt”. Tránh “ăn cho mẹ vui”, “ăn rồi mẹ thương” vì trẻ sẽ nhầm lẫn cảm giác muốn ăn và muốn được cưng nựng.

“Không có em bé hoàn hảo như trong quảng cáo, và trẻ ăn ngon ăn vui không có nghĩa là phải ăn nhiều, ăn cho cả bố mẹ,” chuyên gia Hồng Nhi bệnh viện FVtổng kết về phương pháp của mình.

Nhà Tâm lý lâm sàng Trần Thị Hồng Nhi tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý lâm sàng và bệnh lý tại trường Đại Học Bretagne Occidentale, Pháp vào năm 2008. Hiện cô là nhà chuyên môn phụ trách toàn bộ các ca tâm lý lâm sàng tại Bệnh viện FV, đồng thời là giảng viên tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học Quốc tế, thuộc khối Đại học Quốc Gia.

Singapore: Tử vong do nuốt phải răng giả

Một cụ ông người Singapore đã bị chết nghẹn sau khi nuốt phải răng giả.

Sự việc xảy ra khi cụ Zhang Qishan (82 tuổi) đang uống sữa thì không may nuốt phải hàm răng giả vào cổ họng khiến cụ ngay lập tức bị mắc nghẹn và khó thở.

"Khi thấy ông ấy bị mắc nghẹn do hàm răng giả tôi đã cố gắng bảo ông ấy nhổ nó ra", bà Peng Ahchun (75 tuổi), vợ ông Qishan cho biết.

singapore-tu-vong-do-nuot-phai-rang-gia

Tuy nhiên, khuôn mặt của ông Qishan trở nên tím tái và ông không còn đủ sức để nhổ hàm răng giả ra.

Bà Ahchun đã hoảng hốt chạy ra khỏi nhà để kêu cứu và đưa ông đến bệnh viện. Tuy nhiên mọi việc đã quá trễ, ông Qishan đã tử vong trước khi xe cứu thương đến.

"Sự việc xảy ra quá bất ngờ, tôi đã bị hoảng loạn và không nghĩ ra phải gọi điện thoại để nhờ giúp đỡ. Tôi chạy đi tìm một người hàng xóm, nhưng khi quay trở về thì ông ấy đã bất động" bà Ahchun đau đớn kể lại.

Theo bà Ahchun, ông Qishan bị một loạt các vấn đề về sức khỏe, ông cũng bị suy tim và khó thở. Một tháng trước khi qua đời, ông Qishan gặp phải tình trạng chán ăn và khó nuốt khiến ông lão chỉ còn 35kg.

(Theo Thanhnien)

Bí quyết để chữa “bệnh chán ăn”

Cảm giác chán ăn có thể “gõ cửa” bất cứ ai, không phân biệt giới tính hay lứa tuổi. Tiếp tục để cho tình trạng này kéo dài bạn sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy xấu với sức khỏe. Vậy làm thế nào để điều chỉnh cảm giác chán ăn này?

Vì sao bạn chán ăn?

Có nhiều lý do gây nên tình trạng chán ăn nhưng những nguyên nhân chủ yếu thường gặp là do:

Tuổi tác: cùng với thời gian và tuổi tác, trong cơ thể bạn có những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, vì thế cảm giác chán ăn cũng là một trong những vấn đề thường gặp ở người lớn tuổi.

Do một dạng bệnh lý: Một số chứng bệnh như ung thư hoặc viêm nhiễm có thể là “đầu mối” dẫn đến tình trạng mất vị giác, ăn không ngon miệng, từ đó dẫn đến không muốn ăn.

Do căng thẳng: Theo Trung tâm Nghiên cứu Sức Khỏe Quốc gia (Mỹ), công việc quá căng thẳng, tinh thần mất ổn định, thiếu ngủ, suy nghĩ quá nhiều sẽ làm cho người mệt mỏi, dẫn đến việc chán ăn, ăn không biết ngon, thậm chí ngửi mùi thức ăn đã buồn nôn. Trạng thái tâm lý nặng nề, mệt mỏi này có những tác động trực tiếp đến cảm giác ngon miệng của bạn.

Stress sẽ là “thủ phạm” chính đánh cắp cảm giác ngon miệng và hứng thú của bạn với những loại đồ ăn.

Rối loạn tiêu hóa: Tình trạng đầy bụng, khó tiêu khiến bạn luôn rơi vào tình trạng ấm ách chính là lý do khiến bạn không muốn ăn bất cứ loại đồ ăn nào vì không muốn phải chịu đựng cảm giác khó chịu hơn nữa.

Do ảnh hưởng của thuốc: Thuốc luôn là con dao hai lưỡi. Bên cạnh những tác dụng chính thì thuốc cũng có những tác dụng phụ và một trong những hệ lụy không mong muốn của thuốc chính là cảm giác chán ăn, không muốn ăn và mất vị giác.

Cách khắc phục

Ăn thành nhiều bữa nhỏ: Việc ăn ít bữa nhưng ăn no sẽ khiến cho bạn dễ gặp phải cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Vì thế, học cách chia nhỏ các bữa ăn tỷ lệ thuận theo lượng thức ăn trong mỗi bữa sẽ hỗ trợ bộ máy tiêu hóa làm việc đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Nếu trước đây bạn chỉ có thói quen ăn 3 bữa lớn thì để “gọi” cảm giác ngon miệng về bạn nên ăn thành 4 – 5 bữa nhỏ.

Tập luyện: Giúp tiêu hao calo và năng lượng, tất yếu dễ dẫn đến hệ lụy cần thu nạp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Đây cũng là cách để bạn ăn ngon miệng hơn và tìm lại cảm giác đói bụng, muốn ăn.

Bổ sung vitamin: vitamin cần thiết cho sự phát triển, phân chia của tế bào. Hơn nữa một số loại vitamin còn có vai trò kích thích và cải thiện vị giác như kẽm, vitamin B, vitamin A, và vitamin E. Hình thành thói quen bổ sung đa dạng những loại vitamin này vào trong chế độ ăn uống sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm lại được cảm giác ngon miệng.

Không khó để tìm thấy những loại vi chất thiết yếu này vì nó tồn tại nhiều trong các loại thực phẩm thông thường như ngô, rau, trái cây, giá đỗ, thịt, cá….

Không nên uống trước khi ăn: Thói quen xấu này sẽ khiến cho bạn có cảm giác “no giả” điều này đồng nghĩa rằng bạn không còn hứng thú với các đồ ăn.

Vậy nên đây cũng là một cách giảm cân của không ít người để hạn chế việc thu nạp đồ ăn vào trong cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu uống khoảng 2 ly nước trước bữa ăn sẽ giúp bạn giảm được lượng cân nặng đáng kể so với những người không có thói quen này.

Ưu tiên một số loại thực phẩm: Một số loại thực phẩm sẽ giúp bạn dễ dàng gỡ rối trong trường hợp này.

Cam: Chứa nhiều vitamin C vì thế sẽ đem lại hiệu quả kích thích tiêu hóa nhanh chóng. Theo các chuyên gia thì mỗi ngày uống một ly nước cam sẽ giúp cơ quan tiêu hóa làm việc nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Gừng: Là loại gia vị cay nóng, có khả năng kích thích tiêu hóa và điều tiết enzyme tiêu hóa. Vì thế một ly trà gừng ấm mỗi ngày hoặc bổ sung gừng vào các món ăn thường ngày sẽ giúp bạn “gọi” cảm giác thèm ăn về.

Táo: Chất pectin trong trái táo rất có lợi cho sức khỏe, hơn nữa nó cũng thúc đấy quá trình sản sinh pepsin – một loại enzyme tiêu hóa trong dạ dày. Vậy nên mỗi ngày ăn một trái táo để đẩy lùi bệnh tật là nguyên tắc vàng với sức khỏe.

Chanh: Có chứa nhiều vitamin C và axit, chất chống oxy hóa trong chanh sẽ cải thiện hệ thống tiêu hóa bằng cách đào thải độc tố có trong gan và mật, thận. Đây chính là những nguyên nhân gây nên tìn trạng đầy bụng, khó tiêu và chán ăn.

(Theo VTC)

Thận trọng với rối loạn ăn uống ở trẻ

Trẻ nhỏ, ăn uống thiếu khoa học sẽ dễ mắc phải những căn bệnh nan y, nhất là gây rối loạn ăn uống, làm suy giảm thể chất, tinh thần, bệnh béo phì.

Chán ăn (Anorexia) hay chán ăn tâm thần (Anorexia nervosa), căn bệnh mà người trong cuộc sợ tăng cân nên kiêng khem cực đoan (ngay cả khi đã quá gầy), thậm chí có người trọng lượng đã giảm xuống dưới mức trung bình vẫn ăn uống quá ít dẫn đến nôn mửa sau khi ăn.

Những người mắc bệnh này, kể cả trẻ nhỏ, thường đi kèm hiện tượng trầm cảm, lo âu. Theo kinh nghiệm, khi có dấu hiệu mắc bệnh nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và tư vấn. Cần lưu ý các triệu chứng: sụt cân nhiều, phủ nhận cảm giác đói (luôn cho rằng không thấy đói), luyện tập quá sức, xa lánh các hoạt động xã hội, nhất là các hoạt động liên quan đến ăn uống.

Ngược lại với chứng chán ăn là ăn uống vô độ hay phàm ăn, háu ăn (bulimia nervosa). Người mắc phải căn bệnh này thường ăn uống vô tội vạ, trẻ nhỏ thường không cảm thấy no, không thấy đủ, không kiềm chế tính thèm ăn, càng ăn càng thấy đói và đôi khi lại được các bậc cha mẹ hài lòng, bởi ăn được, ngủ được là vàng. Nhưng đây là bệnh đích thực, đối tượng này khi trưởng thành mắc chứng stress, dư thừa trọng lượng và nhiều căn bệnh nan y. So với biếng ăn thì căn bệnh này khó phát hiện hơn, thậm chí có trường hợp ăn nhiều nhưng trọng lượng vẫn bình thường. Một số triệu chứng dễ nhận biết như ăn no đi tắm ngay, ăn nhiều mà không tăng cân, sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc lợi tiểu, không thích giao tiếp xã hội.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân gây bệnh rối loạn ăn uống rất đa dạng, thường gặp ở nhóm trẻ từ 11 – 14 nhưng cũng có trường hợp xảy ra trước 7 tuổi. Những đứa trẻ mắc bệnh rối loạn ăn uống thường có tỉ lệ mắc bệnh stress cao, trầm cảm, không hài lòng về vẻ đẹp của bản thân và muốn dùng ăn uống để cải thiện diện mạo. Cũng có trường hợp trẻ tham gia thể thao thấy trọng lượng cơ thể quá nặng nề nên đã quyết tâm dùng thực phẩm để cải thiện, hoặc muốn có thân hình như những người mẫu nên đã chọn ăn với hy vọng có cơ thể lý tưởng, nhất là các bé gái tuổi teen. Đối với các bé trai bị ám ảnh bởi cơ thể của những vận động viên vật, muốn có cơ thể khỏe mạnh, cường tráng nên đã quyết tâm dùng ăn uống để cải thiện.

Ngoài yếu tố tâm lý, khách quan, bệnh rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ còn do yếu tố di truyền. Ví dụ, trong gia đình có người mắc bệnh di truyền về rối loạn ăn uống hoặc cả cha lẫn mẹ đều mắc bệnh thì con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Trong xã hội hiện đại, mọi người đều có thể mắc phải căn bệnh này do xu thế tôn vinh cơ thể mảnh mai, ăn ít sống lâu hoặc do quảng cáo về các sản phẩm ăn nhanh, trào lưu phát triển của các thiết bị điện tử như TV, máy tính… làm cho trẻ nghiện, kết hợp ăn nhiều đồ ngọt, giải khát có gas lại ngồi nhiều trước màn hình máy tính, ngại vận động nên cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh.

Bệnh biếng ăn có thể gây hại trực tiếp đến sức khỏe gan, tim và thận. Ví dụ, nhóm vị thành niên, các bé gái sẽ chậm phát triển, sẽ không có chu kỳ kinh nguyệt hoặc chu kỳ kinh nguyệt quá dài nếu như cơ thể suy dinh dưỡng nặng. Trẻ mắc bệnh biếng ăn sẽ mắc phải nhiều căn bệnh mang tính thần kinh, thiếu tự tin, luôn mắc bệnh đau đầu, chóng mặt, thiếu tập trung, tính khí phát triển thất thường luôn cảm thấy giá lạnh ngay cả khi mùa hè vì thiếu chất.

Đối với trẻ ăn uống vô độ có thể thiếu hụt kali và đây chính là nguyên nhân làm gia tăng bệnh tim mạch, thận, mắc bệnh răng lợi do acid dạ dày tăng. Mắc bệnh rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ còn làm cho thể chất phát triển không bình thường, tăng giảm cân ở mức quá cao, quá thấp.

Khi phát hiện thấy trẻ mắc bệnh rối loạn ăn uống nhất thiết phải đi khám và tư vấn bác sĩ ngay. Các bậc cha mẹ, các cơ sở giáo dục cần chú trọng đến thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ, cho trẻ ăn uống đa dạng, cân bằng, khoa học và duy trì cuộc sống vận động.

Theo Suckhoedoisong

Hóa giải chứng chán ăn cho bệnh nhân ung thư

Chán ăn, sụt cân, suy kiệt là nguyên nhân khiến 20%-30% bệnh nhân ung thư tử vong.

Trong việc điều trị bệnh nhân ung thư, ngoài theo dõi và chọn phác đồ thuốc, thay đổi phác đồ theo từng thời điểm thích hợp, còn có một lo ngại khác: Sợ bệnh nhân chán ăn dẫn đến suy kiệt, không đủ sức để “đua” với bệnh. Thực ra, hóa giải chứng chán ăn là không quá khó.

Hóa giải chứng chán ăn cho bệnh nhân ung thư
Một trường hợp khám cho bệnh nhân ung thư.
Ảnh: ĐỖ HẰNG

Chết vì… đói

Thuốc tốt, bác sĩ giỏi nhưng nếu bệnh nhân suy kiệt thì chuyện thất bại trước ung thư là khó tránh. Bệnh nhân chán ăn thường có các triệu chứng no sớm, thay đổi vị giác, thay đổi mùi, ghét thịt, buồn nôn, nôn.

Nguyên nhân gây chán ăn ở bệnh nhân ung thư có thể do tổn thương u choán chỗ đường tiêu hóa; u tạo nên các bất thường tại niêm mạc đường tiêu hóa gây rối loạn hấp thu; nhiễm trùng; sốt; rối loạn chức năng gan, thận; tác động của điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị; tâm lý căng thẳng, buồn phiền…

Đặc biệt là chán ăn do các hoạt chất trung gian tế bào (các cytokine) được phóng thích và hoạt hóa trong quá trình cơ thể phản ứng chống lại khối u, gây mất cân bằng giữa tín hiệu thèm ăn - chán ăn trong não.

Khoảng 50% bệnh nhân ung thư có bất thường trong hành vi ăn uống tại thời điểm chẩn đoán. Tỉ lệ bệnh nhân ung thư bị sụt cân có thể đến 86% trong một, hai tuần lễ trước khi mất và là nguyên nhân dẫn đến 20%-30% bệnh nhân tử vong do ung thư và liên quan trực tiếp đến tình trạng suy kiệt vì bất động, suy hô hấp, suy tim. Có thể nói nhiều bệnh nhân ung thư đã chết vì đói. Điều này thúc đẩy những nỗ lực nhận biết và điều trị chán ăn ung thư.

Cần dinh dưỡng đúng và đủ

Thuốc điều trị ung thư không bao giờ gánh luôn nhiệm vụ dinh dưỡng cho người bệnh. Đối với chán ăn thì dinh dưỡng đúng và đủ là cách hóa giải hay nhất. Dinh dưỡng đúng giúp phục hồi cân nặng cơ thể, tăng cường chức năng vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, miễn dịch… giúp người bệnh hoàn thành đúng phác đồ điều trị, phát huy cao nhất khả năng miễn dịch chống u tự nhiên của cơ thể để đạt kết quả chữa bệnh cao nhất.

Dinh dưỡng đúng nghĩa là đúng thành phần (khẩu phần có đủ chất bột, béo, đạm và các dưỡng chất đặc hiệu như EPA - Eicosapentaenoic acid); đúng dạng thức (phù hợp khẩu vị và tình trạng tiêu hóa của người bệnh. Thức ăn dạng lỏng, xay nhuyễn như sữa, xúp, cháo xay, sinh tố… thường dễ nuốt, tiêu hóa và hấp thu tốt hơn thức ăn đặc. Bệnh nhân thay đổi vị giác do hóa trị hoặc khô tuyến nước bọt thường được khuyên sử dụng thức ăn lỏng); đúng giai đoạn (giai đoạn điều trị và hồi phục cần nhiều chất và năng lượng hơn khi bình phục).

Vì một lần ăn là một lần khó nên bệnh nhân ung thư cần có chế độ ăn nhiều năng lượng trong một thể tích nhỏ và bảo đảm năng lượng cao, giàu đạm và đặc biệt là cung cấp đủ lượng EPA (thuộc acid béo omega 3 rất cần thiết cho cơ thể, có tác dụng giảm sự tạo thành các cytokine gây viêm, giảm hiện tượng viêm và giảm hoạt động của yếu tố gây tiêu hủy đạm do các tế bào ung thư tiết ra nên được xem là một dược chất dinh dưỡng có tác dụng chống hội chứng chán ăn - suy mòn trong ung thư). Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ khuyến cáo liều mục tiêu 2 g EPA/ngày là thích hợp để gia tăng cảm giác thèm ăn, ổn định cân nặng và khối nạc cơ thể.

Meo.vn (Theo NLD)

Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày?

Tôi rất hay ăn đồ nướng, ăn mặn hơn so với mọi người. Gần đây tôi thấy ăn uống không ngon, hay bị đau bụng, đầy hơi.

Nhà tôi có mẹ đã bị ung thư dạ dày. Tôi rất hoang mang, xin bác sĩ cho biết cách phát hiện bệnh và nguyên nhân gây bệnh. – (Vũ Mai Thu – Thái Nguyên)

Ảnh minh họa

Trả lời:

Ung thư dạ dày là bệnh về tiêu hoá hay gặp, nam mắc nhiều hơn nữ. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thì người bệnh có thể sống được 10 năm.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới ung thư dạ dày, đó là thói quen ăn mặn, ăn rau củ quả muối, thức ăn hun khói, đồ nướng… Vi khuẩn Helicobacter pylori, một loại xoắn khuẩn có khả năng sống trong dạ dày đã chính thức được coi là nguyên nhân gây ung thư dạ dày.

Bệnh ung thư dạ dày thường bị phát hiện muộn. Khi người bệnh thấy tức nặng vùng thượng vị hoặc đau bụng vùng thượng vị, ăn nhanh no, ợ hơi nhiều, buồn nôn hoặc nôn, có thể biểu hiện bằng xuất huyết đường tiêu hóa như nôn ra máu, đại tiện phân đen hoặc thiếu máu do chảy máu rỉ ra từ khối u, thể trạng gầy sút… thì mới đến bệnh viện khám.

Như đã nói, bệnh ung thư dạ dày nếu được phát hiện và điều trị sớm thì sự sống của người bệnh được kéo dài. Bạn có mẹ bị ung thư dạ dày thì nhất định bạn phải soi dạ dày định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Mang thai tuần thứ hai

Mặc dù tuần này cũng được tính là tuần thứ 2 của thai kỳ, nhưng thực ra lúc này bạn vẫn chưa thụ thai. Đến khoảng cuối tuần thứ 2 này, trứng của bạn sẽ rụng vào vòi Fallop.

Trong tuần thứ 2 này, trứng được thụ tinh và sẽ phân chia từ 1 tế bào thành 2, thành 4… Khi trứng đi đến tử cung thì đã được phân chia thành 32 tế bào, nhóm tế bào này được gọi là phôi dâu. Và thật nhanh, chỉ 1 tuần sau khi thụ tinh, trứng đã phân chia thành 250 tế bào.

Khi trứng phân chia, thành tử cung và cơ thể bạn bắt đầu tiết ra hoóc môn kích thích nang trứng, khiến một trứng chín. Nếu bạn có vòng kinh đều đặn 28 ngày thì lúc này bạn đang ở thời kỳ chính giữa vòng kinh nguyệt. Đây là thời điểm bạn đang rụng trứng và nếu bạn giao hợp vào khoảng thời gian này mà không sử dụng biện pháp tránh thai nào thì rất dễ thụ thai.

Quá trình thụ thai

Hàng triệu tinh trùng sẽ di chuyển từ âm đạo vào vòi trứng, nơi trứng của bạn đang chờ. Một enzyme/chất xúc tác sẽ được tiết ra để giúp một “chú” (có thể là hai) tinh trùng xâm nhập được vào trứng, nơi quá trình thụ tinh sẽ diễn ra.

Sau khi tinh trùng thâm nhập được vào bên trong trứng, đầu của tinh trùng sẽ gắn chặt vào thành nang. Các lớp màng của trứng và tinh trùng hoà vào làm một, kết hợp thành một lớp màng hay một túi chung. Noãn phản ứng lại sự tiếp xúc này bằng cách thay đổi lớp màng bên ngoài, khiến cho các tinh trùng khác không thể lọt vào bên trong.Một khi tinh trùng đã vào được bên trong, đuôi của tinh trùng biến mất. Đầu của tinh trùng to hơn và được gọi là tiền nhân của giống đực và trứng được gọi là tiền nhân của giống cái.

Trong quá trình thụ tinh, vật chất di truyền trong trứng và tinh trùng được kết hợp với nhau, quyết định giới tính và các đặc điểm di truyền của con bạn. Bây giờ thì bạn thực sự đã thụ thai, mặc dù cơ thể chưa cho bạn biết ngay điều đó. Tùy thuộc vào tinh trùng của người bố có nhiễm sắc thể là gì, X hay Y, con bạn sẽ là gái hoặc trai tương ứng.

Một số dấu hiệu nhận biết bạn đã mang thai:

- Tắt kinh.
- Buồn nôn, có thể kèm theo nôn mửa.
- Chán ăn hoặc thèm ăn.
- Mệt mỏi.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Ngực thay đổi, nhũn ra.
- Có cảm giác khác lạ ở khu vực khung xương chậu.

Theo MangThai.vn

Rối loạn ăn uống sẽ ảnh hưởng sinh sản

Một nghiên cứu mới đây phát hiện rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn uống vô độ có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ.

Háu ăn ảnh hưởng khả năng sinh sản ở phụ nữ - Ảnh: Shutterstock

Đây là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học London (Anh) sau khi khảo sát hơn 11.000 người, theo hãng tin BBC.

Các nhà khoa học nhận thấy, phụ nữ có tiền sử háu ăn hoặc biếng ăn mất hơn 6 tháng để thụ thai so với phụ nữ bình thường.

Cũng theo cuộc khảo sát, ở phụ nữ bị rối loạn ăn uống, khả năng nhờ đến các phương pháp điều trị vô sinh hoặc giúp thụ thai cao hơn gấp đôi so với phụ nữ khác.

Meo.vn (Theo Thanhnien)

Bệnh ngứa da – Đừng coi thường

Một khi ngứa ngáy ở đùi và cánh tay, ngoài ra cơ thể suy nhược, chán ăn và đau khớp – có thể là tín hiệu viêm gan mạn tính. Nhiều khả năng virus Hepatitis dạng C là thủ phạm. Bệnh thậm chí viêm nhiễm sau nhiều năm không bộc lộ triệu chứng rõ rệt. Không chữa trị sẽ dẫn đến tổn thương và xơ gan.

1. Rắc rối thời gian

Một khi ngứa ngáy ở đùi và cánh tay, ngoài ra cơ thể suy nhược, chán ăn và đau khớp – có thể là tín hiệu viêm gan mạn tính. Nhiều khả năng virus Hepatitis dạng C là thủ phạm. Bệnh thậm chí viêm nhiễm sau nhiều năm không bộc lộ triệu chứng rõ rệt. Không chữa trị sẽ dẫn đến tổn thương và xơ gan.

Cách khắc phục: Cần gõ cửa bệnh viện, xin làm xét nghiệm máu tìm kháng thể HCV. Cần chữa trị bằng biệt dược, thí dụ Interferon và Rybavaryne – trường hợp kết quả xét nghiệm khẳng định nhiễm virus. Tạm thời có thể làm dịu cơn ngứa bằng cách chườm khăn lạnh.

2. Phiền toái khó nói (phụ nữ)

Nếu cảm thấy hơi ngứa khu vực âm đạo, gần như chắc chắn cơ quan này đã bị nhiễm độc nấm. Tình trạng ngứa ngáy khó chịu hơn sau vài ba ngày, trên đồ lót thường xuất hiện dấu vết khí hư màu trắng hoặc hơi vàng. Cảm thấy bỏng rát trong lúc “chiều chồng” hoặc mỗi khi đi tiểu tiện.

Cách khắc phục: Cần nhanh chóng gõ cửa bác sĩ phụ khoa, thầy thuốc sẽ kê đơn thuốc diệt trừ nấm. Việc sử dụng viên vi khuẩn axit sữa thường nhanh mang lại hiệu quả. Lý do: chúng giúp cho duy trì môi trường axit âm đạo hợp lý.

Trong trường hợp này những vi khuẩn nguy hiểm với sức khỏe sẽ không thể phát triển. Bệnh cũng có thể khỏi nhờ nước rửa vệ sinh thầm kín đặc biệt.


Ngứa da không phải lúc nào cũng là hậu quả của tình trạng da khô. (Ảnh minh họa)

 

3. Dị ứng dị thường

Những triệu chứng khó chịu có thể xuất hiện sau sử dụng mỹ phẩm hoặc mặc quần áo giặt bằng loại bột giặt mới. Thường đi kèm ngứa ngáy là những đám da ửng đỏ hoặc nổi mụn lấm tấm. Phản ứng dạng này của da thường là biểu hiện dị ứng với thành phần hóa học nào đó của sản phẩm.

Cách khắc phục: Cần nhanh chóng rửa sạch bằng xà phòng – nếu ngứa ngáy vì sử dụng mỹ phẩm. Tốt nhất nhanh chóng cởi bỏ trang phục và tắm vòi hoa sen, để rửa sạch khỏi da mầm gây dị ứng.

Triệu chứng thuyên giảm rõ rệt sau khi uống viên canxi sủi bọt. Cũng cần uống thuốc chống histamin. Những chỗ da bị ngứa, có thể bôi kem làm dịu, thí dụ Panthenol.

4. Tuyến giáp đỏng đảnh

Da ngứa ngáy, trường hợp da bị quá khô. Lý do da khô có thể vì hậu quả suy tuyến giáp, khi cơ quan này sản xuất quá ít các hormone tryjodotyronin và Tyrocsin.

Cách khắc phục: Cần gõ cửa phòng khám bác sĩ nội tiết, để kiểm tra chức năng tuyến giáp. Có thể bổ sung bằng cách uống thuốc – trường hợp tuyến giáp sản xuất không đủ hormone. Hàng ngày cần làm ẩm da. Có thể dùng kem rửa đặc hiệu thay vì xà phòng.

5. Nấm độc tấn công

Dấu hiệu da bàn chân bị nấm tấn công thường được khẳng định, khi những kẽ ngón chân bị ửng đỏ và bắt đầu bong da. Vài tuần sau đó bắt đầu thấy ngứa và đau rát, cũng có thể bị rách. Nếu không chữa trị kịp thời mầm bệnh có thể lan sang móng chân.

Cách khắc phục: Cần rắc bột thuốc kháng sinh vào kẽ chân sau khi đã rửa sạch để diệt nấm. Tìm gặp bác sĩ da liễu – trường hợp không khỏi.

Meo.vn (Theo Eva)