Lưu trữ cho từ khóa: cây chó đẻ

Cây chó đẻ có thể dùng làm thuốc

Trong Đông y, cây chó đẻ có vị ngọt, nhầy nhậy đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, tốn ứ, thông huyết mạch, điều kinh, thanh càn, hạ nhiệt… dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, đau thận, bệnh đường tiết niệu, đường ruột, bệnh ngoài da.

Cây chó đẻ còn gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng, diệp hòe thái, lão nha châu. Tên Hán Việt khác như trân châu thảo, nhật khai dạ bế, diệp hậu châu. Cây có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá nên gọi là diệp hạ châu (diệp: lá, hạ: dưới, châu: ngọc tròn).

Có hai loại: diệp hạ châu ngọt (phyllanthus urinaria L.) và diệp hạ châu đắng (phyllanthus amarus schum et thonn), cùng họ thầu dầu (euphorbiaceae). Cả 2 loại đều giàu dược tính nên ngay từ xa xưa, 2 loại này đã được dùng làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây (được cắt phần trên mặt đất của cây).

 caychode

Dưới đây là những tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ

– Chữa viêm gan B: Cây chó đẻ 30g, nhân trần 12g, sài hồ 12g, chi từ 8g, hạ khô thảo 12g, sắc (nấu) uống ngày 1 thang.

– Chữa xơ gan cổ trướng: Cây chó đẻ sao khô 100g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150g đường, đun sôi cho tan đường, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30 – 40 ngày. Khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).

– Chữa suy gan: cây chó đẻ sao khô 20g, cam thảo đất sao khô 20g. Sắc nước uống hằng ngày.

– Chữa viêm gan, vàng da, viêm thận đái đỏ hoặc viêm ruột tiêu chảy, hoặc mắt đau sưng đỏ: Dùng cây chó đẻ 40g, mã đề 20g, dành dành 12g để sắc uống.

– Trị nhọt : Dùng một nắm cây chó đẻ với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, dùng bã đắp chỗ đau.

-Chữa vết thương chảy máu: Dùng Chó đẻ răng cưa với vôi giã nhỏ, đắp vào vết thương (Bách gia trân tàng).

– Chữa sốt rét: Dùng cây chó đẻ 8g, thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10g, bình lang (hạt cau), ô mai, dây cóc mỗi vị 4g đem sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10g.

– Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu màu sẫm: Dùng cây chó đẻ 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g. Tất cả các vị thuốc trên phơi khô trong bóng râm và tán bột. Sắc bột thuốc này và uống hết ngay một lúc. Uống mỗi ngày 3 lần (y học dân gian Ấn Độ).

– Chữa mắt đau sưng đỏ, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột đi ngoài ra nước: Dùng cây chó đẻ răng cưa 40g, Mã đề 20g, Dành dành 12g sắc uống.

– Chữa lở loét, vết thương không liền miệng: Dùng lá chó đẻ răng cưa. lá thồm lồm, liều bằng nhau. Ðinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp (Bách gia trân tàng).

– Chữa trẻ em tưa lưỡi: Giã cây tươi vắt lấy nước cốt, bôi (theo Dược liệu Việt Nam).

– Sản hậu ứ huyết: Dùng 8-16g cây khô sắc uống hằng ngày (theo Dược liệu Việt Nam).

Lưu ý tránh nhầm lẫn với cây chó đẻ là cây hy thiêm (siegesbeckia orientalis – thuộc họ cúc).

Theo Vnmedia.vn

Chữa viêm gan bằng cây chó đẻ

Cây chó đẻ gồm nhiều loài khác nhau và có tên gọi khác nhau là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu nhưng có cùng công dụng (toàn cây chó đẻ bỏ rễ, rửa sạch dùng tươi hoặc phơi khô có thể làm thuốc chữa bệnh).

Bảo vệ gan

Cây chó đẻ có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L, là dạng cây thảo, thường cao 20 cm – 30 cm, có khi tới 60 – 70 cm. Thân nhãn có màu hồng đỏ, lá mọc so le hình bầu dục, xếp kề nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim.

Phân tích thành phần hóa học của cây chó đẻ người ta thấy, có nhiều chất thuộc nhóm hóa học khác nhau như: flavonoit, tritequen, tamin, axit hữu cơ, phenol, lignam… Về tác dụng dược lý: trong thí nghiệm về hoạt tính bảo vệ gan của cây chó đẻ, thấy có tác dụng bảo vệ gan. Các thí nghiệm về cây chó đẻ với kháng nguyên HBsAg chứng tỏ cây chó đẻ có tác dụng kháng virus viêm gan B.

Theo y học cổ truyền, cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tốn ứ, thông huyết, điều kinh, thanh càn, hạ nhiệt…, thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, đau thận, bệnh về đường tiết niệu, đường ruột, ngoài da.

Một số bài thuốc

Chữa viêm gan B thì dùng chó đẻ 30g, nhân trần 12g, sài hồ 12g, chi từ 8g, hạ khô thảo 12g, sắc (nấu) uống ngày 1 thang. Chữa nhọt độc sưng đau thì dùng cây chó đẻ một nắm với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, dùng bã đắp chỗ đau; chữa bị thương làm đứt chảy máu, dùng cây chó đẻ với vôi giã nhỏ, đắp vào vết thương; chữa lở loét thối thịt không liền miệng dùng lá cây chó đẻ, lá thồm lồm (với lượng bằng nhau), đinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp; chữa bệnh chàm (eczema) mãn tính dùng cây chó đẻ vò, xát nhiều lần vào chỗ bị chàm, làm liên tục hằng ngày sẽ khỏi; chữa viêm gan, vàng da, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột tiêu chảy, hoặc mắt đau sưng đỏ dùng cây chó đẻ 40g, mã đề 20g, dành dành 12g để sắc uống; chữa sốt rét dùng cây chó đẻ 8g, thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10g, binh lang (hạt cau), ô mai, dây cóc (mỗi vị 4g) đem sắc với 600 ml nước, còn 200 ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10g.

Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu màu sẫm dùng cây chó đẻ 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g. Tất cả các vị thuốc trên phơi khô trong bóng râm và tán bột. Sắc bột thuốc này và uống hết ngay một lúc. Uống mỗi ngày 3 lần (y học dân gian Ấn Độ).

24H.COM.VN

Cây rau má lá rau muống: Thanh nhiệt, giải độc

Cây còn có tên là muống cuống rau răm, tiết gà, tam tróc, rau chua lè, hoa mặt trời, lá mặt trời... Là loại cây thảo mọc hàng năm, thẳng đứng, cao 0,2 – 0,4m. Thân nhẵn, lá phía dưới hình mắt chim hay hình trứng có khi gốc hình tim, mép có răng cưa hay hơi chia thùy nhỏ, cuống dài, những lá sau hình 3 cạnh, chia lông chim, thùy tận cùng hình trứng hơi 3 cạnh, răng cưa to thô, lá ở trên hình 3 cạnh dài, không cuống, có tai và ôm vào thân. Cụm hoa hình đầu, hình trụ , dài 8 - 9mm, rộng 4mm, thường tụ 2 -4 chiếc, cuống gầy, dài 3 - 6cm. Hoa màu hồng hay hơi tím. Quả bế dài 5mm, có gợn ngắn.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Cây mọc hoang khắp nơi, dọc bờ ruộng, hang rào, ven đường, bãi cát. Có nơi dùng làm rau ăn, vị đặc biệt, hơi chua và hơi đắng.

Cây rau má lá rau muống.

Theo Đông y, cây rau má lá rau muống có vị đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, lương thuyết, thường dùng chữa viêm họng, ho, tiêu chảy, mụn nhọt... Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây phần trên mặt đất, thu hái quanh năm đem về rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô. Liều dùng hàng ngày: Dùng 15 - 25g cây khô (hoặc 30 - 60g tươi) sắc uống. Dùng ngoài nấu nước rửa, giã đắp.

Một số bài thuốc ứng dụng:

Chữa cảm sốt, viêm đường hô hấp trên, đau họng, lở miệng: Cây rau má, lá rau muống: 30 -50g tươi hoặc 15 - 30g cây rau má lá rau muống khô sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 3 lần uống/ngày hoặc ngậm và nuốt từ từ. Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn.

Chữa viêm họng: Rau má lá rau muống tươi 30g, rễ cỏ tranh, mỗi thứ 30g, sắc nước uống trong ngày. Dùng đến khi hết đau họng.

Mụn nhọt: Dùng 50-100g toàn cây rau má lá rau muống tươi nấu nước rửa hằng ngày. Bên ngoài dùng lá tươi và hoa giã nhỏ đắp vào chỗ bị mụn nhọt.

Ho lâu ngày: Cây rau má lá rau muống 30g, mộc hồ điệp 10g, nga bất thực thảo  20g, sắc với 500ml nước còn 100ml chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục từ 10 - 30 ngày.

Viêm đường tiết niệu: Rau má lá rau muống 40g, mã đề 30g, dây bòng bong 30g, cây chó đẻ 20g. Sắc uống 7 - 10 ngày.

Chữa tiêu chảy: Rau má lá rau muống 12g, lá ổi 12g, sắc lấy nước, chia ra 2 lần uống trong ngày.

Chữa chín mé (sưng buốt đầu ngón tay): Hái một nắm rau má lá rau muống tươi, giã nát, đắp lên chỗ sưng đau, băng cố định lại.

Chú ý: Phụ nữ có thai không nên dùng.

Bác sĩ  Thu Vân

(suckhoe&doisong)

Điều trị viêm gan B

Tôi năm nay 30 tuổi, thời gian vừa qua thấy mệt mỏi, ăn uống kém, đi khám bệnh được chẩn đoán là viêm gan B mạn tính tiến triển. Tôi xin hỏi, với bệnh viêm gan B này, khi nào thì điều trị, hiện tại có thể sử dụng các loại thuốc nào?

Lê Văn Huy (Hải Dương)

Viêm gan virut B (VGB) là một bệnh truyền nhiễm ở người do viut viêm gan B (HBV) gây nên, một bệnh để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hàng năm trên thế giới có khoảng hơn 1 triệu người tử vong do biến chứng của viêm gan virut B mạn tính, đó là xơ gan, ung thư gan và bệnh gan giai đoạn cuối.

Mục đích điều trị viêm gan B mạn tính là làm sạch virut, cải thiện quá trình viêm và hoại tử ở gan. Tuy nhiên để điều trị viêm gan B mạn tính có kết quả và thành công là một vấn đề hết sức nan giải.

Hiện nay việc điều trị viêm gan B mạn tính được tiến hành khi có các yếu tố sau:

- HBsAg (+) ở cả hai lần xét nghiệm cách nhau lớn hơn hoặc bằng 6 tháng.

- Men gan (ALT) lớn hơn hoặc bằng 1,5 lần giới hạn bình thường ở cả hai lần xét nghiệm cách nhau lớn hơn hoặc bằng 6 tháng.

- Nồng độ HBV DNA lớn hơn hoặc bằng 105 copies/ml với bệnh nhân có HBeAg dương tính hoặc HBV DNA lớn hơn hoặc bằng 104 copies/ml với bệnh nhân có HBeAg âm tính.

Với mục tiêu trên, hiện đã có các thuốc sau được Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) công nhận là: interferon, lamivudin, adeforvir, entercavir, telbivudin, tenofovir.

Trong quá trình điều trị, tùy theo tình hình cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ có chỉ định dùng thuốc cụ thể, có thể dùng thuốc đơn thuần, có thể phối hợp thuốc. Ngoài ra có thể cho dùng thêm các thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virut B như phyllantus  được chiết xuất từ cây diệp hạ châu đắng hay là cây chó đẻ răng cưa; Haima: được chiết xuất từ cây cà gai leo  (Solanum hainanese ).

Các thuốc trên đây thực chất không thể chữa trị được dứt điểm bệnh gan đã mắc mà chỉ có vai trò ngăn chặn và/hoặc tái tạo một phần, giảm thiểu sự phá hoại của virut cải thiện các triệu chứng bệnh lý mà thôi. Tốt nhất và trước tiên phải biết giữ gìn cho gan khoẻ mạnh.

ThS. Bạch Đằng

(suckhoe&doisong)

Uống nước sắc cây chó đẻ

TTO - Da em bị mụn bọc rất nhiều, nhất là khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt. Em có nghe nói cây chó đẻ uống sẽ mát gan và giảm mụn bọc trên mặt, điều này có đúng không thưa bác sĩ? Nhưng em lại có thêm thông tin là uống cây chó đẻ có thể gây vô sinh. Bác sĩ tư vấn giúp em.

T.A.

- Trả lời của phòng mạch online:

Cây chó đẻ hay còn gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, tên khoa học là Phyllanthus amarus, có thành phần hoạt chất gồm alcaloit, flavonoit, vitamin C… Nguồn gốc tại sao có tên là "chó đẻ" có người giải thích con chó cái sau đẻ ăn lá của cây này để ra máu ít.

Cây chó đẻ. Ảnh minh họa

Vì tác dụng co cơ trơn và mạch máu ở tử cung nên có hãng bào chế khuyên "không dùng cho phụ nữ có thai". Các nghiên cứu chưa tác giả nào nói nước sắc cây chó đẻ gây vô sinh. Dân ta dùng cây chó đẻ vì thấy nó có tác dụng lợi gan mật, chữa mụn nhọt.

Trong kinh Vệ Đà của Ấn Độ đã ghi tác dụng chính của cây là giải độc và bảo vệ tế bào gan. Những năm sau này nhiều công trình của các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật, châu Mỹ Latin, Philippines, Cuba, Nigeria, Guam, Bắc Phi và Tây Phi cũng đã công bố cây chó đẻ chữa bệnh vàng da và viêm gan siêu vi B.

Các nghiên cứu trên thực nghiệm của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh cơ chế tác dụng của cây chó đẻ chính là ức chế sự sao chép tế bào của virus viêm gan B (HBV), không cho virus sinh sản. Ở Ấn Độ người ta bào chế và xuất khẩu sản phẩm từ cây chó đẻ sang các nước, trong đó có cả nước ta.

Giáo sư S.Jayaram và các cộng sự của Đại học Madras (Ấn Độ) thử nghiệm trên 28 người tình nguyện đã nhiễm virus viêm gan B, uống liều 250mg chó đẻ từ 1-3 tháng, tỉ lệ người khỏi bệnh là 54,5%. Nếu trích ly hoạt chất và bào chế ở dạng viên nang 200mg, uống ba lần trong ngày, sau 15-20 ngày điều trị, tỉ lệ khỏi bệnh là 59%.

Cây chó đẻ được các nhà khoa học Nhật Bản và Paraguay liên kết nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp. Bạn uống nước sắc cây chó đẻ thấy có tác dụng lợi tiểu, nước tiểu trong.

Nếu bạn dùng cây chó đẻ uống để chữa mụn cũng phải kiên trì theo đơn vị tháng chứ uống vài ngày rồi bỏ cũng không có hiệu quả. Những yếu tố như: ăn nhiều chất béo, đường, thức khuya, nguồn nước không sạch cũng thúc đẩy mụn phát triển. Vì thế muốn sử dụng cây chó đẻ chữa mụn thành công cần hạn chế những yếu tố sinh mụn nữa.

TS LÊ THÚY TƯƠI

(tuoitre)

Uống cây chó đẻ – làm lui bệnh viêm gan B với tỉ lệ 59 %

Có người mắc bệnh viêm gan siêu vi B kiên trì uống nước sắc từ cây chó đẻ dần dần khỏi sốt, ăn được, ngủ được, khỏe lại.

Lương y Võ Mỹ Lưu, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, đang cầm cây chó đẻ -Ảnh: HOÀNG THẠCH VÂN

Tôi bị sốt liên tục nhiều ngày, vàng da, vàng mắt, không ăn được, chân, tay, bụng và mặt bị sưng. Khám nghiệm bác sĩ khoa lây Bệnh viện Thống Nhất cho biết tôi bị bệnh viêm gan siêu vi B rất nặng. Tôi và gia đình, các đồng nghiệp rất lo lắng băn khoăn.

Được sự quan tâm của tập thể bác sĩ, điều dưỡng tận tình chăm sóc cứu chữa, ngày đêm truyền máu, truyền dịch, cho dùng thuốc dồn dập liên tục bốn tháng, tôi vượt qua được cơn nguy kịch dần dần khỏi sốt, ăn được, ngủ được, khỏe lại.

Sau bốn tháng rưỡi điều trị, tôi được xuất viện. Gia đình và tôi tràn đầy niềm vui và biết ơn các bác sĩ điều trị cho tôi.

Đúng hẹn, sau một tháng tôi đến bệnh viện tái khám. Bác sĩ giữ lại điều trị. Gan tôi diễn biến xấu, đau âm ỉ vùng hạ sườn phải, chân bị sưng lại, người mệt kéo dài… và cứ lặp đi lặp lại chu kỳ tái khám và điều trị như vậy kéo dài hơn hai năm liên tục. Tôi và gia đình rất lo lắng.

Sang năm thứ ba – từ năm tôi bị bệnh – tôi về thăm lại đồng bào trước đây bao bọc giúp đỡ tôi trong kháng chiến. Bà con rất lo lắng, thương mến và chỉ nhiều cây thuốc trị gan. Đặc biệt là cây chó đẻ. Tôi đến Bệnh viện Y học dân tộc tỉnh nhà hỏi các lương y, họ khuyên dùng cây chó đẻ là tốt nhất.

Cách dùng: 50 gam/lần, uống liên tục sáu tháng; rồi dùng 30 gam/lần uống liên tục sáu tháng tiếp theo. Dùng 20 gam/lần, uống liên tục cho cả năm tiếp theo và dùng 15 gam/lần liên tục những năm sau đó đến khi lành bệnh. Về sau này tôi dùng không liên tục 5-10 gam nấu nước uống thay trà rất tốt.

Thế là tôi uống nước sắc từ cây chó đẻ đem lại kết quả không ngờ.Sau khi tôi uống nước sắc từ cây chó đẻ hai tháng liên tục của năm thứ ba (kể từ ngày tôi lâm bệnh) đến bệnh viện tái khám, bác sĩ cho biết bệnh gan tôi tiến triển rất tốt – gan không to, men gan hạ rất thấp, hạ sườn phải không còn đau, không còn mỏi mệt, ăn ngủ bình thường.

Và cũng từ ngày đó đến nay, một vài năm hoặc lâu hơn nữa tôi mới đi tái khám. Mỗi lần tái khám, bác sĩ cho biết gan tôi đã bình thường, chỉ men gan hơi cao một chút. Không đáng lo ngại gì nữa nhưng chú ý giữ gìn sức khỏe, ăn uống kiêng cữ là được. Tôi bỏ hẳn thuốc lá, rượu bia, dầu mỡ. Hằng ngày lao động nhẹ vừa sức, 60 phút đạp xe thể dục sáng chiều. 20g đi ngủ, 4g30 dậy lao động hoặc thể dục. Sống luôn lạc quan, vui vẻ, tin tưởng, kiên trì. Nhờ vậy hơn 29 năm tôi vượt qua căn bệnh hiểm nghèo.

LÊ CHÍ TRUNG

(Mỹ Tho, Tiền Giang)

Bác Lê Chí Trung đã gặp được thầy thuốc giỏi và tận tâm, chẩn đoán đúng bệnh của bác là viêm gan siêu vi B. Sau đó bác được bạn bè giới thiệu sử dụng cây chó đẻ sắc nước uống mỗi ngày để trị bệnh như trong thư bác kể. Đến nay bác đã khỏe hẳn, sống lạc quan và thoát căn bệnh hiểm nghèo.

Chúng tôi xin bổ sung vài ý kiến về cây thuốc trên.

Cây chó đẻ hay còn gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, tên khoa học là Phyllanthus amarus, có thành phần hoạt chất gồm alcaloit, flavonoit, vitamin C…, Trong kinh Vệ Đà của Ấn độ đã ghi tác dụng chính của cây là giải độc và bảo vệ tế bào gan. Những năm sau này nhiều công trình của các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật, châu Mỹ Latin, Philippines, Cuba, Nigeria, Guam, Bắc Phi và Tây Phi cũng đã công bố cây chó đẻ chữa bệnh vàng da và viêm gan siêu vi B. Các nghiên cứu trên thực nghiệm của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh cơ chế tác dụng của cao chó đẻ chính là ức chế sự sao chép tế bào của virus viêm gan B (HBV), không cho virus sinh sản.

Giáo sư S. Jayaram và các cộng sự của đại học Madras (Ấn Độ) thử nghiệm trên 28 người tình nguyện đã nhiễm virus viêm gan B, uống liều 250mg chó đẻ từ 1-3 tháng, tỉ lệ người khỏi bệnh là 54,5%. Nếu trích ly hoạt chất và bào chế ở dạng viên nang 200mg, uống ba lần trong ngày, sau 15-20 ngày điều trị, tỉ lệ khỏi bệnh là 59%.

Cây chó đẻ còn được chứng minh có tác dụng điều hòa huyết áp, đó là công trình nghiên cứu kết hợp giữa Nhật và Paraguay.

Bên cạnh sử dụng cây chó đẻ, bác Trung còn ăn uống kiêng cữ, cai rượu, thuốc lá, giảm ăn chất béo, điều đó giúp gan không bị nhiễm độc, cũng không phải làm việc quá tải mà còn tăng cường hoạt động của gan. Đông y còn chú trọng yếu tố tinh thần, thái độ lạc quan, yêu đời, năng tập luyện thể dục, những điều đó cũng góp phần cải thiện cho gan. Chính nhờ những điều trên, bác đã phục hồi sức khỏe, không còn lo lắng buồn phiền vì căn bệnh trên nữa.

Bác Nguyễn Viết Kỹ chỉ nói mình bị viêm gan siêu vi mãn tính (mà không nói rõ loại gì) và đã sử dụng vừa thuốc tây thuốc nam, nhưng bệnh không thuyên giảm, bác sĩ lại khuyên không được uống chó đẻ răng cưa. Vì vậy theo bài viết của chúng tôi, bác có thể tham khảo về cây chó đẻ để hiểu tác dụng của nó. Nếu bác đã có đầy đủ các kết quả xét nghiệm và muốn sử dụng thuốc nam, bác nên đến các phòng khám y học cổ truyền có uy tín để được chẩn đoán chính xác hơn trước khi quyết định dùng cây diệp hạ châu hay không. Không nên nghe lời khuyên của người quen khi chưa có kết quả chẩn đoán chuẩn xác.

DS LÊ KIM PHỤNG – (ĐH Y dược TP.HCM) – Báo tuổi trẻ ngày 24/3/09

(suckhoegiadinh)