Lưu trữ cho từ khóa: cắt móng

Trẻ hay mút tay có nên cho ngậm vú cao su?

Nhiều trẻ nhỏ có thói quen mút ngón tay khiến các ông bố bà mẹ băn khoăn không biết làm thế nào để hạn chế thói quen xấu này của trẻ.

Ảnh minh họa.

Theo các bác sĩ, nếu trẻ bắt đầu mút ngón tay hoặc bàn tay tốt nhất là không nên bắt trẻ thôi mút ngay lập tức mà nên cho trẻ bú mẹ lâu hơn một chút. Sau đó, cải thiện thói quen xấu này từ từ, khi thấy trẻ mút tay thì nhẹ nhàng kéo ra và thu hút sự chú ý của chúng đến những trò chơi khác. Nếu trẻ vẫn không có biến chuyển thì nên cho mút vú cao su.

Đa số trẻ bắt đầu mút ngón tay từ khoảng 3 tháng và mút cho tận đến 1-3 tuổi. Khoảng từ 3-6 tuổi, trẻ mới từ bỏ thói quen xấu này; còn những trẻ mút vú cao su thì đến 1-2 tuổi là bỏ được.

Nguyên nhân chính của hiện tượng này là bản năng mút của trẻ không được thỏa mãn, một phần do người lớn thiếu chú ý đến trẻ. Khi trẻ lớn mà vẫn có thói quen này thì cha mẹ cần giáo dục, nhắc nhở trẻ thường xuyên; đồng thời thực hiện vệ sinh cá nhân, cắt móng tay và rửa sạch sẽ bàn tay để phòng bệnh.

Meo.vn (Theo Laodong)

Sơ cứu khi trẻ bị chảy máu mũi

Con tôi năm nay 4 tuổi, vào mùa đông, cháu có khi chảy máu mũi 3 lần/ tháng.

Xin chuyên gia cho biết khi trẻ bị chảy máu mũi như vậy sơ cứu tại chỗ như thế nào?

Thế Hòa
(Tam Dương – Vĩnh Phúc)

Trẻ nhỏ rất hay bị chảy máu mũi, thường là các dạng chảy máu nhẹ. Nguyên nhân là do các mạch máu nhỏ nằm ở phía dưới trước của vách ngăn thành mũi bị vỡ. Ngoài ra do thời tiết hanh khô, nhất là trong những ngày mùa đông không khí trở nên lạnh giá, hanh khô, độ ẩm giảm xuống thấp.

Khi trẻ bị chảy máu mũi, cha mẹ cần bình tĩnh hạn chế máu mũi chảy bằng cách để trẻ ngồi dậy, đầu hơi cúi về phía trước giúp trẻ khỏi nuốt máu mũi vào cổ.

Nếu trẻ đã lớn nên bảo trẻ thở bằng miệng, sau đó dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp chặt hai cánh mũi của trẻ trong vòng khoảng 10 phút. Nếu sau đó vẫn còn chảy máu, cần đến cơ sở y tế gần nhất để cầm máu.
Để tránh cho máu mũi bị chảy cần thường xuyên cắt móng tay của trẻ để phòng trường hợp trẻ cho vào mũi ngoáy. Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ thật tốt, cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp. Vào mùa đông cần tăng độ ẩm trong phòng và bôi vào bên trong mũi trẻ một lớp kem dưỡng ẩm mỏng. Trường hợp máu mũi vẫn chảy nhiều sau khoảng 10 phút hoặc trẻ trông ốm mệt, xanh xao, chóng mặt khi vừa mới ngủ dậy… cần đưa trẻ đến bác sĩ.

Chuyên gia tư vấn Kim Mai

Meo.vn (Theo Giadinh)

Trẻ hay chảy máu mũi vào mùa đông, nên sơ cứu như thế nào?

Con tôi năm nay 4 tuổi, vào mùa đông, cháu có khi chảy máu mũi 3 lần/ tháng.

Xin chuyên gia cho biết khi trẻ bị chảy máu mũi như vậy sơ cứu tại chỗ như thế nào? - (Thế Hòa - Tam Dương, Vĩnh Phúc)


Trả lời:

Trẻ nhỏ rất hay bị chảy máu mũi, thường là các dạng chảy máu nhẹ. Nguyên nhân là do các mạch máu nhỏ nằm ở phía dưới trước của vách ngăn thành mũi bị vỡ. Ngoài ra do thời tiết hanh khô, nhất là trong những ngày mùa đông không khí trở nên lạnh giá, hanh khô, độ ẩm giảm xuống thấp.

Khi trẻ bị chảy máu mũi, cha mẹ cần bình tĩnh hạn chế máu mũi chảy bằng cách để trẻ ngồi dậy, đầu hơi cúi về phía trước giúp trẻ khỏi nuốt máu mũi vào cổ.

Nếu trẻ đã lớn nên bảo trẻ thở bằng miệng, sau đó dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp chặt hai cánh mũi của trẻ trong vòng khoảng 10 phút. Nếu sau đó vẫn còn chảy máu, cần đến cơ sở y tế gần nhất để cầm máu.

Để tránh cho máu mũi bị chảy cần thường xuyên cắt móng tay của trẻ để phòng trường hợp trẻ cho vào mũi ngoáy. Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ thật tốt, cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Vào mùa đông cần tăng độ ẩm trong phòng và bôi vào bên trong mũi trẻ một lớp kem dưỡng ẩm mỏng.

Trường hợp máu mũi vẫn chảy nhiều sau khoảng 10 phút hoặc trẻ trông ốm mệt, xanh xao, chóng mặt khi vừa mới ngủ dậy… cần đưa trẻ đến bác sĩ.

Theo Chuyên gia tư vấn Kim Mai

Meo.vn (Theo alobacsi)

Cắt bao quy đầu cho bé và những điều cần lưu ý

Việc cắt bao quy đầu cho bé là việc làm cần thiết giúp bé tránh được những nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu và bộ phận sinh dục sau này. Tuy nhiên không phải mọi bé trai đều phải cắt bao quy đầu, hãy làm điều này khi thấy bé bị hẹp bao quy đầu và nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Cần khám kỹ lưỡng trước khi quyết định cắt bao quy đầu cho trẻ

Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý:

1. Kiểm tra các bệnh viện hoặc phòng khám ở khu vực của bạn. Nhiều bệnh viện sẽ không thực hiện cắt bao quy đầu trừ khi chúng thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé nhà bạn.

2. Nếu như không có lý do chính đáng và em bé nhà bạn không bị hẹp bao quy đầu thì bạn cũng không nên loại bỏ da của chú chim nhỏ. Giống như tất cả những thay đổi khác của cơ thể, bạn chỉ nên cắt bao quy đầu cho trẻ khi trẻ thực sự bị hẹp bao quy đầu.

3. Liên hệ với một bệnh viện và yêu cầu được nói chuyện với chuyên khoa tiết niệu của bệnh viện ấy. Ngoài ra, bạn cũng nên đề nghị một bác sĩ chuyên khoa thực hiện cắt bao quy đầu cho trẻ. Đây thường là một thủ tục đơn giản, bác sĩ chỉ cần gây tê tại chỗ và chỉ mất vài phút để thực hiện phẫu thuật.

4. Nếu bạn muốn tham khảo ý kiến bác sĩ tư nhân, hãy đến các phòng khám tư trên địa bàn của bạn. Nhiều bác sĩ có thể thực hiện cắt bao quy đầu ngay trong phòng phẫu thuật của họ.

5. Hãy chăm sóc chú chim nhỏ cẩn thận cho em bé nhà bạn sau khi cắt bao quy đầu. Một chú chim nhỏ sẽ cần khoảng hai tuần để chữa lành hoàn toàn vết thương. Luôn mặc quần áo rộng cho trẻ và vệ sinh khu vực xung quanh cậu bé đúng cách.

6. Bạn có thể phải thoa thuốc cho chú chim nhỏ của em bé sau khi phẫu thuật. Hai tuần sau khi thực hiện cắt bao quy đầu cho trẻ, bạn nên liên hệ trở lại với bệnh viện để hỏi han về các triệu chứng cũng như các dấu hiệu lạ sau khi cắt bao quy đầu nhằm chăm sóc tốt nhất cho trẻ.

7. Khi vệ sinh chú chim nhỏ cho bé, bạn nên cắt móng tay và vệ sinh thật cẩn thận nhẹ nhàng xung quanh đỉnh của bao quy đầu vì chỉ cần một chút bất cẩn cũng có thể khiến quy đầu bị tổn thương.

Lưu ý khác:

- Áp dụng thoa kem dưỡng ẩm vào vết thương nhằm hỗ trợ cậu bé bình phục nhanh hơn.

- Tránh để cậu bé không thấm nước trong khi tắm trong vài ngày đầu tiên sau khi cắt bao quy đầu bởi vì vết thương cần được giữ khô để tạo điều kiện chữa bệnh nhanh chóng.

- Tốt nhất là tránh mặc đồ lót cho trẻ trong thời gian này.

Meo.vn (Theo Meyeucon)

Đàn ông cũng cần làm điệu

Trong thế giới của người đàn ông, hai chữ “làm đẹp” thật ủy mị, “nữ tính” chẳng khác nào đám nhi nữ thường tình. Song cứ thử sống mà thiếu chăm sóc ngoại hình của bản thân xem, sẽ chẳng cô nào thèm ngó ngàng đến bạn.



1) Mụn các loại

Đổ mồ hôi do tập thể thao, vải quần áo không thích hợp dễ khiến các chàng trai mọc mụn bọc, mụn đầu đen trên mặt, mũi, và cả mụn vảy nến trên lưng. Có thể bạn không mấy quan tâm nhưng chị em thì rất để ý, và họ chỉ ao ước sao được nhìn thấy bạn một lần nhẵn nhụi, sạch sẽ, thơm tho.

Thực ra đáp ứng lòng mong mỏi của các nàng không mấy khó, chỉ cần bạn năng tắm, rửa mặt thật sạch bằng mỹ phẩm chuyên dụng, nếu thấy cần thiết thì tháng đôi lần đi massage trị mụn lưng, hút mụn đầu đen, làm se lỗ chân lông v.v. bạn sẽ trở thành niềm mơ ước của các cô gái đấy.

2) “Cỏ dại”

Phụ nữ có thể chịu đựng khi thấy bạn diện áo sơ mi nhăn nhúm với tất nâu cùng giầy đen, nhưng họ sẽ không thể và không bao giờ chịu nổi những sợi “cỏ dại” mọc dài ra từ lỗ tai hoặc mũi của bạn. Không muốn mình giống như chó sói trong mắt của nàng chứ? Vậy bạn nên để ý hơn.

3) Đầu tóc

Luôn luôn nên gọn gàng, cắt tỉa cẩn thận, đừng sợ mất thời gian vào công việc cực kỳ quan trọng này. Đàn ông có khi chẳng tiếc tiền mua sắm quần áo đẹp nhưng lại ít khi để tâm đến chính cái làm nên dung mạo mình - ấy là mái tóc. Nếu bạn có một mái tóc đẹp, và cảm thấy thoải mái về nó, bạn sẽ tự tin hơn nhiều.

4) Dưỡng ẩm

Phụ nữ khi cọ xát cơ thể mình vào cơ thể bạn, họ cũng muốn thấy nó “mượt mà như lụa”.

Đàn ông lại thích cái thô ráp, xù xì, và cho rằng đó là biểu hiện của nam tính. Núi càng cao, sông càng dài, khó khăn càng nhiều, vinh quang càng lớn.

Phụ nữ có thể chịu đựng được người đàn ông thích xông pha, thậm chí họ còn thích chàng hơi có tính hoang dại, nhưng vậy không có nghĩa họ sẽ yêu một người đàn ông với làn da khô ráp, sần sùi. (Các quý cô không bao giờ chạm vào người đàn ông nào như thế).

Nếu muốn được để mắt tới, bạn nên làm quen với kem dưỡng ẩm. Dưỡng ẩm từ đầu đến chân không hề làm mất chất đàn ông, hãy kiếm mùi thật nam tính, các bóng hồng sẽ vây ngay lấy bạn.

5) Chăm sóc chân

Phụ nữ không chỉ để mắt đến bàn tay đâu nhé. Nếu chân bạn chai sạn mà cứ thích cọ vào nàng, nàng sẽ không thích đâu. Thêm nữa, hãy cắt móng chân cho sạch, một sự chăm sóc nam tính không gì bằng.

Meo.vn (Theo Bacsigiadinh)

Để loại bỏ sự khó chịu khi ở văn phòng

Đừng chơi nhạc hay mở ầm ĩ bản nhạc bạn yêu thích ở văn phòng. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không ai quan tâm đến những câu chuyện tận đâu đâu về các ban nhạc bạn yêu thích.

8 tiếng/ngày tại công sở nhiều khi không thể tránh khỏi những vướng mắc, căng thẳng. Nhiều khi, cách xử sự hay những thói quen khó chịu của đồng nghiệp làm bạn như muốn phát điên nhưng hiếm ai thoải mái xả stress nơi công sở.

Bởi vậy, cách tốt nhất là nói cho đồng nghiệp biết những điều khiến bạn khó chịu nhất. Sau đây là một số chia sẻ thú vị:

Làm phiền

- Đừng chơi nhạc hay mở ầm ĩ bản nhạc bạn yêu thích ở văn phòng. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không ai quan tâm đến những câu chuyện tận đâu đâu về các ban nhạc bạn yêu thích. Vì thế, làm ơn đừng để sở thích cá nhân làm phiền đến người khác, nếu cần, hãy dùng tai nghe để thỏa mãn sở thích ấy.

- Jessica M. - Chicago

- Khi ở văn phòng, hãy để tôi được yên tĩnh, tập trung cho công việc. Đừng làm phiền tôi bằng những âm thành ầm ĩ của trò chơi điện tử hay bất kỳ loại nhạc nào khác. Tôi có thể hoàn thành mọi việc nhanh chóng nếu như bạn không đập vào mặt tôi những hình ảnh, âm thanh khó chịu. Tất cả chúng ta đều làm tốt việc của mình khi có được sự tập trung.

- Cari B., Hiệp hội quảng cáo và tiếp thị

- Đừng bao giờ động đến máy tính của tôi, kể cả khi máy tính của bạn chẳng may có vấn đề. Tôi không thích bất kỳ ai đăng nhập vào máy tính của mình và càng không thích nghe bạn cằn nhằn vì máy của bạn hỏng hay máy của tôi khó dùng vì nhiều thứ khác lạ.

- Eugene K., Chicago

Cách xử sự có vấn đề

- Cả nhóm làm dự án ăn tối cùng nhau, thế mà bạn không tham gia. Bạn đang làm bận việc gì khác không quan trọng và tôi cũng không muốn biết, điều tôi muốn là bạn tham gia cùng tập thể, để giữ vững tinh thần cho đến khi hoàn thành mọi việc.

- James D, San Francisco

- Đừng cắt móng tay ngay tại bàn làm việc, điều đó khiến tôi rất dị ứng. Chẳng lẽ, bạn không thể dành vài phút ở nhà để làm vệ sinh cá nhân sao?

- Brie G, biên tập tin tức

Thói quen làm việc không tốt

- Cả nhóm phải đi làm đúng giờ giấc bởi đó là thời gian chấp nhận kỷ luật trong một ngày và bạn nên thể hiện tính chuyên nghiệp của mình. Tôi không cần bất kỳ một lời bào chữa nào nhưng tôi muốn nhìn thấy sự nỗ lực, tham vọng và những thay đổi tích cực mỗi ngày ở vị trí công việc mỗi người đảm nhận.

- Jordan P., trưởng phòng kinh doanh

Đừng cố đào tạo hay thay đổi người khác. Có thể, khi bạn đào tạo tôi, bạn sẽ thấy vướng mắc nhưng với tôi, tôi có thể tự điều chỉnh mọi việc nhanh hơn. Tôi rất khó chịu vì bạn cứ áp đặt tư tưởng, cách sống và cách làm việc của bạn cho tôi.

- Sabrina B., nhân viên tiếp thị

Meo.vn (Theo Tienphong)

Làm sao biết con bị tự kỷ?

Chứng tự kỷ ở trẻ em không còn xa lạ đối với hầu hết các phụ huynh. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không có khái niệm rõ ràng về nó. Vậy để nhanh chóng phát hiện bệnh nhằm đưa ra cách xử lý kịp thời, cha mẹ cần lưu ý đến những biểu hiện điển hình của tự kỷ.


Phụ huynh cần nhận biết sớm những dấu hiệu tự kỷ ở con mình

Dấu hiệu cảnh báo dưới 1 tuổi

Dạng bé “hiền”: cứ ăn rồi ngủ, đặt đâu nằm đó ít quấy khóc hoặc ê a. Ở dạng này, mẹ lại rất hay tự hào về bé vì cho rằng mới sinh ra mà bé đã rất “biết điều”, biết thương mẹ! Bé hầu như không đòi hỏi sự tương tác của người lớn.

Dạng bé “quậy”:

- Khóc vô cớ bất kể ngày đêm, không tìm ra lý do, không ai dỗ nổi (không phải khóc dạ đề). Khi khóc, rất thảm thiết, hay ưỡn người ra xa mẹ.

- Ít ngủ, khó dỗ ngủ hoặc không ngủ, ngủ không sâu. Hay trân mình, gồng người như thể vươn vai hay bị mỏi.

- Phản xạ nhai kém hoặc không co, ăn thì hay nuốt trọng.

- Hiếm hoặc không có nụ cười “bà mụ dạy”. Dù còn nhỏ nhưng có vẻ mặt ưu tư xa vắng như ông cụ non.

- 8 - 9 tháng vẫn không biết lạ. Ít chơi đồ chơi.

- Đến 1 tuổi vẫn không biết chỉ trỏ, không bi bô bập bẹ.

Dấu hiệu bệnh lý từ 1 tuổi trở đi

- Ăn vạ thường xuyên, có vẻ là một bé “khó ưa”.

- Không muốn kết bạn, hầu như không tương tác với xung quanh.

- Ít hồi đáp khi nghe gọi tên, giao lưu bằng mắt rất kém.

- Các hoạt động có xu hướng bất biến (xem hoài những băng đĩa chương trình quen thuộc, “nghiện” một số món đồ dùng, bắt đi theo lộ trình quen thuộc, món ăn quen thuộc…).

- Khả năng tập trung chú ý rất kém hoặc không có.

- Rất kén ăn, khó ăn. Hoặc có những bé còn rất nhỏ nhưng lại ăn những thứ rất “người lớn” như: hành tỏi sống, muối ớt, uống nước mắm… Ăn đầy đủ nhưng vẫn suy dinh dưỡng hoặc ăn đúng chế độ chuẩn nhưng vẫn béo phì.

- Đi rất ít té hoặc không hề té dù mới biết đi (mẹ cũng rất hay tự hào về điều này). Chạy nhiều, đi ít, đi nhón chân, đi không biết đánh tay đòng đưa.

- Hành vi khác lạ: hay xoay đồ vật (bánh xe đồ chơi, viết, lược...) hoặc tự xoay tròn. Tự hành hạ hoặc hành hạ người thân (túm tóc, cào cấu, cắn, đánh). Không biết nguy hiểm. Hay nói nhảm với nhiều âm nhưng vô nghĩa. Khó gội đầu cắt tóc, khó cắt móng tay móng chân. Hay chui vào góc nhà hoặc tìm chỗ vắng ngồi chơi một mình. Khó huấn luyện đi vệ sinh. Hay vẩy tay, ấn mắt, nhìn nghiêng, liếc…

- Rất hay rối loạn tiêu hóa không lý do: hơn 60% trẻ tự kỷ bị táo bón kinh niên, cá biệt có bé liên tục bị tiêu chảy vô cớ. Hay bị viêm hô hấp trên (viêm tai - mũi - họng, viêm amidal…) với tần suất rất cao (có bé viêm nhiễm…  úng lịch!). Hay sốt, thậm chí sốt định kỳ!

Bác sĩ không tìm ra nguyên nhân thông qua xét nghiệm máu.

- Thở khó khi ngủ, có bé nửa đêm thức giấc thở dốc.

- Ngôn ngữ: không có, mất dần hoặc không hoàn chỉnh. Thể hiện: không nói được từ đơn khi đã 16 tháng (từ có 1 chữ); không nói được từ đôi khi đã 2 tuổi (từ có 2 chữ); nói khó, ghét nói; đã nói được, nói giỏi nhưng bỗng nhiên mất dần ngôn ngữ: nói ngày càng ít đi, và cuối cùng không chịu nói nữa, thường xảy ra ở độ tuổi từ 18 tháng đến khoảng gần 4 tuổi; nói suôn sẻ, nhưng không đúng ngữ cảnh (nội dung không liên quan đến hoàn cảnh – môi trường xung quanh).

Tùy theo tình trạng bệnh từ nhẹ đến nghiêm trọng, những triệu chứng nêu trên sẽ tăng từ ít tới nhiều. Nhưng nếu chỉ “vướng” vào một trong những biểu hiện đã nêu trên, thì bé cũng đã trở thành một bệnh nhân tự kỷ, vì đây là những triệu chứng cực kỳ điển hình. Nếu bé “vướng” phải đến 35% các triệu chứng kể trên thì bé đã mắc bệnh ở mức trung bình, nghĩa là không có khả năng tự hồi phục.

Đây là chứng bệnh do rối loạn chức năng não bộ, nên những bé thiếu tháng, nhẹ cân, mẹ quá stress khi mang thai hoặc gặp tai biến thai sản (nhiễm trùng ối, ít ối, đa ối, xuất huyết, dọa sinh non, sản giật…) hoặc tai biến trong khi sinh (ngợp, tím tái, ra đời muộn hơn 6 tiếng sau khi vỡ ối, sinh hút hoặc dùng y cụ lôi bé ra thiếu thận trọng, sử dụng các loại thuốc mê cho mẹ…) sẽ là “miếng mồi ngon” cho chứng bệnh rất dễ mắc nhưng cực kỳ khó chữa này.

LÊ THỊ PHƯƠNG NGA

(Chuyên gia nghiên cứu trẻ em và trẻ chậm phát triển)

Meo.vn (Theo SKĐS)

Biểu hiện điển hình của tự kỷ

Chứng tự kỷ ở bé không còn xa lạ đối với hầu hết các phụ huynh. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không có khái niệm rõ ràng về nó.  Vậy, để nhanh chóng phát hiện bệnh nhằm đưa ra cách xử lý kịp thời, cha mẹ cần lưu ý đến những biểu hiện điển hình của tự kỷ.

Dấu hiệu cảnh báo dưới 1 tuổi

Dạng bé “hiền”: cứ ăn rồi ngủ, đặt đâu nằm đó ít quấy khóc hoặc ê a. Ở dạng này, mẹ lại rất hay tự hào về bé vì cho rằng mới sinh ra mà bé đã rất “biết điều”, biết thương mẹ. Bé hầu như không đòi hỏi sự tương tác của người lớn.

Dạng bé “quậy”:

- Khóc vô cớ bất kể ngày đêm, không tìm ra lý do, không ai dỗ nổi (không phải khóc dạ đề). Khi khóc, rất thảm thiết, hay ưỡn người ra xa mẹ.

- Ít ngủ, khó dỗ ngủ (hoặc không ngủ), ngủ không sâu. Hay gồng người như thể vươn vai hay bị mỏi.

- Phản xạ nhai kém.

- Hiếm (hoặc không có) nụ cười. Dù còn nhỏ nhưng có vẻ mặt ưu tư như ông cụ non.

- 8-9 tháng vẫn không biết lạ. Ít chơi đồ chơi.

- Đến 1 tuổi vẫn không biết chỉ trỏ, không bi bô (bập bẹ).

http://thuocbietduoc.com.vn/images/news/2011/9/tuky_9-21911.jpg
Ảnh minh họa

Dấu hiệu bệnh lý từ 1 tuổi trở đi

- Ăn vạ thường xuyên, có vẻ là một bé “khó ưa”.

- Không muốn kết bạn, hầu như không tương tác với xung quanh.

- Ít hồi đáp khi nghe gọi tên, giao lưu bằng mắt rất kém.

- Các hoạt động có xu hướng bất biến (xem hoài những băng đĩa chương trình quen thuộc, “nghiện” một số món đồ dùng, bắt đi theo lộ trình quen thuộc, món ăn quen thuộc…).

- Khả năng tập trung (chú ý) rất kém hoặc không có.

- Rất kén ăn, khó ăn. Hoặc có những bé còn rất nhỏ nhưng lại ăn những thứ rất “người lớn” như hành tỏi sống (muối ớt, uống nước mắm…). Ăn đầy đủ nhưng vẫn suy dinh dưỡng hoặc ăn đúng chế độ chuẩn nhưng vẫn béo phì.

- Đi rất ít ngã (hoặc không hề ngã) dù mới biết đi (mẹ cũng rất hay tự hào về điều này). Chạy nhiều, đi ít, đi nhón chân, đi không biết đánh tay đong đưa.

- Hành vi khác lạ: hay xoay đồ vật (bánh xe đồ chơi, viết, lược...) hoặc tự xoay tròn. Tự hành hạ hoặc hành hạ người thân (túm tóc, cào cấu, cắn, đánh). Không biết nguy hiểm. Hay nói nhảm với nhiều âm nhưng vô nghĩa. Khó gội đầu cắt tóc, khó cắt móng tay móng chân. Hay chui vào góc nhà hoặc tìm chỗ vắng ngồi chơi một mình. Khó huấn luyện đi vệ sinh. Hay vẩy tay, ấn mắt, nhìn nghiêng, liếc…

- Rất hay rối loạn tiêu hóa không lý do (hơn 60% bé tự kỷ bị táo bón kinh niên, cá biệt có bé liên tục bị tiêu chảy vô cớ). Hay bị viêm hô hấp trên (viêm tai - mũi - họng, viêm amidal…) với tần suất rất cao. Hay sốt, thậm chí sốt định kỳ. Bác sĩ không tìm ra nguyên nhân thông qua xét nghiệm máu.

- Thở khó khi ngủ, có bé nửa đêm thức giấc, thở dốc.

- Ngôn ngữ: không có, mất dần hoặc không hoàn chỉnh. Thể hiện: không nói được từ đơn khi đã 16 tháng (từ có 1 chữ); không nói được từ đôi khi đã 2 tuổi (từ có 2 chữ); nói khó, ghét nói; đã nói được, nói giỏi nhưng bỗng nhiên mất dần ngôn ngữ: nói ngày càng ít đi, và cuối cùng không chịu nói nữa, thường xảy ra ở độ tuổi từ 18 tháng đến khoảng gần 4 tuổi; nói suôn sẻ, nhưng không đúng ngữ cảnh (nội dung không liên quan đến hoàn cảnh – môi trường xung quanh).

Tùy theo tình trạng bệnh từ nhẹ đến nghiêm trọng, những triệu chứng nêu trên sẽ tăng từ ít tới nhiều. Nhưng nếu chỉ “vướng” vào một trong những biểu hiện đã nêu trên, thì bé cũng có thể trở thành một bệnh nhân tự kỷ, vì đây là những triệu chứng cực kỳ điển hình. Nếu bé “vướng” phải đến 35% các triệu chứng kể trên thì bé đã mắc bệnh ở mức trung bình, nghĩa là không có khả năng tự hồi phục.

Meo.vn (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Bé mút ngón tay có gây hại?

Rất nhiều bé có thói quen luôn mút ngón tay ở mọi nơi, mọi lúc, nhiều bà mẹ cho rằng điều đó là tự nhiên và rất bình thường. Vậy, bé mút tay có lợi hay hại, chúng ta có nên cho trẻ mút ngón tay không, loại bỏ thói quen này như thế nào?

Vì sao bé mút tay?

Trong giai đoạn sơ sinh, mút tay là một trong những biểu hiện của việc bé đói và có nhu cầu được bú sữa. Điều đó làm bé thấy dễ chịu và có cảm giác bình yên. Khi lớn hơn thói quen mút tay trong mọi tình huống như: mệt mỏi, sợ hãi, buồn chán, buồn ngủ, hay lo lắng, căng thẳng… Lắm lúc trẻ phải mút tay để đi vào giấc ngủ và mỗi khi trở mình lúc nửa đêm. Theo thống kê chưa đầy đủ 90% số trẻ sơ sinh khi đói sẽ mút tay, và dần dần sẽ hình thành thói quen này ngay cả khi bé không đói thậm chí đã thôi bú sữa.

Mút tay có gây hại cho bé?

Theo các nghiên cứu cho thấy đa số trẻ có thể an toàn khi mút ngón tay của chúng. Thông thường, các trẻ chỉ ngậm mút ngón tay một cách nhẹ nhàng trong khoảng thời gian ngắn nên không gây tổn thương đáng kể trên cơ thể. Ngậm mút tay chưa rửa sạch sẽ là nguồn căn cho trẻ bị các bệnh lây truyền qua đường miệng như bệnh tay chân miệng và các bệnh đường tiêu hoá ...

Trẻ ngậm ngón tay quá sâu khiến trẻ dễ bị nôn trớ, nhất là sau ăn uống. Ở những trẻ có động tác mút mạnh liên tục, thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay, răng và hàm. Da ngón tay bị nứt đi nứt lại, lở loét, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da sẽ gây viêm da mủ. Mút tay nhiều, lâu ngày, còn gây biến dạng xương ngón tay, tạo nên hình dạng ngón tay bất thường. Thậm chí biến dạng răng và hàm; miệng trẻ trở nên hô (do răng và hàm bị đẩy ra ngoài) hay móm (do một hàm bị đưa vào trong); lệch khớp cắn; rối loạn phát âm. Sau này cần phải đến nha khoa để điều trị. Về tâm lý, mút ngón tay thường được xem là biểu hiện của xấu hổ, thiếu tự tin và dễ là cái cớ khiến bạn bè trêu ghẹo, gây mặc cảm cho trẻ khi đến trường.

Làm sao để trẻ từ bỏ thói quen xấu?

Với trẻ còn bú nên cho bú mẹ đầy đủ. Nếu trẻ thỉnh thoảng mới mút tay, bố mẹ chỉ cần làm phân tâm trẻ, lôi cuốn sự chú ý vào những trò chơi khác, giúp trẻ dễ chịu vào những thời điểm sắp mút tay. Chịu khó tìm cách động viên, khích lệ trẻ những lúc không mút tay cũng mang lại hiệu quả giảm dần rồi tự hết. Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số biện pháp như băng kín hay mang găng che tay trẻ, … nhằm làm giảm hứng thú mút tay cũng có hiệu quả nhất định.

Với trẻ lớn, cần được giải thích lồng ghép trong tác hại của những thói quen kém vệ sinh, nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay sạch, cắt móng tay, vệ sinh da để tránh lây bệnh.

Nếu những cố gắng trên của bạn không giúp đuợc trẻ, hãy đưa trẻ đến khám tại các khoa nhi chuyên về tâm lý trẻ em.    

 Bác sĩ Yến Thủy

(suckhoe-doisong)

Ẩn họa từ làm đẹp móng

Khi đi làm móng, do phải ngâm nước lâu và khi cắt móng tay có thể tạo ra những vết xước nên vi trùng dễ xâm nhập, gây bệnh.

Viêm móng và viêm quanh móng

Tổn thương thường gặp nhất ở những phụ nữ có thói quen làm móng là nấm móng.  Nguyên nhân thường do vi khuẩn trychophyton gây ra. Tổn thương bắt đầu từ bờ tự do hay hai cạnh bên của móng. Biểu hiện ban đầu là móng  sẽ mất bóng, giòn, dày lên và có màu bẩn.

Trên mặt móng bị lỗ chỗ hoặc có những đường rãnh. Dưới móng có nhiều bột vụn, kèm theo đó là tình trạng viêm quanh móng, tuy nhiên viêm quanh móng có khi xảy ra nhưng có khi không. Về sau, móng sẽ bị lẹm dần, phần còn lại xù xì vàng đục.

Bệnh lan từ móng này sang móng kia, tiến triển kéo dài hàng tháng, hàng năm. Thầy thuốc sẽ chẩn đoán bằng cách cạo bột vụn, nhỏ KOH, đốt, xem dưới kính hiển vi thấy sợi tơ nấm có vách ngăn (với điều kiện bệnh nhân chưa thoa hay ngưng thoa thuốc kháng nấm một tuần).

Viêm móng và viêm quanh móng do vi nấm hạt men candida ablicans cũng là tình trạng thường gặp ở những phụ nữ làm đẹp móng ở tiệm. Khi gặp điều kiện thuận lợi như ngâm tay, ngâm chân thường xuyên trong nước, suy giảm sức đề kháng trong cơ thể như: đái tháo đường, uống kháng sinh, corticoid lâu ngày,... sẽ tạo điều kiện cho vi nấm phát triển. Móng hư từ chân móng trở ra. Móng cứng, sần sùi, màu nâu bẩn, không có bột vụn dưới móng. Nếp da quanh móng sưng, đỏ, đau. Ấn vào có thể có mủ chảy ra do viêm quanh móng.

Tại tiệm, thợ làm móng cắt vào da, vệ sinh không kỹ cũng dễ gây ra nhiễm trùng quanh móng hay là viêm quanh móng, thường do nhiễm vi trùng staphylococcus aureus đi vào cơ thể người bằng cách xâm nhập qua vết xước, vết cắt móng. Tình trạng này còn gọi là nhiễm trùng đầu ngón tay. Triệu chứng bao gồm sưng đỏ vùng da quanh móng, đau nhức và ấn ra dịch màu vàng xanh.

Nhiễm trùng nặng phải phẫu thuật

Trường hợp bị nấm móng, nếu bệnh nhân mới có một phần móng bị bệnh, bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc kháng nấm nhưng bệnh nhân phải giũa cho hết chỗ móng bệnh và một phần móng lành rồi bôi thuốc kháng nấm. Nếu bệnh đã diễn tiến nặng và toàn bộ móng bệnh thì uống các thuốc kháng nấm. Trong trường hợp móng tổn thương bắt buộc phải kết hợp với rút móng để chờ mọc lại móng mới thì thời gian uống thuốc ngắn hơn.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/07/03/0f7mong-benh-2709.jpg

Để phòng ngừa và điều trị viêm móng, không nên ngâm tay và chân vào nước thường xuyên. Tuy nhiên, điều này rất hay gặp ở người làm móng. Nếu bệnh nhân có kèm thêm những bệnh khác làm giảm sức đề kháng càng tạo điều kiện cho viêm móng phát triển.

Nên chữa các bệnh làm giảm sức đề kháng như tiểu đường, ngưng kháng sinh và corticoid nếu có thể được (phải thông qua ý kiến bác sĩ). Cần phải thoa thuốc tại chỗ trên móng các dẫn xuất của imidazole. Trong trường hợp nặng, uống thuốc fluconazole, itraconazole,...

Còn trường hợp nhiễm trùng đầu ngón tay, nếu chỉ tổn thương và nhiễm trùng nhẹ, bệnh nhân chỉ cần chườm nóng, sát khuẩn bằng cồn, bôi kháng sinh tại chỗ, trong trường hợp nặng hơn thì uống kháng sinh. Nếu nhiễm trùng lan rộng gây hoại tử thì việc điều trị bao gồm phẫu thuật lấy xương hoại tử ra, bảo tồn gân cơ.

Trong trường hợp tổn thương viêm phát triển rộng cả vùng móng sưng to đau, lúc này tình trạng nhiễm khuẩn ăn sâu vào mô mỡ dưới da, bệnh nhân sẽ đau nhức đến nỗi mất ăn, mất ngủ, đôi khi thấy đau giật thì phải trích, rạch, dẫn lưu, có khi phải tháo móng. Sau khi khỏi, móng tay có thể mọc trở lại, nhưng xấu hoặc méo mó. Để hồi phục hoàn toàn có khi phải mất 2, 3 tháng. Trường hợp nặng nhất, có thể xem như biến chứng nếu tiếp tục không được điều trị hoặc rạch không đủ sâu để dẫn lưu mủ, gây viêm xương, viêm khớp hoặc viêm bao hoạt dịch gân gấp.

Vì vậy, chị em phụ nữ không nên cắt móng ở tiệm vì thói quen cắt móng sẽ đưa đến móng và vùng da xung quanh móng dày thêm càng khiến chị em lại cắt móng nhiều hơn đem lại nhiều mối nguy hiểm như trên, chưa kể lây truyền các bệnh truyền nhiễm như: viêm gan siêu vi B, C, HIV,...

 

Theo ThS. BS Nguyễn Văn Út

Người lao động