Lưu trữ cho từ khóa: cảm sốt

Coi chừng nhầm lẫn giữa viêm cơ tim và cảm sốt

Viêm cơ tim (VCT) là bệnh gây tử vong nhanh, thường tấn công trẻ em 2 -10 tuổi, rất dễ bị chẩn đoán nhầm thành cảm cúm, sốt thông thường.

Mới đây, Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Saint Paul, Hà Nội) tiếp nhận bệnh nhi nữ 14 tuổi sốt cao, VCT nặng, và tử vong sau đó. Bác sĩ Trần Đắc Đại, Trưởng Khoa Tim trẻ em (Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E), cho biết, những dấu hiệu VCT lúc mới xuất hiện rất mơ hồ, khiến dễ chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như cảm cúm, sốt virus hoặc bị bỏ qua. Hậu quả là những trường hợp này khi nhập viện bệnh đã rất nặng, nhiều ca tử vong.

coi-chung-nham-lan-giua-viem-co-tim-va-cam-sot

Tình trạng VCT trầm trọng làm tác dụng bơm của tim yếu đi, và không thể đẩy máu giàu oxy cho các bộ phận của cơ thể. Chưa thể thống kê được chính xác số bệnh nhân VCT vì có nhiều trường hợp bị nhẹ và tự khỏi, chính bệnh nhân cũng không nhận thấy. Thêm nữa, tùy tình trạng nhiễm virus mà mỗi người có thể có các triệu chứng khác nhau.

Bác sĩ Đại cho biết, khi vào cơ thể, virus sẽ làm tổn thương tế bào cơ tim, làm giảm sức co bóp cơ tim, dẫn đến trụy mạch, khiến tim giãn to, cơ tim co bóp rất yếu, men tim tăng, do các tế bào cơ tim bị hủy hoại phóng thích.

Phần lớn bệnh nhi chỉ được các bác sĩ phát hiện và cho nhập viện khi đã rối loạn nhịp tim, suy tuần hoàn, trụy mạch bởi dấu hiệu nhận biết bệnh thường trùng với bệnh cảm, ho thông thường.

Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy trẻ có những triệu chứng hô hấp trước đó như sốt, ho, sổ mũi, khò khè, hoặc triệu chứng về tiêu hoá như nôn, tiêu chảy hoặc trẻ nhỏ quấy khóc, bỏ bú hoặc bú kém…, không nên chủ quan. Đặc biệt khi thấy trẻ có các biểu hiện tím tái, thở mệt, tay chân lạnh, cần đưa đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

VCT do vi khuẩn hoặc virus gây ra, trong đó phải kể đến những thủ phạm hàng đầu như Enteroviruses, Echoviruses, Adenoviruses, Herpes simplex, quai bị, sởi, rubella. Bệnh do siêu vi gây ra nên chỉ điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ và theo dõi các biến chứng để điều trị kịp thời. Nhiều vi khuẩn có thể gây VCT, trong đó có tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn gây bệnh bạch hầu…

Theo bác sĩ Đại, để hạn chế nguy cơ trẻ mắc bệnh, cần tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tránh tiếp xúc người mắc bệnh về đường hô hấp hay tiêu hoá.

Ngoài ra, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ với đầy đủ vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt, cha mẹ cần tiêm phòng các bệnh bạch hầu, cúm, Rubella, quai bị…

(Theo Tienphong)

Cẩn trọng khi dùng thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol được cho là lành tính nhất trong các loại thuốc giảm đau. Ở liều lượng cho phép, paracetamol rất an toàn và tác dụng nhanh đối với những cơn nhức đầu, sốt, đau nhức... nhưng khi sử dụng lâu dài rất có thể gây nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt dùng thuốc ở liều cao sẽ gây độc cho gan, thận.

Paracetamol còn có tên là acetaminophen. Với cùng một lượng thuốc, ở liều điều trị, nó có tác dụng hạ sốt, giảm đau tương tự Aspirin nhưng không gây hại như Aspirin (không hại dạ dày - tá tràng, không gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối, an toàn cho trẻ em và bệnh nhân sốt vi rút, sốt xuất huyết). Do đó, nó được dùng rộng rãi để điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa, dùng được cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.

Ở Việt Nam, cũng như các nước khác, Paracetamol được xem là loại thuốc được bán không cần phải có đơn thuốc của bác sĩ. Vì tính phổ biến của mình, Paracetamol được nhiều công ty sản xuất và vì vậy có nhiều tên thương mại khác nhau và được trình bày theo nhiều dạng sử dụng khác nhau. Hiện tại có 4 dạng thuốc hạ sốt chứa Paracetamol phổ biến có thể sử dụng rộng rãi trong cộng đồng: Thuốc viên nén hoặc viên nhộng; thuốc dạng bột chứa trong gói; dạng sirô; dạng thuốc viên nhét hậu môn.

Ảnh minh họa. Nguồn: medlatec.vn

Tuy nhiên, khi sử dụng Paracetamol, ngay ở liều thông thường, cơ thể sẽ mất đi một lượng Glutathion đáng kể (chất giúp chống lại các bệnh hiểm nghèo). Việc dùng Paracetamol trong nhiều ngày sẽ làm cạn kiệt Glutathion, suy yếu sức đề kháng. Khi ấy, chỉ cần một lượng vi khuẩn, vi rút nhỏ cũng đủ gây bệnh nguy hiểm.

Trong thời gian gần đây, chúng ta đã thấy rằng ít nhất 8 đến 10% bệnh nhân bị suy thận cấp tính là những người dùng quá liều thuốc cảm sốt (có chứa Paracetamol), đặc biệt là thuốc giảm đau. Chỉ cần 10g thuốc, tương đương với 20 viên, có thể gây suy thận cấp (liều dùng tối đa cho phép là 8 viên).

Về lý thuyết thì cơ thể chỉ bị ngộ độc Paracetamol khi dùng quá liều lượng. Nhưng Paracetamol có thể gây ngộ độc cho gan ở liều thấp tùy vào cơ địa của mỗi người. Trong trường hợp người bị nhức đầu do uống rượu, bia, nếu dùng Paracetamol sẽ làm tăng độc tính của thuốc. Đặc biệt, ở liều cao (trên 150mg/kg thể trọng với trẻ em, trên 10g với người lớn), tế bào gan sẽ bị hủy hoại dẫn đến giảm chức năng không hồi phục, gây sốc, co giật, nghẹt thở, hôn mê rồi tử vong sau vài ngày.

Theo lời khuyên của bác sĩ, đối với một người lớn khỏe mạnh, liều lượng Paracetamol tối đa cho phép trong thời gian 24 giờ chỉ là 4 g (4.000 mg), có nghĩa là 8 viên (mỗi viên chứa 500 mg). Để tránh tình trạng ngộ độc thuốc, điều đơn giản nhất chúng ta nên làm đó chính là: đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Và trong điều trị cần phải thận trọng, uống thuốc đúng cách, nhất là tránh phối hợp nhiều biệt dược khác nhau có chứa cùng hoạt chất Paracetamol để tránh quá liều.

Meo.vn (Theo CPV)

Cây lức

Cúc tần còn có tên khác là cây lức, từ bi, phật phà (Tày), là loại cây bụi, cao 1-2m. Cành mảnh, có lông sau nhẵn. Lá mọc so le, màu lục xám, mép khía răng, gần như không cuống. Hoa tím nhạt, hình đầu, mọc thành ngù ở ngọn. Quả nhỏ, có cạnh. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm. Trên cây thường có dây tơ hồng mọc và sống ký sinh.


Cây mọc hoang và được trồng làm hàng rào ở khắp nơi. Toàn cây (lá, cành, rễ) đều có thể dùng làm thuốc. Lá thường dùng tươi (hái lá non và lá bánh tẻ) thu hái quanh năm, cành và rễ thường dùng khô. Theo nghiên cứu lá chứa 2,9% protein. Toàn cây có acid chlorogenic, tinh dầu.

Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Công dụng tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá. Thường dùng chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, chấn thương,…

Một số đơn thuốc có sử dụng cúc tần:

Chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu: Lá cúc tần tươi 2 phần, lá sả một phần, lá chanh một phần (mỗi phần khoảng 10g) đem sắc với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi, có tác dụng giảm sốt, giải cảm.

Chữa đau mỏi lưng: Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.

Thấp khớp, đau nhức xương: Rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc uống. Dùng 5-7 ngày.

Chữa đau đầu do suy nghĩ nhiều, tinh thần căng thẳng: Cúc tần 50g, hoa cúc trắng 50g (xé nhỏ), đu đủ vừa chín tới 100g, óc lợn 100g. Cho cúc tần, hoa cúc trắng, đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ là ăn được. Ăn nóng trước bữa cơm, 2 lần/ngày, ăn liền 1 tuần.

Chữa ho do viêm khí quản: 20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.

Chữa chấn thương bầm tím: Lấy một nắm lá cúc tần rửa sạch, giã nát nhuyễn đắp vào chỗ bầm tím sẽ mau lành.

Bác sĩ Thu Vân

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Cây cải củ trừ đờm, tiêu thực

Cây cải củ còn có tên: lai phục tử, la bặc tử, rau lú bú. Tên khoa học: Raphanus sativus L., họ Chữ thập (Brassicaceae). Cây cải củ cho ta 2 vị thuốc: Hạt cải củ (La bặc tử), củ cải phơi khô (địa khô lâu).

Theo Đông y, la bặc tử vị cay ngọt, tính bình. Vào kinh tỳ, vị và phế. Có tác dụng đưa hơi đi xuống (giáng khí), trừ đờm; ngoài ra, còn có tác dụng tiêu thực (giúp tiêu hoá). Địa khô lâu có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, lưu thông hơi ở phổi; Kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hoá tích khoan trung, sinh tân giải độc. Dùng cho các trường hợp đầy bụng không tiêu, viêm khí phế quản ho nhiều đờm, khản tiếng; thổ huyết chảy máu cam, bệnh tiểu đường và hội chứng lỵ. Liều dùng: 6g - 12g.

Một số cách dùng củ cải chữa bệnh:

Cắt cơn hen suyễn:

- Hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô 12g. Sắc uống. Chữa người già bị viêm phế quản mạn tính.

- Hạt cải củ sao 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm.

- Hạt cải củ sao 12g, chỉ xác 8g, thần khúc sao xém 16g. Sắc uống. Chữa tiêu hoá kém, mồm hôi, bụng trướng, đại tiện khô.

- Hạt cải củ 12g, tỏi 1 củ. Hạt cải củ nghiền thành bột, tỏi củ giã nát ép lấy nước. Uống bột thuốc và nước tỏi với nước đun sôi còn nóng. Chữa lỵ đau mót đại tiện.

Cây cải củ trừ đờm, tiêu thực, Bài thuốc dân gian, Sức khỏe đời sống, suc khoe, cay cu cai, hen suyen, khan tieng, benh tieu duong, chay mau cam

Cây củ cải

Một số món ăn - bài thuốc có dùng củ cải:

- Nước ép gừng tươi củ cải: Củ cải, gừng tươi liều lượng tùy ý, ép lấy nước cho uống rải rác ít một trong ngày. Dùng cho trường hợp khản giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng.

- Canh thịt dê, cá diếc củ cải: Thịt dê 100g, cá diếc 1 con, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị nấu canh lẩu, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp suy nhược, viêm khí phế quản, ho suyễn.

- Củ cải hầm bì sứa: Bì sứa 120g, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị, hầm nhừ chia ăn 2 lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm khí phế quản mạn tính.

- Cháo củ cải: Gạo tẻ 100g, củ cải 50g. Củ cải thái lát cùng gạo nấu cháo, thêm chút muối cho ăn. Dùng cho trường hợp đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo, đường, mỡ.

- Củ cải hầm nước gừng: Củ cải (cả lá và cuống) 20 củ. Rửa sạch thái lát nấu nhừ, thêm mấy lát gừng, bột gạo, ít dấm, đun sôi để vừa nguội cho ăn. Dùng cho các trường hợp đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu.

- Nước ép củ cải hấp đường phèn: Củ cải tươi (hoặc luộc chín) 500g. Ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp cho uống, ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm.

Kiêng kỵ: Hạt cải củ có thể hao tổn khí (sức lực) nên người sức yếu (khí hư) không bị đầy tích, đờm trệ đọng thì cấm uống. Người tỳ vị hư hàn nên hạn chế dùng củ cải.

Theo TS. Nguyễn Đức Quang
Meo.vn (Sức khỏe & Đời sống)

Chữa bệnh bằng gia vị

Rau củ gia vị không chỉ giúp món ăn thơm ngon mà còn là những vị thuốc giá rẻ, lành tính, luôn có sẵn trong nhà bạn. Chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm công dụng của chúng nhé.

Trong gian bếp của mỗi bà nội trợ chắc chắn không thể thiếu được các loại gia vị: tỏi, ớt, gừng, nghệ và hạt tiêu. Trái ớt bé nhỏ giúp bạn ấm bụng, kích thích tiêu hóa. Vài hạt tiêu xay nhỏ cũng có tác dụng hạn chế tiêu chảy, kích thích bạn ăn ngon miệng. Một nhánh quế trong thức ăn rất tốt cho tim mạch, tăng cường trí nhớ.

Thế còn tỏi, gừng, nghệ, sả, hành thì sao?

Hành

Chữa bệnh bằng gia vị, Sức khỏe, chua benh bang gia vi, cong dung chua benh bang gia vi, chua benh, gia vi, hanh, toi,

Theo Đông y, hành thuộc tính bình, vị hơi cay, không độc, có tác dụng trị cảm gió, đau đầu, giúp lưu thông khí huyết và kích thích tiêu hóa.

•    Khi bạn bị cảm lạnh, bạn đừng quên dùng món cháo hành giải cảm theo công thức: 10g hành hoa, 10g tía tô thái nhỏ, đánh đều cùng cháo trắng, lòng đỏ trứng gà, ăn ngay khi còn nóng.

•    Trị cảm sốt nhức đầu, bạn dùng: 30g hành củ, 20g gừng tươi, 8g chè búp khô, 6g tía tô, sắc với nước uống, dùng nóng, uống ngày 2 lần.

•    Nếu bé bị viêm mũi, ngạt mũi, thở không thông, bạn có thể sắc 20g hành, lấy nước cho bé uống hoặc dùng tăm bông chấm nước này lau bên trong lỗ mũi cho bé.

•    Củ hành nướng chín, nhã nhuyễn, đắp ngay khi còn nóng, có tác dụng chữa khỏi mụn nhọt.

•    Phụ nữ bị động thai, ra máu: dùng 20g hành củ giã nát, ăn cùng cháo nếp khi còn nóng.

Nghệ

Chữa bệnh bằng gia vị, Sức khỏe, chua benh bang gia vi, cong dung chua benh bang gia vi, chua benh, gia vi, hanh, toi,

Nghệ thường được dùng để khử mùi tanh khi chế biến thực phẩm. Nghệ cũng có tác dụng làm mờ sẹo, bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ mới sinh. Với vị cay, hơi đắng, tính ôn và không gây độc, củ nghệ còn được sử dụng trong một số bài thuốc dân gian:

•    10g bột gạo và 10g bột nghệ trộn cùng sữa chua thành hỗn hợp, dùng đắp mặt nạ, có tác dụng làm sạch da, giúp da săn chắc, trắng và mịn màng.

•    Uống 20 giọt nước nghệ hòa với muối vào buổi sáng, trước khi ăn giúp bạn trị chứng giun sán.

•    Bạn có thể làm giảm chứng thiếu máu bằng cách uống nước cốt nghệ hòa với mật ong liên tục trong một tuần.

Sả

Chữa bệnh bằng gia vị, Sức khỏe, chua benh bang gia vi, cong dung chua benh bang gia vi, chua benh, gia vi, hanh, toi,

Thân và lá sảđều có mùi thơm, vị cay nồng, thường được dùng kết hợp để chữa bệnh về tiêu hóa, ho, cảm sốt.

•    Chữa tiêu chảy: 10g rễ sả, 8g búp ổi, 8g củ riềng già, thái nhỏ, sao qua, sắc đặc uống.

•    Dùng nước lá sả đun sôi, tắm hàng ngày bạn sẽ chữa được mụn nhọt.

•    Nồi nước sông gồm: lá sả, lá tre, lá bưởi, lá tía tô, lá kinh giới, ngải cứu giúp giảm đau đầu, cảm cúm.

•    Phụ nữ có thai nên dùng củ sả băm nhỏ, hãm cùng nước sôi để ngừa cảm giác buồn nôn.

•    Một bó sả giã nát, pha cùng nước lọc, có công dụng giải độc rượu. Những người say rượu uống nước này sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

•    Bạn có thể đập giập củ sả đặt ngoài cửa sổ hoặc dùng vài giọt tinh dầu sả pha vào nước, phun trong nhà có thể xua đuổi côn trùng và khử mùi hôi.

Tỏi

Chữa bệnh bằng gia vị, Sức khỏe, chua benh bang gia vi, cong dung chua benh bang gia vi, chua benh, gia vi, hanh, toi,

Tỏi có chứa nhiều phytonxit, một loại thuốc kháng sinh thực vật với nhiều công dụng trị bệnh. Các bài thuốc từ tỏi được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau như dùng sống, qua chế biến thức ăn, ngâm rượu hay giấm.

•    Chữa đau bụng, đầy bụng, khó tiêu: Bạn dùng nước ép của 2-3 tép tỏi pha cùng nước lọc dùng trong ngày.

•    Chữa đau răng: Bạn dùng tỏi sống giã nát, thoa quanh chỗ đau.

•    Chữa cúm: Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn, ngâm trong nước lọc hoặc rượu trắng, lọc bỏ bã. Bạn có thể dùng nước này để nhỏ vào mũi hoặc ngậm trong miệng ngày 2-3 lần để nhanh khỏi bệnh.

•    Viêm họng, ho: Bạn có thể ngâm tỏi vào giấm trắng khoảng 30 ngày, sau đó cắt lát và ngậm để chữa ho.

•    Chữa thấp khớp: Tỏi để nguyên vỏ, chẻ đôi, ngâm với rượu theo tỷ lệ 100g tỏi, 200g ml nước trong 3 tháng. Sau đó, bạn chắt lấy nước, dùng để xoa bóp chỗ đau trước khi đi ngủ.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều tỏi có thể gây ra bệnh đau dạ dày. Bạn không nên ăn tỏi khi đói và quá 10g/ ngày.

Gừng

Chữa bệnh bằng gia vị, Sức khỏe, chua benh bang gia vi, cong dung chua benh bang gia vi, chua benh, gia vi, hanh, toi,

•    Giảm đau các khớp xương: Người bệnh có thể uống nước gừng, đắp bã gừng, ngâm tay, chân trong nước gừng loãng từ 15- 20 phút trước khi đi ngủ. Cách này không chỉ giúp các khớp xương giảm đau mà còn giúp người bệnh ngủ sâu.

•    Chống nôn: Ngậm gừng tươi hoặc uống trà gừng giúp giảm say xe, lạnh bụng.

Lưu ý khi lựa chọn và bảo quản các loại gia vị:

•    Hành và tỏi: chọn những củ có tép đều (với tỏi), sờ cứng tay, đầu củ khô, không bị mối mọt.

•    Gừng, nghệ: chọn củ còn tươi vỏ, nhiều nước, cất trong ngăn mát tủ lạnh, có thể dùng được trong 10 ngày.

•    Bạn lưu ý không sử dụng hành cùng lúc với mật ong, vì đây là hai món kỵ nhau. Người bị nóng, nhiệt miệng, táo bón cũng không nên dùng gừng khô.

Meo.vn (Nguồn Tiếp thị & Gia đình)

Củ cải giúp tiêu hóa tốt

Cây cải củ còn có tên: lai phục tử, la bặc tử, rau lú bú. Tên khoa học: Raphanus sativus L., họ Chữ thập (Brassicaceae). Cây cải củ cho ta 2 vị thuốc: Hạt cải củ (La bặc tử), củ cải phơi khô (địa khô lâu).

Theo Đông y, la bặc tử vị cay ngọt, tính bình. Vào kinh tỳ, vị và phế. Có tác dụng đưa hơi đi xuống (giáng khí), trừ đờm; ngoài ra, còn có tác dụng tiêu thực (giúp tiêu hoá). Địa khô lâu có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, lưu thông hơi ở phổi; Kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hoá tích khoan trung, sinh tân giải độc. Dùng cho các trường hợp đầy bụng không tiêu, viêm khí phế quản ho nhiều đờm, khản tiếng; thổ huyết chảy máu cam, bệnh tiểu đường và hội chứng lỵ. Liều dùng: 6g - 12g.

Một số cách dùng củ cải chữa bệnh:

Cắt cơn hen suyễn:

- Hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô 12g. Sắc uống. Chữa người già bị viêm phế quản mạn tính.

- Hạt cải củ sao 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm.

- Hạt cải củ sao 12g, chỉ xác 8g, thần khúc sao xém 16g. Sắc uống. Chữa tiêu hoá kém, mồm hôi, bụng trướng, đại tiện khô.

- Hạt cải củ 12g, tỏi 1 củ. Hạt cải củ nghiền thành bột, tỏi củ giã nát ép lấy nước. Uống bột thuốc và nước tỏi với nước đun sôi còn nóng. Chữa lỵ đau mót đại tiện.

Một số món ăn - bài thuốc có dùng củ cải:

Nước ép gừng tươi củ cải: Củ cải, gừng tươi liều lượng tùy ý, ép lấy nước cho uống rải rác ít một trong ngày. Dùng cho trường hợp khản giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng.

- Canh thịt dê, cá diếc củ cải: Thịt dê 100g, cá diếc 1 con, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị nấu canh lẩu, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp suy nhược, viêm khí phế quản, ho suyễn.

- Củ cải hầm bì sứa: Bì sứa 120g, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị, hầm nhừ chia ăn 2 lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm khí phế quản mạn tính.

- Cháo củ cải: Gạo tẻ 100g, củ cải 50g. Củ cải thái lát cùng gạo nấu cháo, thêm chút muối cho ăn. Dùng cho trường hợp đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo, đường, mỡ.

- Củ cải hầm nước gừng: Củ cải (cả lá và cuống) 20 củ. Rửa sạch thái lát nấu nhừ, thêm mấy lát gừng, bột gạo, ít dấm, đun sôi để vừa nguội cho ăn. Dùng cho các trường hợp đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu.

- Nước ép củ cải hấp đường phèn: Củ cải tươi (hoặc luộc chín) 500g. Ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp cho uống, ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm.

Kiêng kỵ: Hạt cải củ có thể hao tổn khí (sức lực) nên người sức yếu (khí hư) không bị đầy tích, đờm trệ đọng thì cấm uống. Người tỳ vị hư hàn nên hạn chế dùng củ cải.

TS. Nguyễn Đức Quang

Meo.vn (Theo SKĐS)

Món ăn thích hợp với mùa thu

Bây giờ trời đã sang thu, theo lương y Trần Khiết, khí hậu mùa thu khô ráo và nhu nhuận, con người dễ bị cảm nhiễm bởi khí nóng khô (gọi là táo tà phát bệnh). Dưới đây là một số món ăn thích hợp.

Tim heo nấu hạt sen

- Nguyên liệu: Một quả tim heo, 60g hạt sen, và 40g vị thuốc phòng đảng sâm.

Ngọc trúc

- Chế biến: Tim heo cắt mỏng, hạt sen bóc bỏ vỏ ngoài và tim bên trong, phòng đảng sâm lấy rượu rửa sạch, cắt khúc. Tất cả cho vào nồi cùng 6 chén nước, nấu với lửa lớn cho đến sôi, để sôi 10 phút thì hạ lửa nấu cho đến chín mềm các nguyên liệu, nêm nếm gia vị vừa dùng. Món này chữa mất ngủ và cảm sốt do tiết trời mùa thu.

Vịt nấu sa sâm

Nguyên liệu: Một con vịt, 60g vị thuốc bắc sa sâm, 60g vị thuốc ngọc trúc, 10g gừng tươi.

Sa sâm

- Chế biến: Vịt làm sạch, bỏ lòng ruột. Gừng tươi gọt sạch vỏ, thái mỏng. Tất cả các nguyên liệu cho vào nồi cùng 6 chén nước, nấu với lửa lớn đến khi sôi, nêm nếm gia vị, bớt lửa nấu tiếp cho đến khi chín, còn lại chừng hai chén nước. Món này dùng cho trường hợp phổi nóng gây ho và đại tràng táo nhiệt, bí đại tiện trong mùa thu, dùng thích hợp cho cả người bệnh tiểu đường.

Ngó sen nấu vị thuốc

- Nguyên liệu: 15g ngó sen tươi, 10g đường phèn, các vị thuốc: mạch môn đông 10g, sanh địa huỳnh 15g.

Ngó sen - Ảnh: H.Mai

- Chế biến: Cho ngó sen, sanh địa huỳnh, mạch môn vào nồi cùng 4 chén nước, nấu còn lại 1 chén rưỡi, gạn lấy nước bỏ bã rồi cho đường phèn vào nước này để uống thay trà trong ngày. Nước này trị ho, viêm họng trong mùa thu. Nhưng lưu ý, người đang bụng đầy khó tiêu thì tạm không dùng.

Cháo gạo tẻ

- Nguyên liệu: Một ít gạo tẻ, đường cát trắng vừa đủ, cùng vị thuốc tỳ bà diệp.

- Cách nấu: Cho tỳ bà diệp vào túi vải nấu lấy nước bỏ bã. Dùng nước này đem nấu cháo, khi cháo chín thì ăn với đường cát (hoặc khi cháo chín tới cho đường vào trộn đều). Món này trị chứng táo nhiệt gây ra ho khan trong mùa thu.

Meo.vn (Theo TNO)

Dùng nước hoa quả để uống thuốc: Nguy hiểm!

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiNgày 19/8, trong kỳ họp quốc gia lần thứ 236 của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã công bố một số tác hại của nước hoa quả khi dùng chung với thuốc trị bệnh.

Đoàn nghiên cứu thuộc trường Đại học Tây ontorio, Luân Đôn, Anh với sự dẫn dắt của giáo sư chuyên ngành Hóa dược David Bailey đã công bố công trình nghiên cứu của mình trong kỳ họp nói trên.  

Giáo sư Bailey và cộng sự đã chỉ ra rằng uống nước cam có thể làm giảm đáng kể hiệu quả của các loại thuốc điều trị những loại bệnh về tim mạch, huyết áp hay ung thư. Nước táo hay nước nho cũng góp phần vô hiệu hóa một vài loại kháng sinh hoặc thuốc trị cảm sốt.

Một cốc nước quả trong bữa ăn sáng có thể tăng lượng Vitamin C trong cơ thể, tuy nhiên, nó cũng là tác nhân ngăn cản thuốc đi vào mạch máu, và vì thế khiến cho các thành phần hóa học của thuốc trở nên vô tác dụng.

Những nhà nghiên cứu cho hay các thành phần của thuốc đều có tác dụng rất quan trọng trong việc trị bệnh, thế nhưng người bệnh thường vô tình làm mất đi những công dụng đó bằng việc dùng nước ép hoa quả thay cho nước tinh khiết trong suốt thời gian điều trị.  

Nhà nghiên cứu David Bailey cho biết 'Đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Tôi chắc rằng chúng tôi sẽ tìm ra thêm nhiều loại thuốc bị ảnh hưởng xấu bởi cách dùng này'.

20 năm trước, Giáo sư Bailey đã chứng minh nước nho ảnh hưởng nghiêm trọng tới các công dụng của thuốc hạ huyết áp felopdipine. Thuốc theo như các nghiên cứu đã bị yếu đi rất nhiều bởi nước nho, nước cam và nước táo, trong đó có cả các chất hạ huyết áp như atenolol celiprolol, telinolol và thuốc trị cảm sốt fexofenadine.

Và ngay cả loại kháng sinh phổ biến như ciprofloxacin cũng bị ảnh hưởng, giống như thuốc điều trị ung thư etoposide và một vài loại thuốc được chỉ định chống sự lan rộng của các tế bào di căn.

Một loạt thuốc trị bệnh quen thuộc, trong đó có thuốc điều trị cao huyết áp sẽ bị giảm một nửa tác dụng nếu uống chung với một vài loại nước hoa quả. Những chất hóa học tìm thấy trong các loai nước nho, táo hay cam có thể làm đào thải các chất hóa học có lợi của thuốc.  

Tháng trước, một nghiên cứu của trường Dược Harvard đã chỉ ra rằng chỉ một ly nước cam mỗi ngày cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ bị tiểu đường ở những người ăn kiêng không đúng cách.  

Mặc dù vậy, ăn hoa quả lại giúp giảm thiểu các khả năng gây bệnh. Người ta cho rằng sự thiếu hụt chất xơ trong nước quả đã gây ra các triệu chứng nguy hại, làm tăng lượng đường trong máu, và biến nước quả từ một thứ đồ uống có lợi thành những chất gây hại.

Theo TPO

Không nên ăn trứng gà khi cảm sốt

Thông thường, khi bị cảm sốt, không muốn ăn uống gì, người nhà luộc hoặc rán một quả trứng cho bệnh nhân ăn vì nghĩ rằng trứng có nhiều chất bổ dưỡng, bệnh sẽ chóng khỏi. Thật ra, làm việc này rất không khoa học.

Mọi người đều biết, sau khi ăn, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên vì thức ăn khi vào cơ thể sẽ bị phân giải và tiêu hoá. Ngoài việc bản thân giải phóng nhiệt năng ra, việc tiêu hoá thức ăn còn làm tăng hiệu suất chuyển hoá cơ bản của cơ thể, kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều nhiệt năng. Tác dụng kích thích này của thức ăn, trong y học gọi là vai trò động lực đặc biệt của thức ăn. Tuy nhiên, vai trò này hoàn toàn không liên quan gì đến tổng nhiệt lượng của thức ăn nhưng lại có liên quan đến loại thức ăn.

Ví dụ, khi ăn đường, hiệu suất chuyển hoá cơ bản có thể tăng từ 5% - 6%, khi ăn mỡ, hiệu suất chuyển hoá cơ bản tăng từ 3% - 4%, thời gian chuyển hóa của 2 loại này chỉ có khoảng 1 giờ.

Nếu ăn trứng thì lượng Protit trong trứng ảnh hưởng rất lớn, hiệu suất chuyển hoá cơ bản có thể tăng từ 15%-30%, thời gian liên tục tương đối dài, có thể từ 10-12 giờ. Vì hàm lượng Protit trong trứng rất cao nên nếu ăn trứng khi đang lên sốt, không những không thể giảm được nhiệt độ cơ thể mà trái lại còn làm nhiệt độ tăng cao, rất khó khỏi bệnh.

Qua đó, chúng ta có thể thấy các loại thức ăn nhiều đạm như như thịt nạc, các loại cá cũng làm tăng nhiệt lượng cơ thể nên hạn chế ăn càng ít càng tốt.

Người cảm sốt nên cố gắng ăn thức ăn thanh đạm (ít mỡ), dễ tiêu hoá, đồng thời có chứa nhiều vitamin. Thông thường, người bệnh nên ăn các loại thức ăn lỏng là chính như cháo loãng, nước cơm, mì sợi, bột ngó sen…

Protit là chất cần thiết để hồi phục sức khoẻ nên sau khi hết sốt, bạn có thể cho bệnh nhân ăn canh trứng gà. Đến khi đã hoàn toàn bình phục, người bệnh cần được ăn bổ sung nhiều thịt nạc, cá, đậu phụ…

Theo Văn hóa nghệ thuật ăn uống

Kê đơn thuốc như… vẽ bùa

Hầu hết những đơn thuốc viết tay đều khó đọc được, các bác sĩ giải thích viết xấu do bệnh viện quá tải, không đủ thời gian. Kết quả là bệnh nhân phải gánh chịu nhiều rủi ro do uống nhầm thuốc.

Bị cảm sốt nhưng uống thuốc... tẩy giun

Bệnh viện (BV) Nhân dân Gia Định TPHCM vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ N.T.T.Đ, ngụ tại quận Phú Nhuận, TPHCM, nhập viện do ngộ độc thuốc tẩy giun. Điều nguy hiểm là bệnh nhân này không mắc bệnh liên quan đến giun sán. Trước đó, bệnh nhân này bị cảm và đến một phòng mạch tư để khám và được kê đơn.

Tại đây, bác sĩ đã kê đơn trong đó có loại thuốc kháng viêm Antemin nhưng khi bệnh nhân cầm đơn thuốc sang cho người bán thuốc thì được bán một loại thuốc khác có công dụng tẩy giun là Antelmine. Đúng theo hướng dẫn trong đơn thuốc của bác sĩ, bệnh nhân uống trong vòng 5 ngày để trị cảm, mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần 2 viên. Kết quả là sau đó bệnh nhân phải nhập viện do ngộ độc thuốc.

Một trường hợp khác là bệnh nhân T.T.T, ngụ tại quận 5, TPHCM cũng mắc bệnh cảm sốt và đến khám tại một bệnh viện cũng thuộc địa bàn quận 5. Sau khi chẩn đoán bệnh nhân bị cảm sốt, bác sĩ đã kê đơn thuốc có Anacin. Ngay khi uống liều đầu tiên, bệnh nhân đã thấy những cơn đau dạ dày rất khó chịu.

Tuy nhiên, bà T. nghĩ do phản ứng phụ của thuốc gây ra vì một số trường hợp thuốc có thể gây đau dạ dày. Tuy nhiên, sau đó một tuần, khi không chịu nổi những cơn đau dạ dày, bệnh nhân đã đi siêu âm và được chẩn đoán là dạ dày bị viêm loét nhẹ do uống thuốc sai chỉ định, nếu vẫn tiếp tục sử dụng thuốc, có nguy cơ gây thủng dạ dày.

Khi bà T. cầm toa thuốc đến bác sĩ hôm trước đã kê đơn để khiếu nại thì được biết ông đã kê thuốc Anacin-3 (một loại biệt dược của Paracetamol) nhưng số 3 nhìn không thấy rõ nên bệnh nhân đã mua thuốc Anacin (một loại biệt dược của Aspirin).

Ngay cả dược sĩ... cũng bó tay

Chị L.T.B.P có con trai 11 tháng tuổi bị sốt, ho, nổi mẩn đỏ nên đưa vào khám tại BV Nhi Đồng 1 TPHCM. Bác sĩ khám bệnh là H.T.T. Sau khi khám, bác sĩ đã kê đơn gồm 3 loại thuốc. Đơn thuốc này được viết tay, chữ rất khó đọc nên khi mang ra nhà thuốc của BV thì được một cô nhân viên cho biết chỉ có 2 loại thuốc trong toa, còn 1 loại thuốc được hướng dẫn uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê thì không có.

Chị P. không dám thay thế bằng thuốc khác vì sợ con không hết bệnh nên đã cầm toa ra ngoài mua. Thế nhưng khi đi gần 20 quầy thuốc ở quận Tân Bình và quận 10 thì tất cả những người bán thuốc đều trả lời không biết đó là thuốc gì vì không đọc được.

Chị P. cho biết trước đây vài lần đưa con đến BV này khám bệnh nhưng khi mua thuốc trong BV thì hiếm khi đầy đủ, còn ra ngoài mua thì không ai đọc được toa thuốc. Sợ phải mất thời gian tìm thuốc sẽ làm cho bệnh của con nặng hơn nên có khi chị phải bế con quay lại BV để bác sĩ khám và cho đơn khác, cũng có khi chị đưa con đến phòng mạch bác sĩ T. khám để được bán thuốc luôn.

Qua tìm hiểu, chúng tôi ghi nhận không riêng gì trường hợp chị P. mà nhiều cha mẹ khi đưa con đến đây khám bệnh cũng gặp trường hợp tương tự. Một số bác sĩ kê những loại 'thuốc hiếm' mà ngay cả nhà thuốc BV cũng không có.

Riêng trường hợp bác sĩ T., một số cha mẹ phản ánh khi đưa con đến khám ở phòng mạch của bác sĩ này thì được bác sĩ kê đơn cho những bệnh nhi rất giống nhau mặc dù chúng mắc những loại bệnh khác nhau.

Khi các cha mẹ đem so những loại thuốc với nhau thì không có nhiều khác biệt lắm. Được biết, trước đó bác sĩ T. đã bị phạt và đóng cửa phòng mạch vì lý do 'trong 10 đơn thuốc thì có đến 9 toa giống nhau'.

Khi chúng tôi phản ánh tình trạng kê đơn không đọc được với lãnh đạo BV Nhi Đồng 1, bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng 1, cho biết hiện tại BV đang tiến hành vi tính hóa đơn thuốc cho bệnh nhân tại các phòng khám, đồng thời lập những quầy hướng dẫn sử dụng thuốc tại các khu vực khám bệnh.

Theo Nhất Phương

Người lao động