Lưu trữ cho từ khóa: cao răng

Các loại thực phẩm có tác dụng loại bỏ cao răng

Đối với rất nhiều người thì hiện tượng cao răng vô cùng nghiêm trọng, trong cuộc sống hàng ngày nên bổ sung các loại thực phẩm sau:

1. Củ hành tây

Đối với rất nhiều người thì hiện tượng cao răng vô cùng nghiêm trọng, trong cuộc sống hàng ngày nên thích ứng với việc ăn nhiều hành tây hơn. Bởi những chất chứa trong đó không chỉ có lợi cho việc bảo vệ sức khỏe răng miệng mà còn có tác dụng loại bỏ cao răng. Qua nghiên cứu cho biết, trong củ hành tây có chứa 1 lượng lớn hợp chất lưu huỳnh, đây là 1 thành phần kháng khuẩn tương đối mạnh, đối với các loại vi khuẩn ở răng miệng có tác dụng phòng ngừa và tiêu diệt rất tốt.

Tốt nhất là ăn hành tây lúc nó còn tươi, mỗi ngày ăn nửa củ không chỉ có tác dụng giúp chúng ta ngăn ngừa sâu răng, mà còn có thể làm giảm cholesterol để ngăn ngừa bệnh tim và các bệnh mãn tính khác.

cac-loai-thuc-pham-co-tac-dung-loai-bo-cao-rang

2. Cần tây

Cần tây là 1 loại rau ăn lá rất phổ biến trong cuộc sốn hàng ngày của chúng ta. Hơn nữa, nhiều người còn dùng cần tây để làm thuốc giữ gìn răng miệng sạch sẽ. Ăn nhiều cần tây có tác dụng giúp bạn làm sạch răng đồng thời làm giảm nguy cơ sâu răng ở mức độ lớn. Điều này là do trong cần tây có chứa 1 lượng lớn các chất xơ, khiến chúng như một cái chổi quyét sạch những mảnh vụn thức ăn trên răng.

Khi bạn càng nhai nhiều thì nó càng kích thích tiết nước bọt trong miệng đồng thời phát huy tác dụng cân bằng axit bazơ trong miệng. Nước bọt trong miệng chỉ cần đạt ở trạng thái cân bằng thì sẽ có tác dụng kháng khuẩn tốt hơn rất nhiều.

3. Nấm

Chắc rằng nấm là 1 loại thực phẩm được nhiều người ưa thích trong cuộc sống hàng ngày. Nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng ăn nấm thường xuyên có tác dụng trong việc chống bệnh ung thư.

Vì thế, chúng ta nên ăn nhiều nấm một cách thích hợp để chống phát sinh các tế bào ung thư. Đồng thời ăn nấm cũng có tác dụng loại bỏ cao răng, vì nấm có tác dụng bảo vệ cao răng rất tốt. Sở dĩ nấm bảo vệ cao răng tốt là vì trong nấm có chứa rất nhiều hàm lượng chất lentinan có thể ngăn ngữ sự hình thành các mảng bám vào răng.

Có rất nhiều cách để ăn nấm, hơn nữa nấm mang lại hương vị độc đáo và nhiệt độ thấp, do đó dù là nấu canh, xào hay salad đều rất vừa miệng. Muốn bảo vệ sức khỏe răng miệng thì nấm là 1 món ăn không thể thiếu.

4. Trà xanh

Trà xanh cũng là một trong những loại thực phẩm giúp loại bỏ cao răng, vì trong trà xanh có chứa lượng lớn florua có thể kết hợp với apatit trong răng từ đó phát huy tác dụng chống axit cho răng và ngăn ngừa sâu răng. Hơn nữa, trong trà xanh còn chứa lượng lớn chất catechins, chất này có thể làm giảm sự biến thể của vi khuẩn sâu răng trong khoang miệng, đồng thời có tác dụng loại bỏ mùi hôi từ miệng phát ra.

Những người có cao răng nên luyện tập cho mình thói quen đánh răng vào sáng và tối, bên cạnh đó hãy ăn nhiều thực phẩm trên để có thể giúp loại bỏ cao răng.

Theo TTVN.vn

Làm gì để phòng ngừa cao răng?

Khi bị cao răng, lúc đầu bạn chỉ cảm giác vùng lợi hơi ngứa, sau lợi có thể sưng đỏ, đau, thậm chí phì đại lấp đi một phần của răng.

Khi giao tiếp với mọi người bạn cũng không thể tự tin khi hơi thở có mùi không dễ chịu. Vậy phải làm gì để loại trừ những phiền toái do cao răng mang lại?

Mảng bám răng là gì?

Mảng bám răng (hay bựa răng) là 1 lớp quánh dính, không màu bám trên bề mặt răng được sinh ra rất nhanh sau khi vệ sinh răng miệng. Có khoảng 70% trọng lượng của mảng bám là vi khuẩn, tức là trong 1mg mảng bám (bằng kích thước 1 đầu tăm) có chứa tới 1 tỷ vi khuẩn. Đây là tác nhân chính gây các bệnh sâu răng và quanh chân răng.

Khi màng bám răng còn mềm, có thể làm sạch bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi tồn tại lâu, nó thành cao răng trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc nằm khuất dưới mép lợi. Lúc này chỉ có nha sĩ mới làm sạch được chúng bằng các dụng cụ đặc biệt.

Cao răng là gì?

Cao răng (hay vôi răng) là mảng bám được vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt. Thông thường mảng bám cần khoảng 1 tuần để biến thành cao răng. Vì vậy, nếu thường xuyên làm vệ sinh răng miệng kỹ thì cao răng sẽ khó hình thành. Cao răng thường tập trung ở cổ răng, có màu trắng đục, ở người hút thuốc lá thì nhuộm màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ.

Mô tả ở trên là loại cao răng thường. Khi cao răng thường gây nên viêm lợi, vùng viêm đó tiết dịch viêm và chảy máu,ngấm vào cao răng tạo nên màu nâu đỏ. Lúc này được gọi là cao răng huyết thanh.

Tác hại của cao răng

Cao răng có thể dẫn đến viêm lợi với các biểu hiện đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Nó cũng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn là rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây viêm tủy ngược dòng.

Phương pháp lấy cao răng

Lấy cao răng bằng máy siêu âm là phương pháp hiện đại và tiện nghi nhất hiện nay, giúp lấy triệt để với cảm giác êm ái cho bệnh nhân. Sóng siêu âm cùng với dòng nước vô khuẩn tác động làm cao răng bong ra và bị hút theo ống hút nước bọt.

Phòng ngừa cao răng?

Đánh răng đúng cách: làm sạch được tất cả các mặt răng, nhất là mặt kẽ giữa 2 răng và phần cổ răng tiếp giáp với bờ lợi. Để làm sạch bề mặt răng ở giáp bờ lợi thì để lông bàn chải nghiêng về phía bờ lợi, tạo thành một góc 45 độ với trục của răng và đưa đi đưa lại theo chiều ngang. Nhưng để làm sạch ở vùng kẽ giữa 2 răng thì bạn phải chải răng theo hướng xoay tròn hoặc đưa nhẹ từ phía lợi lên mặt răng.

Một ngày chải răng 2 lần: sáng và tối trước khi đi ngủ. Nên dùng loại kem đánh răng có fluoride và các loại nước súc miệng. Sử dụng chỉ tơ nha khoa giúp làm sạch mảng bám trên các kẽ răng, điều mà bàn chải không thể làm được.

Với người bị lòi chân răng hoặc đeo răng giả, nên sử dụng những chiếc que và bàn chải đặc biệt để loại bỏ các mảng bám trên răng và kích thích lợi. Đi khám 6 tháng một lần để phát hiện sớm các thương tổn về răng miệng.

BS. Phạm Hải

BACSI.com (Theo Alobacsi)

Những biện pháp loại bỏ cao răng cực kỳ hiệu quả

Cao răng là vấn đề của rất nhiều người. Cao răng không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn không tốt cho sức khỏe răng miệng.

Ảnh minh họa

Cao răng (hay vôi răng) là mảng bám đã được vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt. Thông thường mảng bám cần tồn tại trong miệng khoảng 1 tuần để biến thành cao răng.

Cao răng có thể phá hủy các nướng răng và gây viêm răng. Nếu bỏ qua, chúng có thể gây sâu răng diện rộng. Cao răng phản ánh thói quen ăn uống nghèo nàn, không thường xuyên đánh răng và chỉ nha khoa, thói quen ăn uống thiếu khoa học.

Sau đây là những biện pháp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để loại bỏ cao răng:

Thực phẩm tốt cho răng

Ăn một quả táo mỗi ngày. Táo rất tốt trong việc bảo vệ răng khỏi các mảng bám và cao răng. Mỗi ly sữa, sữa chua hay pho mát mỗi ngày cũng mang lại nhiều lợi ích cho răng. Canxi có trong các loại thực phẩm này sẽ giúp răng của bạn chắc khỏe. Các loại trái cây như chanh, cam hay quả lý gai rất giàu vitamin C, chúng sẽ bạn chống lại các căn bệnh về nướng như scorbut (bệnh do thiếu vitamin C).

Dầu dừa tinh khiết

Dầu dừa tinh khiết rất tốt cho răng và là giải pháp tuyệt vời để loại bỏ cao răng. Hàng ngày, dùng dầu dừa chà sát lên toàn bộ hàm răng. Việc này sẽ ngăn chặn các mảng bám hình thành cao răng.

Glycerine

Glycerine được biết đến như một loại nước sát trung nhẹ cho răng lợi cũng như loét miệng. Vì vậy, việc thường xuyên xoa bóp nướng và răng bằng Glycerine sẽ giúp bạn tránh hiện tượng cao răng. Sau khi sử dụng glycerine bạn nên súc miệng để tống các mảng bám bẩn ra ngoài.

Muối

Muối là biện pháp hiệu quả để giảm đau răng, sâu răng và cao răng. Rất đơn giản, bạn chỉ cần súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng. Nước muối sẽ tiêu diệt vi khuẩn ngay lập tức và tính chất mặn của muối sẽ giúp bạn tránh hiện tượng cao răng trên răng.

Trà

Trà đen có chứa nhiều florua là một chất quan trọng trong việc ngăn ngừa mảng bám và sự hình thành cao răng. Vì vậy, uống 2 ly trà đen mỗi ngày sẽ rất tốt cho răng. Trà xanh cũng rất tốt, chúng có tác dụng chống lại vi khuẩn và tránh hiện tượng sâu răng.

Dầu mè
Dầu mè là phương pháp điều trị rất tốt đối với nướu răng. Súc miệng bằng dầu mè và nước ấm hàng ngày sẽ giúp bạn bảo vệ răng khỏi hiện tượng cao răng và bảo vệ nướu.

Dấm

Hỗn hợp gồm dấm, muối và nước ấm là cũng giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề cao răng. Súc miệng bằng hỗn hợp này sẽ làm sạch răng bạn bằng cách loại bỏ những vi khuẩn có hại.

Đinh hương

Cao răng là nguyên nhân gây ra hiện tượng răng bị đau và ê buốt. Để khắc phục vấn đề này, bạn chỉ cần nhai một chút đinh hương.

Đá

Nếu hàm và nướu của bạn bị đau, hãy dùng đầu ngón tay chà lên đá lạnh sau đó massage hàm và nướng của bạn. Điều này sẽ làm mát và dịu những cơn đau.

Xô thơm và cỏ xạ hương

Các loại thảo mộc như cây xô thơm và cỏ xạ hương mang lại nhiều lợi ích cho răng. Làm sạch răng thường xuyên với nước chiết xuất từ cây xô thơm và xạ hương sẽ mang lại cho bạn hơi thở thơm tho và một hàm răng khỏe.

Meo.vn (Theo afamily)

Giảm cân có thể giúp chống bệnh lợi

Một nghiên cứu mới đây cho thấy giảm cân có thể giúp những người béo phì chống lại bệnh lợi.


Nghiên cứu gồm 31 người béo phì được điều trị bệnh lợi. Một nửa trong số đó có chỉ số khối cơ thể trung bình là 39 được phẫu thuật nối tắt dạ dày để giảm cân và loại bỏ tế bào mỡ bụng.

Những bệnh nhân khác có chỉ số khối cơ thể trung bình là 35 không được phẫu thuật nối tắt dạ dày để giảm cân hoặc loại bỏ tế bào mỡ bụng.

Tất cả những bệnh nhân này đều được điều trị bệnh lợi bằng cách làm sạch cao răng và chân răng và được hướng dẫn vệ sinh răng miệng tại nhà.

Cả hai nhóm đều có những cải thiện về tình trạng bệnh lợi nhưng các đối tượng ở nhóm phẫu thuật giảm cân có cải thiện tốt hơn về tình trạng bệnh lợi. Nhóm nghiên cứu nói cải thiện đáp ứng điều trị bệnh lợi có thể là do giảm kháng insulin và viêm có liên quan với giảm cân.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Journal of Periodontology.

Meo.vn (Theo Anninhthudo)

Nguyên nhân khiến bạn dễ bị bệnh răng miệng ghé thăm

Tại sao bạn lại rất hay bị bệnh về răng miệng như viêm lợi, chảy máu chân răng, sâu răng.... ghé thăm đến thế?

Cơ thể bạn thiếu một số chất?

Nếu như bạn không chú ý cải thiện chế độ ăn uống hằng ngày bằng cách ăn đa dạng các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thì răng miệng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự thiếu hụt này đấy.

Bạn nên măm nhiều rau xanh và trái cây – nguồn cung cấp các chất xơ cho lợi và các mô quanh răng. Các chất xơ có tác dụng chải sạch răng, kích thích hệ thống tuần hoàn ở niêm mạc miệng, lợi và mô quanh răng, kích thích nước bọt chảy nhiều để tiêu hóa tốt thức ăn. Do vậy, nó tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa bệnh răng miệng.


Ngoài ra, nếu bạn không măm những thực phẩm giàu vitamin C thì hậu quả lợi của bạn sẽ bị chảy máu, dễ bị viêm nhiễm do không có sức đề kháng. Nếu thiếu  những thực phẩm giàu vitamin A sẽ làm niêm mạc miệng bị bong và khô miệng. Ngược lại nếu không măm những thực phẩm giàu vitamin D sẽ khiến xương hàm bị biến dạng, răng mọc chậm, răng thiếu vững chắc. Đặc biệt những thực phẩm giàu vitamin B1sẽ làm tăng độ vững chắc của răng hơn.

Bạn cũng nên từ bỏ thói quen sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường và ăn quà vặt thường xuyên vì nó rất dễ gây bệnh răng miệng.

Bạn có quá nhiều cao răng?

Các mảng bám quanh răng thường được sinh ra rất nhanh sau khi bạn ăn uống. Nếu không được làm sạch kịp thời bằng bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa, nó sẽ là nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh về răng miệng.

Cao răng nếu không được lấy định kỳ có thể dẫn đến các bệnh như viêm lợi với các biểu hiện đánh răng chảy máu, hơi thở rau mùi. Cao răng cũng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng.


Thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt?

Hằng ngày nếu như bạn là nhân mèo lười trong vệ sinh răng miệng hoặc chải răng không đúng cách thì bạn sẽ bị trả giá bằng những bệnh về răng miệng. Vì thế, bạn nên học cách đánh răng đúng cách  để làm sạch được tất cả các mảng bám, nhất là mặt kẽ giữa 2 răng và phần cổ răng tiếp giáp với bờ lợi. Nên chải răng 02 lần/ ngày và sử dụng kem đánh đánh răng có fluor cùng các loại nước súc miệng, chỉ tơ nha khoa để giúp loại bỏ các mảng bám trên 2 mặt bên của răng....

Hãy áp dụng một số phương pháp cải thiện màu răng như lấy cao răng hoặc tẩy trắng răng. Những phương pháp này phải do bác sĩ nha khoa thực hiện, bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về tiến hành vì nó có thể gây sưng viêm, phỏng nướu do thao tác không đúng cách…


Chưa bổ sung fluor cho răng

Bạn biết không, một lượng nhỏ fluor dùng hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa sâu răng hữu hiệu. Ngoài ra, Fluor thúc đẩy quá trình làm cho những vùng răng yếu cứng chắc trở lại, tăng cường sức đề kháng của men răng, làm cho răng cứng chắc dưới tác dụng của acid.

Bạn có thể tìm thấy Fluor hiện diện tự nhiên trong nguồn nước và nhiều loại thức ăn. Ngoài ra, fluor còn có nhiều trong kem đánh răng, nước súc miệng, gel fluo, vec-ni fluo và các dạng viên/ giọt fluo bổ sung. Fluo sẽ phát huy hiệu quả khi phối hợp với một chế độ ăn lành mạnh và vệ sinh răng miệng tốt.

Lưu ý:

Những bệnh về răng miệng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến răng lợi và hơi thở của bạn mà còn gây ra các bệnh khác như tiêu hoá kém, hấp thu giảm, viêm loét đường tiêu hoá... Vì thế, bạn nên chăm sóc răng miệng hằng ngày để tránh được những bệnh tật đáng ghét về răng miệng nhé!

Meo.vn (Theo Kenh14)

Chăm sóc răng có ảnh hưởng tới thai nhi ?

Em năm nay 24 tuổi, hiện đang có thai con đầu được 2 tháng. Răng của em thường hay bị ê khi ăn đồ lạnh hoặc lúc đánh răng


Chăm sóc răng có ảnh hưởng tới thai nhi ?

Xin chào các bác sỹ tư vấn.

Em năm nay 24 tuổi, hiện đang có thai con đầu được 2 tháng. Răng của em thường hay bị ê khi ăn đồ lạnh hoặc lúc đánh răng. Em muốn hỏi là có phải do e ăn chua nhiều nên bị mòn cao răng không, và trong khi mang thai e có được đến nha sỹ chăm sóc răng miệng không, liệu các loại hóa chất có ảnh hưởng đến thai nhi hay không, xin bác sỹ cho e một địa chỉ tin cậy để khám răng ạ.

Xin chân thành cảm ơn sự tư vấn của bác sỹ. - ([email protected])

Bác sĩ trả lời

Khi có thai, thai phụ thường hay bị viêm nướu răng, chảy máu chân răng và ê nhức răng.Bệnh lý răng miệng sẽ tăng lên nếu trong chế độ ăn của em thiếu Calci và vệ sinh răng miệng không đúng cách. Khi thai trên 3 tháng em có thể đến nha sĩ để khám và tư vấn thêm, để an toàn em nên nhắc nha sĩ là mình đang mang thai nhé.

Bs.Nguyễn Kim Dung, Khoa Phụ Sản

Meo.vn (Theo Phunungaynay)

Thời kỳ mang thai: bệnh về lợi và nôn ọe khi chải răng

Vào đầu thai kỳ, bạn nên đến bác sĩ nha khoa để rửa răng, lấy cao răng và giữ vệ sinh răng miệng tối đa. Cần nói rõ cho bác sĩ biết tình trạng răng của bạn và bác sĩ sẽ chỉ chụp X-quang chừng nào thấy thật cần thiết vì thai nhi rất nhạy cảm với tia X, nhất là trong 3 tháng đầu.

Những cách xử lý răng khác có thể áp dụng trong 3 tháng tiếp theo của thai kỳ. Việc gây tê cục bộ khi xử lý răng sẽ không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây ra các dị tật cho thai. Do đó, bạn nhất thiết phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Các bệnh về lợi với phụ nữ mang thai:

Các cuộc nghiên cứu đã tạo lập được mối liên quan giữa các bệnh về lợi ở phụ nữ mang thai với việc tăng nguy cơ đẻ non. Kết quả từ một cuộc nghiên cứu mới nhất được thực hiện với hàng ngàn phụ nữ mang thai hoặc mới sinh cho thấy, những phụ nữ mắc các bệnh viêm cận răng có nguy cơ đẻ non hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân cao gấp 7 lần so với những phụ nữ không mắc bệnh về lợi. Việc phụ nữ sử dụng rượu và thuốc lá trong khi mang thai sẽ khiến khả năng này cao gấp 2,5 lần so với những phụ nữ khác. Một nghiên cứu khác được thực hiện với sự tham gia của 2000 phụ nữ cũng cho kết quả tương tự.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, vi khuẩn gây ra các bệnh sẽ xâm nhập vào máu khi bạn ăn uống hoặc đánh răng. Các vi khuẩn này sau đó có thể ảnh hưởng đến kích thích tố prostaglandin (PGE2), chất lỏng sinh học tự nhiên có trong cơ thể phụ nữ mang thai. Với những phụ nữ mang thai mắc bệnh về lợi, lượng PGE2 tăng rất cao, thai phụ sẽ có nguy cơ sinh non.

Do đó, bạn hãy đến bác sĩ nha khoa để khám răng và nếu bị mắc các bệnh về lợi, hãy chữa triệt để trước khi quyết định có con.

Chăm sóc răng đặc biệt khi mang thai:

Nếu bạn bị nôn oẹ khi mang thai, hãy đánh răng nhiều lần trong ngày hơn bình thường bằng cách sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ hơn. Cúi đầu thấp xuống bồn khi đánh răng để cổ họng giãn ra và cho phép nước bọt chảy ra ngoài.

Nếu bạn ăn nhiều hơn và có cảm giác thèm ngọt hơn bình thường, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh mục xương. Do đó, thay vì ăn nhiều đồ ăn chứa đường như kẹo ngọt hoặc bánh quy, bạn nên ăn nhiều hoa quả tươi hơn. Nếu không, bạn hãy đánh răng ngay sau khi ăn bánh kẹo.

Meo.vn (Theo 24h)

Răng bị lung lay ở tuổi 45

Thưa các bác sĩ,

Tôi có nỗi lo lắng này, mong nhận được lời khuyên của bác sĩ. Tôi năm nay 45 tuổi mà răng bắt đầu lung lay nhiều rồi, đã rụng 2 chiếc. Xin hỏi nguyên nhân do đâu, phòng chữa bằng cách nào?

Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều! (Lò Văn Thanh - Sơn La)

http://img.news.zing.vn/img/101/t101203.jpg
Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào anh,

Một điều muốn biết thêm là anh chăm sóc răng như ra sao? Lần gần đây nhất anh đi khám răng là khi nào?

Một trong những nguyên nhân thường gây rụng răng là do viêm lợi. Viêm lợi nếu không chữa sẽ dẫn đến viêm quanh răng hay còn gọi viêm nha chu. Ngoài ra có thể do mảng bám răng (thức ăn, vi khuẩn) cao răng, khớp cắn lệch lạc hoặc do rối loạn nội tiết, phụ nữ thời kỳ thai nghén, dậy thì, đái tháo đường, thiếu vitamin C...

Khi bị bệnh nha chu, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây tụt lợi dẫn đến xô lệch và lung lay răng và cuối cùng phải nhổ bỏ.

Anh cần khám răng thường xuyên 6 tháng/lần, điều trị sớm khi có viêm lợi, nếu có cao răng thì cạo cao răng. Anh cũng nên lắp răng giả vào vị trí 2 chiếc đã rụng để giữ cho các răng bên cạnh không bị xô lệch làm yếu răng.

Anh cố gắng thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, chải răng sau bữa ăn, chú ý chải cả 3 mặt răng.

Nếu anh đang thừa thì cần xét nghiệm kiểm tra xem có bị đái tháo đường không nữa nhé.

Thân ái!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Đừng “bạc đãi” hàm răng của chính mình

Tôi thường gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục chồng đi khám răng định kỳ. Theo quan điểm của anh ấy, sâu răng đơn giản chỉ cần đi trám, hoặc nặng quá có thể nhổ đi. Chuyên gia có thể chia sẻ về hậu quả và ảnh hưởng của sâu răng thực tế như thế nào? Tình trạng này có đơn giản như chồng tôi thường nghĩ?

Lê Nguyệt Minh (Hóc Môn, TP.HCM)


Chào chị, Nhiều người vẫn cho rằng răng sâu thì chỉ cần nhổ đi hoặc trám. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực chất, chiếc răng rất quan trọng trong cơ thể con người. Trước hết, răng tạo tính thẩm mỹ, bởi cười đủ răng mới là khuôn mặt đẹp. Khi một chiếc răng bị mất đi, những chiếc răng còn lại sẽ bị xô lệch, dễ giắt thức ăn, gây sâu răng và lệch lạc răng. Kế đến, răng giúp cho chức năng giao tiếp, thiếu răng thì việc nói năng sẽ không tròn vành rõ chữ, từ đó sinh tật nói ngọng, nói đớt rất khó nghe. Và quan trọng nhất là chức năng ăn uống, có đủ răng thì chúng ta mới nhai khoẻ, tiêu hoá vì thế cũng tốt hơn.

Không ít người rất coi thường hàm răng của mình nên chưa có ý thức giữ gìn hàm răng sao cho khoẻ mạnh. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, chức năng nhai, nói và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật khác. Chúng ta nên biết rằng bệnh sâu răng nếu không chữa sớm sẽ dễ gây mưng mủ, đau nhức ở toàn vùng miệng, thậm chí ảnh hưởng đến hệ tim mạch của con người.

Những ổ sâu răng thường được ví như những ổ vi khuẩn nằm ngay trong khoang miệng. Điều này đồng nghĩa với việc hàng ngày, chúng ta đều phải nuốt khá nhiều vi khuẩn vào bụng, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá và các cơ quan nội tạng khác, làm giảm chất lượng sống. Thêm vào đó, các hố sâu ở răng hay cao răng đóng dày còn gây ra bệnh hôi miệng, làm sút giảm hình ảnh cá nhân. Thế nên đừng “bạc đãi” hàm răng của chính mình! Nên chọn cách chăm sóc đúng cách và khám răng định kỳ sáu tháng/lần để răng miệng luôn chắc đều, khoẻ mạnh.

Thân mến

Bác sĩ CK2 Huỳnh Đại Hải –
Giám đốc bệnh viện Răng hàm mặt TP.HCM, phó chủ tịch hội Răng hàm mặt TP.HCM.

Meo.vn (Theo SGTT)

Viêm nướu răng ở trẻ

Nếu nướu của trẻ bị sưng và chảy máu khi chải răng, trẻ có thể bị viêm nướu. Viêm nướu răng là một bệnh rất thường gặp ở trẻ em và là tình trạng nhiễm khuẩn gây viêm nướu răng xung quanh răng và chảy máu chân răng...

Nguyên nhân viêm nướu ở trẻ

Nguyên nhân chính của bệnh viêm nướu là từ độc tố do vi khuẩn trong cao răng tiết ra, gây kích thích nướu và vi khuẩn xâm chiếm ở xung quanh kẽ răng làm nướu sưng đỏ. Do vậy, các bậc cha mẹ cần phát hiện sớm bệnh nướu răng có thể giúp cho trẻ giữ được hàm răng tốt.

Nguyên nhân trực tiếp của bệnh viêm nướu là mảng bám hình thành trên răng, đó là một lớp màng mỏng mềm, dính, không màu, có chứa vi khuẩn, hình thành trên bề mặt răng và nướu của chúng ta trong suốt cả ngày. Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Nếu mảng bám không được làm sạch đúng mức bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, nó sẽ tạo ra độc tố kích thích mô nướu gây viêm nướu.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm nướu răng ở trẻ là do trẻ vệ sinh răng miệng không sạch dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng, nhất là ở khe nướu. Khi trẻ không được vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, mảng bám và vi khuẩn tích tụ quá nhiều trên răng lâu ngày sẽ gây tổn hại nướu răng dẫn đến trẻ bị viêm nướu.

Biểu hiện khi trẻ bị viêm nướu

ThS BS. Nguyễn Quốc Dũng, Phó Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt cho biết, nếu thấy trẻ bị sưng nhẹ ở viền và gai nướu là biểu hiện của viêm nướu ở giai đoạn đầu. Nướu của trẻ bình thường màu hồng, khi bị viêm nướu, tùy theo mức độ nhẹ thì nướu trẻ sẽ có dấu hiệu bị ửng đỏ , sưng phồng. Ở mức độ nặng hơn, nướu của trẻ có dấu hiệu bị sưng đỏ và tấy, nướu sẽ không còn dai chắc mà sẽ trở nên mềm và bở.

Ở mức nặng hơn có thể thấy trẻ bị dễ bị chảy máu nướu răng khi chạm phải hay chảy máu tự nhiên. Nguyên nhân là do các vi khuẩn gây viêm sản sinh ra độc tố khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu.

Ngoài ra, khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu răng và nướu của trẻ có thể đau khi đánh răng. Có những trường hợp có trẻ bị sưng nướu răng rất đau, kèm theo lưỡi, môi và miệng bị lở, gây rát.

Do vì nướu bị đau nên nhiều trẻ không chịu đánh răng thường xuyên. Ở các trẻ nhỏ, một số bậc cha mẹ khi chùi răng cho trẻ ,thấy trẻ đau , khóc không chịu cho chùi răng nên các bậc cha mẹ không dám vệ sinh răng miệng cho trẻ nữa làm cho tình trạng viêm nướu tiếp tục nặng hơn.

Do vậy, các bậc cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị viêm nướu bằng cách kiểm tra bàn chải đánh răng của trẻ sau khi trẻ đánh răng để xem nếu thấy một "chút màu hồng" của các sợi lông bàn chải đánh răng đó là máu còn tích tụ lại trong khi đánh răng. Miệng trẻ có mùi hôi, hơi thở của trẻ có mùi khó chịu khi có mủ giữa răng và nướu răng.

Ngoài ra trẻ bị viêm nướu thường có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn do đau nướu. Các bậc cha mẹ cần để ý kiểm tra răng miệng của trẻ.

Phòng bệnh viêm nướu ở trẻ

Điều trị bệnh viêm nướu sẽ rất hiệu quả nếu bệnh được phát hiện đúng lúc ở giai đoạn khởi phát. Bệnh viêm nướu là giai đoạn đầu của bệnh nướu răng và dễ dàng điều trị nhất. Cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám BS. Răng hàm mặt (RHM) ở các bệnh viện Nhi để thăm khám và điều trị bệnh viêm nướu cho trẻ. Khi trẻ bị viêm nướu, các bậc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị, việc tự ý điều trị thường không trị được tận gốc bệnh mà khiến bệnh âm ỉ kéo dài và việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn.

Meo.vn (Theo Vnmedia)