Lưu trữ cho từ khóa: Candida

Phòng ngừa nhiễm nấm vùng kín

ANTĐ - Sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans là dấu hiệu của sự mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo. Phụ nữ thường bị nhiễm nấm âm đạo ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Mặc dù ít khi dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nhiễm nấm gây khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Giữ khô quần áo. Nóng, môi trường ẩm ướt là điều kiện nấm men phát triển. Vì vậy, bạn nên mặc đồ lót chất liệu thấm hút tốt, thoáng mát và tránh mặc quá chật.

Hạn chế thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh tiêu diệt tất cả vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn có lợi  giúp cơ thể chống lại nhiễm khuẩn. Chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh khi cần thiết, và không bao giờ sử dụng quá liều lượng khuyến cáo.

Tránh hóa chất không cần thiết. Sản phẩm vệ sinh phụ nữ, bao gồm cả thuốc xịt, thụt rửa âm đạo, và thậm chí một số chất bôi trơn có thể làm mất cân bằng độ pH trong âm đạo, tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
Chăm sóc bản thân. Hệ thống miễn dịch suy yếu làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng, vì vậy hãy tránh sự căng thẳng, lo lắng và nên ngủ đủ giấc.

Điều chỉnh chế độ ăn uống. Nên cắt giảm các loại thực phẩm khiến lượng đường trong máu tăng vọt, như món tráng miệng có đường, nước ngọt, và ngũ cốc chế biến. Sữa chua và tỏi sống là những thực phẩm có chứa chất kháng nấm mạnh.

Bổ sung probiotic. Nếu bạn thường bị nhiễm nấm 3 lần/năm, hãy bổ sung chế độ ăn uống hàng ngày   với probiotic có chứa vi khuẩn Lactobacillus. Nghiên cứu cho thấy axit lactic giúp duy trì độ pH trong âm đạo, ngăn ngừa Candida phát triển quá mức.

Trúc Linh
(Theo Prevention)

Nấm miệng Candida ở trẻ em

Nấm miệng Candida là bệnh thường gặp khiến trẻ phải đến khám tại phòng khám Nhi, cũng như phải mua thuốc tại hiệu thuốc tây. Bệnh phát hiện tình cờ qua khám, hay do triệu chứng khó chịu cho bé mà bà mẹ mang bé đến khám.

1. Nấm Candida có đặc điểm gì ?

  • Bình thường nấm Candida thường trú trên cơ thể và không xâm lấn gây bệnh;
  • Có 40% – 60% dân số là người lành mang Candida trên cơ thể;
  • Candida bình thường tồn tại ở da, hệ tiêu hóa, cơ quan sinh dục nữ… và có nhiều chủng khác nhau, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là chủng Candida albicans chiếm 70%;
  • Trẻ thường nhiễm Candida trong lúc sinh khi mẹ bị nấm Candida âm đạo lúc mang thai;
  •  Nấm Candida có ở 0,5% – 20% nhũ nhi khỏe mạnh và 50% trẻ nhiễm HIV-AIDS.

2. Yếu tố thuận lợi cho nấm Candida ở miệng phát triển?

  • Hệ miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành;
  • Vệ sinh miệng kém, đặc biệt bé mang dụng cụ chỉnh nha gây khó khăn trong vệ sinh răng miệng;
  • Trẻ bị nhiễm HIV- AIDS, ung thư, tiểu đường, suy dinh dưỡng…
  • Dùng corticoid, kháng sinh kéo dài, thuốc ức chế miễn dịch, hóa trị ung thư…
  • Chấn thương tại chỗ.

3. Nấm Candida miệng gây triệu chứng gì?

  • Không triệu chứng, hoặc tình cờ phát hiện thấy mảng trắng trên niêm mạc má hay lưỡi;
  • Trẻ biếng ăn;
  • Đau rát họng, nôn ói.

4. Khám miệng bé bị nấm miệng Candida thấy gì?

  • Các mảng trắng như sữa, hay kem, phủ trên nền hồng ban dính chặt niêm mạc lưỡi, má… khó bóc tách;
  • Đa số dạng giả mạc trắng, một số dạng bạch sản, tăng sản lưỡi, hay dạng viêm lưỡi có dạng hình thoi ở giữa lưỡi. Trẻ dùng corticoid hít trong dự phòng suyễn mà không súc miệng sau xịt có thể bị nấm miệng dưới dạng hồng ban thường thấy ở vòm họng.

Hồng ban ở vòm họng và viêm lưỡi dạng hình thoi giữa lưỡi

5. Điều trị nấm miệng ở trẻ nhũ nhi khỏe mạnh như thế nào?

  • Tăng cường vệ sinh răng miệng và loại bỏ yếu tố thuận lợi cho nấm Candida ở miệng phát triển;
  • Nystatin tại chỗ là chọn lựa an toàn;
  • Miconazole oral gel rơ miệng hiệu quả hơn nystatin và mùi vị được trẻ chấp nhận tốt hơn. Hơn nữa dạng gel thuận tiện cho bà mẹ trong sử dụng;
  • Tuyệt đối không dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ, nhất là trẻ nhũ nhi nhỏ hơn 1 tuổi vì trong mật ong có thể chứa bào tử clostradium botulinum, có thể chuyển dạng thành vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho trẻ.

Điều trị đẹn (tưa lưỡi) do nấm Candida albican gây ra (Nguồn hình: Công Ty Janssen Cilag VN)

6. Rơ miệng thế nào cho hiệu quả và dễ chịu cho bé ?

Vì rơ miệng có thể kích thích khiến trẻ dễ nôn ói, nên việc này thực hiện tốt nhất là lúc bụng bé đói hay trống thức ăn, và nên theo các trình tự sau:

  • Vệ sinh tay mẹ thật sạch sẽ;
  • Lấy miếng gạc rơ miệng quấn quanh ngón tay (ngón chọn để rơ miệng phải có kích cỡ phù hợp độ rộng của miệng bé), nhúng miếng gạc rơ miệng trong nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc, nhằm tránh ma sát làm đau bé;
  • Dùng miệng gạc thấm thuốc chống nấm nystatin đã được nghiền nát hay Miconazole oral gel với lớp mỏng, vừa đủ;
  • Nếu trẻ bị nấm miệng nhiều nơi, thì nên rơ theo thứ tự: hai bên má trước, sau đó đến vùng khẩu cái trên miệng, và lưỡi rơ sau cùng. Mẹ nên rơ từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn ói cho trẻ.

Lưu ý khi dùng ketoconazol chống nấm

Ketoconazol là thuốc chống nấm có hoạt phổ rộng và có nhiều dạng dùng như viên nén, hỗn dịch, kem bôi ngoài, thậm chí là có trong xà phòng gội đầu.

Thuốc hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa. Ảnh hưởng của thức ăn đối với tốc độ và mức độ hấp thu thuốc ở dạ dày còn chưa được xác định rõ, tuy nhiên, nhà sản xuất cho rằng, dùng ketoconazol với thức ăn sẽ làm tăng mức độ hấp thu thuốc và làm cho nồng độ thuốc trong huyết tương đậm đặc hơn, đó là do thức ăn làm tăng tốc độ và mức độ hòa tan của thuốc.

Đối với dạng thuốc dùng để uống (có tác dụng toàn thân) được dùng trong các bệnh nấm toàn thân, bệnh nấm tại chỗ (sau khi điều trị tại chỗ không kết quả) như nấm Candida ở da, niêm mạc nặng; Nấm nặng đường tiêu hóa, nấm Candida âm đạo mạn tính.


Nhiễm khuẩn ở da và móng tay (trừ móng chân) và dự phòng bệnh nấm ở người suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS). Dạng dùng tại chỗ (bôi ngoài) chủ yếu dùng cho các bệnh nấm ở da và niêm mạc.

Tuy nhiên, khi dùng cần chú ý tới sự tương tác của thuốc cùng với các thuốc điều trị khác. Ví dụ, với các thuốc ảnh hưởng đến độ acid ở dạ dày, do độ acid ở dạ dày cần thiết để hòa tan và hấp thu ketoconazol, nếu dùng cùng với các thuốc làm giảm độ acid hoặc làm tăng pH ở dạ dày (như các chất kháng acid, cimetidin, ranitidin, các chất kháng muscarin) có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc chống nấm.

Hấp thu ketoconazol cũng bị giảm khoảng 20% khi dùng cùng với sucralfat (nhưng không phải do làm tăng pH dạ dày). Nếu cần thiết phải sử dụng các thuốc có ảnh hưởng đến độ acid của dạ dày hoặc sucralfat cho người bệnh đang điều trị ketoconazol thì các thuốc này phải cho dùng sau khi uống ketoconazol ít nhất là 2 giờ.

Hoặc do ketoconazol có độc tính cao với gan nên khi người bệnh dùng thuốc chống nấm đồng thời với các thuốc khác (gây độc cho gan) cũng có khả năng gây độc cho gan, thì phải theo dõi cẩn thận, nhất là đối với những người cần điều trị kéo dài hoặc đã có tiền sử bị bệnh gan. Dùng đồng thời ketoconazol với rifampicin hoặc isoniazid (thuốc chống lao) sẽ làm giảm nồng độ ketoconazol trong huyết thanh, do đó không nên dùng đồng thời...

Ngoài ra, một số tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra như buồn nôn, nôn (khoảng 3 - 10% người bệnh), đau bụng, táo bón, đầy hơi, chảy máu đường tiêu hóa, tiêu chảy. Các tác dụng này có liên quan đến liều dùng và có thể giảm thiểu nếu dùng thuốc cùng với thức ăn.

Theo DS. Hoàng Thu Thủy

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Chữa tưa lưỡi, loét miệng cho bé như thế nào là đúng cách?

Vừa qua, nhiều trẻ bị ngộ độc chì do người nhà bôi “thuốc cam” chữa tưa lưỡi. Vậy nếu không chữa theo cách này thì cho bé dùng thuốc gì?

Chào BS của AloBacsi,

Vừa qua, em đọc bài viết này Nhiều trẻ ngộ độc chì khi bôi "thuốc cam" và được biết hiện có nhiều cháu bé bị ngộ độc chì do người nhà bôi “thuốc cam” chữa tưa lưỡi, nóng trong mình.

Vậy nếu không chữa theo cách ấy thì nên cho bé dùng thuốc gì, ăn món ăn nào để chữa tưa lưỡi? Xin bác sĩ hướng dẫn giúp em cũng như những bà mẹ đang có con nhỏ. Em xin cảm ơn. - (Phương Anh - Hà Nội)

Với bé nhỏ khi dùng bất cứ loại thuốc nào, các bà mẹ cần thận trọng dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào các bà mẹ đang có con nhỏ,

Đối với bé nhỏ có thể ngộ độc tất cả các loại thuốc hoặc các thực phẩm khác chứ không riêng ngộ độ chì, nếu chúng ta sử dụng không đúng liều, không đúng cách hoặc dùng theo sự mách bảo mà không có sự kiểm chứng của cơ quan y tế.

Trường hợp con của chị Nguyễn Thị Thu ở Phúc Thọ - Hà Nội là một bằng chứng, dùng thuốc bôi cho con từ một thầy lang mà chưa có kiểm duyệt của các cơ quan chức năng, dẫn đến hậu quả vừa qua là bé nhiễm độc chì do nồng độ chì trong thuốc bôi miệng cao gấp 6 lần hàm lượng cho phép.

Vậy tại sao trẻ nhỏ dễ bị ngộ độc hơn trẻ lớn và người lớn?

Theo đặc điểm sinh lý bình thường của trẻ nhỏ rất dễ bị ngộ độc hơn trẻ lớn và người lớn vì những lý do sau:

- Sự chuyển hóa các chất độc trong cơ thể chưa hoàn chỉnh

- Chức năng gan và thận hoạt động còn kém…

Trở lại vấn đề tưa lưỡi ở trẻ em, tưa lưỡi là những màng giả màu trắng ở niêm mạc miệng, nằm trên bề mặt của lưỡi, trong trường hợp nhiều có thể xuất hiện ở niêm mạc miệng và hai bên má. Làm cho trẻ rất đau, dễ quấy khóc và ăn uống sẽ kém, sợ bú. Nguyên nhân thường gặp là do một loại nấm có tên Candida albicans.

Các bạn có thể sử dụng bột gói Nyst hoặc Daktarin Oral Gel rơ miệng cho bé ngày 2 - 3 lần. Tuy nhiên, Daktarin Oral Gel theo khuyến cáo không nên dùng cho bé dưới 6 tháng tuổi.

Để phòng tránh bệnh này, các bà mẹ cần lưu ý trước và sau khi cho con bú cần lau sạch đầu vú, sau khi bé bú xong nhỏ cho bé một ít nước để sữa không đọng lại ở miệng gây lên men. Bình sữa, núm vú cũng cần vệ sinh sạch sẽ, vô trùng sau mỗi lần bú.

Tóm lại, để tránh những sự cố đáng tiếc vừa qua, bác sĩ có lời khuyên cho các bà mẹ: với bé nhỏ khi dùng bất cứ loại thuốc nào (kể cả Tây y lẫn Đông y), các bà mẹ cần thận trọng dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ “cần đúng liều, đúng ngày”, tuyệt đối không dùng thuốc theo sự mách bảo, thuốc không rõ nguồn gốc hoặc thuốc từ những người hành nghề lang băm không có kiểm duyệt của ngành y tế.

Thân chào!

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo

Meo.vn (Theo alobacsi)

Điều trị ‘bệnh khó nói’ ở phụ nữ

Huyết trắng hay khí hư không phải là một bệnh mà là triệu chứng của viêm âm hộ âm đạo (VAHAĐ) do vi trùng, ký sinh trùng hoặc vi nấm. Khi nghi ngờ mình bị VAHAĐ, các chị em không nên tự chữa trị mà cần đi khám chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác và biện pháp điều trị hiệu quả.

VAHAĐ là những từ dùng để mô tả tình trạng viêm các bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ. Tình trạng này thường do vi trùng, vi nấm hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra VAHAĐ còn do lượng oestrogen thấp (viêm teo âm đạo) hoặc do đáp ứng dị ứng hoặc kích ứng với các chất như kem diệt tinh trùng, bao cao su, xà phòng hoặc tắm bồn với sữa tắm.

Thông thường, VAHAĐ gây tiết dịch âm đạo (huyết trắng), kích ứng và ngứa. Một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ đi khám bệnh nhiều nhất là sự thay đổi của dịch tiết âm đạo. Dịch tiết âm đạo của phụ nữ là một hiện tượng sinh lý bình thường. Lượng dịch tiết và độ quánh của dịch thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. 3 typ VAHAĐ thường gặp nhất sẽ được mô tả riêng biệt sau đây.

Vi trùng là nguyên nhân gây VAHAĐ thường gặp nhất trong thời kỳ sinh sản của phụ nữ. 40 đến 50% các trường hợp là do vi trùng. VAHAĐ do vi khuẩn gặp nhiều nhất ở những phụ nữ có nhiều bạn tình và thấp nhất ở phụ nữ chưa quan hệ tình dục

20- 25% trường hợp VAHAĐ là do nấm Candida. Khoảng 75% phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo ít nhất một lần. 80-90% trường hợp, VAHAĐ do nấm Candida là do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans. Dùng kháng sinh bừa bãi sẽ diệt các vi khuẩn cộng sinh có ích trong âm đạo và gây ra sự bùng phát của vi nấm Candida. VAHAĐ do vi nấm thường gặp ở phụ nữ có thai, đái tháo đường không kiểm soát, dùng thuốc tránh thai hoặc dùng nhiều kháng sinh.

Trichomonas chiếm 15-20% các trường hợp viêm âm đạo. Ước tính có khoảng 120 triệu phụ nữ nhiễm Trichomonas trên toàn thế giới.

Các yếu tố nguy cơ khác gây VAHAĐ bao gồm dụng cụ tử cung (IUD), quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, tiền sử bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nguy cơ VAHAĐ do Candida bao gồm tiền sử nhiễm Candida, giao hợp thường xuyên, dùng thuốc tránh thai, có thai, bệnh  AIDS, dùng nhiều kháng sinh hoặc corticoids, đái tháo đường, thụt rửa âm đạo thường xuyên, dùng nhiều thuốc rửa vệ sinh phụ nữ, mặc quần áo chật, sử dụng tampon âm đạo (vaginal sponge) hoặc dụng cụ tử cung (IUD).

Thuốc điều trị

Điều trị VAHAĐ do bất kỳ nguyên nhân nào cũng nên do bác sĩ chuyên khoa quyết định. Không nên dùng các thuốc bán không cần toa vì dễ gây kháng thuốc và làm cho chẩn đoán gặp nhiều khó khăn về sau. Viện Nghiên cứu dịch tễ học Mỹ tổng hợp số liệu do 390 bác sĩ chuyên khoa Phụ Sản cung cấp cho thấy có đến 44% phụ nữ được chẩn đoán VAHAĐ do vi khuẩn đã tự mua thuốc kháng nấm để điều trị trước khi đi thăm khám.

- VAHAĐ do vi trùng cần được điều trị mỗi ngày bằng metronidazole (Flagyl, Protostat) hoặc clindamycin (Cleocin) liên tục một tuần (thuốc uống hoặc kem bơm vào âm đạo).

- VAHAĐ do Trichomonas được điều trị bằng metronidazole liều cao uống một lần duy nhất hoặc liều trung bình uống ngày 2 lần liên tục một tuần. Bạn tình nam của bệnh nhân cũng cần được điều trị cùng lúc để tránh lây lan trở lại.

-  VAHAĐ do Candida  thường được điều trị bằng các gel, kem, hoặc thuốc đạn đặt thẳng vào âm đạo. Các thuốc kháng nấm thường dùng để trị VAHAĐ do Candida bao gồm fluconazole đường uống (Diflucan), butoconazole (Femstat), clotrimazole (Gyne-lotrimin, Mycelex), miconazole (Monistat), and ticonazole (Vagistat). Thuốc sẽ có hiệu quả sau vài ngày. Phụ nữ nhiễm Candida đã tái phát nhiều lần cần được điều trị trong nhiều tuần, kết hợp với điều trị phòng - ngừa dài hạn.

Điều trị hỗ trợ

Tập trung vào việc tái tạo lại môi trường cân bằng về vi khuẩn bình thường của âm đạo. Lactobacillus acidophilus và L. bifidus được khuyên dùng. Có thể dùng đường uống hoặc bơm trực tiếp vào âm đạo. Bơm thụt rửa âm đạo bằng acid boric có thể giúp acid hóa pH âm đạo để ngăn chặn sự phát triển của những vi khuẩn gây bệnh. Đối với trường hợp viêm teo niêm mạc âm đạo, đặc biệt ở phụ nữ mãn kinh, dùng kem có chứa progesterone thoa tại chỗ có thể giảm bớt các triệu chứng do niêm mạc âm đạo mỏng đi gây nên.

Thay đổi chế độ ăn và bổ sung thêm chất dinh dưỡng cũng có thể giúp ích cho việc điều trị VAHAĐ. Các vitamin chống ôxy hóa, bao gồm A, C, E, và các vitamin nhóm B, vitamin D, được khuyên dùng. Các thực phẩm tránh dùng bao gồm phô mai, rượu, chocolat, nước tương, đường, dấm, thực phẩm lên men. Nên mặc quần lót rộng rãi, bằng vải coton để âm hộ - âm đạo được khô ráo mát mẻ, giúp phòng tránh một số thể VAHAĐ.

VAHAĐ là một bệnh có triệu chứng nhẹ. Đa số phụ nữ đáp ứng tốt với điều trị. Những viêm nhiễm ở âm đạo, nếu không được điều trị đúng mức sẽ dẫn đến những biến chứng như viêm phần phụ (pelvic inflammatory disease), viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Phòng ngừa

Nhiễm trùng âm hộ - âm đạo có thể được phòng tránh bằng những biện pháp sau:

- Không được sử dụng những thuốc điều trị vi nấm bán không cần toa nếu chưa được chẩn đoán chính xác nhiễm nấm candida âm đạo.

- Tránh thụt rửa âm đạo nhiều vì sẽ gây rối loạn cân bằng vi sinh vật và tạo điều kiện cho chúng xâm nhập lên tử cung và phần phụ.

- Lau khô người và tránh mặc quần áo ướt sau khi tắm.

- Tránh trang phục quá chật. Nên dùng quần lót bằng vải coton.

- Rửa sạch màng ngăn âm đạo, nắp chụp cổ tử cung, các dụng cụ dùng để bơm thuốc diệt tinh trùng sau khi sử dụng. Nên dùng bao cao su để phòng tránh những bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Tránh trang phục quá chật. Nên dùng quần lót bằng vải coton.

- Rửa sạch màng ngăn âm đạo, nắp chụp cổ tử cung, các dụng cụ dùng để bơm thuốc diệt tinh trùng sau khi sử dụng. Nên dùng bao cao su để phòng tránh những bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Sau khi đi tiêu nên lau chùi từ phía trước ra sau để tránh đem vi trùng từ phân vào âm đạo.

Meo.vn (Theo SK & ĐS)

Nấm – Chỉ là chuyện nhỏ?

Hầu hết phụ nữ đều bị nhiễm nấm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời. Bị nấm âm đạo không có nghĩa là bạn là người không “đứng đắn”, hay đó là bệnh “đáng xấu hổ” khiến bạn phải cúi gằm mặt khi đi khám phụ khoa, bởi đôi khi bị nấm chỉ đơn thuần là do… bạn quá sạch sẽ.

“Thủ phạm” nào gây nhiễm nấm âm đạo?

Chính là nấm Candida Albicans, ký sinh ở một số nơi trên da và bên trong âm đạo, là một phần hệ vi sinh vật bình thường trong miệng, ruột và âm đạo. Bình thường, môi trường acid trong âm đạo giữ cho nấm không bùng phát. Nhưng vì một lý do nào đó khiến môi trường âm đạo bị kiềm hóa, nấm Candida Albicans phát triển mạnh sẽ gây ra chứng nhiễm nấm âm đạo

Nguyên nhân nào làm môi trường âm đạo thay đổi?

Thời gian có kinh nguyệt; khi mang thai; dùng kháng sinh, thuốc ngừa thai qua đường uống và các thuốc chứa steroid; mắc bệnh tiểu đường; rửa âm đạo thường xuyên bằng xà phòng; ứ dịch âm đạo… sẽ làm môi trường acid âm đạo  thay đổi.

Ngứa và ra nhiều huyết trắng là biểu hiện của nhiễm nấm?

Đúng. Ngoài ngứa và nóng ran ở cơ quan sinh dục ngoài, dịch tiết âm đạo giống như pho-mát, bệnh nhân còn bị đau khi giao hợp, sưng tấy âm hộ, rát khi đi tiểu. Khi đi khám phụ khoa, soi tươi cho kết quả sợi nấm dương tính.

Quan hệ lúc đang bị nấm liệu có lây bệnh cho đối tác không?

Rất có thể, vì nấm sinh sôi rất nhanh trong môi trường ẩm ướt, trong môi trường giàu kiềm và khi hệ miễn dịch suy giảm. Vì thế, nếu một người bị nấm, rất có thể người kia cũng bị nên việc điều trị cần tiến hành trên cả hai người ở cùng một thời điểm.

Điều trị nấm như thế nào?

Nấm thường được điều trị bằng thuốc đặt âm đạo có tác dụng diệt nấm tại chỗ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được dùng thêm thuốc ở dạng kem có thể bôi để giảm ngứa hoặc dùng thuốc uống chữa trị nấm.

Tại sao bị tái nhiễm nấm dù đã được điều trị khỏi?

Ngoài nguyên nhân do rối loạn môi trường âm đạo, nhiều người bị tái nhiễm nấm sau khi điều trị bệnh là do dùng thuốc không phù hợp, dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, dẫn đến rối loạn vi khuẩn bảo vệ,  hậu quả là bị viêm nhiễm tái đi tái lại.

Phòng nhiễm nấm âm đạo có khó không?

Là chuyện nhỏ nếu bạn thực hiện tốt những hướng dẫn sau:

Không mặc đồ lót quá chật hoặc đồ lót có chất liệu từ sợi tổng hợp, nên mặc quần lót bằng cotton. Giữ khô ráo vùng kín sau khi tắm và trước khi mặc đồ. Sau mỗi lần đi vệ sinh, dùng giấy vệ sinh mềm lau theo hướng từ trước ra sau hậu môn. Không nên rửa bộ phận sinh dục nhiều lần trong ngày, đặc biệt không được thụt rửa bên trong, không dùng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ dưới dạng xịt phun, không dùng các sản phẩm có chất khử mùi khi vệ sinh.

Khi bị nấm phải đi khám phụ khoa. Không tự ý dùng thuốc, dùng theo đơn của người khác, dùng không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trong quá trình điều trị, hạn chế quan hệ tình dục. Nếu có quan hệ phải dùng bao cao su để giúp giảm nhanh viêm nhiễm âm đạo. Một ngày 2 lần rửa bên ngoài vùng kín bằng dung dịch bicarbonat natri một gói pha với một lít nước sạch.

BS.Thu Dung

Meo.vn (Theo Báo PNO)

Phát hiện bệnh từ chuyện đi tiểu

Đi tiểu nhiều lần trong ngày, khi tiểu thấy đau rát ở đầu dương vật, nước tiểu có màu vàng kèm theo chất màu trắng đục có thể là bệnh gì?

Hỏi: Ông xã em 30 tuổi, hiện tại ông xã em đang có triệu chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày, khi tiểu thấy đau rát ở đầu dương vật, nước tiểu có màu vàng kèm theo chất màu trắng đục.

Cả ngày có thể nhìn thấy ở quần lót có dính chất màu đục lẫn xanh xanh. Đầu dương vật bị sưng đỏ rất khó chịu. Vì thế bây giờ em không biết nên đi khám ở bệnh viện nào cho thích hợp. Mong các anh chị tư vấn giúp em. Em cảm ơn! (Anh Nguyet)

Trả lời!

Ánh Nguyệt thân mến!

Những biểu hiện của chồng em có thể bị 1 trong những bệnh sau:

1. Bệnh Chlamydia

- Triệu chứng: Tiết dịch niệu đạo số lượng ít hoặc vừa, hiếm khi có nhiều. Dịch có thể trong, nhầy, trắng đục hoặc màu vàng. Có khi chỉ biểu hiện ướt hoặc dính ở miệng sáo hoặc không có triệu trứng gì. Thường kèm theo khó đi tiểu, ngứa, dấm dứt trong niệu đạo, dễ dẫn đến viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn.

2. Bệnh nấm Candida đường sinh dục

- Triệu chứng: Thường ít biểu hiện triệu chứng. Biểu hiện thường gặp là cảm giác bỏng rát quy đầu, ngứa, quy đầu và bao da đỏ, có nhiều vết rạn nứt và nhiều chất nhày màu vàng trắng. Nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến viêm niệu đại.

 

Phát hiện bệnh từ chuyện đi tiểu, Sức khỏe, benh, di tieu, dich, sinh duc, nam, suc khoe, bao phu nu,
Ảnh minh họa

 

3. Bệnh lậu (Gonorrhea)

- Triệu chứng: Mủ chảy từ trong niệu đạo, số lượng nhiều, màu vàng đặc hay vàng xanh, tiểu buốt có thể kèm theo tiểu rắt. Viêm toàn bộ niệu đạo: tiểu rắt, tiểu khó kèm theo sốt, mệt mỏi.

Nếu bệnh lậu để lâu thì sẽ dẫn đến viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh và ống dẫn tinh, vô sinh, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết.

4. Bệnh mụn rộp

Hơn một nửa số bệnh nhân không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ. Thường là bệnh nhân cảm thấy đau và ngứa ở sinh dục do có các mụn nước. Các mụn nước này nhanh chóng vỡ ra để lại vết loét, đau và các vết này liên kết với nhau thành vết lớn có bờ hình vòng cung. Khi các mụn nước này vỡ, đóng vẩy và mất đi tuy nhiên virus vẫn sống bên trong các dây thần kinh và thường tái phát. Nhiều lần trong suốt quãng đời còn lại của bệnh nhân. Hầu hết bệnh nhân có tổn thương ở sinh dục ngoài, nhưng có khi tổn thương ở trong niệu đạo gây nên tiểu khó, đau và có dịch trong, nhày.

Với những biểu hiện trên, chồng em có thể đến bệnh viện đa khoa ở tỉnh thành nơi vợ chồng em sinh sống để được làm các xét nghiệm và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu ở Hà Nội chồng em có thể đến kho nam học của bệnh viện Việt Đức. Không nên để bệnh kéo dài, bởi dễ dẫn đến viêm nhiễm nệu đạo, viêm túi tinh, tinh hoàn… và nặng hơn có thể dẫn đến vô sinh.

 

Meo.vn (Theo Bao phu nu)

Những vị trí bẩn nhất trên cơ thể

Miệng, da, dạ dày, ruột... được xem là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong cơ thể.

Rất nhiều khuẩn trong đó tạo ra mùi hôi, khiến chủ nhân gặp nhiều vấn đề trong giao tiếp.

1. Miệng

- Khuẩn Teponema Denticola: Teponema Denticola có kích thước cực nhỏ, trú ngụ ở trong các hốc răng miệng, nhưng nếu vệ sinh thường xuyên thì "dân số" khuẩn Teponema denticola sẽ giảm đáng kể...

- Khuẩn Porphyromonas gingivalis: Đây là khuẩn thường gây ra những bệnh về răng. Tuy không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho con người , đặc biệt là gây hiện tượng kháng thuốc kháng sinh, đôi khi nó còn tấn công cả khuẩn thân thiện có trong vòm miệng và tạo ra bệnh về nuớu và viêm lợi.

- Veillonella: Veillonella là loại kí sinh trùng có nhiều trong miệng, đường hô hấp, thủ phạm gây bệnh sâu răng thông qua cơ chế chuyển đổi các sản phẩm mang tính axit của các loại khuẩn khác thành axit.

2. Dạ dày

Trong dạ dày của con người có lượng axít rất cao nên không có bất kì loại khuẩn, kí sinh trùng nào có thể sinh sống được trừ Helicobacte pylory. Giới khoa học đã phát hiện thấy quá trình tiến hóa đã giúp loài khuẩn này tồn tại để xâm nhập vào màng nhầy của dạ dày và thủ phạm gây ra nhiều bệnh nan y như viêm loét dạ dày, ung thư và đến nay có khoảng 2/3 dân số thể giới mang khuẩn nói trên nhưng rất ít khi có triệu chứng thể hiện ra bên ngoài.

3. Ruột

- Bacteroides fragilis: Loại khuẩn này có "dân số" rất đông, chiếm tới 60% tổng trọng lượng phân người (chỉ số gốc khô), trong số này có cả khuẩn, nấm và cả những loại khuẩn thân thiện giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể bẻ gãy carbohydrate...

- Khuẩn Escherichia coli thường được gọi tắt là E.Coli: Một loại khuẩn rất nguy hiểm cho con người. Nó có thể tồn tại trong cơ thể dưới bất kì điều kiện nào, thâm nhập vào cơ thể dưới nhiều hình thức, đặc biệt là qua ăn uống, từ thực phẩm sữa, thịt cá, cho đến nhiễm khuẩn từ việc tiếp xúc với phân động vật hay đất đã nhiễm khuẩn E.Coli.

- Khuẩn Candida albicans: Khuẩn Candida albicans có ở tất cả các bộ phận trong cơ thể nhưng nhiều nhất vẫn là ở trong ruột. Và thường khống chế bằng hệ thống miễn dịch của cơ thể, trường hợp mất cân bằng có thể tạo ra nhiều loại bệnh nan y. Thông thường các đơn bào Candida albicans thường chuyển thành một loại đa bào xâm thực khi môi trường thuận lợi mà người ta quen gọi là hiện tượng nhiễm nấm. Khi nhiễm bệnh làm cho con người khó chịu, thậm chí nó thể đi vào dòng máu, gây nhiều loại bệnh nan y, đặc biệt là bệnh tim mạch.

4. Da

- Nấm Malassezia: Thủ phạm gây mẩn ngứa ra, nó thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều dầu, tạo gầu, gây viêm da và ngứa. Theo nghiên cứu thì trên da đầu con người có tới hàng chục triệu men và nấm Malassezia và M.Globosa, riêng Malassezia còn có nhiều trên da lông thú vật và truyền sang cho con người bằng cách tiếp xúc.

- Tụ cầu khuẩn Taphylococus: Đây là loại khuẩn nguy hiểm đối với cơ thể và gần đây được xem là thủ phạm gây ra hiện tượng MRSA (khuẩn Staphylococus aureus kháng thuốc kháng sinh) do thực phẩm nhiễm khuẩn, do tiếp xúc ra với vết thương người nhiễm bệnh. Trong nhóm tụ cầu khuẩn gây bệnh da có khuẩn S.epidemidis được xem là vô hạn nhưng nó lại xâm nhập vào cơ thể qua con đường tiếp xúc dụng cụ y tế gây bệnh ở mắt và đường dẫn nước tiểu.

- Khuẩn Propionibacterium acnes: Đây là loại khuẩn lây lan qua đường ăn uống, nhất là cầm nắm bánh kẹo, thức ăn nhanh và là thủ phạm gây bệnh trứng cá ở con người. Nguyên nhân đích thực của căn bệnh trứng cá đến nay người ta chưa khám phá hết, song có một phần do khuẩn Propionibacterium acnes, vì nó sống nhờ vào axit béo trong các lỗ chân lông, gây viêm nhiễm . Có thể dùng benzyol peroxide và những loại thuốc kháng khuẩn nhưng không nên dùng Tetracycline vì nó đã kháng lại loại thuốc này.

Meo.vn (Theo NNVN)

Cẩn trọng khi dùng thuốc chống nấm ketoconazol

Nấm là sinh vật thường được tìm thấy trên da. Khí hậu nóng, ẩm là điều kiện thích hợp để nấm phát triển. Khi da bị tổn thương hoặc thường xuyên bị ẩm ướt hoặc khi hệ vi khuẩn bình thường của cơ thể bị thay đổi do điều trị kháng sinh kéo dài, nấm có thể sinh sôi nảy nở gây ra viêm da trên cơ thể đặc biệt là những vùng da mỏng, ẩm ướt.

Nấm cũng có thể gây nhiễm trùng phổi và các mô khác của cơ thể đặc biệt là ở những bệnh nhân với các hệ thống miễn dịch suy yếu. Khi đó cần sử dụng các thuốc chống nấm mà sự lựa chọn hiện nay hay gặp là ketoconazol. Hiện nay, ketoconazol có khá nhiều dạng bào chế như viên uống, kem bôi, hỗn dịch uống, dầu gội đầu... Đây là loại thuốc chống nấm tổng hợp giúp ngăn ngừa và chữa trị nhiễm độc nấm nói chung và trên da, nhất là các trường hợp bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch như bệnh nhân AIDS. Tuy đã có các thuốc chống nấm mới hơn, ít tác dụng phụ hơn như fluconazol và itraconazol nhưng cơ chế tác dụng cũng tương tự như ketoconazol.

Chống nấm hiệu quả
Không nên sử dụng đồng thời các dạng bào chế khác nhau nhưng cùng chứa hoạt chất này.

Ketoconazol thường có tác dụng kìm hãm nấm nhưng thuốc cũng có thể diệt nấm ở nồng độ cao. Tác dụng diệt nấm của ketoconazol ở nồng độ cao có thể là do tác dụng hóa lý trực tiếp của thuốc trên màng tế bào nấm. Với Candida albicans, các thuốc chống nấm loại azol ức chế sự biến đổi từ dạng bào tử chồi thành thể sợi có khả năng xâm nhập gây bệnh. Ketoconazol là thuốc chống nấm có phổ rộng, tác dụng trên nhiều loại nấm gây bệnh như Candida, Blastomyces dermatitidis, Coccidioides immitis... Thuốc còn tác dụng trên một vài vi khuẩn gram dương.

Ketoconazol hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa, tốt nhất là ở pH acid. Sau khi uống, thuốc hòa tan trong dịch dạ dày và chuyển thành dạng muối hydroclorid rồi được hấp thu ở dạ dày. Sinh khả dụng của thuốc uống phụ thuộc vào pH dạ dày, pH tăng sẽ làm giảm hấp thu thuốc, do đó nếu dùng đồng thời với các thuốc làm tăng pH dạ dày sẽ làm giảm hấp thu ketoconazol.

Ảnh hưởng của thức ăn đối với tốc độ và mức độ hấp thu thuốc ở dạ dày còn chưa được xác định rõ, tuy nhiên nhà sản xuất cho rằng dùng ketoconazol với thức ăn sẽ làm tăng mức độ hấp thu thuốc và làm cho nồng độ thuốc trong huyết tương đậm đặc hơn, đó là do thức ăn làm tăng tốc độ và mức độ hòa tan của thuốc. Nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương đạt được sau khi uống 1 - 2 giờ. Ketoconazol phân bố vào các dịch khớp bị viêm, nước bọt, mật, nước tiểu, sữa, gân, da, các mô mềm, tinh hoàn... thuốc qua được nhau thai nhưng không qua được hàng rào máu - não nên chỉ đạt một lượng không đáng kể trong dịch não tủy. Ketoconazol chuyển hóa một phần ở gan tạo ra các dẫn chất không có hoạt tính qua quá trình ôxy hóa và thoái giáng vòng imidazol và piperazin. Con đường chính thải trừ thuốc và các chất chuyển hóa của nó là qua mật rồi vào phân.

Ketoconazol được chỉ định trong bệnh nấm toàn thân, nấm Candida ở da, niêm mạc nặng, mạn tính, nhiễm nấm dai dẳng ở âm đạo, nhiễm nấm miệng, cổ họng và dạ dày, ruột hoặc cơ quan nội tạng khác.Tuỳ theo tình trạng nhiễm nấm của cơ thể mà lựa chọn dạng bào chế thích hợp.

Ketoconazol có thể gây độc cho gan vì thế không nên dùng cho những người đã bị bệnh gan. Biến chứng ở gan thường gặp nhiều hơn ở người cao tuổi, phụ nữ, người nghiện rượu hoặc bị suy chức năng gan do những nguyên nhân khác. Vì ketoconazol cũng có khả năng ức chế quá trình tổng hợp các steroid và chuyển hóa vitamin D, do đó khi điều trị kéo dài ở trẻ em nên hết sức thận trọng. Dùng ketoconazol kéo dài nhằm dự phòng các bệnh nấm cho những người suy giảm miễn dịch có thể gây ra những thay đổi hormon nghiêm trọng.

Ketoconazol qua được nhau thai, nhưng còn chưa có những nghiên cứu đầy đủ ở người. Thuốc chỉ dùng cho người mang thai khi lợi ích điều trị xác đáng hơn các nguy cơ có thể gây ra cho thai nhi. Thuốc có thể tiết vào sữa, do đó người mẹ đang điều trị với ketoconazol không nên cho con bú.

Một số tác dụng có hại
Ketoconazol có thể gây độc cho gan.

Tác dụng không mong muốn (ADR) của ketoconazol thường gặp trên hệ tiêu hóa là buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, đầy hơi, chảy máu đường tiêu hóa, tiêu chảy. Các tác dụng này có liên quan đến liều dùng và có thể giảm thiểu nếu dùng thuốc cùng với thức ăn. Hầu hết, các trường hợp độc với gan đã được ghi nhận ở những người bệnh dùng thuốc trị nấm móng và ở nhiều người khác dùng thuốc trị các bệnh nấm da mạn tính dai dẳng. Mặc dù tác dụng độc do ketoconazol gây ra với gan thường có thể hồi phục sau khi ngừng thuốc vài tháng nhưng cũng đã xảy ra một số hiếm trường hợp xấu như hoại tử gan cấp, biến đổi mỡ ở gan hoặc tử vong. Nếu phải điều trị kéo dài thì trước khi dùng thuốc, cần xét nghiệm chức năng gan và suốt thời gian điều trị cứ 1 hoặc 2 tháng lại kiểm tra ít nhất một lần, đặc biệt là những người bệnh đang dùng các thuốc khác có độc tính mạnh với gan như thuốc chống lao, kháng sinh. Khi kết quả xét nghiệm chức năng gan thay đổi đáng kể, hay không bình thường kéo dài hoặc xấu đi hoặc kèm theo những biểu hiện rối loạn chức năng gan khác, cần ngừng thuốc. Có thể uống ketoconazol trong hoặc sau khi ăn nhằm làm giảm buồn nôn và nôn. Vì ketoconazol có độc tính cao với gan nên khi người bệnh dùng thuốc chống nấm đồng thời với các thuốc khác cũng có khả năng gây độc cho gan, nên phải theo dõi cẩn thận, nhất là đối với những người cần điều trị kéo dài hoặc đã có tiền sử bị bệnh gan. Tránh để đông lạnh dạng hỗn dịch uống và kem bôi ngoài có ketoconazol. Dạng xà phòng gội đầu cần tránh ánh sáng.

Ketoconazol có nhiều dạng bào chế như thuốc uống, kem bôi, dầu gội đầu, hỗn dịch uống nên phải tuân thủ liều điều trị và không nên sử dụng đồng thời các dạng bào chế khác nhau nhưng cùng chứa hoạt chất này.    

 ThS. Lê Quốc Thịnh

(suckhoe-doisong)

Dùng thuốc khi bị viêm âm đạo do nhiễm trùng roi Trichomonas

Viêm âm đạo do nấm men Candida (Albican hay non – albican), trùng roi Trichomonas vaginalis và tạp trùng (bacterial vaginosis) là nguyên nhân thường gặp nhất, có thể gặp trong 90%  các trường hợp viêm âm đạo.

Thuốc thường dùng trong điều trị viêm âm đạo do nhiễm trùng roi Trichomonas là metronidazole hoặc tinidazole uống 1 liều duy nhất. Hoặc có thể dùng metronidazole  uống ngày 2 lần trong 7 ngày.

Niệu đạo, tuyến Skene và tuyến Bartholin (ở phía ngoài) cũng thường bị nhiễm Trichomonas cho nên nếu dùng gel metronidazole bôi sẽ không hiệu quả bằng các thuốc uống.

Bạn tình của người bị nhiễm Trichomonas cũng cần được điều trị và cần tránh quan hệ tình dục cho đến khi cả hai không còn triệu chứng. Các triệu chứng thường gặp  như ngứa, đau mỗi khi giao hợp, khí hư có màu, mùi bất thường…

Đối với phụ nữ có thai bị nhiễm Trichomonas có thể được điều trị bằng metronidazole, uống liều duy nhất.

Phụ nữ cho con bú cần kiêng cho bú trong thời gian điều trị cho đến 12 – 24 giờ sau liều metronidazole cuối cùng. Còn với thuốc tinadazole, kiêng cho bú trong thời gian điều trị và 3 ngày sau liều cuối cùng.

Metronidazole (flagyl) là liệu pháp lựa chọn cho cả những bệnh nhân có khả năng miễn dịch tốt và không tốt. Với những phụ nữ không thể dùng metronidazole thì điều trị tại chỗ bằng thụt rửa sâu vào âm đạo với nonoxynol-9 và podovidone-iodine tỏ ra có hiệu quả nhưng còn cần nghiên cứu thêm mới có thể khẳng định.

Tóm lại, khi bị viêm âm đạo, cần đến khám và tư vấn tại các thầy thuốc sản phụ khoa để được điều trị triệt để, tránh tái phát.

BS. Xuân Anh
suckhoe-doisong