Lưu trữ cho từ khóa: Cẩm nang

Đông y chữa cảm nắng, cảm mưa thế nào?

Muốn phòng tránh bệnh thì không được tắm hay dùng nước lạnh, ngồi luôn điều hòa khi đi nắng về.
Gần đây trời hay mưa, nắng thất thường nên nhiều người bị cảm nắng, cảm mưa. Xin hỏi trong Đông y thường dùng những vị thuốc nào để chữa chứng này?Phạm Thị Hằng (Quảng Ninh).
dong-y-chua-cam-nang-cam-mua-the-nao
Ảnh minh họa.

TS Lê Thị Thanh Nhạn

, Học viện Y học Cổ truyền Việt Nam:
Các vị thuốc thường dùng cho bệnh cảm lạnh, cảm nóng như rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g, cỏ mần trầu 10g, cỏ nhọ nồi 10g, ké đầu ngựa 10g, cam thảo nam 10g, củ sả 10g, mơ tam thế 10g, trần bì 5g… Cách dùng là các vị thuốc này cho vào 800ml nước sắc còn 300ml chia làm 3 lần uống trong ngày, sau bữa ăn một giờ khi thuốc còn hơi ấm.
Còn nếu bị ho, sổ mũi khô cổ, khản tiếng thì dùng một số vị như rễ cỏ tranh, rau má, cỏ mần trầu, cỏ nhọ nồi, bạc hà, thạch xương bồ, chanh nướng, gừng, rau húng chanh… cũng làm và uống như cách trên. Mặt khác, muốn phòng tránh bệnh thì không được tắm hay dùng nước lạnh, ngồi luôn điều hòa khi đi nắng về. Còn khi đi mưa về thì cần thay quần áo rồi tắm nước ấm.
Theo Kienthuc.net.vn
The post Đông y chữa cảm nắng, cảm mưa thế nào? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Cách sơ cứu cho người bị say nắng

Thời tiết nắng nóng rất dễ dẫn đến tình trạng bị say nắng khi đang đi hoặc làm công việc ngoài trời. Khi đó, người say nắng cần được sơ cứu thế nào? – MỘT BẠN ĐỌC

cach-so-cuu-cho-nguoi-bi-say-nang

Bác sĩ NGUYỄN ĐỨC VŨ (trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhân Dân Gia Định TP.HCM) trả lời:

Say nắng là hiện tượng rất thường gặp khi thời tiết nắng, nóng. Người bị say nắng có thể có những biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút…, cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.

Nếu gặp một người say nắng, cần nhanh chóng giảm thân nhiệt cho nạn nhân. Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ. Nếu nạn nhân bị hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân. Tại các cơ sở y tế, nạn nhân sẽ được truyền bù nước và điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ khác.

Để phòng tránh say nắng, chúng ta không làm việc quá lâu ngoài trời nắng, uống đầy đủ nước khi trời nóng hoặc lao động nặng. Nếu làm việc ngoài trời nắng cần trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính.

(Theo Tuoitre)

Bệnh thường gặp trong mùa nóng

Dẫu không thể “chạy trời cho khỏi nắng”, nhưng hiểu rõ các bệnh lý thường xảy ra trong mùa nắng nóng sẽ biết được cách phòng ngừa.

Các bệnh về tiêu hoá

Nắng nóng là điều kiện rất tốt để vi trùng sinh sôi nảy nở trong thức ăn, nước uống, dẫn đến ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng tiêu hoá. Triệu chứng thường là đau bụng kèm buồn nôn, sau đó nôn ói nhiều lần, kế đến là tiêu chảy...

Trẻ em khi bị nôn ói, tiêu chảy nhiều lần sẽ mất nước và muối, đặc biệt với trời nắng nóng càng dễ dẫn đến rối loạn điện giải gây rối loạn tri giác, co giật rất nguy hiểm. Khi trẻ có những dấu hiệu rối loạn tiêu hoá, nên cho uống bù nước ngay. Có thể cho uống nước bất cứ khi nào trẻ muốn, càng nhiều càng tốt, tất cả các loại như nước đun sôi để nguội, nước suối, nước cháo, nước lọc, hay nước giải khát đóng chai hợp vệ sinh.

Đặc biệt, Oresol là dung dịch bù nước rất hiệu quả... Cho trẻ ăn như thường ngày, không kiêng, nhưng thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh, ăn thành nhiều bữa để dễ tiêu.
Lưu ý, không tự động dùng các thuốc chống ói, thuốc cầm tiêu chảy, kháng sinh cho trẻ em nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Bệnh về hô hấp

Khi thời tiết quá nóng, các gia đình thường mở quạt lớn, dẫn đến khô vùng hầu họng, làm các chất nhầy bảo vệ đường hô hấp bị khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng xâm nhập gây bệnh. Đối với trẻ em, triệu chứng thường là chảy nước mũi, ho, sốt, thở khò khè, đau họng, viêm đường hô hấp trên…

Ngoài ra ở giới nhân viên văn phòng, do ngồi lâu trong môi trường máy lạnh, khi ra ngoài nắng nóng, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột rất dễ gây viêm mũi họng, viêm xoang.

Cách xử trí ban đầu: Thường xuyên làm ẩm đường hô hấp bằng nước muối sinh lý dạng nhỏ vào mũi hay chai xịt. Nếu trẻ viêm đường hô hấp trên, không nên dùng kháng sinh tuỳ tiện mà phải theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ ho nhiều, kèm sốt hoặc khó thở, biếng ăn, nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

Say nắng

Khi nhiệt độ lên đến 38 – 39oC, hiện tượng thường hay gặp nhất là say nắng ở cả người lớn và trẻ em, do cơ thể mất nước nhiều vì tiết mồ hôi, rối loạn nghiêm trọng về điều hoà thân nhiệt khi bị ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu vào người. Ở người lớn thường có sốt, chóng mặt, dễ dẫn đến ngất xỉu. Đối với trẻ em, triệu chứng thường gặp là quấy khóc, lờ đờ, biếng ăn, nóng toàn thân, đôi khi co giật, thân nhiệt lên đến 40 - 42oC.

Với người bị say nắng, phải nhanh chóng đưa vào chỗ râm mát, cởi bớt quần áo cho thoáng, quạt và lau mát cho nạn nhân. Cho uống nhiều nước, nếu có thể hãy chườm hoặc tắm nước mát. Trẻ em nếu có co giật hãy nhanh chóng hạ sốt và đưa đến bệnh viện ngay.

Bệnh do virút

Khi thời tiết khô hạn, bệnh lây truyền qua đường hô hấp dễ phát triển và lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là bệnh tay chân miệng và thuỷ đậu.

Bệnh thuỷ đậu (trái rạ): Biểu hiện bằng những nốt phồng nước trên da, lan rộng toàn thân, ngứa ngáy. Khi trẻ mắc bệnh, nên cho trẻ nghỉ ngơi. Không nên chích vỡ các mụn phồng gây bội nhiễm. Có thể dùng dung dịch sát trùng như xanh méthylène chấm vào các mụn nước.

Phòng bệnh: Dùng thuỷ trị hoả Trong mùa nắng gay gắt thế này, người lớn cũng như trẻ em nên uống nước thật nhiều. Người lớn tránh đi bộ hay phơi mình quá lâu dưới nắng nóng. Các bậc cha mẹ không nên cho trẻ chơi, chạy nhảy ngoài nắng...

(Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Cẩm nang cho nàng dâu mới về nhà chồng

Mùa cưới đến rồi, bạn sắp trở thành nàng dâu mới trong đại gia đình nhà chồng. Đó là niềm hạnh phúc, nhưng cũng mở ra trước mắt bạn không ít thách thức.

Trước hết là việc vợ chồng bạn phải sống với bố mẹ và gia đình chồng. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu biết lưu ý đến những điều sau:

Làm người phụ nữ duyên dáng

Dù bạn không xinh đẹp, nhưng nếu duyên dáng bạn vẫn có thể hút hồn chàng. Cánh đàn ông rất yêu những người phụ nữ có duyên, biết nói, biết cười và biết cách làm cho người đàn ông cười ngay cả trong những hoàn cảnh tồi tệ nhất.

Không nên coi chàng như một đứa trẻ

Đàn ông thích được yêu và "khoái" nếu như thỉnh thoảng nhận được sự quan tâm của vợ. Nhưng khi bị vợ "giám sát" 24/24 giờ mỗi ngày, tới mức nghẹt thở thì chàng có thể phản ứng tiêu cực. Họ có thể hay than thở về khó khăn gặp phải, nhưng không muốn vợ can thiệp, dạy bảo. Tốt nhất bạn chỉ nên lắng nghe và động viên chàng có gắng.

Đừng so sánh chồng với... bố mình

Tất nhiên chuyện này xảy ra liên tục sẽ không đem lại kết quả tốt đẹp gì. Người chồng cho rằng, chàng không có trách nhiệm phải quan tâm chăm sóc vợ như kiểu bố chăm con. Do đó bạn phải học cách quyết định nhanh chóng mọi thứ, tự làm một số việc có thể, chứ không phải việc nào cũng ỷ lại chờ chồng giải quyết hộ được.

Để chàng cảm thấy bình yên

Một người phụ nữ dịu dàng, có trái tim nhân hậu, biết chăm sóc người mình yêu. Ở cô ấy hội tụ đầy đủ tình thương, lòng trách ẩn, sự chân thành, ấm áp. Đó chính là người phụ nữ luôn mang lại cho chồng cảm giác yên bình mỗi khi trở về tổ ấm mới của riêng hai người.

Tôn trọng sĩ diện của chàng

Đàn ông thường coi trọng sĩ diện và đối với họ, việc giữ thể hiện trước mặt người khác là vô cùng quan trọng. Cho dù anh ấy có yêu bạn bao nhiêu, có sợ bạn như thế nào thì trước mặt người ngoài, bạn cũng hãy khôn khéo để giữ thể diện cho chồng mình. Tránh việc lôi chồng ra làm trò đùa hay chế nhạo chồng trước mặt người khác.

Đừng tranh giành

Bạn cần phải biến bố mẹ chồng thành đồng minh chứ không phải kẻ thù. Họ luôn là cầu nối giữa vợ chồng bạn, đừng bắt chồng phải chọn giữa bạn và bố mẹ, bạn sẽ ở trong tình trạng nguy hiểm đấy. Hãy cư xử biết điều, lịch sự và trên hết, đừng ra mặt chống đối bố mẹ chồng.

Tránh đôi co với chồng

Điều đó sẽ khiến bố mẹ chồng và mọi người trong nhà biết quá sâu về những khúc mắc riêng của vợ chồng bạn. Lúc đó, họ sẽ ra tay can thiệp hoặc sẽ buồn phiền khiến không khí gia đình căng thẳng. Và biết đâu trong lúc nóng giận, bạn vô tình xúc phạm cả những người trong gia đình mà không biết.

Hãy yêu thương cha mẹ chồng

Nhiều nàng dâu thường xảy ra bất hòa với mẹ chồng. Bạn hãy khéo léo dung hòa mọi thứ bởi các bà mẹ thường yêu thương con cái. Nếu bạn cố gắng quan tâm tới mẹ chồng thì một ngày nào đó bạn sẽ nhận lại được sự quan tâm của mẹ chồng.


Bí quyết để làm một nàng dâu tuyệt vời

- Các nàng dâu nên nhớ, phải luôn giữ cho nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ

- Quanh nhà chồng còn có hàng xóm, bạn nên cố gắng thân thiện với họ.

- Nấu nướng, chi tiêu, quán xuyến gia đình một cách khoa học, không hoang phí.

- Buổi sáng, bạn đừng bao giờ ra khỏi giường sau chồng và cả nhà trừ khi ốm mệt. Bạn hãy sắp xếp công việc buổi tối một cách khoa học để sáng hôm sau dậy sớm khi đã ngủ đủ giấc

- Bạn không nên thường xuyên vắng mặt khi bữa ăn kết thúc. Trách nhiệm thu gom đồ ăn thức uống còn thừa và dọn rửa bát không thể đẩy cho mẹ chồng hay em chồng

- Hãy sống chan hoà, chân thành, tôn trọng bất cứ ai trong gia đình nhà chồng, bạn sẽ được đánh giá là nàng dâu tuyệt vời.

Meo.vn (Theo Camnanggiadnh)

Để thành bà nội trợ đảm đang

Những bà nội trợ giỏi luôn có những bí quyết riêng trong việc bếp núc, vài cách xử lý thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn ngày càng đảm đang hơn.

1.    Để cá tươi lâu

-    Muốn cá tươi lâu mà không bị ươn, bạn chỉ cần pha loãng một chút giấm với nước rồi đổ lên mình cá.

-    Khi mua cá về nếu bạn chưa kịp thả cá vào nước. Bạn hãy lấy một miếng giấy mỏng thấm nước rồi dán vào hai mắt của cá. Cá sẽ sống được lâu hơn.

-    Cá khi mua về còn sống, nếu muốn giữ lâu hơn chỉ cần nhỏ một vài giọt rượu trắng (3-4 giọt) hoặc một vài giọt giấm rồi để nơi râm mát.

Để thành bà nội trợ đảm đang, Bếp Eva, mẹo hay nhà bếp, meo vat nha bep, meo nha bep, meo hay, bep nuc, meo bep nuc, bao phu nu

-    Bạn muốn cất cá trong tủ lạnh mà khi bỏ ra vẫn muốn còn vị tươi ngon thì sau khi làm sạch cá, chỉ việc xoa đều khắp phần da, phần bụng, phần mang cá bằng một chút muối rồi bọc cá và để trong tủ lạnh.

-    Hoặc hòa một chút giấm với đường rồi xoa đều lên mình cá rồi bọc cá bằng lớp ni lông mỏng. Mấy ngày sau bạn lấy cá ra ăn vẫn có vị ngon và tươi của cá.

2.    Tôm để lâu vẫn ngon

Để thành bà nội trợ đảm đang, Bếp Eva, mẹo hay nhà bếp, meo vat nha bep, meo nha bep, meo hay, bep nuc, meo bep nuc, bao phu nu

-    Để làm được điều này, khi mua về bạn cần rửa sạch tôm, sau đó rán hoặc luộc qua nước sôi đến khi vỏ tôm có màu hồng là được. Bạn nên lưu ý một số loại tôm như: tôm bạc, tôm thẻ khi chín vẫn có màu nhạt hơn tôm sú, để canh lửa cho chính xác.

-    Khi luộc tôm, nếu muốn loại bỏ hết mùi tanh, bạn hãy cho vào nồi một ít vỏ quế. Sau đó bạn để nguội và cất tôm vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản và dùng khi cần.

3.     Đừng bỏ lá bắp cải già

-    Khi chế biến phần bắp cải non bên trong, bạn hãy khoan bỏ những lá bắp cải già vào thùng rác. Những lá này có thể giúp bảo quản các loại rau khác tươi lâu hơn, nếu nhà không có tủ lạnh.

-    Bạn chỉ việc bọc rau cần bảo quản trong lá bắp cải già và héo, buộc lại rồi để vào chỗ râm mát.

4.     Giữ lạc rang giòn lâu

Để thành bà nội trợ đảm đang, Bếp Eva, mẹo hay nhà bếp, meo vat nha bep, meo nha bep, meo hay, bep nuc, meo bep nuc, bao phu nu

Để giữ độ giòn của lạc sau khi rang, bạn cần chú ý những mẹo sau đây:

-    Khi rang lạc gần chín, bạn nên thêm vào một ít rượu trắng rồi trộn đều và tiếp tục rang đến khi lạc khô rồi tắt bếp. Đợi lạc gần hết nóng, bạn rắc thêm muối ăn đã rang khô.

-    Cuối cùng bạn cho lạc vào lọ và đậy nắp kín. Với cách thức này, lạc sẽ giòn lâu trong nhiều ngày sau đó.

Meo.vn (Nguồn Cẩm nang mua sắm)

Cẩm nang làm đẹp cho cô nàng bận rộn

Nếu bạn luôn đi làm muộn vì việc nhà và chăm sóc bản thân vào mỗi sáng thì hãy thử những mẹo làm đẹp nhanh sau.

1. Tập thể dục

Bạn hoàn toàn có thể có được một cơ thể khỏe mạnh dù chỉ mất vài phút thực hiện. Việc chạy bộ ngoài trời rất tốt cho sức khỏe nhưng lại chiếm quá nhiều thời gian. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể tập trong nhà bằng cách bám tay vào thành ghế, cố gắng đẩy người lên xuống 15 lần. Cách này sẽ giúp tăng cường cơ bắp cả bụng, lưng, cánh tay và chân.

6 cách làm đẹp nhanh cho bà mẹ bận rộn, Làm đẹp, lam dep, trang diem, cham soc da, duong da, the duc tham my

Động tác thể dục nhanh vào mỗi sáng.

2. Sấy khô tóc

Bạn không có thời gian nhiều để đợi cho tóc khô nhưng không muốn tới phòng làm việc với mái tóc bết dính. Vì thế, sau khi gội đầu nhanh, hãy quấn tóc trong một chiếc khăn dày và sau đó tận dụng thời gian này để mặc quần áo, chuẩn bị bữa sáng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sấy tóc nhưng lưu ý chọn loại lược thật to, một tay dùng máy sấy, một tay chải tóc bằng lược để tăng khả năng luồn hơi nóng của máy vào toàn bộ chân tóc, giúp tóc khô nhanh hơn.

3. Dưỡng da nhanh

Khi bạn có nhiều thời gian, bạn có thể chăm sóc da đầy đủ các bước từ rửa mặt, tới nước hoa hồng, dưỡng da. Tuy nhiên, khi đang vội, bạn có thể bỏ qua bước dùng nước hoa hồng, vì tác dụng chính của loại mỹ phẩm này là cung cấp độ ẩm, giúp kem hấp thụ tốt hơn. Điều này cũng có thể nhờ vào việc khi rửa mặt vì độ ẩm do nước cũng có tác dụng tương tự. Kem dưỡng mắt cũng có thể bỏ qua nếu như đêm qua bạn đã sử dụng chúng. Ngoài ra, thay vì dùng kem dưỡng và kem chống nắng, bạn nên chọn loại 2 trong một với tác dụng tương tự mà giúp tiết kiệm thời gian hơn.

6 cách làm đẹp nhanh cho bà mẹ bận rộn, Làm đẹp, lam dep, trang diem, cham soc da, duong da, the duc tham my

Bỏ qua bước sử dụng nước hoa hồng khi bận rộn.

4. Trang điểm

Đây là bước mất rất nhiều thời gian, vì bạn cần kem lót, kem nền, kem che khuyết điểm, sau đó là phấn phủ. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm một loại có tác dụng tương đường là kem trang điểm dạng thỏi. Đây là loại kem có độ che phủ rất tốt, giúp da bạn đẹp hơn. Với son môi và má, bạn cũng có thể tìm loại 2 trong 1 để không mất nhiều thời gian chọn lựa màu sắc. Riêng phần mắt chỉ cần mascara cũng đủ khiến bạn long lanh rồi.

5. Chọn trang phục

Thường bạn mất rất nhiều thời gian để lựa chọn các kiểu quần, áo, váy phối hợp với nhau. Vì thế, với những phụ nữ bận rộn, bạn có thể thay bằng kiểu váy liền giúp đỡ mất thời gian chọn lựa. Ngoài ra, dù bạn có vô số đôi giày thì hãy luôn có một đôi màu đen để dễ kết hợp quần áo. Một mẹo nữa dành cho phụ nữ bận rộn là bạn nên dành ngày cuối tuần để là các bộ quần áo, chuẩn bị đầy đủ trang phục cho các ngày trong tuần để không mất quá nhiều thời gian cho việc mặc đồ.

6. Chọn đồ ăn sáng

6 cách làm đẹp nhanh cho bà mẹ bận rộn, Làm đẹp, lam dep, trang diem, cham soc da, duong da, the duc tham my

Sữa tươi giúp cung cấp năng lượng cho bạn trong cả ngày.

Dù bận đến mấy, bạn cũng đừng bỏ qua bữa sáng vì nó sẽ giúp cung cấp năng lượng của bạn trong suốt một ngày làm việc. Với những người không có nhiều thời gian, bánh mì và một cốc sữa là đủ dinh dưỡng cho bạn. Nếu không thích đồ ăn khô, bạn có thể dành vài phút chuẩn bị vào bữa tối và sáng sau chỉ cần hâm lại là có một bữa sáng ngon lành.

Meo.vn (Theo RS)

Giúp bố tự tin chăm bé sơ sinh – Cho bé bú, ợ & chăm sóc mẹ sau sinh

(Webtretho) Có rất ít điều trên đời có thể ngọt ngào hơn việc cho con bú. Dù bạn và vợ bạn có chọn cho con bú bình, bú sữa mẹ hay kết hợp cả hai, thì bạn đều có thể giúp đỡ được. Những hướng dẫn dưới đây là dành riêng cho bạn - ông bố trẻ lý tưởng.

>> [Dành cho bố] Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh - Bế & quấn bọc trẻ

>> [Dành cho bố] Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh - Thay tã, chăm sóc rốn & vùng kín

>> [Dành cho bố] Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh - Tắm & chăm sóc thân thể trẻ

Cho bé bú bình hoặc kết hợp nhiều phương pháp cho bé bú

  • Cảnh báo an toàn: Không bao giờ hâm nóng sữa công thức hay sữa mẹ trong lò vi sóng, vì những điểm nóng không đều có thể làm con bạn bị bỏng. Thay vào đó, hãy để bình dưới vòi nước ấm hoặc ngâm hẳn bình trong nước ấm trong vài phút. Hãy kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên phía trong cổ tay của mình. Sữa nên bằng nhiệt độ phòng hoặc ấm hơn một chút, không bao giờ được để sữa nóng. Khi nghi ngờ, hãy làm nguội bình trước khi cho con bú.
  • Nghiên cứu loại bình và núm vú tốt nhất cho con bạn.
  • Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia tư vấn cho con bú để nhờ họ tư vấn nếu con bạn đang bú mẹ thì khi nào nên cho bé bú bình thêm.
  • Ảnh: Inmagine

    Tự phong cho mình danh hiệu "Chuyên gia Bình sữa." Rửa sạch và khử trùng bình và núm vú. Những bình và núm vú của những nhãn hiệu khác nhau có những hướng dẫn lau rửa khác nhau. Một số nhãn yêu cầu đun sôi núm vú và bình trong nước nóng, tháo bằng kềm vô trùng, và đặt úp ngược xuống trên một cái khăn giấy sạch để cho khô dần. Những nhãn hiệu khác lại yêu cầu chỉ đun sôi núm vú trước lần sử dụng đầu tiên, và rửa sạch chai và núm vú bằng dụng cụ cọ rửa bình sau mỗi lần sử dụng với xà phòng và nước nóng, sau đó súc rửa sạch lại. hãy đọc hướng dẫn sử dụng cho loại bình mà bạn đang sử dụng và cứ thế mà thực hiện theo!

  • Xung phong cho con ăn. Tìm một vị trí ngồi có thể dựa lưng và đặt tay thoải mái. Cho con nằm ở tư thế nửa dựa vào người bạn: mông bé ở trong lòng bạn, còn đầu và lưng dựa vào phía trong cánh tay của bạn. Giữ đầu và cột sống của con thẳng vì việc nuốt sẽ trở nên khó hơn nếu đầu của bé bị chúi quá nhiều về phía trước hoặc sau. Đặt núm vú (không chỉ phần đầu núm) giữa lưỡi và vòm miệng của bé, và luôn giữ cho núm vú trong tình trạng đầy sữa để tránh bé nuốt khí vào bụng.


Nuôi con bằng sữa mẹ

Đúng vậy, nuôi con bằng sữa mẹ là điều rất tự nhiên. Cũng như bước đi vậy – nhưng ít người trong chúng ta làm được trong lần thử đầu tiên. Cả bé và mẹ đều cần thời gian – đôi khi phải mất tới 6 tuần – để có được nhịp điệu chung và vượt qua được những biến chứng không lường trước được. Sự giúp đỡ và động viên của bạn có thể làm tăng đáng kể khả năng thành công của việc này.

  • Tìm hiểu cơ chế của những tư thế cho bú khác nhau. Từ góc độ của mình, người mẹ sẽ rất khó để biết được liệu tư thế cho con bú của mình đã đúng chưa. Ví dụ, ở tư thế bế con trên tay, trẻ sơ sinh và mẹ có thể nằm áp bụng vào nhau. Bạn hãy đặt bé nằm mũi ở ngang tầm với núm vú của mẹ, đầu hơi thấp hơn một chút so với vú mẹ. Góc này khuyến khích con bạn há miệng to khi bú. Hãy bảo đảm môi trên và môi dưới của bé nằm ở trên và dưới núm vú mẹ, vú mẹ nằm hoàn toàn trong miệng bé. Môi của bé nên che quanh quầng vú (khu vực đậm màu xung quanh núm vú), nơi các đường dẫn sữa tụ tập.

    Ảnh: Gettyimages

  • Vai của mẹ nên được thư giãn, thả lỏng chứ không chụm lên tới tai. (Ai cần xoa bóp cổ không nào?)
  • Có thể nhận ra những dấu hiệu của tình trạng ứ sữa, nhiễm trùng vú và tắc ống dẫn sữa.
  • Thu thập thông tin liên lạc của những chuyên gia tư vấn cho con bú và nhóm hỗ trợ các bà mẹ cho con bú ở địa phương. Bạn cũng hãy cùng có mặt khi vợ bạn đến gặp cố vấn hay chuyên gia tư vấn cho con bú.
  • Bạn hãy nhận trách nhiệm giữ cho các bộ phận của máy bơm sữa luôn sạch sẽ và sẵn sàng.
  • Bế con khi vợ bạn tìm tư thế cho bú thoải mái nhất. Đầu tiên, cô ấy có thể cần bạn giúp điều chỉnh tư thế của con.
  • Đưa cho vợ bạn điều khiển TV, một quyển sách, nước uống hay đồ ăn vặt. Việc cho con bú làm tiêu tốn rất nhiều năng lượng và người phụ nữ sẽ mau chóng bị mất nước.
  • Cuối cùng, ngồi xuống bên cạnh vợ mình và bầu bạn với cô ấy. Làm cô ấy cười. Hãy nhớ, một bà mẹ cho con bú cảm thấy phải chịu trách nhiệm đối với sức khỏe và sự phát triển của con (điều này thỉnh thoảng có thể khiến cô ấy cảm thấy quá tải). Hãy động viên vợ bằng bất cứ cách nào bạn có thể và cùng xem gia đình mình phát triển.


Giúp bé ợ khi sau khi bú

Dù bạn chọn cho con ăn theo cách nào thì khi bú bé cũng sẽ nuốt vào cả không khí, và hành động ợ sẽ giúp giải phóng những khí không cần thiết ấy. Nhưng đừng lạm dụng nó vì bé sẽ nuốt vào nhiều không khí hơn khi bạn rút bình ra hay cho bình lại vào miệng bé. Nguyên tắc cơ bản là cho bé ợ hai lần: khi bé bú được nửa bình và khi bú hết. Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ thì cho bé ợ khi đổi bên và khi bú xong.

Ảnh: Gettyimages

Trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng ợ. Khi này bạn hãy vỗ nhẹ vào lưng bé khoảng 3-5 phút. Dưới đây là hai phương pháp phổ biến:

  1. Áp bé vào ngực bạn: Một tay giữ con áp vào ngực bạn (hãy bảo đảm đầu bé được đặt an toàn dựa vào vai bạn). Tay còn lại, bạn hãy vỗ nhẹ phần lưng dưới của bé, hơi lệch sang bên trái của cột sống – đó là vị trí của dạ dày bé đấy.
  2. Cho bé ngồi trong lòng bạn: Cho bé ngồi trong lòng bạn, hướng mặt ra ngoài. Đặt một lòng bàn tay lên bụng bé. Duỗi các ngón của tay đó tạo thành hình chữ V (ngón cái và ngón trỏ). Đỡ đầu bé bằng cách đặt cằm của bé lên chữ V này (ngón cái và ngón trỏ của bạn nên ở hai bên của miệng bé). Dùng tay còn lại của bạn vỗ nhẹ lưng dưới của bé, tập trung vào vùng phía trên dạ dày.


Trầm cảm sau sinh

Cuối cùng thì, dù được làm cha mẹ là một trải nghiệm ly kì và thú vị, nhưng bạn có thể thấy niềm vui trước sự xuất hiện của con đột ngột trở thành những cảm giác khó chịu, đầy lo âu, đầy nước mắt, sự xuống tinh thần không thể lý giải nổi của vợ mình. Trong trường hợp này, có thể mẹ của bé đang phải trải qua tình trạng “buồn nản sau khi sinh” một phản ứng sinh học của cơ thể trước việc giảm đột ngột mức nội tiết tố sau khi sinh bé, tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 50-75% bà mẹ sau khi sinh con. Thường thì việc tham gia vào một nhóm trợ giúp hay nói chuyện với những bà mẹ khác có thể giúp vợ bạn giảm bớt và vượt qua được những cảm xúc tiêu cực. Sự động viên và sự ủng hộ tình cảm của bạn lúc này là vô giá.

Tuy giai đoạn “buồn nản sau khi sinh“ này thường ngắn ngủi và có thể không cần đến sự điều trị của bác sĩ, nhưng trầm cảm sau sinh lại là một vấn đề khác và có thể trở nên rất nghiêm trọng nếu không được điều trị. Nếu bạn nghi ngờ vợ mình đang bị bất cứ vấn đề nào trong số hai vấn đề trên, hãy trao đổi ngay với bác sĩ.

Sự ra đời kỳ diệu của một em bé có lẽ là sự kiện lớn nhất và hạnh phúc nhất trong đời của một người lớn, và là kinh nghiệm ràng buộc quan trọng nhất mà một cặp đôi có thể có với nhau. Bạn và vợ đang bước vào một vai trò mới trong đời, đặt nền móng cho một mối quan hệ không chỉ gồm tình yêu mà còn sự động viên, giúp đỡ lẫn nhau trong nhiều năm tới. Cuối cùng, đây không phải là món quà tốt nhất bạn có thể tặng cho con mình sao?

Cẩm nang giúp thanh lọc cơ thể

Đã đến lúc bạn áp dụng một chế độ dinh dưỡng mới để thanh lọc cơ thể sau những ngày tết triền miên trong các món ăn ngấy mỡ và ngọt sắc.

1. Uống nhiều nước

Nước có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, rút ngắn thời gian chất thải của cơ thể lưu lại trong ruột, làm giảm sự hấp thụ ngược của chất độc, và hoà tan các độc tố tan trong nước. Tốt nhất bạn nên uống một ly nước ấm vào mỗi buổi sáng khi vừa thức dậy.

2. Mỗi tuần ăn chay 2 ngày
Bạn nên ăn chay 2 lần/tuần để dạ dày và ruột có cơ hội được “nghỉ ngơi”. Bởi quá nhiều thực phẩm mang tính kích thích hay quá nhiều chất béo sẽ khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể sản sinh ra một lượng lớn chất độc, tạo ra gánh nặng lớn cho dạ dày và ruột.

3. Ăn nhiều thực phẩm tươi và thực phẩm hữu cơ

Bạn không nên ăn nhiều các loại thưc phẩm đã qua chế biến, thực phẩm đông lạnh và các thức uống lạnh. Các loại thực phẩm này thường có nhiều chất tạo màu và chất bảo quản, không có lợi cho sức khỏe.

4. Khống chế lượng muối nạp vào cơ thể trong bữa ăn hàng ngày

Hàm lượng muối quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng bí tiểu, bí mồ hôi, khiến nước bị tích tụ lại trong cơ thể.

5. Bổ sung các chất chống ôxy hoá với liều lượng thích hợp

Bạn cần bổ sung các chất chống ôxy hoá như vitamin C và E… với liều lượng thích hợp để giúp loại trừ các phân tử gốc tự do trong cơ thể.

6. Không nên ăn quá nhanh, nên nhai chậm

Như vậy lượng nước bọt được tiết ra có thể trung hoà được các loại độc tố, tạo ra hàng loạt các chuỗi phản ứng có ích để bài thải các chất độc ra khỏi cơ thể.

Theo Dân trí