Lưu trữ cho từ khóa: cặp nhiệt độ

Ngừa biến chứng khi người cao tuổi bị sốt

Khi thời tiết thay đổi người cao tuổi, do đặc điểm sinh lý có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả dễ mắc một số bệnh như nhiễm khuẩn tại đường hô hấp, tiêu hóa… mà biểu hiện dễ nhận biết đầu tiên là sốt. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử trí thích hợp khi người cao tuổi bị sốt có thể xảy ra một số biến chứng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ.

Nhiễm khuẩn-Nguyên nhân hàng đầu gây sốt ở người cao tuổi

Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở người cao tuổi (NCT) nhưng hay gặp nhất là sốt do mắc bệnh nhiễm khuẩn. Bệnh nhiễm khuẩn ở NCT có thể là đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, xoang, viêm phế quản, viêm phổi, ápxe phổi, lao phổi. Bệnh nhiễm khuẩn ở NCT cũng có thể gặp ở đường tiêu hoá như viêm ruột, viêm đường mật cấp hoặc bị viêm nhiễm ở đường tiết niệu hoặc bị các bệnh do virút gây ra như sốt xuất huyết, sốt phát ban, sốt rét… Ngoài ra, người ta thấy NCT cũng có thể bị sốt không do bệnh nhiễm khuẩn như một số bệnh ung thư, bệnh về máu, gãy xương, bệnh nội tiết… Sốt có thể là sốt cấp tính hoặc sốt kéo dài. Sốt cũng có thể là sốt rất cao nhưng cũng có thể thân nhiệt chỉ vượt quá chỉ số bình thường từ 0,5 độ đến 1 hoặc 2 độ. Sốt có thể được phân chia một cách tương đối như sốt nhẹ là thân nhiệt từ trên 37oC đến dưới 38oC; sốt trung bình là thân nhiệt từ 38oC đến dưới 39oC và sốt cao là khi thân nhiệt trên 39oC.

Rối loạn nhịp tim là biến chứng dễ gặp khi người cao tuổi bị sốt.

Một số biến chứng có thể xảy ra khi NCT bị sốt

Khi NCT bị sốt nếu không xử trí kịp thời thì rất có thể xảy ra một số biến chứng, thậm chí biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, nhất là sốt ở một số bệnh nhân đang mắc bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận, bệnh thuộc hệ hô hấp (viêm phổi, hen suyễn, lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính... ). Biến chứng hay gặp nhất là ở hệ thần kinh, nhẹ thì nhức đầu, chóng mặt, nặng hơn thì lơ mơ, mê sảng, thậm chí gây co giật. Đối với hệ tim mạch thì có thể gây mạch nhanh, rối loạn nhịp tim,  huyết áp tăng (nếu người bệnh có tiền sử tăng huyết áp thì rất nguy hiểm). Sốt ở NCT cũng có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn hoặc ăn vào không tiêu, ậm ạch rất khó chịu. Khi sốt có thể làm cho NCT bị rối loạn nhịp thở như khó thở, thở nông và khi sốt cũng rất dễ gây nên tiểu tiện ít do nước được thoát ra theo đường bài tiết mồ hôi và như vậy sẽ ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của thận.

Những điều cần làm và nên tránh

Điều cần làm: Trước hết cần cặp nhiệt kế xem sốt bao nhiêu độ. Thân nhiệt của người bình thường là 37oC với điều kiện là cặp nhiệt kế ở miệng hoặc ở hậu môn. Nhưng vì hầu hết là cặp nhiệt độ ở nách, vì vậy nếu cặp nhiệt độ ở nách thì phải cộng thêm 0,5 độ nữa mới đúng thân nhiệt thực. Sốt có nghĩa là thân nhiệt vượt quá 37oC. Tuy vậy cũng có thể gặp một số trường hợp ở NCT tuy mắc bệnh nhiễm khuẩn nặng nhưng khi cặp nhiệt độ thì không thấy thân nhiệt tăng (không thấy sốt) thậm chí thân nhiệt còn hạ. Lý do có thể do sức đề kháng và phản xạ của cơ thể quá yếu, đặc biệt ở người bệnh tuổi cao, sức yếu, nằm lâu ngày, suy dinh dưỡng. Khi người cao tuổi bị sốt cần được chăm sóc chu đáo, đảm bảo uống đủ nước, có thể là nước ép quả tươi như chanh, cam, xoài, dưa hấu… Ngoài ra, cần được uống thêm nước pha từ dung dịch osezol, uống thuốc hạ sốt và sử dụng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.

Điều nên tránh: Đối với NCT khi bị sốt, tuyệt đối không được truyền dịch tại gia đình hoặc ở nơi không đủ điều kiện chống sốc.Bởi vì kỹ thuật truyền dịch thì nhiều y tá điều dưỡng có thể thực hiện được một cách thành thạo nhưng việc xử trí bị sốc (phản ứng) khi truyền dịch thì không phải ai cũng giải quyết được. Đối với NCT bị sốt mà đang bị tăng huyết áp, cũng không truyền dịch. Khi dùng dùng thuốc hạ nhiệt, liều trung bình cho người lớn  là 0,5g mỗi một lần và sau từ 4 - 6 giờ có thể dùng lại, nếu vẫn còn sốt trên 38oC nhưng cần lưu ý là trong viên paracetamol dạng viên sủi có thêm thành phần muối bicacbonat natri nên những người có tăng huyết áp không nên dùng. Ngoài ra, thuốc paracetamol nếu dùng dài ngày sẽ không tốt vì chúng có nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng gan.

PGS.TS. Bùi Khắc Hậu

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Cách cặp nhiệt độ cho trẻ

Con tôi bị sốt, ông bà và bố cứ bắt cặp nhiệt độ từ 7 phút trở lên. Tôi muốn biết cặp bằng nhiệt kế thủy ngân thì bao lâu là đủ? - (Thảo Nguyên - Thanh Xuân)

Trả lời

Chị Thảo Nguyên thân mến,

Chúng tôi xin trích dẫn một Cách sử dụng một nhiệt kế thủy ngân

1. Cầm nhiệt kế trong tay cho chắc chắn và vẩy mau nhiều lần với những động tác lắc mạnh cổ tay về phía dưới để thủy ngân trở về bầu đựng thủy ngân. Sau đó đặt bé ngồi trên đùi bạn và giơ tay em bé lên. Đặt đầu bên có cầu đựng thủy ngân vào nách của bé.


2. Hạ cánh tay em bé xuống và khoanh tay bé ngang qua ngực. Để nhiệt kế ở nguyên vị trí trong thời gian khuyến cáo thường vào khoảng 3 phút.

3. Lấy nhiệt kế ra và xoay xoay cho tới khi bạn thấy được cột thước chia nhiệt độ. Bất cứ nhiệt độ nào trên 37 độ C có nghĩa là em bé bị sốt. Rửa nhiệt kế bằng nước lạnh rồi lau khô.

Hy vọng với hướng dẫn trên chị và gia đình sẽ giải quyết được các khúc mắc!

Chúc chị, bé và gia đình mạnh khỏe!

Meo.vn (Theo Mevabe)

Bé sốt rồi, nhiệt kế đâu?

Mỗi khi phát hiện thấy bé con sốt, nhiều bà mẹ ruột gan cũng… sốt theo mà không biết rằng sốt thực ra là… có lợi...

Mỗi khi phát hiện thấy bé con sốt, nhiều bà mẹ ruột gan cũng… sốt theo mà không biết rằng sốt thực ra là… có lợi, bởi đây chính là phản ứng của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn mà.

Tuy nhiên, nếu sốt cao quá thì lại có hại cho cơ thể, nhất là với trẻ nhỏ, bởi phản ứng điều nhiệt của các bé còn kém. Sốt cao thậm chí sẽ dẫn đến co giật, làm rối loạn hoạt động của các cơ quan và có thể gây tử vong.

Sốt không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng, muốn biết bệnh của bé thì phải đưa bé đi khám. Tuy nhiên, bạn vẫn cần xác định thân nhiệt của bé ngay để có hướng xử trí kịp thời. Nhanh nhất là đặt mu tay lên trán bé (mu bàn tay cho cảm nhận tốt hơn lòng bàn tay), đồng thời mu bàn tay kia đặt lên trán mẹ để so sánh. Với trẻ bú mẹ thì mẹ có thể nhận thấy miệng bé nóng hơn khi ngậm ti. Nhưng để biết chính xác thì phải dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cho bé (đo nhiều lần trong ngày, có ghi chép để theo dõi).


Mỗi khi phát hiện thấy bé con sốt, nhiều bà mẹ ruột gan cũng… sốt theo mà không biết rằng sốt thực ra là… có lợi... (Ảnh minh họa).

Khi bé sốt nhớ cho bé nằm nghỉ ngơi trong phòng thoáng, yên tĩnh, cởi bớt quần áo (chỉ để lại một bộ đồ vải cotton), dặn bé nằm ngoan để dễ cặp nhiệt độ. Nếu bé quấy khóc thì bế bé lên và dỗ cho bé nín chứ đừng cố cặp nhiệt độ khi bé khóc và giãy giụa. Trước khi cặp nhiệt độ, hãy cầm chắc nhiệt kế, vẩy mạnh cho vạch đỏ tụt xuống mức dưới 35,5oC, lau sạch đầu nhiệt kế rồi mới cặp cho bé.

Có thể đặt nhiệt kế ở nhiều vị trí: nách, hậu môn, miệng tùy theo lứa tuổi và trạng thái của bé. Nếu cặp ở nách phải đặt vào đúng hõm nách, cặp ở dưới lưỡi phải chắc chắn nhiệt kế đã ở dưới lưỡi mới cho bé ngậm miệng, cặp ở hậu môn thì nên bôi một ít vaselin vào nhiệt kế rồi mới đưa vào hậu môn. Khi cặp nhiệt độ theo đường hậu môn, hãy cho trẻ nằm nghiêng, chân trên co chân dưới duỗi. Thời gian cặp nhiệt độ khoảng 5 phút, trong thời gian này bạn phải luôn bên cạnh để bé cảm thấy yên tâm và đảm bảo cho sự an toàn của bé. Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể bé cần lau sạch nhiệt kế bằng cồn.

Thường với trẻ nhỏ thì cặp nhiệt kế ở hậu môn, với trẻ lớn có thể cặp ở nách hoặc dưới lưỡi. Tuy nhiên, cần cảnh giác khi cặp dưới lưỡi vì đã có trẻ nghịch ngợm cắn vỡ nhiệt kế làm thủy ngân thoát ra ngoài. Nếu gặp trường hợp này, bạn phải hết sức bình tĩnh, lấy sạch phần nhiệt kế bị vỡ ra khỏi miệng trẻ, dùng tay móc họng để kích thích trẻ nôn ra đồng thời cho trẻ vận động, chạy nhảy để thủy ngân xuống đại tràng nhanh hơn rồi cho uống thuốc nhuận tràng. (Thường thì thủy ngân dùng để làm nhiệt kế đã được chọn lọc kỹ, ít độc hơn).

Không phải ngẫu nhiên mà nhiệt kế thủy ngân lại được lựa chọn để có mặt trong hầu hết các tủ thuốc gia đình. Có loại nhiệt kế dưới dạng dải băng dùng một lần dán vào trán hoặc tay rất tiện nhưng không được chính xác. Còn có cả những loại nhiệt kế rất hiện đại khác nhưng trong lúc bối rối sợ rằng bạn sẽ khó nhớ kỹ từng công đoạn sử dụng.

Kết quả nhiệt độ lấy tại hậu môn và dưới lưỡi phản ánh đúng nhất nhiệt độ cơ thể bé, còn ở nách thì phải cộng thêm 0.5oC. Bé được coi là sốt nhẹ nếu nhiệt độ từ 37,5oC đến 37,9oC , sốt vừa nếu từ 38oC đến 38,5oC, sốt cao nếu nhiệt độ trên 38,5oC. Dùng thuốc hạ nhiệt khi trẻ sốt cao còn với sốt nhẹ và vừa chỉ cần dùng túi chườm hoặc khăn thấm nước ấm để hạ nhiệt cho trẻ.

Bác sỹ Đào Tuyết
Trung tâm Truyền thông và GDSK Trung ương

Meo.vn (Theo Eva)

Ngộ độc thủy ngân vì cắn vỡ cặp sốt

Nhiều trường hợp trẻ ngộ độc do bất cẩn của người lớn, nguy hiểm nhất vẫn là những vụ ngộ độc thuốc và thuỷ ngân.

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.

Cha mẹ chủ quan

Ngày 20/5 Khoa Hồi sức cấp cứu, BV Nhi TƯ tiếp nhận bệnh nhi Lê Cảnh Huy (Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) trong tình trạng sốt cao, cơ thể có lúc ớn lạnh, mệt mỏi, ăn ít.
Chị Nguyễn Thị Hà - mẹ cháu Huy cho biết: “Một ngày trước khi nhập viện cháu bị sốt tôi có dùng cặp nhiệt độ hạ sốt nhưng không ngờ cháu nghịch và cắn vỡ chiếc cặp nhiệt độ và nuốt phải thuỷ ngân. Lúc đó, thấy cháu không sao nên tôi chủ quan không cho đi khám, ngày 21/5, cháu có biểu hiện sốt, mệt mỏi tôi liền đưa cháu đến bệnh viện ngay”.

Thông tin từ BV Nhi TƯ cho biết, gần đây mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 10-15 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc. Trong đó chủ yếu là các trường hợp ngộ độc thức ăn, ngộ độc thuốc, ngộ độc vì tiếp xúc với hoá chất và nguy hiểm nhất là ngộ độc thuỷ ngân.

Nhiều trường hợp trẻ ngộ độc do bất cẩn của người lớn, nguy hiểm nhất vẫn là những vụ ngộ độc thuốc và thuỷ ngân

Lý do dẫn tới trẻ bị ngộ độc thuỷ ngân rất nhiều, trong đó chủ yếu do trẻ nghịch cặp nhiệt độ và làm vỡ. Ngoài ra, nhiều bậc cha mẹ có thói quen rất nguy hiểm là sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ bình sữa. Nếu nhiệt độ bình sữa trên ngưỡng 400C sẽ làm nhiệt kế giãn nở rồi vỡ, khiến thủy ngân hòa lẫn trong sữa của trẻ.

Chị Bùi Thị Lan, ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc vừa cho con đi khám và được chẩn đoán là ngộ độc thuỷ ngân, cho hay: “Hôm đó người giúp việc nhà tôi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ bình sữa. Có lẽ bình quá nóng nên nhiệt kế vỡ, thuỷ ngân từ nhiệt kế rơi ra, nó bảo trông như quả bóng nhỏ xíu nên tò mò nghịch và cho cả cháu nhỏ nghịch. 2-3 hôm sau thấy cháu sốt cao không rõ nguyên nhân tôi mới đưa đi khám".

Cần bình tĩnh

Để tạo ngôi nhà an toàn cho trẻ, cha mẹ cần để những hóa chất, thuốc men, chất tẩy rửa trong đúng chai lọ ban đầu của chúng và cất giữ ở nơi trẻ không thể lấy được… Tốt nhất là xây dựng tủ thuốc an toàn, đặt tủ trên cao.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tú - Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, BV Nhi TƯ, cảnh báo: “Trường hợp trẻ uống phải sữa có lẫn thủy ngân, cha mẹ không nên cuống cuồng làm các biện pháp gây nôn như móc họng hay vỗ ngực cho con vì làm thế trẻ dễ sặc, thuỷ ngân tràn vào phổi khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn”.

Cũng theo bác sĩ Tú, chỉ khi trẻ hít thủy ngân vào phổi mới đáng lo còn nếu uống vào đường ruột, thủy ngân sẽ tự đào thải sau vài ngày. Cha mẹ nên theo dõi diễn tiến tình trạng trẻ sau vài ngày, cho trẻ uống nhiều nước để tự đào thải thủy ngân ra ngoài qua đường ruột.

Trẻ hít phải thủy ngân gây ngộ độc sẽ có các triệu chứng lâm sàng như sốt, ớn lạnh, khó thở, loét miệng, lơ mơ, nôn mửa… Ngộ độc thủy ngân gây ra bệnh mãn tính có thể gây viêm lợi, chảy nước miếng, rối loạn tâm thần, giật chân tay, hay quên, mất ngủ, tâm lý không ổn định, kém ăn, buồn bã…

Bác sĩ Tú khuyến cáo, các bậc cha mẹ không nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ bình sữa vì nhiệt kế chỉ đo được tối đa 42oC. Nếu trên ngưỡng này có thể sẽ khiến nhiệt kế giãn nở rồi vỡ làm thủy ngân chảy ra ngoài. Khi thấy con mình nuốt phải một chất gì đó có thể gây ngộ độc thì hãy bình tĩnh. Nhớ đúng nhãn chai lọ đựng chất đó để báo cho bác sĩ rồi đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Theo Dân Việt

Bé sốt khi mọc răng

Mọc răng thường kèm với đau lợi và đó có thể là nguyên nhân khiến bé căng thẳng, không thoải mái. Sốt đôi khi cũng là hậu quả của quá trình nhú răng này. Những bước hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn khó khăn này.

1. Hãy cho trẻ ngậm nướu có thể làm mát. Những chiếc ngậm nướu này có thể cho vào tủ lạnh nhưng không nên để lạnh quá vì sẽ phản tác dụng, làm lợi của bé đau hơn. Ngậm nướu mát sẽ giúp làm mềm lợi và tạo cảm giác dễ chịu hơn khi bé sốt.

2. Lau người cho bé bằng nước ấm. Nước lạnh hay nóng quá đều có thể làm tình trạng của bé tệ hơn. Nước ấm sẽ giúp cơ thể thoát nhiệt, giảm sốt nhanh hơn. Nếu cho bé tắm, bạn nên lau khô người để tránh thân nhiệt hạ nhanh khi nước bay hơi.

3. Đừng ấp ủ bé. Theo thói quen, các bà mẹ thường đắp chăn hay mặc quần áo dày cho bé, điều này chỉ làm thân nhiệt tăng lên. Thay vì đó, hãy mặc cho trẻ những trang phục thoải mái và thoáng để nhiệt có thể thoát ra.

4. Ăn chuối sắt lát để lạnh. Điều này sẽ giúp lợi của bé được xoa dịu, giảm kích thích.

5. Mát xa lợi bé bằng ngón tay của bạn sẽ giúp bé giảm đau, từ đó tình trạng sốt cũng được cải thiện.

6. Uống thuốc theo đơn bác sĩ. Aspirin và các loại thuốc giảm đau không bao giờ được cho trẻ dùng nhưng các loại ibuprofen được đặc chế cho trẻ sẽ giúp trẻ giảm sốt do đau răng.

Bạn cũng nên lưu ý rằng nếu đúng là bé sốt do mọc răng thì việc đi ra ngoài hay vào siêu thị sẽ rất tốt cho bé. Nhớ mang theo cặp nhiệt độ nhé. Ngoài ra, nếu bé sốt trên 39 độ C, bạn cần đưa bé đi khám ngay.

Theo Dân Trí

Sốt – Cảnh báo điều gì?

[i]Gọi là sốt khi thân nhiệt vượt quá 37oC. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây sốt nhưng dù sốt do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì sốt làm cho cơ thể bị mất nhiều nước và cả chất điện giải gây mệt mỏi, làm ảnh hưởng nhiều chức năng sinh lý khác của con người, đó là chưa kể ở trẻ nhỏ sốt cao có thể gây co giật.
Không kiểm tra thân nhiệt bằng tay.[/i]

[b]Một số nguyên nhân gây sốt[/b]

Muốn biết có bị sốt hay không phải cặp nhiệt độ, thông thường hay dùng biện pháp cặp ở nách. Cặp nhiệt độ ở nách cần cộng thêm 1/2 độ, ví dụ cặp nhiệt độ ở nách thấy 37oC, có nghĩa là người đó có thân nhiệt là 37,5oC (ba mươi bảy rưỡi). Tốt nhất là nên cặp nhiệt độ ở khoé miệng hoặc nhiệt độ ở hậu môn thì không cần cộng thêm 1/2 độ. Sốt là một hiện tượng phản ứng của cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể gọi sốt do vi sinh vật gây bệnh gây ra (sốt nhiễm khuẩn) và sốt không do vi sinh vật gây bệnh (sốt không do nhiễm khuẩn). Sốt nhiễm khuẩn cũng có nhiều loại khác nhau, có thể sốt cấp tính hoặc sốt dai dẳng, kéo dài. Một số bệnh gây viêm đường hô hấp cấp tính như viêm họng cấp, viêm amidan cấp, viêm phế quản, thanh quản, viêm phổi cấp tính hoặc áp-xe amiđan, áp-xe phổi thường sốt rất cao (trên 39oC). Một số bệnh viêm cầu thận cấp, ứ mủ bể thận, viêm đường mật dẫn mật, áp-xe gan mật, các loại sốt phát ban như sốt xuất huyết Dengue, sốt phát ban do sởi, do thủy đậu hoặc sốt thương hàn, nhiễm khuẩn huyết, viêm não - màng não, sốt vàng da chảy máu... cũng gây sốt cao, thậm chí sốt rất cao (trên 40oC). Có một số bệnh mặc dù là viêm nhiễm cấp tính nhưng thân nhiệt không tăng nhiều hoặc tăng ở mức độ vừa phải khoảng 37,5oC - 38,5oC như bệnh viêm ruột thừa cấp tính. Tuy vậy, một số bệnh nhiễm trùng mạn tính thì cũng gây sốt nhưng thường sốt không cao, khoảng 37,5oC - 38,5oC, ví dụ như sốt trong viêm loét sùi van tim, bệnh lao, cảm cúm, bệnh VA ở trẻ nhỏ, viêm họng - xoang mạn tính, viêm  đường tiết niệu. Sốt không do nhiễm khuẩn cũng gặp khá nhiều. Hầu hết các loại sốt không do nhiễm khuẩn là sự phản ứng của cơ thể khi gặp yếu tố lạ hoặc phản ứng của cơ thể để sinh ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, ví dụ như sốt nhẹ sau khi tiêm vaccin ở một số trẻ hoặc trẻ mọc răng sữa, say nóng, say nắng hoặc sốt do tăng sinh tổ chức trong bệnh ung thư, bệnh về máu... Nhưng đôi khi sốt không do nhiễm trùng nhưng lại là một sự phản ứng quá mạnh như sốt do truyền dịch gặp ở một số trường hợp.
Cặp nhiệt kế khi bị sốt để kiểm tra thân nhiệt.

[b]Khi bị sốt nên làm gì?[/b]

Như vậy sốt chỉ là một triệu chứng biểu hiện của rất nhiều bệnh khác nhau, cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể gặp ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể con người. Để làm sáng tỏ sốt do bệnh gì thì người bệnh nên đi khám ở cơ sở y tế. Ở đó cần nói rõ cho bác sĩ biết các biểu hiện của bệnh và các triệu chứng kèm theo sốt như thế nào, bắt đầu sốt từ bao giờ, có đau đầu, buồn nôn, nôn, có đau bụng, đi lỏng hoặc tức ngực khó thở, nước tiểu có màu sắc gì không và đã dùng thuốc gì... hoặc  trong gia đình và hàng xóm có ai bị sốt như thế này không? Trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết khi nghi bệnh. Ví dụ nghi là viêm đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản hoặc phổi...), bác sĩ sẽ cho chụp Xquang phổi (thẳng, nghiêng), xét nghiệm công thức máu, máu lắng, xét nghiệm chất nhầy họng tìm vi khuẩn, trong trường hợp thật cần thiết sẽ được chọc hút nhầy phế quản để xét nghiệm vi sinh tìm tác nhân gây bệnh (tất nhiên kỹ thuật này phải được thực hiện ở cơ sở y tế có đủ điều kiện và bác sĩ thực hiện thủ thuật này phải giàu kinh nghiệm mới thực hiện được) hoặc nội soi phế quản... Nếu sốt cao thì trước khi đi khám bệnh nên dùng paracetamol để giảm sốt. Với paracetamol, trẻ dưới 1 tuổi thường dùng khoảng 60mg/lần; trẻ từ 1-3 tuổi dùng từ 60-120mg/lần; trẻ từ 6-12 tuổi dùng 240mg/lần và liều lượng trung bình là 10mg/kg, cách từ 4-6 giờ dùng 1 lần uống hoặc đặt hậu môn (đối với trẻ). Đối với trẻ em, cần lau ấm, đắp khăn ấm lên trán, nách, bẹn cho trẻ và đề phòng trẻ sốt cao gây co giật. Cả người lớn và trẻ em khi chưa kịp đến cơ sở y tế khám bệnh thì cần uống nhiều nước, tốt nhất là uống dung dịch oresol. Oresol có 2 loại, loại đóng gói 5,63g thì cho vào cốc đựng 200ml nước đun sôi để nguội, lắc đều; loại 27,5g/gói thì cho vào bình đựng 1 lít nước đun sôi để nguội. Trẻ dưới 24 tháng tuổi thì cho uống khoảng 50ml, ngày cho uống 2-3 lần; trẻ từ 2-10 tuổi cho uống khoảng 100ml, ngày uống 2-3 lần; trẻ trên 10 tuổi và người trưởng thành thì cho uống theo nhu cầu (khát là cho trẻ uống). Nếu không có oresol, có thể dùng nước gạo rang hoặc pha dung dịch 2 thìa cà phê muối ăn với 8 thìa cà phê đường trong 1 lít nước đun sôi để nguội. Như vậy chúng ta biết sốt đều có nguyên nhân của nó và sốt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, vì vậy khi bị sốt không được chủ quan, nhất là sốt cao do nhiễm trùng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Trẻ càng nhỏ tuổi càng phải chú ý và theo dõi khi trẻ sốt, tránh để trẻ bị sốt cao gây co giật rất nguy hiểm. Cần nhanh chóng đưa người bị sốt đến cơ sở y tế để được khám bệnh và được chăm sóc cẩn thận.

PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu
(suckhoe-doisong)

Cẩn thận khi cặp nhiệt độ cho trẻ

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhi 2 tuổi ở Hà Nội, được người nhà đưa đến cấp cứu sau khi bé đột nhiên cắn vỡ chiếc nhiệt kế được mẹ đặt trong miệng.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Em bé kể trên bị sốt nên người mẹ đã dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt theo cách cho ngậm vào miệng. Đầu nhiệt kế bằng thủy ngân nên khi bé cắn vỡ, bố mẹ bé đã hoảng sợ đưa đi cấp cứu. Bệnh nhi đã được bác sĩ cho uống thuốc nhuận tràng để nhanh chóng loại bỏ thủy ngân ra khỏi cơ thể.

Theo các bác sĩ, khi sản xuất nhiệt kế thuỷ ngân, nhà sản xuất có tính đến khả năng bị trẻ nhỏ cắn vỡ, nên đã sử dụng loại thủy ngân đặc biệt, ít gây ngộ độc cho trẻ. Nếu chẳng may rơi vào tình huống này, người nhà nên dùng tay móc họng để kích thích trẻ nôn ra. Bảo trẻ nhảy nhót một hồi để thủy ngân nhanh chóng tụt xuống đại tràng rồi cho uống thuốc nhuận tràng để đào thải.

Để đo thân nhiệt, có thể đặt nhiệt kế ở nhiều vị trí: Nách, hậu môn, miệng, tai. Trong đó, cách đặt dưới lưỡi chỉ nên áp dụng cho trẻ 7-8 tuổi trở lên, vì trẻ nhỏ rất khó thực hiện yêu cầu giữ yên nhiệt kế trong khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, nếu trẻ khóc, ngọ nguậy nhiều thì kết quả không chính xác, lại có thể làm vỡ nhiệt kế, gây nguy hiểm.

Cách đặt hậu môn cho kết quả chính xác và ổn định nhất, nhưng dễ xảy ra tai biến thủng trực tràng do bé quẫy đạp mạnh. Phương pháp được áp dụng nhiều là cặp nhiệt độ ở nách. Tuy nhiên, ở vị trí này, kết quả đo được thường thấp hơn khi đo ở hậu môn 0,5 độ C.

Các bác sĩ khuyến cáo không nên mua các dải băng đo nhiệt độ dùng dán lên trán hoặc tay, vì chúng rất kém chính xác.

(Theo Tiền Phong)

Sử dụng nhiệt kế khi trẻ sốt

Nhiệt kế là vật thiết thân với sức khỏe, có bán ở các quầy thuốc, thế nhưng không phải lúc nào cũng tìm thấy trong tủ thuốc của nhiều gia đình, đặc biệt ở nông thôn. Nhiệt kế không thể phòng bệnh, không thể trị bệnh, nhưng có nó trong nhà là có thêm sự an tâm, nhất là khi người thân, đặc biệt là trẻ nhỏ trở sốt. Mỗi loại nhiệt kế có cách sử dụng khác nhau, vì vậy phụ huynh cần lưu ý để đo được thân nhiệt chính xác nhất cho trẻ.

Nhiệt kế điện tử

Loại nhiệt kế này dễ thao tác, cho kết quả nhanh sau 10 giây đến 1 phút, không hay bị vỡ như nhiệt kế thuỷ ngân. Nhiệt kế điện tử rất dễ đọc, phần đuôi của nhiệt kế có màn hình nhỏ, trên đó hiển thị kết quả nhiệt độ như trên đồng hồ điện tử. Tuy nhiên, sử dụng nhiệt kế điện tử dễ sai số hoặc không xác định được toàn bộ thân nhiệt. Ví dụ, loại đo ở trán chỉ phản ánh chính xác được nhiệt độ ở trán.

Có nhiều loại nhiệt kế điện tử

- Nhiệt kế đo tai: Dùng đo nhiệt độ ở lỗ tai trẻ. Nhiệt kế có một đầu vòi để cho vào sâu tai. Nhiệt kế đo tai an toàn và thích hợp dùng cho trẻ sơ sinh vì dễ sử dụng, có thể xác nhận bị sốt nhanh, kết quả chính xác nhờ bộ phận phát hiện nhiệt hồng ngoại toả ra từ màng nhĩ và các mô xung quanh trong 1 giây.

Dùng nhiệt kế đo tai lưu ý để nhiệt kế hơi chếch 45 độ, cần khẽ lắc nhẹ qua phải, rồi qua trái khi đặt vòi ở lỗ tai mới cho kết quả chính xác nhất.

Nhiệt kế đo tai cho kết quả chính xác, an toàn.

-Nhiệt kế đo trán: Loại nhiệt kế điện tử đo trán ít được sử dụng hơn, bởi nó chỉ đo được nhiệt độ ở vùng trán. Khi sử dụng thì ốp nhiệt kế chính giữa và áp sát trán, quét từ giữa trán ra thái dương.

- Nhiệt kế đo miệng: Cho trẻ ngậm trong miệng, đo chính xác nhất khi đặt ở dưới lưỡi. Tuy nhiên, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp đo nhiệt kế ở miệng cho trẻ còn quá nhỏ, vì trẻ nhỏ sẽ rất khó giữ yên nhiệt kế dưới lưỡi trong một khoảng thời gian nhất định, nguy hiểm hơn trẻ có thể cắn làm vỡ đầu nhiệt  kế. Phương pháp này chỉ nên áp dụng với trẻ từ 7-8 tuổi trở lên.

- Nhiệt kế đo hậu môn: Đo ở vị trí này cho kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, cha mẹ phải hết sức cẩn trọng khi sử dụng phương pháp này vì có thể xảy ra tai biến như thủng trực tràng do bé đột ngột quẫy mạnh làm nhiệt kế bị đẩy sâu vào hậu môn trẻ.

Khi đo nhiệt độ cơ thể ở hậu môn, cần  đưa nhẹ nhàng đầu nhọn của nhiệt kế vào sâu trong trực tràng khoảng 2,5 cm hoặc cho tới khi không nhìn thấy đầu nhọn này nữa. Sau đó, kẹp chặt mông để nhiệt kế không bị tuột ra ngoài. Nhiệt kế điện tử sẽ đo nhiệt độ trong vòng 30 giây tới 2 phút và kêu tít tít khi có kết quả.

- Nhiệt kế thủy ngân: Nhiệt kế thủy ngân kẹp ở nách là điểm phản ánh rất chính xác thân nhiệt cơ thể.

Tuy nhiên thao tác phức tạp hơn. Nhiệt kế thủy ngân kẹp nách với những trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh gặp nhiều khó khăn vì trẻ hay cựa quậy, đôi khi không chịu để người lớn cho nhiệt kế vào nách. Nhiệt kế thủy ngân rất dễ vỡ gây ngộ độc cho trẻ.

Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân, trước khi cặp nhiệt độ cho trẻ cần vẩy ống nhiệt xuống dưới 35,5 độ C, chú ý lau khô hố nách trẻ để đầu nhiệt kế tiếp xúc hoàn toàn với da đúng giữa nách sẽ cho kết quả chính xác nhất. Chờ tối thiểu 5 phút mới đọc kết quả rồi cộng thêm 0,5 độ C để có được thân nhiệt trung tâm.

BS. Tố Quyên

Thận trọng với cao dán hạ sốt

Nhiều ngươì nghĩ cao dán sẽ giúp trẻ hạ nhiệt tốt mà không bị tác dụng phụ như uống thuốc. Thực ra,  cao dán hạ sốt không thay thế được thuốc, thậm chí có thể gây hại.

Thấy bé Bông, 8 tháng tuổi, bị sốt, chị Thoa (Lĩnh Nam, Hà Nội) liền lấy cao dán hạ sốt dán vào trán cho bé. Sau 8 giờ, chị bóc cao dán ra, sờ trán con thấy mát hơn nên rất an tâm.

Lợi bất cập hại

Tuy nhiên, đến nửa đêm, bé Bông có dấu hiệu sốt nặng hơn, cặp nhiệt độ gần 40 độ C. Chị lại bóc tiếp miếng nữa dán cho con. Ba giờ sau, bé Bông có biểu hiện khó thở, mệt lả. Gia đình mới vội vã đưa vào khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết bé bị sốt cao là triệu chứng của viêm phổi. Gia đình không đưa đến bác sĩ mà chỉ dùng cao dán hạ sốt khiến bệnh tình của bé càng nặng.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), khẳng định: “Chưa một công trình nghiên cứu khoa học nào có giá trị chứng minh cao dán hạ sốt có thể thay thế được thuốc trong điều trị sốt ở trẻ em”. Cao dán được dùng thông dụng tại Việt Nam là loại hạ nhiệt bằng cách bốc hơi, thoát nhiệt qua da. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Dũng, việc các nhà sản xuất khuyến cáo dán cho trẻ trong vòng 6 - 8 giờ cũng rất nguy hiểm vì khi dán, một khoảng da không được trao đổi khí ra bên ngoài, lỗ chân lông bít lại sẽ làm nhiệt độ của cơ thể tăng lên. Hơn nữa, thành phần của cao dán hạ sốt thường chứa menthol, loại tinh dầu không được khuyến khích dùng cho trẻ vì da trẻ nhạy cảm có thể bị kích ứng. Thậm chí, với những trẻ sơ sinh bị dị ứng với tinh dầu này có thể bị ảnh hưởng chức năng hô hấp.

Một loại cao dán hạ sốt trên thị trường. Ảnh; Xuân Trường.

Hiện các cao dán hạ sốt được chia làm hai nhóm: nhóm một hạ sốt theo cơ chế vật lý bốc hơi có chứa các loại tinh dầu menthol. Quá trình bốc hơi sẽ giúp hạ nhiệt giống như lau mát bằng nước ấm cho trẻ. Nhóm này được nhiều phụ huynh ưa chuộng, sử dụng rộng rãi và có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Nhóm thứ hai chứa các thuốc hạ sốt như paracetamol hoặc các kháng viêm không steroid ở dạng bào chế thấm qua da. Nhóm này ít có ở thị trường Việt Nam.

Không nên hạ sốt bằng chườm lạnh

Theo tiến sĩ Dũng, hiện Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo không nên sử dụng các biện pháp chườm lạnh để hạ sốt cho trẻ. Đặc biệt, đối với trẻ bị sốt do viêm phổi, các biện pháp chườm lạnh nói chung sẽ làm tăng sử dụng ôxy khiến bệnh phổi nặng hơn. Chườm lạnh hạ sốt bằng đá tuyệt đối không được sử dụng vì sẽ gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp.

Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, các bậc cha mẹ không phải tốn tiền mua cao dán hạ sốt cho trẻ. Đối với trẻ, khi bị sốt, cách tốt nhất là cho uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ để tránh bệnh nặng thêm, gây biến chứng. Trong khi chờ trẻ hạ sốt, có thể  dùng khăn nhúng vào nước ấm (thấp hơn nhiệt độ cơ thể của trẻ là 2 độ C). Khăn vắt hơi ráo và nước phải luôn ấm trong suốt quá trình lau mát cho trẻ. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng khăn ấm đắp lên trán sẽ không có tác dụng mà phải đặt khăn vào các vị trí sau: hai khăn ở hai hõm nách, hai khăn ở hai bên bẹn, một khăn lau khắp cơ thể trẻ. Cha mẹ cần thay khăn sau 2 - 3 phút và đo nhiệt độ cơ thể trẻ ở nách sau 15 - 30 phút. Nếu thấy nhiệt độ trẻ hạ xuống dưới 38,5 độ C thì có thể ngừng lau mát bằng khăn ấm.

Cách đo thân nhiệt cho trẻ

Sốt là một phản ứng của cơ thể, hay gặp ở trẻ em, có thể là do thời tiết hoặc sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh (như virus, vi khuẩn…). Điều quan trọng nhất khi dứa trẻ bị sốt là phải biết chính xác trẻ sốt bao nhiêu độ để có biện pháp xử trí thích hợp.

Làm thế nào để biết trẻ bị sốt?

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiThường nếu nghi ngờ trẻ có sốt nên để bàn tay vào trán trẻ, nếu có cảm giác nóng nực tức là trẻ đã sốt. Khi đó ta nên cặp nhiệt độ để biết chính xác trẻ sốt bao nhiêu độ: sốt vừa: 37,80 C. Sốt cao khi nhiệt độ trên 38,50C. Sốt cao ác tính khi nhiệt độ trên 40,50C - 410C.

- Các loại nhiệt kế thường dùng để đo nhiệt độ cho trẻ:

Nhiệt kế thủy ngân: đây là loại rất thông dụng, nhưng khi sử dụng cho trẻ phải lưu ý vì nhiệt kế vỡ, thủy ngân sẽ gây độc cho trẻ.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiNhiệt kế số: cho biết kết quả rất chính xác và nhanh, có thể dùng để đo thân nhiệt ở miệng, hậu môn, nách. Nhiệt kế có nhiều loại với kích thước, hình dáng khác nhau và có thể mua ở hiệu thuốc hoặc siêu thị.

Nhiệt kế điện đo nhiệt độ ở tai: loại này cho kết quả nhanh, chính xác, dễ dùng và hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên không nên dùng đối với các em dưới 3 tháng vì lỗ tai các em nhỏ và kết quả không đúng lắm.

Cách đo thân nhiệt cho trẻ

Lấy ống đo nhiệt độ đã lau rửa sạch, vẩy ống để mức thủy ngân xuống dưới 360C rồi bôi một ít dầu vaseline vào đầu ống.

Đối với trẻ sơ sinh, đặt bé nằm ngửa, một tay nắm lấy 2 chân bé giơ lên, còn tay kia đút từ từ phần đầu, có đựng thủy ngân bên trong và đã được bôi dầu vaseline vào hậu môn của bé, tới gần hết phần này. Làm xong động tác này, tiếp tục giữ phần còn lại của ống đo trong tay.

Đối với trẻ lớn hơn, để trẻ nằm sấp rồi đút ống đo nhiệt độ từ từ vào hậu môn… cần để ống đo trong hậu môn, ít nhất là 2 phút.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Cần chú ý bôi dầu vaseline vào đầu ống đo và đút từ từ vào hậu môn cháu bé. Động tác này, nếu làm mạnh hoặc vội vàng có thể làm xây xát bên trong hậu môn và chảy máu.

Đo ở nách

Phương pháp này dễ thực hiện và thuận tiện hơn so với cách đo nhiệt độ hậu môn. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là kết quả kém chính xác hơn so với các phương pháp khác. Số đo nhiệt độ đo ở nách thường thấp hơn số đo nhiệt độ hậu môn khoảng 0,50C. Để có được số đo chính xác nhất ta thực hiện như sau:

Trước khi đo nhớ vẩy ống nhiệt xuống dưới 35,50 độ C (hay bấm nút cho đến lúc có số 0 ở máy điện tử). Khi đặt ống nhiệt vào nách trẻ, phải đảm bảo kẹp đúng giữa phần da. Chờ tối thiểu 5 phút với ống thủy (hay đến khi có tiếng bíp của máy điện tử) mới đọc kết quả Cộng thêm 0,50C để có được thân nhiệt trung tâm (thân nhiệt nách thấp hơn thân nhiệt trung tâm 0,50C).

Đo ở tai

Gần đây trên thị trường xuất hiện loại nhiệt kế điện tử đặc biệt để đo ở tai trẻ. Ưu điểm của thiết bị này là ít gây khó chịu cho trẻ, cho kết quả nhanh hơn và không gây nguy hiểm (không làm thủng màng nhĩ). Tuy nhiên, số đo có thể dao động nếu cha mẹ đặt nhiệt kế không đúng vị trí hoặc trẻ quá bé (dưới 3 tháng tuổi). Để đo được chính xác ta làm như sau:

Đặt trẻ ở tư thế ngồi thẳng đứng. Trẻ em dưới 1 tuổi ống tai xu thế hướng ra trước, do đó khi đo phải kéo vành tai ra hướng sau so với lỗ tai. Trẻ trên 1 tuổi thì ống tai có xu hướng chúc xuống nên khi đo phải kéo vành tai lên trên. Nhiệt độ hai bên tai trái và phải không giống nhau, do đó phải đo một bên nhất định.

Theo Bao Sức khỏe & Đời sống