Lưu trữ cho từ khóa: cây sống đời

Bài thuốc chữa bệnh từ cây sống đời

Cây sống đời có vị nhạt, hơi chua, tính mát, không độc, tác dụng tiêu viêm, giảm đau, tiêu độc, giúp vết thương chóng lên da non…

Người ta thường lấy cây sống đời để giải rượu. Ngoài tác dụng giải rượu, chữa viêm loét dạ dày, cây sống đời còn giúp chữa đại tiện ra máu, viêm họng.

Cây sống đời còn gọi là cây lá bỏng, cây trường sinh, cây lạc địa sinh căn… Theo đông y, cây có vị nhạt, hơi chua, tính mát, không độc, tác dụng tiêu viêm, giảm đau, tiêu độc, giúp vết thương chóng lên da non…

bai-thuoc-chua-benh-tu-cay-song-doi

Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây sống đời:

Chữa lỵ: Dùng 40 gr lá cây sống đời,16 gr cam thảo đất, 20 gr cỏ seo gà, 20 gr lá mơ lông. Rửa sạch, sắc uống ngày một thang.

Chữa trĩ: Dùng 6 gr lá bỏng, 6 gr rau sam rửa sạch, nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá sống đời đắp vào búi trĩ.

Chữa đại tiện ra máu: Lấy 30 gr lá sống đời, 10 gr cỏ nhọ nồi, 10 gr ngải cứu (sao cháy), 10 gr lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày một thang.

Trị viêm họng: Lấy 10 lá sống đời rửa sạch, chia nhai sáng bốn lá, chiều bốn lá, tối hai lá. Nhai kỹ, ngậm một lúc rồi nuốt cả bã, dùng khoảng 3 – 5 ngày.

Trị viêm xoang mũi: Lấy hai lá sống đời rửa sạch, giã nát, lấy bông thấm nước thuốc nút vào lỗ mũi.

Trị viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi ngoài ra máu: Lấy 50 gr lá sống đời rửa sạch, giã kỹ lấy nước uống, hoặc sắc uống. Hoặc ăn sống lá bỏng mỗi ngày 40 gr cũng cho kết quả tốt.

Giải rượu: Khi bị say rượu dùng 10 lá sống đời rửa sạch, nhai sống, rất hiệu nghiệm.

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Bài thuốc chữa đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp và dễ lây lan. Có một số cách chữa đau mắt đỏ mà người dân ở vùng sâu vùng xa có thể áp dụng từ cây, lá...

Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ là do vi khuẩn, vi rút..., bệnh dễ gây thành dịch ở nơi vệ sinh kém, thiếu nước sạch trong sinh hoạt như các vùng bị lũ lụt. Theo đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra; sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử (ghèn).


Sống đời, Dâu tằm, Bồ ngót - Ảnh: K.Vy

Sau đây là một số bài thuốc nam đơn giản, dễ kiếm có thể trị bệnh này.

- Lấy rau diếp cá giã dập nhuyễn, dùng vải mỏng gói lại đắp lên mắt.

- Bồ ngót tươi 50g, lá dâu 30g, cà gai 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g, cỏ xước 30g. Nấu với nước cho sôi sắc lại, uống suốt ngày.

- 6 đọt dâu tằm, 3 bông cúc trắng, 10 lát củ sả, 3 lát gừng sống, 1 muỗng đậu xanh giã nát sắc lấy nước uống.

- Rễ tranh, cỏ mực, rau má, cây muồng, cây ké, cỏ mần trầu, vỏ quýt, cam thảo đất mỗi thứ 1 nắm (khoảng 30g). Đổ ngập nước sắc lại còn 2 chén, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.

- Lấy lá cây sống đời rửa sạch, giã nhỏ. Dụng cụ làm cần được tẩy trùng, lấy một miếng gạc đã triệt khuẩn (hoặc vải màn sạch) đặt lên mắt, đặt dung dịch lá sống đời vừa bào chế lên trên miếng gạc rịt chặt, nhất là về đêm để khi ngủ không rơi. Mỗi tối làm 1 lần cho đến khi khỏi.

- Hạt thảo quyết minh (hạt muồng) sao vàng, bông cúc vàng (cam cúc) mỗi thứ một nắm, quả bạch tật lê 10g. Cho tất cả vào đun uống như nước.

- Bạch tật lê 2g đun sôi, sau đó đổ ra ly để ngay dưới mắt, dùng hơi nước xông cho đến khi khỏi (lưu ý cẩn thận kẻo bỏng mắt).

- Hòa tan 1 thìa canh muối bột (muối tinh không có i ốt) vào 1 lít nước đun sôi để nguội, đựng vào chai sạch để dùng dần. Hằng ngày, nhất là lúc mới ngủ dậy, dùng bông sạch thấm nước muối trên lau mắt 4-5 lần cho sạch. Nhấp nháy mắt cho nước muối lọt vào trong làm tan những hạt li ti cộm lên trong mắt.

 

Meo.vn (Theo TNO)

Cây sống đời chữa bỏng

Cây sống đời còn có tên gọi khác là cây thuốc bỏng (thường được dùng để chữa bỏng), trường sinh, diệp sinh căn. Cây sống rất lâu, lá rụng xuống mặt đất là mọc rễ phát triển thành một cây con. Đây là một loại cây thường được trồng trong vườn nhà làm cảnh và làm thuốc. Cây cao cỡ 40 - 60 cm, thân tròn, nhẵn, mọng nước, có đốm tía. Lá mọc đôi, chéo chữ thập, đơn hoặc gồm 3 - 4 lá chét dầy; mép khía răng cưa tròn. Hoa màu đỏ hay vàng cam, rủ xuống trên một cán dài ở ngọn thân hay ở lá bên cạnh. Mùa hoa vào tháng 2 đến tháng 5.

Theo Đông y, cây sống đời có vị nhạt, hơi chua, chan chát, có tính mát. Thường được dùng chữa bỏng, cầm máu, giải độc,...

Tác dụng chữa bệnh như sau:

Chữa bỏng nhẹ, bỏng nông: Lá sống đời không kể liều lượng, rửa sạch, giã nát đắp lên vết bỏng 3 - 4 lần mỗi ngày.

Cầm máu khi bị đứt tay: Lấy 3 - 4 lá rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương có tác dụng cầm máu rất tốt, có thể kết hợp lấy một nắm lá rửa sạch, giã nát hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt để uống.

Vết thương bầm tím: Một nắm lá sống đời rửa sạch, giã nhuyễn, cho thêm ít rượu và đường để uống.

Đau họng do viêm họng: Lấy 3 - 4 lá sống đời, rửa sạch, nhai ngậm trong họng rồi nuốt dần. Ngày làm 3 lần sẽ có tác dụng giảm đau họng rất tốt.

BS. Nguyễn Thị Nga

Những cây cảnh trong nhà có tác dụng chữa bệnh

Lá cây sống đời giúp cầm máu; lô hội trị vết bỏng loét; lá bàng chữa cảm sốt, giúp ra mồ hôi, giảm tê thấp và lỵ… Các loại cây này được nhà khoa học khuyên nên trồng ở tư gia vừa làm cảnh vừa chữa bệnh rất hiệu quả.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Thị Đẹp, Trưởng bộ môn Thực vật, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP HCM cho biết, khi bị bỏng hoặc đứt tay mà trong nhà không có thuốc cầm máu, có thể dùng lá cây sống đời giã nát rồi đắp lên vết thương, cầm máu rất tốt.

Dưới đây là 16 loại cây cảnh dược lành tính có thể trồng trong nhà:

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

(Ngoan Ngoan, VnExpress)

Chữa mụn nhọt bằng cây lá quanh ta

Mùa hè nóng bức, thường sinh mụn nhọt. Sau đây là các bài thuốc chữa mụn nhọt lưu truyền lâu đời trong dân gian, rất hiệu nghiệm.

* Hút mụn nhọt đã vỡ bằng khoai lang: Lấy lá khoai lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối giã nhuyễn bọc vào vải sạch đắp vào nơi mụn nhọt. Ngày thay 1 lần.

* Chữa mụn nhọt bằng cây mua bà: Lấy lá non, giã hơ nóng đắp vào chỗ có nhọt. Ngày thay 1 lần.

* Chữa mụn nhọt bằng bí ngô: Lấy cuống bí ngô đốt thành than, rồi đắp vào nơi có nhọt. Ngày thay 1 lần. Hoặc lấy cuống bí ngô đốt thành than, nghiền nát trộn với dầu mè hay dầu sở rồi đắp vào. Ngày thay 1 lần.

* Chữa mụn nhọt bằng lá sen: Dùng ngoài bằng lấy cuống lá sen sắc lấy nước đặc rửa nơi mụn nhọt. Mặt khác lấy lá sen rửa sạch giã nát cùng với cơm nếp rồi đắp vào nơi có nhọt. Ngày thay 1 lần.

* Chữa mụn nhọt bằng rau mồng tơi: Lấy rau mồng tơi tươi, giã nát đắp vào nơi mụn nhọt, ngày thay 2 – 3 lần.

Theo 'Thực liệu kỳ phương' thì cần chờ đúng giờ thìn (tức đúng 8 giờ sáng) hãy hái một nắm ngọn rau mồng tơi không non quá cũng không già (rau bánh tẻ) vào lúc đang có ánh nắng mặt trời chiếu rọi vào vườn rau, sau đó mang vào không rửa (nếu có bụi bẩn lấy khăn sạch lau) và cho vào cối giã nhuyễn cùng chút muối ăn đem đắp vào nơi mụn nhọt, rất hiệu nghiệm.

* Chữa mụn nhọt bằng hoa nhài: Hoa nhài 10g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.

* Chữa mụn nhọt bằng cây chua me đất: Lấy lá giã nhỏ hơ nóng đắp vào chỗ mụn nhọt. Ngày thay 1 lần thuốc.

* Chữa mụn nhọt, đinh độc, vết thương bằng lá ớt: Lấy lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo, mỗi thứ từ 10 – 20g, đem rửa sạch, giã nát cùng ít muối ăn rồi đắp vào vết thương hay mụn nhọt, đầu đinh. Hoặc lấy lá ớt, cành xương rồng bà có gai, lá mồng tơi mỗi thứ 5 – 10g, giã nát đắp vào nơi mụn nhọt. Ngày thay thuốc 1 lần.

* Chữa mụn nhọt bằng lá lô hội (cây lưỡi hổ): Lấy lá lô hội tươi giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt. Ngày thay thuốc 1 lần.

* Chữa mụn nhọt bằng quả vải: Lấy múi vải giã nát với ô mai tạo thành cao và đắp lên mụn. Ngày thay thuốc 1 lần. Hoặc lấy 5 – 7 múi quả vải giã nát cùng với ít hồ nếp dán trên giấy thành miếng cao đắp vào nơi mụn nhọt. Ngày thay 1 lần.

* Chữa mụn nhọt bằng cao nghệ tự chế: Lấy củ nghệ 60g, củ ráy 80g, dầu vừng 80g, nhựa thông 40g, sáp ong 40g. Củ ráy gọt bỏ vỏ cho vào cùng nghệ giã nhuyễn, sau nấu nhừ với nhựa thông, dầu vừng và sáp ong là thành. Lấy phết lên giấy thành miếng cao dán lên nơi có mụn nhọt. Ngày thay thuốc 1 lần.

* Chữa mụn nhọt sưng đỏ bằng rau diếp cá: Lấy rau diếp cá giã nát rịt vào nơi mụn nhọt vào lúc đi ngủ, sáng dậy thấy đỡ đau, rất mau khỏi.

* Chữa mụn nhọt lở loét bằng vừng đen (mè đen): Lấy mè đen rang lên, tán nhỏ. Rửa sạch mủ trên mụn, sau lấy bột mè đen đã tán đắp lên, chỉ vài lần sẽ khỏi.

* Chữa mụn nhọt sưng tấy bằng rau hồng trai và cây sống đời: Lấy rau hồng trai và lá cây sống đời mỗi thứ 25 – 30g, rửa sạch để ráo nước, giã nát tẩm chút nước rồi vắt nước cốt uống, còn bã đắp lên mụn nhọt. Ngày 1 lần, vài lần là khỏi.

* Chữa mụn nhọt bằng lá táo chua: Lấy một nắm con lá táo rửa sạch giã nát cùng ít muối ăn sau đem đắp vào nơi mụn nhọt đang sưng tấy rất hay. Vài lần sẽ khỏi.

Theo Báo Nông Nghiệp