Lưu trữ cho từ khóa: chăm sóc trẻ

Kinh nghiệm chăm sóc bé mà các mẹ hay truyền tai nhau

“Điểm danh” mẹo chăm con mà các bà các mẹ hay truyền tai nhau nay được khoa học chứng minh là “sai bé

t”.

1. Trẻ sơ sinh cần tắm mỗi ngày

Sự thật là trẻ sơ sinh không bị hôi bởi mùi mồ hôi như người lớn chúng ta, do đó, tắm cho trẻ mỗi ngày là không cần thiết. Thậm chí, tắm cho trẻ quá thường xuyên sẽ khiến làn da bé bị khô và mất nước. Cách một ngày tắm một lần cho bé là lí tưởng nhất. Tuy nhiên, nếu bé ị quá nhiều hoặc mẹ có thói quen tắm trẻ hàng ngày, không sao cả. Mẹ chỉ cần nhớ bổ sung thêm một lớp kem dưỡng ẩm cho con.

2. Muốn trẻ ngủ ngon thì phải tắt hết đèn và giữ yên lặng tuyệt đối

Sự thật là: Trong khi một số trẻ sơ sinh thậm chí còn chỉ thích ngủ ngày, thì đa số các bé đều có thể ngủ trong điều kiện có âm thanh và ánh sáng ở mức độ nhẹ. Hơn nữa, đừng cố tạo cho bé thói quen chỉ ngủ được khi đã tắt hết đèn và yên tĩnh. Trẻ như vậy sẽ càng khó ngủ và không thể thoải mái say giấc trong mọi tình huống. Khi trẻ ngủ, mẹ nên bật nhạc nhẹ nhàng và để một chút ánh sáng từ chiếc đèn ngủ nhỏ sẽ tốt hơn cho bé.

3. Nghe nhạc cổ điển sẽ giúp tăng IQ của trẻ

Sự thật là: Âm nhạc có thể làm phong phú thêm cuộc sống của một con người, âm nhạc có thể khiến trẻ cảm thấy vui vẻ thoải mái, âm nhạc có thể giúp dỗ bé nín khóc, giúp ru bé đi vào giấc ngủ…Tuy nhiên, không có bất cứ một nghiên cứu cụ thể nào khẳng định rằng một em bé hay nghe nhạc cổ điển có thể giúp não phát triển hay có trí thông minh vượt trội hơn.

Thêm vào đó, mẹ chỉ nên cho bé nghe nhạc không quá 3 lần một ngày, mỗi lần không quá 30 phút. Nghe nhạc quá nhiều cũng sẽ khiến bé ít tập trung vào giọng nói của mẹ, từ đó dẫn đến có thể chậm nói hơn trẻ khác.

4. Khi trẻ khóc thì cứ mặc kệ, đừng bế nếu không trẻ sẽ quen hơi

Sự thật là: Trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi hầu như rất ít biết tự dỗ dành bản thân. Các bé thường chỉ biết khóc để thu hút sự chú ý và thích được ôm ấp, vỗ vê. Bế trẻ lúc bé khóc sẽ khiến bé cảm nhận được tình yêu của người mẹ, khiến bé cảm thấy an toàn và an tâm. Đó mới là cách khiến trẻ bớt quấy khóc. Mặt khác, rất nhiều nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng, những trẻ bị bố mẹ bỏ mặc khi khóc sẽ có điểm IQ thấp hơn các bé khác.

tre

Để trẻ khóc mà không dỗ sẽ khiến con tổn thương (ảnh minh họa)

5. Đêm phải dậy thay tã cho con nếu không bé sẽ bị hăm

Sự thật là: Nước tiểu của trẻ sơ sinh hoàn toàn vô trùng và nếu mẹ đã đóng bỉm đêm cho bé, mẹ có thể yên tâm để bé ngủ ngon xuyên đêm. Tuy nhiên, nếu bé đã ị, dủ chỉ một ít, phân để lâu trong tã cũng có thể gây viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang, đặc biệt là đối với các bé gái. Vì vậy, nếu mẹ ngửi thấy mùi lạ, đừng chần chừ mà kiểm tra và thay bỉm ngay.

6. Tất cả núm vú và bình sữa của trẻ sơ sinh đều phải được tiệt trùng kĩ càng

Sự thật là: Tiệt trùng bình sữa và núm vù lần đầu tiên khi mẹ mua về là điều cần thiết. Tuy nhiên, những lần sử dụng sau, mẹ chỉ cần rửa bằng nước rửa bình dành cho trẻ em và tráng bằng nước sôi là ổn. Trẻ sơ sinh không cần sống trong môi trường vô trùng và sạch sẽ quá mức. Điều này vô tình sẽ hạn chế sự phát triển của hệ miễn dịch.

7. Pha sữa với nước cháo loãng sẽ giúp bé ngủ ngon và tăng cân tốt hơn

Sự thật là: Trẻ sơ sinh không nên ăn bất cứ thức ăn dặm nào trước giai đoạn 4-6 tháng, kể cả nước cháo. Trẻ ăn sữa pha với nước cháo thường sẽ khiến hệ tiêu hóa non nớt phải hoạt động vất vả hơn, từ đó dẫn đến đầy bụng, khó tiêu và ngủ không ngon giấc. Mặt khác, các hãng sữa đã đề ra công thức chuẩn nhất cho sản phẩm của mình. Sữa pha với nước cháo loãng có thể làm biến chất hay thậm chí gây rối loạn tiêu hóa, từ đó đẫn đến sụt cân ở trẻ nhỏ.

8. Trẻ sơ sinh phải được cho ăn theo giờ giấc nghiêm ngặt, tránh ăn vặt

Sự thật là: Nên để bé ăn theo nhu cầu. Trẻ sơ sinh hiểu rõ lúc nào bản thân đói và khi nào bé no. Ép con ăn theo giờ giấc nghiêm ngặt, khiến trẻ lúc đã đói nhưng lại chưa được mẹ cho ăn vô tình sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen ăn uống của trẻ. Hay nguy hiểm hơn, ép bé ăn trong khi trẻ không thích sẽ dẫn đến chứng chán ăn, lười ăn sau này.

9. Phải cho trẻ sơ sinh uống nước lọc hàng ngày

Sự thật là: Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ, trong sữa mẹ đã bao hàm thành phần nước phù hợp với nhu cầu của trẻ. Sữa mẹ lại là nguồn sữa trong và không hề chứa cặn bột. Trẻ bú mẹ 100% trong 6 tháng đầu không cần bổ sung thêm bất cứ một loại thực phẩm hay nước nào khác.

Với trẻ bú sữa công thức, để tránh tưa lưỡi, mẹ có thể cho bé uống tráng miệng 1 thìa cà phê nhỏ nước lọc mỗi lần. Tuy nhiên, không nên cho bé uống quá nhiều nước lọc bởi có thể dẫn đến khả năng ngộ độc nước ở trẻ nhỏ. Mẹ nên quan sát phân và nước tiểu của trẻ. Nếu nước tiểu không màu vàng, phân mềm, không vón cục, khô cứng tức là trẻ nhận được đủ lượng nước cần thiết.

Theo Khampha.vn

Mẹo thay tã dễ dàng cho trẻ

Nếu đây là lần đầu bạn thay tã cho con, hãy thử dùng những mẹo nhỏ dưới đây để việc thay tã trở nên dễ dàng hơn, dù cho tã của con là loại gì đi nữa.

Bước 1: Đưa ra lựa chọn

meo-thay-ta-de-dang-cho-tre

Nên quyết định chọn tã vải hay tã dùng một lần từ trước bạn nhé, nhớ kèm với đó là mua các đồ cần thiết khác.

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ

meo-thay-ta-de-dang-cho-tre

Tai nơi thay bỉm cho con, nên có đủ các đồ thiết yếu như tã, thùng rác để bỏ tã bẩn, khăn lau, kem phát ban và nước khử trùng tay.

Bước 3: Lau cho bé

meo-thay-ta-de-dang-cho-tre

Đối với các bé trai, bạn hạ “chú chim bé nhỏ” của con xuống để ngăn con không đi tè một cách bất ngờ. Còn với các bé gái, luôn lau từ trước ra sau để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cho vùng kín của bé.

Bước 4: An toàn là trên hết

meo-thay-ta-de-dang-cho-tre

Một tay luôn luôn giữ bé  nếu bạn đang thay bỉm cho con ở một chỗ có bề mặt cao.

Bước 5: Khiến con phân tâm

meo-thay-ta-de-dang-cho-tre

Đưa con cầm một vài món đồ chơi nhỏ nghịch trên tay để con không quấy mẹ lúc thay tã, hoặc treo một đồ chơi phát âm thanh hay nhiều màu sắc hấp dẫn nhằm thu hút sự chú ý của con.

Bước 6: Tận dụng tối đa

meo-thay-ta-de-dang-cho-tre

Trong khi thay tã, bạn có thể tận dụng cơ hội để gắn kết mình và con hơn, ví dụ như hát những bài hát bé thích, nói chuyện vui vẻ với bé, hoặc trao bé những hôn tình cảm…

Theo Afamily.vn

Bí quyết giúp trẻ cai những bữa ngủ vặt ban ngày

Trẻ đến 3 tuổi, sớm hay muộn cũng cần bỏ thói quen ngủ vặt trong ngày. Bước chuyển giao giai đoạn này vốn cần thiết và rất bình thường nhưng lại không dễ đối với trẻ và cả các bà mẹ nữa.

Bọn trẻ sẽ trở nên rũ rượi vào buổi chiều muộn, khiến cha mẹ tự hỏi làm sao con có thể tỉnh táo để có thể ngủ ngoan vào buổi tối vì nếu để trẻ ngủ ngay lúc ấy, trẻ có thể sẽ thức thâu đêm, đây sẽ là cơn ác mộng với cả nhà. Dù khó, nhưng không phải là không có cách nhẹ nhàng giúp trẻ cai những bữa ngủ vặt ban ngày.

1. Đừng cắt đứt các bữa ngủ vặt quá sớm. Đôi khi trẻ sẽ bỏ một bữa ngủ trong mấy ngày rồi lại ngủ ngon lành những ngày sau đó. Vậy nên, cha mẹ nên nhớ rằng 90% trẻ dưới 3 tuổi còn ngủ vặt. Đến 4 tuổi, 50% trẻ còn ngủ vặt ít nhất là 5 ngày một tuần.

2. Chú ý tới các biểu hiện khi trẻ đã sẵn sàng. Các dấu hiệu dưới đây, nếu xuất hiện thường xuyên trong ít nhất 1 đến 2 tuần thì có nghĩa trẻ đã sẵn sàng bỏ giấc ngủ ngày.

- Trẻ thường khó ngủ hay không hề buồn ngủ vào các giờ ngủ vặt ban ngày như trước.

-.Trẻ thường không có biểu hiện mệt mỏi khi bỏ qua một giấc ngủ vặt.

- Trẻ thường khó ngủ vào buổi tối nếu ban ngày trẻ ngủ vặt.

3. Hãy đảm bảo rằng trẻ có thời gian yên tĩnh kể cả khi trẻ không ngủ: Dù không ngủ, nhưng trẻ vẫn cần có thời gian phục hồi lại năng lượng trong ngày. Hãy để trẻ có được không gian yên tĩnh ban ngày vào giờ trẻ vốn dành để ngủ. Khi trẻ không đồng ý, bạn hãy nói cho trẻ biết để có thể làm nhiều việc thú vị hơn, nghĩ ra nhiều trò vui hơn, trẻ cần phải nghỉ ngơi, có thể đọc sách, chơi xếp hình, vẽ tranh thay vì ngủ.

bi-quyet-giup-tre-cai-nhung-bua-ngu-vat-ban-ngay

4. “Giờ nghỉ” không có nghĩa là giải trí truyền hình: Ti vi, điện thoại, ipad hay bất cứ màn hình điện tử nào cũng không phải là một thay thế cho bữa ngủ vặt. Dù nó có vẻ như giữ bọn trẻ ở yên một chỗ, nhưng những phương tiện này sẽ khiến não trẻ bị kích thích thay vì nghỉ ngơi.

5. Tránh đưa trẻ ra ngoài bằng ô tô hay xe máy vào chiều muộn. Khi trẻ trong giai đoạn cai giấc ngủ vặt, chúng thường rất ủ rũ, mệt mỏi vào khoảng 4 đến 5 giờ chiều, và một chuyến đi như vậy sẽ là cách để ru ngủ trẻ. Để con ngủ môt giấc dù ngắn vào thời điểm này sẽ khiến cho giấc ngủ chính trở nên khó khăn. Nếu phải di chuyển, cố gắng giữ cho trẻ tỉnh táo bằng cách nói chuyện hay gợi sự chú ý với bên ngoài

6. Để trẻ ngủ tối sớm hơn. Một vấn đề của việc không được ngủ ngày đó là trẻ sẽ kiệt sức sớm hơn. Tuy vậy, không ngủ ngày không có nghĩa là trẻ sẽ tự động đi ngủ sớm hơn. Ngược lại, không được ngủ ngày có thể khiến trẻ khó ngủ hơn vào ban tối. Nên trong giai đoạn chuyển tiếp này, cha mẹ nên để con đi ngủ tối sớm hơn khoảng từ 30 phút tới 1 giờ. Sự điều chỉnh này sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn vào buổi tối.

7. Để trẻ ngủ ngày khi cần thiết. Kể cả khi trẻ dứt thói quen ngủ ngày trong nhiều tháng, điều đó không có nghĩa là trẻ không bao giờ nên ngủ vặt ban ngày nữa. Trẻ nhỏ sẽ quay lại ham muốn ngủ ngày vì nhiều lý do, chủ yếu là trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ hay tại các dấu mốc phát triển thể chất. Các chuyên gia cho biết họ để ý thấy, sự trở lại này thường diễn ra quanh các ngày sinh nhật hay thời điểm giữa các lần sinh nhật. Giữ lịch nghỉ ngơi trong yên tĩnh là rất quan trọng, nhưng khi thấy trẻ mệt mỏi, rất cần một giấc ngủ bạn cũng đừng nên cố cản trẻ cho bằng được, ai cũng có lúc mệt mỏi quá sức và không còn cách nào tốt hơn để vượt qua ngoài một giấc ngủ sâu.

Theo Afamily.vn

Những tình huống cần phải kiên quyết nói “không” với bé

Mục đích khi nói “không” là để bé tự nhận thức đuợc hành vi tốt – xấu. Và nếu không cương quyết với bé ngay từ đầu, rất có thể nỗ lực dạy dỗ bé của cha mẹ sẽ trở nên lãng phí.

Dưới đây là những tình huống mẹ phải kiên quyết nói “không” với con:

1. Khi bé gặp nguy hiểm

Không có gì ngạc nhiên nếu các bé thích chạy nhảy, leo trèo và khám phá nhưng khi bé thực hiện việc gì đó nguy hiểm, bạn nên dừng bé lại cho dù bé đang vui vẻ.

nhung-tinh-huong-can-phai-kien-quyet-noi-khong-voi-be

Bạn cần nâng cao giọng, nhìn vào bé và nghiêm khắc nói “không” để mệnh lệnh của bạn được phát huy sức mạnh. Bé có thể không hiểu vì sao hoạt động vui chơi của mình đột ngột bị gián đoạn; do đó, cha mẹ nên tìm một vài tính từ đơn giản như “nóng” hoặc “trơn” để mô tả tình trạng nguy hiểm cho bé.

2. Khi bé làm đau người khác

Dưới 3 tuổi, bé thường không tự phân biệt những hành vi gây hại cho bản thân hoặc người đối diện, trừ khi bạn chỉ ra cho bé, chẳng hạn, khi bé đá (hoặc cắn bạn chơi).

Nguyên nhân của hành động này thường xuất phát khi bé giận dữ hoăc cáu kỉnh. Điều quan trọng là bạn nên dừng bé lại đúng lúc nhưng không quên bỏ qua tâm trạng của bé.

Có thể giữ bé lại và nói: “Mẹ biết con đang giận nhưng không được cắn/đá/đánh người khác”. Sau đó, gợi ý cho bé nói lời xin lỗi với người vừa bị hại.

3. Khi bé mè nheo

Lời nói “không” từ cha mẹ đồng nghĩa với việc chấm dứt cơn cáu kỉnh, khi bé không nhận được thứ mình muốn.

Nếu bé mệt mỏi, bạn sẽ rất vất vả khi muốn giữ bình tĩnh cho bé nhưng bạn cần dứt khoát nói “không” – như thế mới tránh được những cơn mè nheo tương tự trong tương lai.

nhung-tinh-huong-can-phai-kien-quyet-noi-khong-voi-be

Ngay cả khi bé giở chiêu: giả vờ bĩnh tĩnh, chạy lại ôm bạn và tiếp tục đòi hỏi, bạn cũng nên cương quyết: “Mẹ biết là con buồn nhưng không được con ạ”.

4. Khi bé hư

Đáp ứng đòi hỏi của bé dường như là mong muốn của cha mẹ; điều này giải thích vì sao, nhiều người mẹ không đủ can đảm từ chối khi bé đòi ăn bánh trước bữa cơm.

Dù không muốn, bạn cũng không nên nuông chiều bé. Nếu cảm thấy khó xử, bạn có thể nói: “Để mẹ suy nghĩ một chút” trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Nhiều bé thích hành xử theo kiểu tự tiện, khi bé muốn một thứ gì đó, bé sẽ tự lấy nó, cho dù bạn có đề nghị bé trả lại món đồ. Trường hợp này, ngoài việc nghiêm túc nói “không”, bạn cần giải thích cho bé rằng, việc lấy đồ khi chưa được mẹ đồng ý là không được phép.

Để nói “không” với bé thành công

– Trao đổi với chồng bạn hoặc người chăm sóc bé để thống nhất hành vi được phép và không được phép dành cho bé.

– Bạn nên nói “không” rõ ràng và cương quyết thay vì quát mắng bé.

– Không nên nói “có thể”, nên cân nhắc trước khi bạn nói “không” hoặc “có” với bé.

Theo Afamily.vn

Những điều cần chú ý khi chăm sóc trẻ sinh non

Trẻ sinh non thường có sức đề kháng yếu và sức khỏe gặp nhiều rủi ro hơn so với trẻ bình thường vì vậy cần cha mẹ có cách chăm sóc đặc biệt hơn.

là khi trẻ được sinh ra trước khoảng 3 đến 6 tuần so với thông thường, hoặc giữa tuần 34 hay 36 trong kỳ mang thai của người mẹ. Khi ra đời sớm như vậy, sức đề kháng của trẻ sẽ rất yếu và sức khỏe gặp nhiều rủi ro hơn so với trẻ bình thường. Trong sáu tuần cuối của thai kỳ, trẻ thường sẽ tặng khoảng 200g mỗi tuần.

Dưới đây là những điều các cha mẹ cần nắm vững và theo dõi khi chăm sóc trẻ sinh non.

1. Cho trẻ ăn

Thông thường, trẻ sinh non ăn ít hơn trẻ bình thường, bé bú mẹ hoặc sữa công thức ít hơn. Mặc dù vậy, lượng sữa cần cho trẻ sinh non đòi hỏi nhiều hơn so với trẻ bình thường, đặc biệt trong những ngày đầu nhằm tránh hiện tượng vàng da. Nếu như trẻ quấy khóc không chịu ăn, cha mẹ cần hỏi ý kiến của các bác sĩ khoa nhi để xem xét lại chế độ ăn cho trẻ, đặc biệt là những bà mẹ cho con bú.

nhung-dieu-can-chu-y-khi-cham-soc-tre-sinh-non

Trẻ sinh non có thể gặp nhiều rủi ro mắc bệnh về đường hô hấp. (Ảnh minh họa)

2. Khi trẻ ngủ

Trẻ sinh non sẽ bị buồn ngủ hơn bình thường và có thể ngủ ngay trong lúc chúng đang ăn sữa. Khi đó, các mẹ cần đánh thức trẻ dậy sau 3 hay 4 tiếng để cho ăn. Khi trẻ ngủ, tốt nhất các mẹ nên đặt nằm thẳng lưng để trẻ nằm ở một tư thế thoải mái nhất.

3. Hô hấp của trẻ

Trẻ sinh non có thể gặp nhiều rủi ro mắc bệnh về đường hô hấp, vì vậy khi thấy trẻ có dấu hiệu khó thở  hay có vấn đề gì về hô hấp, cha mẹ cần liên lạc ngay với bác sĩ nhi để phòng trường hợp xấu hơn có thể xảy ra.

4. Nhiệt độ

Khi sinh non, cơ thể trẻ sẽ hơi còi và khả năng điều chỉnh thân nhiệt sẽ kém hơn trẻ bình thường. Phòng cho bé sinh non cần thiết kế tránh gió và luôn ở nhiệt độ đủ ấm. Ngoài ra, một lời khuyên có ích là hãy mặc cho bé của bạn nhiều hơn 1 lớp so với số quần áo mà bạn đang mặc, như vậy cơ thể trẻ sẽ luôn ở trong trạng thái tốt nhất.

nhung-dieu-can-chu-y-khi-cham-soc-tre-sinh-non

Sức đề kháng của trẻ sinh non cũng yếu hơn những trẻ bình thường khác. (Ảnh minh họa)

5. Bệnh vàng da và các bệnh lây nhiễm khác

Trẻ sinh non có thể sẽ mắc bệnh vàng da, một triệu chứng được gọi là tăng bilirubin huyết mà có thể dẫn tới hủy hoại hệ thống thần kinh rất nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Các mẹ nên chắc chắn rằng con mình đã được kiểm tra về bệnh này và cần được kiểm tra bất cứ khi nào da bé chuyển sang màu vàng hoặc ăn không tốt. Ngoài ra, trẻ sinh non thường có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh và dễ mắc các bệnh lây nhiễm, do vậy cha mẹ cần theo dõi thật kĩ.

Bên cạnh đó, những cha mẹ đang có kế hoạch có bé hay các mẹ đang bầu bí thì nên chú ý một số điều sau đây để tránh tình trạng sinh bé non

- Không nên có bầu lại quá sớm sau lần sinh trước.

- Nên mang thai trước 35 tuổi.

- Không nên áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để có bầu trừ một số trường hợp đặc biệt và cần bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng.

- Nếu lần sinh trước đó cũng là sinh non thì các mẹ cần chú ý và tham khảo ý kiến bác sĩ để theo dõi và đề phòng.

Theo Phapluatxahoi.vn

Bí quyết đơn giản giúp trẻ sơ sinh nín khóc

Có thể nói, trẻ khóc là nỗi sợ hãi lớn nhất của các ông bố bà mẹ và là nguyên nhân chính gây mệt mỏi cho cha mẹ. Tuy nhiên, có những cách rất đơn giản giúp bạn dỗ trẻ nín khóc

Trước khi áp dụng những lời khuyên sau, bạn hãy chắc chắn rằng bé nhà bạn không đang trong trường hợp: Bé đang đói, bé đang bị lạnh quá hoặc nóng quá, bé bị ốm, sốt… Nếu không, hãy thử những lời khuyên sau nhé!

1. Quấn chặt bé

Rất nhiều em bé sơ sinh, đặc biệt dưới 1 tháng tuổi, cảm thấy an toàn khi được quấn chặt trong một chiếc chăn. Điều này khiến bé cảm thấy mình vẫn ở trong tử cung chật chội của mẹ – nơi đã quen thuộc với bé suốt 9 tháng qua. Tất nhiên, bạn không được quấn trùm cả đầu và mặt bé sẽ khiến bé không thở được. Ngoài ra, cần đảm bảo bé không bị nóng quá.

bi-quyet-don-gian-giup-tre-so-sinh-nin-khoc

2. Sử dụng ti giả hoặc thứ tương tự

“Món khoái khẩu” của các em bé là ti mẹ. Tuy nhiên, nếu bé đã no mà vẫn muốn bú. Bạn có thể cho bé sử dụng ti giả hoặc cho bé ngậm ngón tay đã rửa sạch của bạn. Bé sẽ nín khóc.

3. Đu đưa bé nhẹ nhàng

Chuyển động nhẹ nhàng có một hiệu ứng rất tuyệt vời trong việc làm dịu cơn khó chịu của bé. Ôm chặt bé và đu đưa từ bên này sang bên kia, hoặc đặt bé trong nôi và rung nhẹ, có thể khiến bé bớt khóc và dần đi vào giấc ngủ.

4. Cho bé đi dạo trong xe ô tô

Khi bạn đã thử cách thứ 3, nhưng cứ khi ngồi xuống là trẻ lại khóc không ngừng, thì bạn có thể đặt bé ngồi trong ghế dành riêng cho bé khi đi ô tô rồi chở bé đi dạo. Sự chuyển động nhẹ nhàng, nhịp nhàng của xe ô tô sẽ khiến bé dễ chịu hơn.

5. Mát-xa bé

Mát-xa nhẹ nhàng ở lưng, bụng, cánh tay và chân bé được cho là hỗ trợ cho việc tiêu hóa của trẻ cũng như giúp bé dễ ngủ hơn. Bạn nên đăng kí học một lớp mát-xa cho bé để biết cách làm thế nào cho đúng. Ngoài ra, việc làm này cũng khiến bạn và bé gắn kết tốt hơn.

bi-quyet-don-gian-giup-tre-so-sinh-nin-khoc

6. Kiểm tra việc ăn uống của mẹ và bé

Nếu bạn đang cho con bú, các chất có trong thức ăn và đồ uống của bạn, đặc biệt các đồ có chứa chất cafein, có thể gây ra sự khó chịu, bồn chồn cho bé. Hãy lập một cuốn nhật kí ăn uống để thuận tiện việc kiểm tra.

7. Cho bé cầm đồ của bạn

Lời khuyên này đặc biệt hữu ích cho các ông bố trong trường hợp phải trông con khi vợ vắng nhà. Các em bé thường “ám mùi” của mẹ. Nếu bạn đã dùng rất nhiều cách để dỗ bé mà bé vẫn không ngừng khóc, hãy thử cho bé ôm chiếc áo của mẹ, có thể bé sẽ rất thích.

8. Cho bé nghe nhạc

Hát cho bé hoặc bật một bản nhạc dịu dàng có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

bi-quyet-don-gian-giup-tre-so-sinh-nin-khoc

9. Cho bé tắm

Có một số trẻ ghét tắm, nhưng có một số trẻ rất thích nghịch nước. Nếu bé của bạn rơi vào trường hợp thứ 2 thì một phòng tắm kín gió, yên tĩnh, nước ấm, với những đồ chơi vui mắt có thể khiến bé vui vẻ.

10. Bạn hãy bình tĩnh

Không phải ai cũng có thể giữ được bình tĩnh khi con khóc. Tuy nhiên, hãy nhớ trẻ con nào cũng khóc và hãy coi đó là điều tất nhiên. Hãy thử ngồi trong phòng yên tĩnh với bé, ôm chặt, hơi thở đều đặn và sự bình tĩnh của bạn có thể truyền qua bé và sẽ giúp bé bớt khóc.

Theo Afamily.vn

4 cách phát hiện tiềm năng của con

Không khó để bố mẹ phát hiện tiềm năng của con mình với 4 cách đơn giản sau đây!

Để bé làm chủ trí tuệ của mình

Dù chỉ là một đứa trẻ nhưng hãy coi bé như một thực thể độc lập, có cá tính riêng và tiềm năng thiên bẩm không bị giới hạn. Bạn chớ nên có tư tưởng người khác làm thế nào, mình cũng làm y như thế trong việc giáo dục con. Bởi mỗi đứa trẻ đều có ưu khuyết điểm của riêng mình, cần cho bé một không gian tự do để phát triển và bộc lộ những thế mạnh bản thân, đồng thời phát hiện hạn chế của mình qua những sai sót, từ đó bé sẽ rút ra bài học kinh nghiệm để tự sửa chữa.

Khuyến khích lòng tự tin “bám rễ” bền chặt trong tâm lý

Khuyến khích bé nói hoặc có ý nghĩ: “Mình có thể làm được việc này” hay chính bạn luôn có tư tưởng và nói với con: “Con có thể làm được việc này” chính là con đường đúng đắn dẫn đến và bồi dưỡng sự tự tin từ sâu trong lòng bé. Hãy kiên nhẫn quan sát bé trong mọi hoạt động để phát hiện tố chất, tiềm năng của bé. Từ đó có sự động viên, khích lệ bé trong những trường hợp cụ thể.

Các nhà khoa học cho biết khi được động viên, khen ngợi, não người sẽ tiết ra chất dopamine có tác dụng gây sự hưng phấn tích cực cho trung khu thần kinh, khiến con người nảy sinh ý nghĩ: “Lần sau mình còn làm được tốt hơn”. Đối với trẻ em, điều này có nghĩa là bé sẽ phấn đấu, nỗ lực hơn nữa khiến tiềm năng ngày càng được bộc lộ và phát huy.

4-cach-phat-hien-tiem-nang-cua-con

Thay vì la mắng, hãy đưa ra những đánh giá tích cực

Cùng một sự việc nhưng có thể có nhiều cách làm khác nhau, vì vậy trong một số trường hợp cách làm của bạn chưa chắc đã đúng hoàn toàn. Hiểu được điều này, bạn không nên vội chỉ trích, la mắng khi bé chưa hoàn thành hay chưa làm được việc nào đó.

Theo các chuyên gia tâm lý, cách tốt nhất là trước hết bạn phân tích cho bé thấy những lợi thế của bé khi thực hiện công việc đó, chỉ ra những điểm tốt và chưa tốt (nhấn mạnh: “chưa tốt”, không có nghĩa là xấu) trong việc bé vừa làm, cuối cùng chỉ ra rằng nếu làm thêm lần nữa chắc chắn bé sẽ làm được và làm tốt hơn. Cách làm này gần giống với phương pháp “bánh mỳ kẹp” của trong cách dạy con của người Nhật Bản: phê bình con theo cấu trúc “khen – chê – khen/khuyến khích” (chúng ta thì thường theo cấu trúc “chê – chê – chê”, tiến bộ hơn một chút là “chê – khen – chê).

Khám phá và bồi dưỡng tiềm năng của trẻ theo lứa tuổi

Bạn cần tìm hiểu những kiến thức về quá trình phát triển của trẻ nhỏ để trong mỗi giai đoạn lại “đặt ra” mục tiêu cho con. Từ 0 – 3 tuổi là giai đoạn bé khám phá thế giới xung quanh, học cách nhận biết đồ vật, điều khiển tứ chi…

Lứa tuổi mầm non làm quen với môi trường nghe, đọc, viết tại nhà, trong đó cần tiếp xúc với nhiều loại hình dạng, kết cấu, màu sắc của cùng một đối tượng. Từ 7 – 11 tuổi, vùng não quản lý kỹ năng vận động của bé phát triển mạnh, nhiều bé ở độ tuổi này bắt đầu quan tâm và đam mê với các môn thể thao. Ngoài ra, từ 9 tuổi trở đi tư duy logic phát triển mạnh và dần dần mở rộng.

Theo TTVN.vn

Chăm sóc trẻ bị ban nhiệt vào mùa hè

Ban nhiệt là tổn thương da phổ biến ở trẻ em vào mùa hè. Ban nhiệt thường không nguy hiểm song nếu không chăm sóc đúng cách sẽ làm bệnh lâu lành.

Ban nhiệt là tình trạng da bị phát ban do viêm tấy, nổi những hạt nhỏ li ti hoặc mảng màu hồng, xảy ra khi trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân do các lỗ chân lông bị bít kín, tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn do tế bào chết của da hoặc vi khuẩn. Ban nhiệt xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, thường gặp ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ vai, lưng, ngực, vùng tã lót, các nếp gấp của cơ thể gây ngứa nhiều từng cơn. Bệnh xuất hiện trong vài ngày và hết nhanh khi nhiệt độ môi trường cải thiện, lúc trẻ ngừng đổ mồ hôi. Tùy mức độ tắc nghẽn ống tuyến mồ hôi nông hay sâu có 3 dạng ban nhiệt:

Ban hạt kê: Còn gọi là ban bạch, thường gặp ở trẻ sơ sinh, gồm những bóng nước trắng li ti xuất hiện từng đám, không viêm cũng không đỏ xung quanh. Ban hạt kê ít gây ngứa và thường biến mất trong vài giờ đến vài ngày.

Khi trẻ nổi ban nhiệt phải chăm sóc đúng và theo dõi cẩn thận, không tự ý điều trị theo kinh nghiệm.

Ban kê đỏ: Còn gọi là rôm sảy là dạng thường gặp nhất ở trẻ em. Da đỏ lên, xuất hiện rất nhiều bóng nước rời rạc hoặc thành từng chùm dạng đốm lấm tấm đỏ trên da, gây cảm giác như bị kim châm chích hoặc rát ngứa dữ dội từng cơn. Trẻ bệnh thường gãi nhiều, khó chịu và hay quấy khóc.

Ban kê sâu hay ban kê mủ: Là dạng ít gặp, xảy ra khi trẻ bị nhiều đợt rôm sảy tái đi tái lại. Ban lúc này là những mụn cứng, màu sậm hơn. Dạng này cũng ít ngứa hơn rôm sảy nhưng nguy hiểm vì dễ dẫn đến kiệt sức.

cham-soc-tre-bi-ban-nhiet-vao-mua-he

Cách chăm sóc đúng

Để bảo vệ làn da của trẻ nhỏ mùa nắng nóng các bậc phụ huynh nên lưu ý làm dịu, mát da trẻ bằng cách cho trẻ chơi, ngủ ở nơi mát mẻ. Tránh ủ kỹ, mặc quá nhiều quần áo. Không tắm nước nóng, xà phòng dễ gây kích ứng da khiến ngứa, tổn thương da nhiều hơn. Nếu trẻ còn đang bú người mẹ cần hạn chế những thực phẩm, gia vị cay nóng.

Khi trẻ bị ban nhiệt, cha mẹ cần chăm sóc đúng bằng cách giữ cho da trẻ mát, sạch và khô để giảm ngứa và giảm các kích thích ở da. Tránh đổ mồ hôi nhiều bằng cách cho trẻ ở nơi thông thoáng, mát mẻ…, ngủ dưới quạt nhẹ. Đối với trẻ biết đi cần hạn chế trẻ chạy nhảy quá nhiều ngoài trời nắng nóng sẽ đổ mồ hôi… sẽ hạn chế tổn thương da rộng hơn.

Hàng ngày cần tắm rửa cho trẻ chú ý các vùng da cọ xát, các nếp kẽ cần nhẹ nhàng tránh tổn thương da. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, bằng chất liệu mỏng và thấm mồ hôi. Cắt ngắn móng tay trẻ để tránh gãi ngứa. Ngoài ra, cho trẻ uống nhiều nước, ăn đầy đủ các chất như: rau quả, vitamin và chất khoáng. Tránh thức ăn cay, mặn, thức uống nóng.

Đưa trẻ đi khám bệnh khi: Tổn thương da lan rộng, trẻ gãi ngứa nhiều hơn, da sưng đỏ, đau,… kèm theo trẻ quấy khóc, sốt, mệt nhiều hơn, hoặc ban nhiệt không giảm sau 3 ngày nhằm tránh trẻ bị những biến chứng nguy hiểm. Nếu vùng da bị ban nhiệt có trầy loét, chảy nước, cần thoa thuốc tại chỗ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không bôi phấn rôm lên vùng da bị tổn thương.

Khi trẻ nổi ban nhiệt phải chăm sóc đúng và theo dõi cẩn thận, không tự ý điều trị theo kinh nghiệm.

BS Kim Thoa

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Những việc ba mẹ thường làm gây hại cho trẻ

Có một số việc cha mẹ vô tư làm vì nghĩ là tốt cho con nhưng trên thực tế lại là hại con.

1. Lấy ráy tai thường xuyên

Vì nghĩ rằng phải lấy ráy tai thường xuyên cho con thì tai bé mới sạch và không bị viêm tai, thế nên cứ mỗi lần tắm cho con xong nhiều mẹ lại đè con ra chọc chọc ngoáy ngoáy vào tai.

Việc làm này đã vô tình tạo điều kiện cho các khuẩn có hại xâm nhập vào tai làm hại con, gây viêm nhiễm tai ngoài. Đặc biệt là các loại côn trùng nhỏ như muỗi, kiến… rất có thể bay vào tai bé.

Các bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ không nên lấy ráy tai cho con thường xuyên. Khi ráy tai nhiều quá sẽ làm bít tắc ống tai ngoài, thậm chí nhiều trường hợp biểu bì da bong tróc mỗi ngày, bong ra mà không thoát ra được do ráy tai bít tắc gây viêm, thậm chí hủy xương và gây viêm ống tai. Những trường hợp này cần phải lấy ráy tai. Mẹ có thể kiểm tra ráy tai của con nhiều hay ít bằng cách dùng đèn chuyên dụng soi vào ống tai.

nhung-viec-ba-me-thuong-lam-gay-hai-cho-tre

Ảnh minh họa

Còn nếu nhìn vào tai con chỉ thấy có vài ráy tai hơi dính ở vành ống tai thì mẹ không nên lấy. Bởi ráy tai có kháng thể và là chất bảo vệ ống tai ngoài nên lấy ráy tai nhiều quá cũng là không tốt.

2. Xịt, rửa mũi hàng ngày cho bé

Dù con không bị ngạt mũi hay viêm mũi, nhiều mẹ vẫn cẩn thận xịt, rửa mũi hàng ngày cho bé để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên trên thực tế đây lại là sai lầm của mẹ làm hại con.

Theo các bác sĩ nhi khoa, mũi của trẻ và người lớn cũng như nhau, bình thường có cơ chế tự làm sạch. Dù mũi hít phải không khí bẩn, vi khuẩn thì nó cũng ngăn lại, nên cơ thể mới không bị ốm. Khi đó mũi làm chức năng của mình rất tốt thì không việc gì phải vệ sinh, rửa mũi. Chưa kể cách vệ sinh không đúng còn gây hại cho mũi.

Chỉ khi nó không hoàn thành nhiệm vụ, trẻ bị ốm, sụt sịt mũi thì lúc đấy hãy nên rửa mũi. Điều này giúp hỗ trợ mũi phục hồi chức năng, đào thải dịch nhầy giúp tăng tác dụng của các thuốc sử dụng tại chỗ, trẻ dễ thở…

3. Đánh tưa lưỡi

Cứ mỗi khi thấy ăn con sữa xong là lưỡi lại bị trắng, nhiều mẹ hăm hở đánh tưa lưỡi cho con vì cho rằng trẻ bị tưa lưỡi. Việc làm này của mẹ nhiều khi là hành động vô tình hại con vì niêm mạc lưỡi của trẻ rất mỏng, có dây thần kinh phân biệt nóng lạnh, mùi vị, khi bị lau rất dễ bị xây xước dù không nhìn thấy. Hơn nữa lưỡi mất đi sự trơn tru, mềm mại làm trẻ biếng ăn.

Chưa kể đến việc cha mẹ dùng khăn không sạch để đánh tưa lưỡi cho trẻ sẽ khiến bé bị nhiễm vi khuẩn nấm trong miệng.

4. Cạo trọc đầu cho con vào mùa hè

Nhiều mẹ nghĩ rằng mùa hè nên cạo trọc đầu cho con mát. Tuy nhiên, các chuyên gia nhi cho rằng tóc có tác dụng cực kì quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể trẻ, ngăn ngừa sự tiếp xúc của da đầu với ánh nắng mặt trời. Việc mẹ cạo trọc đầu cho con sẽ khiến ánh nắng mặt trời có càng nhiều cơ hội tiếp xúc với da đầu, khiến da đầu bị mẫn cảm, ngứa ngáy và khó chịu.

nhung-viec-ba-me-thuong-lam-gay-hai-cho-tre

Ảnh minh họa

Ngoài ra, vì không có tóc nên da đầu bị tiếp xúc trực tiếp với mồ hôi nên dễ có nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Do đó nếu muốn cạo trọc đầu cho con trong mùa hè thì mẹ nên cân nhắc vì tóc sẽ bảo vệ bộ phận đầu cho bé, một khi đầu bị các loại vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và gây hại thì tóc sẽ đứng ra bảo vệ chống lại (hoặc giảm thiểu) sự tổn hại lên da đầu. Tóc cũng giúp quá trình tản nhiệt và có chức năng điều hòa nhiệt độ cho cơ thể.

Với các bé gái nếu có bộ tóc quá dày thì mẹ lại nên cắt bớt mà không nên để dài vì da đầu là bộ phận hấp thu và bài tiết nhiệt cho cơ thể, nếu tóc bé đã dày mẹ lại để dài thì sẽ cản trở quá trình bài tiết và hấp thu của da đầu.

5. Ủ ấm khi con bị sốt

Đây là sai lầm phổ biến của các bà mẹ khi thấy trẻ sốt. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nhi T.Ư về việc xử lý khi con sốt được công bố tại Hội nghị điều dưỡng nhi khoa lần thứ 9, thì có quá một nửa bà mẹ mắc sai lầm khi chăm bé sốt.

Khi thân nhiệt của trẻ đang tăng cao, đáng lẽ ra phải mặc quần áo thoáng mát cho con để hạ sốt thì nhiều mẹ lại ủ ấm khiến thân nhiệt trẻ càng tăng, dễ gây nguy cơ sốt co giật. Thậm chí có nhiều mẹ còn chườm đá, chườm lạnh. Các bác sĩ nhi khoa cho biết, thực chất việc chườm đá, chườm lạnh chỉ làm mát tại vị trí được chườm, nhưng trên thực tế nó có thể gây co mạch khiến nhiệt càng khó thoát ra ngoài hơn, gây sốt cao hơn.

(Theo Trithuctre)

Hãy khôn khéo như các bà mẹ!

Nếu có một “tạo vật” nào đó là biểu tượng cho sự khôn khéo, hẳn phải là phụ nữ – những người mẹ đang đứng trước nhiều quyết định mua sắm lớn bé trong nhà. Từ sự va chạm với đủ loại hàng hóa qua các kênh truyền thông đến việc thực tế lựa chọn các mặt hàng nhu yếu phẩm trong gia đình và quan trọng nhất là sữa cho con, đã cho các chị em quá nhiều kinh nghiệm mua sắm. PGS.TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn cho rằng: “Không có khóa đào tạo kỹ năng sống nào thực tiễn như ‘tháp tùng’ một bà mẹ khôn khéo đi chợ!”.

Các bà mẹ ngày càng khó tính trong việc lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng cho con (Ảnh Trần Huy)

Sức hấp dẫn từ những thông điệp “lung linh”

Sự cởi mở trong tiêu dùng đã mở ra nhiều cơ hội cho những thương hiệu mới, nhất là với mặt hàng thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ. Với hơn 30 công ty cung cấp gần 50 nhãn hàng dinh dưỡng khác nhau đã cho người tiêu dùng thêm nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, việc một số nhà sản xuất tự “thổi” chất lượng sản phẩm của mình thành “nhất thị trường”, với các chiêu thức trình bày sản phẩm, cung cấp thông tin không chính xác trên nhãn mác, dẫn đến chất lượng hàng hóa không đúng với thực tế đã gây nhiều bức xúc cho người tiêu dùng. Chưa bao giờ sự sáng suốt khi chọn lựa hàng hóa của người tiêu dùng lại cần thiết như hiện nay, bởi đứng trước rất nhiều sản phẩm được thiết kế đẹp, được nhà sản xuất tự tung hô “hoành tráng”, người tiêu dùng rất dễ bị lung lạc, chọn lựa sai lầm.

Đặc biệt, sản phẩm sữa mới thường tự công nhân là đảm báo chất lượng và quy trình sản xuất an toàn thực phầm, sử dụng nhiều mỹ từ với mục đích đánh vào mong muốn của các bậc làm cha mẹ đối với sức khỏe của con. Cứ thế, những thông điệp này đi vào lòng người trong khi chất lượng một nơi, thông tin về sản phẩm một nẻo.

Chính sự tự công nhận và tự giới thiệu quá sự thật của nhà sản xuất “đi sau nhưng muốn về trước” đã đưa người tiêu dùng lạc vào “mê hồn trận” – không biết sữa nào là sữa đúng chất lượng. Trong khi nhu cầu sử dụng thì luôn luôn cấp bách vì hầu như bà mẹ nào cũng muốn con được bổ sung thêm chất dinh dưỡng, cho con cao hơn, thông minh, khỏe mạnh hơn đúng như lợi ích của sữa mang lại. Là người bảo vệ gia đình, chăm lo cho con cái, các bà mẹ luôn muốn chọn những sản phẩm tốt nhất cho con, nên họ ngày càng chọn lựa kỹ hơn.

Khi các bà mẹ lên tiếng

“Làm mẹ, mình rất mừng khi thấy nhiều vụ chất lượng sữa không đảm bảo được phanh phui. Điều này giúp mình và các bà mẹ cẩn trọng hơn khi chọn lựa thực phẩm dinh dưỡng, nhất là sữa cho con. Không việc gì phải đưa ra quyết định vội vàng, mình rất cảnh giác với những ‘kẻ lạ mặt’ mới xuất hiện. Tham khảo ý kiến các bà mẹ khác, hỏi thăm hàng xóm là việc đầu tiên, nhưng cũng để tham khảo, sau đó mình sẽ tìm thông tin trên mạng về thương hiệu này, rồi mới quyết định mua”, chị Hương, quận 3, TP.HCM, chia sẻ kinh nghiệm mua sữa cho con.

Bà mẹ trẻ Uyên Phi ở quận 10 thì luôn theo tiêu chí “Không đem con ra làm chuột bạch để thử nghiệm các loại sữa mới ra”. Chị vẫn trung thành với loại sữa con đang uống tốt. Chị cho rằng sản phẩm sữa mới với những thông điệp đi kèm nghe thấy cũng tò mò muốn thử, nhưng không dám mạo hiểm với sức khỏe của con. Do đó, có chọn sản phẩm mới, chị cũng chỉ chọn sản phẩm của cùng một nhà sản xuất uy tín để an tầm về chất lượng.

Khôn khéo như các bà mẹ hiện đại

Theo PGS.TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, đa số các bà mẹ có tâm lý trung thành với các hãng lớn, có tên tuổi lâu năm vì họ có quy trình quản lý chất lượng rõ ràng, minh bạch. Để đảm bảo sự tự tin khi chọn mua thực phẩm dinh dưỡng cho con, các bà mẹ không chỉ dựa vào kinh nghiệm, cảm tính mà nên nhìn vào bằng chứng khoa học. Các chuẩn chất lượng nghiêm ngặt được quốc tế công nhận của sản phẩm sẽ là một sự bảo đảm để các bà mẹ yên tâm mua sữa cho con.

Bên cạnh sự uy tín lâu năm của các thương hiệu thì yếu tố quan trọng khi lựa chọn các sản phẩm dinh dưỡng chăm sóc trẻ em chính là thành phần an toàn. Những sản phẩm được công nhận về lợi ích đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ thông qua các nghiên cứu lâm sàng luôn dược ưu tiên lựa chọn. Vì thế việc lựa chọn những sản phẩm có kiểm chứng khoa học, đạt các tiêu chuẩn của các tổ chức y tế, dinh dưỡng, thực phẩm có uy tín như CODEX (Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế), EFSA (Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu) là hoàn toàn cần thiết.

Chị Minh, giáo viên trường mẫu giáo Hoa , q.11 chia sẻ: “Đúng là có kiến thức vẫn hơn, với kinh nghiệm nuôi dạy trẻ bao nhiêu năm, tôi nhận thấy việc lựa chọn sữa hay thực phẩm cho trẻ không khó. Chỉ cần hiểu con mình cần gì, trong giai đoạn nào rồi lựa chọn ở những nhãn hàng uy tín lâu năm trên thị trường là có thể thoát khỏi những ‘lời mời’ có cánh của những sản phẩm kém chất lượng. Khôn khéo khi chọn sữa cũng là một phần của bí quyết nuôi dạy con cái!”.