Lưu trữ cho từ khóa: cam thảo

Trị ho cho bà bầu bằng trái cây ‘họ nhà chanh’

Khi bầu bí, sức đề kháng suy giảm vì vậy mẹ bầu rất dễ nhiễm khuẩn hoặc virus từ môi trường sống, hoặc do thời tiết nắng nóng, thay đổi đột ngột khiến dẫn đến bị ho. Nếu  bị ho nặng, bà bầu nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ còn nếu mới bị nhẹ, chị em có thể tham khảo những cách chữa ho đơn giản từ các loại quả chanh, cam, quất, quýt bằng những công thức dưới đây.

"Họ" nhà chanh trị ho hiệu quả cho bà bầu1

Chanh, cam, quất, quýt đều là những loại trái cây nhiều vitamin C giúp các mẹ bầu tăng sức đề kháng, sức khỏe. Vỏ của các loại quả này lại chứa tinh dầu giúp mẹ bầu có thể "đập tan" các cơn ho khó chịu. 

1. Quả cam

- Sau khi đã rửa sạch, dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Ăn cam ngay khi còn nóng, vừa lấy ra khỏi lò.
 

"Họ" nhà chanh trị ho hiệu quả cho bà bầu 2
 

- Ngoài ra có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống hằng ngày.

2. Quất

- Thái lát mỏng 3 – 4 quả quất đã rửa sạch vỏ, bỏ hạt, cho vào chén, đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều và đem hấp hoặc chưng cách thủy 10 - 15 phút. Sau đó để nguội và dùng dần, mỗi ngày uống khoảng 2 - 3 lần với 1- 2 thìa cà phê. Khi uống có thể thêm vài hạt muối, không nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để quất trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng

- Ngoài ra, quả quất còn có thể làm bài thuốc như sau: lấy 3 quả quất tươi, 6g cam thảo, 20 cánh hoa hồng bạch, 5 lá húng chanh, 8g đường phèn, hấp chín nguyên liệu, để nguội rồi uống hằng ngày theo liều lượng mỗi ngày uống khoảng 2 - 3 lần với 1- 2 thìa cà phê.

3. Quýt

- Sau khi ăn quả quýt xong, phần vỏ chị em nên giữ lại để trị ho.

Cách làm: cho vỏ quýt vào một chén nhỏ cùng với cam thảo, rễ cỏ tranh, mỗi thứ lượng bằng nhau và vừa đủ để dùng trong ngày. Sau đó rưới thêm khoảng 3 thìa mật ong lên trên. Đem hấp cách thủy và uống trong ngày, khi uống có thể pha loãng với nước đun sôi để ấm cho dễ nuốt.

4. Chanh

Với quả chanh, có thể chế thành nhiều bài thuốc để chữa ho hiệu quả:

- Cho một muỗng canh mật ong trộn đều với hai muỗng nước cốt chanh.

- Hoặc, pha một ly trà ấm hòa chút mật ong và thêm vài lát canh để uống lúc ho rát nhất, bạn sẽ cảm thấy cổ họng dịu lại ngay.

- Hay bạn cũng có thể trộn mật ong với ít nước chanh thêm chút gừng băm nhỏ, một chút quế để làm ấm cổ họng, cũng sẽ giảm ho hiệu quả.

- Ngoài ra, có thể hấp chín quả chanh khô với 6g cam thảo và 3 thìa mật ong cũng có tác dụng chữa ho.

Theo Webphunu

Một số bài thuốc Đông y điều trị ho kéo dài

Thời tiết thay đổi kèm theo sự ô nhiễm môi trường khiến các bệnh về đường hô hấp gia tăng. Nhiều người bị ho, viêm mũi, ngứa họng, khạc đờm…, mặc dù đã dùng nhiều thuốc nhưng bệnh vẫn không khỏi làm người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc. Xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y điều trị hiệu quả chứng bệnh này.

Ho do phế nhiệt

Người bệnh ho khan, không có đờm, hơi thở nóng, miệng khô khát, rát họng, khô họng. Ho kéo dài nhiều ngày, mắt đỏ, da khô, đại tiện táo… Dùng một trong các bài:

Bài 1: ngân hoa 10g, liên kiều 12g, tang diệp 20g, rau má 20g, cỏ mực 20g, thiên môn 16g, mạch môn 12g, trần bì 10g, tía tô 16g, xương bồ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: cát cánh 16g, trần bì 12g, bán hạ 10g, mơ muối 12g, đinh lăng 16g, sâm đại hành 16g, rễ xương sông 16g, tang bạch bì 16g, cam thảo 12g, rễ chanh 12g, bạch mao căn 16g, mã đề 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

mot-so-bai-thuoc-dong-y-dieu-tri-ho-keo-dai

mot-so-bai-thuoc-dong-y-dieu-tri-ho-keo-dai

Cát cánh và kim ngân hoa là 2 vị thuốc trị ho phế nhiệt.

Ho do cảm nhiễm phong hàn

Người bệnh đau đầu, đau người, gai sốt, hắt hơi, ngạt mũi, ho nặng tiếng, mắc đờm, người mệt mỏi. Dùng một trong các bài:

Bài 1: phòng phong 12g, kinh giới 16g, tế tân 12g, bạch truật 16g, đương quy 16g, vỏ quế 8g, thiên niên kiện 10g, hà thủ ô 16g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 12g, cẩu tích 12g, ngũ vị 10g, xương bồ 16g, cát cánh 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần (uống nóng).

Bài 2: trần bì 12g, bán hạ 10g, phòng phong 10g, kinh giới 16g, sinh khương 6g, ngải diệp 16g, xuyên khung 10g, tế tân 12g, vỏ quế 8g, thiên niên kiện 10g, đương quy 16g, sâm bố chính 16g, cam thảo 12g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Ho do viêm họng

Người bệnh có biểu hiện họng sưng đau, ho rát họng, có khi ho suốt ngày không dứt, có thể sốt, người mệt mỏi. Dùng một trong các bài:

Bài 1: ngân hoa 10g, liên kiều 12g, bồ công anh 20g, rau tần dày lá (húng chanh) 16g, phòng phong 10g, kinh giới 16g, bán hạ 10g, tía tô 16g, hậu phác 10g, trần bì 10g, huyền sâm 12g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: đinh lăng 16g, tang diệp 20g, cát cánh 16g, mạch môn 16g, bối mẫu 10g, trần bì 10g, cam thảo 12g, xạ can 8g, huyền sâm 12g, sa sâm 12g, bạch linh 10g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ho do viêm thanh quản

Người bệnh ho kéo dài nhiều ngày, tiếng nói khàn có khi mất tiếng, đau họng, khô họng. Dùng một trong các bài:

Bài 1: đậu đen sao thơm 30g, huyền sâm 16g, sâm bố chính 16g, tang bạch bì 16g, cát cánh 16g, tang ký sinh 16g, xương sông 16g, rau má 20g, ngũ vị 10g, cam thảo 12g, xương bồ 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: lá mã đề 16g, xương sông 20g, lá nhót 20g, cát cánh 16g, mạch môn 16g, kinh giới 16g, đậu đen (sao) 30g, huyền sâm 16g, cam thảo 16g, ngũ vị 10g, tang bạch bì 16g, cát căn 16g, sâm hành 16g, đương quy 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Theo Suckhoedoisong.vn

Thời tiết giao mùa, trẻ dễ bị bệnh

Miền Nam không có mùa đông lạnh giá, tiết trời ấm áp quanh năm, nhưng khi độ ẩm tăng cao cũng vẫn sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Đặc biệt, những trẻ hiếu động dễ sinh mồ hôi, không được lau kịp thời khiến các bệnh về đường hô hấp, ho cảm gia tăng.

PGS-TS Nguyễn Văn Bàng (phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai) chia sẻ, thời tiết thay đổi, giao mùa khiến trẻ thường mắc các bệnh như: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, toàn thân khó chịu, viêm mũi, viêm V.A, viêm họng cấp… và ho thường là dấu hiệu cho các bệnh này. Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ. Nếu được chăm sóc tốt, nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày. Nếu trẻ đang bú mẹ, giai đoạn này, bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Khi trẻ bị ngạt mũi, trước bữa ăn, bạn nên nhỏ mũi cho trẻ (dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ) để làm thông mũi trẻ. Trong những ngày thời tiết như thế này, cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Nhi cung cấp)

PGS Bàng nhấn mạnh, các mẹ cần tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá. Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ.

PGS Dương Trọng Hiếu (nguyên BS bệnh viện YHCT TW) chia sẻ, khi trẻ bị cảm, ho, các bà mẹ cần chú ý chữa trị kịp thời và triệt để. Thực tế hiện nay có nhiều loại thuốc Tân dược được bào chế dưới dạng siro để trẻ nhỏ dễ uống và liều lượng đã được điều chỉnh nhưng không phải vì thế mà các tác dụng phụ của thuốc không đáng ngại. Chức năng đào thải các chất độc của gan, thận còn kém, trẻ lại rất hay bị cảm, ho nên sử dụng thuốc rất thường xuyên. Nếu không cẩn trọng các mẹ sẽ bắt gan, thận của bé làm việc vất vả trong khi chức năng của các cơ quan này còn chưa được hoàn chỉnh. Các mẹ nên tìm các loại thuốc thảo dược an toàn cho bé. Nhưng ngay các thuốc Đông dược cũng có các vị thuốc không khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ như tinh dầu bạc hà, tỳ bà diệp, bạc hà diệp… Thế nên các mẹ chỉ nên lựa chọn các sản phẩm thảo dược được đặc chế dành riêng cho các bé. Cũng cần tìm các thuốc có mùi vị thơm, ngon, dễ uống. Siro Ích Nhi là một sản phẩm đáp ứng được tất cả các điều kiện này. Là sản phẩm được nghiên cứu và đặc chế dành riêng cho trẻ, với thành phần từ kinh giới, mật ong và các thảo dược nhanh giải cảm, giảm ho cho bé mà lại rất an toàn, mùi vị thì thơm ngon, thích hợp với khẩu vị của trẻ. Khi dùng kết hợp với các kháng sinh ở những bé bị cảm, ho nặng, Ích Nhi còn giúp các bé nâng cao sức đề kháng, giảm được các tác dụng phụ của kháng sinh và giúp bé nhanh khỏi bệnh. Đây là sản phẩm được nhiều bác sĩ khoa nhi khuyên dùng.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Nhi cung cấp)

Thành phần: xuyên khung 8g, cát cánh 8g. kinh giới 8g, tử uyển 8g, bách bộ 8g, xuyên bối mẫu 8g, hương phụ 8g, cam thảo 8g, trần bì 8g, mật ong 15g, phụ liệu vừa đủ 100ml. Tác dụng: giải biểu, trừ ho, trừ đờm. Chỉ định: thuốc được sử dụng trong các trường hợp điều trị các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, trị các chứng ho do lạnh, ho đờm nhiều. Liều lượng và cách dùng: trẻ sơ sinh – dưới 3 tuổi uống 3ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; trẻ em 3 – 7 tuổi uống 5 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; trẻ em 7 – 12 tuổi uống 7,5 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; từ 12 tuổi trở lên uống 10 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày. Có thể pha loãng với nước ấm cho dễ uống. Chống chỉ định: bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, phụ nữ có thai. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: + Thời kỳ mang thai: Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai. + Thời kỳ cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sỹ. Tác dụng không mong muốn của thuốc: chưa có báo cáo. Chú ý: thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Bảo quản: Trong bao gói kín, nơi khô mát, tránh ánh sáng. Tiêu chuẩn sản phẩm: tiêu chuẩn cơ sở. Quy cách đóng gói: hộp 1 lọ 100ml.

Điện thoại tư vấn sản phẩm: 043.9953901

Website: www.chamsoctre.vn

Hồ sơ đăng ký quảng cáo số: 1322/10/QLD-TT

Trà thảo dược điều trị trĩ

Để điều trị bệnh trĩ, y học cổ truyền có thuốc ngâm, thuốc đắp, thuốc xông, thuốc thang, trà dược, dược thiện… Trong đó phương pháp dùng trà dược tỏ ra có nhiều ưu điểm.

Bài 1: Hoa hòe, cỏ mực, lá đắng, lá đinh lăng, dau diếp cá, đương quy, bạch thược, bạch truật, cam thảo mỗi vị 200g (dược liệu ở dạng khô).

Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày.

Công dụng: bổ trung ích khí, làm co búi trĩ, chống viêm chỉ huyết. Trong bài: đương quy, bạch truật, lá đắng bổ tỳ vị, bổ trung châu; hoa hòe, cỏ mực chỉ huyết và nhận tràng; rau diếp cá, cam thảo, lá đinh lăng tác dụng bổ trợ và điều hòa các vị thuốc. Nếu trĩ chưa chảy máu hoặc chảy máu ít nên dùng bài này từ 2-3 tháng. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp, dùng những loại thức ăn nhiều chất xơ, chống táo bón, chống dị ứng.

Bài 2: Nhân trần, rau má, cỏ mần trầu, vỏ đậu xanh, ngũ gia bì, khương truật, cam thảo, ngân hoa mỗi vị 200g (dược liệu ở dạng khô).
Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Nhuận gan mật, lợi tiêu hóa, chống viêm chỉ huyết, mát huyết. Bài này phù hợp với bệnh nhân trĩ có tiền sử kiết lỵ, chức năng gan suy giảm, vàng da vàng mắt, đau tức hông sườn, rối loạn tiêu hóa…

Nhân trần, rau má: bổ gan lợi mật; cỏ mần trầu, vỏ đậu xanh: đặc trị bệnh trĩ; ngân hoa: chống viêm tiêu độc; khương truật, ngũ gia bì: bổ tỳ; cam thảo có vị ngọt vừa bổ tỳ vừa điều hòa các vị trong bài.

Với bài này, người bệnh có thể dùng liên tục từ 2 tháng trở lên.

Bài 3: Hạ liên châu, ngân hoa, lá đắng, đương quy, bạch truật, huyết đằng, táo nhân, thủ ô, cam thảo, cỏ mực, thăng ma, sài hô, các vị lượng bằng nhau, mỗi lần chế biến nên lấy mỗi vị từ 150-200g.

Cách chế: riêng táo nhân (sao đen), các vị khác sao giòn tán vụn trộn đều bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút có thể dùng được. Uống dần trong ngày.

Công dụng: Thăng đề dương khí, đại bổ khí huyết, chống viêm tiêu độc, theo quan điểm Đông y: nguyên tắc điều trị bệnh trĩ bao gồm: thăng đề dương khí, chống viêm, giảm đau, chỉ huyết. Trong bài đương quy, bạch truật, thăng ma, sài hồ: thăng đề dương khí; huyết đắng, thủ ô, đương quy: bổ khí huyết.

Ngân hoa, hạ liên châu: chống viêm tiêu độc, táo nhân sao đen cùng với cam thảo, cỏ mực: dưỡng tâm an thần, chỉ huyết lương huyết. Bài này thích hợp với bệnh nhân trĩ đã bị bệnh lâu ngày, khí huyết lưỡng hư, thể trạng suy yếu, cần được nâng đỡ bồi bổ nguyên khí với tinh thần “Nhân cường tật nhược”.

Bài 4: Ngũ gia bì 200g, củ đinh lăng 200g, bạch truật 200g, trần bì 100g, sơn tra 100g, phòng sâm 240g, sơn thù 200g, biển đậu 200g, cam thảo 200g, cỏ mần trầu 200g, ngân hoa 200g, thảo quả 100g.

Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp lín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g, hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút có thể dùng được. Uống dần trong ngày.

Công dụng: bổ tỳ dương, cải thiện tiêu hóa, chống viêm, thăng đề.

Bài này phù hợp với bệnh nhân trĩ, thể trạng hư hàn, hay bị sôi bụng đi đại tiện lỏng, ăn uống chậm tiêu, chân tay lạnh, niêm mạc nhợt nhạt, dày da bụng.

Bạch truật, biển đậu, ngũ gia bì, củ đinh lăng, cam thảo: bổ tỳ, kiện tỳ, thăng dương; cỏ mần trầu, ngân hoa: chống viêm tiêu độc; phòng sâm và bạch truật: bổ khí, nâng đỡ tỳ thổ. Dùng phương pháp này các triệu chứng của trĩ giảm rõ rệt. Bệnh nhân dễ chịu ăn uống sinh hoạt được cải thiện.  

Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ / SK&ĐS

Cốt khí củ – Khu phong trừ thấp

Cốt khí củ còn gọi là hổ trượng, điền thất, hoạt huyết đan, nam hoàng cầm. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, củ. Thu hái củ quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu (tháng 8, 9)… Theo Đông y, cốt khí củ vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết thông kinh, giảm đau, giải độc, lợi tiểu. Chữa phong thấp tê bại, đau nhức gân xương; ứ huyết do ngã, chấn thương, kinh nguyệt bế tắc gây đau đớn, sau khi đẻ huyết hôi bị tích lại gây bụng trướng, đái dắt, đái buốt, đái ra máu. Dùng ngoài trị mụn nhọt, lở ngứa, làm thuốc cầm máu. Liều dùng: 8 - 12g, dạng thuốc sắc, thuốc bột, rượu.

Một số cách dùng cốt khí củ làm thuốc:

Chữa phong thấp, đau nhức xương

- Cốt khí củ 12g, đơn gối hạc 12g, cỏ xước 8g, hy thiêm 8g, uy linh tiên 6g, binh lang 6g. Các vị sao vàng hạ thổ. Sắc uống 2 lần trong ngày. Ngày 1 thang.

- Cốt khí củ 12g, dây đau xương 12g, rễ lá lốt 12g, rễ cỏ xước 12g, bồ bồ 8g, cam thảo nam 8g, mã đề 8g, quế chi 6g. Sắc uống ngày 1 thang; kết hợp xoa bóp bằng rượu ngâm quế chi, huyết giác.

Chữa thương tích, ứ máu, đau bụng: Cốt khí củ 20g, cây lá móng 16g. Sắc lấy 300ml nước, cô lại còn 150ml, thêm 20ml rượu, chia uống 2 lần trong ngày.

Chữa sưng vú: Cốt khí củ 12g, hạt muồng 12g, rễ lá lốt 10g, rễ bồ công anh 10g, bạch truật 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

TS.Nguyễn  Đức Quang

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Bài thuốc chữa lãnh cảm tình dục ở phụ nữ

Nhiều phụ nữ sau khi kết hôn trong thời gian dài vẫn không thấy có yêu cầu ham muốn tình dục, hoặc có nhưng khi giao hợp thì không thấy khoái cảm.


Theo y học cổ truyền, bệnh này có quan hệ mật thiết với các bệnh về gan, thận. Một là thận dương hư suy, không thể ôn dưỡng hạ tiêu, mệnh môn hỏa suy, xung nhâm không đầy đủ thì sinh ra lãnh đạm tình dục. Hai là tình chí phiền muộn, can mạch mất thư thái điều hòa, dương khí không thể phân bố đến âm hộ, cho nên sinh ra ham muốn tình dục bị suy giảm.
Sau đây xin giới thiệu những phương thuốc độc đáo hiệu nghiệm chữa bệnh lãnh cảm tình dục ở phụ nữ:

Bài Long phượng tán: gồm mật cá 4 cái, mật gà trống 1 cái. Hai loại mật này phơi khô trong trời râm, nghiền thành bột, mỗi lần uống 1-2g, liên tục uống trong 1 tháng. Thích dụng điều trị đối với những phụ nữ bị lãnh cảm ham muốn tình dục do can thận bất túc, mệnh môn hỏa suy, những phụ nữ sợ, không muốn sinh hoạt tình dục.

Bài Mãn lân châu gia vị: Nhân sâm 15g, bạch truật 12g, phục linh 9g, bạch thược 9g, xuyên khung 6g, cam thảo nướng 6g, đương quy 12g, thục địa 12g, thỏ ti tử 15g, đỗ trọng 12g, sừng hươu 12g, xuyên tiêu 9g, hà xa 15g, đan sâm 12g, hương phụ 9g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang chia 2 lần uống lúc thuốc còn nóng. Thích dụng điều trị giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ do xung nhâm huyết hư suy.

Bài Đạt uất thang: Thăng ma, sài hồ, xuyên khung, hương phụ, bạch tật lê, hợp hoan hoa (hoa dạ hợp), thỏ ti tử, mỗi thứ lượng bằng nhau, sắc lấy nước uống, ngày một thang chia ra 2 lần uống. Thích dụng điều trị lãnh cảm tình dục ở phụ nữ do tình chí bị tổn thương, can uất khí trệ.
Bài Thất phúc ẩm gia vị: Nhân sâm, thục địa, đương quy, bạch truật đều 12g, cam thảo nướng 6g; táo nhân, viễn chí, hoàn tinh, nhục thung dung, dâm dương hoắc đều 8g. Sắc lấy nước uống, ngày 1 thang, chia 2 lần uống. Thích dụng điều trị chứng bệnh suy giảm tình dục ở phụ nữ do khí huyết hư tổn, cơ thể mất dinh dưỡng, mệnh môn suy giảm dần.

Bài Hoa đà âm ủy thần phương: Thục địa 31g, bạch truật 15g, sơn thù du 12g, nhân sâm 9g, câu khởi tử 9g, nhục quế 6, linh chi 60g, viễn chí 3g, ba kích thiên 3g, nhục thung dung, đỗ trọng đều 3g, nấu lấy nước uống ngày 1 thang, chia ra 2 lần uống.

Bài Hà xa thỏ ti thang: Đảng sâm 12g, thục địa 12g, phục linh 9g, bạch truật 9g, bạch thược 9g, ngưu tất 9g, cao sừng hươu 9g, tử hà xa 9g, thỏ ti tử 9g, tử thạch anh 9g, đương quy 6g, hương phụ 6g, xuyên khung 5g, xuyên tiêu 2g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang. Thích dụng điều trị chứng bệnh lãnh cảm tình dục ở phụ nữ do thận âm hư tổn, mệnh môn hỏa suy.

Theo BS. Nguyễn Hải Diệp

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Trị lạnh tay chân bằng thuốc nam

Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều người có cảm giác bàn chân, bàn tay luôn lạnh cóng, buốt giá, tay chân đỏ tấy hoặc trắng bệch, đau nhức… mặc dù đã mặc ấm, đi tất.  Cảm giác này thường gặp nhiều ở phụ nữ, người cao tuổi, người ăn uống kiêng khem, thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém.  Đông y cho rằng chân tay lạnh là do thận dương suy yếu, do tỳ hư. Để chữa trị bệnh này cần phải bổ thận dương, bổ tỳ dương, điều hòa thân nhiệt.

Xin giới thiệu một số bài thuốc nam điều trị chứng bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng khi cần.

Lạnh tay chân do thận dương suy yếu: Biểu hiện lạnh tay chân, đau lưng mỏi gối, da xanh, sức yếu, ăn uống kém, hay bị hoa mắt chóng mặt. Nếu là nam giới dễ bị tảo tiết, ngủ mơ, tim hồi hộp. Phép trị là ôn bổ thận dương. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: Phá cố chỉ 6g, nhục thung dung 10g, ngũ gia bì 16g, sơn thù 12g, tần giao 12g, hoàng kỳ 12g, mẫu lệ chế 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đại táo 3 quả, ngải diệp 12g, trần bì 10g, cam thảo 10g, quế 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Cây và củ đinh lăng.

Bài 2:

Thục địa (sao khô) 12g, đậu đen (sao thơm) 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, ngải diệp 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, khởi tử 12g, thỏ ty tử 12g, phá cố chỉ 10g, quế 8g, thiên niên kiện 10g, trần bì 10g, đại táo 3 quả, sinh khương 4g, phòng sâm 12g, cam thảo 12g, ngũ vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 3: Phòng sâm 12g, đương quy 12g, thục địa 10g, liên nhục 12g, tơ hồng xanh 16g, cẩu tích 16g, phụ tử 6g, sinh khương 4g, ngải diệp (khô) 12g, tần giao 12g, tế tân 10g, dâm dương hoắc 10g, trạch tả 12g, sơn thù 16g, tất bát 12g, lương khương 10g, chích thảo 12g, hoàng kỳ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. 10 - 13 ngày một liệu trình.

Lạnh tay chân do tỳ hư: Biểu hiện chân tay lạnh, dày da bụng, da xanh, môi nhợt, bụng đau âm ỉ, thỉnh thoảng sôi bụng, phân lỏng, ăn uống kém, chân tay yếu mềm. Phép trị là ôn bổ tỳ dương. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: Bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, trần bì 12g, đại táo 6 quả, củ đinh lăng 16g, ngũ gia bì 12g, quế 8g, sa nhân 10g, hoàng kỳ (sao mật) 12g, sinh khương 4g, chích thảo 12g, đương quy 12g, hậu phác 10g, thần khúc 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: Cao lương khương 12g, ngũ gia bì 12g, ngải diệp 10g, bạch truật 16g, đương quy 12g, hậu phác 10g, sinh khương 6g, phòng sâm 16g, hà thủ ô 16g, rễ đinh lăng 16g, cây ngấy hương 16g, trần bì 10g, thần khúc 10g, chích thảo 12g, quế 8g, đại táo 6 quả. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Sự thật về cây thuốc “ông uống, bà khen”

Cam thảo được liệt vào danh sách những thực phẩm và gia vị có khả năng kích thích tình dục, giúp gia tăng khoái cảm trong "chuyện ấy", nhất là ở nam giới. Thực hư về tác dụng của loại thảo dược "ông uống bà khen" này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu.

 

Tránh dùng cam thảo liều cao. Ảnh: T.L

Tên khoa học của cây cam thảo là Glycyrrhza glabra, xuất xứ từ tiếng Hy Lạp "Glyks" có nghĩa là "đường", thuộc họ rau, có nguồn gốc tư miền Nam châu Âu, Trung Đông và một số khu vực của châu Á.

Kích thích dục năng

Theo nghiên cứu có tên "Smell and Taste Treatmean Research Foundation" của bác sĩ thần kinh học Alan Hirsh thuộc trường Đại học Chicago (Mỹ), những mùi khác nhau của cam thảo có khuynh hướng đánh thức dục năng. Trong đó, mùi hương của cam thảo đen có thể khiến quý ông tăng niềm ham muốn nhờ gia tăng lượng máu đến dương vật khoảng 13%.

Tuy nhiên, có thắc mắc tại sao cam thảo lại được dùng để "đảm đương" chức năng có liên quan đến hệ thống nội tiết quan trọng này trong cơ thể con người? Đó là do một số thành phần hóa chất của cam thảo làm ảnh hưởng đến lượng testosterone tự do. Trong cơ thể nam giới, testosterone là hormone giới thính cơ bản có ảnh hưởng đến khả năng tình dục và gia tăng mức testosterone tự do, tác nhân chính trong việc kích thích ham muốn. Bên cạnh đó, cam thảo còn giúp nam giới không bị rối loạn khả năng cương dương trong "chuyện ấy" và tăng hưng phấn tình dục.

Truyền thuyết kể rằng, cam thảo từng là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần của lính La Mã tại những cuộc trường chinh. Dưỡng chất dồi dào của cam thảo có thể thay thế cho lương thực và thức uống của binh lính khi thiếu hụt. Vì thế, cam thảo có công lớn góp phần nâng cao thể lực và sức sống cho nam giới, đồng thời cũng là "cứu cánh" của "bản lĩnh đàn ông". Người Trung Hoa thời xưa tin rằng, cam thảo giúp kích thích ham muốn tình dục. Trong khi đó, theo cuốn sách cổ Kama Sutra của ngưới Ấn Độ, món ăn chứa nhiều cam thảo làm tăng hưng phấn ái ân.

Những bài thuốc quý

Trong điều trị bệnh, cam thảo được sử dụng rộng rãi nhờ có chứa khoảng 10 loại bioflavonoid, dưỡng chất quan trọng trong cơ thể. Phần rễ và thân rễ cam thảo được dùng nhiều nhất. Rễ cam thảo có vị ngọt gấp mười lần so với đường bởi hoạt tính chính của nó là hợp chất glycyrrhizin. Nó thường tiết ra vị ngọt hơi đắng rất hấp dẫn khi thưởng thức cũng như giúp kích thích dục năng. Người ta dùng chiết xuất chất lỏng từ rễ cam thảo hoặc cam thảo để bào chế viên nang với liều từ 4% - 9% thành phần glycyrrhizin, trọng lượng từ 1-4g/viên để uống 4 lần/ngày.

Hiện nay, sản phẩm chiết xuất từ cam thảo có thể dùng để chữa nhiều bệnh như: Nhiễm trùng đường hô hấp, mệt mỏi kinh niên, các bệnh mụn rộp, bệnh về đường tiêu hóa... Một số loại dược phẩm có chiết xuất từ cam thảo còn giúp giảm đau rát cuống họng và giảm sung huyết.

Tuy cam thảo không tác động trực tiếp đến khả năng tình dục nhưng nó hoạt động rất hiệu quả trong điều trị bệnh nên có thể xem là phương thuốc thần kỳ đối với sức khỏe. Rễ cam thảo cũng được dùng dưới dạng tự nhiên.

Và tác dụng ngược

Một thử nghiệm mới nhất của các nhà khoa học Iran về mối liên quan giữa cam thảo và testosterone ở nam giới với chiết xuất từ rễ cam thảo được tiến hành như sau: 20 tình nguyện viên nam giới khỏe mạnh được sử dụng 1,3g chiết xuất khô (gồm khoảng 400g - 500mg glycyrrhizin) trong 10 ngày liên tiếp. Những mẫu máu của họ được chọn lọc trước thử nghiệm và sau đó trong 20 ngày, để kiểm tra lượng testosterone. Phát hiện cho thấy, có sự sụt giảm đáng kể mức huyết thanh testosterone khoảng 35% sau 10 ngày dùng cam thảo. Testosterone giảm đã tác động đến dục năng và tâm trạng đồng thời tăng nguy cơ giảm sút hưng phấn tình dục. Điều này có tương quan tới việc gây cản trở cho hoạt tính của glycyrrhizin với 17 thành phần hydroxysteroid dehydrogenase, enzyme xúc tác sự hoán chuyển từ androstenedione (tiền kích tố estrogen được sản xuất bởi tuyến thượng thận) sang testosterone.

Hơn thế, thành phần cam thảo trong kẹo, kem đánh răng và thảo dược từ cam thảo cũng làm sụt giảm lượng testosterone đáng kể. Một số sản phẩm chewing gum có chứa 24mg a-xít glycyrrhizic trong khi một số trà thảo mộc chứa hơn 450mg/l.

Cũng theo nghiên cứu trên, dùng liều lượng khoảng 500g glycyrrhizic/ngày, tương đương với khoảng 10g rễ cam thảo, nếu sử dụng trong thời gian dài thường gây tác dụng phụ như giảm ka-li trong cơ thể, cao huyết áp, bí tiểu. Liệu pháp rễ cam thảo với liều lượng trung bình thường (tương đương từ 2-3g/ngày) gây giảm mức huyết thanh testosterone vừa phải, không gây triệu chứng lâm sàng nào đáng kể.

Vì thế, tốt nhất, tránh dùng cam thảo liều lượng cao. Những nguy cơ khác do dùng cam thảo quá liều phải kể đến là nhức đầu, mệt mỏi và chuột rút, nghiêm trọng hơn là giảm lượng muối trong máu, gây bất ổn cho tim và huyết áp. Tránh dùng cam thảo cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, người có tiền sử bệnh cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, tim, gan và thận.

Meo.vn (Theo Giadinh)

Các phương pháp trị béo phì

Theo y học cổ truyền, béo phì thuộc phạm trù Phì nhân, Nhục nhân và tùy theo từng thể để áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.


Hóa thấp pháp: do tỳ hư vận hóa không tốt làm cho thấp tụ lại mà gây béo phì, biểu hiện người mệt mỏi, ăn uống không ngon, tâm ngực đầy tức, rêu lưỡi bẩn, mạch trầm tế.
Bài thuốc: Phòng kỷ hoàng kỳ thang gia giảm. Phòng kỷ 10g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 12g, cam thảo 8g, sinh khương 6g, đại táo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Khứ đàm pháp: do đàm trọc gây béo phì, biểu hiện các chứng khí hư, ngực đầy tức, đầu nặng, thích ngủ ngại vận động, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch hoạt.

Bài thuốc: Ôn đởm thang gia giảm. Bán hạ 10g, trúc nhự 8g, chỉ thực 12g, quất bì 10g, phục linh 12g, sinh khương 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lợi thủy pháp: hay gặp ở những người béo bệu, mặt phù chân phù, tiểu tiện ít, bụng chướng, đại tiện nát, mạch trầm tế.

Bài thuốc: Đạo thủy phục linh thang gia giảm. Xích linh 10g, mạch môn đông 12g, trạch tả 10g, bạch truật 12g, tang bạch bì 10g, tử tô 6g, binh lang 8g, mộc qua 10g, đại phúc bì 8g, trần bì 8g, sa nhân 8g, mộc hương 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thông phủ pháp: thường gặp ở những người béo phì do ăn nhiều đồ béo ngọt, uống rượu nhiều, đại tiện bí kết, đàm trọc tích tụ, phủ khí không thông mà kèm theo có bụng trướng, tức ngực khó chịu, rêu lưỡi vàng dày, mạch thực.

Bài thuốc: Phòng phong thông thánh tán gia giảm. Phòng phong 8g, kinh giới 6g, bạc hà 8g, liên kiều 8g, cát cánh 12g, xuyên khung 10g, đương quy 12g, bạch thược 10g, bạch truật 12g, chi tử 8g, đại hoàng 8g, mang tiêu 8g, thạch cao 15g, hoàng cầm 12g, hoạt thạch 20g, cam thảo 8g, ma hoàng 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Sơ lợi pháp: người béo phì kiêm có can uất khí trệ hoặc huyết ứ; lâm sàng biểu hiện đau mạng sườn, cấp táo, huyễn vựng, mệt mỏi, bụng trướng, miệng đắng phiền muộn, phụ nữ kinh nguyệt không đều, kinh bế hoặc trước kỳ kinh nhũ phòng trướng đau, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.

Bài thuốc: Đại sài hồ thang gia giảm. Sài hồ 15g, hoàng cầm 9g, đại hoàng 6g, chỉ thực 9g, xích thược 9g, bán hạ 9g, sinh khương 12g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Kiện tỳ pháp: thường có biểu hiện của tỳ hư khí nhược, người mệt mỏi không có lực, đoản khí ngại nói, ăn uống kém, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược vô lực.

Bài thuốc: Dị công tán gia giảm. Đảng sâm 15g, bạch truật 12g, phục linh 10g, cam thảo 8g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tiêu đạo pháp: gặp ở những người ăn ít mà vẫn béo phì, mệt mỏi ngại vận động, sau ăn bụng trướng đầy khó tiêu, rêu lưỡi trắng.

Bài thuốc: Bảo hòa hoàn gia giảm. Sơn tra 20g, thần khúc 12g, mạch nha 10g, bán hạ 10g,    phục linh 10g, trần bì 8g, liên kiều 8g, lai phục tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ôn dương: bệnh lâu ngày, tuổi cao, lâm sàng biểu hiện: sợ lạnh, lưng gối đau mỏi, tứ chi phù nặng, thường hay gặp ở người do thận dương hư.

Bài thuốc: Tế sinh thận khí hoàn gia giảm. Phụ tử chế 9g, nhục quế 8g, thục địa 15g, sơn dược 12g, sơn thù du 10g, mẫu đan bì 10g,  trạch tả 12g, trư linh 12g, ngưu tất 15g, xa tiền tử 10g, ba kích 12g, thỏ ty tử 10g, tang ký sinh 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Dưỡng âm: do âm dịch không đủ, âm hư sinh nội nhiệt, thường có biểu hiện trên lâm sàng: đau đầu, váng đầu, lưng gối đau mỏi, hai gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch tế sác hoặc vi huyền.

Bài thuốc: Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm. Tri mẫu 10g, hoàng bá 8g, sơn dược 12g, sơn thù du 10g, thục địa 15g, mẫu đan bì 8g, phục linh 10g, trạch tả 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Béo phì thường phát sinh với tăng huyết áp, mỡ máu cao, bệnh mạch vành... do đó càng làm nhanh quá trình lão hóa và tử vong.    

TS. Trần Xuân Nguyên - Trung ương Hội Đông y Việt Nam

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Trị chứng vẹo cổ bằng đông y

Hàng ngày, chúng ta rất hay gặp những người mà khi gọi, họ thường phải quay cả người lại, chứ không thể ngoái cổ sau xem ai gọi phía sau.

Y học cổ truyền gọi bệnh này là lạc chẩm, là một loại bệnh thường gặp làm khó chịu khi chuyển động cổ.

Triệu chứng chính:

Bệnh vẹo cổ khi ngủ dậy thường là do tư thế lúc ngủ không hợp lý

Ngủ 1 đêm sáng thức dậy thấy cổ và các vùng gân cơ lân cận có cảm giác vướng, cứng đau, co cứng so với bên lành, không thể xoay trở qua phải hoặc trái được. Nếu cố gắng quay thì đau nhói ở đốt sống cổ làm cho bệnh nhân vừa đau đớn vừa khó chịu, toàn thân hơi sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

Nguyên nhân:

- Do lúc ngủ tư thế không thích hợp (lệch gối, hoặc gối quá cao…) làm cho khí huyết không điều hòa.

- Do phong hàn xâm nhập vào kinh lạc làm cho kinh khí bị ngăn trở.

Dưới đây là bài thuốc chữa vẹo cổ:

Bài 1: Bạch chỉ 8g, cam thảo 6g, ma hoàng 8g, phòng phong 8g, quế chi 8g, gừng 4g, đại táo 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Chính thảo 6g, độc hoạt 8g, đương quy 12g, hoàng kỳ 16g, khương hoàng 12g, khương hoạt 8g, xích thược 12g, gừng 4g, đại táo 12g. Sắc uống ngày một thang.

Theo Lương y Quốc Trung

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)