Lưu trữ cho từ khóa: cấp cứu

Cách sơ cứu cho nạn nhân bị tai nạn giao thông

Có một tỷ lệ không nhỏ nạn nhân bị tai nạn giao thông tử vong do không được sơ cứu, hoặc sơ cứu không đúng cách và không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời. Do đó chúng ta cần trang bị những kiến thức cơ bản về sơ cứu tai nạn rất thường gặp này.

Khi sơ cứu trong hầu hết trường hợp, việc đầu tiên là cần phải kiểm soát được đường hô hấp cho bệnh nhân, làm đường thở thông thoáng. Nếu đường thở bị tắc nghẽn do đất, cát, răng giả, đờm dãi… phải dùng tay móc ngay ra.

- Với người bị nhẹ (hoàn toàn tỉnh táo, không chảy máu, thậm chí đứng dậy được), cần cho nằm nghỉ ngơi, sau đó đến cơ sở y tế kiểm tra.

- Nếu nạn nhân bị chảy máu thì phải cầm máu tại chỗ bằng cách lấy ngón tay, nắm tay, khăn hay một cục bông đè mạnh vào vết thương. Đây là động tác rất đơn giản nhưng cầm máu hiệu quả.

- Với người có tổn thương chi như gãy xương, tay, chân, phải cố định chi gãy. Gãy chi trên thì lấy khăn làm máng treo tay, nếu là chi dưới thì phải nẹp rồi mới đưa đi bệnh viện.

- Với người bị nặng (trong tình trạng hôn mê), nên tiến hành sơ cứu theo 3 bước: Thông đường thở: làm bệnh nhân thở được (hà hơi, hồi sức); Kiểm tra tim, xoa bóp tim và lồng ngực nếu cần thiết: Chuyển ngay đến cơ sở y tế. Lưu ý, cần từ 2-3 người nhấc người bệnh lên chứ không bế xốc bổng hay bế gập người lại, đưa đến chỗ an toàn và gọi xe cứu thương đến hoặc chuyển ngay đến bệnh viện.

cach-so-cuu-cho-nan-nhan-bi-tai-nan-giao-thong

Đội tình nguyện sơ cấp cứu tại nạn giao thông ở Quảng Ninh thực hành băng bó vết thương cho người bị nạn. Ảnh: Hà Điểm

Cần tránh

- Không đặt người bị nạn nằm ngửa.

- Không lấy bỏ bất cứ một dị vật nào ở da đầu và xương sọ. Nếu bị vật gì nhọn đâm vào cơ thể, nhất là ngực, bụng, tuyệt đối không được rút vật nhọn đó ra, vì lúc này nó có tác dụng bịt mạch máu. Nếu rút ra, máu sẽ phun mạnh, nạn nhân mất máu nhiều, có thể bị tử vong.

- Không dùng tay nâng đầu lên cao làm gập cổ người bị nạn, có thể gây tổn thương cột sống cổ.

- Không di chuyển người bị nạn khỏi hiện trường khi chưa cố định.

- Không di chuyển người bị nạn bằng xe đạp, xe gắn máy vì có nhiều trường hợp gãy cột sống cổ do chở đi bị xóc đã tử vong trước khi vào viện do liệt hô hấp.

- Không đưa bất cứ một vật lạ, nước vào miệng người bị nạn, có thể gây tử vong do sặc, ngạt thở.

Bác sĩ Vũ Minh

Theo Suckhoedoisong.vn

Cách cấp cứu người bị suy hô hấp cấp

Suy hô hấp cấp là tình trạng thiếu oxy máu do: các bệnh phổi, tim, chấn thương… gây ra. Dịp nghỉ  lễ, Tết thường vào lúc thời tiết giá rét dễ gây bộc phát cơn hen ở người bệnh hen suyễn và cơn đau tim ở bệnh nhân tim phế mạn, đồng thời thường xảy ra tai nạn giao thông do việc đi lại nhiều. Vì vậy, chúng ta cần biết cách xử trí suy hô hấp cấp để cấp cứu người bị các bệnh lý gây suy hô hấp.

Vì sao bị suy hô hấp cấp?

Có nhiều nguyên nhân gây suy hô hấp cấp do bệnh ở phổi và bệnh ngoài phổi.  Bệnh tại phổi gây suy hô hấp cấp gồm: hít phải dịch vị do ợ và trào ngược dạ dày – thực quản, chấn thương sọ não, viêm não; viêm phế quản, phổi, tắc động mạch phổi, tràn khí màng phổi; phế quản phế viêm do vi khuẩn gây mủ, lao kê, nhiễm virut ác tính; hen phế quản, tắc nghẽn phế quản; phù phổi cấp: do suy tim trái trong các bệnh tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, hẹp hở van động mạch chủ, hẹp, hở van hai lá, bệnh cơ tim, truyền dịch quá nhiều…

cach-cap-cuu-nguoi-bi-suy-ho-hap-cap

Khi có hai người cấp cứu thì một người hà hơi thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực.

Các bệnh ngoài phổi gây suy hô hấp cấp là: tắc nghẽn thanh, khí quản do u thanh quản, bướu giáp, u thực quản, viêm thanh quản, uốn ván, dị vật; tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, chấn thương lồng ngực…

Dấu hiệu phát hiện suy hô hấp cấp là gì?

Một bệnh nhân bị bệnh tim, phổi, chấn thương… nếu bị suy hô hấp cấp sẽ có các dấu hiệu sau: thở nhanh do thiếu oxy máu, nhịp thở khoảng 40 lần/phút kèm theo sự co kéo các cơ hô hấp, nhìn thấy rõ ở hõm trên xương ức và các khoảng gian sườn, ở trẻ em có thể kèm theo cánh mũi phập phồng. Nhưng các trường hợp có tổn thương do liệt như viêm đa rễ thần kinh, liệt tứ chi do tổn thương tủy sống, bệnh nhược cơ nặng… thì nhịp thở lại giảm, biên độ hô hấp yếu, bệnh nhân không ho được, gây ứ đọng đờm dãi trong phế quản. Tím tái xuất hiện ở môi, đầu ngón tay chân, mặt hay toàn thân khá rõ rệt. Thiếu oxy máu và tăng khí carbonic máu làm mạch nhanh, gây nên những cơn tăng huyết áp, có thể có loạn nhịp trên thất. Triệu chứng suy thất phải: gan to, dấu hiệu phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính, nặng hơn là tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên. Dấu hiệu thần kinh tâm thần: gặp trong suy hô hấp cấp nặng với biểu hiện kích thích, vật vã, rối loạn tri giác như lơ mơ hay hôn mê. Nặng nhất là ngừng thở, ngừng tim.

Khi đến khám tại bệnh viện, thầy thuốc còn cho làm các xét nghiệm giúp chẩn đoán suy hô hấp cấp như: đo khí máu để biết nồng độ khí oxy và khí cacbonic; điện tâm đồ và siêu âm phát hiện các tổn thương ở tim; chụp phim Xquang phát hiện những tổn thương ở phổi, màng phổi, trung thất…

Suy hô hấp nếu được điều trị đúng có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Trái lại, nếu không cấp cứu và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị hôn mê và tử vong.

Xử lý cấp cứu và điều trị thế nào?

Cấp cứu một người bị suy hô hấp cấp phải tuân theo nguyên tắc: làm thông thoáng đường hô hấp, hà hơi thổi ngạt kèm xoa bóp tim ngoài lồng ngực (nếu ngừng tim), cho thở oxy; chống nhiễm khuẩn;  cân bằng kiềm toan máu.

Tiến hành ngay hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt đối với nạn nhân bị suy hô hấp cấp: đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải mỏng móc đờm dãi, dị vật khỏi mũi và miệng nạn nhân; đặt một khăn mùi soa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân. Nếu ngừng tim (sờ mạch quay hay mạch cảnh không có), phải ép tim ngoài lồng ngực: dùng 2 tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, khoảng 70 – 100 lần/phút. Nếu chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2 – 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10 – 15 nhịp. Khi có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt liên tục, một người ép tim ngoài lồng ngực liên tục, làm kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại. Sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở lại, cử động giãy giụa hoặc nạn nhân vẫn còn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu.

Điều trị ở bệnh viện: dùng máy hút đờm dãi, chất xuất tiết sạch ở miệng, mũi, họng bệnh nhân. Rửa phế quản, làm loãng đờm bằng khí dung, bằng bơm dung dịch bicarbonat natri 14‰ hay dung dịch chlorua natri 0,9%, 2 – 5ml mỗi lần rồi hút ra. Bồi phụ nước và điện giải và cân bằng kiềm toan. Thở oxy: khí oxy phải được làm ẩm và làm ấm trước khi sử dụng cho bệnh nhân. Cho thở khi được tăng cường oxy: dùng cho các bệnh nhân có nồng độ khí carbonic máu bình thường hay giảm: mọi trường hợp thiếu oxy máu thì PaO2 đều giảm dưới 65mmHg, cho thở oxy với cung lượng 4 – 6lít/phút bằng xông mũi hay trong những trường hợp thiếu oxy nặng hơn thì sử dụng mặt nạ oxy. Đối với bệnh nhân có nồng độ khí carbonic trong máu cao mạn tính do suy hô hấp mạn, cho thở khoảng 1 – 3lít/phút, thở ngắt quãng và được kiểm soát nồng độ các khí trong máu. Đặt nội khí quản trong các trường hợp: có trở ngại đường hô hấp trên như phù nề, vết thương thanh quản, hôn mê gây tụt lưỡi; hỗ trợ hô hấp, cần thở oxy, thở máy; có tăng khí carbonic máu… Mở khí quản: dùng cho các trường hợp cần đặt nội khí quản trên 3 ngày hay không đặt được ống nội khí quản… Chống nhiễm khuẩn phải dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng hoặc theo kháng sinh đồ.

ThS. Phạm Thanh Tùng

Theo Suckhoedoisong.vn

Cách cấp cứu người bị thiếu máu não

Thiếu máu não (còn gọi thiếu máu não cục bộ, thiếu máu não thoáng qua).

Dấu hiệu thiếu máu não trước tiên là ngáp nhiều, sau buồn nôn, toàn thân khó chịu, tim đập nhanh, hoa mắt, mất tri giác, hôn mê và ngã xuống.

cach-cap-cuu-nguoi-bi-thieu-mau-nao

Ảnh minh họa – Internet

Cấp cứu bằng cách:

- Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, mặt nghiêng sang một bên, chân duỗi thẳng và kê cao lên.

- Cởi bỏ cà vạt, thắt lưng, áo ngực và các phần bị bó chặt.

- Chuyển người bệnh ra nơi thoáng, yên tĩnh, đắp chăn giữ ấm (nếu trời lạnh).

- Gọi bệnh nhân, đập nhẹ vào tay, chân và má họ, dùng khăn lạnh lau mặt, ấn (bấm) nhẹ huyệt nhân trung xem bệnh nhân có tỉnh không. Nếu bệnh nhân tỉnh dậy, cho uống chút nước nóng hoặc nước cháo, sữa… rồi để bệnh nhân nằm nghỉ yên tĩnh. Nếu bệnh nhân không tỉnh, không nuốt được thì không được cho ăn uống bất cứ thứ gì để tránh sặc vào phổi và đưa đi cấp cứu ngay.

BS. Nguyễn Văn Thịnh

Theo Suckhoedoisong.vn

Xe đầu kéo tông xe buýt, bé 3 tuổi đi cấp cứu

Chạy lấn tuyến, chiếc xe đầu kéo bất ngờ tông thẳng vào đuôi xe buýt đang chạy phía trước làm hành khách trên xe này hoảng vía. Một bé 3 tuổi bị văng xuống sàn xe phải đi cấp cứu.

xe-dau-keo-tong-xe-buyt-be-3-tuoi-di-cap-cuu

Hiện trường vụ tai nạn.

Vụ tai nạn giao thông xảy ra vào trưa 17-7, trên Quốc lộ 1, đoạn qua phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Nhiều nhân chứng cho biết, khoảng gần 12 giờ trưa, chiếc xe đầu kéo biển số 51C – 391.71 lưu thông trên Quốc lộ 1, hướng từ Đồng Nai về TP HCM. Khi cách Khu công nghiệp dệt may Bình An khoảng 100 m tài xế cho xe chạy qua làn đường xe máy nhưng do thiếu quan sát, xe này đã tông thẳng vào đuôi chiếc xe buýt BKS 53N-3988, số hiệu 150, đang chạy phía trước.

Cú tông mạnh làm chiếc xe buýt trượt thêm nhiều mét, quệt vào dải phân cách rồi mới chịu dừng lạị.

xe-dau-keo-tong-xe-buyt-be-3-tuoi-di-cap-cuu

Xe đầu kéo bị hư hỏng nặng phần đầu sau cú va chạm.

Một người bán hàng gần đó kể: lúc đó, trên xe buýt có khoảng hơn chục người khách. Sau cú va chạm, một em nhỏ khoảng 3 tuổi bị văng xuống sàn xe phải đưa đi cấp cứu.

Tại hiện trường, phần đầu xe đầu kéo bị hư hỏng nặng. Xe buýt cũng bị móp phần đuôi.

Sau khi xảy ra vụ tai nạn, lực lượng CSGT đội Rạch Chiếc có mặt, tiến hành xử lý hiện trường và điều tiết giao thông.

Theo nld.com.vn

Bỏng mắt và cách sơ cứu

Bỏng mắt là một tai nạn đặc biệt trong nhãn khoa do con người sơ xuất trong sinh hoạt hoặc khi đang làm việc dẫn đến: bỏng mỡ, bỏng lửa, bỏng hóa chất…

Trong nhiều trường hợp, do người bị nạn không được sơ cứu kịp thời dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến thị lực của mắt hoặc hỏng mắt…Vì vậy, sơ cứu ngay khi bỏng mắt là việc làm rất cần thiết để đề phòng những biến chứng cho mắt sau này.

Với bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có những kỹ năng cần thiết để sơ cứu khi khi bị bỏng mắt và những lưu ý đề phòng loại tai nạn nguy hiểm này.

Các tai nạn bỏng mắt thường gặp

+ Bỏng mắt trong khi chế biến thức ăn: do bị dầu, mỡ bắn vào mắt gây bỏng giác mạc.

+ Do sử dụng bếp gas không đúng cách (nhất là bình gas mini) hoặc tận dụng bình gas cũ đã gỉ có thể gây cháy nổ.

+ Do sử dụng bật lửa gas (để lửa quá to) dẫn đến bỏng mắt hoặc vô ý cầm điếu thuốc đang cháy gây bỏng cho trẻ nhỏ.

+ Do để lẫn lộn thuốc nhỏ mắt, dầu nóng….cùng một chỗ dẫn đến tra nhầm thuốc.

+ Do xà bông, các chất tẩy rửa khi đang tắm hoặc vệ sinh nhà bếp bắn vào mắt.

+ Do bị bỏng vôi, xi măng.

+ Do sơ xuất khi thực hiện các thí nghiệm phản ứng hóa học.

+ Do không đeo kính bảo hộ khi đang hàn, xì…

Cách sơ cứu khi bị bỏng mắt

Bỏng do hóa chất, dầu mỡ

+ Khi bị bỏng do hóa chất, dầu mỡ, việc đầu tiên cần làm là rửa mắt ngay bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% (hóa chất ở lâu trong mắt gây nhiều tổn thương cho mắt).

+ Nếu không có dung dịch rửa mắt thì dùng nước máy thông thường hoặc nước đun sôi để nguội để rửa mắt ít nhất trong 10 phút.

+ Cần cố gắng mở to mắt để hóa chất được đẩy ra ngoài. Nếu bỏng nặng, cần tiếp tục rửa cho đến khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Bỏng do nhiệt, hàn điện

+ Các trường hợp bỏng mắt do nhiệt, hàn điện người nhà cần băng mắt người bị nạn rồi chuyển đến chuyên khoa mắt gần nhất để xử lý.

+ Đối với trường hợp này do đặc tính riêng nên việc sơ cứu đơn thuần không thực hiện được, vì vậy người nhà tuyệt đối không tự ý sơ cứu theo chủ quan của mình.

Những lưu ý đề phòng bỏng mắt

+ Tuyên truyền rộng rãi cách tự sơ cứu khi bị bỏng mắt trước khi đến cơ sở y tế.

+ Trong các nhà máy, xí nghiệp, các phòng thí nghiệm sử dụng hóa chất, phải đeo kính bảo vệ mắt hoặc mang mặt nạ dày ở trong các lò đúc kim loại nóng chảy.

+ Có phương tiện cấp cứu đầy đủ để rửa mắt ở các xí nghiệp, nhà máy và gia đình.

so-cuu-bong-mat

Đeo kính bảo vệ mắt khi sử dụng hóa chất hoặc thực hiện các thí nghiệm về hóa chất.

+ Giữ các hóa chất độc hại xa trẻ em, phân tích cho trẻ thấy tác hại khi ném vôi vào nhau khi chơi đùa.

+ Không để lẫn lộn thuốc nhỏ mắt với các loại thuốc nước khác, trước khi nhỏ thuốc vào mắt phải xem nhãn thuốc cẩn thận, tránh nhầm lẫn.

+ Cẩn thận với lửa, dầu ăn khi chiên, xào.

+ Không nhìn trực tiếp vào mặt trời…

Lời kết

Bỏng mắt là tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân gây bỏng mắt như bỏng do nhiệt, hóa chất, dầu, mỡ… Để bảo vệ mắt, tránh những hệ quả do bỏng mắt gây ra, người nhà hoặc bệnh nhân có thể sử dụng các biện pháp sơ cứu tạm thời cho mắt như dùng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để rửa mắt càng sớm càng tốt để loại bỏ hóa chất, dầu mỡ… Trong trường hợp không có nước muối sinh lý, có thể sử dụng nước sôi để nguội hoặc nước máy để rửa mắt…

Ngoài ra, để tránh các tai nạn về bỏng mắt, người dân cần đeo kính bảo hộ khi hàn, xì hoặc thực hiện các thí nghiệm khoa học, giữ các hóa chất độc hại xa tầm tay của trẻ em, không để lẫn lộn thuốc nhỏ mắt với các loại thuốc khác, cẩn thận với lửa, dầu ăn khi chiên, xào…

Theo Benh.vn

Hướng dẫn cách sơ cứu các vết thương trên mặt

Có những hướng dẫn sơ cứu tuy đơn giản nhưng rất cần thiết để ổn định tình trạng cho người bệnh, đặc biệt là các vết thương trên mặt.

Dưới đây là cách xử lý một số vết thương trên mặt:

Vết thương ở mắt:

Mắt có cấu trúc mỏng manh, vì thế các thương tổn của mắt rất nghiêm trọng. Nếu xử trí không đúng, có thể dẫn đến tình trạng mù lòa.

Các nguyên nhân thông thường:

Các dị vật, hóa chất và bụi thổi vào hoặc bị ma sát với mắt có thể làm trầy xước bề mặt của mắt.

Các dấu hiệu và triệu chứng

- Thấy được dị vật trong mắt.

- Các dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm: đỏ mắt, cảm giác nóng rát, đau, nhức đầu và chảy nước mắt.

Cách sơ cứu vết thương mắt:

- Thật cẩn thận và nhẹ nhàng khi sờ chạm vào mắt.

- Rửa tay nếu có thể trước khi chăm sóc vết thương ở mắt.

huong-dan-cach-so-cuu-cac-vet-thuong-tren-mat

Nếu không thể làm trôi dị vật ra khỏi bề mặt của mắt hoặc mí mắt, hãy băng lỏng xung quanh cả hai mắt.

- Đối với các trường hợp bỏng hóa chất, hãy rửa sạch mắt bị tổn thương liên tục dưới vòi nước, hướng từ mũi ra phía ngoài.

- Nếu không thể làm trôi dị vật ra khỏi bề mặt của mắt hoặc mí mắt, hãy băng lỏng xung quanh cả hai mắt hoặc dùng băng vết thương băng lên hai mắt. Cần băng cả hai mắt lại vì sự chuyển động của một bên mắt ảnh hưởng đến bên mắt còn lại.

- Nếu bị một vật ghim vào hoặc nằm trong nhãn cầu, không nên cố lấy ra. Úp một ly giấy lên vết thương mắt. Sau đó băng hai mắt lại.

huong-dan-cach-so-cuu-cac-vet-thuong-tren-mat

Nếu bị một vật ghim vào hoặc nằm trong nhãn cầu, không nên cố lấy ra. Úp một ly giấy lên vết thương mắt. Sau đó băng hai mắt lại.

- Hãy trấn an nạn nhân vì nạn nhân sẽ sợ hãi khi bị băng hai mắt lại.

- Gọi điện nhờ trợ giúp y tế.

- Nếu nạn nhân bị bất tỉnh, hãy khép 2 mi mắt lại để giữ cho nhãn cầu (tròng mắt) tránh bị khô.

Vết thương mũi:

Các nguyên nhân gây chảy máu mũi bao gồm: tổn thương liên quan đến vùng đầu, cổ hoặc lưng, tình trạng tăng huyết áp vận động thể lực mạnh, cảm lạnh, thay đổi vĩ tuyến (độ cao) và các thay đổi về thời tiết.

Tình trạng chảy máu mũi (chảy máu cam) nghiêm trọng có thể làm nạn nhân sợ hãi.

Sơ cứu vết thương mũi:

- Nếu nghi ngờ đầu, cổ hoặc lưng bị chấn thương, đừng cố gắng cầm chảy máu mũi, vì điều này chỉ làm tăng thêm áp suất lên các thương tổn của mô mềm. Thay vào đó, giữ yên nạn nhân như khi bạn phát hiện và cố định đầu và cổ nạn nhân.

- Nếu không nghi ngờ có chấn thương ở đầu cổ hoặc lưng, hãy cố gắng cầm máu. Giúp nạn nhân ngồi xuống và hơi cúi đầu về phía trước, cằm hướng về phía lồng ngực. Sau đó kẹp kín mũi lại.

Các vấn đề về mũi và tai:

Trẻ con thường nhét đồ vật vào tai và mũi. Bạn có thể cố gắng làm côn trùng nổi lên, đẩy chúng ra khỏi tai bằng nước ấm. Nếu dị vật không di chuyển, đừng cố đẩy nó lên, hãy đưa trẻ đi bác sĩ khám. Và không bao giờ dùng các dụng cụ sắc nhọn cố gắp dị vật ra khỏi tai hoặc mũi.

Trong trường hợp thủng màng nhĩ, cần băng nhẹ tai lại nhằm tránh nhiễm trùng. Tránh bơi lội hoặc chơi các môn thể thao dưới nước cho đến khi màng nhĩ lành.

Một số sai lầm của các phụ huynh khi xử lý chảy máu cam cho trẻ là hay bảo trẻ ngửa mặt lên trần nhà để máu đừng chảy ra nhiều, nhét bông gòn hay khăn giấy vào mũi… Cách đúng là đừng ngửa mặt lên, cứ để máu chảy ra tự nhiên rồi sẽ tự ngưng (thông thường đối với trường hợp chảy máu cam thì máu sẽ không chảy nhiều lắm). Vì khi ngửa mặt lên thì máu sẽ chảy xuống bụng… nếu trẻ không tiêu được thì sẽ nôn ói ra máu, lúc này thì bác sĩ thăm khám sẽ gặp khó khăn vì khó xác định nguyên nhân là do chảy máu cam hay xuất huyết bên trong vùng bụng (!) và có thể sẽ cần đến nội soi để tìm nguyên nhân chính xác. Như vậy sẽ làm việc chẩn đoán của bác sĩ thêm phức tạp.

ThS.BS. Nguyễn Thế Sơn

Theo Afamily.vn

Bé gái 6 tháng bị hoại tử buồng trứng

Bệnh viện Nhi trung ương ngày 12-8 cho biết các bác sĩ Khoa Ngoại đã mổ cấp cứu cho bé Nguyễn Thu H. (6 tháng tuổi, ở Hà Nội) trong tình trạng một buồng trứng bị xoắn bên trong bao thoát vị đã hoại tử và mủn nát, buộc phải cắt bỏ
be-gai-6-thang-bi-hoai-tu-buong-trung
Người nhà cho biết trước khi nhập viện 3 ngày, cháu H. có biểu hiện ho, gia đình đưa đi khám tại bệnh viện gần nhà và được kê đơn thuốc uống. Tuy nhiên, sau đó cháu vẫn ho, quấy khóc nhiều hơn, thi thoảng khóc thét. Đến ngày 6-8, gia đình sờ thấy khối cứng ở bẹn cháu bé nên đưa đến Bệnh viện Nhi trung ương. Tại đây, bệnh nhi được chẩn đoán thoát vị bẹn có chỉ định phải phẫu thuật.
Theo bác sĩ Bùi Đức Hậu, Trưởng Khoa Ngoại, thoát vị bẹn ở trẻ em là một bệnh lý bẩm sinh do ruột, mạc nối hay buồng trứng di chuyển vào bên trong ống bẹn. Bệnh khá thường gặp nhưng nếu để muộn, khối thoát vị sa xuống bị nghẹn có thể dẫn đến ruột hoặc buồng trứng bị hoại tử, gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ. Do đó, khi thấy con xuất hiện khối phồng ở vùng bẹn hoặc bìu (bé trai) hoặc vùng môi lớn âm hộ (bé gái) thì cần phải đưa đi khám. Khối này có thể to lên khi trẻ ho, khóc, rặn hoặc vận động mạnh.
Theo nld.com.vn
The post Bé gái 6 tháng bị hoại tử buồng trứng appeared first on Tin Sức Khỏe.

Cách cấp cứu người bị điện giật

Khi phát hiện người bị điện giật, cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách cắt cầu dao điện, cầu chì, automat ngay lập tức. Tuyệt đối không sờ tay vào nạn nhân khi chưa ngắt điện, không được dùng vật dụng bằng kim loại để đẩy, tách nạn nhân ra khỏi dòng điện. Không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn bao nilon, vải khô, đi guốc dép khô hay đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra. Tuyệt đối tránh xa những dây điện bị đứt rơi xuống đất.

cach-cap-cuu-nguoi-bi-dien-giatcach-cap-cuu-nguoi-bi-dien-giat

Quy trình cứu người bị điện giật:
1. Tắt cầu dao, gọi cơ quan chức năng là cấp cứu và ngành điện;  
2. Ở vị trí cách điện, dùng vật liệu cách điện tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện;
3. Sơ cứu: hô hấp nhân tạo

- Nếu nạn nhân đang ở nơi có nhiều nước, cần đưa ra khỏi vùng nước, sau đó ủ ấm, tránh để cho nạn nhân bị lạnh. Việc giữ thân nhiệt cho nạn nhân là rất quan trọng.

- Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát và kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có di động hay không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân. Với nạn nhân không có dấu hiệu thở thì tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực tại chỗ, cho đến khi tự thở được thì mới dừng lại trong thời gian đợi xe cấp cứu đến.

- Hô hấp nhân tạo bằng cách nới rộng quần áo và dây thắt lưng của nạn nhân, dùng đệm dưới cổ cho đầu nạn nhân hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng. Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi đối với người lớn, 1 hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt từ 20 – 30 lần.

- Ép tim ngoài lồng ngực bằng hình thức người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm vú hoặc khoang liên sườn bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra. Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần.

- Khi tiến hành sơ cứu ép tim và hà hơi thổi ngạt phải đặt nạn nhân ở nơi thoáng đãng, trên nền cứng, việc đặt trên giường có độ lún sẽ làm cho việc ép tim không có tác dụng.

- Với nạn nhân còn tỉnh, cần kiểm tra mức độ tổn nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

Ông Dương Đình Thắng

, (Kỹ sư điện – Nhà máy Xe lửa Gia Lâm)

Theo Anninhthudo.vn

Bệnh viện phụ sản An Thịnh – Sự lựa chọn hoàn hảo cho chị em phụ nữ

Với mục tiêu xây dựng một địa chỉ khám chữa bệnh có chuyên môn cao, chất lượng dịch vụ tốt nhất, và đáp ứng tất cả các nhu cầu khám chữa các bệnh về sản phụ khoa, bệnh viện phụ sản An Thịnh đã chính thức đi vào hoạt động tại địa chỉ 496 phố Bạch Mai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đến thăm bệnh viện phụ sản An Thịnh, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy cơ sở hạ tầng bên ngoài rất khang trang, sạch sẽ, thuận tiện: bệnh viện cao 10 tầng có 1 tầng hầm để xe, 9 tầng nổi với diện tích hơn 4.000m2 sử dụng phục vụ khám và điều trị, tầng trên cùng là căng-tin phục vụ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, lắp đặt 2 thang máy có thể vận chuyển cả xe cáng cấp cứu. Với khoảng hơn 100 giường bệnh điều trị nội trú.

(Ảnh do Bệnh viện phụ sản An Thịnh cung cấp)

Sự ra đời và hoạt động của bệnh viện phụ sản An Thịnh đã góp phần giảm bớt sự quá tải trong công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện thuộc tuyến Trung Ương, đồng thời người bệnh có cơ hội được tiếp cận và hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa tốt nhất hiện nay. Theo lãnh đạo bệnh viện phụ sản An Thịnh cho biết, để đáp ứng công tác khám, chữa bệnh, bệnh viện đã đầu tư trên 3 triệu USD cho trang thiết bị kỹ thuật. Không chỉ có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, đội ngũ y bác sỹ chuyên môn cao… các thủ tục tại bệnh viện cũng được đơn giản hóa, đội ngũ y tá, nữ hộ sinh và hướng dẫn viên tận tình, chu đáo, chuyên nghiệp. 

Vợ chồng cùng vượt cạn tại phòng sinh gia đình Bệnh viện phụ sản An Thịnh (Ảnh do Bệnh viện phụ sản An Thịnh cung cấp)

Ưu thế lớn của bệnh viện phụ sản An Thịnh là ở sự hợp tác chặt chẽ về mặt chuyên môn với bệnh viện phụ sản Trung Ương và bệnh viện phụ sản Hà Nội. Ngoài ra, bệnh viện trang bị đồng bộ về mặt thiết bị kỹ thuật, cơ sở hạ tầng hiện đại giúp cho công tác điều trị, phục hồi bệnh nhân nhanh chóng hơn nhằm hướng đến mục tiêu là bệnh viện chuyên khoa hiện đại với chất lượng dịch vụ cao nhất hiện nay.

Chị N.T.H và bé N.B.A tại Bệnh viện phụ sản An Thịnh. Sản phụ bơm IUI thành công và mổ đẻ tại An Thịnh (Ảnh do Bệnh viện phụ sản An Thịnh cung cấp)

Các dịch vụ chính của bệnh viện bao gồm:

• Khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý về sản phụ khoa;

• Khám và điều trị vô sinh, sinh con hiếm muộn, thực hiện kỹ thuật lọc, rửa và bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI);

• Khám và tư vấn sức khỏe sinh sản;

• Chăm sóc thai sản và dịch vụ sinh trọn gói, dịch vụ sinh không đau. Mổ đẻ theo yêu cầu;

• Phẫu thuật nội soi thông tắc vòi trứng. Tách dính buồng tử cung. Soi bóc u xơ tử cung, u nang buồng trứng. K tử cung, K buồng trứng;

• Dịch vụ cấp cứu 24/24.

Bệnh viện phụ sản An Thịnh – Niềm hạnh phúc của mọi bà mẹ !

www.Benhvienphusananthinh.vn

Tel: 04.62504455 Fax: 04.62781734

 
 
 
 

Tai nạn nguy hiểm ở trẻ do ngày càng tăng

Bị điện giật, bỏng lửa, uống nhầm hóa chất, quạt chém bay xương sọ… là hàng loạt tai nạn nguy hiểm khiến nhiều trẻ phải nhập viện cấp cứu. Các kết quả điều tra bệnh sử ghi nhận, sự sơ ý của người lớn là nguyên nhân dẫn đến tai nạn cho con trẻ.

Mệt lả sau khi chơi đùa cùng cậu anh trai, bé T.L.M (2 tuổi) chạy vào nhà tìm nước. Thấy chai nước suối không đậy nắp để trên bàn, cháu bê lên ngửa cổ tu một hơi dài. Ngay lập tức cháu ho sặc sụa, tím tái, bất tỉnh tại chỗ. Dùng đủ các biện pháp hô hấp, nặn chanh vào miệng nhưng bé vẫn không tỉnh lại, ngay lập tức cháu được chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM.

nhap vien
Phần lớn tai nạn ở trẻ xảy ra do sự lơ là của người lớn

Tại đây, qua khai thác bệnh sử từ người nhà, bác sĩ ghi nhận dung dịch bé uống phải trong vỏ chai nước suối chính là chất cồn lỏng đang được người nhà sử dụng để đấm bóp, giác hơi. Trong lúc sơ ý người thân của bé đã để chai cồn trên bàn khiến bé uống phải. Sau hai tuần cấp cứu hồi sức tích cực, tình trạng của bé mới dần cải thiện nhưng cháu khó tránh khỏi các di chứng suy hô hấp, viêm phổi hít, hẹp thực quản ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sau này.

Trung tuần tháng 3, bệnh viện Nhi Đồng 2 tiếp nhận điều trị cho trường hợp của bé V.T.T.L. (3 tuổi ngụ tại Bình Thuận). Cháu nhập viện trong tình trạng hôn mê, mất nhiều máu não bị tổn thương. Theo thông tin từ gia đình cho biết, trước đó cha mẹ đưa bé đến nơi làm việc tại cơ sở làm gạch xây dựng. Trong lúc cha mẹ không để mắt, bé đi ra gần khu lò đốt và vấp phải dây điện khiến cây quạt công nghiệp đổ đè lên người, cánh quạt đã chém bay hai mảnh xương sọ ở vùng thái dương khiến não của bé bị tổn thương nặng.

chau be bi chem bay xuong so
Cháu bé bị chém bay xương sọ điều trị tại Nhi Đồng 2

Một tai nạn thương tâm khác đã xảy đến với bé N.T.L. (2 tuổi, ngụ tại Đắk Nông). Buổi chiều trước khi xảy ra tai nạn mẹ cháu dắt con đi đốt rác trong vườn, châm lửa xong người mẹ vào nhà lấy đồ để con cạnh đống lửa. Khi chị quay ra thì đã thấy đứa con gái nằm giãy giụa cạnh đống lửa trong tình trạng quần áo đã bị cháy nát. Cháu nhập viện trong tình trạng bị bỏng 50% toàn thân với nguy cơ gặp phải nhiều di chứng về sau.

Mới đây, tại huyện Hóc Môn, TPHCM em P.V.L. (13 tuổi) đã bị điện giật chết vì leo lên cột điện cứu con diều bị vướng dây. Trở lại hiện trường vụ tai nạn thương tâm của đứa con, ông P.V.N. cha cậu bé đau đớn: “Buổi chiều nó đã bị người dân cản không cho trèo lên cột điện, khi ở nhà tôi nghe thằng bé nói với mẹ nó “tối con sẽ đi cắt diều” nhưng bận bịu với công việc nên tôi không có thời gian khuyên can thằng bé. Ai ngờ tối đến khi mọi người đã chìm trong giấc ngủ nó cầm dao đi cắt diều nên mới bị điện giật chết”.

hien truong vu tai nan dien
Hiện trường cậu bé cứu diều bị điện giật chết

BS Lê Văn Tùng, Trưởng khoa Bỏng, Tạo hình, bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết: “Trẻ em thường có tâm lý tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh nhưng các bé chưa thể ý thức được các tình huống nguy hiểm có thể xảy đến với bản thân. Khi trẻ bị tai nạn nhiều người vẫn có tâm lý cho rằng đó là rủi ro nhưng ít ai nghĩ tới tình huống tai nạn ở trẻ là do sự lơ là của chính mình”.

BS Tùng cảnh báo, nguy cơ trẻ gặp nạn luôn tiềm ẩn mọi lúc, mọi nơi nhưng thời gian nghỉ hè là lúc tai nạn ở trẻ thường tăng đột biến. Để phòng tránh tai nạn ở trẻ, người lớn phải luôn để mắt đến con trẻ. Khi trẻ đến tuổi nhận biết cần giáo dục cho các bé những kiến thức tự phòng tránh khỏi những tình huống có thể dẫn tới tai nạn. Phụ huynh cần chủ động trang bị những kiến thức về sơ cấp cứu khi gặp tình huống tai nạn vì trên thực tế nhiều trẻ trước khi chuyển đến bệnh viện đã bị sơ cứu sai phương pháp như: Dùng nước mắm, kem đánh răng bôi lên vết bỏng; bị chấn thương cột sống nhưng không được cố định dẫn đến tổn thương tủy sống… khiến việc cứu chữa cho các bé gặp nhiều khó khăn.

(Theo Dantri)