Lưu trữ cho từ khóa: canh chua

Canh chua cá viên không lo bị tanh

Về cơ bản, món canh chua cá viên này có vị thơm ngon giống như canh cá thông thường, chỉ khác là bạn không sợ bị tanh cũng không lo hóc xương!

Nguyên liệu:

- 150g chả cá viên thì là

- 1 quả cà chua

- 1 túi nấm kim châm (tùy thích)

- 1 nắm hành lá, 1 mớ thì là

- Nước cốt me hoặc sấu, nước mắm, hạt nêm, dầu ăn

canh-chua-ca-vien-khong-lo-bi-tanh

Cách làm:

Hành lá, thì là xắt khúc. Phần đầu trắng của hành lá xắt nhỏ. Cà chua thái múi cau.

Nấm kim châm cắt gốc, rửa sạch, để ráo.

Làm nóng nồi trên bếp với 2 muỗng cafe dầu ăn, cho phần đầu trắng của hành lá vào phi thơm.

Trút cà chua vào xào mềm, nêm 1 muỗng cafe hạt nêm.

Cho chả cá viên vào xào cùng, nêm 2 muỗng cafe nước mắm cho đậm đà.

Đổ 1 tô canh nước vào, bật lửa to đun sôi rồi thêm 3-4 quả sấu hoặc 2 muỗng canh nước cốt me.

Canh sôi bạn đun khoảng 10 phút cho chả cá chín thì thêm nấm kim châm, nấu tiếp 2-3 phút.

Nêm nếm lại vừa ăn rồi rắc hành lá, thì là vào và tắt bếp.

Lấy canh ra bát, dọn kèm nước mắm ớt, ăn với cơm rất ngon.

Theo Afamily.vn

Món canh cá nấu chua kiểu miền Nam

Món canh có vị chua nhẹ của dứa, vị ngọt của nước dùng và thơm thơm của bạc hà hoặc cần tây sẽ làm cả gia đình bạn thấy bữa cơm ngon miệng hơn!

120322afamily-AN-canh-ca-nau-chua-kieu-mien-Nam-9_6d22e

Nguyên liệu:
200gr cá
1 quả cà chua
½ trái dứa
1 ít me hoặc chanh
100gr giá đỗ
1 củ hành khô, bóc vỏ, xắt lát mỏng
1 ít bạc hà, mình không có bạc hà nên mình dùng cần tây cũng rất ngon
Rau nêm: ngò om, húng quế (không có cũng không sao).

120322afamily-AN-canh-ca-nau-chua-kieu-mien-Nam-1_d9879

Bước 1:

Rau rửa sạch. Cà chua bổ múi cau, dứa cắt miếng vừa ăn, cần tây cắt khúc khoảng 3cm, giá đỗ rửa sạch.

120322afamily-AN-canh-ca-nau-chua-kieu-mien-Nam-2_f0417

Cá cắt khúc khoảng 3-4cm, rửa sạch, để ráo nước.

120322afamily-AN-canh-ca-nau-chua-kieu-mien-Nam-3_512e4

Bước 2:

Làm nóng nồi trên bếp với chút dầu ăn, cho hành khô vào phi thơm sau đó thêm cà chua vào xào đến khi cà chua hơi mềm bạn trút dứa vào xào cùng, nêm vào 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê hạt nêm.

120322afamily-AN-canh-ca-nau-chua-kieu-mien-Nam-4_e2cc5

Khi dứa mềm bạn cho nước vào, lúc này thêm ít me hoặc vắt ít nước cốt chanh, đun đến khi nước sôi bạn nêm nếm vừa miệng và thả cá vào đun khoảng 10 – 15 phút. Chú ý nêm cho có vị chua chua ngọt ngọt, không cho quá nhiều me vì dứa đã có vị chua rất thanh.

120322afamily-AN-canh-ca-nau-chua-kieu-mien-Nam-5_2afdb

Bước 3:

Cá chín vớt ra để riêng, thêm cần tây vào nấu chừng 5 phút cho mềm rồi cho giá đỗ.

120322afamily-AN-canh-ca-nau-chua-kieu-mien-Nam-6_7910a

Canh sôi bạn gắp cá vào lại nồi, tắt bếp, thêm chút hành phi hoặc tỏi phi vào nồi cho thơm nếu thích rồi múc ra bát, dùng nóng.

120322afamily-AN-canh-ca-nau-chua-kieu-mien-Nam-7_8b64c

Món canh chua kiểu miền Nam khi ăn thường cho cá riêng ra đĩa ăn kèm với nước mắm mặn mặn thêm chút ớt cay cay. Hơn nữa món canh có vị chua nhẹ của dứa, thơm thơm của bạc hà hoặc cần tây rất ngon; nhất là trong tiết trời nóng nực, món canh chua cá thơm ngọt sẽ làm cả gia đình dễ chịu. Mình thường nấu món này mỗi khi có cá ngon, cả nhà đều rất thích

Chúc các bạn thành công và có món canh thật ngon nhé!

THe Afamily

Cách dùng nước chấm cho từng loại thức ăn

Trong ẩm thực Việt Nam, nước chấm là một thành phần không thể thiếu, đem lại sự tròn vị cho món ăn. Tuy nhiên, nước chấm cũng có năm bảy loại, tùy từng món ăn mà có các loại phù hợp đi kèm. Dưới đây là một vài bí quyết sử dụng nước chấm đúng với từng loại thức ăn dành cho bạn. 

Nước mắm sống

canh-chua-ca-1-jpg_1368504672[1332088530
Ăn canh chua cá thì không thể thiếu chén mắm sống bên cạnh. Ảnh: Khánh Hòa.

Thông thường thì nước mắm sống được dọn chung với rau luộc, thịt luộc… Miền Nam dùng cá trong món canh chua cá lóc với chén nước mắm sống dằm ớt tươi. Miền Trung ăn nước mắm ớt với rau luộc, làm gia vịt nêm cho món bún bò, đặc biệt còn dọn nước mắm tiêu với thịt đầu heo luộc, phèo non luộc,… Miền Bắc cũng dùng nước mắm sống với các loại thịt luộc hoặc rau luộc, có khi thêm ớt và vắt thêm chanh hay quất.

Nước mắm pha chua ngọt

Nước chấm loại này rất phổ biến nhất, có thể dùng trong bữa cơm gia đình với các loại rau sống, rau luộc, các món cuốn hay dùng với chả giò, bún, bánh cuốn, bánh xèo, cơm tấm… Nước mắm pha chua ngọt thường được pha chế bằng nước mắm, chanh hoặc giấm và đường, tỏi, ớt. Tùy từng món ăn thì các vị mặn, chua hay ngọt trong loại nước chấm này cũng được gia giảm khác nhau.

Nước mắm pha chua ngọt có khi còn được thêm vào ít củ kiệu chua xắt nhuyễn, có khi là hành tây và cà rốt xắt nhuyễn. Thường thấy trong nước chấm món bánh xèo, bánh khọt hoặc cơm tấm là đồ chua gồm củ cải trắng và cà rốt ngâm giấm đường. Nước mắm pha chua ngọt dọn ăn với các món chiên thì thường có vị hơi chua nhằm giảm độ ngấy của dầu, mỡ, dọn với món cơm tấm thì pha hơi ngọt, ít chua…

Nước mắm gừng

Phù hợp với các món cá trê nướng hoặc chiên giòn, thịt vịt luộc. Nước mắm gừng trong các món này là nước mắm nguyên chất, pha với đường, gừng giã nhuyễn và chút chanh, ớt. Nếu ăn với cá trê, thịt vịt cần pha thật đậm đà, không thêm nước, còn dùng chung với gỏi vịt hoặc để chấm với ốc, nghêu thì cần phải pha loãng với nước đun sôi để nguội, vị ngọt chua dịu.

nuoc-mam-gung-jpg[1332088530].jpg
Mắm gừng hơi ngọt, cay nồng vị gừng thích hợp với các món ốc luộc, thịt vịt... Trong ảnh là món ốc bươu nhồi thịt chấm mắm gừng. Ảnh: Khánh Hòa.

Nước mắm me

Đây là món nước chấm đặc trưng của miền Nam. Chuẩn bị me vừa chín, cho me vào nước sôi, khuấy đều, bỏ hạt và xơ. Sau đó cho tỏi, ớt, gừng băm nhuyễn vào nước me. Thêm đường và nước mắm vào và trộn đều. Nước mắm me được dùng với các món lươn như lươn chiên giòn, lươn om lá lốt hoặc các món cá kèo chiên giòn, món khô cá khoai nướng…

Muối tiêu chanh

Thức chấm thông dụng của miền Bắc, tuy vậy cũng khá phổ biến ở nhiều địa phương khác. Muối, tiêu chanh thường dùng với thịt gà luộc, món nướng hoặc các món hải sản.

Muối ớt

Là món nước chấm miền Nam, thường được dùng chung với món cà ri hoặc các món gà nướng, cá nướng. Muối ớt miền Nam có khi được vắt thêm chanh. Muối để làm món chấm này là loại muối hạt to, miền Nam gọi là muối cục.

Nước tương

Đây cũng là loại nước chấm thông dụng của người Việt do ảnh hưởng ẩm thực Trung Hoa. Nước tương thường được dùng chung với các món thịt heo quay, vịt quay hay trong các món súp…. với ớt tươi, giấm đỏ. Bên cạnh đó nước tương còn được sử dụng nhiều trong các món chay, dùng chấm với rau, đậu. Nước tương được pha chế loãng, có vị chua ngọt, gần giống cách pha nước mắm chua ngọt để dùng với các món mì xào chay, bún xào chay, hoặc món chả giò chay….

Chao

Ngoài việc sử dụng chao làm món ăn trong bữa chay, có thể sử dụng chao để chế biến thành nước chấm ăn kèm với các loại rau, đậu hoặc trong một số món mặn như món gỏi cá, món dê nướng, lẩu dê…. Đơn giản là dùng chao tán nhuyễn, trộn chung tỏi, ớt, đường băm nhuyễn, cũng có thể thêm sa tế hoặc sả băm, gừng tùy món ăn.

Mắm nêm pha thơm

nuoc-mam-nem-jpg[1332088530].jpg
Nước mắm nêm với hương vị thơm ngon đậm đà thích hợp với các món bò, cá nướng, cá hấp cuốn bánh tráng... Ảnh: Khánh Hòa.

Đây là món chấm đặc trưng miền Trung, thường dùng trong bò bảy món hoặc các món cá nướng, cá hấp cuốn bánh tráng. Thơm chín, sả, tỏi, ớt băm nhuyễn, trộn chung với đường và mắm nêm. Thêm một ít nước đun sôi để nguội. Khuấy tất cả cho đều, có thể thêm sả, tỏi phi vàng cho ngon.

Mắm tôm

Mắm tôm được vắt thêm chanh hoặc quất, đánh đều cho sủi bọt, thêm chút đường. Có người còn thích pha mắm tôm với chút rượu trắng để làm tăng hương vị món nước chấm độc đáo này. Mắm tôm có thể được dùng làm nước chấm trong các món ăn gia đình lẫn trong các món chơi như cà pháo, đậu rán, lòng luộc, thịt chó hoặc dùng trong món bún đậu. Mắm tôm còn được ăn với món bún riêu, bún ốc hoặc bún thang, khi đó món ăn không cần pha chế thêm.

Tương xay

Cùng là loại nước chấm làm từ đậu nành, tuy nhiên cách chế biến tương cũng như cách pha chế ở các địa phương có khác nhau. Miền Bắc thường sử dụng loại tương Bần, dùng chung với các món bê thui hoặc rau luộc. Miền Trung pha chế tương xay với gan heo bằm nhuyễn, thêm nếp xay nhằm tạo độ sánh dùng làm “nước lèo” cho món bánh khoái. Miền Nam cũng sử dụng tương xay pha với đường, nếp, đậu, nước cốt dừa…cho các món nem nướng, chạo tôm, hoặc chỉ pha loãng với đường, thêm đậu phộng rang, tỏi phi, ớt, đồ chua cho món bò bía…

Khánh Hòa tổng hợp

Canh chua cá chuồn thanh mát

Giống như canh chua cá bông lau của người Nam, món canh chua cá chuồn của người Trung khó bỏ qua vào những ngày hè.

Cá chuồn có quanh năm, rộ nhất là vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 8. Mùa này, chợ miền Trung tràn ngập những con cá chuồn tươi roi rói. Các bà nội trợ chỉ việc lựa chọn những con cá tươi ngon biến tấu ra đủ món ăn ngon cho bữa cơm gia đình. Nếu thích món mặn, thì có cá chuồn kho mít non, cá chuồn chiên nghệ, gỏi cá chuồn… Canh thì có nấu khổ qua cá chuồn, canh cá chuồn nấu dưa hồng…

canh-chua-ca-chuon-thanh-mat

Canh chua nấu cá chuồn có vị thanh ngọt rất vừa miệng. Ảnh: N.D

Món canh chua nấu cá chuồn giải nhiệt rất thích hợp trong cái nắng ngày hè ở miền Trung. Theo kinh nghiệm của người dân, cá chuồn kho có thể chọn con lớn hoặc nhỏ, nhưng với món canh chua nhất thiết phải là cá to gần bằng cổ tay mới cho vị ngọt thịt thơm ngon.Cá mua về đánh sạch vảy, cắt vây, bỏ bụng, rửa sạch và thái thành từng khúc mỏng vừa ăn. Ướp cá với củ nén, hành khô, ớt tỏi giã nhuyễn, nước mắm, đường, tiêu xay cho thật thấm.

Các nguyên liệu nấu kèm như măng chua, đậu bắp, cà chua, dứa (thơm), giá tươi, bạc hà… được rửa sạch và thái nhỏ. Đặt nồi lên bếp, phi thơm ít dầu, cho cá đã ướp vào xào sơ qua. Khi thịt cá săn lại, cho tiếp cà chua, thơm vào đảo đều tay. Để lửa nhỏ trong khoảng vài phút cho thịt cá ngấm gia vị, sau đó cho nước đun sôi vào. Khi nồi cásôi bùng lên, cho các loại nguyên liệu còn lại vào nồi, nêm lại vừa ăn rồi tắt bếp.

Ăn canh chua cá chuồn không thể thiếu chén nước mắm nhĩ nguyên chất dằm thêm vài trái ớt sim cay xè. Húp một thìa nước canh, cảm nhận vị chua thanh ngọt đậm đà của món canh rất vừa ăn và ngon miệng.

BACSI (Theo VnExpress)

Cá dẩu nấu canh chua

Dùng canh chua cá dẩu trong những ngày hè oi bức là "đúng bài" nhất. Khi ăn gắp từng con cá cho ra đĩa, chấm chút muối ớt hiểm cay cay, cảm giác không gì bằng...

Cá dẩu sống chủ yếu ở các đầm nước lợ, có thân hình tròn cỡ bằng ngón tay trỏ và dài khoảng 10 cm. Miệng cá dẩu nhỏ, dài (khoảng 4 cm), trên đầu miệng cá có đốm màu đỏ rất dễ phân biệt với các loài cá khác. Vì miệng của cá rất nhỏ nên không thể bắt cá bằng cách thả câu mà chủ yếu là giăng lưới.

ca-dau-nau-canh-chua

Cá dẩu mùa nào cũng có nhưng nhiều nhất vẫn là mùa nắng nóng. Nhìn bề ngoài con cá trong vắt, rất bắt mắt; có thể chế biến được nhiều món ăn rất ngon như gỏi, nấu ngọt, kho keo, và độc đáo nhất là món canh chua.

Công đoạn chế biến món canh chua cá dẩu cũng nhẹ nhàng. Đem cá về, làm sạch vảy, dùng kéo cắt bỏ phần miệng và đuôi để sẵn ra rổ. Bắc nồi nước đã nêm đầy đủ gia vị lên bếp, đun sôi sùng sục, cho cá vào cỡ 2 phút, tiếp theo là cà chua chín, vài miếng thơm, me, rau giá. Nồi canh chua ngon hay không một phần là nhờ ớt hiểm cay cay. Khi cho rau giá vào nồi nước đun sôi phải chú ý ở chỗ đừng để chín quá, rau dễ mất chất. Như các món canh chua khác, khi dùng canh chua cá dẩu phải kèm theo chén nước mắm ớt, hoặc muối ớt.

Dùng canh chua cá dẩu trong những ngày hè oi bức là "đúng bài" nhất. Khi ăn gắp từng con cá cho ra đĩa, dùng đũa bẻ đôi cá, chấm chút muối ớt hiểm cay cay, cảm giác không gì bằng...

(Theo Thanh Niên)

Canh nấm nấu chua ngon miệng

Món canh ngọt với vị ngọt, giòn của nấm, điểm thêm vị chua nhẹ của dứa, cà chua và thơm của mùi tàu.

Nguyên liệu:

- 1 hộp nấm kim châm hay nấm rơm (200g)
- 1 lát dứa vừa ăn
- 1 quả cà chua
- Vài cây dọc mùng
- Hành lá, mùi tàu, hành khô
- Muối, nước mắm, đường.

canh-nam-nau-chua-ngon-mieng

Cách làm:

Bước 1:
- Nấm cắt bỏ rễ, rửa sạch, ngâm nấm vào âu nước muối pha loãng khoảng 15 phút ,sau đó vớt ra rửa lại cho thật sạch, để lên rổ cho ráo nước.

Bước 2:
- Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.

- Dọc mùng tước bỏ vỏ, cắt xéo.

- Bóp dọc mùng với một ít muối và rửa lại cho sạch để không bị ngứa.

Bước 3:
- Hành lá, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 4:
- Dứa cắt bỏ mắt, rửa sạch, cắt lát vừa ăn.

Bước 5:
- Đun nóng một ít dầu điều, phi hành khô thơm, cho cà chua xào khoảng 2 phút thì cho tiếp dứa vào xào cùng.

Bước 6:
- Đổ vào nồi cà chua, dứa một bát to nước lạnh, đun sôi.

Bước 7:
- Khoảng 8-10 phút sau thì cho nấm vào đun cùng, nêm gia vị vừa ăn.

Bước 8:
- Cho dọc mùng vào đun sôi đến khi dọc mùng chín.

Bước 9:
- Cho hành lá, mùi tàu vào, tắt bếp, múc ra bát dùng làm món canh ăn với cơm.

(Theo Ngoisao)

Canh nấm nấu chua hấp dẫn

Món canh ngọt với vị ngọt, giòn của nấm, điểm thêm vị chua nhẹ của dứa, cà chua và thơm của mùi tàu.

Nguyên liệu:

- 1 hộp nấm kim châm hay nấm rơm (200g)
- 1 lát dứa vừa ăn
- 1 quả cà chua
- Vài cây dọc mùng
- Hành lá, mùi tàu, hành khô
- Muối, nước mắm, đường.

canh-nam-nau-chua-hap-dan

Cách làm:

Bước 1:
- Nấm cắt bỏ rễ, rửa sạch, ngâm nấm vào âu nước muối pha loãng khoảng 15 phút ,sau đó vớt ra rửa lại cho thật sạch, để lên rổ cho ráo nước.

Bước 2:
- Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.

- Dọc mùng tước bỏ vỏ, cắt xéo.

- Bóp dọc mùng với một ít muối và rửa lại cho sạch để không bị ngứa.

Bước 3:
- Hành lá, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 4:
- Dứa cắt bỏ mắt, rửa sạch, cắt lát vừa ăn.

Bước 5:
- Đun nóng một ít dầu điều, phi hành khô thơm, cho cà chua xào khoảng 2 phút thì cho tiếp dứa vào xào cùng.

Bước 6:
- Đổ vào nồi cà chua, dứa một bát to nước lạnh, đun sôi.

Bước 7:
- Khoảng 8-10 phút sau thì cho nấm vào đun cùng, nêm gia vị vừa ăn.

Bước 8:
- Cho dọc mùng vào đun sôi đến khi dọc mùng chín.

Bước 9:
- Cho hành lá, mùi tàu vào, tắt bếp, múc ra bát dùng làm món canh ăn với cơm.

(Theo Ngoisao)

Cá linh kho đọt cóc – món ăn ngày lũ

Cá linh có thể chế biến được nhiều món ngon như: cá linh kho lạt, kho khô, kho mía, kho bứa, làm chả, nấu canh chua bông điên điển, nhúng lẩu mắm… Nhưng món cá linh kho đọt cóc được cả nhà tôi ghiền nhất.

Trước sân nhà tôi có trồng một cây cóc. Mùa nước lũ tràn về cũng là mùa cóc ra trái. Mỗi khi ba đánh bắt được cá linh mang về nhà, má sai tôi ra sân lấy cây sào kéo nhánh cóc xuống, hái những đọt non để má chế biến món ăn. Theo lời má, cá linh nấu với lá cóc non rất ngon vì mùi thơm đặc trưng, lẫn vị chua chua của lá khiến ta ngon miệng hơn.

Cá linh phải lựa cá thật tươi, cá linh nhỏ càng ngon, vì có thể ăn luôn cả xương. Cá mang về, bỏ ruột, dùng dao cắt vây, đuôi (không cắt đầu, đánh vảy), rửa sạch để ráo. Đọt cóc chọn lá non, rửa sạch để ráo. Phi mỡ (dầu) cùng đầu hành lá xắt nhuyễn cho thơm rồi đổ nước lạnh vào nồi nấu sôi. Nêm nếm gia vị (bột ngọt + nước mắm) vừa ăn. Tiếp đến, cho cá linh vào nồi nấu chín (nhớ đừng để cá mềm quá, mất ngon). Cuối cùng, cho đọt cóc non vào, khi nào lá cóc chuyển sang màu vàng thì nhắc xuống. Thêm rau cần (xắt khúc) và một ít tiêu xay vào, múc ra tô là xong. Chuẩn bị thêm chén nước mắm ngon nguyên chất với trái ớt chín. Món này ăn với bún ngon phải biết.

 

Meo.vn (Theo PNO)

Đậu bắp đa công dụng

Đậu bắp chứa nhiều axit folic, vì vậy, đây là món thai phụ nên dùng để  phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.

Bà bầu nên chọn các món ăn với đậu bắp nhưng phong phú về nguyên liệu như: canh chua có nguyên liệu đậu bắp, đậu bắp xào tôm, đậu bắp tẩm bột chiên giòn ăn với rau xà lách, lẩu ăn với đậu bắp… Đậu bắp còn được xem như mỹ phẩm giúp đẹp da, mượt tóc, giữ vẻ trẻ trung cho đôi mắt, tăng cường sức khỏe nhờ bên trong thân hình “nhỏ con” chứa nhiều vitamin A, vitamin C, calci, kali, magne. Để đạt được công dụng làm đẹp, cần ăn các món hơi “mầu mỡ” một chút như: đậu bắp hấp mỡ hành, đậu bắp xào, đậu bắp hấp chấm kho quẹt…

 

Ảnh minh ha

Theo lương y Đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TP.HCM thì những người bị tiểu đường, mỡ trong máu cao nên thường xuyên dùng đậu bắp. Chất xơ trong đậu bắp giúp giảm lượng mỡ trong hệ thống ống tiêu hóa, giúp đường hấp thu vào máu chậm. Như vậy, để đậu bắp có thể “hoàn thành nhiệm vụ”, những ai có mỡ trong máu, tiểu đường cần ăn đậu bắp luộc, hấp; không ăn đậu bắp tẩm bột chiên giòn, đậu bắp xào. Nước đậu bắp luộc dùng để uống cũng có công dụng tương tự.

Đậu bắp chứa nhiều chất xơ. Trái đậu bắp khi cắt ra khá nhớt, phần nhớt đó chứa xơ dạng hòa tan, còn “thân hình” và hạt đậu bắp chứa xơ không hòa tan. Các nhà khoa học sau khi “cân đo” đã cho đáp số: một chén đậu bắp nấu chín có thể cung cấp khoảng 4g chất xơ. Vì vậy, khi ăn các món nướng như: sườn nướng, xúc xích nướng, nên tiện tay nướng thêm ít trái đậu bắp ăn kèm, vừa ngon miệng, không ngán, lại giúp cho việc tiêu hóa thuận lợi. Những ai thường xuyên bị táo bón nên dùng thử đậu bắp. Sau khi dùng khoảng hai ngày sẽ thấy hiệu quả. Tuy nhiên, để loại trừ táo bón, không nên “ưu ái” một mình đậu bắp mà nên ăn thay đổi cùng các món nhuận tràng khác như: khoai lang, đu đủ, bí đỏ, chuối, thanh long…

Bên cạnh làm “phụ tá” đắc lực cho hệ tiêu hóa, chất xơ trong đậu bắp còn giúp giảm cân nhờ sinh ít năng lượng (một chén đậu bắp chứa khoảng 30 kcal). Vì vậy, những ai đang “lên lịch” giảm cân nên đưa đậu bắp vào danh sách các món ăn. Tốt nhất là dùng một chén đậu bắp hấp chấm chao hoặc kho quẹt trước khi dùng cơm. Điều cần nhớ khi chế biến các món đậu bắp là chỉ nấu chín tới, không để quá lâu vì có thể mất hết sinh tố. Đậu bắp là món ăn sống ngon không kém ăn chín, song khi mua nên chọn đậu bắp nhỏ, có bề mặt mịn màng, không tì vết, ăn sẽ ngon hơn và giàu dinh dưỡng hơn loại đậu bắp lớn. Nhớ rửa sạch vì lông tơ trên vỏ đậu bắp khiến thuốc trừ sâu dễ bám. Để có rau sạch, nên trồng đậu bắp, vì đây là cây dễ trồng, sống được ở những nơi nắng gắt, đất không màu mỡ, rất sai trái.

Bên cạnh những công dụng có lợi nêu trên, “khuyết điểm” của đậu bắp là làm “lạnh” bụng. Những ai hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, không nên dùng loại rau này.

Meo.vn (Theo Eva)