Lưu trữ cho từ khóa: caroten

Những ‘thần dược’ tốt cho phái đẹp

Cá hồi 

Cá hồi là một trong những loại thực phẩm tốt nhất cho làn da của bạn. Trong cá hồi có những thành phần giúp chống lại lo âu, trầm cảm và căng thẳng rất hiệu quả. Nhờ đó, cá hồi giúp làm giảm những yếu tố kích thích gây cẳng thẳng trong cơ thể dẫn đến mụn trứng cá. 

Ngoài ra, cá hồi còn chứa gấp đôi lượng vitamin D bạn cần mỗi ngày. Vitamin D có tác dụng giúp não, đại tràng, xương và tim của bạn khỏe mạnh, đồng thời ngăn ngừa trầm cảm, lo âu, ung thư ruột kết và các bệnh liên quan đến xương và tim.

Chất béo tốt Omega 3 có trong cá hồi cũng rất tốt để trị mụn trứng cá, chống lão hóa và viêm trong khi protein giúp tăng cường collagen trong da để bạn luôn trẻ trung.

Cải bó xôi/Rau chân vịt

thuc-pham-tot-cho-da3-1371870427_500x0.j


Rau bina (rau chân vịt) là nguồn cung cấp tuyệt vời các vitamin và khoáng chất như axit folic, vitamin E, sắt, chất diệp lục, protein thực vật, magiê, chất xơ, vitamin C và vitamin A. 

Vitamin A, E, và C là loại vitamin đặc biệt tuyệt vời cho làn da của bạn do khả năng chống ôxy hóa của chúng. Những loại vitamin này cũng có tác dụng dưỡng ẩm cho da và giúp da trắng sáng tự nhiên. 

Chất diệp lục, có trong các loại thực phẩm màu xanh lá như rau bina là một chất tuyệt vời chống lại mụn trứng cá. Bởi chúng được coi là loại chất tẩy rửa tự nhiên tốt nhất trong các loại thực phẩm lá xanh. Ăn những loại thực phẩm có chất diệp lục hàng ngày giúp bạn làm sạch làn da của bạn từ trong ra ngoài.

Bên cạnh đó, sắt và protein trong rau bina cũng giúp giữ cho làn da luôn trẻ trung và lưu thông máu tốt hơn.

Chocolate đen

thuc-pham-tot-cho-da4-1371870428_500x0.j


Chocolate đen rất giàu flavanol, axit béo và chất chống ôxy hóa giúp da bạn sáng khỏe. Chất ca cao có trong chocolate đen cũng có tác dụng làm giãn các động mạch, tăng lưu lượng máu giúp da tươi sáng, khỏe mạnh.  

Để có kết quả tốt nhất, bạn hãy ăn ca cao tươi hoặc bột ca cao ít chất béo. Nếu thích ăn chocolate đen, hãy ăn khoảng 30 gram mỗi ngày và nên chọn loại nguyên chất với thành phần khoảng 80% là cacao để tránh việc dung nạp quá nhiều đường hoặc sữa có trong các loại chocolate truyền thống.

Ớt

thuc-pham-tot-cho-da5-1371870428_500x0.j


Ớt rất giàu carotenoid giúp ngăn ngừa nếp nhăn. Trên thực tế, lượng vitamin C có trong một quả ớt chuông đỏ có thể đáp ứng được đủ lượng vitamin C bạn cần mỗi ngày nên giúp tăng lượng máu đến da khiến da bạn trẻ trung hơn. Đó là chưa kể ớt chuông còn chứa lượng đường thấp nên giúp bạn ngừa mụn trứng cá. Ngoài ra do carotenoid có trong ớt là chất chống ôxy hóa giúp da bạn luôn mịn màng.

Các loại hạt

thuc-pham-tot-cho-da6-1371870428_500x0.j


Các loại hạt của cây gai dầu, hạt chia, hạt lanh, hạt hướng dương và hạt bí ngô được coi là những loại thực phẩm tuyệt vời cho da bạn. Các axit béo Omega 3 có trong cây gai dầu, hạt lanh và hạt chia có tác dụng giúp chống mụn trứng cá và nếp nhăn. 

Hạt hướng dương và hạt bí rất giàu vitamin E, selen, protein và magiê. Vitamin E giúp tăng cường độ ẩm cho da, giảm nếp nhăn. Selen và protein giúp tái tạo collagen để da bạn luôn tươi trẻ. Còn thành phần magiê giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm stress.

Theo Webphunu

Thực phẩm tự nhiên giúp da trắng mịn từng ngày

Tham khảo một số công thức dưỡng da trắng mịn ngày hè để thêm tự tin và luôn xinh đẹp dù ở bất kỳ nơi đâu.

Khoai tây

Không chỉ giúp làm trắng, khoai tây còn có tác dụng tăng sắc hồng trên da. Vì thế, kể cả khi bạn đã có làn da trắng thì cũng đừng bỏ qua công dụng tuyệt vời của loại mặt nạ rẻ tiền này.
 

da-trang-min1-1371300987_500x0.jpg
Đắp mặt nạ hàng ngày giúp duy trì làn da trắng mịn. Ảnh: News.

Các nghiên cứu chứng minh khoai tây chứa rất nhiều vitamin C, một chất quan trọng giúp chống lão hóa và làm sáng da. Nếu sử dụng mặt nạ khoai tây thường xuyên, bạn sẽ không còn lo lắng với mụn trứng cá, trái lại, làn da sẽ trở nên mịn màng, giảm nếp nhăn và sáng hồng tự nhiên, ngay cả với vùng da sậm màu như quầng thâm quanh mắt.

Một củ khoai tây cắt lát mỏng, đắp lên mặt trong 15 phút. Vitamin C trong khoai tây sẽ có tác dụng làm mềm và sáng da.

Đậu đỏ

Trong đậu đỏ có một hàm lượng protein, kali và chất sắt giúp làn da thêm săn chắc, trắng hồng tự nhiên và khỏe khoắn, chứ không xanh xao như khi sử dụng các loại dưỡng trắng da khác. Nếu sử dụng thường xuyên, da bạn sẽ không sợ bị xạm đen khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Để da trắng mịn ngày hè, bạn có thể tham khảo công thức từ đậu đỏ như sau:

Chuẩn bị:
- 2 thìa bột đậu đỏ
- 2 thìa mật ong
- 1 thìa nước chanh

Cách làm:
Trộn tất cả các thành phần với nhau cho thật nhuyễn. Đắp lên mặt và cổ trong 15 phút rồi rửa lại với nước ấm. Ngoài tác dụng làm sáng da, loại mặt nạ này còn giúp da vùng cổ không bị nhăn nheo, chảy xệ.

Bí đỏ

Không chỉ là một món ăn bổ dưỡng, bí ngô còn là “người bạn thân” đối với làn da của phái đẹp. Trong trái bí ngô chứa tới hơn 100 chất dinh dưỡng có lợi cho da, bao gồm vitamin A, vitamin C, beta carotene… 

Dùng 2 thìa cà phê bí ngô xay trộn cùng 1/4 thìa cà phê rượu táo và 1/2 thìa cà phê mật ong cho thật nhuyễn, đắp lên mặt, tránh vùng mắt. Mặt nạ này giúp nuôi dưỡng các tế bào, làm mềm và trẻ hóa da. Rượu táo thúc đẩy quá trình lưu thông máu giúp da hồng hào, láng mịn và làm cân bằng độ pH trên da. Mặt nạ này đặc biệt thích hợp cho những người có làn da dầu.

Cà chua

Cà chua chứa nhiều loại vitamin như C, E, các nhóm vitamin C và carotene, kali, chất sắt… rất tốt cho da. Không chỉ vậy, hàm lượng chất chống ôxy hóa cao trong quả cà chua cũng còn có tác dụng duy trì tuổi thanh xuân cho chị em.
 

da-trang-min4-1371300988_500x0.jpg

Hãy lấy một chén nước ép cà chua, trộn đều với một chén sữa tươi. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp và đắp lên mặt trong vòng 15 phút. Sữa có nhiều dưỡng chất cộng thêm các vitamin từ cà chua sẽ nuôi dưỡng da. Thực hiện từ 2 đến 3 lần trong tuần sẽ cho bạn một làn da sáng mịn. Chỉ cần làm cách trong vòng 2 tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Theo Webphunu

Thực phẩm chống viêm mô mỡ thừa

Người béo hay gầy đều có thể bị “sần da cam” do chứng viêm mô mỡ thừa (cellulite), mà một trong những nguyên nhân là lưu thông bạch huyết kém.

Một số loại trái cây có thể giúp loại bỏ dần các mô mỡ viêm; giúp đùi, bụng săn chắc và mịn láng hơn.

Nho: có hiệu quả lợi tiểu và lưu thông bạch huyết nhờ vào hàm lượng potassium cao. Theo tạp chí Toute la Diététique, nho nhiều calo và ngọt, tùy vào mức độ chín của trái, có ít vitamin C nhưng đặc biệt rất giàu vitamin B1 và B6. Nhiều tanin và sắc tố anthocyan, cũng có tác dụng bảo vệ tim mạch.

Ảnh: shutterstock

Sung: Có nhiều tính năng về dinh dưỡng, tiêu hóa, nhuận trường, lợi tiểu, giàu canxi, magiê, vitamin A, B1, B2 và C.

Trái sung thực tế chỉ là vỏ bao bên ngoài chứa nhiều hạt giòn bên trong, đây mới chính là phần hữu dụng. Khó bảo quản nên thường được phơi khô hoặc làm mứt (15g đường/100g sung). Sung khô giàu chất xơ, khoáng chất, vitamin nhóm B và nhiều calo (230 kcal/100g).

Dưa gang: lợi tiểu và giúp chuyển hóa ruột. Chứa nhiều nước (92%) nên giải khát rất tốt. Hàm lượng đường thay đổi tùy giống, nhưng tất cả đều rất giàu viatmin C và caroten - những thành phần chống oxy hóa cao. Ngoài ra, dưa gang còn có ít chất xơ và hàm lượng potassium tương đối.

Ảnh: Đ.N.T

Hạnh đào: kích thích thải bỏ độc tố qua đường tiết niệu và cả đường tiêu hóa. Hạnh đào là loại trái cây đỏ chứa nhiều calo nhất, 100g tương đương với việc hấp thu 70 kcal, và cũng nhiều đường nhất. Hạnh đào cũng chứa nhiều thành phần chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C, caroten và một số khoáng chất như potassium, sắt.

Thơm: giàu potassium, a xít citric, vitamin A, B và C, nên có tác dụng lợi tiểu và giải độc. Thơm giúp tái hấp thu mô mỡ thừa và làm tan máu bầm. Lý tưởng cho những bạn gái muốn giữ vóc dáng.

Ảnh: shutterstock

Meo.vn (Theo Thanhnien)

Cây Gấc – Công dụng đa năng

Hay còn gọi là (Momordica cochinchinensis (Lour) Spreng); mộc miết, má khẩu (Thái), mác khẩu (Tày), đìa tả piếu (Dao). Họ Bí (Cucurbitaceae).Dầu Gấc có tác dụng như vitamin A. dùng làm thuốc bổ cho trẻ em chậm lớn, kém ăn, sút cân, bệnh khô mắt, quáng gà.


Cây leo nhờ tua cuốn ở kẽ lá. Lá mọc so le. Gốc phiến lá gần nơi tiếp giáp với cuống có 2 tuyến to, phiến lá xẻ 3-5 thùy sâu hình chân vịt, kích thước 12-20cm. Hoa to, đơn tính cùng gốc ở kẽ lá. Nụ hoa nằm trong lá bắc to, khi nở, tràng hoa hình phễu, màu vàng nhạt. Mùa hoa bắt đầu tháng 4-5. Quả trưởng thành to gần như quả bưởi, dài 15 – 20cm, hình bầu dục hai đầu nhọn, mặt ngoài có nhiều gai ngắn, màu xanh lục, khi chín màu đỏ thẫm. Vỏ quả dày, trong chứa 30-40 hạt dẹt, to. Vỏ hạt cứng, màu nâu đen, có nhiều nếp nhăn lõm, mép hạt có răng cưa tù. Bao quanh hạt là một lớp màng dày mọng nước màu đỏ thắm. Mùa hoa và quả: tháng 7-12.

 

Hạt gấc. - Ảnh minh họa

Cây Gấc mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam. Trồng bằng hạt hay dâm cành vào đầu mùa xuân. Trồng bằng cành sau một năm đã cho quả. Khi hái hết quả, chặt thân cũ cách gốc độ 50cm, mùa xuân năm sau từ gốc cũ lại nảy chồi thành các thân mới. Cứ như vậy, có những cây gấc sống tới 20 năm.

Dùng màng đỏ bao quanh hạt để đồ xôi và làm thuốc. Màng này có chứa 30 – 35% dầu béo màu đỏ cam, trong đó có khoảng 1% lycopen và β – caroten, đó là tiền sinh tố A. khi ăn vào cơ thể, dưới tác dụng của men carotenaza, β – caroten sẽ tách thành 2 phân tử vitamin A. Ngoài ra, trong dầu G còn có các axit béo không no (axit oleic 44%, axit palmitic 33% và axit linoleic 14%), vitamin F và các chất vi lượng như sắt, đồng, coban, kali, kẽm. Nhân hạt Gấc chứa 55% dầu béo, 16,6% protit và một số chất khác. Rễ Gấc chứa saponin triterpen.

Dầu Gấc có tác dụng như vitamin A. dùng làm thuốc bổ cho trẻ em chậm lớn, kém ăn, sút cân, bệnh khô mắt, quáng gà. Ngày dùng 10 – 20 giọt cho người lớn, 5 – 10 giọt cho trẻ em, chia 2 lần. Dùng ngoài để bôi lên các vế thương, vết loét cho chóng lên da non, chữa bỏng và nứt kẽ vú. Gần đây các nhà khoa học Việt Nam đã chế từ dầu Gấc ra thuốc Gacavit có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt nghiên cứu dùng để phòng và chữa bệnh ung thư gan guyên phát ở người đạt kết quả tốt.

 

Quả gấc. - Ảnh minh họa

Vỏ quả Gấc cũng chứa nhiều β – caroten. Rễ Gấc đã làm khô, sao vàng sắc uống với liều 6 – 12g/ngày, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác để chữa tê thấp, nhức mỏi.

Nhân hạt Gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, vào kinh can. Mài với nước hoặc với giấm để bôi chữa mụn nhọt, sưng tấy, tràng nhạc, tắc tia sữa, chấn thương ứ huyết.

Ngoài cách ăn gấc tươi (nấu xôi Gấc), người ta có thể chế dầu Gấc để dùng dần. Lấy lớp màng đỏ bao quanh hạt Gấc, phơi hoặc sấy nhẹ cho khô, sau đó chiết bằng dung môi thích hợp, hoặc ép như ép dầu thực vật. Trong phạm vi gia đình có thể tự chế lấy bằng cách đun với mỡ lợn hoặc dầu lạc. Bỏ bã. Dầu lạc hoặc mỡ có chứa dầu Gấc được đựng trong các chai nhỏ, nút kín để dùng dần. Muốn có 1lít dầu Gấc nguyên chất phải dùng ít nhất 30 – 50 quả Gấc chín.

Meo.vn (Theo Khoemoingay.vn)

Ăn bao nhiêu loại thực phẩm trong một ngày?

Mỗi ngày nên ăn đủ 15-20 loại thực phẩm khác nhau, càng đa dạng càng có lợi cho sức khỏe. Chế biến món ăn hỗn hợp vừa cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng, lại vừa bảo toàn được các chất dinh dưỡng trong thực phẩm…

Người Việt Nam chúng ta có một điểm nổi bật trong ăn uống là ăn nhiều loại thức ăn.


Người Việt Nam chúng ta có một điểm nổi bật trong ăn uống là ăn nhiều loại thức ăn. Đây là một cách ăn hợp lý, cung cấp cho cơ thể con người nhiều chất dinh dưỡng nhất. Mỗi ngày, cơ thể con người cần cung cấp khoảng 60 chất dinh dưỡng. Chúng được lấy từ thức ăn trong bữa ăn hàng ngày. Mỗi thực phẩm đều cung cấp một hay nhiều chất dinh dưỡng hoặc các chất chức năng, tuy nhiên, dù có hoàn thiện tới đâu thì thực phẩm đó cũng không thể chứa đủ các chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, việc phối hợp các thực phẩm là rất cần thiết.

Mỗi bữa ăn muốn cung cấp đủ năng lượng, các acid amin, vitamin và các chất khoáng thì nên ăn đủ cả 4 nhóm thức ăn: nhóm chất bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho bữa ăn (được lấy chủ yếu từ ngũ cốc); nhóm chất đạm cung cấp các nguyên liệu để xây dựng cơ thể và có vai trò quan trọng trong chuyển hóa; nhóm dầu, mỡ hay bơ giúp cơ thể hòa tan được một số vitamin như A, D, E, K và cuối cùng là nhóm cung cấp vitamin và muối khoáng (từ rau, củ và quả chín).

Có rất nhiều món ăn kết hợp với các loại thực phẩm truyền thống mà vẫn mang tính khoa học. Ví dụ như: món xôi lúa bao gồm gạo nếp, ngô, đỗ xanh, hành phi và đôi khi có rắc lạc, vừng. Trong đó gạo và ngô là 2 loại ngũ cốc cung cấp nhiều tinh bột (là nguồn cung cấp năng lượng cơ bản của người Việt Nam trong bữa ăn), chúng còn là nguồn cung cấp đạm thực vật đáng kể. Tuy nhiên, trong gạo còn thiếu nhiều lysin là một loại acid amin cần thiết cho sự tăng trưởng, ngô còn thiếu tryptophan cũng là acid amin cần thiết cho cơ thể thì trong đỗ xanh lại giàu lysin và tryptohphan. Vừng cũng có nhiều tryptophan để bổ sung sự thiếu hụt của ngô và gạo, làm tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn. Mỡ làm hòa tan và giúp tiêu hoá caroten (là tiền vitamin A), đồng thời mùi thơm của hành phi kích thích tiêu hóa, tăng tiết dịch vị.

Món nem rán (chả giò) tính ra cũng có đến 15 loại thực phẩm từ nhân nem đến mỡ rán và nước chấm.

Nhiều món ăn hỗn hợp khác cũng cho ta một cảm giác ngon miệng lại giàu chất dinh dưỡng như món canh cua nấu với rau rút, khoai sọ, vừa cung cấp tinh bột (từ khoai sọ), lại vừa cung cấp chất đạm động vật (từ cua) và vitamin với khoáng (từ rau).

Meo.vn (Theo Sức khỏe đời sống)

Rau bợ – dược liệu quý

Rau bợ là rau dại mọc khắp nơi trên đất nước ta, tập trung nhiều ở ao, rãnh, mương, hồ và đầm lầy. Rau bợ tuy là rau dại nhưng giá trị dinh dưỡng cao và là một dược liệu quý.

Dân một số địa phương ở miền Bắc thu hái rau bợ quanh năm để làm rau sống, nấu canh ăn hằng ngày hoặc phơi khô dùng như trà thuốc có tác dụng giải nhiệt cơ thể, trị ngứa, rôm sảy mùa hè.


Tuy mọc dại nhưng rau bợ có giá trị dinh dưỡng cao. Ảnh: Internet

Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong 100 g rau bợ có 4,6% protid, 1,6% glucid, 0,72% caroten vitamin C và cyclolaudenol. Chính vì những hoạt chất trên nên rau bợ có vai trò rất lớn trong phòng và trị bệnh. Một số món ăn, bài thuốc từ cây rau bợ đã được ghi nhận như sau:

- Rau bợ 20 g, lá sen non 30 g, đem nấu canh ăn hằng ngày. Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, mát can thận; có thể giải nhiệt mùa hè, an thần hạ áp, rôm sảy, mày đay, rối loạn chuyển hóa chức năng gan…

- Rau bợ và lá bồ công anh non mỗi thứ một nắm to, nấu canh ăn 5 -7 ngày. Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ mủ, sinh cơ; có thể dùng trong các trường hợp: viêm tắc tuyến vú, mụn nhọt, rôm sảy. Ngoài ra, lấy hai vị trên rửa sạch, giã nát đắp lên vùng bị bệnh có tác dụng giảm nhiệt, tiêu sưng, làm vết thương chóng liền miệng.

Lưu ý: Rau bợ là loài mọc sâu trong bùn đất nên khi thu hái chỉ lấy phần thân và lá non, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng cho bớt vị tanh. Rau bợ có tính hàn nên những người lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng, ăn uống tích trệ, ậm ạch khó tiêu, chân tay lạnh… không nên dùng.

Meo.vn (Theo nld)

Nước ép làm đẹp da

Muốn da đẹp hãy bắt đầu từ việc uống…, và thứ nước uống tuyệt vời nhất cho da là nước ép trái cây, ở mọi thể loại, tổng hợp, hoặc dạng đơn.

Dù có thường xuyên hay chẳng bao giờ đi spa để chăm sóc da thì đây vẫn là loại “Mỹ phẩm thiên nhiên” nên được dùng hàng ngày.

Thức uống hỗn hợp

- Xuân đào, cam, chanh: Chứa nhiều vitamin B1, B3, B5, C, Beta caroten, axit folic, canxi, photpho, kali, biof lavonoid và limonin, thức uống này giúp ngừa lão hóa da và giữ ẩm cho da. Cam chứa nhiều vitamin C giúp ngừa thoái hóa collagen và lão hóa sớm. Xuân đào chứa kali có lợi cho việc hoạt hóa các enzyme. Flavonoid của chanh giúp bảo vệ da trước các tia UV. Pha chế: Gọt vỏ và bỏ hạt 01 trái cam, 01 trái chanh và 03 trái xuân đào, cắt nhỏ các loại và cho vào máy xay sinh tố. Uống ngay sau khi chế biến.

Nước ép làm đẹp da, Làm đẹp, nuoc ep lam dep da, nuoc ep lam trang da, nuoc ep giam can, cham soc da, cham soc da tu nhien

Chăm sóc da với các loại vitamin, nước ép.

- Cam, đu đủ, mận: Chứa nhiều B1, B2, B3, C, E, Beta caroten, axit folic, canxi, sắt, photpho, silicon, papain và natri, thức uống này giúp thanh tẩy da, ngừa lão hóa, giảm nếp nhăn, loại bỏ những nếp chân chim và túi mọng quanh mắt. Vitamin C trong cam và đu đủ giúp tăng cường độ đàn hồi cho da, ngăn chặn các nếp nhăn, còn chất papain trong đu đủ giúp chữa khỏi các bệnh rối loạn về da, đồng thời tái tạo sự cân bằng. Mận giúp da luôn chắc khỏe và láng bóng. Pha chế: Gọt vỏ và bỏ hạt 01 trái cam, 01 miếng đu đủ và 03 trái mận, cắt nhỏ và cho vào máy xay sinh tố. Uống ngay sau chế biến.

Ngoài ra, nước ép cà rốt và dưa chuột giúp làm mềm da; thức uống gồm cam, dưa tây, dâu tây và quýt giúp ngăn ngừa khô da và bảo vệ da trước các tia UV. Để tăng cường độ đàn hồi cho da, có thể chọn thức uống như Yagourt và nước ép trái sơ ri.

Thức uống dạng đơn

Nước ép cam: Một ly nước ép cam cung cấp 50% vitamin C cần thiết cho cơ thể. Nước ép này còn giúp bảo vệ các mao mạch máu.

Nước ép làm đẹp da, Làm đẹp, nuoc ep lam dep da, nuoc ep lam trang da, nuoc ep giam can, cham soc da, cham soc da tu nhien

Nước ép cà chua chứa nhiều vitamin C giúp da khỏe mạnh.

Nước ép cà chua

: Chứa vitamin C và nhiều loại vitamin khác có lợi cho da. Thành phần Beta caroten giúp làm dịu da trước những tác nhân như ô nhiễm và khói bụi. Mỗi tuần, bạn nên uống từ 2 đến 3 ly nước ép cà chua.

Nước ép cà rốt: Chứa nhiều Beta caroten, canxi và kali, nước ép cà rốt giúp thanh tẩy cơ thể, đặc biệt có lợi cho hệ miễn dịch và các bệnh về da. Các chất khoáng ôxy hóa giúp loại trừ các gốc tự do gây hại cơ thể.

Nước ép nho: Rất tốt để ngừa lão hóa cho da, đồng thời giúp cân bằng độ ẩm cho da, giảm béo và ngừa tích nước trong cơ thể.

Nước rau má: Có thể khử trùng nhờ chứa nhiều chất khoáng, giúp giữ ẩm cho da, trì hoãn lão hóa da, cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường trí nhớ…

Nước ép mơ: Nước ép mơ tươi có tác dụng chữa bệnh chàm hoặc ngứa da và khi da bị bỏng nắng.

Nước ép thơm (dứa): Có tác dụng làm mềm và tái tạo sức sống cho da, nhất là với da khô và mờ xỉn. Đặc biệt nước ép này giúp giảm những vết sần sùi trên khuỷu tay, đầu gối và gót chân.

Nước ép táo
: Giúp loại trừ những nếp nhăn nhỏ trên da, ngứa da, da nứt nẻ, viêm da nhẹ và tăng cường sức sống cho da.

Meo.vn (Theo Sành Điệu)

Bí đỏ – món ăn chống lão hóa

Không chỉ có mặt trong các thực đơn ở gia đình, nhà hàng, bí đỏ còn được dùng như một loại mỹ phẩm giúp đẹp da, chống lão hóa, đồng thời là “dược liệu” giúp phòng trị một số bệnh.

Đọt bí xào với tỏi hoặc cà chua là món vừa cung cấp chất kháng khuẩn từ tỏi, vừa bổ sung tiền sinh tố A, khoáng chất, chất xơ trong đọt bí. Licopen trong cà chua giúp cơ thể khỏe mạnh, da dẻ mịn màng, mắt tinh tường, nhuận tràng. Còn với trái bí đỏ, nhiều người cho rằng đây là món trị bệnh viêm màng não, bổ não. Thực tế, bí đỏ không thể trị được bệnh viêm màng não, nhưng bổ não thì đúng, vì chúng thường được hầm với xương, xào trong dầu, vì thế cung cấp nhiều chất béo, vitamin A, E, B, rất tốt cho quá trình tăng trưởng của trẻ nhỏ (trẻ dưới hai tuổi rất cần chất béo để phát triển não bộ). Theo Đông y, các món ăn lấy bí đỏ làm nguyên liệu giúp làm dịu cơn nhức đầu, tăng cường trí nhớ, giúp xương cốt chắc khỏe.  Thông tin của Hội Dinh dưỡng và thực phẩm TP.HCM cũng cho biết, màu vàng có trong bí đỏ chứa nhiều caroten giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, bệnh đục thủy tinh thể và suy giảm thị lực ở người cao tuổi.

Bí đỏ sinh ít năng lượng, do đó dùng làm thực phẩm giảm cân rất tốt.  Tuy nhiên, nếu nấu bí đỏ với nước cốt dừa thì khó giảm cân vì chất béo trong dừa sinh nhiều năng lượng. Những người có mỡ trong máu cao nên dùng bí đỏ, vì chúng chứa nhiều chất xơ, làm “kỳ đà cản mũi”, không cho chất béo trong thức ăn hấp thu vào thành ruột… Đối với sản phụ, bí đỏ còn có công dụng giúp tăng lượng sữa, nhất là hầm với xương và đậu phộng. Hạt bí đỏ thường dùng để trị giun. Có hai cách tẩy giun bằng hạt bí: bóc vỏ lụa, giã nhuyễn, trộn với mật ong, uống lúc đói bụng, sau đó uống thêm nước sắc hạt cau, hoặc đơn giản hơn nhưng ngon miệng mà hiệu quả không kém là rang vàng hạt bí đỏ, mỗi sáng thức dậy nhâm nhi một nắm tay, trong vòng một tuần lễ sẽ thấy công dụng của “thuốc” tẩy giun. Cần nhớ, bí đỏ trị được giun chứ không trị được sán. Bên cạnh trị giun, hạt bí đỏ rang vàng còn là “mỹ phẩm” có công dụng giảm hình thành vết nhăn, bảo vệ tim. Đó là nhờ các vitamin trong bí đỏ như E, A, C, B…, giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe...

Ảnh: Internet

Bông bí đỏ được dùng làm nguyên liệu trong nhiều món. Nếu ăn cùng các loại sò, ốc, hến…  bí đỏ sẽ trở thành vị thuốc “một người ăn hai người vui”.  Trong các gia đình, bông bí được chế biến đơn giản, chủ yếu là xào tỏi, xào nghêu hoặc luộc ăn với mắm, nước tương, nước kho thịt… Còn tại các nhà hàng, món bông bí thường rất cầu kỳ như nhồi thịt heo hoặc cá thát lát, đem chiên giòn làm món khai vị hoặc nhúng trong lẩu.

Bí đỏ dễ trồng, chỉ cần gieo hạt vào đất ẩm là mọc. Trong vòng 15 - 20 ngày sẽ có đọt non để ăn. Còn muốn ăn hoa và trái phải chờ gần hai tháng.

Meo.vn (Theo PNO)

Thuốc từ quả vải

Vải là loại quả ngon được ưa chuộng. Ở nước ta, có nhiều vùng trồng vải nổi tiếng như Thanh Hà (Hải Dương), Kim Động (Hưng Yên), Lục Ngạn, Sơn động (Bắc Giang)… đưa lại lợi ích không nhỏ cho người lao động. Cùi vải được dùng làm thực phẩm và thuốc với tên long vải, chứa rất nhiều các thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe con người như các loại đường glucose, sacharose… protein, chất béo, acid citric, ascorbic, nicotic, ribofl avin, caroten và các nguyên tố vi lượng Ca, P, Fe… Vỏ quả vải chứa các chất cyanidin diglycosid, anthoxanthin. Hạt vải chứa tanin, fl avonoid, saponosid, α - methylen cyclopropyl glycin.
Cách chế biến vải làm thuốc: Có nhiều cách: chế từ quả vải tươi hoặc khô. Thường dùng cách sấy khô:

Long vải: Đem những quả vải chín sấy trên lò than, đến khi vỏ quả khô đều, cùi vải tách khỏi lớp vỏ, lắc có tiếng kêu lóc cóc. Lấy ra bóc lấy cùi. Chế theo cách này, long vải có màu hơi xám, vị ngọt đậm.
Lệ chi hạch (hạt vải): Lấy hạt vải rửa sạch, để ráo nước, cắt bỏ phần rốn hạt, gọt bỏ lớp vỏ cứng, màu nâu bên ngoài. Thái dọc củ thành những phiến mỏng 3-5mm, phơi khô hoặc sấy khô. Khi dùng đem sao vàng.

Theo YHCT, long vải có vị ngọt, chua, tính ấm, quy các kinh tỳ, can có tác dụng bổ huyết, ích khí, sinh tân dịch, chỉ khát, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc bổ huyết khác, như đương quy, bạch thược, thục địa… trong các trường hợp cơ thể suy nhược, da xanh xao, gầy còm hoặc các trườnghợp mới ốm dậy, người mệt mỏi. Còn có tác dụng tiêu thũng, trị mụn nhọt, làm cho sởi đậu dễ mọc. Còn hạt vải có vị hơi đắng, chát, hơi ngọt, tính ấm, quy các kinh can, thận, có tác dụng ôn trung, hành khí, chỉ thống, tán kết. Được dùng trong các trường hợp đau dạ dày, sán thống, sán khí, nôn lợm.

Một số bài thuốc từ vải:

Đau bụng, buồn nôn: đem hạt vải nướng chín, bóc vỏ ngoài ăn với số lượng khoảng 6 - 8g/lần. Ngày 2 lần.

Đau dạ dày: Hạt vải 3g (chế như trên), mộc hương 2g. Tán bột mịn, uống với nước ấm. Ngày 2-3 lần.

Đau bụng kinh hoặc đau bụng sau sinh: Hạt vải đốt tồn tính 20g, hương phụ 40g tán bột mịn, ngày 6-8g uống với nước muối loãng hoặc nước cơm. Ngày 2 lần.

Phụ nữ đau bụng dưới (đau phần phụ) như kim châm: hạt vải thái phiến như trên, sao đen, đại hồi vi sao đồng lượng (4-8g) tán bột mịn, uống với rượu ấm, ngày 3 lần. Uống nhiều ngày cho tới khi hết các triệu chứng.

Sán khí ở nam giới (thoát vị bẹn, viêm đau tinh hoàn): Hạt vải chế biến như trên, sao vàng, tiêu hồi (sao qua), quất hạch (hạt quýt) sao vàng. Cả 3 vị đồng lượng, tán bột mịn, uống với nước ấm, ngày 2-3 lần, mỗi lần 6-8g. Trẻ em theo tuổi giảm liều. Cũng có thể chỉ dùng riêng hạt vải đốt thành than, hòa vào rượu uống, với liều 4-6g. Hoặc lấy hạt vải đã chế biến theo cách trên, trần bì, đồng lượng 10g, sao vàng, lưu huỳnh 3g. Dùng dưới dạng bột mịn. Chia 2 lần uống trong ngày.

Tiêu chảy do tỳ hư: Quả vải 7 quả, đại táo 5 quả. Sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Trị nấc: Quả vải 7 quả, gừng tươi 6g, đường đỏ 4g. Sắc uống.

Răng sưng đau: Quả vải xanh, thêm ít muối ăn hoặc đốt tồn tính, tán mịn, xát vào chân răng.
Ngoài ra còn dùng hoa, vỏ thân, vỏ rễ vải, sắc lấy nước súc miệng chữa viêm họng, đau răng.

GS.TS. PHẠM XUÂN SINH

(Phunu-online)

Vị thuốc từ quả đu đủ

Trong đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt, thanh nhiệt, bổ tỳ. Đu đủ ăn vào mùa nào cũng tốt cho sức khoẻ. Mùa xuân, hè ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Mùa thu – đông, ăn đu đủ có tác dụng nhuận táo, ôn bổ, tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cứ trong 100g quả đu đủ có 74-80mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Đặc biệt, trong đu đủ có nhiều vitamin C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống ôxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Do chứa nhiều các thành phần trên nên đu đủ rất hữu ích trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư, vô hiệu hóa những chất có hại cho làn da, tránh da nhăn sớm, chống lại những độc tố và giữ cho da khỏe mạnh; tăng sức đề kháng cho cơ thể và là một trong những vũ khí đắc lực chống lại căn bệnh viêm túi mật xuất hiện nhiều ở phụ nữ. Quả đu đủ thường được ăn xanh như một loại rau (làm nộm và hầm) và ăn chín như một loại trái cây. Đu đủ xanh và chín ngoài cung cấp dinh dưỡng còn có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh. đu đủ xanh dùng để điều chế thuốc chữa lệch khớp xương hoặc thuốc tiêm giảm đau do các dây thần kinh gây nên. Đu đủ chín rất mềm, có vị ngọt, không chứa độc tố, lành tính nên thích hợp cho người già, trẻ em và những người đang trong giai đoạn dưỡng bệnh. Ngoài ra, nhựa và hạt đu đủ xanh được sắc làm thuốc chống các loại ký sinh trùng đường ruột như giun, sán, chữa hen phế quản trẻ em và kích thích chức năng hoạt động của gan, mật. Rễ cây đu đủ sắc lấy nước uống chữa chứng tiểu rắt, buốt…

Một số bài thuốc:

Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3-5 ngày.

Chứng ít ngủ, hay hồi hộp: Đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100g; xay trong nước dừa non. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.

Làm lành các vết loét trên da: Trộn nước đu đủ chín với một chút bơ sau đó bôi lên vết loét. Cách làm này có tác dụng làm se bề mặt và nhanh chóng làm liền vết thương.

Trị ho do phế hư: Đu đủ xanh 100g, đường phèn 20g hầm ăn, ngày ăn 2 lần vào trưa và tối, ăn trong 3-5 ngày.

Chứng tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ xanh 30g, khoai mài 15g, sơn tra 6g, các thứ rửa sạch đem nấu cháo ăn trong ngày.

Tạo sữa cho bà mẹ đang nuôi con bú: Một quả đu đủ non hầm với một cái móng giò, ăn vào các bữa ăn hàng ngày.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên ăn đu đủ xanh vì dễ gây sẩy thai.

Theo Netlife