Lưu trữ cho từ khóa: chăm sóc bé

Không nên bế bé quá nhiều

Bé yêu của bạn cần được mẹ ôm ấp nhưng bạn không nên bế con cả ngày. Tiến sĩ tâm lý học trẻ em Richard Woolfson giải thích lý do của chuyện này.

Nhiều người mẹ thích bế con như một cách để ủ ấm trong ngày lạnh. Và điều này còn tăng cảm giác gần gũi giữa hai mẹ con. Nhưng đôi khi, âu yếm bé quá nhiều khiến bé bám mẹ không dứt. Chuyện này sẽ khiến bạn khó khăn trong một giai đoạn. Bởi vì ngay từ sớm, bé cần học cách để trở nên độc lập. Bé cần tự quản lý cảm xúc vì không phải lúc nào cũng có mẹ ở bên. Từ từ, bé sẽ học được cách cân bằng trong cuộc sống.

Nếu bạn bế con quá mức, bé sẽ:

- Phụ thuộc vào mẹ lâu hơn cần thiết.

- Mong có mẹ ở bên mỗi phút trong ngày.

- Quấy khóc khi mẹ ở ngoài tầm mắt của bé.

- Không tự cân bằng cảm xúc được khi phải ở một mình.

khong-nen-be-be-qua-nhieu

Nhưng nếu bạn hiếm khi bế con, bé sẽ:

- Bắt đầu thấy buồn và thậm chí cô đơn.

- Có lẽ bắt đầu biết nghĩ: “Mẹ không yêu mình”.

- Mất quan tâm vào những gì đang xảy ra xung quanh.

- Không thấy thoải mái mỗi lần được mẹ bế.

Vài thắc mắc của mẹ:

- Tôi có nên bế bé ngay khi thấy bé khóc?

- Bế con hay không nên sẽ tùy hoàn cảnh. Không có công thức chuẩn nào trong việc nuôi con cả. Đó là lý do tại sao có những thời điểm, bạn nên để bé khóc nhưng cũng không bỏ qua con bạn hoàn toàn. Hãy tìm hiểu nguyên nhân trước khi quyết định sẽ bế bé ngay hay để bé tự khóc một chút. Bạn sẽ sớm phân biệt được tiếng khóc khác nhau của bé – là do khó chịu hay chỉ “khóc hờn”. Một số bé muốn được bế suốt nên dùng tiếng khóc làm “vũ khí”. Và nếu bạn không nhận ra điều đó, bé sẽ khóc hầu như toàn bộ thời gian.

- Bé nhà tôi hay khóc trong đêm và chỉ muốn được mẹ bế?

- Bé khóc trong đêm có thể do nhiều nguyên nhân. Nếu bạn bế bé và cho bé ti ngay tức khắc thì sau đó, bé sẽ có phản xạ khóc đòi bú đêm. Vậy đó là lỗi của bạn chứ không phải của bé.

khong-nen-be-be-qua-nhieu

Nếu bé nhà bạn hay khóc đêm, hãy thử:

+ Thay vì ngay lập tức bế bé, hãy đứng trước cũi của bé, nói chuyện cho bé yên tâm nhưng không chạm vào người con.

+ Tối hôm sau, nếu bé khóc, hãy làm như thế nhưng chỉ đứng trước cũi của bé mà không nói gì.

+ Nếu bé khóc tiếp, chỉ đứng gần cũi của bé trong yên lặng để xem bé có ngủ lại được không.

+ Bằng cách giảm dần liên lạc, bé khóc đêm có thể giảm hẳn và bị loại bỏ hoàn toàn.

Theo TTVN.vn

Cách chọn kem dưỡng da an toàn cho bé

Kem dưỡng da tốt với bé nhũ nhi phải đảm bảo tiêu chí: giữ ẩm và bảo vệ làn da mỏng manh của bé.

Xoa kem dưỡng da cho bé cũng là cách để bạn gắn kết với con, đặc biệt vừa xoa kem vừa massage cho bé. Sự thoải mái khi được mẹ chạm vào, cũng như sự ấm áp tình yêu thông qua bàn tay mẹ đều được bé cảm nhận. Kem dưỡng da chất lượng tốt tạo thành một lớp bảo vệ trên da, nhất là làn da nhạy cảm. Nó tránh mất nước cho vùng da khô, chữa lành vết thương cho làn da nứt nẻ và bệnh chàm. Tính chất mềm mại và an toàn của kem dưỡng da cho bé còn rất lý tưởng để người lớn sử dụng, đặc biệt những người có làn da nhạy cảm. Nó thậm chí còn được dùng làm kem bôi chống rạn da cho phụ nữ mang thai.

Cách “thông minh” để mua sắm kem dưỡng da cho con

Hãy tìm mua loại kem có các nguyên liệu tự nhiên (không hóa chất) để an toàn cho da cũng như các cơ quan trên cơ thể. Một số loại kem cho bé đi kèm với hương thơm nhẹ nhàng như hoa oải hương, vani hoặc cam. Thành phần sữa và mật ong là tốt nhất cho làn da khô.

Kem dưỡng da với thành phần bột yến mạch phù hợp cho làn da bị kích thích. Tương tự là kem bôi quả hạnh hoặc dầu jojoba.

Hãy chắc chắn kem dưỡng da chọn cho bé nhà bạn có thành phần từ thiên nhiên, không đính kèm các chất phụ gia. Hãy tìm công thức không gây nhờn và cố gắng mua những mẫu kem dưỡng da nhỏ để thử nghiệm trên da của bé trước khi gắn bó với một thương hiệu. Mỗi bé có phản ứng khác nhau với một loại kem dưỡng da; vì thế, mỗi bé cũng phù hợp với một nhãn hiệu kem dưỡng da khác nhau.

cach-chon-kem-duong-da-an-toan-cho-be

“Cạm bẫy” thường gặp

 

Cảnh giác với những mùi hương mạnh và thuốc nhuộm khi mua kem dưỡng da cho bé. Bạn không cần phải chi rất nhiều tiền để chọn loại kem dưỡng da “hảo hạng” cho con. Tốt nhất là đừng để bị rơi vào “bẫy” tiếp thị.  Hãy kiểm tra trên nhãn xem loại kem bôi da đó có nước hoa hay paraben – hai chất không tốt cho làn da của bé không.

Các thành phần trong kem dưỡng da của bé cần tinh khiết và không chứa cồn (pure and alcohol-free). Tránh dùng kem dưỡng da cho bé sơ sinh vì làn da của bé vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, vì thế, tốt nhất là chỉ cần lau sạch da bé với nước ấm và bông y tế hay khăn cotton.

Theo TTVN.vn

Những sai lầm khi chăm con khiến bé bị còi

Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Hàng ngày vẫn có rất nhiều bà mẹ đưa con đến khám than vãn rằng dù rất chăm con nhưng không hiểu sao bé vẫn còi, mãi không chịu lên cân”.

Nếu con bạn là một trong những trường hợp trên thì mẹ hãy “kiểm điểm” lại bản thân xem có mắc những lỗi sau khi chăm con không nhé!

1. Trộn sữa vào nhiều loại nước

Nhiều cha mẹ lo bé không uống đủ sữa nên quyết định trộn sữa công thức vào nước quả, nước khoáng, nước rau… cho bé.

Thực tế: Sữa bán trên thị trường đã được nhà sản xuất cân bằng thành phần dinh dưỡng. Nếu trộn sữa lung tung, bé có thể bị tiêu chảy. Hoặc dẫn tới tình trạng lãng phí. Chẳng hạn, nếu đem sữa công thức pha với nước khoáng sẽ dẫn tới việc thừa hàm lượng chất khoáng vì bản thân chất khoáng có trong nước khoáng đã khá cao.

Vì thế, chỉ nên pha sữa công thức với nước lọc (ấm) thông thường.

nhung-sai-lam-khi-cham-con-khien-be-bi-coi

2. Nghiện khoai tây, carrot

Một số cha mẹ cho rằng, hai loại củ này dồi dào dinh dưỡng, nên cho bé ăn nhiều.

Thực tế: Khoai tây, carrot thuộc nhóm “thức ăn có đường”. Luợng đường trong đó cao hơn trong các loại rau xanh. Nếu cho ăn nhiều, bé sẽ hấp thu quá lượng đường cho phép. Vì thế, món nào cũng nên cho bé ăn điều độ, không nên lạm dụng.

nhung-sai-lam-khi-cham-con-khien-be-bi-coi

3. Hầm xương lấy nước

Nhiều người mẹ chịu khó hầm xương, lấy nước để nấu bột (cháo) cho con. Họ nghĩ, nước xương chứa nhiều chất dinh dưỡng, thậm chí còn tốt hơn cả thịt nạc.

Thực tế: Nước xương chỉ có vị ngọt và thơm. Protein thường bị giữ lại trong thịt và xương. Vì thế, bé cần được ăn cả phần thịt và phần nước để ngăn ngừa thiếu chất.

4. Mua cháo dinh dưỡng cho con ăn

Không ít cha mẹ mua cháo bán sẵn ngoài hàng (hoặc cho bé ra hàng) ăn cháo. Nhiều cha mẹ ưa chuộng cháo dinh dưỡng (nutritious porridge) trong quá trình nuôi con.

Thực tế: Khá nhiều bé ăn cháo “vỉa hè” không lên cân tốt vì cháo loại này không đủ chất cho bé. Một số bé phải nhập viện do nôn trớ hay tiêu chảy vì những sản phẩm được quảng cáo là “cháo dinh dưỡng”. Cha mẹ nên tránh những sản phẩm cháo dành cho bé không rõ nguồn gốc. Nếu không, nên mua cháo trắng mang về nấu lại rồi thêm dầu, trứng… vào cháo trước khi cho bé ăn.

Theo Phapluatxahoi.vn

Cho con bú đúng cách

Cho con bú là bản năng của mẹ nhưng không có nghĩa là dễ dàng, nhất là với những người làm mẹ lần đầu.

cho-con-bu-dung-cach

Hãy hỏi các chuyên gia như bác sĩ, y tá… ở bệnh viện hoặc nơi bạn sinh con về cách cho bé ti mẹ.

Biết dấu hiệu bé bám ti mẹ đúng là chìa khóa giúp cho con bú mẹ thành công. Miệng của bé phải mở đủ rộng (giống miệng con cá) và bao quanh quầng vú mẹ.

cho-con-bu-dung-cach

Đừng bỏ phí sữa non. Dinh dưỡng trong sữa non thực sự tốt cho bé trong những ngày đầu đời. Đừng lo lắng vì sữa non cũng giúp bé đủ no.

Có thể đánh dấu vào lịch thời điểm cho bú, bé bú trong bao lâu và bú lần cuối bên ngực nào.

cho-con-bu-dung-cach

Nhớ vỗ ợ hơi cho con. Bạn vỗ nhẹ vào lưng bé sau khi bé bú xong, giúp bé tránh được đầy hơi, trớ sữa.

Đảm bảo mẹ ăn đủ dinh dưỡng và uống đủ nước. Bé có nhận đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ hay không phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống của mẹ.

Cho con bú có thể hơi ngượng nghịu và làm mẹ bị đau, nhất là mấy ngày đầu. Thử chườm khăn ấm để làm dịu bầu ngực mẹ đang căng, đau.

cho-con-bu-dung-cach

Theo Phapluatxahoi.vn

Dấu hiệu chứng tỏ trẻ đang chán học

Việc bé chán học không chỉ thể hiện qua tâm trạng, nhiều khi còn có những dấu hiệu “nhạy cảm” khác nữa. Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.

1. Con nghịch phá lớp học

Con bạn thường xuyên gây rối trong lớp học? Bạn có thể nghĩ điều đó không to tát gì vì con đang ở tuổi nghịch ngợm, thế nhưng việc không răn đe con có thể gây phản tác dụng. Do bé không muốn học lại không bị nhắc nhở, bé có thể tiếp tục tìm những cách khác quậy phá khác để đầu óc mình được bận rộn.

2. Con gặp rắc rối với bài tập về nhà

Con bạn làm bài tập đầy đủ nhưng quên mang đến lớp nộp cho thầy cô? Hay con gặp khó khăn trong việc hoàn thành hết số lượng bài được giao? Vì bài tập về nhà có thể là một thách thức đối với bất cứ ai, từ đó việc phải kiên nhẫn giải quyết hết bài tập sẽ chỉ làm tăng sự chán học ở con bạn.

dau-hieu-chung-to-tre-dang-chan-hoc

3. Làm tốt các bài kiểm tra

Nói về bài tập về nhà, có thể bé rất uể oải không hứng thú, nhưng với những bài kiểm tra hoặc trắc nghiệm, bé bỗng dưng hoàn thành xuất sắc. Đó là dấu hiệu chứng tỏ đầu óc trí tuệ của trẻ sẽ phát huy nếu có áp lực và tập trung cao độ.

4. Hay mơ màng

Có thể thầy cô giáo của con sẽ phản ánh việc bé rất hay ngồi trong lớp mơ màng, nhìn vào khoảng không và thiếu tập trung vào bài học. Nếu như vậy, bạn nên trò chuyện cùng con để tìm hiểu tại sao con không chú ý vào bài giảng. Nguyên nhân rất có thể là do bé không còn thấy hứng thú học tập nữa.

5. Bé nói thấy chán học

Nếu con bạn luôn miệng kêu than “đến trường chán lắm”, hay “không thích đi học tẹo nào”, bạn hãy để tâm đến những tâm sự ấy của con, đừng nghĩ con lấy cớ để lười biếng. Chúng ta nhiều khi không quan tâm đến những than phiền của con cái (đặc biệt khoảng thời gian buổi sáng chuẩn bị tới trường), đôi khi con không dám phản ánh trực tiếp với bố mẹ, mà chỉ “dành hết tâm sự” vào những lời phụng phịu và mè nheo như vậy thôi.

Theo Afamily.vn

Phương pháp giúp bé tập nhai thành thạo

Để giúp bé chuẩn bị thật tốt cho quá trình ăn dặm, mẹ hãy giúp con tập phản xạ nhai thật thành thạo nhé.

Các chuyên gia vẫn khuyên các mẹ nên cho trẻ bú mẹ tròn 6 tháng đầu đời rồi có thể tập ăn dặm. Vào thời điểm này, các mẹ có thể tập cho bé một số phản xạ cơ bản để phục vụ cho việc ăn dặm sắp tới.

Nhai là một phản xạ tương đối quan trọng bé cần học. Không ít mẹ đã tỏ ra bối rối khi bé tỏ ra muốn nôn ọe khi mẹ chuẩn bị cho con đồ ăn hơi lợn cợn một chút vì bé chưa biết cách nhai mà chỉ chực nuốt chửng. Hãy cùng tham khảo cách giúp bé học nhai thành thạo các mẹ nhé

1. Để trẻ dùng miệng để “khám phá thế giới xung quanh”

Thông thường khi con bắt đầu biết lẫy và biết cách cầm nắm đồ vật (tầm 3 – 4 tháng tuổi), các mẹ luôn trong tình trạng lo lắng khi con ngậm mọi thứ vào miệng vì sợ bé sẽ nhiễm vi khuẩn hay nuốt phải những dị vật không mong muốn. Tuy nhiên, đây là một kĩ năng bé cần phải rèn luyện và là bước đầu tiên trong quá trình tập nhai của mình.

Khi ấy bé sẽ dùng môi, lưỡi và lợi để khám phá hình dạng và cấu tạo của các đồ vật xung quanh. Giai đoạn này mẹ hãy mua những món đồ chuyên dụng và hợp vệ sinh cho bé như đồ chơi gặm nướu của các nhãn hiệu an toàn và uy tín cho bé tập gặm. Lúc này, có thể mẹ đã có thể chuẩn bị cho bé thức ăn dạng sệt để bé thử dần.

phuong-phap-giup-be-tap-nhai-thanh-thao

Mẹ nên chuẩn bị thức ăn dạng sệt để bé tập làm quen dần. (Hình minh họa)

2. Giúp con tăng hoạt động của cơ miệng

Khi tập nhai bé sẽ cần huy động sự giúp đỡ của vô số các cơ trong miệng, các cơ này cũng đồng thời sẽ hỗ trợ bé trong quá trình tập nói. Vì vậy, khi bé bắt đầu bi bô và thốt lên những âm thanh bập bẹ như a, ô , mẹ hãy khuyến khích bé làm như vậy càng nhiều càng tốt để cơ miệng bé có thêm cơ hội phát triển.

Thậm chí mẹ có thể làm bé cười đùa hùa theo những hành động, trò chơi mẹ nghĩ ra. Những hành động tưởng như rất bình thường ấy của mẹ lại giúp cơ hàm bé khỏe hơn để việc nhai sắp tới diễn ra thuận tiện hơn

3. Giúp con vượt qua tình trạng nôn trớ

Nôn trớ là một phản xạ tự nhiên bé có từ khi còn sơ sinh để bảo vệ bé khỏi hóc các thức ăn không phù hợp ngoài sữa. Khi bé đã đến tuổi ăn dặm, mẹ hãy giúp bé loại bỏ phản xạ này bằng cách luyện cho bé ăn những thức ăn từ loãng đến đặc dần, mịn đến hơi thô để bé có cơ hội thử khả năng nhai.

Nếu ngay từ những lần thử đầu tiên mà bé có biểu hiện nôn, mẹ không nên quá lo lắng và hãy đừng ngại giúp bé thử lại một lần nữa.

4. Các bước cơ bản để bé tập phản xạ nhai

Bước 1: Mẹ có thể tập cho con ăn thô đều đặn hàng ngày bằng các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa mà bé thích trước, ví dụ như đậu phụ, khoai tay nghiền, khoai lang hấp v.v. Bắt đầu cho bé ăn từ bước nghiền thật nhuyễn trước, sau đó tăng dần độ lợn cợn của thực phẩm để cho bé quen dần và xem bé có thể quen được đến mức nào.

Sau đó tiến tới cho bé ăn một miếng nhỏ bằng nửa hạt đậu để bé tự mình nhai nhỏ đến khi có thể nuốt được, không nuốt chửng gây ọe nữa. Mẹ tiếp tục luyện cho con đến khi nào con có thể ăn miếng mà mẹ xắn theo kích thước nào cũng được và nhai cho đến khi miếng ăn đó nhuyễn hẳn để có thể nuốt dễ dàng

Bước 2: Khi bé đã tập nhai quen các thực phẩm mềm trên, mẹ có thể tập cho con nhai cháo có độ thô nhiều hơn. Ở bước này, trước mỗi lần nấu cháo cho con, mẹ hãy múc riêng ra một thìa cháo nguyên hạt, xay rối hơn độ mịn bé vẫn ăn một chút, sau đó trộn chỗ cháo này vào bát cháo đã xay nhuyễn của con.

Khi cho bé ăn, mẹ hãy nghe ngóng xem con phản ứng thế nào, nếu bé không chịu được và có dấu hiệu nôn ọe, mẹ hãy dừng lại ngay. Lúc này mẹ lại quay về tập cho bé nhai bằng đồ ăn mềm cho đến khi nào bé sẵn sàng thử lại món cháo ở trên. Để giúp con không ọe, trong khi ăn mẹ nên cho bé thêm 1 thìa nước để bé nuốt được dễ dàng hơn.

Cứ như vậy, mẹ nâng dần độ thô của cháo lên dần cho đến khi bé quen hẳn và có thể ăn được cháo nguyên hạt hầm nhừ, rau xay vẫn có thể có xơ, và thịt thì chỉ cần bằm nhuyễn. Bước luyện tập này mẹ có thể kéo dài cả tháng hoặc hơn, miễn là mẹ chịu kiên nhẫn.

phuong-phap-giup-be-tap-nhai-thanh-thao

Nếu bé có thể ăn được cháo nguyên hạt hầm nhừ thế này thì mẹ đã thành công (ảnh minh họa)

Ngoài việc luyện cho con bằng cháo và thức ăn mềm, khi bé được khoảng 7 tháng, mẹ có thể mua cho bé các loại bánh ăn dặm để bé tập cầm tay và cho vào mồm nhai. Loại bánh này có thể tan ngay khi mới cho vào miệng bé, nên mẹ cũng không phải lo bé bị hóc khi luyện tập.

Theo Khampha.vn

Những dấu hiệu nên tập cho bé ngồi bô

Bạn đang băn khoăn không biết đâu là khoảng thời gian thích hợp cho con ngồi bô? Cũng giống những mốc phát triển khác ở trẻ, việc cho bé ngồi bô cũng nên được thực hiện theo đúng tiến trình.

Nếu thấy con có những dấu hiệu dưới đây, bạn có thể yên tâm tập cho bé ngồi bô rồi đấy!

Bạn phải thay ít tã ướt hơn

Tầm khoảng 20 tháng tuổi, mong đợi con kiểm soát được việc đi vệ sinh của mình có lẽ là không thể. Nhưng khi ngủ, trẻ có thể giữ người “khô ráo” trong 1, 2 tiếng liền và thỉnh thoảng tỉnh giấc mà không tè dầm thì chứng tỏ bé đó đã sẵn sàng cho việc đào tạo ngồi bô.

Bạn có thể dự đoán được khi nào con đi vệ sinh

Dù con có thói quen đi vệ sinh vào buổi sáng, sau bữa ăn, hoặc trước giờ đi ngủ, thì “nhịp điệu” đều đặn ấy sẽ giúp bạn dự đoán được đâu là lúc thích hợp đưa bô cho con ngồi – từ đó tăng khả năng thành công cho việc dạy bé tập ngồi bô.

Bé thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể

Một số trẻ vui vẻ thông báo khi muốn đi vệ sinh như kiểu tấn công: “Con muốn đi tiểu”, nhưng cũng có những trẻ lại nhút nhát “phát tín hiệu” qua ngôn ngữ cơ thể – ví dụ như, chui vào một góc nào đó hoặc tạo ra những tiếng kêu lạ lẫm. Dù cho các “tín hiệu” ấy là gì, nếu con bạn cho thấy bé nhận thức được chức năng cơ thể mình, chắc chắn lúc ấy bé đã sẵn sàng cho việc sử dụng bô.

nhung-dau-hieu-nen-tap-cho-be-ngoi-bo

Bé không thích tã bẩn

Ở một số trẻ, chúng sẽ có giai đoạn không thích những bừa bộn cá nhân – như phát cáu khi ngón tay dính phải những mẩu vụn, hoặc mong muốn thoát khỏi tã bẩn của mình càng sớm càng tốt. Nếu bé nhà bạn có những biểu hiện như vậy thì đây chính là “cơ hội vàng” để bạn thực hiện việc dạy bé tập ngồi bô đấy.

Bé có thể cởi những đồ đơn giản

Khi bé buồn đi vệ sinh, bô sẽ không thể phát huy nhiều tác dụng trừ phi con bạn có thể nhanh chóng cởi được quần ra và kéo bô ngồi xuống. Tương tự như vậy, các bé gái chỉ có thể dùng bô đi vệ sinh khi biết kéo váy của mình lên trong nháy mắt.

Bé hiểu tiếng lóng ám chỉ việc đi vệ sinh

Dù bạn có dùng tiếng lóng thân thiện với trẻ như “đi hái hoa” hay “đi vũ trụ”, hoặc thuật ngữ chính thức như “đi cầu” và “đi tiểu”, chỉ khi bé hiểu và sử dụng những tiếng lóng ấy của gia đình cho việc đi vệ sinh của mình, đó mới là lúc bé sẵn sàng cho việc dạy ngồi bô.

Bé muốn được xem minh họa

Nếu con bạn muốn hiểu rõ việc vệ sinh đúng cách là như thế nào, bé sẽ muốn xem “các chuyên gia”  – tức cha mẹ của chúng làm điều đó. Vì vậy, không ngạc nhiên gì nếu bé yêu đi theo bạn vào nhà vệ sinh để có thể tận mắt “xem minh họa”.

Theo Afamily.vn

Chương trình truyền hình “Làm Mẹ” với chủ đề chăm sóc bé một tháng tuổi

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đòi hỏi bạn phải chăm sóc đúng cách, bởi 1 tháng tuổi bé vẫn còn rất yếu ớt và cần được chăm sóc cẩn thận. Chính vì vậy chăm sóc bé đúng cách trong giai đoạn này không phải là điều đơn giản. Đặc biệt là những chị em phụ nữ lần đầu làm mẹ thì điều đó thật không dễ dàng, các mẹ thường hay lúng túng với việc chăm sóc cho con yêu của mình.

Với mong muốn các chị em phụ nữ được cập nhật những phương pháp chăm sóc bé đúng cách, Bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện chương trình “LÀM MẸ” với sự tài trợ của nhãn hàng miếng lót sơ sinh Huggies. Chủ đề của chương trình kỳ này là “Chăm sóc bé 1 tháng tuổi” cùng sự tham gia tư vấn của Bác sĩ chuyên khoa 1- Nguyễn Thị Từ Anh, Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Từ Anh- Trưởng khoa sơ sinh BV Từ Dũ

Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Từ Anh- Trưởng khoa sơ sinh BV Từ Dũ

Chắc chắn những kiến thức trong chương trình được bác sĩ cung cấp và tư vấn về cách giữ vệ sinh cho bé, cách giữ an toàn cho bé, cách chơi với bé, cách bế bé đúng cách, cách cho bé bú, tư thế cho bé bú đúng cách… là những kiến thức được cập nhật mới nhất theo kịp sự phát triển tiên tiến của nền y khoa thế giới nhưng vẫn rất phù hợp với cuộc sống của phụ nữ Việt Nam.

Đến với chương trình, các mẹ còn được giao lưu cùng với khách mời diễn viên Mai Thu Huyền chia sẻ những trải nghiệm trong quá trình chăm sóc thiên thần bé nhỏ của mình xung quanh chủ đề hướng dẫn kỹ năng chăm sóc và vệ sinh rốn bé.

Mai Thu Huyền

Diễn viên Mai Thu Huyền

Đón xem chương trình, các bà mẹ còn được hướng dẫn “Kỹ năng tắm và chăm sóc rốn bé” bao gồm:Cách thử nước tắm cho bé sao cho không ảnh hưởng đến làn da của bé, cách bế bé khi tắm ra sao để bé không bị trượt khỏi tay, chọn địa điểm tắm bé ở đâu, phương pháp vệ sinh rốn bé như thế nào để bé không bị nhiễm trùng… Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Nữ hộ sinh Lê Thị Ngọc Mai, Khoa Hậu sản H, Bệnh viện Từ Dũ hướng dẫn chi tiết trong chương trình vào 18h30 Thứ 7 ngày 28/06/2014.

Những người thực hiện chương trình tin rằng thông qua chủ đề này, các bà mẹ đang trong thời gian mang thai hay chị em phụ nữ đang có em bé sẽ sớm nắm bắt được những kiến thức để chăm sóc thiên thần nhỏ của mình một cách tốt nhất.

Mọi thắc mắc liên quan đến chủ đề này các ông bố, bà mẹ có thể liên hệ qua hotline: 08 3911 1010 hoặc qua email: [email protected]
/* */
để được Bác sĩ Từ Anh giải đáp.

Các chủ đề phát sóng tiếp theo trong tháng 07/2014:

Ngày

Tập

Chủ đề

Bác sĩ tư vấn

Kỹ năng

5/7
8
Động thai và phương pháp an thai
Phó giáo sư- Tiến sĩ

Vũ Thị Nhung

Chủ tịch Hội phụ sản TP.HCM
Tư thế vận động khi động thai
12/7
9
Có thai trở lại sau khi xảy thai
Tiến sĩ- Bác sĩ

Hoàng Thị Diễm Tuyết

Phó giám đốc bệnh viện Từ Dũ
Món ăn giúp an thai
19/07
10
Dưỡng thai sau khi thụ tinh thành công
Thạc sĩ- Bác sĩ

Lê Quang Thanh

Giám đốc bệnh viện Từ Dũ
Phương pháp dưỡng thai sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công
26/07
11
Chăm sóc làn da cho bé sơ sinh
Bác sĩ chuyên khoa 1

Nguyễn Thị Từ Anh

Trưởng khoa sơ sinh

Bệnh viện Từ Dũ
Vệ sinh và thay tã cho bé
Ngoài ra, quý khán giả có thể tìm hiểu thêm thông tin về việc mang thai, sinh con và chăm sóc bé yêu qua nhiều chủ đề khác nhau của chương trình “Làm Mẹ”. Chương trình được phát sóng hàng tuần vào Thứ Bảy từ 18g30-18g50, phát lại 10g sáng Chủ Nhật và 14g Thứ năm trên kênh truyền hình Today TV từ ngày 17/5/2014.

Đơn vị tư vấn chuyên môn:

Đơn vị tài trợ chính:

Đơn vị tổ chức:

logo-tu-du11
Huggies-hatdau-01
logo-0112

Những kỹ năng bé nên đạt được theo từng độ tuổi

Theo từng độ tuổi, các kỹ năng của bé cũng dần phát triển thông qua các trò chơi.

1. Kỹ năng sử dụng bút chì màu

12 tháng: Bé có thể cầm một chiếc bút chì có thân lớn với cả bàn tay hoặc với ngón tay cái và các ngón trỏ, ngón giữa rồi di di bút trên giấy.

18 tháng: Khi thấy mẹ vẽ, bé sẽ bắt chước theo mẹ.

nhung-ky-nang-be-nen-dat-duoc-theo-tung-do-tuoi

24 tháng: Bé vui thích cầm bút chì màu với một mảnh giấy và nghuệch ngoạc theo ý mình.

36 tháng: “Tài năng” nghệ thuật của bé bắt đầu “cất cánh”. Bé có thể tô màu theo một hình tròn, một hình vuông, tô hình người với các bộ phận trên cơ thể. Bé cũng có thể nhận diện được 3-4 màu sắc và biết tô chữ in hoa.

2. Kỹ năng chơi khối hình

12 tháng: Bé phát hiện ra mình có thể gây tiếng ồn bằng cách đập hai khối hình với nhau. Bé cũng thích phá đổ các hình tháp được dựng lên từ những khối hình.

18 tháng: Bé biết khéo léo xếp chồng các khối hình lên nhau. Bé có thể xếp cân bằng 2-3 khối hình lên một khối hình làm nền.

24 tháng: Thể chất tốt hơn nên các vận động tinh của bàn tay bé cũng khéo hơn. Bé có thể thành thạo xếp 4-7 khối hình chồng lên nhau mà không đổ. Bé còn biết xếp các khối theo phân loại màu sắc hoặc có thể liên tưởng một khối vuông là vật gì khác, ví dụ ôtô hay tàu hỏa.

36 tháng: Bé bây giờ có thể tạo ra nhiều thứ từ các khối hình và bằng sức tưởng tượng của mình, chẳng hạn lâu đài, cầu cống, đường hầm…

3. Kỹ năng ghép hình

12 tháng: Ở tuổi này, bé vui chơi với những miếng ghép bằng cách làm lộn xộn trên sàn. Bé cũng có thể dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ để nhấc miếng ghép ra khỏi khuôn hình.

18 tháng: Với sự giúp đỡ của cha mẹ, bé có thể đặt một miếng ghép lớn vào ô tương ứng.

nhung-ky-nang-be-nen-dat-duoc-theo-tung-do-tuoi

24 tháng: Bé có thể đặt đúng 3 miếng ghép đơn giản.

36 tháng: Các kỹ năng giải quyết vấn đề của bé được nâng cao. Bé có thể đặt đúng 8 miếng ghép cơ bản.

4. Kỹ năng chơi bóng

12 tháng: Bé có thể ngồi trên sàn và lăn bóng qua – lại với bạn. Bé thậm chí có thể ném bóng, mặc dù chưa có mục tiêu hay mục đích cụ thể.

18 tháng: Các thao tác chơi với bóng của bé “chuyên nghiệp” hơn, ví dụ bé thích ném bóng cho mẹ rồi khi mẹ ném lại, bóng rơi xuống, bé sẽ chạy theo bắt bóng. Lúc này, bé cũng đủ nhận thức để phân biệt một quả bóng ngoài thực tế và một bức ảnh (tranh) có hình quả bóng.

24 tháng: Thể chất tốt khiến bé hào hứng hơn khi chơi với bóng. Bé biết đá bóng.

36 tháng: Cuối cùng, bé cũng có thể bắt được một quả bóng to. Bé cũng đã có thể đá bóng tới một mục tiêu nhất định.

5. Kỹ năng chơi nhạc cụ

12 tháng: Bé đập mạnh bất kỳ thứ nhạc cụ nào bé có trong tay từ trống, đàn piano tới các loại nhạc cụ đồ chơi khác.

18 tháng: Bé thích vỗ tay theo nhạc nhưng chớ vội mong bé có khả năng cảm thụ tinh tế với âm nhạc.

nhung-ky-nang-be-nen-dat-duoc-theo-tung-do-tuoi

24 tháng: Bé biết tạo ra những tiếng kêu du dương từ piano đồ chơi, đánh một cái trống hoặc rung (lắc) một loại nhạc cụ nào đó.

36 tháng: Nếu bé quan tâm tới âm nhạc thì bạn có thể bắt đầu xem xét tới việc cho bé tham gia một lớp học nhạc.

Theo Afamily.vn

7 cách thú vị có thể giúp trẻ tập đọc

Với 7 cách thú vị dưới đây, bạn sẽ khiến những đứa trẻ hứng thú và vui vẻ hơn với việc tập đọc.

1. Thẻ đọc

Thẻ đọc là vật dụng cơ bản để dạy con bạn tập đọc hiệu quả. Khi bạn áp dụng phương pháp này, bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra trò chơi tuy đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao đối với việc học đọc của trẻ như thế nào.

7-cach-thu-vi-co-the-giup-tre-tap-doc

2. Biển báo hoặc biển quảng cáo

Các biển báo ngoài đường chính là “nguồn tài liệu” tập đọc thú vị dành cho các con. Dù cho một số tên sẽ rất khó cho những trẻ mới biết đọc, nhưng nó lại là một cách hiệu quả phân biệt các con chữ cho các con.

3. Các chương trình thiếu nhi

Các chương trình dành cho thiếu nhi, từ hoạt hình hay các gameshow ngoài tính giải trí, còn cung cấp cho các bé những bài học hữu ích luyện kỹ năng đọc và nhận biết các con chữ cần thiết. Bạn có thể tự mình lựa chọn một chương trình phù hợp nhất với con, đặc biệt với những trẻ coi việc xem tivi là cách giải trí chủ yếu.

7-cach-thu-vi-co-the-giup-tre-tap-doc

4. Máy vi tính

Những sản phẩm phần mềm dạy học trên máy vi tính bạn có thể mua ngoài cửa hàng, hoặc tải miễn từ trên mạng về. Những phần mềm dạy tập đọc, tập viết rất đa dạng và phong phú sẽ giúp các bé luyện những phương pháp luyện tập khác nhau nhằm đạt được những kỹ năng cần thiết.

5. Thực đơn

Khi cả nhà đi ra ngoài ăn uống, bạn có thể tận dụng các thực đơn để giúp bé của mình học các từ mới. Thậm chí ở một số nhà hàng, bạn còn tạo cơ hội cho con tiếp xúc với ngoại ngữ nữa. Với mỗi thực đơn, bạn cũng có thể bắt đầu tập cho con quan tâm đến một chế độ ăn uống lành mạnh, vì  nhiều thực đơn ngày nay, đặc biệt là trong các nhà hàng thức ăn nhanh, được yêu cầu hiển thị lượng calo cho mỗi món ăn.

7-cach-thu-vi-co-the-giup-tre-tap-doc

6. Truyện tranh

Đối với trẻ con, những người thích siêu anh hùng, thế giới thần tiên và những điều kỳ diệu, bạn có thể sử dụng truyện tranh để giúp các bé học đọc. Truyện tranh hấp dẫn với nhiều màu sắc, không chỉ mang tính giải trí, giáo dục mà còn nhiều hơn thế nữa. Dường như bé nào cũng có đam mê lớn đối với truyện tranh.

7. Đọc cùng con

Đọc ít nhất một câu truyện cho con trước khi đi ngủ là một ý tưởng tuyệt vời để khuyến khích các bé thích đọc. Sách là một cánh cửa mở sang một thế giới mới cho cả bạn và con. Sách truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng, và một khi bạn kết nối con cùng bước vào thế giới tưởng tượng của sách truyện, bạn đã có một đồng minh lớn. Con bạn sẽ muốn tìm hiểu thêm, chỉ để có thể khám phá các nhân vật sẽ làm những gì tiếp theo.

Theo Afamily.vn