Lưu trữ cho từ khóa: cận thị nặng

Phương pháp điều trị bệnh cận thị và phát triển trí não ở trẻ

Mắt cận thị, vì sức hội tụ quá mạnh hoặc là nhãn cầu quá dài, ánh sáng hội tụ trước mặt phẳng võng mạc, kết quả là hình ảnh ở xa bị mờ đi, tuy nhiên các hình ảnh ở gần thường vẫn rõ nét.

Cận thị đang là căn bệnh thời đại của giới học sinh. Tỷ lệ học sinh đeo kính tăng đều mỗi năm mà đỉnh điểm là con số “kinh hoàng”: 79,95% ở các trường chuyên. Vậy cận thị là gì ?

Cận thị là một dạng tật khúc xạ của mắt trong đó hình ảnh của vật hội tụ ở trước võng mạc làm cho hình ảnh bị mờ.

Bình thường tia sáng hội tụ khi đi qua giác mạc, thủy tinh thể để rơi đúng vào mặt phẳng võng mạc, chuyển thông tin lên não và cho hình ảnh rõ nét.

Nguyên nhân nào gây ra cận thị ?

Cho đến nay, lí giải hợp lí nhất vẫn là làm việc phải nhìn gần nhiều quá nhiều, dẫn đến bệnh cận thị. Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng ở người lao động trí óc, thì tỷ lệ cận thị cao hơn nhiều so với những người khác.

Ngoài ra, người ta cũng nhấn mạnh nhiều đến yếu tố di truyền. Gọi là “cận thị bẩm sinh”.

Giải pháp cho bệnh cận thị:

Thị lực có thể phục hồi nếu được điều trị khi trẻ dưới 6 tuổi, nhưng khi trẻ đã lớn sẽ rất khó thậm chí không thể hồi phục. Do vậy phát hiện sớm để được điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Đeo kính là cách thông dụng, rẻ tiền, dễ áp dụng. Nếu bệnh nhân đeo kính sát tròng cần được kiểm tra giác mạc 3 tháng một lần, phải ngưng sử dụng kính nếu có bất thường trên giác mạc hoặc có phản ứng của mắt với kính.

Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi có thể điều trị bằng phương pháp mổ laser.

Phương pháp đặt thủy tinh thể nhân tạo trong mắt được sử dụng khi bị cận nặng, có kèm bệnh đục thủy tinh thể.

Các giải pháp phối hợp:

Không xem sách ở nơi thiếu ánh sáng, không bắt mất làm việc quá lâu.Hai người nam nữ đều cận thị nặng (quá 9 Diôp trở lên) không nên lập gia đình với nhau để tránh ảnh hưởng di truyền cho con cháu.

Trong lớp nên xếp trẻ cận thị ngồi gần bảng. Hạn chế và giảm những triệu chứng mỏi mệt điều tiết do cận thị gây ra, cần làm việc ở khoảng cách thích hợp, từ mắt đến sách khoảng 30 - 40 cm.

Yếu tố dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ cũng rất quan trọng: Theo các chuyên gia Nhật Bản: người cận thị ăn nhiều chất ngọt có thể làm cho bệnh phát triển thêm. Ngoài ra, các chuyên gia Y tế Mỹ khuyên trẻ nhỏ trước và trong độ tuổi cấp 1 nên dùng các chế phẩm của DHA bổ xung những dưỡng chất tốt cho thị lực của mắt, vốn thường bị thiếu hụt hay mất cân bằng trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Viên nang mềm BRAIN MAX DHA xuất xứ Mỹ, chứa DHA 100 mg cô đặc từ 400mg nguyên chất dầu cá Hồi và Cá Yến, vốn là loài cá sống ở tầng nước sâu, có hàm lượng DHA sạch 100%. Điểm khác biệt của DHA Brain Max là cá hồi được thu hoạch ở các vùng biển Úc, NewZeland, Mỹ được chọn lọc và qua kiểm duyệt rất kỹ về chất lượng trước khi ép lấy dầu. Dầu được lọc qua quy trình hiện đại để loại bỏ các hàm lượng kim loại nặng, những chất không có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy sản phẩm Brain Max DHA đạt độ tinh chế, thuần và hoạt lực cao.

Số đăng ký lưu hành: 8762/2010/YT-CNTC

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Brain Max DHA là sản phẩm chuyên biệt giúp phát triển tế thị lực trẻ sớm ngay từ giai đoạn nằm trong bụng mẹ, nếu người mẹ sử dụng, đồng thời cải thiện tình trạng cận thị sớm, giảm nguy cơ nhược thị, đồng thời giúp trẻ phát triển trí não, tăng khả năng nhớ và tập trung trong học tập.

Viên nang mềm, rất dễ uống.

Thông tin cho bạn:

Công ty TM Quốc tế Lưu Ân Phúc.

20/32 Hồ Đắc Di, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP HCM.

TT tư vấn, chăm sóc sắc đẹp:   : 08 - 3.812.1047 – 2 229 1489

Hà Nội: CTy Khải Nguyên, 287 Thanh nhàn – Q.Hai Bà Trưng.

ĐT tư vấn: 84-4 3.863.4664.

Đà nẵng: Cty Dược Trí Tín, 245 Ông Ích Khiêm – Đà Nẵng; NT PhướcThiện: Số 322 Hùng Vương.

Hải Phòng: NT Việt Dũng, 22 Trần Nguyên Hãn, Lê Trân, Hải Phòng . ĐT:0313.700987

Meo.vn (Theo 24h)

Bức tranh tả thực

Hai vợ chồng đi xem triển lãm mỹ thuật. Bà vợ mắt cận thị nặng đứng trước một bức tranh bảo chồng: "Anh xem, cả đời em chưa bao giờ thấy một bức chân dung xấu như thế này"

Ông chồng vội kéo vợ đi chỗ khác, khẽ bảo:

- Không phải tranh đâu, cái gương đấy.

- !!!!!

 

Meo.vn (Sưu tầm)

Vì sao mắt ngày càng lồi ra?

* Chào bác sĩ, em có một thắc mắc muốn hỏi bác sĩ đó là, tại sao mắt của em ngày càng lồi ra ngoài, và hay bị nhức mắt nữa? Mong bác sĩ tư vấn giúp. Em cám ơn! (muadongkieuhanh@...)

- Trả lời:

Lồi mắt có thể là do co trợn cơ nâng mi (co quắp cơ dẫn đến trợn mi) trong bệnh Basedow; do khối u trong hốc mắt ngày càng lớn đẩy nhãn cầu ra phía trước; do trục nhãn cầu quá dài làm cho mắt to và lộ trong bệnh cận thị nặng; hoặc các nguyên nhân khác.  

Nếu nguyên nhân là do cường tuyến giáp trong bệnh Basedow thì cần phải phối hợp điều trị với chuyên khoa nội tiết. Lồi mắt do khối u cần phẫu thuật loại bỏ khối u, lồi mắt trong bệnh cận thị nặng thì không cần điều trị.  

Nhức mắt cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau em à, có thể liên quan hoặc không liên quan đến lồi mắt. Do vậy, em cần đến khoa Thần kinh nhãn khoa Bệnh viện Mắt TP.HCM, hoặc bệnh viện có chuyên khoa mắt để được khám bệnh.

Theo Thanh Niên

Lựa chọn mới cho trẻ bị cận thị nặng

Lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ Bệnh viện Mắt Việt Nga đã thành công trong tạo hình củng mạc điều trị cận thị nặng cho trẻ em chỉ trong vòng 15 – 20 phút. Đây là một phẫu thuật ít tổn thương và không có biến chứng đáng kể giúp làm giảm mức độ tiến triển của bệnh cận thị xuống 2,5 lần và ngăn chặn sự xuất hiện các biến chứng gây giảm thị lực và mù lòa cho trẻ.Nhiều ưu điểm khi điều trị cận thị bằng phương pháp mới

TS. Kurochkei Vladimir Nhicolaievich, Bệnh viện Mắt quốc tế Việt Nga cho biết, để điều chỉnh tật khúc xạ, ngoài việc đeo kính và điều trị nội khoa, đối với các trường hợp cận thị tiến triển hoặc cận thị nặng, trước đây người ta dùng phương pháp rạch giác mạc hình nan hoa, làm thay đổi hình thể giác mạc và bệnh nhân nhìn rõ hơn. Tuy nhiên, phẫu thuật này dễ gây ra nhiều biến chứng nặng nề: không được tốt và ổn định, gây mờ đục giác mạc, gây mù. Năm 1983, người ta phát hiện ra rằng tia laser excimer có tác động làm thay đổi hình thể giác mạc mà không làm tổn hại phần còn lại. Kỹ thuật này không phải dùng những đường rạch giác mạc theo hình nan hoa, hình thể giác mạc được làm thay đổi dưới tác động của laser. Sự bào mòn giác mạc được thực hiện tinh xảo làm cho một phần mô của giác mạc như bị “bốc hơi” từ bề mặt giác mạc. Phẫu thuật có độ chính xác cao nên cho kết quả ổn định, giảm được đáng kể các biến chứng phẫu thuật. Tuy nhiên, với phương pháp này, từ 2 – 4 ngày của giai đoạn phục hồi là thời gian bệnh nhân phải chịu cảm giác khó chịu nhất. Đó là thời gian giác mạc biểu mô hoá, bệnh nhân có cảm giác sợ ánh sáng, thấy cộm, đau nhức nhẹ và còn chưa nhìn rõ. Thời gian thích nghi sau mổ thường kéo dài khoảng 3 – 4 tuần. Hiện nay, phổ biến là phương pháp lasik. Bằng một dụng cụ chuyên dụng, người ta tạo một vạt giác mạc rồi nâng lên để bộc lộ phần giác mạc phía dưới. Phần giác mạc được bộc lộ này sẽ chịu tác động để thay đổi cấu trúc nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra, sau đó vạt giác mạc sẽ được đặt lại vào vị trí cũ. Phương pháp này đã hạn chế được các nhược điểm của các phương pháp trên. Tuy nhiên, nó chỉ thực hiện được ở các bệnh nhân trên 18 tuổi. Đặc biệt, với những bệnh nhân có tật khúc xạ không ổn định do trục nhãn cầu bị kéo dài, phương pháp lasik không đáp ứng được yêu cầu về cơ chế bệnh sinh.

Cấu tạo của mắt

Để ngăn ngừa cận thị tiến triển, đặc biệt giúp nhãn cầu ổn định, các chuyên gia Nga đã nghiên cứu và ứng dụng thành công phương pháp tạo hình củng mạc. TS. Kurochkei Vladimir Nhicolaievich cho biết, đây là loại phẫu thuật nhằm gia cố củng mạc (lớp màng ngoài cùng của nhãn cầu). Phẫu thuật này không giúp tăng thị lực cho bệnh nhân mà ngăn chặn sự tiến triển của cận thị do trục nhãn cầu bị kéo dài, nhờ đó ngăn chặn sự suy giảm thị lực và ổn định cận thị. Phương pháp tiến hành rất đơn giản, trẻ trên 10 tuổi gây tê tại chỗ, dưới 10 tuổi gây mê. Thông qua một vết cắt rất nhỏ trong mắt, các chuyên gia  sẽ đưa vào thành sau của nhãn cầu bốn miếng ghép củng mạc, gắn chặt vào củng mạc của bệnh nhân giúp củng mạc bền chắc, nhờ đó nhãn cầu không bị kéo giãn ra, đồng thời nó có tác dụng hoạt huyết cho nhãn cầu giúp ngăn chặn thoái hóa võng mạc ngoại vi, một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân cận thị nặng và tiến triển.

TS. Kurochkei Vladimir Nhicolaievich cho biết, chỉ định của phẫu thuật này là những bệnh nhân bị cận thị từ 3D trở lên và tăng dần hàng năm. Sau phẫu thuật 5 – 7 ngày, bệnh nhân bình phục mà không phải áp dụng chế độ sinh hoạt đặc biệt nào, chỉ cần tránh tiếp xúc hay va đập trực tiếp vào mắt. Đặc biệt, phẫu thuật gần như không có chống chỉ định cũng như tác dụng phụ nghiêm trọng.

Không chủ quan với tật khúc xạ

Các chuyên gia về mắt cho biết, nhiều người cứ nghĩ cận thị là một tật khúc xạ đơn giản, chỉ cần đeo kính nhưng thực tế, cận thị tiến triển nếu không được điều trị sẽ gây thoái hóa mắt, mất thị lực và mù lòa. Hiện nay, đây là căn bệnh học đường đang có chiều hướng gia tăng mạnh ở cả trẻ em thành phố và nông thôn. Các bác sĩ cho hay, đối với các bệnh về mắt ở trẻ gây ảnh hưởng đến khả năng nhận biết hình thể, sử dụng bàn tay, sự nhanh nhạy, năng động, giao tiếp xã hội… gây ra nhiều hạn chế trong việc học tập và giao tiếp, khám phá thế giới xung quanh. Đặc biệt, các bệnh về mắt còn làm cho quá trình giảm thị lực và lão hóa xảy ra nhanh hơn, có thể dẫn tới mù lòa.

Theo TS. Kurochkei Vladimir Nhicolaievich, phần lớn cận thị ở trẻ là do trục nhãn cầu bị kéo dài ra nên hình ảnh sẽ rơi trước võng mạc, thay vì rơi đúng trên võng mạc nên trẻ buộc phải nhìn gần. Khi trục nhãn cầu bị kéo dài ra dẫn tới cấu trúc bên trong của mắt cũng bị kéo giãn, đặc biệt là võng mạc. Từ đó sẽ xuất hiện những thay đổi do đáy mắt bị thoái hóa, hậu quả cuối cùng là mất thị lực không hồi phục. Đối với những trường hợp nhẹ, ít tiến triển thì trẻ có thể đeo kính nhưng với những trường hợp tiến triển nhanh, độ cận thị ngày một gia tăng thì các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám và lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.

suckhoe&doisong

Thiếu vitamin A và kẽm, trẻ dễ bị cận thị

Thiếu vitamin A và kẽm, trẻ sẽ dễ mắc cận thị nhất. Ăn quá nhiều đồ ăn ngọt cũng khiến độ đàn hồi của nhãn cầu yếu đi, làm bệnh cận thị nặng hơn.

Hệ thần kinh của trẻ chưa được phát triển một cách hoàn thiện, trong khi sự hưng phấn của chúng lại tương đối lớn, vì thế dễ dẫn đến các trạng thái mệt mỏi. Nếu ngủ không đủ giấc, các tế bào thần kinh sẽ không được nghỉ ngơi đầy đủ, lại không được bổ sung dinh dưỡng kịp thời, vì thế hệ thần kinh dễ bị rối loạn, gây ảnh hưởng đến thần kinh giao cảm của mắt, khiến chức năng điều tiết của mắt kém đi và hình thành bệnh cận thị ở trẻ.

Các chuyên gia cho biết một số loại dinh dưỡng bị thiếu cũng dẫn đến cận thị, bởi trong nhãn cầu chứa tương đối nhiều các nguyên tố như thép, crôm, canxi, kẽm.

Cơ thể bị thiếu sắt sẽ khiến mắt bị khô và không tốt cho thủy tinh thể, làm cho thủy tinh thể bị lồi lên và đi-ốp tăng. Khi cơ thể không được cung cấp đủ canxi, nhãn cầu sẽ mất dần đi độ đàn hồi bình thường, dễ bị phồng lên và gây bệnh cận thị.

Ngoài ra, cận thị và việc thiểu vitamin A, B trong cơ thể cũng có mối liên quan mật thiết. Nếu thiếu vitamin B, sự trao đổi đường trong cơ thể sẽ gặp trở ngại, nguồn năng lượng của các cơ quan thần kinh bị ảnh hưởng, trong đó có cả các dây thần kinh mắt, và gây nên cận thị.

Đồng thời thiếu vitamin A và kẽm, trẻ sẽ dễ mắc cận thị nhất. Ăn quá nhiều đồ ăn ngọt cũng khiến độ đàn hồi của nhãn cầu yếu đi, làm bệnh cận thị nặng hơn.

Theo aFamily